Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP tổ CHỨC THI CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.83 KB, 74 trang )

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
PHẦN I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
I. CĂN CỨ ĐỂ LẬP BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
Căn cứ E-HSMT công trình: Cải tạo, nâng cấp ngầm Bến Đa, xã Tân Lập,
huyện Lạc Sơn;
Căn cứ vào kết quả khảo sát tại hiện trường, năng lực và kinh nghiệm thi
công của liên danh Nhà thầu.
Căn cứ vào các quy trình quy phạm hiện hành về thi công, nghiệm thu các
công trình giao thông, công trình xây dựng của Nhà nước, Bộ Giao thông vận
tải, Bộ Xây dựng ban hành có hiệu lực thực hiện.
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về
Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số 26/2016/TTBXD ngày 26/10/2016 của Bộ xây dựng quy định chi tiết một số nội dụng về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Các tiêu chuẩn áp dụng:

Trang 1


1

Quy trình thi nghiệm xác định độ chặt nền đường, nền
móng đường bằng phễu rót cát

2

Mặt đường ô tô - xác định độ nhám mặt đường bằng
phương pháp rắc cát.

TCVN 8866:2011

3



Móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường - thi
công và nghiệm thu

TCVN 8859:2011

4

Tiêu chuẩn Quốc gia mặt đường ô tô - Xác định độ
bằng phẳng bằng thước dài 3 mét

TCVN 8864:2011

5

Công tác đất quy phạm thi công nghiệm thu

TCVN 4447-2012

6

Đất xây dựng các phương pháp xác định tính chất cơ lí
của đất trong phòng thí nghiệm

TCVN 4195÷42022012

7

Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh


TCVN 9352:2012

8

Phương pháp xác định chỉ số CBR của nền đất và lớp
móng đường bằng vật liệu rời tại hiện trường

TCVN 8821:2011

9
10
11

22TCN 346-06

13
14
15

Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng
Quy trình thí nghiệm bê tông xi măng
Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép. Quy
phạm thi công và nghiệm thu
Bê tông khối lớn quy phạm thi công và nghiệm thu
Bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt
Bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử

16


Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên

TCVN 8828:2011

17

Bê tông nặng - Phương pháp không phá hoại sử dụng
kết hợp máy dò siêu âm và súng bật nảy để xác định
cường độ nén

TCVN 9335:2012

18

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hưỡng dẫn kỹ
thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng
ấm

TCVN 9345:2012

19

Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 7570:2006

20

Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật


TCVN 4506:2012

21

Cốt thép dùng cho bê tông

TCVN 1651:2008

22

Thép các bon cán nóng dùng cho xây dựng

TCVN 5709:1993

12

TCVN 9361:2012
22TCN 60-84
TCVN 8828:2011
TCVN 9115:2012
TCXDVN 305-2004
TCVN 3106-1993
TCVN 3105-1993

Trang 2


23

Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử


TCVN 4787-1989

24

Xi măng xây, trát

TCVN 9202:2012

25

Xi măng Poolăng - Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 2682:1999

26

Xi măng Poolăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 6260:1997

27

Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 4314:2003

28

Quyết định số 1951/QĐ-BGTVT ngày 17/8/2013 của

Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy định tạm
thời về kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường bê
tông xi măng trong xây dựng công trình giao thông

Quyết định số
1951/QĐ-BGTVT
ngày 17/8/2013

29

Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

TCVN 5308:1991

30

Lu bánh lốp

22 TCN 254 - 98

31

Cống quy phạm thi công và nghiệm thu

22 TCN 266-2000

32

Nền đường ôtô - thi công và nghiệm thu


TCVN 9436:2012

33

Lớp kết cấu mặt đường đá dăm nước - thi công và
nghiệm thu

TCVN 9504:2012

34

Tiêu chuẩn Quốc gia phương pháp xác định hàm lượng
chung bụi, bùn, sét và hàm lượng sét cục

TCVN 7572-8:2006

35

Tiêu chuẩn Quốc gia phương pháp xác định độ nén dập
của cuội sỏi được xay vỡ

TCVN 7572-11:2006

36

Tiêu chuẩn Quốc gia phương pháp xác định độ hao
mòn khi va đập trong máy LosAngeles

TCVN 7572-12:2006


37

Tiêu chuẩn Quốc gia phương pháp xác định hàm lượng
hạt thoi dẹt

TCVN 7572-13:2006

38

Tiêu chuẩn Quốc gia phương pháp xác định hàm lượng
hạt mềm yếu, phong hoá

TCVN 7572-17:2006

39

Tiêu chuẩn Quốc gia xác định hàm lượng hạt bị đập vỡ

TCVN 7572-18:2006

40

Quy định về quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử
dụng trong xây dựng công trình giao thông

Thông tư
27/2014/TT-BGTVT

Trang 3



II. TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH
TẾ, XÃ HỘI TẠI KHU VỰC XÂY DỰNG
1. Tổng quan:
a. Phần ngầm:
Xây dựng ngầm tràn liên hợp cống bản bê tông cốt thép (BTCT) 3Lo300
như sau:
- Tổng chiều dài ngầm L=58,82m (từ Km0+236,72 – Km0+295,54).
Trong đó:
+ Phần cống (phần bằng): Chiều dài L = 14,49m.
+ Phần ngầm (phần cong): Chiều dài L = 44,33m.
- Tải trọng thiết kế HL-93.
- Tần suất lũ thiết kế P = 4%.
- Chiều cao cống bản H = 2,32m, Ho = 2,0m.
- Kết cấu xây dựng ngầm tràn liên hợp cống bản:
+ Móng mố, móng trụ và móng tường cánh bằng BTXM mác 200 đá 2x4,
đổ tại chỗ.
+ Thân mố, trụ bằng BTXM mác 200 đá 2x4, đổ tại chỗ.
+ Mũ mố và mũ trụ bằng BTCT mác 250 đá 1x2 đổ tại chỗ.
+ Tường cánh bằng BTXM mác 200 đá 2x4, đổ tại chỗ.
+ Dầm bản bằng BTCT mác 300 đá 1x2 đổ tại chỗ (đổ liền 2 nhịp).
+ Phủ bản bằng BTCT mác 300 đá 1x2 đổ tại chỗ.
+ Giằng chống bằng BTXM mác 200 đá 2x4 đổ tại chỗ.
+ Chân khay mái ngầm bằng BTXM mác 200. Gia cố mái ngầm bằng bê
tông mác 200, đá 1x2, dày 15cm, bố trí lưới thép 8mm, bước cốt thép a =
(10x10)cm, dưới đệm vữa xi măng mác 100, dày 2cm. Độ dốc mái ngầm thượng
lưu 1/2, độ dốc mái ngầm hạ lưu 1/3.
- Sân tràn thượng, hạ lưu, đổ bê tông mác 200, đá 2x4, dày 30cm, bố trí
lưới thép 8mm, bước cốt thép a = (10x10)cm, dưới đệm đá dăm đầm chặt dày
10cm.

- Lòng ngầm đổ bê tông mác 200, đá 1x2, dày 50cm, bố trí lưới thép
8mm, bước cốt thép a = (10x10)cm, dưới đệm đá dăm đầm chặt dày 10cm.
- Chân khay sân tràn thượng, hạ lưu ngầm bằng BTXM mác 200, đá 2x4.
- Trụ tiêu bằng BTCT mác 200, đá 1x2.
- Cột thuỷ chí bằng BTCT mác 200, đá 1x2.

Trang 4


- Mặt đường trong phạm vi ngầm bằng BTXM mác 300, đá 2x4, dày
22cm, lớp ngăn cách bằng 01 lớp giấy dầu, lớp móng đường bằng cấp phối đá
dăm gia cố 5% xi măng, dày 18cm.
b. Phần đường đầu ngầm:
Xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cấp B - Tiêu chuẩn
10380:2014 đường giao thông nông thông - Yêu cầu thiết kế, và Quyết định số
4927QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải về việc
“ Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ
chương trình much tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020” với các chỉ tiêu kỹ thuật như sau:
* Bình đồ:
- Cơ tuyến thiết kế trên cơ sở đường hiện tại, tận dụng tối đa nên đường
cũ, chỉ cải tạo một số đoạn cục bộ để đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường.
Tổng chiều dài tuyến L=886,76m gồm hai đoạn: Đoạn 1 (phía đầu ngầm) từ
Km0+00 - Km0+236,72 , chiều dài L=236,72m; đoạn 2 (phía cuối ngầm) từ
Km0+295,54 – Km0+945.58, chiều dài L=650,04m.
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu: Rmin = 18m.
* Cắt dọc:
- Cao độ đường đỏ thiết kế trên cơ sở đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, các
điểm khống chế đầu tuyến, điểm cuối tuyến, các vị trí công trình thoát nước và
điều kiện thủy văn tuyến.
- Tần suất thủy văn tuyến : P=4%.

- Độ dốc dọc lớn nhất: Imax = 4,92%.
- Bán kính đường cong đứng: Rlồi min=400m; Rlõm min=400m.
* Nền đường:
- Bề rộng nền đường: Bn = 5,0m (không kể rãnh dọc).
- Nền đường đắp đất cấp 3 đầm chặt K95. Độ dốc mái taluy nền đắp 1/1,5,
có trồng cỏ bảo vệ.
- Đào xử lý hữu cơ, vét bùn, đất không thích hợp, đắp hoàn trả đất cấp 3
đầm chặt K95.
- Nền đường đào: Độ dốc mái taluy 1/0,75.
* Mặt đường:
- Thiết kế với tải trọng trục tính toán tiêu chuẩn (trục đơn) 60 KN.
- Chiều rộng mặt đường: Bm = 3,5m (có thiết kế mở rộng mặt đường
trong đường cong theo quy định).
- Độ dốc ngang mặt đường: Im = 2%.
- Độ dốc siêu cao: Iscmax = 5%.

Trang 5


- Mặt đường bằng bê tông xi măng mác 300, đá 2x4, dày 22cm, rải lớp
ngăn cách bằng giấy dầu, móng cấp phối đá dăm gia cố xi măng, dày 18cm.
- Thiết kế khe co, dãn và dọc ( bố trí thép truyền lực tại vị trí khe dọc, khe
giãn, vị trí 3 khe co trước và sau khe giãn: Khe co với khoảng cách 4,5m/khe,
khe dãn với khoảng cách 67,5m/khe, khe dọc bố trí ở vị trí đường hai đầu ngầm
có chiều rộng mặt đường Bm = 6,0m. Thiết kế bố trí thanh truyền lực theo quy
trình quy định.
- Tạo nhám mặt đường theo quy định (Rãnh tạo nhám rộng 3mm, sâu
2mm, khoảng cách 20mm một khe).
* Lề đường:
- Lề đường: Blề = 2x0,75m. Chiều rộng gia cố lề 2x0,5m, giá cố lề bằng

đá thải (đá hỗn hơp).
- Độ dốc ngang lề đường: Ilề = 4%.
* Rãnh dọc thoát nước:
- Thiết kế rãnh dọc đào trần hình thang, kích thước tiết diện lòng rãnh:
(0,3x0,4x1)m.
* Hệ thống báo hiệu đường bộ:
- Hệ thống báo hiệu đường bộ thiết kế tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.
- Biển báo phản quang bố trí theo quy định bao gồm: Biển chỉ dẫn, biển
báo nguy hiểm,...
2. Điều kiện tự nhiên
2.1 Vị trí địa lý
- Miền đồi là một xã vùng cao của huyện Lạc Sơn, cách trung tâm huyện
lỵ khoảng 12 km xã có diện tích tự nhiên là: 14,75km2, ranh giới hành chính
giáp xã Tuân đạo, Nhân Nghĩa của huyện Lạc Sơn;
- Là xã có địa hình đồi núi phức tạp, bị chia cắt nhiều bỏi các dãy núi, hệ
thống giao thông đi lại giữa các xóm tới trung tâm xã vận còn gặp nhiều khó
khăn, mùa mưa thì bị lũ quét nên gặp nhiều khó khăn.
- Toàn xã có 18 thôn xóm, bao gồm: Xóm Chại, Xóm Chiềng 1 ,
Xóm
Chiềng 2, Xóm Chiềng 3, Xóm Đấc, Xóm Đồi Đong, Xóm Đồng, Xóm Kị, Xóm
Lâu, Xóm Mói 1, Xóm Mói 2, Xóm Mói 3, Xóm Nghanh , Xóm Rậm, Xóm Sào,
Xóm Tôm 1, Xóm Tôm 2, Xóm Tôm 3.
2.2 Điều kiện địa hình
Khu vực tuyến đi qua hai bên là đồi núi.
2.3 Điều kiện khí hậu, địa hình địa mạo:
a. Đặc điểm khí hậu:

Trang 6



Lạc Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là
230C. Lạc Sơn nằm gần như trọn vẹn trong tiểu vùng khí hậu IV, do đó sự ảnh
hưởng của yếu tố khí hậu trên địa bàn huyện khá đồng nhất.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.950mm nhưng phân bổ không đều,
mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau lượng mưa thường không đáng kể. Độ ẩm trung bình năm
là 84%, sự chênh lệch giữa các tháng khá lớn, tháng cao nhất (tháng 3) là 90%
và tháng thấp nhất (tháng 12) là 24%.
b. Địa hình - Địa mạo:
- Tuyến đi qua khu vực có địa hình tương đối dốc, dân cư sinh sống thưa
thớt. Phủ lên kiểu địa hình này là các lớp đất có thành phần thạch học là sét, sét
pha màu xám nâu, xám vàng bề dày tương đối lớn.
III. HIỆN TRẠNG TUYẾN ĐANG CÓ
Hiện tại tuyến đường đi đến trung tâm xã Tân Lập là nhựa đã xuống cấp.
Trên trục đường đến trung tâm xã hiện đang có 01 vị trí ngầm qua suối được đầu
tư xây dựng và đưa vào sử dụng từ lâu và không đảm bảo lưu thông nước. Mỗi
khi mùa mưa lũ tới ngầm Bến Đa hiện tượng nước bị ngập tràn trong nhiều giờ
không lưu thông nước kịp do vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đi lại của
người dân nơi đây, gây ách tắc giao thông. Người dân trong xã Tân Lập và Miền
Đồi đi lại đang gặp rất nhiều khó khăn nhất là về mùa mưa lũ mực nước lũ suối
Cả dâng cao làm cho tuyến đường bị chia cắt và không thể đi lại được ảnh
hưởng rất lớn đến đi lại của người và phương tiện, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
giao thông rất cao. Nhất là ảnh hưởng đến việc đi lại học hành của các cháu nhỏ
khi mùa mưa lũ.
IV. PHƯƠNG CHÂM CHỈ ĐẠO CHUNG CỦA LIÊN DANH NHÀ
THẦU TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
- Căn cứ vào Hồ sơ yêu cầu và Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt kèm
theo, cũng như các quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu hiện hành, liên
danh Nhà thầu chủ trương sử dụng biện pháp thi công bằng cơ giới kết hợp với

thủ công. Bố trí cán bộ phụ trách thi công, giám sát kỹ thuật chất lượng thường
trực liên tục để giải quyết mọi công việc phục vụ công tác thi công trên toàn
công trường.
- Đảm bảo cung ứng đầy đủ vật tư, thiết bị cần thiết cũng như vật liệu,
nhiên liệu. Huy động kịp thời lực lượng, xe máy, thiết bị thi công nhằm hoàn
thành tiến độ thi công đề ra.
- Vật liệu sử dụng xây dựng công trình đảm bảo chất lượng, có địa chỉ nhà
sản xuất rõ ràng, phải được sự chấp thuận của kỹ sư TVGS kiểm tra và xác nhận
bảo đảm các chỉ tiêu về chất lượng.
- Coi trọng thường xuyên công tác an toàn lao động, an ninh, vệ sinh, bảo
vệ môi trường, phòng chống cháy nổ. Giáo dục cho cán bộ công nhân phải giữ
mối quan hệ tốt đẹp với nhân dân địa phương nơi xây dựng công trình.

Trang 7


- Đảm bảo chất lượng, mỹ thuật, kỹ thuật và tiến độ thi công công trình là
trách nhiệm, uy tín của Nhà thầu chúng tôi. Nhà thầu sẽ có biện pháp thi công
đảm bảo theo đúng chỉ tiêu về: Chất lượng, mỹ thuật, kỹ thuật và tiến độ mà hồ
sơ thiết kế kỹ thuật cũng như hồ sơ mời thầu đã quy định.

Trang 8


PHẦN II
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ THI CÔNG
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ BAN ĐẦU CỦA LIÊN DANH NHÀ
THẦU:
Sau khi ký kết xong Hợp đồng xây lắp, liên danh Nhà thầu bắt đầu tiến
hành công tác chuẩn bị ban đầu bao gồm những công việc sau:

- Nhận bàn giao mặt bằng thi công với Chủ đầu tư, cùng với TVGS, Tư
vấn thiết kế tiến hành giao nhận các mốc tọa độ, cọc chi tiết định vị công trình
trên toàn bộ mặt bằng xây dựng. Xác định vị trí tim công trình, vị trí gửi cao độ,
vị trí dấu mốc, dấu cọc trong thi công.
- Liên hệ với chính quyền địa phương trong việc thuê, mượn đất đai của
địa phương để xây dựng kho bãi, lán trại và tập kết thiết bị, vật tư, nhân lực...
Làm thủ tục đề nghị Cơ quan quản lý đường bộ cấp giấy phép thi công, đăng ký
tạm trú cho lực lượng lao động đến hiện trường. Tiến hành dựng lán trại, nhà
xưởng, kho bãi... và nhà làm việc cho Ban chỉ huy điều hành công trường, đáp
ứng cho việc thi công công trình.
- Lập biện pháp, phương án đảm bảo giao thông nội tuyến (đảm bảo giao
thông công cộng và giao thông công trường) trình Tư vấn giám sát và Chủ đầu
tư phê duyệt, chấp thuận.
- Khảo sát chi tiết các mỏ vật liệu đất, đá, gồm: Địa điểm, mặt bằng,
đường vận chuyển. Tiến hành lấy mẫu thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất, đá,
cát, bê tông, xi măng, sắt thép, cũng như việc thiết kế thành phần hỗn hợp bê
tông, bê tông xi măng, vữa xây, trình Tư vấn giám sát trước khi thi công.
- Công tác sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn được tiến hành ở cuối giai
đoạn làm công tác chuẩn bị.
II. MẶT BẰNG VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
1. Mặt bằng tổ chức thi công tổng thể
Để đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công liên danh Nhà thầu sau khi
xem xét nghiên cứu Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thực địa công trường, chúng tôi
dự kiến tổ chức lực lượng thi công trên công trường thành nhiều làm các công
việc cụ thể dưới sự chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp của Ban điều hành công trường về
mọi mặt: Điều hành tiến độ, quản lý chất lượng, điều phối nhân lực, xe máy,
thiết bị, vật tư, nhiên liệu đưa vào thi công, tạo thành một hệ thống bộ máy hoạt
động nhịp nhàng, thống nhất nhằm hạn chế tối đa ách tắc, cản trở trong thi công
với mục tiêu hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng đúng
thời hạn.

2. Mặt bằng tổ chức thi công chi tiết:
2.1. Mặt bằng tổ chức thi công nền đường

Trang 9


Mặt bằng thi công các hạng mục công trình phải đảm bảo không gây trở
ngại ảnh hưởng đến mặt bằng xây dựng của các hạng mục công trình khác đang
thi công đồng thời, đảm bảo giao thông công cộng và giao thông trên công
trường.
Mặt bằng thi công đối với mỗi hạng mục trên Nhà thầu sẽ bố trí đầy đủ hệ
thống tín hiệu giao thông trong công trường (biển hạn chế tốc độ, biển báo
đường thu hẹp về một phía). Tại đầu phân đoạn thi công có biển báo công
trường theo Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01.
2.2. Mặt bằng tổ chức thi công các lớp kết cấu mặt đường
- Mặt bằng thi công lớp móng cấp phối đá dăm: do tuyến được xây dựng
nâng cấp, cải tạo nên nhà thầu sẽ bố trí đường tránh để có mặt bằng thi công
CPĐD trên toàn bộ chiều rộng mặt đường và chiều dài theo từng đoạn dài 150
-:- 200m .
2.3. Mặt bằng thi công cống
- Đối với cống thoát nước ngang đường: Để đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo
giao thông công trường, trong quá trình thi công cống Nhà thầu tiến hành thi
công toàn bộ cống và đắp đường tạm cho xe công trường qua. Sau khi thi công,
hoàn thiện xong cống mới tiến hành bỏ đường tạm qua cống.
- Đối với rãnh dọc thoát nước nhà thầu cũng tiến hành thi công một bên
đường trước rồi sau đó tiến hành thi công một bên đường còn lại để đảm bảo
giao thông.
3. Quy hoạch mặt bằng lán trại và công trình phụ trợ
Yêu cầu của việc quy hoạch xây dựng lán trại và công trình phụ trợ (công
trình tạm) đảm bảo không gây trở ngại ảnh hưởng đến mặt bằng xây dựng công

trình chính, thuận tiện trong thi công và quản lý con người, trang thiết bị, vật tư
sản xuất. Đặc biệt công trình tạm không làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt,
sản xuất...của nhân dân và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn.
Việc xây dựng nhà ở, lán trại công trường kết hợp sử dụng tối đa vật liệu
sẵn có ở địa phương.
Nhà thầu dự kiến bố trí nhà ở, làm việc của Ban điều hành thi công, bãi
đúc cấu kiện đúc sẵn và kho bãi, lán trại công trường cho công nhân viên tham
gia thi công như sau:
+ Nhà làm việc, nhà ở, kho, bãi, lán trại công trường cho công nhân viên
tham gia thi công sẽ được bố trí theo sự hướng dẫn của Chủ đầu tư và Tư vấn
giám sát.
- Điện phục vụ sinh hoạt và thi công: Sử dụng điện mà nhân dân đang sử
dụng với sự cho phép của chính quyền địa phương nơi thi công.
- Nước phục vụ sinh hoạt và thi công dùng nước mà nhân dân địa phương
đang sử dụng để sinh hoạt và phục vụ thi công công trình.

Trang 10


- Hàng rào tạm: Nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho khu vực bố trí công
trình tạm, Nhà thầu làm hàng rào tạm bằng lưới thép bao quanh khu vực lán trại
công trường.
- Quá trình thi công xây lắp công trình Nhà thầu dùng hệ thống đường
hiện có của địa phương có cải tạo một số đoạn xuống cấp (lồi lõm cục bộ) và
làm đường tạm phục vụ thi công, vận chuyển.
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG THI CÔNG

Trang 11



8

6

4
7

3
3

10

2
9

5
1

GHI CHÚ

1. Nhà BCH công trường

6. Khu tập kết vật tư

2. Nhà ở công nhân

7. Bể nước SH và TC

3. Nhà ăn tập thể


8. Khu vệ sinh chung, rãnh thoát nước.

4. Kho vật tư kỹ thuật

9. Hàng rào bảo vệ, Bốn góc bố trí đèn cao
áp chiếu sáng vào ban đêm.

5. Khu tập kết máy móc và thiết bị

10. Cổng và đường vào, bố trí chốt bảo vệ
gần cổng, hai bên cổng bố trí đèn báo hiệu,
biển báo công trường thi công, biển hạn chế
tốc độ.

Trang 12


III. TỔ CHỨC BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH THI CÔNG TRÊN CÔNG
TRƯỜNG:
1. Biện pháp tổ chức bộ máy điều hành, chỉ huy công trường
1.1. Giám đốc đại diện liên danh điều hành công trường:
- Là nguời chịu trách nhiệm trực tiếp về tiến độ thi công, chất lượng các
hạng mục công trình.
- Quan hệ với Kỹ sư tư vấn, các cơ quan có liên quan giải quyết các vấn
đề liên quan tới dự án.
- Chỉ đạo trực tiếp bằng mệnh lệnh, chỉ thị đến cán bộ kỹ thuật, thí
nghiệm, đo đạc và các đội thi công.
1.2. Chỉ huy trưởng công trường:
- Lập kế hoạch thi công, theo dõi việc thực hiện kế hoạch, thực hiện thiết
kế TCTC chi tiết, đề ra các biện pháp cải tiến công nghệ và giải quyết các vấn đề

kỹ thuật.
1.3. Cán bộ kỹ thuật:
Trực tiếp tham gia kiểm soát kỹ thuật thi công, chịu trách nhiệm về
chuyên môn trước chỉ huy trưởng công trừng và giám đốc.
1.4. Kế toán trưởng
- Giúp Giám đốc điều hành trong việc hạch toán kinh tế trong hoạt động
SXKD, đảm bảo vốn cho sản xuất.
1.5. Các đơn vị (đội) thi công
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành về chất lượng, tiến độ, kỹ
thuật, mỹ thuật các hạng mục công trình được giao.
- Phối hợp với các bộ phận và các đơn vị thi công khác cùng với Giám
đốc điều hành, các kỹ sư thi công đảm bảo dự án thi công theo đúng tiến độ và
an toàn lao động.
2. Biện pháp tổ chức quản lý nhân lực, thiết bị tại công trường:
2.1. Công tác tổ chức quản lý nhân lực
- Gồm những biện pháp sử dụng hợp lý: Lao động, bố trí công nhân trong
dây truyền sản xuất, chuyên môn hoá và hợp tác lao động một cách tối ưu. Có
biện pháp nâng cao năng suất lao động và kích thích lao động.
- Việc xác định số lượng các loại máy thi công, công nhân lái xe, thợ điều
khiển máy thi công, công nhân lao động thủ công căn cứ vào khối lượng công
tác và thời gian hoàn thành công việc theo kế hoạch được giao, có tính đến
những điều kiện cụ thể về: Công nghệ thi công, trình độ thực hiện định mức lao
động và nhiệm vụ tăng năng suất lao động.

Trang 13


2.2. Biện pháp tổ chức quản lý thiết bị tại công trường:
- Tận dụng tối đa việc sử dụng phương tiện cơ giới đảm bảo năng suất lao
động, chất lượng thi công, hạ giá thành, giải phóng được sức lao động thủ công.

- Công nghệ dây chuyền xây lắp chú trọng tới tính chất đồng bộ và sự cân
đối về năng suất máy với lao động thủ công. Căn cứ vào đặc điểm công trình,
công nghệ thi công xây lắp, tiến độ, khối lượng và các điều kiện khác trong thi
công để bố trí xe máy, thiết bị thi công cho phù hợp.
- Xe máy, vật tư cho thi công xây lắp được tổ chức quản lý sử dụng tập
trung và ổn định trong các đội thi công đảm bảo tính chuyên môn hoá cao.
- Công nhân lái xe, lái máy, điều khiển máy thi công được giao trách
nhiệm rõ ràng về quản lý sử dụng xe, máy cùng với nhiệm vụ sản xuất. Bố trí lái
xe, lái máy và thợ điều khiển máy thi công sao cho phù hợp với chuyên môn
được đào tạo và bậc thợ qui định đối với từng loại xe, máy thi công cụ thể.
- Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật cho từng loại xe máy.
- Những xe, máy thi công được đưa vào hoạt động, đảm bảo độ tin cậy về
kỹ thuật và an toàn lao động. Xe máy thi công được qua đăng kiểm trước khi
đưa vào thi công, thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký kiểm tra theo qui định của cơ
quan có thẩm quyền.
IV. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT CẤU KIỆN BÊ TÔNG
ĐÚC SẴN
1. Phạm vi công việc
Công tác sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn.
2. Chuẩn bị vật liệu:
- Vật liệu sử dụng trong cấu kiện bê tông, BTCT đúc sẵn thực hiện theo
quy định trong quy trình kỹ thuật cụ thể như sau:
2.1. Xi măng
- Xi măng PC30 sử dụng loại Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Hoàng Thạch, Bút Sơn
sản xuất từ công nghệ xản xuất xi măng lò quay, được đóng bao do đại lý tại địa
phương và các huyện lân cận, T.P Hoà Bình - tỉnh Hoà Bình cung cấp.
- Các bao xi măng phải kín không rách thủng. Ngày, tháng, năm sản xuất,
số hiệu xi măng được ghi rõ ràng trên các bao, có giấy chứng chỉ của nhà sản
xuất.
- Tuyệt đối không dùng xi măng kém chất lượng.

- Có kế hoạch sử dụng xi măng theo lô, khi cần thiết có thể dự trữ nhưng
thời gian dự trữ các lô xi măng không được quá 3 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Xi măng đưa vào công trường được thí nghiệm kiểm tra theo quy định.
- Không dùng xi măng mới nghiền, còn nóng để chế tạo bê tông.
- Vận chuyển, bảo quản xi măng tuân theo TCVN 2682 - 92.
Trang 14


- Xi măng phải thoả mãn tiêu chuẩn TCVN 4487 – 89.
2.2. Cốt thép
- Cốt thép đưa vào sử dụng cho thi công công trình đảm bảo đúng yêu
cầu, số hiệu và đường kính quy định trong bản vẽ, quy cách theo yêu cầu thiết
kế, theo TCVN 5574-91 (Thép xây dựng, cốt thép). Nhà thầu sẽ mua tại các đại
lý vật liệu xây dựng trong huyện và các vùng lân cận.
2.3. Cát
- Cát đưa vào sử dụng công trình: Cát đổ bê tông, cát xây, cát đắp nền có
nguồn gốc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và tiến độ thi công.
2.4. Đá dăm (cốt liêu thô)
Đá dăm sử dụng trong kết cấu BTCT được sản xuất từ các mỏ đá trong
huyện hoặc các huyện lân cận, lựa chọn đá có chất lượng.
2.5. Ván khuôn
- Ván khuôn:
+ Ván khuôn Nhà thầu sử dụng ván khuôn thép định hình. Trường hợp các
kết cấu nhỏ phức tạp Nhà thầu có thể sử dụng ván khuôn gỗ được thiết kế cho
từng loại kết cấu đảm bảo độ cứng, ổn định dễ tháo lắp, thuận lợi cho việc thi
công cốt thép, đổ và đầm bê tông.
+ Ván khuôn được ghép phẳng, tạo hình đúng kích thước của kết cấu,
ghép kín, khít đảm bảo không mất nước xi măng trong khi đổ, đầm bê tông.
+ Bề mặt ván khuôn tiếp xúc với bê tông được quét lớp chống dính có lý
tính và hoá tính phù hợp với công tác hoàn thiện và không ảnh hưởng đến cốt

thép và chất lượng của bê tông.
2.6. Nước
- Qua thăm dò khảo sát khu vực xây dựng, Nhà thầu sẽ sử dụng nước mà
nhân dân địa phương đang sử dụng sinh hoạt để thi công, dẫn nước vào bể chứa
phục vụ công tác sản xuất cấu kiện. Nước sử dụng để thi công đúc cấu kiện
BTCT, cũng như để bảo dưỡng và rửa vật liệu tuân theo tiêu chuẩn TCVN 4560
- 1987, 14 TCN72 - 88 đồng thời tuân thủ các quy định sau:
+ Không chứa khoáng dầu hoặc váng mỡ, dầu thảo mộc, đường và ô xít tự
do.
+ Lượng hợp chất hữu cơ ≤ 15 mg/l.
+ Độ PH: 4 ≤ PH ≤ 12,5.
+ Hàm lượng cloxit trong nước không được vượt quá 600mg/lít.
+ Hàm lượng Sunfat (S04) ≤ 1.000 mg/l.
+ Tổng lượng muối hoà tan ≤ 5.000 mg/l.
3. Sản xuất cấu kiện

Trang 15


Các tiêu chuẩn áp dụng trong sản xuất và kiểm tra, nghiệm thu đối với
công tác sản xuất cấu kiện BTCT đúc sẵn:
3.1. Các tiêu chuẩn áp dụng
+ Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống 16 - QĐ (22/01/1975).
+ Quy trình thí nghiệm bê tông xi măng 22 TCN 60 - 84.
+ Thí nghiệm xác định cường độ BTXM TCVN 3118 - 1993.
+ Bê tông nặng - lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử TCVN 31051993.
+ Bê tông nặng - phương pháp thử độ sụt TCVN 3106 - 1993.
3.2. Các tài liệu tham chiếu
+ Quy trình phân tích nước dùng trong công trình giao thông theo 22TCN
61-84.

+ Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Quy phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 4453 - 1995.
+ Cát, đá, sỏi xây dựng TCVN 1770 đến TCVN 1772 - 87.
+ Các tiêu chuẩn để thử xi măng TCVN 139 - 91.
+ Nước dùng cho BT và vữa (TCVN 4560-87; TCVN 2655 đến 2671 78).
+ Xi măng (TCVN 2682 - 92, TCVN 4029 - 85 đến 4032 - 85).
+ Cốt thép cho bê tông (TCVN 8874-91).
+ Thép xây dựng, công tác gia công cốt thép (TCVN 5574-91).
+ Công tác ván khuôn (TCVN 8874-91).
3.3. Công tác sản xuất cấu kiện BTCT đúc sẵn
3.3.1. Trình tự sản xuất cấu kiện BTCT đúc sẵn
Công tác sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn được tiến hành theo
trình tự như sau:
- Chuẩn bị mặt bằng sân bãi để sản xuất cấu kiện BTCT đúc sẵn, thí
nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu. Thiết kế thành phần cấp phối bê tông theo
mác bê tông quy định và trình TVGS chấp thuận.
- Gia công, lắp đặt cốt thép.
- Lắp ghép ván khuôn, thanh chống (ván khuôn thanh chống được lắp đặt
trên bề mặt nền đã được đổ bê tông xi măng vững chắc).
- Đổ bê tông kết cấu (cân đong, trộn, vận chuyển, đổ, đầm bê tông).
- Bảo dưỡng bê tông.
- Tháo dỡ ván khuôn, thanh chống, tiếp tục bảo dưỡng bê tông.

Trang 16


- Nghiệm thu kết cấu BTCT đúc sẵn trước khi lắp đặt.
3.3.2. Các yêu cầu kỹ thuật trong công đoạn sản xuất cấu kiện BTCT
đúc sẵn
a. Chuẩn bị mặt bằng sân bãi để sản xuất cấu kiện BTCT đúc sẵn

Nhà thầu bố trí mặt bằng bãi đúc bên trái tuyến trên mặt bằng bãi đúc có
bố trí: Kho bãi chứa vật liệu, bể nước, phục vụ thi công. Trên mặt bằng sân bãi
có phân ra khu: Đúc cấu kiện, bảo dưỡng cấu kiện, khu chứa cấu kiện thành
phẩm. Bãi đúc có kết cấu từ trên xuống dưới như sau:
+ Láng vữa mi măng M100 dày 2cm.
+ Đá dăm đệm dày 10cm.
+ Đất nền san phẳng, đầm chặt K95.
b. Công tác gia công, lắp đặt cốt thép
- Trước khi tiến hành công tác gia công cốt thép Nhà thầu sẽ trình Tư vấn
giám sát chứng nhận của Nhà sản xuất, tiến hành làm thí nghiệm kéo thép theo
quy định có sự chứng kiến của TVGS.
- Thống kê số lượng, vẽ kích thước gia công, quy cách từng loại thanh cốt
thép theo bản vẽ thiết kế của cấu kiện.
- Đối với cốt thép 6, 8 trước khi cắt sẽ thực hiện nắn thép bằng máy. Sau
đó dùng kìm cộng lực để tiến hành cắt thép. Với thép có đường kính   10 dùng
máy cắt uốn để cắt. Việc uốn thép được thực hiện bằng bàn uốn.
- Cốt thép ống cống tròn được buộc cuốn vòng, quá trình nối buộc đảm
bảo đủ số vòng và khoảng cách giữa các vòng liên kết với thanh thép dọc bằng
thép buộc 1mm. Thanh thép dọc vòng ngoài liên kết với các thanh thép dọc
vòng trong bằng phương pháp hàn.
- Tất cả các thanh cốt thép sau khi hàn, buộc liên kết chặt chẽ đúng
khoảng cách, số lượng, vị trí từng thanh được TVGS nghiệm thu mới triển khai
bước thi công tiếp theo.
c. Lắp ghép ván khuôn
- Ván khuôn, đà giáo được gia công lắp dựng đảm bảo đúng hình dáng
kích thước theo thiết kế, đồng thời tuân theo các kĩ thuật trong tiêu chuẩn
TCVN4453-95 và quy phạm QPTL D6-78.
- Nhà thầu sẽ sử dụng thép tấm CT3 dày 2mm làm ván khuôn định hình
để sản xuất cấu kiện BTCT đúc sẵn (ống cống, bản cống, cọc tiêu…). Đối với
ván khuôn ống cống xung quanh có sườn thép dày 3mm gia cường được hàn

chắc chắn với ván khuôn. Để đảm bảo dễ dàng trong việc tháo dỡ, lắp đặt ván
khuôn được chế tạo theo từng tấm. Các tấm ván khuôn được liên kết với nhau
bằng bu lông M12 -:- M14, đảm bảo vững chắc, an toàn chịu tải trọng tác dụng
trong quá trình thi công.

Trang 17


- Bề mặt trong ván khuôn (phần tiếp xúc với bê tông) được làm sạch trước
khi đặt cốt thép, đổ bê tông và được quét lớp dầu chống dính có chỉ tiêu cơ lý
không ảnh hưởng chất lượng bê tông. Đối với việc lắp dựng ván khuôn ống cống
sẽ lót mặt phần ống cống tiếp xúc với nền trên một lớp cát mỏng lót bằng vỏ bao
xi măng để đảm bảo bề mặt tiếp xúc được bằng phẳng và không bị mất nước khi
đổ bê tông.
- Ván khuôn sau khi lắp dựng xong tiến hành nghiệm thu trước khi đổ bê
tông. Sai số về vị trí kích thước của ván khuôn đã đặt so với thiết kế đảm bảo
không vượt quá trị số cho phép.
d. Công tác bê tông
Trong quá trình thi công Nhà thầu đảm bảo chất lượng vật liệu theo thiết
kế. Bê tông dùng trong quá trình đảm bảo mọi điều kiện của thiết kế và tuân
theo TCVN4453-1987.
Sau khi nhận được sự chấp thuận bằng văn bản của TVGS về các mẫu thí
nghiệm các loại vật liệu dùng trong công tác bê tông. Căn cứ vào cường độ yêu
cầu của từng cấu kiện Nhà thầu tiến hành thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông
ứng với từng loại mác bê tông sử dụng. Khi có sự thay đổi về đặc điểm hoặc
nguồn cung cấp các thành phần hỗn hợp Nhà thầu sẽ thực hiện công tác thiết kế
hỗn hợp bê tông mới trình TVGS chấp thuận. Nhà thầu chỉ tiến hành công tác đổ
bê tông đúc cấu kiện khi có sự chấp thuận bằng văn bản của TVGS về thành
phần bê tông thiết kế cho các cấu kiện đó. Nhà thầu sẽ tính toán số lượng, khối
lượng vật liệu đảm bảo cho từng loại bê tông.

- Thành phần của bê tông được thiết kế cho từng loại cốt liệu và từng loại
mác bê tông được TVGS chấp thuận trước khi sử dụng.
- Tại máy trộn bê tông có bảng kê cấp phối cho 1 mẻ trộn. Tại từng máy
có người đứng giám sát kiểm tra tỷ lệ cho khối trộn và từng kết cấu.
e. Cân đong vật liệu
Nhà thầu có biện pháp để thực hiện cân đong chính xác vật liệu cho khối
trộn bê tông phù hợp với quy định về trị số sai lệch cho phép như sau:
- Xi măng, phụ gia, nước là

:1% so với khối lượng.

- Cát, sỏi (đá dăm) là

:5% so với khối lượng.

Trong từng khối trộn Nhà thầu bảo đảm:
- Xi măng sử dụng xi măng PC30 được đóng bao.
- Khối lượng cát, đá được cân đong quy về thể tích tương đương khối
lượng.
- Nước được duy trì bằng cấp phối định sẵn trong máy trộn.
Nhà thầu sẽ dùng hộc thép có kích thước 41x60x41cm ≈ 0,1m 3, mặt trong
hộc có vạch rõ từng mức thể tích nhỏ để đong đá, cát, nước.
f. Trộn bê tông
Trang 18


Bê tông được trộn bằng máy đảm bảo quy trình như sau:
- Cho xi măng và cốt liệu vào thùng trộn, trộn cho đều.
- Sau đó cho nước vào máy trộn.
Do kết cấu nhỏ, số lượng sản xuất cấu kiện BTCT đúc sẵn không nhiều,

Nhà thầu trộn bê tông bằng máy trộn loại cưỡng bức 250l. Khi đảm bảo vòng
quay quy định mới xả bê tông ra. Khi trộn hỗn hợp bê tông được trộn tuân theo
tiêu chuẩn TCVN4433-95 và quy phạm QPTL D 6-78 đảm bảo theo quy định
sau:
- Thể tích toàn bộ vật liệu đổ vào máy trộn cho một lần phù hợp với dung
tích của máy, thể tích chênh lệch đảm bảo không vượt quá 10%.
- Không tự ý tăng, giảm tốc độ quay của máy trộn so với tốc độ quy định.
- Thời gian trộn một mẻ bê tông tính từ lúc đổ hết vật liệu vào máy cho
đến khi đổ ra được xác định thông qua thí nghiệm.
- Duy trì chế độ kiểm tra độ sụt của bê tông (độ sụt từ 6 -:- 8cm).
g. Vận chuyển bê tông
Nhà thầu thực hiện đúng theo quy định trong mục 43 chương 5 của tiêu
chuẩn TCVN 4453-95 đồng thời tuân theo các quy định sau:
- Công cụ và phương tiện vận chuyển đảm bảo cho hỗn hợp bê tông
không bị phân tầng, bị chảy nước xi măng và thay đổi tỷ lệ N/X do ảnh hưởng
của thời tiết.
- Năng lực và phương tiện vận chuyển có dung tích phù hợp tốc độ trộn,
khối lượng đảm bảo để hỗn hợp bê tông không bị ứ đọng.
- Thời gian lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển tuỳ thuộc vào
điều kiện thời tiết, nhiệt độ, loại bê tông và phụ gia sử dụng.
- Tại vị trí đổ bê tông ống cống có đặt phễu rót bê tông được chế
tạo bằng thép tấm, dày 1,0mm, đường phễu 35 -:- 40cm, đường kính ống 8 -:10cm. Phễu đổ bê tông được đặt thẳng đứng để đổ bê tông trực tiếp vào kết cấu.
Đối với bản cống khi đổ bê tông sẽ không cần dùng phễu mà đổ trực tiếp bê tông
vào thẳng kết cấu.
h. Đổ bê tông
- Vì khối lượng 1 cấu kiện đúc sẵn không lớn vì vậy bê tông được đổ liền
khối cho một kết cấu. Trong trường hợp đang đổ bê tông mà gặp mưa thì Nhà
thầu sẽ dùng bạt che chắn nước mưa và tập trung hoàn thành nốt cấu kiện còn
lại. Sau đó ngừng đổ bê tông ngay và có biện pháp che chắn, thoát nước cho bê
tông khỏi bị rỗ mặt và xói lở.

- Do cấu kiện có kích thước nhỏ (ngay ống cống cũng chỉ có kích thước
lớn nhất là 1,0m) nên sẽ đảm bảo chiều cao đổ không vượt quá 1,5m để tránh
hiện tượng phân tầng bê tông.

Trang 19


- Trong mọi trường hợp việc đổ hỗn hợp bê tông đảm bảo các quy định
sau:
+ Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí kích thước ván khuôn và chiều
dầy lớp bảo vệ cốt thép.
+ Không dùng đầm để san hỗn hợp bê tông.
+ Khi thấy dấu hiệu phân tầng trong hỗn hợp bê tông thì Nhà thầu có biện
pháp để đảo lại cho đến khi độ nhuyễn được phục hồi.
i. Đầm bê tông
- Đầm chặt bê tông bằng đầm dùi, đầm bàn. Thời gian đầm cho một lần
đổ từ 30 -:- 90 giây bảo đảm cho bê tông có độ đồng nhất và đặc chắc cao nhất,
dấu hiệu của việc đầm lèn bê tông đảm bảo để dừng là bê tông không ngót và
hết sủi bọt. Bê tông được đầm chặt liên tục xung quanh cốt thép và vào tận các
góc của ván khuôn để bê tông đặc chắc không có các vết rỗ tổ ong. Trong quá
trình thi công đảm bảo không đầm rung hỗn hợp bê tông thông qua cốt thép.
j. Bảo dưỡng bê tông
- Sau khi đổ bê tông được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ
cần thiết để đông kết và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đông
kết của bê tông. Phương pháp, quy trình và thời gian bảo dưỡng bê tông đều
tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn TCVN 5592-91.
- Việc bảo dưỡng bê tông được thực hiện chậm nhất là sau 10 -:- 12 giờ
sau khi đổ bê tông xong. Nếu trời nóng và gió khô hanh thì sau 2 -:- 3 giờ Nhà
thầu tiến hành bảo dưỡng. Thời gian bảo dưỡng ít nhất là 7 ngày.
- Bề mặt bê tông lộ khỏi ván khuôn của các cấu kiện được bảo dưỡng

ngay sau khi đổ bê tông, bằng cách phủ kín bao tải hoặc vật liệu thấm nước sau
đó tưới phun. Thời gian bảo dưỡng bê tông liên tục ít nhất là 7 ngày.
Trong thời kỳ bảo dưỡng, bê tông được bảo vệ chống các tác dụng cơ học
như rung động, lực xung kích, tải trọng và tác động có khả năng gây hại khác.
k. Tháo dỡ ván khuôn, thanh chống
Ván khuôn và thanh chống chỉ tháo dỡ khi bê tông đã đạt cường độ theo
quy định. Khi tháo dỡ ván khuôn, đà giáo phải tránh gây va chạm mạnh hoặc
ứng suất đột ngột làm hư hại đến kết cấu. Do các tấm ván khuôn để sản xuất cấu
kiện BTCT đúc sẵn bằng thép được liên kết với nhau bằng các bu lông M12 -:M14 do vậy khi tháo dỡ ván khuôn chỉ cần dùng Clê thông thường tiến hành
xoáy đai ốc để tháo bu lông.
- Các tấm ván khuôn thành đứng được tháo dỡ khi cường độ bê tông đạt
50 daN/cm2.
- Các kết cấu tấm ván khuôn đáy được tháo dỡ khi bê tông đảm bảo đạt
90% cường độ.

Trang 20


- Việc tháo dỡ ván khuôn, thanh chống được thực hiện nhẹ nhàng và tuân
thủ các trình tự quy định trong thi công.
4. Kiểm tra chất lượng bê tông và nghiệm thu cấu kiện BTCT đúc sẵn
Trong quá trình đổ bê tông nhà thầu tiến hành lấy mẫu thí nghiệm để xác
định cường độ, mẫu được bảo quản tại phòng thí nghiệm tại công trường và
được bảo dưỡng phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 3105-93.
- Mỗi hạng mục đổ bê tông, trong mỗi ca sản xuất đều lấy ít nhất 2 tổ mẫu
(dùng để ép sau 14 ngày và 28 ngày), mỗi tổ 3 viên. Mẫu lập phương có kích
thước 15 x 15 x 15 cm, mẫu được bảo dưỡng trong cùng điều kiện bảo dưỡng
của kết cấu bê tông tại hiện trường.
- Hình dạng bên ngoài của các cấu kiện đúc sẵn không được biến dạng,
rạn nứt, sứt mẻ, không có hiện tượng rỗ tổ ong hoặc sứt vỡ, lộ cốt thép và bề mặt

bị nhám, gồ ghề. Sai số về kích thước hình học nằm trong giới hạn cho phép đã
nêu trong ‘’Chỉ dẫn kỹ thuật’’.
- Mặt ngoài cấu kiện không được có vết nứt, khe nứt hay các khuyết tật
khác và không được xuất xưởng trước 14 ngày kể từ khi sản xuất.
5. Biện pháp đảm bảo chất lượng sản xuất cấu kiện BTCT đúc sẵn
Để đảm bảo chất lượng bê tông sẽ thường xuyên thực hiện nghiêm ngặt
chế độ kiểm tra.
- Kiểm tra ván khuôn: đảm bảo ván khuôn kín, khít, bằng phẳng đúng
kích thước hình học sau mỗi lần tháo lắp sử dụng luân chuyển và mức độ biến
dạng của ván khuôn trong quá trình đổ bê tông.
- Kiểm tra công tác gia công, lắp dựng cốt thép: đảm bảo đúng chủng loại
nhãn hiệu cốt thép đưa vào thi công. Gia công lắp dựng các thanh cốt thép đúng
hình dạng, kích thước, khoảng cách bố trí và số lượng từng loại thanh cốt thép.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng các loại vật liệu: Xi măng, cát, đá
dăm bằng các thí nghiệm kiểm chứng theo quy định có sự chứng kiến của
TVGS. Không tự ý thay đổi chủng loại vật tư (xi măng, cát, đá dăm, nước) khi
chưa có thiết kế mới về thành phần hỗn hợp bê tông, vữa xây. Việc thay đổi
chủng loại vật tư chỉ được thực hiện khi có thiết kế mới về thành phần hỗn hợp
và có sự nhất trí của TVGS.
- Duy trì đảm bảo cấp phối cho từng mẻ trộn.
- Đảm bảo các quy trình trộn, vận chuyển, đổ, đầm và bảo dưỡng bê tông.
- Trước khi đưa đến vị trí lắp đặt kết cấu đảm bảo cường độ theo quy định
(28 ngày tuổi), được nghiệm thu kiểm tra các kích thước cấu kiện.
V. CÔNG TÁC TRẮC ĐẠC
1. Định vị tim và hệ thống các hạng mục công trình

Trang 21


Sau khi nhận mặt bằng và hệ thống mốc thi công nhà thầu tiến hành đo

đạc kiểm tra địa hình, xác định tim cốt thi công. Căn cứ vào các mốc chuẩn đã
có trên mặt bằng công trường, dùng máy toàn đạc điện tử truyền toạ độ để xác
định tim của các hạng mục công trình trên mặt bằng thi công. Tim trục đã xác
định được đổ bê tông, xây bao bọc để bảo vệ trong quá trình thi công.
- Nhà thầu sử dụng máy toàn đạc kết hợp máy thuỷ bình xây dựng hệ
thống mốc cao độ phục vụ quá trình thi công. Các mốc cao độ được nằm ngoài
phạm vi xây dựng của công trình và được đổ bê tông bảo vệ.
2. Công tác định vị tim, cốt cho các hạng mục công trình
2.1. Định vị móng và cao độ cốt thi công
Trước khi thi công các hạng mục nhà thầu triển khai công tác trắc đạc,
định vị công trình. Sau đó xây dựng hệ thống mốc gửi để kiểm tra trong quá
trình thi công. Các mốc được lưu giữ bằng các cọc bê tông nằm ngoài phạm vi
công trình vào nơi ít có các phương tiện qua lại để tránh va đập làm sai lệch mốc
công trình. Định vị của mốc công trình bằng máy toàn đạc điện tử.
Sau khi thi công móng đến cao độ Nhà thầu tiến hành đo đạc kiểm tra lại
toàn bộ điểm định vị, cao độ móng công trình trước khi thi công công việc tiếp
theo.
2.2. Đo đạc kiểm tra trong quá trình thi công
Trong quá trình thi công Nhà thầu tiến hành đo đạc kiểm tra tim mốc và
cao độ của từng công việc và từng hạng mục. Các kết quả đo đạc được lưu giữ
để đối chiếu kiểm tra công trình trong thi công và theo dõi sau này.
Nhà thầu chuẩn bị các bảng biểu theo dõi quá trình thi công theo qui định
tiêu chuẩn TCXD 197-1997, lập qui trình kỹ thuật thi công các hạng mục công
trình trên cơ sở thiết bị của Nhà thầu và tiến độ thi công nhằm đảm bảo các yêu
cầu của hồ sơ thiết kế, qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn Nhà nước, của các ngành
và kỹ sư giám sát. Lập kế hoạch thi công chi tiết, qui định thời gian cho các
công tác, vị trí thiết bị, sơ đồ di chuyển trên hiện trường.
Sau khi kết thúc từng phần việc Nhà thầu tiến hành đo đạc kiểm tra vị trí,
cao trình báo cáo Chủ đầu tư nghiệm thu trước khi thi công công việc tiếp theo.


Trang 22


BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT
I. THI CÔNG CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC
1. Phạm vi công việc
- Công tác chính trong thi công hạng mục công trình thoát nước gồm:
+ Thi công cống đúc sẵn;.
+ Rãnh thoát nước theo các vị trí trong hồ sơ thiết kế.
2. Công tác chuẩn bị cấu kiện, vật liệu
2.1. Cấu kiện BTCT đúc sẵn
- Cấu kiện đúc được sản xuất tại bãi đúc cấu kiện của Nhà thầu. Cấu kiện
BTCT đúc sẵn đưa vào công trình để sử dụng được TVGS nghiệm thu đảm bảo
các chỉ tiêu kỹ thuật của kết cấu.
- Trước khi lắp đặt ống cống, bản cống BTCT, Nhà thầu sẽ kiểm tra
nghiệm thu ban đầu với từng cấu kiện... ngay tại công trường và tuân theo những
quy định đã nêu trong phần nghiệm thu cấu kiện BTCT đúc sẵn và không được
xuất xưởng trước 14 ngày kể từ khi sản xuất.
2.2. Vật liệu
2.2.1. Các loại vật tư, vật liệu
Xi măng, cốt thép, cát, nước, đá dăm, đưa vào sử dụng trong thi công đều
đảm bảo các yêu cầu như đã nêu trong mục “Sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép
đúc sẵn”.
Riêng đá xây, cát xây sẽ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
2.2.2. Đá xây
- Đá xây sử dụng đá sạch, rắn chắc và bền, đồng chất, không nứt nẻ,
không phong hoá có cường độ tối thiểu bằng 400kg/cm 2 được TVGS chấp
thuận, không dùng đá hộc tròn cạnh.
2.2.3. Cát xây
Cát dùng trong vữa xây dựng phải là cát sông thiên nhiên và đảm bảo các

yêu cầu trong bảng.

Trang 23


TT

Tên các chỉ tiêu

Mức theo mác vữa
≥ 75
< 75

1

Mô đun độ lớn không nhỏ hơn

0,7

1,5

2

Sét, á sét, các tạp chất ở dạng cục

Không

Không

3


Lượng hạt lớn hơn 5mm

Không

Không

4

KL thể tích xốp tính bằng kg/m3, không nhỏ hơn 1150

5
6
7
8

Hàm lượng muối gốc sunfat, sunfit tính ra SO3,
tính bằng % khối lượng cát, không lớn hơn
Hàm lượng bùn, bụi, sét tính bằng % khối lượng
cát, không lớn hơn
Lượng hạt nhỏ hơn 0,14mm, tính bằng % khối
lượng cát, không lớn hơn.
Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương
pháp so mầu, mầu của dung dịch trên cát không
sẫm hơn

1250

2


1

10

3

35

20

Mầu hai

Mầu
chuẩn

Trang 24


3. Thi công
- Do đường là cải tạo, nâng cấp và để đảm tiến độ và giao thông công
trường, trong quá trình thi công cống Liên danh nhà thầu tiến hành thi công đắp
đường tránh để đảm bảo lưu thông.
- Khi thi công đường tránh có lắp đặt 02 ống cống tròn D150. Trong quá
trình thi công cống thoát nước Nhà thầu sẽ chú ý không làm ảnh hưởng đến
công tác tiêu thoát nước hiện tại của đường và khu dân cư cũng như việc canh
tác thuỷ lợi bằng cách làm cống thoát nước tạm phục vụ thi công.
4. Bảo quản và vận chuyển ống cống, tấm bản cống, tấm đan
- Quá trình xếp và dỡ ống cống, tấm bản cống BTCT, tấm đan lên, xuống
ô tô được thao tác bằng hệ thống ròng rọc nâng hoặc bằng cần cẩu và được
TVGS chấp thuận. Không dỡ ống cống, tấm bản cống BTCT bằng cách đặt các

tấm ván lăn, trượt cấu kiện hoặc bất kỳ mặt nghiêng nào khác.
- Thiết bị nâng có đủ diện tiếp xúc ống cống, tấm bản cống để phòng hư
hại do lực tập trung.
5. Lắp đặt ống cống, tấm bản cống BTCT
- Các ống cống được đặt cẩn thận đúng vị trí, đúng độ dốc và cao độ thiết
kế, thẳng với trục dọc của cống và phù hợp với dòng chảy tự nhiên.
- Mặt trong và ngoài của ống cống bằng phẳng và nhẵn, toàn bộ đường
ống, bề mặt tấm bản cống không có vết nứt, vết rạn, vết rỗ tổ ong, chỗ sứt, bề
mặt sù sì.
6. Làm mối nối cống
- Mặt trong mối nối được chét kín bằng vật liệu chèn mối nối - VXM
M100. mặt ngoài mối nối quấn 2 lớp bao tải tẩm nhựa, bề rộng vệt quấn 25cm.
- Bề mặt tiếp xúc ở các ống cống sạch sẽ, ẩm khi bắt đầu chét vữa. Sau
khi trét vữa vào toàn bộ mặt phía trong của khe ống cống, gờ nối. Ống cống sẽ
được lắp vào đúng vị trí. Những chỗ trống còn lại trong khe nối được nhét kín
bằng vữa vòng quanh mối nối. Phía trong của mối nối được bảo dưỡng bằng bao
tải và giữ độ ẩm thường xuyên ít nhất 7 ngày. Bên trong ống cống lau sạch bụi,
vữa thừa và các vật liệu khác trong quá trình đặt ống và đảm bảo sạch sẽ khi
hoàn thành công việc.
II. THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG
1. Công tác dọn quang, xới đất, bóc vật liệu không thích hợp
- Trước khi thi công nền đường Nhà thầu sẽ tiến hành công việc dọn
quang và xới đất, bóc bỏ vật liệu không thích hợp gồm các công việc: Phát cây,
dãy cỏ, đào gốc cây, hót bỏ những mảnh vụn, cầy xới lớp đất mặt trong khu vực
xây dựng công trình và khu vực mỏ đất đắp hoặc thùng đấu theo phạm vi đã chỉ
ra trong các bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt.

Trang 25



×