Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu sản xuất phân Compost từ rác thải cây xanh đô thị tại thành phố Biên Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 51 trang )



TRƯỜNG ĐẠIHỌC LẠC HỒNG
KHOA KỸ THUẬT HÓA
 HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
-----
----









BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN COMPOST
TỪ RÁC THẢI CÂY XANH ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

MAI CẨM VI
TRẦN LÊ NGUYÊN

ĐỒNG NAI, THÁNG 12/2017



TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
----- -----

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN COMPOST
TỪ RÁC THẢI CÂY XANH ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Sinh viên thực hiện:

MAI CẨM VI

TRẦN LÊ NGUYÊN
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Thị Phẩm

ĐỒNG NAI, THÁNG 12/2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trong Khoa Kỹ
thuật Hóa học và Môi Trường, Trường Đại Học Lạc Hồng đã chỉ dạy, truyền đạt cho
chúng em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường và tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu.
Đồng thời chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phan Thị Phẩm đã tận
tình hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ và chỉ dạy cho chúng em trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu.

Mặt khác, chúng em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các đơn vị đã hỗ trợ
nguồn nguyên liệu cho nghiên cứu này.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ chúng em trong những
năm tháng đi học và trong khoảng thời gian thực hiện nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .......................................................................... 4
1.1.

Tổng quan về rác thải cây xanh đô thị ............................................................... 4

1.2.

Tổng quan về bùn thải thủy sản .........................................................................4

1.3.

Tổng quan về phân gia súc.................................................................................5

1.4.

Tổng quan về sản xuất phân compost ................................................................ 6

1.4.1. Định nghĩa ..........................................................................................................6

1.4.2. Các phản ứng hóa sinh của quá trình ủ phân .....................................................6
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân compost ........................................7
1.4.3.1.

Các yếu tố vật lý ..........................................................................................7

1.4.3.2.

Các yếu tố hóa sinh .....................................................................................9

1.4.4. Chất lượng phân compost ................................................................................10
1.4.5. Các phương pháp sản xuất phân compost ........................................................11
1.4.5.1.

Phương pháp ủ phân luống dài (đánh luống cấp khí tự nhiên) .................11

1.4.5.2.

Phương pháp ủ phân luống dài hoặc đống với thổi khí cưỡng bức ..........11

1.4.5.3.

Phương pháp ủ trong container .................................................................12

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 13
2.1.

Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................13

2.1.1. Địa điểm ...........................................................................................................13

2.1.2. Thời gian ..........................................................................................................13
2.2.

Vật liệu và địa điểm .........................................................................................13

2.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................14

2.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................15

2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ..........................................................................15
2.4.2. Phương pháp thực nghiệm ...............................................................................15
2.4.2.1.

Bố trí mô hình thí nghiệm .........................................................................15

2.4.2.2.

Theo dõi quá trình ủ phân .........................................................................16

2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...........................................................17


2.4.3.1.

Phương pháp phân tích ..............................................................................17


2.4.3.2.

Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................17

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 18
3.1.

Nội dung 1: Xác định tỷ lệ phối trộn nguyên vật liệu đầu vào phù hợp ..........18

3.2.1. Xử lý kích thước và độ ẩm nguyên liệu ...........................................................18
3.2.2. Thông số đầu vào của nguyên vật liệu ............................................................. 19
3.2.3. Tỷ lệ phối trộn nguyên vật liệu đầu vào ..........................................................19
3.2.

Nội dung 2: Theo dõi quá trình ủ phân hữu cơ từ rác thải cây xanh đô thị kết

hợp bùn thải thủy sản hoặc phân bò tươi ...................................................................20
3.2.1. Phối trộn nguyên vật liệu và nhập liệu vào mô hình ủ ....................................20
3.2.2. Đánh giá hiệu quả của quá trình ủ phân...........................................................21
3.2.2.1.

Chỉ tiêu nhiệt độ ........................................................................................21

3.2.2.2.

Chỉ tiêu độ ẩm ...........................................................................................22

3.2.2.3.

Chỉ tiêu giá trị pH ......................................................................................23


3.2.2.4.

Chỉ tiêu hàm lượng Cacbon ......................................................................24

3.2.2.5.

Chỉ tiêu hàm lượng Nitơ ...........................................................................25

3.2.2.6.

Chỉ tiêu hàm lượng Lân ............................................................................26

3.2.2.7.

Chỉ tiêu tỷ lệ C/N ......................................................................................27

3.2.2.8.

Chỉ tiêu cảm quan màu, mùi và kích thước hạt.........................................29

3.2.3. Chất lượng phân compost sau quá trình ủ........................................................29
3.3.

Nội dung 3: Đánh giá khả năng nảy mầm .......................................................31

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 33
Kết luận ......................................................................................................................33
Kiến nghị ....................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả thí nghiệm
Phụ lục 2: Hình ảnh
Phụ lục 3: Phiếu kết quả thử nghiệm


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BNN-PTNT

: Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn

C

: Cacbon

CTR

: Chất thải rắn

C/N

: Cacbon/Nitơ

CTV

: Cộng tác viên

F

: Giá trị thống kê


GI

: Germination Index

K

: Kali

KCN

: Khu công nghiệp

N

: Nitơ

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

OM

: Chất hữu cơ

P

: Photpho

Q


: Quận

T

: Tỉnh

TB ± SE

: Trung bình ±Standard error

TCN

: Tiêu chuẩn ngành

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TP

: Thành phố


VSV

: Vi sinh vật


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hoá học của một số loại phân gia súc, gia cầm ........................... 6
Bảng 1.2. Tỷ lệ C/N của chất thải (tính theo chất khô) ................................................... 9
Bảng 2.1. Vật liệu và địa điểm lấy vật liệu ................................................................... 13
Bảng 2.2. Vật liệu làm mô hình ..................................................................................... 16
Bảng 2.3. Tần suất lấy mẫu và phân tích mẫu ............................................................... 16
Bảng 2.4. Các phương pháp phân tích mẫu ................................................................... 17
Bảng 3.1. Thông số đầu vào của nguyên vật liệu ......................................................... 19
Bảng 3.2. Tỷ lệ C/N của nguyên vật liệu ...................................................................... 19
Bảng 3.3. Tỷ lệ phối trộn và khối lượng nguyên liệu mô hình ..................................... 19
Bảng 3.4. Tỷ lệ C/N theo thời gian của các nghiệm thức có lặp lại .............................. 28
Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng phân Compost ................................................ 30


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Mặt cắt mô hình ủ phân compost .................................................................. 16
Hình 3.1. Máy xay rác chuyên dụng.............................................................................. 18
Hình 3.2. Rác cây xanh trước và sau khi xử lý kích thước ........................................... 18
Hình 3.3. Nguyên liệu sau khi phối trộn với nhau ........................................................ 20
Hình 3.4. Nhập liệu vào mô hình ủ ............................................................................... 21
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ ....................................................... 21
Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn sự biến thiên độ ẩm .......................................................... 22
Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn sự biến thiên giá trị pH ..................................................... 23
Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn sự biến thiên hàm lượng Cacbon...................................... 24

Hình 3.9. Biểu đồ biểu diễn sự biến thiên hàm lượng Nitơ........................................... 25
Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn sự biến thiên hàm lượng Lân.......................................... 26
Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn sự biến thiên tỷ lệ C/N ................................................... 27
Hình 3.12. Hệ số nảy mầm hạt đậu xanh của các nghiệm thức..................................... 31
Hình 3.13. Thí nghiệm khả năng nảy mầm của hạt sử dụng dịch chiết compost của các
nghiệm thức ................................................................................................................... 32


MỞ ĐẦU
❖ Đặt vấn đề
Việt Nam đang trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới nên đòi hỏi phải nỗ lực rất
nhiều để phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Sự phát triển kinh tế đã nâng
cao đời sống con người. Tuy nhiên, nó cũng mang lại mặt trái là chất thải phát sinh
ngày càng nhiều. Hiện nay, ngân sách tỉnh Đồng Nai phải chi trung bình 500 ngàn
đồng để xử lý 1 tấn rác thải [15]. Trong khi đó, lượng rác thải ở Đồng Nai vẫn ngày
càng tăng nhanh. Do vậy, tái chế và tận dụng rác thải là giải pháp vừa bảo vệ môi
trường vừa giảm gánh nặng cho ngân sách.
Tại TP. Biên Hòa – Đồng Nai, ngoài thành phần rác thải sinh hoạt, trong rác thải
đô thị còn thường xuyên có một lượng lớn rác thải cây xanh. Với số lượng hơn 11
ngàn cây xanh được trồng trên địa bàn thành phố nên lượng rác phát sinh trong quá
trình cắt tỉa tần suất 3 – 4 lần/năm khá lớn, đặc biệt trước mùa mưa bão [17]. Hầu hết
cây xanh đường phố trên địa bàn không có giá trị gỗ cao, nên rác cây xanh sau khi cắt
tỉa khó tận dụng được. Một phần thân cây sau khi cắt tỉa được một số hộ gia đình
mang về làm củi đốt. Còn phần cành nhánh, lá thì đưa về các bãi xử lý rác tập trung để
chôn lấp hay làm phân hữu cơ cùng với rác hữu cơ sinh hoạt trong cùng một dây
chuyền. Cách giải quyết này tốn nhiều thời gian để phân loại rác từ dây chuyền sản
xuất và làm biến động chất lượng phân ủ vì thành phần nguyên liệu đầu vào thay đổi
liên tục. Do đó, tách riêng rác thải cây xanh đô thị để làm phân compost được xem là
giải pháp mang lại hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng rác thải cây xanh đô thị để sản xuất phân bón hữu cơ

thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng cho phân bón vì thành phần chủ yếu
của cây xanh là cacbonhydrat (xenlulose và hemixelulose). Để đảm bảo chất lượng
phân đầu ra đòi hỏi phải phối trộn thêm một số nguồn nguyên liệu giàu chất dinh
dưỡng như bùn thải từ quá trình xử lý nước thải chế biến thủy sản hoặc phân gia súc,
vừa sử dụng chất thải hiệu quả cao vừa cung cấp được dinh dưỡng cho phân bón. Hơn
nữa, trong quá trình ủ phân, các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ tạo ra nhiệt độ cao có
thể cho phép loại được các mầm bệnh trong phân, bùn,…. [6]. Do đó, sử dụng phân
bón từ chất thải cây xanh để bù đắp, bổ sung lại chất dinh dưỡng cho đất, giữ đất độ
ẩm, màu mỡ cho đất lâu dài, không gây bạc màu, thoái hóa đất như phân hóa học [7].


2

Vì vậy, nghiên cứu sản xuất phân compost từ rác thải cây xanh đô thị TP. Biên
Hòa kết hợp với phân gia súc hoặc bùn thải thủy sản là nghiên cứu có cơ sở khoa học,
có ý nghĩa về mặt môi trường và tính thực tiễn cao.
❖ Mục tiêu
Đề tài được thực hiện với mục tiêu chính là giải quyết vấn đề phát sinh rác thải cây
xanh đô thị, phân bò và bùn thải thủy sản, tạo ra nguồn phân hữu cơ sinh học thay thế
cho phân bón hóa học.
❖ Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
➢ Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, sản xuất compost từ rác cây xanh đô thị đã được tiến hành, tuy
nhiên chưa có các nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Công ty TNHH MTV Dịch vụ
công ích Quận 7 – Tp. Hồ Chí Minh áp dụng giải pháp xay nhỏ rác cây xanh làm phân
compost với thời gian ủ 3 tháng. Hơn nữa, sản phẩm là phân hữu cơ khoáng do bổ
sung nguồn dinh dưỡng Nitơ, Phosphor khoáng, làm tăng chi phí sản xuất và chưa tận
dụng được các nguồn dinh dưỡng có sẵn [16].
Năm 2015, Lê Thị Kim Oanh và Trần Thị Mỹ Diệu đã nghiên cứu quá trình phân
hủy hiếu khí bùn thải từ nhà máy xử lý nước thải chế biến cá da trơn kết hợp với rơm

rạ hoặc mạt cưa. Mô hình nghiên cứu dạng hở, thổi khí cưỡng bức và thoáng khí tự
nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phối trộn nguyên liệu tốt nhất là hỗn hợp 7
bùn : 3 mạt cưa hoặc 7 bùn : 3 rơm (theo khối lượng ướt) với thời gian phân hủy tương
ứng 18 hoặc 25 ngày, sản phẩm compost đạt độ ổn định loại A theo tiêu chuẩn Châu
Âu [14]. Hầu hết các chỉ tiêu về thành phần compost đều đạt tiêu chuẩn 10TCN526 :
2002 của BNN–PTNT, ngoại trừ chỉ tiêu Nitơ tổng tương đối thấp [3].
Cùng vào năm 2015, Nguyễn Thị Hải Lý, Phan Mộng Thu và Phan Thị Tú Anh
đã nghiên cứu xử lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản kết hợp với
rơm rạ phương pháp ủ compost hiếu khí. Nghiên cứu các tỷ lệ C/N khác nhau như
C/N=25/1, C/N=30/1 và C/N=35/1. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian khối ủ đạt
chất lượng khoảng 28 ngày, nhiệt độ của các khối ủ từ 29 – 44,1oC, lượng Nitơ hữu cơ
là 2,83 – 3,5 % N, lượng lân tổng số là 1,68 – 2,1 % P2O5 và tỷ lệ C/N thích hợp để xử
lý bùn thải hữu cơ là 30/1 [5].


3

➢ Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo Moretti và cộng sự (2015) nghiên cứu về sản xuất compost với nguyên liệu
là bùn thải của nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải cây xanh từ hoạt động
cắt tỉa. Nghiên cứu tập trung đánh giá đặc tính hóa học, vi sinh có trong bùn thải, hàm
lượng kim loại thấp và các mầm bệnh trong suốt quá trình ủ. Nhiệt độ, độ ẩm, pH, khả
năng dẫn điện (EC), hàm lượng Cacbon, Nitơ và Coliforms được theo dõi trong quá
trình ủ. Tiến hành ủ phân trong 120 ngày, tỷ lệ C/N đống ủ là 30/1. Nhiệt độ trên 55°C
đã được theo dõi trong 20 ngày. Sau 60 ngày ủ phân, Coliform đã giảm từ 107 MPN/g
xuống còn 104 MPN/g.
Nghiên cứu của Aeslina, A. K. (2016) về quá trình phân hủy chất thải hữu cơ dễ
phân hủy sinh học. Chất thải này được tạo ra từ nhiều nguồn như chất thải nông
nghiệp, chất thải rắn đô thị, chất thải chợ và chất thải nhà bếp. Thành phần từ chất thải
hữu cơ có thể được sử dụng làm chất dinh dưỡng cho cây trồng. Các loại chất thải hữu

cơ như trái cây, rau, thực vật, rác thải vườn và các loại khác có thể làm nguyên liệu
cho quá trình ủ phân. Những thông số chính góp phần tạo nên hiệu quả ủ phân
compost như nhiệt độ, giá trị pH, độ ẩm và tỷ lệ C/N.
Huck, Y. C. và cộng sự (2013) đã nghiên cứu sản xuất phân compost với nguồn
nguyên liệu kết hợp giữa chất thải cây dứa sau mỗi mùa vụ và phân gà để giảm thiểu ô
nhiễm môi trường. Các lá dứa đã xắt nhỏ, trộn kỹ với hỗn hợp phân gà, thức ăn gà và
mật đường trong hộp nhựa cách nhiệt. Thực hiện đo nhiệt độ compost 3 lần mỗi ngày.
Kết quả cho thấy nồng độ N và P tăng lên trong khi hàm lượng C giảm trong suốt quá
trình ủ phân. Hàm lượng tro và hàm lượng acid humic cũng tăng từ 6,7 % lên 15,8 %
và 11, 3 % lên 24,0 %. Giá trị pH của phân compost tăng từ 6,14 lên 7,89. Sản phẩm
compost không có mùi hôi, hàm lượng kim loại nặng thấp, lượng chất dinh dưỡng
tương đương đạt độ chín và không có độc tố, điều này dựa trên chỉ số nảy mầm của
cây trồng về kiểm tra độc tính thực vật đã đạt trên 80% tổng lượng phân ủ cuối cùng.
❖ Tính mới đề tài
Sản xuất phân compost sử dụng nguồn nguyên liệu mới là rác thải cây xanh đô
thị. Ngoài ra, đề tài sẽ đánh giá hiệu quả bổ sung dinh dưỡng cho chất lượng phân
compost từ bùn thải thủy sản hoặc phân gia súc (phân bò) để xác định nguồn dinh
dưỡng bổ sung thích hợp đối với compost từ rác thải cây xanh đô thị.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1.

Tổng quan về rác thải cây xanh đô thị
Thành phố Biên Hòa hiện có hơn 11 ngàn cây xanh được trồng trên các tuyến

đường có vỉa hè với các loại cây: lim, sao, dầu, bằng lăng, sò đo cam... Một số đường
cây trồng phát triển tốt, tạo được tán rất đẹp và mát, chẳng hạn trên những tuyến

đường: Huỳnh Văn Nghệ, Nguyễn Ái Quốc, Trần Minh Trí, Phan Trung… Được biết,
đường Huỳnh Văn Nghệ và đường Trần Minh Trí trồng cùng loại cây lim. Đặc điểm
của cây lim là phát triển nhanh, giao tán tốt [16]. Để giảm khả năng có thể xảy ra bệnh
tật do sâu bệnh, vi khuẩn, đảm bảo an toàn và cảnh quan, thời gian cắt tỉa cây xanh đô
thị được thực hiện với tần suất 3 – 4 lần/năm và theo đặc điểm khí hậu của từng vùng,
đặc biệt trước mùa mưa bão [17]. Lượng rác thải lớn phát sinh sau khi cắt tỉa được thu
gom, vận chuyển về bãi chôn lấp và phải tốn chi phí để xử lý. Rác thải cây xanh chủ
yếu là thân, cành và lá cây. Thành phần cấu tạo chủ yếu của rác thải cây xanh là
lignoxenlulose bao gồm xenlulose, hemixenlose và ligin. Đây là nguồn Cacbon hữu cơ
quan trọng cho làm phân compost.
1.2.

Tổng quan về bùn thải thủy sản
Chất rắn sau quá trình xử lý nước thải và tách khỏi pha lỏng được gọi chung là

“bùn”. Bùn thải sau hệ thống xử lý sinh học hay bùn hoạt tính là bông cặn sinh học
chứa chủ yếu các vi sinh vật và các chất hữu cơ. Lượng bùn thải này chiếm khoảng
10% tổng lượng nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản.
Theo Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, năm 2015 cả
nước có trên 1.300 cơ sở chế biến thủy sản, nếu trung bình mỗi nhà máy thải ra 2 tấn
bùn/ngày thì lượng bùn thải ước tính cả nước là 2.600 tấn/ngày. Ở nước ta, bùn sau khi
xử lý hầu hết được thu gom để đổ bỏ tại các khu đất trống cách xa khu dân cư hoặc tại
các ao nuôi thủy sản cần được san lấp, một phần nhỏ bùn dùng làm nguyên liệu để sản
xuất gạch lót vỉa hè. Với lượng bùn thải sinh ra từ các nhà máy chế biến thủy sản ngày
càng nhiều mà việc đổ bỏ trực tiếp bùn thải ra môi trường về lâu dài sẽ gây hại đến
môi trường [12], đặc biệt là việc tích tụ kim loại và phát sinh mùi hôi thối gây tình
trạng mất vệ sinh. Ngoài ra, sự hiện diện một số vi sinh vật gây bệnh trong bùn thải
gây hậu quả và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước và sức khỏe cộng
đồng xung quanh [12].



5

Theo các nghiên cứu thì bùn thải này có hàm lượng chất hữu cơ cao [8,9,10,13],
đặc điểm bùn thải của hệ thống xử lý sinh học cho thấy bùn này chứa nhiều chất dinh
dưỡng thích hợp cho cây trồng với 5,1% Nitơ, 1,6% P2O5, 0,4% K2O [4]. Nhiều
nghiên cứu trên thế giới cho rằng, nếu bùn thải sau khi xử lý nước thải không chứa các
kim loại nặng như As, Cd, Cu, Bb, Zn thì có thể được sử dụng cho các mục đích phù
hợp. Vì vậy, theo Tổng cục Môi trường khuyến cáo sử dụng bùn thải từ quá trình xử lý
nước thải chế biến thủy sản làm phân compost.
1.3.

Tổng quan về phân gia súc
Chăn nuôi hiện nay đang được phát triển mạnh và có loại hình đa dạng phù hợp

với từng vùng miền. Trong vài năm gần đây, xuất hiện một số mô hình chăn nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa như bò nhốt chuồng, lợn nuôi công nghiệp. Song song với
tốc độ phát triển của trong ngành là khối lượng chất thải phát sinh trong quá trình chăn
nuôi ngày càng lớn. Nếu lượng chất thải ra ngày càng nhiều mà không có phương án
xử lý hoặc sử dụng chất thải hợp lý thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Các loại phân gia súc, gia cầm như phân gà, trâu, bò, lợn…có hàm lượng dinh
dưỡng cao và phong phú. Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng như Lân (P2O5), Đạm
(N), Kali (K2O) còn có các chất trung lượng như Canxi (Ca), Magie (Mg), Lưu huỳnh
(S), Silic (SiO2) và các chất vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Sắt
(Fe), Bo (B), Molipden (Mo), Coban (Co) [2]. Ngoài ra, loại phân này cung cấp chất
mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế nước bốc
hơi, chống được hạn, xói mòn. Tuy nhiên, với thói quen của người nông dân thường sử
dụng trực tiếp phân tươi để bón cho cây trồng đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường sinh thái và sức khỏe của con người. Dinh dưỡng trong phân động vật tươi chủ
yếu nằm ở dạng các hợp chất hữu cơ nên cây trồng khó có thể hấp thụ được. Vì vậy,

để tăng hiệu quả sử dụng cần phải chế biến để chuyển hóa các chất hữu cơ phân tử lớn
thành các chất vô cơ phân tử nhỏ và các chất khoáng dễ tiêu. Thành phần hoá học của
một số loại phân gia súc, gia cầm được thể hiện ở bảng 1.1:


6

Bảng 1.1. Thành phần hoá học của một số loại phân gia súc, gia cầm.
THÀNH PHẦN (%)
VẬT NUÔI
H2O

N

P2O5

K2O

CaO

MgO

Lợn

82

0,8

0,41


0,26

0,009

0,1

Trâu, bò

83,1

0,29

0,17

1

0,35

0,13

Ngựa

75,7

0,44

0,35

0,35


0,15

0,12

Cừu

68,0

0,60

0,20

0,20

0,02

0,24



56,0

1,63

0,54

0,85

2,4


0,74

Vịt

56,0

1

1,1

0,62

1,7

0,35

Nguồn: Đường Hồng Dật, 2003 [1]
1.4.

Tổng quan về sản xuất phân compost

1.4.1.

Định nghĩa

Quá trình sản xuất phân compost là quá trình chuyển hóa các thành phần hữu cơ
trong chất thải rắn đô thị thành chất mùn ổn định nhờ hoạt động của các vi sinh vật.
Phân compost là chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu
cơ, không chứa các mầm bệnh, không lôi cuốn côn trùng, có thể lưu trữ an toàn và có
lợi cho sự phát triển của cây trồng [6].

1.4.2.

Các phản ứng hóa sinh của quá trình ủ phân

Quá trình phân hủy CTR diễn ra rất phức tạp, theo nhiều giai đoạn và tạo nhiều
sản phẩm trung gian. Quá trình phân hủy protein: protein → peptides → amino axits
→ hợp chất ammonium → nguyên sinh chất của vi khuẩn và N hoặc NH3. Đối với
carbonhydrat, quá trình phân hủy xảy ra: carbohydrat → đường đơn → axit hữu cơ →
CO2 và nguyên sinh chất của vi khuẩn.
Những quá trình chuyển hóa sinh hóa diễn ra trong quá trình ủ hiếu khí rất phức
tạp, hiện vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết. Một cách tổng quát căn cứ trên sự biến
thiên nhiệt độ có thể chia quá trình ủ hiếu khí thành các pha sau:
− Pha thích nghi là giai đoạn cần thiết để vi sinh vật thích nghi với môi trường
mới.
− Pha tăng trưởng đặc trưng bởi sự tăng nhiệt độ do quá trình phân hủy sinh học.


7

− Pha ưa nhiệt là giai đoạn nhiệt độ tăng cao nhất. Đây là giai đoạn ổn định chất
thải và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh hiệu quả nhất. Phản ứng hóa sinh xảy ra
trong ủ hiếu khí được đặc trưng bởi quá trình:
COHNS + O2 + VSV hiếu khí → CO2 + NH3 + sản phẩm khác + năng lượng
− Pha trưởng thành là giai đoạn giảm nhiệt độ đến bằng nhiệt độ môi trường.
Trong pha này, quá trình lên men xảy ra chậm, thích hợp cho sự hình thành chất
keo mùn (quá trình chuyển hóa các phức chất hữu cơ thành chất mùn), các chất
khoáng (sắt, canxi, nitơ…) và cuối cùng thành mùn. Ngoài ra còn xảy ra các
phản ứng nitrat hóa, ammonia (sản phẩm phụ của quá trình ổn định chất thải) bị
oxy hóa sinh học tạo thành nitrit (NO2) và cuối cùng thành nitrat (NO3-):
NH4+ +3/2 O2 → NO2- + 2H+ + H2O

NO2- + 1/2 O2 → NO3Kết hợp hai phương pháp trên, quá trình nitrat hóa diễn ra như sau:
NH4+ + 2 O2 → NO3- + 2H+ + H2O
Mặt khác, trong mô tế bào, NH4+ cũng được tổng hợp với phản ứng đặc trưng
cho quá trình tổng hợp:
NH4+ + 4CO2 + HCO3- +H2O → C5H7NO2 + 5O2
Phương trình phản ứng nitrat hóa tổng cộng xảy ra như sau:
22NH4+ + 37O2 + 4CO2 + HCO3- → 21NO3- + C5H7NO2 + 20H2O + 42H+
Tóm lại, quá trình phân hủy hiếu khí CTR bao gồm ba giai đoạn chính sau:
− Giai đoạn nhiệt độ trung bình: kéo dài trong vài ngày
− Giai đoạn nhiệt độ cao: có thể kéo dài từ một vài ngày đến một vài tháng
− Giai đoạn làm mát và ổn định: kéo dài vài tháng [6].
1.4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân compost

1.4.3.1. Các yếu tố vật lý
Nhiệt độ trong khối ủ là sản phẩm phụ của sự phân hủy các hợp chất hữu cơ bởi
vi sinh vật, phụ thuộc vào kích thước của đống ủ, độ ẩm, không khí và tỷ lệ C/N, mức
độ xáo trộn và nhiệt độ môi trường xung quanh.
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt tính của vi sinh vật trong
quá trình sản xuất phân compost và cũng là một trong các thông số giám sát và điều
khiển quá trình ủ CTR. Trong luống ủ, nhiệt độ cần duy trì là 55÷650C, vì ở nhiệt độ
này, quá trình chế biến phân vẫn hiệu quả và mầm bệnh bị tiêu diệt. Khi nhiệt độ tăng


8

trên ngưỡng này sẽ ức chế hoạt động của vi sinh vật. Ở nhiệt độ thấp hơn, phân hữu cơ
không đạt tiêu chuẩn về mầm bệnh.
Độ ẩm là một yếu tố cần thiết cho hoạt động của vi sinh vật trong quá trình sản

xuất phân compost vì nước cần thiết cho quá trình hòa tan chất dinh dưỡng vào nguyên
sinh chất của tế bào.
Độ ẩm tối ưu cho quá trình ủ phân CTR nằm trong khoảng dao động 50÷60%.
Các vi sinh vật đóng vai trò quyết định trong quá trình phân hủy CTR thường tập trung
tại lớp nước mỏng trên bề mặt của phân tử CTR. Nếu độ ẩm quá nhỏ (< 30 %) sẽ hạn
chế hoạt động của vi sinh vật, còn khi độ ẩm quá lớn (> 65 %) thì quá trình phân hủy
sẽ chậm lại, sẽ chuyển sang chế độ phân hủy kỵ khí vì quá trình thổi khí bị cản trở do
hiện tượng bít kín các khe rỗng không cho không khí đi qua, gây mùi hôi, rò rỉ chất
dinh dưỡng và lan truyền vi sinh vật gây bệnh.
Kích thước hạt ảnh hưởng lớn đến tốc độ phân hủy. Quá trình phân hủy hiếu khí
xảy ra trên bề mặt hạt, hạt có kích thước nhỏ sẽ có tổng diện tích bề mặt lớn nên sẽ
tăng sự tiếp xúc với oxy, gia tăng vận tốc phân hủy. Tuy nhiên, nếu kích thước hạt quá
nhỏ và chặt sẽ làm hạn chế sự lưu thông không khí trong đống ủ, điều này sẽ làm giảm
oxy cần thiết cho các vi sinh vật trong đống ủ và giảm mức độ hoạt động của vi sinh
vật. Ngược lại, hạt có kích thước quá lớn sẽ có độ xốp cao và tạo ra các rãnh khí làm
cho sự phân bố khí không đều, không có lợi cho quá trình chế biến phân hữu cơ.
Đường kính hạt tối ưu cho quá trình chế biến khoảng 3÷50 mm. Kích thước hạt
tối ưu có thể đạt được bằng nhiều cách như cắt, nghiền và sàn vật liệu thô ban đầu.
Phân bắc, bùn và phân động vật thường có kích thước hạt mịn, thích hợp cho quá trình
phân hủy sinh học.
Độ rỗng (xốp) tối ưu sẽ thay đổi tùy theo loại vật liệu ủ phân. Thông thường, độ
rỗng để quá trình diễn ra khoảng 35÷50 %, tối ưu 32÷36 %.
Độ rỗng của CTR ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp oxy cần thiết cho
sự trao đổi chất, hô hấp của các vi sinh vật hiếu khí và sự oxy hóa các phân tử hữu cơ
hiện diện trong lớp vật liệu ủ. Độ rỗng thấp sẽ hạn chế sự vận chuyển oxy, nên hạn chế
sự giải phóng nhiệt và làm tăng nhiệt độ trong khối ủ. Ngược lại, độ rỗng cao có thể
dẫn tới nhiệt độ trong khối ủ thấp, mẩm bệnh không bị tiêu diệt.
Kích thước và hình dạng của hệ thống ủ phân có ảnh hưởng đến sự kiểm soát
nhiệt độ và độ ẩm cũng như khả năng cung cấp oxy.



9

Thổi khí khối ủ được cung cấp không khí từ môi trường xung quanh để vi sinh
vật sử dụng cho sự phân hủy chất hữu cơ, cũng như làm bay hơi nước và giải phóng
nhiệt. Nếu khí không được cung cấp đầy đủ thì trong khối ủ có thể có những vùng kị
khí, gây mùi hôi.
Lượng không khí cung cấp cho khối phân hữu cơ có thể thực hiện bằng cách: đảo
trộn, sử dụng ống thông khí, đổ chất thải từ tầng lưu chứa trên cao xuống thấp hay thổi
khí [6].
1.4.3.2. Các yếu tố hóa sinh
Tỷ lệ C/N có rất nhiều nguyên tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy do vi sinh
vật, trong đó Cacbon và Nitơ là cần thiết nhất, tỷ lệ C/N là thông số dinh dưỡng quan
trọng nhất; quan trọng kế tiếp là Photpho (P); Lưu huỳnh (S); Canxi (Ca). Các nguyên
tố vi lượng khác cũng đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất của tế bào.
Cacbon cung cấp năng lượng và sinh khối cơ bản để tạo ra 50% khối lượng tế
bào vi sinh vật. Nitơ là thành phần chủ yếu của protein, axit nucleic, axit amin, enzym,
co-enzym cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của tế bào.
Tỷ lệ C/N tối ưu cho quá trình ủ phân rác khoảng 30:1. Ở mức độ tỷ lệ thấp hơn,
nitơ sẽ thừa và sinh khí NH3, gây ra mùi khai. Ở mức tỷ lệ cao hơn, hạn chế sự phát
triển của vi sinh vật do thiếu N. Chúng phải trải qua nhiều chu kỳ chuyển hóa, oxy hóa
phần cacbon dư cho đến khi đạt tỷ lệ C/N thích hợp.
Tỷ lệ C/N của một số chất thải (tính theo chất khô) được thể hiện ở bảng 1.2:
Bảng 1.2. Tỷ lệ C/N của chất thải (tính theo chất khô)
STT

Chất thải

N (% khối lượng khô)


Tỷ lệ C/N

1

Phân bắc

5,5÷6,5

6÷10

2

Nước tiểu

15÷18

0,8

3

Phân bò

1,7

18

4

Bùn cống thải khô


4÷7

11

5

Bùn hoạt tính đã phân hủy

1,88

15,7

6

Bùn hoạt tính thô

5,6

6,3

7

Cỏ cắt xén

3÷6

12÷15

8


Cỏ hỗn hợp

2,4

19

9

Gỗ nghiền

0,13

170


10

10

Mạt cưa

0,1

200÷500

11

Trái cây thải

1,52


34,8

12

Chất thải giết mổ hỗn hợp

7÷10

2

13

Giấy hỗn hợp

0,25

173

14

Giấy báo

0,05

983

15

Lá cây (tươi)


0.5÷1,0

40÷80

Nguồn: Chongrak, 1996; Tchobanoglous và cộng sự, 1993 [11]
Oxy cũng là một trong những thành phần cần thiết cho quá trình ủ phân rác. Khi
vi sinh vật oxy hóa cacbon tạo năng lượng, oxy sẽ được sử dụng và khí CO2 được sinh
ra; khi không có đủ oxy thì sẽ trở thành quá trình yếm khí và tạo ra mùi hôi như mùi
trứng gà thối của khí H2S.
Các vi sinh vật hiếu khí có thể sống được ở nồng độ oxy bằng 5%. Nồng độ oxy
lớn hơn 10% được coi là tối ưu cho quá trình ủ phân rác hiếu khí.
Dinh dưỡng ngoài một số nguyên tố đa lượng, quá trình chuyển hóa các chất hữu
cơ nhờ hoạt động của vi sinh vật cũng cần một số nguyên tố vi lượng khác như P, K,
Ca, Fe, Bo, Cu… Thông thường, các chất dinh dưỡng này không có giới hạn bởi
chúng có nhiều trong các vật liệu làm nguyên liệu cho quá trình ủ phân.
Giá trị pH trong khoảng 5,5÷8,5 là tối ưu cho các vi sinh vật trong quá trình ủ
phân. Trong giai đoạn đầu của quá trình ủ phân, các axit này bị tích tụ và kết quả làm
giảm pH, kìm hãm sự phát triển của nấm và vi sinh vật, kìm hãm sự phân hủy lignin và
xenlulo. Nếu hệ thống trở nên yếm khí, việc tích tụ các axit có thể làm pH giảm xuống
đến 4,5 và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của vi sinh vật.
Vi sinh vật trong quá trình ủ phân bao gồm actinomycetes và vi khuẩn. Những
loại vi sinh vật này có sẵn trong chất hữu cơ, có thể bổ sung thêm vi sinh vật từ các
nguồn khác để giúp quá trình phân hủy xảy ra nhanh và hiệu quả hơn.
Chất hữu cơ hòa tan thì dễ phân hủy hơn chất hữu cơ không hòa tan. Lignin và
lignocellulosics là những chất phân hủy rất chậm [6].
1.4.4.

Chất lượng phân compost


Chất lượng phân compost được đánh giá dựa trên bốn yếu tố sau:
− Mức độ lẫn tạp chất (thủy tinh, plastic, đá, kim loại nặng…)
− Nồng độ chất dinh dưỡng (dinh dưỡng đa lượng N, P, K; dinh dưỡng trung
lượng Ca, Mg, S; dinh dưỡng vi lượng Fe, Zn,Cu, Mn,Mo,Co,Bo)


11

− Mật độ vi sinh vật gây bệnh (thấp đến mức không ảnh hưởng có hại đến cây
trồng)
− Độ ổn định (độ chín) và hàm lượng chất hữu cơ (độ ổn định liên quan tới nhiệt
độ, độ ẩm và nồng độ oxy trong quá trình chế biến phân hữu cơ; độ ổn định
thường tỷ lệ nghịch với hàm lượng chất hữu cơ, khi thời gian ủ phân kéo dài, ổn
định của phân sẽ tăng, tức là hàm lượng hữu cơ trong phân giảm) [6].
1.4.5.

Các phương pháp sản xuất phân compost

1.4.5.1. Phương pháp ủ phân luống dài (đánh luống cấp khí tự nhiên)
Dạng đánh luống cấp khí tự nhiên là quá trình ủ phân trong đó CTR được sắp sếp
theo các luống dài, hẹp và được đảo trộn theo một chu kỳ nhất định nhằm cấp khí cho
luống ủ.
Các luống ủ có chiều cao thay đổi từ 1m (đối với nguyên liệu có mật độ dày như
phân) đến 3,5m (đối với nguyên liệu nhẹ như lá cây). Chiều rộng luống ủ thay đổi từ
1,5÷6m.
Oxy được cung cấp cho hệ thống bằng các con đường tự nhiên như: khuếch tán,
gió, đối lưu nhiệt… Các luống phân thường xuyên được xáo trộn theo định kỳ nhằm
trộn đều CTR trong luống phân, trộn đều độ ẩm và hỗ trợ cho thổi khí thụ động. Việc
xáo trộn được thực hiện bằng xe xúc hoặc bằng xe xáo trộn chuyên dụng. Tốc độ làm
thoáng khí phụ thuộc vào độ xốp của đống ủ [6].

1.4.5.2. Phương pháp ủ phân luống dài hoặc đống với thổi khí cưỡng bức
Trong phương pháp này, vật liệu ủ được sắp sếp thành đống hoặc luống dài.
Không khí được cung cấp cho hệ thống bằng quạt thổi khí hoặc bơm nén khí qua hệ
thống phân phối khí như ống phân phối khí hoặc sàn phân phối khí. Chiều cao luống
hay đống ủ khoảng 2÷2,5m.
Để kiểm soát quá trình phân hủy hiếu khí bên trong khối ủ, mỗi khối ủ thường
được trang bị một máy thổi khí. Lượng không khí cung cấp phải đảm bảo đủ nhu cầu
oxy cho quá trình chuyển đổi sinh học và nhằm kiểm soát nhiệt độ trong khối ủ.
Thời gian cần thiết cho quá trình ủ khoảng 3÷5 tuần. Phần mùn sau khi ủ được
đem đi sàng tinh nhằm thu được sản phẩm chất lượng cao [6].


12

1.4.5.3. Phương pháp ủ trong container
Phương pháp ủ trong container là phương pháp ủ mà vật liệu được chứa trong
container hoặc thùng kín, túi đựng hay trong nhà. Thổi khí cưỡng bức thường được sử
dụng cho phương pháp ủ này. Có nhiều phương pháp ủ trong container như ủ trong bể
di chuyển theo phương ngang, ủ trong container thổi khí và ủ trong thùng quay [6].


13

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Phạm vi nghiên cứu

2.1.1.


Địa điểm

Phòng thí nghiệm Khoa Kỹ thuật Hóa học và Môi trường – Trường Đại Học Lạc
Hồng.
2.1.2.

Thời gian

Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2017.
2.2.

Vật liệu và địa điểm
Bảng 2.1. Vật liệu và địa điểm lấy vật liệu
Thành phần

Địa điểm lấy vật việu

Rác cây xanh đô thị tại
Rác cây xanh đô thị

đường Huỳnh Văn Nghệ –

(RC)

TP. Biên Hòa –
T. Đồng Nai

Hệ thống xử lý nước thải
của Công ty cổ phần Đầu
Bùn thải thủy sản


tư Thương mại Thủy sản

(BT)

(INCOMFISH) – KCN
Vĩnh Lộc – Q. Bình Tân –
TP. HCM

Phân bò tươi

Hộ chăn nuôi bò Huyện

(PB)

Vĩnh Cửu – T.Đồng Nai

Hình ảnh


14

Bãi chôn lấp rác thải hợp
Chế phẩm EM

vệ sinh ở phường Trảng

(EM)

Dài thuộc Công ty cổ phần

môi trường Sonadezi

2.3.

Nội dung nghiên cứu

❖ Nội dung 1: Xác định tỷ lệ phối trộn nguyên vật liệu đầu vào phù hợp.
− Phân tích thành phần hóa học của rác cây xanh, phân bò, bùn thải thủy sản.
− Phân tích các chỉ tiêu: giá trị pH, độ ẩm, hàm lượng Nitơ, hàm lượng Cacbon,
hàm lượng Photpho, hàm lượng Kali.
− Phối trộn nguyên vật liệu:
Nghiệm thức 1: Rác cây xanh đối chứng
Nghiệm thức 2: Rác cây xanh + Chế phẩm EM đối chứng
Nghiệm thức 3: Rác cây xanh + Chế phẩm EM + Bùn thải thủy sản
Nghiệm thức 4: Rác cây xanh + Chế phẩm EM + Phân bò tươi
❖ Nội dung 2: Theo dõi quá trình ủ phân hữu cơ từ rác thải cây xanh đô thị kết hợp
bùn thải thủy sản hoặc phân bò tươi.
− Theo dõi, phân tích các chỉ tiêu trong quá trình ủ và đánh giá chất lượng phân
thành phẩm của các nghiệm thức nội dung 1.
− Các chỉ tiêu đánh giá: giá trị pH, nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng Nitơ, hàm lượng
Cacbon, tỷ lệ C/N, hàm lượng Lân.
− Các chỉ tiêu cảm quan: màu, mùi và kích thước hạt. Từ đó, xác định được thời
gian đống ủ.
❖ Nội dung 3: Đánh giá khả năng nảy mầm.
Quy trình đánh giá khả năng nảy mầm được tiến hành theo phương pháp của
Viện công nghệ Châu Á [3]. Quy trình được tóm tắt như sau:
− Trộn compost thành phẩm với nước cất theo tỉ lệ 1:10. Khuấy ly tâm hỗn hợp
với tốc độ 180 vòng/phút, trong 1 giờ. Lọc lấy phần nước trong làm thí nghiệm.



15

− Vẽ bảng gồm 10 ô nhỏ trên tờ giấy lọc và đặt hạt đậu xanh vào mỗi ô. Thí
nghiệm thực hiện ít nhất 4 lần.
− Cho vào mỗi đĩa petri (chứa giấy lọc + đậu xanh) 3 ml dung dịch chiết compost.
Sử dụng nước cất đối với mẫu trắng.
− Ủ các đĩa petri trong bóng tối ở nhiệt độ 28 – 30oC trong 48 giờ.
− Đo độ dài của rễ hạt giống đã nảy mầm trên mỗi đĩa và tính trung bình.
Tính toán hệ số nảy mầm bằng công thức GI (Germination Index):
GI =

%nảy mầm × chiều dài rễ (hạt sử dụng dịch chiết compost)
× 100
%nảy mầm × chiều dài rễ (hạt sử dụng nước cất)

GI ≥ 80% cho thấy sự biến mất của độc tố thực vật trong phân compost và có thể
sử dụng cho cây trồng.
GI ≥ 100% có thể được coi là phân mang đặc tính kích thích cho hạt nảy mầm
đạt hiệu quả cao.
2.4.

Phương pháp nghiên cứu

2.4.1.

Phương pháp thu thập tài liệu

− Tìm hiểu, xử lý, phân tích và tổng hợp các tài liệu thu thập theo mục tiêu của
nghiên cứu.
− Thu thập tài liệu, số liệu về thành phần, tính chất của rác thải cây xanh đô thị,

phân bò tươi và bùn thải thủy sản để đối chiếu với số liệu phân tích của nghiên
cứu.
2.4.2.

Phương pháp thực nghiệm

2.4.2.1. Bố trí mô hình thí nghiệm
Nghiên cứu áp dụng phương pháp ủ trong mô hình container (thùng ủ) hiếu khí
tự nhiên. Thí nghiệm được bố trí theo thứ tự của 4 nghiệm thức và thực hiện lặp lại 3
lần ủ phân. Các mô hình ủ được thiết kế thí nghiệm giống nhau và có các thông số
được thể hiện ở mặt cắt hình 2.1:


16

Hình 2.1. Mặt cắt mô hình ủ phân compost
Vật liệu làm mô hình thí nghiệm được thể hiện ở bảng 2.2
Bảng 2.2. Vật liệu làm mô hình
KÍCH THƯỚC

VẬT LIỆU
Thùng xốp

40 x 25 x 30

Ống nhựa trong

(∅= 2cm)

2.4.2.2. Theo dõi quá trình ủ phân

Bảng 2.3. Tần suất lấy mẫu và phân tích mẫu
THÔNG SỐ PHÂN TÍCH
Chế độ xáo trộn
Độ ẩm

TẦN SUẤT
24 giờ đồng hồ/lần
3 ngày/lần (nếu bổ sung nước, kiểm tra lại)

Nhiệt độ

1 ngày/lần

Giá trị pH

3 ngày/lần

C, N, C/N, P2O5

3 ngày/lần

Tiến hành theo dõi như vậy cho đến khi khối ủ hoai mục hoàn toàn (nhiệt độ ổn
định) và theo cảm quan đã thành phân thì dừng lại.


17

2.4.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu


2.4.3.1. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu được thực hiện lặp lại 3 lần theo các TCVN
được thể hiện ở bảng 2.4:
Bảng 2.4. Các phương pháp phân tích mẫu
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị
-

Phương pháp

Tiêu chuẩn

phân tích

ngành

1

Giá trị pH

2

Nhiệt độ

o


3

Độ ẩm

%

TCVN 9297:2012

x

4

Hàm lượng Cacbon

%

TCVN 6642:2000

x

5

Hàm lượng Nitơ

%

TCVN 8557:2010

x


6

Hàm lượng Lân

%

TCVN 8563:2010

x

C

TCVN 5979:2007
Thiết bị đo nhiệt độ
bằng đầu cảm biến nhiệt

x
-

2.4.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu phân tích được xử lý bằng ứng dụng Excel phần mềm Microsoft 2010 và
được trình bày ở dạng giá trị trung bình ± SE (Standard error) với độ tin cậy 95%, tỷ lệ
C/N được xử lý số liệu thống kê bằng phương pháp phân tích phương sai (Anova) 2
nhân tố có lặp lại.


×