Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

đánh giá hiện trạng phát thải ctr cn-ctnh và đề xuất biện pháp quản lý bền vững tại một số cty sản xuất giày thể thao thuộc tập đoàn nike trên địa bàn thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 120 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM







ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP





ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT THẢI CTR CN-CTNH
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG TẠI
MỘT SỐ CÔNG TY SẢN XUẤT GIÀY THỂ THAO
THUỘC TẬP ĐOÀN NIKE
TRÊN ĐỊA BÀN TP. BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI




Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : TS. Thái Văn Nam
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Nguyễn Hoàng Nhi


MSSV: 0951080063 Lớp: 09DMT2


TP. Hồ Chí Minh, 2013

BM05/QT04/ĐT
Khoa: MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


1. Họ và tên sinh viên:
Huỳnh Nguyễn Hoàng Nhi MSSV: 0951080063 Lớp: 09DMT2
Ngành : Kỹ thuật môi trường
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
2. Tên đề tài : Đánh giá hiện trạng phát thải chất thải rắn công nghiệp-chất thải
nguy hại và đề xuất biện pháp quản lý bền vững tại một số công ty sản xuất giày thể
thao thuộc tập đoàn Nike trên địa bàn TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
3. Các dữ liệu ban đầu :
- Báo cáo thống kê tổng thải hàng tháng trong hai năm 2011, 2012 của công ty.
- Danh mục CTNH tại Việt Nam, Thông tư 12/2011 của Bộ TNMT về quản lý chất
thải nguy hại.
- Hiệp hội Da Giày Việt Nam (2004), Tiêu chuẩn lao động áp dụng trong ngành Da
Giày Việt Nam.
- Lâm Minh Triết (2006), Quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây Dựng Hà Nội.
Các yêu cầu chủ yếu :
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
- Hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải của ba nhà máy sản xuất giày Nike.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải hướng đến quản lý bền
vững.

4. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Đánh giá hiện trạng phát thải chất thải rắn và chất thải nguy hại tại các công ty
sản xuất giày thuộc tập đoàn Nike trên địa bàn Tp.Biên Hòa trên cơ sở nghiên cứu
điển hình tại ba công ty sản xuất giày:
, .

BM05/QT04/ĐT
2) Đề ra các biện pháp quản lý bền vững chất thải rắn nguy hại, nhằm giảm thiểu
và hình thành một môi trường phát triển bền vững trên địa bàn.

Ngày giao đề tài: 08 / 04 / 2013 Ngày nộp báo cáo: 17 / 07 / 2013



Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)

TP. HCM, ngày 13 tháng 07 năm 2013
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)





Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Thái Văn Nam. Các số liệu, kết quả nêu trong
đồ án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đã được ghi rõ nguồn gốc.
TP.HCM, ngày 13 tháng 07 năm 2013
Sinh viên thực hiện


Huỳnh Nguyễn Hoàng Nhi

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa Môi trường
và Công nghệ Sinh học trường Đại học Kỹ thuật Công Nghệ Tp.HCM đã dạy dỗ và
truyền đạt cho em nguồn kiến thức vô hạn trong suốt quá trình học tập bốn năm qua ở
giảng đường đại học.
Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. Thái Văn Nam, người đã chỉ bảo và
hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức chuyên nghành, những kỹ năng làm đồ án,
cũng như những phần kiến thức em còn thiếu xót trong quá trình học tập.
Cho phép em được gửi lời cảm ơn đến Công Ty Cổ Phần Tae Kwang Vina
Industrial đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em nhiệt tình, dưới sự hỗ trợ của anh
Nguyễn Tr ần Trung đã giúp em cung cấp những tài liệu và số liệu có liên quan để
phục vụ cho nội dung đồ án, giúp em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên tinh thần và cùng hỗ trợ để
em có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Cuối cùng, em xin gửi lời chúc đến toàn thể quý thầy cô, gia đình, bạn bè thật
nhiều sức khỏe và luôn thành công trong công việc.
Em xin chân thành cám ơn!


TP Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 07 năm 2013


Đồ án tốt nghiệp

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC i
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3. Nội dung nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
4.1. Phương pháp tổng quan tài liệu 3
4.2. Phương pháp thu thập thông tin 3
4.3. Phương pháp phân tích so sánh 3
4.4. Phương pháp điều tra thực địa 3
4.5. Phương pháp tính toán số liệu 4
5. Ý nghĩa khoa học và tính mới của đề tài 4
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 4
5.2. Tính mới của đề tài 4
6. Đối tượng, phạm vi c ủa đề tài 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
5

1.1. Giới thiệu sơ lược về TP.Biên Hòa 5
1.1.1. Địa lý 5
1.1.2. Hành chính 5
1.1.3. Dân cư 7
1.1.4. Kinh tế 7
1.1.5. Công nghiệp 7
1.1.6.Thương mại, dịch vụ 8

Đồ án tốt nghiệp

ii

1.2. Tổng quan về nghành giày da và Nike Việt Nam 9
1.2.1
. Ngành giày da Việt Nam 9
1.2.2
. Ngành giày da của Nike tại Việt Nam 14
1.2.3
. Giới thiệu về ba công ty khảo sát (VT, VT2, SKH) 16
1.3. Tổng quan về chất thải rắn công nghiệp-chất thải nguy hại 26
1.3.1.Tổng quan về chất thải rắn công nghiệp 26
1.3.2.Tổng quan về chất thải nguy hại 29
1.4. Tổng quan về các giải pháp quản lý chất thải nguy hại hiện nay 35
1.4.1. Cơ chế quản lý CTR-CTNH của nước ta 35
1.4.2. Các biện pháp quản lý kiểm soát ngăn ngừa ô nhiễm CTNH 37
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI CỦA 3
NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIÀY NIKE
45
2.1. Chất thải phát sinh từ các quy trình sản xuất 45
2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải tại công ty 55

2.3. Hiện trạng quản lý chất thải 67
2.3.1. Cơ chế quản lý tại công ty 67
2.3.2. Công tác quản lý tại các công ty chức năng 81
2.4. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý CTR CN và CTNH tại các
công ty 86
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ CHẤT THẢI HƯỚNG ĐẾN QUẢN LÝ B ỀN VỮNG
87
3.1. Tầm nhìn của công ty về phát triển môi trường bền vững 87
3.2. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải 89
3.2.1. Giải pháp hệ thống 89
3.2.2. Giải pháp giảm thải tại nguồn 94
3.2.3. Những giải pháp công nghệ giúp giảm CTNH tại công ty 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105
1. Kết luận 105
2. Kiến nghị 105

Đồ án tốt nghiệp

iii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Phụ lục A 1
Phụ lục B 11
Phụ lục C 13
Phụ lục D 15























Đồ án tốt nghiệp

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHLĐ
: Bảo vệ lao động.
CTNH
: Chất thải nguy hại.
CTR
: Chất thải rắn.

CTR CN
: Chất thải rắn công nghiệp.
DCS
: Dung dịch thải nhuộm (Dyeing Color Solution)
EMS
: Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System).
ES
: Môi trường bền vững (Environmental Sustainability).
EU
: Liên minh Châu Âu.
FTA
: Hiệp định thương mại tự do ( Free Trade Agreement).
GSP
: Hệ thống ưu đãi (Generalized System of Preferences).
ISO
: Tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization).
KCN
: Khu công nghiệp.
LCA
: Đánh giá vòng đời sản phẩm (Life cycle assessment).
MSDS
: Danh mục an toàn hóa chất ( Material safety data sheet).
PA
: Polyacrylic.
PAC
: Polyaluminium Chloride.
QLMT
: Quản lý môi trường.
RCRA
: Luật bảo tồn và phục hồi tài nguyên (Resource Conservation & Recovery

Act).
RMCC
: Trung tâm phân định vật liệu tái chế (Recyclable Material consolidation
center).
SXSH
: Sản xuất sạch hơn.
TCHQ
: Tổng cục hải quan.
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam.
TĐCT
: Trao đổi chất thải.
TĐTT
: Trao đổi thong tin.

Đồ án tốt nghiệp

v

TT
: Trung tâm.
TTCN
: Tiểu thủ công nghiệp.
UNEP
: Chương trình môi trường Liên hợp quốc ( The United Nations
Environmet Programme).
US –
EPA:
: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (United States - Environmental
Protection Agency).

USD
: Đô la Mỹ (United States dollar).
VND
: Việt Nam đồng.


















Đồ án tốt nghiệp

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Quy trình công nghệ tổng quát 17
Hình 1.2. Quy trình sản xuất mũ giày 18

Hình 1.3. Quy trình sản xuất đế giày 19
Hình 1.4. Quy trình sản xuất đế giữa 20
Hình 1.5. Quy trình sản xuất ở in lụa- HF 21
Hình 1.6. Quy trình ép cao tầng –HF 22
Hình 1.7. Quy trình FUSE-HF 23
Hình 1.8. Quy trình công nghệ tổng quát 24
Hình 1.9. Quy trình sản xuất mũ giày 25
Hình 1.10. Sơ đồ cơ chế nhà nước quản lý CTR-CTNH 36
Hình 1.11. Sơ đồ hệ thống quản lý CTNH chung 37
Hình 1.12. Sơ đồ quy trình quản lý CTNH 44
Hình 2.1. Quy trình công nghệ tổng quát 45
Hình 2.2. Quy trình sản xuất mũ giày 47
Hình 2.3. Quy trình sản xuất ở in lụa – HF 52
Hình 2.4. Quy trình ép cao tầng–HF 54
Hình 2.5 Thống kê lượng thải theo nhóm của từng tháng năm 2011 63
Hình 2.6 Thống kê lượng thải theo nhóm của từng tháng năm 2012 65
Hình 2.7. So sánh lượng thải của 2 năm 67
Hình 2.8. Quy trình quản lý và phân loại thải 68
Hình 2.9. Quá trình quản lý rác thải tại công ty 69
Hình 2.10. Kiểm soát độ dày chất thải EVA
qua việc kiểm soát khuôn EVA 72
Hình 2.11. Thay thế khuôn sẽ tiết kiệm vật liệu và chất thải 72
Hình 2.12. Kết hợp với nhà cung cấp thay thế tấm ván carton bởi tấm ván nhựa
PVC 73
Hình 2.13. Kết hợp với nhà cung cấp thay thế hộp carton bằng hộp nhựa 73
Hình 2.14. Kết hợp với nhà cung cấp giảm khoảng cách lớn 74

Đồ án tốt nghiệp

vii


Hình 2.15. Kết hợp với nhà cung cấp thay thế túi nylon bằng hộp nhựa 74
Hình 2.16. Xử dụng mảnh vải nhỏ để làm sạch khuôn in lụa của dệt may 80
Hình 2.17. TT phân định vật liệu tái chế 81
Hình 2.18. Sơ đồ sắp xếp, phân loại rác thải tại TT 81
Hình 2.19. Rác thải được phân loại theo lô 81
Hình 3.1. Mục tiêu của công ty đến năm 2015 88
Hình 3.2. Các bước thực hiện SXSH 90
Hình 3.3. Sơ đồ tổng quát về các biện pháp SXSH 92
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình tái chế giấy 98
Hình 3.5. Hệ thống làm sạch 101
Hình 3.6. Quy trình xử lý chất thải 101
Hình 3.7. Quy trình tách chất thải dầu máy 102
Hình 3.8. Quy trình gạn dầu và xử lý dầu thải thành nước sạch 104














Đồ án tốt nghiệp


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thống kê 10 thị trường lớn xuất khẩu giày dép trong 2 tháng đầu năm
2013 13
Bảng 1.2. Bảng phân loại chất thải nguy hại theo TCVN 33
Bảng 2.1. Danh mục các hoạt động, khía cạnh và tác động đáng kể 49
Bảng 2.2. Danh mục các hoạt động, khía cạnh và tác động đáng kể 50
Bảng 2.3. Danh mục các hoạt động, khía cạnh và tác động đáng kể 53
Bảng 2.4. Danh mục các hoạt động, khía cạnh và tác động đáng kể 55
Bảng 2.5. Thống kê CTR CN theo nhóm thải trong 2 năm 2011, 2012 56
Bảng 2.6 Thống kê CTNH theo nhóm thải trong 2 năm 2011, 2012 59
Bảng 2.7. Phân loại mã CTNH theo nhóm thải 76
Bảng 2.8. Thông tin an toàn về hóa chất (MSDS) 78
Bảng 2.9. Danh mục xử lý và mua bán các loại chất thải của các công ty 82
Bảng 2.10. Lịch kiểm tra các công ty xử lý chất thải trong năm 2013 85
Bảng 3.1. Kinh phí xử lý dung dịch nhuộm từ các công ty chức năng 103






Đồ án tốt nghiệp

1

ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới về
vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Ô nhiễm môi trường đã trở
thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào.
Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh và
bền vững nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm nền tảng cho sự
phát triển kinh tế. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó
ô nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải rắn công nghiệp (CTR CN) và
chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất. Trong hoạt
động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một
lượng lớn CTR CN và CTNH được thải bỏ vào môi trường bằng nhiều hình thức
khác nhau.
Riêng đối với ngành giày da ở Việt Nam nói chung cũng như ở Tp.Biên Hòa
nói riêng những năm gần đây phát triển với một tốc độ cao hơn hẳn so với những
năm trước 2005. Sự phát triển này cũng đi đều với một lượng thải lớn từ các nhà
máy sản xuất giày. Đối với chất thải rắn như: rẻo Eva, vải, da nhân tạo… và đối với
chất thải nguy hại như: sơn thải, giẻ lau hóa chất, hóa chất hết hạn, nhôm thải… Sự
gia tăng phát triển không ngừng của ngành giày da, để mỗi năm sản xuất ra hàng
trăm triệu đôi giày mang thương hiệu Nike, đi kèm đó lượng phát thải kia cũng trở
thành một vấn đề môi trường đáng lo ngại.
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, công nhân làm việc
với chất thải nguy hại, tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ độc hại nguy hiểm nổi bật
là các tác nhân hóa học bao gồm kim lọai nặng, dung môi hữu cơ, chất phóng xạ, …
và sinh học bao gồm vi khuẩn vi, rút, nấm, và ảnh hưởng đến sức khỏe từ tình trạng
cấp tính như kích thích mắt , mũi họng, … đến tình trạng mãn tính như suyễn, hô
hấp mãn tính, ung thư hay các dị dạng ở trẻ em. Bên cạnh đó các tác nhân sinh học
trong nước thải cũng gây nên các bệnh viêm nhiễm do tiếp xúc với vi khuấn và vi
Đồ án tốt nghiệp

2


rút trong nước thải. Ngoài ra, công nhân làm việc với chất thải nguy hại thường tiếp
xúc với các tác nhân hóa học và sinh học qua đường hô hấp và da, và tùy theo thể
loại cũng như nồng độ của các chất hóa học gây nên những hậu quả trên đường hô
hấp và da.
Theo QCVN 07: 2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại) và Thông tư 12 – 2011/BTNMT về quản lý chất thải nguy hại là
những quy định về mức phát thải của chất thải nguy hại mà các doanh nghiệp phải
thực hiện. Điều này cho thấy việc phát thải chất thải nguy hại đúng quy định không
còn là ý thức của mỗi người dân nữa mà đã được nhà nước ta đưa vào luật và tiêu
chuẩn chung của nhà nước để các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan phải tiến
hành thực hiện đúng.
Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường do CTR CN và CTNH gây ra cùng với
việc xây dựng môi trường phát triển bền vững đã và đang trở thành một vấn đề hàng
đầu trong công tác bảo vệ môi trường tại những công ty ở tập đoàn Nike ở Tp.Biên
Hòa hiện nay.
Chính vì những lý do đó tôi thực hiện đề tài: "Đánh giá hiện trạng phát thải
chất thải rắn-chất thải nguy hại và đề xuất biện pháp quản lý bền vững tại một số
công ty sản xuất giày thể thao thuộc tập đoàn Nike trên địa bàn Tp. Biên Hòa ". Đề
tài được thực hiện với hy vọng ứng dụng những gì đã học vào giải quyết vấn đề
thực tế của công ty và cung cấp những cơ sở dữ liệu cho công ty nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý CTR CN và CTNH tại đây.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đồ án tập trung vào hai mục tiêu cụ thể sau:
 Đánh giá hiện trạng phát thải chất thải rắn và chất thải nguy hại tại các công ty
sản xuất giày thuộc tập đoàn Nike trên địa bàn Tp.Biên Hòa trên cơ sở nghiên cứu
điển hình tại ba công ty sản xuất giày:
2, .
 Đề ra các biện pháp quản lý bền vững chất thải rắn nguy hại, nhằm giảm thiểu

và hình thành một môi trường phát triển bền vững trên địa bàn.
Đồ án tốt nghiệp

3


3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Tổng hợp biên hội các tài liệu liên quan.
Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng phát sinh khối lượng, chủng loại và đặc tính
độc hại của các chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại tại công ty.
Nội dung 3: Đánh giá hiện trạng quản lý CTR CN và CTNH tại từng công ty.
Nội dung 4: Đề xuất các phương pháp quản lý bền vững CTR CN và CTNH
hướng đến phát triển bền vững.


4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tổng quan tài liệu
Phương pháp này kế thừa các thông tin đã có từ các tài liệu, kết quả điều tra
hoặc các phương pháp nghiên cứu trước đây để phân tích và tổng hợp các thông tin
phục vụ cho đề tài.
4.2. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập các tài liệu tổng quan về ngành giày da ở
)
thuộc Tp.Biên Hòa.
Thu thập tài liệu tổng quan về tập đoàn Nike, đặc biệt là ba nhà máy sản xuất
giày Nike trên địa bàn Tp.Biên Hòa.
Thu thập các công nghệ xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại hiện nay trong
nước và trên thế giới.
4.3. Phương pháp phân tích so sánh
So sánh dựa vào Thông tư 12 – 2011/BTNMT về quản lý chất thải nguy hại và

QCVN 07 – 2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại.
Phân tích diễn giải số liệu làm cho số liệu có ý nghĩa. Từ đó nêu ra những kết
luận, kiến nghị, đề xuất được những giải pháp khả thi và có hiệu quả.
4.4. Phương pháp điều tra thực địa
Đồ án tốt nghiệp

4

Phương pháp này được áp dụng để thu thập các thông tin cần thiết cho nội
dung nghiên cứu. Cụ thể là dựa vào những số liệu thống kê theo từng tháng, từng
quý để nắm được số liệu đầu ra đầu vào của từng công ty. Sau đó xác định lượng
chênh lệch để xác định lượng chất thải ra có phù hợp với những quy định của nhà
nước hay không.
Tham quan ba nhà máy sản xuất giày Nike tại địa bàn thành phố Biên Hòa.
Thống kê lượng phát thải thực tế từng nhà máy.
4.5. Phương pháp tính toán số liệu
Thu thập số liệu phát thải của từng công ty sau đó tính toán xác định khối
lượng và chất lượng đầu ra, đầu vào. Tính toán cụ thể lượng phát sinh để xác định
xem đã phù hợp với quy định chưa.

5. Ý nghĩa khoa học và tính mới của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đánh giá hiện trạng quản lý CTR CNvà CTNH dựa trên các dữ liệu có cơ sở
khoa học, các số liệu thống kê thực tế và mới nhất tại một số công ty sản xuất giày
trên địa bàn Tp.Biên Hòa.
Làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn hiện trạng và các biện pháp
quản lý môi trường bền vững trên địa bàn Tp.Biên Hòa.
5.2. Tính mới của đề tài
Đưa ra được những biện pháp quản lý môi trường bền vững góp phần phát
triển môi trường bền vững cho Tp.Biên Hòa.


6. Đối tượng, phạm vi của đề tài
Đề tài xét đến hiện trạng quản lý CTR CN và CTNH tại công ty Công Ty Cổ
Phần Tae Kwang Vina Industrial, cụ thể tại ba
) trên đại bàn Tp.Biên Hòa. Trong đó, VT là nhà máy sản xuất chính.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2013.
Đồ án tốt nghiệp

5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Giới thiệu sơ lược về TP .Biên Hòa
1.1.1.Địa lý
Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, Phía Bắc giáp huyện Vĩ nh
Cửu, Phía Nam giáp huyện Long Thành, Phía Đông giáp huyện Trảng Bom, Phía
Tây giáp huyện Tân Uyên, thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương và Quận 9 - Thành phố
Hồ Chí Minh.
Thành phố Biên hòa là Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục,
Khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai. Thành phố Biên Hòa là đô thị loại II, trực
thuộc tỉnh Đồng Nai và có Quốc lộ 1A đi ngang qua.
Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí
Minh 30 km, cách thành phố Vũng Tàu 90 Km. Tổng diện tích tự nhiên là 264,08
km
2
, với mật độ dân số là 3.030 người/km
2
.
Mới đây, Hội Đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có quyết định dời trung tâm
hành chính tỉnh Đồng Nai hiện tại về Khu đô thị mới Tam Phước - Xã Tam Phước

nhằm giảm áp lực cho giao thông, cũng như tạo điều kiện để thành phố Biên Hòa
cải tạo cảnh quan và khu vục trong trung tâm thành phố.
1.1.2.Hành chính
Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 23 phường và 7 xã). Cụ
thể:
Đồ án tốt nghiệp

6

Phường (23)
An Bình · Bình Đa · Bửu Long · Hòa Bình · Hố Nai · Long Bình ·
Long Bình Tân · Quang Vinh · Quyết Thắng · Tam Hiệp · Tam
Hòa · Tân Biên · Tân Hiệp · Tân Hòa · Tân Mai · Tân Phong ·
Tân Tiến · Tân Vạn · Thanh Bình · Thống Nhất · Trảng Dài ·
Trung Dũng
Xã (7)
An Hòa · Hiệp Hòa · Hóa An · Long Hưng · P hước Tân · Tam
Phước · Tân Hạnh




















Đồ án tốt nghiệp

7

1.1.3. Dân cư
Dân số năm 2005 ước có 541.495 người, mật độ 3.500,97 người/km².
Theo thống kê năm 2011, dân số thành phố khoảng 800.000 dân, mật độ dân
số là 3.030 người/km². Nguyên nhân của sự gia tăng dân số thành phố là do số dân
di cư rất lớn từ các nơi khác đến để làm tại các khu công nghiệp. Thành phần dân cư
thành phố Biên Hòa phần lớn là người Kinh, ngoài ra còn có một bộ phận người gốc
Hoa sinh sống chủ yếu ở xã Hiệp Hòa và phường Thanh Bình. Có thể nói dân cư
thành phố Biên Hòa quá đông từ các tỉnh phía Bắc đến tận miền Tây Nam Bộ tập ở
đây rất đông và khó kiểm soát. Số người có tôn giáo là rất lớn, chủ yếu là bốn tôn
giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành và Hòa Hảo) và các tôn giáo khác;
trong đó đạo Thiên Chúa giáo tập trung đông ở các phường, xã (Tân Mai, Hố Nai,
Tân Tiến, Thống Nhất, Quyết Thắng, Trảng Dài, Tân Phong, Long Bình, An
Hòa, ). Hiện nay, thành phố Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số cao nhất
Việt Nam.
1.1.4 .Kinh tế
Biên Hòa có tiềm năng to lớn để phát triển để phát triển công nghiệp với nền
đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, có
nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài nguyên
khoáng sản về vật liệu xây dựng, thuận lợi về nguồn cung cấp điện, có nguồn nước

dồi dào đủ cung cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ( sông Đồng Nai), ngoài ra nguồn
nhân lực với trình độ cao đã tăng cường nguồn lực con người cho yêu cầu phát triển
công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
1.1.5 .Công nghiệp
Thành phố này cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Biên
Hòa có thế mạnh về công nghiệp và cũng là nơi đi tiên phong trong lĩnh vực Công
nghiệp đầu tiên của cả nước với việc hình thành sớm Khu công nghiệp Biên Hòa I
(năm 1967)-Khu kĩ nghệ Biên Hòa - Khu công nghiệp đầu tiên của cả nước sau
ngày đất nước Thống Nhất. Thành Phố Biên Hòa hiện có năm khu công nghiệp
Đồ án tốt nghiệp

8

được Chính phủ phê duyệt đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng được xây dựng
đồng bộ:
 Khu công nghiệp Biên Hòa 1(Chuẩn bị chuyển thành Khu Trung Tâm Hành
Chính - Thương Mại Biên Hòa).
 Khu công nghiệp Biên Hòa 2
.
 Khu công nghiệp Amata
.
 Khu công nghiệp Tam Phước
.
 Khu công nghiệp Loteco
.
Bên cạnh ngành công nghiệp hiện đại, hiện thành phố vẫn còn một vài cụm
công nghiệp truyền thống, thủ công mĩ nghệ như:
 Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh.
 Vùng thủ công mĩ nghệ đá Bửu Long.
 Vùng sản xuất gốm Tân Vạn, Bửu Long, Hiệp Hòa.

 Cụm công nghiệp Gỗ Tân Hòa.
1.1.6 .Thương mại, dịch vụ
Hiện nay, hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố rất sôi động. Thành
phố hiện có một ngân hàng có trụ sở chính đặt thành phố là Ngân Hàng TMCP Đại
Á (68_CMT8_P. Quyết Thắng). Ngoài ra còn có hơn tất cả các chi nhánh của tất cả
các ngân hàng trong nước và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Chi nhánh
ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và một chuỗi các ngân hàng nhà nước, ngân
hàng liên doanh như: Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Á Châu-ACB, Đông Á, Đại
Dương, An Bình, Bắc Á, Phương Đông, Kiên Long, Nam Á, Nam Việt, Công
Thương-Vietinbank, Ngoại Thương-Vietcombank, Đầu Tư và phát triển Việt Nam-
BIDV, Phát triển nhà ĐBSCL, Phát triển Mê kông, Xuất Nhập Khẩu-Eximbank,
HD Bank, Sài Gòn Công Thương, Sài Gòn Thương Tín, Việt Á,Ngân hàng Hong
Leong Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, Ngân hàng TNHH
một thành viên HSBC (Việt Nam),Ngân hàng ShinhanVina,
Thành phố hiện có khá nhiều trung tâm thương mại lớn nhỏ và hệ thống cảng
giao thương tại chợ Biên Hòa. Các trung tâm thương mại và siêu thị như:
Đồ án tốt nghiệp

9

 Trung tâm thương mại The Pegasus Plaza.
 Chợ-Trung Tâm Thương Mại Biên Hòa.
 Chợ-Trung Tâm Thương Mại Tân Hiệp.
 Siêu thị Metro Biên Hòa.
 Siêu thị Co-op mart Biên Hòa.
 Siêu thị Vinatex mart Biên Hòa 1.
 Siêu thị Vinatex Biên Hòa 2.
 Siêu thị BigC Đồng Nai.
 Siêu thị Điện Máy Sài Gòn Nguyễn Kim Biên Hòa.
 Siêu thị Điện Máy Phan Khang.

 Siêu thị Điện Máy Chợ Lớn.
 Siêu thị Lotte Mart.
Về du lịch, hiện tại thành phố có nhiều điểm tham quan du lịch, giải trí khá
hấp dẫn, tuy nhiên thành phố hiệm chưa có đề án phát triển du lịch nên trong nhiều
năm qua thành phố chưa thu hút được nhiều du khách.
Về cơ cấu kinh tế, năm 2008, công nghiệp - xây dựng chiếm 70,13%; nông
lâm nghiệp chiếm 0,43% và dịch vụ chiếm 29,45%.

1.2. Tổng quan về ngành giày da và Nike Việt Nam
1.2.1 .Ngành giày da Việt Nam
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là
một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Viêt Nam phát triển. Da
giày là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhât hiện nay sau dầu
thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với khoảng 240 doanh
nghiệp đang hoạt động, ngành da giày đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu
hút khoảng 500.000 lao động.
Tr ước khi mở cửa nền kinh tế vào nhưng năm 1990, ngành da giày Viêt Nam
chủ yếu may mũi giày để xuất sang Liên bang Xô Viết nhưng chất lượng không cao
và chủng loại ít. Khi đó ngành da giày Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng
Đồ án tốt nghiệp

10

hoảng gay gắt do không có nhà nhập khẩu. Nhờ chính sách cải cách của chính phủ
Việt Nam, nhiều liên doanh với các đối tác nước ngoài được thành lập và ngành da
giày bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Hiện ngành da giày Việt Nam đứng thứ 4 trong số 8 nước xuất khẩu lớn nhất
thế giới chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, thế nhưng 90% sản phẩm của da
giày Việt Nam là hang gia công. Nước ta có 4 phương thức làm hàng da giày. Một
là gia công thuần túy (nhà máy chỉ nhận vật tư nguyên liệu từ đối tác nước ngoài,

làm ra sản phẩm rồi giao lại cho phía đối tác nước ngoài và nhận tiền). Hai là mua
nguyên liệu bán thành phẩm (nhà mát phải tự mua vật tư và thanh toán tiền vật tư).
Ba là sản xuất cho các thương hiệu nước ngoài, tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu hoặc
là sản phẩm mang thương hiệu của chính doanh nghiệp (nhưng phương thức này
được thực hiện rất ít vì thương hiệu của ta chưa đủ mạnh). Đến nay, vẫn chưa có đôi
giày nào mang nhãn hiệu Việt Nam, mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do
ngành da giày nước ta chỉ làm hang gia công xuất khẩu chứ chưa trực tiếp xuất với
thương hiệu của mình. Có trên 80% các doanh nghiệp Việt Nam là người gia công,
nhà thầu phụ cho công ty lớn. Khi nhận gia công cho các nhà phân phối lớn như
Clark, Nine West. Gabor, Camel, Siebel… từ các đối tác Đài Loan, doanh nghiệp
Việt Nam chỉ nhận tiền gia công từng đôi giày chứ hoàn toàn không tham giam vao
bất kỳ một công đoạn nào khác trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Từ mẫu mã cho
đến giá bán hoàn toàn do phia1 đối tác quyết định, còn thu nhập của doanh nghiệp
chủ yếu từ giá gia công sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không
được và không có khả năng quyết định giá bán một đôi giày trên thị trường, không
tham gia vào quá trình thuơng mại đầu vào và đầu ra cho một sản phẩm.
Các doanh nghiệp nội địa ngành giày da Việt Nam có ba bất lợi lớn: Thứ nhất
là không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phụ thuộc vào khách hang và các
nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài loan và Hàn Quốc. Thứ hai, công
nghệ yếu nên không có sức cạnh tranh và doanh nghiệp phải làm gia công cho các
công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là chính. Và cuối cùng là do công tác
xúc tiến thương mại hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ỡ tầng thứ hai,
Đồ án tốt nghiệp

11

thứ ba. Như vậy, cái gọi là sức cạnh tranh, tiềm lực mạnh của ngành di giày thực ra
đều thuộc về các công ty lớn của Đài Loan, Hàn Quốc đặt tại Việt Nam. Chính họ
đã khai thác các lợi thế về lao động, môi trường xã hội ổn định, giá nhân công
rẻ…vv của Việt Nam.

Theo số liệu thống kê, trên 70% các doanh nghiệp xuất khẩu lớn là công ty
liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Do đó những doanh nghiệp này phụ thuộc
nhiều vào các đối tác của họ về thiết bị kỹ thuật, công nghệ, thiết kế sản phẩm,
nguồn cung cấp nguyên liệu thô, phụ liệu và thị trường.
Theo bộ Công nghiệp, mỗi năm nước ta vẫn phải nạp sáu triệu m
2
da thuộc.
Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được nhu cầu và hiện chỉ hoạt độg được 25% công
suất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm, Việt Nam chỉ có thể cung cấp 5000 tấn da bò
và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị
xuất khẩu thấp. 60% nguồn da này được xuất sang Trung Quốc và Thái Lan, phần
còn lại thì không đủ tiêu chuẩn để sản xuất khẩu. Vì thế mỗi năm Việt Nam chi từ
170 tới 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80 tới 100 triệu USD để nhập da từ Thái
lan, Đài Loan và Hàn Quốc.
Ngoài ra, trong số 30% công ty Việt Nam tham gia sản xuất da giày lại có tới
70% làm gia công vì thế giá trị lợi nhận đích thực mà ngành này mang lại không
lớn. Và chưa đến 20 doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đủ sức làm hàng xuất khẩu.
Doanh số xuất khẩu của ngành da giày tập trung chủ yếu ở những công ty nước
ngoài như Samyang, Pouchen, Pouyuen.
Xuất khẩu da giày
Hiện nay, Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về da
giày; riêng thị trường EU xếp thứ hai sau Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu ngành
da giày có mức tăng trưởng trung bình hằng năm 16%, đứng thứ 3 sau ngành dệt
may và dầu khí.
Toàn ngành có hơn 500 doanh nghiệp sử dụng hơn 650.000 lao động, chiếm tỷ
trọng từ 7 đến 12% kim ngạch quốc gia.
Đồ án tốt nghiệp

12


Thị trường EU vẫn là đối tác thương mại quan trọng của ngành da giày Việt
Nam và luôn chiếm tỷ trọng thị phần nhập khẩu lớn nhất. Năm 2012, toàn ngành
xuất khẩu được 8,764 tỷ USD chiếm 7,6% tổng kim ngạch của cả nước và chiếm
10,5% kim ngạch nhóm công nghiệp chế biến, trong đó kim ngạch xuất khẩu vào
EU đạt 3,084 tỷ USD, chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Tính riêng giày
dép chiếm 2,650 tỷ USD chiếm 36,5%, túi xách đạt 434 triệu USD chiếm 28,6%.
Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho thấy, hai tháng đầu năm 2013 Việt
Nam đã xuất khẩu 1,2 tỷ USD hàng giày dép các loại, tăng 18,7% so với 2 tháng
năm 2012, tính riêng tháng 2/2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 377,8
triệu USD, nhưng lại giảm 54,1% so với tháng đầu năm 2013.
Hai tháng đầu năm 2013,Việt Nam xuất khẩu chủ giày dép sang 41 thị trường
trên thế giới, trong đó điểm ra 10 thị trường có kim ngạch đạt trên 36 triệu USD–
Hoa Kỳ là thị trường đạt kim ngạch cao nhất, 359,8 triệu USD, chiếm 29,7% - đây
cũng là thị trường chiếm thị phần lớn trong số các thị trường nhập khẩu giày dép
của Việt Nam.

×