Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Luận văn Một số biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.71 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-------------

ĐÀM CÔNG CHỈNH
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN
THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thái Sơn

HẢI PHÒNG, NĂM 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Một số biện pháp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
luận trong luậu văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Hải Phòng, ngày ... tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Đàm Công Chỉnh


ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, với tư cách
là người hướng dẫn khoa học, PGS.TS Nguyễn Thái Sơn - Trưởng khoa Tài
chính, Kế toán Trường Đại học Hải Phòng đã tận tình hướng dẫn, đưa ra
nhiều ý kiến định hướng để đề tài đi đúng hướng và giải quyết được các vấn
đề đặt ra có hiệu quả và thiết thực. Tác giải xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến
PGS.TS Nguyễn Thái Sơn đã giúp, định hướng tác giả hoàn thành đề tài luận
văn thạc sĩ này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ về
mặt thông tin, tài liệu hữu ích từ các cơ quan như: Chi cục Thống kê huyện
Thủy Nguyên; Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thủy
Nguyên…và các bạn bè, đồng nghiệp trong công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Trân trọng cảm ơn.
Hải Phòng, ngày ... tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Đàm Công Chỉnh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG

THÔN ........................................................................................................... 4
1.1. Cơ cấu kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế .................. 4
1.1.1. Khái niệm, phân loại và đặc trưng của cơ bản cơ cấu kinh tế............... 4
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế .............................................................................................. 12
1.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Việt Nam .... 19
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ................. 21
1.4. Đặc điểm và xu hướng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn ........................................................................................................... 233
1.4.1 Đặc điểm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn………..24
1.4.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ............................... 25
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ VÀ SỰ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN THỦY NGUYÊN.............. 29
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thủy Nguyên...................................... 29
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...................................................... 29
2.1.2. Dân số và nguồn nhân lực.................................................................. 29
2.1.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội thời kỳ 2006 - 2016..................................... 30
2.2. Mục tiêu, tầm nhìn phát triển kinh tế - xã hội huyện Thủy Nguyên đến
năm 2020, tầm nhìn 2030 ............................................................................ 31
2.2.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................. 31
2.2.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn đến 2020, tầm nhìn 2030 ........................... 32


iv
2.3. Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thủy Nguyên giai đoạn
2006 - 2016 ................................................................................................. 33
2.3.1. Tổng quan tình hình tăng trưởng kinh tế huyện Thủy Nguyên giai đoạn
2006 - 2016 ................................................................................................. 33
2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành .............................................. 34
2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế .......................... 43

2.4. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thủy Nguyên .... 44
2.4.1. Những kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
huyện Thủy Nguyên .................................................................................... 44
2.4.2. Những hạn chế trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện
Thủy Nguyên .............................................................................................. 45
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế huyện Thủy Nguyên ......................................................................... 46
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN 2030 ................ 47
3.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện đến 2030 ...................... 47
3.1.1. Hướng phát triển kinh tế huyện Thủy Nguyên trong thời gian tới ...... 47
3.1.2. Quan điểm phát triển kinh tế huyện Thủy Nguyên thời gian tới ......... 48
3.1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu huyện Thủy Nguyên đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................................... 49
3.2. Các biện pháp nâng cao, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thủy
Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 .......................................... 53
3.2.1. Biện pháp về cơ chế chính sách ......................................................... 53
3.2.2. Biện pháp về đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ........... 54
3.2.3. Biện pháp về khoa học và công nghệ, truyền thông và bảo vệ môi
trường .......................................................................................................... 55
3.2.4. Biện pháp về huy động vốn đầu tư ..................................................... 57
3.2.5. Biện pháp về phát triển nguồn nhân lực............................................. 61
3.2.6. Biện pháp về phía doanh nghiệp trên địa bàn huyện .......................... 63
KẾT LUẬN ................................................................................................. 65


v
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 66



vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải nghĩa

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

KCN

Khu công nghiệp

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GTNT

Giao thông nông thôn

HĐND

Hội đồng nhân dân


HTX

Hợp tác xã

ICOR

Chỉ số vốn – gia tăng đầu ra

KT-XH

Kinh tế xã hội

KHKT

Khoa học kỹ thuật

XDCB

Xây dựng cơ bản

KTTĐBB

Khu kinh tế trọng điểm Bắc bộ


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

2.1

Tên bảng
So sánh một số chỉ tiêu của huyện Thủy Nguyên với thành
phố Hải Phòng năm 2016

Trang
33

Tăng trưởng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế
2.2

huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2006-2016

36

Cơ cấu các ngành trong nội bộ ngành Nông lâm thủy sản
2.3

giai đoạn 2006-2016

37

Cơ cấu các ngành trong nội bộ ngành Công nghiệp-Xây
2.4
2.5

dựng giai đoạn 2006-2016
Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn


41
42

Cơ cấu kinh tế phân theo các thành phần kinh tế huyện
2.6

Thủy Nguyên giai đoạn 2006-2016 (trên địa bàn huyện)

45

Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện
3.1

Thủy Nguyên giai đoạn 2016-2030 (giá so sánh 2010)

51

Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh theo ngành huyện Thủy
3.2

Nguyên giai đoạn 2016-2030

52

Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế huyện Thủy
3.3
3.4

Nguyên giai đoạn 2016-2030
Nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2030


55

59


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công
cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã xác
định, thực hiện CNH, HĐH là con đường hiệu quả nhất để đưa Việt Nam
thoát khỏi nguy cơ tụt hậu về kinh tế-xã hội cũng như phát triển đất nước lên
một tầm cao mới. Một trong những nội dung quan trọng của quá trình CNH,
HĐH đó là việc tiến hành xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý trên phạm vi cả
nước và mỗi địa phương. Cùng chung tinh thần với cả nước, thành phố Hải
Phòng cũng xác định những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố
đến năm 2030 trong đó có nhấn mạnh việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hoàn
thiện, hợp lý và có hiệu quả. Đây được coi là một đòi hỏi tất yếu trong bối
cảnh hội nhập và phát triển hiện nay.
Xuất phát từ xu thế chung và những đòi hỏi thực tế của quá trình phát
triển đất nước, đồng thời quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương cũng
như thành phố Hải Phòng; huyện Thủy Nguyên cũng xem việc thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nhiệm vụ quan trọng, then chốt trong quá
trình phát triển của huyện.
Từ lâu, huyện Thủy Nguyên đã giữ một vị trí quan trọng trong sự phát
triển kinh tế-xã hội của thành phố Hải Phòng. Trong những năm qua, thực
hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng, Nhà nước, huyện
Thủy Nguyên đã phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn thách thức để thúc
đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng

giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng công nghiệp, dịch vụ đây là sự chuyển dịch
phù hợp với xu thế phát triển, cón tính quy luật. Tuy nhiên, cho đến nay, tốc
độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện diễn ra còn chậm, chưa tương xứng
với nguồn lực hiện có, các tiềm năng, thế mạnh chưa được khai thác hợp lý.
Điều này được thể hiện không chỉ ở giá trị sản xuất, quy mô, tốc độ chuyển
dịch cơ cấu ngành nghề, trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ, chất lượng
nguồn lao động…mà còn ở trình độ tổ chức quản lý sản xuất. Những yếu kém
trên trong thực tế đã trở thành các lực cản làm chậm đáng kể quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Chính vì vậy, khai thác nguồn


2
lực, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH
để đáp ứng những yêu cầu cấp thiết đặt ra trong sự phát triển của huyện Thủy
Nguyến đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Xuất phát từ thực tế đó, học viên chọn
đề tài nghiên cứu là “Một số biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào
nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thủy Nguyên, thành
phố Hải Phòng đến năm 2030.
Đưa ra định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của huyện Thủy Nguyên, khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện và phù
hợp với xu thế phát triển của thành phố Hải Phòng và Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ
Tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Đánh giá các nguồn lực, yếu tố tác động, ảnh hưởng đến cơ cấu và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thủy Nguyên.
Tổng hợp tư liệu, phân tích hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
huyện Thủy Nguyên giai đoạn 1994-2016. Đánh giá những thành tựu đạt
được và những hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Đưa ra những định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo
thành phần kinh tế và theo lãnh thổ của huyện Thủy Nguyên. Đồng thời đề
xuất những giải pháp để chuyển dịch cơ câu kinh tế huyện đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Tập trung vào thực trạng và kết quả về cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế huyện Thủy Nguyên từ 2006-2016.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Thủy Nguyên


3
- Về thời gian: Nghiên cứu cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2006-2016. Định hướng và đề xuất một số giải
pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đến 2020, tầm nhìn 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Phương pháp thu thập tài
liệu, số liệu; phương pháp thống kê toán học; phương pháp phân tích so sánh;
phương pháp logic; phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; luận văn
được trình bày trong 03 chương.
Chương 1: Tổng quan chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Chương 2: Đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế huyện Thủy Nguyên.

Chương 3: Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thủy
Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2030.


4
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN

1.1. Cơ cấu kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông thôn

1.1.1. Khái niệm, phân loại và đặc trưng của cơ bản cơ cấu kinh tế nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
* Khái niệm cơ cấu kinh tế
Việc phát triển nền kinh tế có hiệu quả là mục tiêu phấn đấu của mỗi
quốc gia. Muốn đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có một cơ cấu kinh tế hợp
lý xét trên góc độ các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành phần kinh
tế. Các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế phải được thể hiện cả về số lượng
cũng như về chất lượng và được xác định trong những giai đoạn nhất định,
phù hợp với những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia,
mỗi vùng, mỗi khu vực.
Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến, mà luôn vận
động chuyển dịch cần thiết, thích hợp với những biến động của điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội. Do đó, sự duy trì quá lâu hoặc thay đổi quá nhanh
chóng của cơ cấu kinh tế mà không tính đến sự phù hợp với những biến đổi
của tự nhiên, kinh tế, xã hội đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh
tế. Vì vậy việc duy trì hay thay đổi cơ cấu kinh tế không phải là mục tiêu, mà
chỉ là phương tiện của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế trong
quá trình vận động chuyển dịch nhanh hay chậm không phụ thuộc vào yếu tố
chủ quan mà phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết cho sự chuyển đổi, sự vận
động và phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, các mục tiêu kinh tế-xã hội

sẽ đạt được như thế nào. Nói cách khác, cơ cấu kinh tế biến đổi chính là kết
quả của quá trình phân công lao động xã hội, cơ cấu kinh tế phản ánh mối
quan hệ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành một tổng
thể kinh tế, các bộ phận này có những mối liên hệ hữu cơ với nhau, những tác
động qua lại cả về số lượng và chất lượng, các quan hệ tỷ lệ được hình thành
trong những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định, chúng luôn vận động và
hướng vào mục tiêu cụ thể [3, tr179].


5
Như vậy, cơ cấu kinh tế vừa mang tính chất khách quan, vừa mang tính
lịch sử xã hội, đồng thời luôn vận động và phát triển không ngừng, gắn với sự
phân công lao động, hợp tác kinh tế trong nước và quốc tế.
Ta có thể hiểu trực diện hơn, cơ cấu kinh tế là mối quan hệ và tỷ lệ giữa
các ngành trong nền kinh tế, mối quan hệ giữa các vùng kinh tế, giữa các
thành phần kinh tế. Từ đó có thể hiểu chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay
đổi tỷ trọng tương đối của các ngành, các bộ phận của mỗi ngành trong nền
kinh tế, sự thay đổi vị trí, vai trò của các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế
trong nền kinh tế quốc dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cấu trúc
nội tại và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế có hướng
đến mục tiêu xác định.
* Khái niệm cơ cấu kinh tế nông thôn
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể xem xét trên nhiều góc độ: kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh
tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc
trưng của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế
kinh tế…vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.
Xét về mặt kinh tế, kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều

ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ…trong đó nông nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu.
Xét về mặt kinh tế-xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành phần
kinh tế, như: kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước…xét về mặt
không gian, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như: vùng chuyên canh lúa,
vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả…
Từ đó có thể hiểu: cơ cấu kinh tế nông thôn là quan hệ tỷ lệ giữa các
ngành, các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn nông thôn có quan hệ hữu cơ với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau phát triển trong điều
kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội, trong một thời gian nhất định ở nông thôn
Cơ cấu kinh tế đó được thể hiện ở cả về mặt chất và mặt lượng. Cơ cấu kinh
tế có vai trò to lớn, ảnh hưởng chi phối đến đời sống vật chất và tinh thần ở
nông thôn [5, tr203].
Như vậy, giữa các bộ phận của cơ cấu kinh tế nông thôn có mối quan hệ
chặt chẽ không tách rời theo những tỷ lệ về lượng cũng như về chất. Cơ cấu


6
kinh tế nông thôn tồn tại khách quan nhưng không bất biến, mà luôn biến đổi
thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã
hội trong từng thời kỳ. Việc xác lập cơ cấu kinh tế nông thôn chính là giải
quyết mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất, giữa tự nhiên với con người trong khu vực nông thôn theo thời
gian và điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể.
1.1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế [3, 4].
Cơ cấu kinh tế gồm cơ cấu ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ), cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế.
* Cơ cấu ngành kinh tế
Đây là nội dung diễn ra sớm nhất và đóng vai trò quyết định trong các
nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong lịch sử kinh tế nhân loại thời kỳ

đầu, kinh tế nông thôn chủ yếu là nông nghiệp, về sau xã hội càng phát triển
thì phân công lao động càng cao, sự phân chia các ngành các sâu sắc. Đặc biệt
từ khi tiến hành công nghiệp hóa thì cơ cấu kinh tế nông thôn càng phân
ngành nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phân công lao động càng sâu sắc thì cơ cấu ngành càng đa dạng và tỉ mỉ.
Tiền đề của phân công lao động xã hội là khi năng suất lao động trong nông
nghiệp, mà trước hết và chủ yếu là năng suất lao động trong khu vực sản xuất
lương thực đạt ở một trình độ nhất định, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng
lương thực cần thiết cho xã hội, lúc này phân công lao động phát triển hơn
nữa giữa người sản xuất lương thực với người sản xuất nguyên liệu nông
nghiệp và cả trong lĩnh vực chăn nuôi…Đến chăn nuôi tách khỏi trồng trọt,
hình thành ngành mới trong nông nghiệp.
Vấn đề này, C.Mác đã chỉ rõ: “Lao động nông nghiệp là cái cơ sở tự
nhiên, không phải chỉ riêng cho lao động thặng dư trong lĩnh vực của bản thân
ngành nông nghiệp, mà nó còn là cái cơ sở tự nhiên để biến tất cả các ngành
lao động khác thành những ngành độc lập”.
Cùng với sự phân công lao động xã hội thì cơ cấu kinh tế nông thôn
cũng vận động và phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Khi năng suất lao
động trong nông nghiệp tăng lên, ngoài hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, con
người đã tìm kiếm và làm thêm nhiều công việc khác như phát triển ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp và đến một trình độ nhất định đã tách thành một


7
ngành sản xuất độc lập, đó chính là tiền thân của ngành công nghiệp nông
thôn ngày nay.
Xã hội càng phát triển, phân công lao động xã hội càng cao, thì có một
bộ phận dân cư tách khỏi khu vực sản xuất (nông nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp) chuyển sang lĩnh vực thương mại-dịch vụ để phục vụ cho nông
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chính điều này thúc đẩy sản xuất hàng hoá

phát triển.
Đến đây, cơ cấu kinh tế nông thôn đã hình thành đầy đủ các ngành:
Nông nghiệp-công nghiệp và dịch vụ, ở giai đoạn này cơ cấu kinh tế nông
thôn tuy đã hình thành đầy đủ nhưng các ngành vẫn còn đơn điệu, sơ khai.
- Ngành nông nghiệp
+ Theo nghĩa rộng: Nông nghiệp là tổ hợp các ngành gắn liền với các
quá trình sinh học gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Do sự phát
triển của phân công lao động xã hội, nên các ngành này tương đối độc lập
nhau, nhưng lại gắn bó mật thiết nhau trên địa bàn nông thôn.
+ Theo nghĩa hẹp: Nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi.
Trồng trọt được phân ra: trồng cây lượng thực, cây thực phẩm, cây công
nghiệp, cây thức ăn cho gia súc, cây ăn quả, cây dược liệu...
Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm...
Ngành lâm nghiệp: trồng và bảo vệ rừng, trồng cây phân tán, cây lấy gỗ...
Ngành thuỷ sản: bao gồm nuôi trồng và khai thác, đánh bắt thuỷ hải sản.
- Công nghiệp nông thôn:
Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp cả nước, là một
bộ phận cấu thành của kinh tế quốc gia, Nói đến công nghiệp nông thôn là đề
cập đến các ngành nghề, các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp có tính chất
công nghiệp ở nông thôn. Công nghiệp nông thôn là ngành bao gồm: Các hoạt
động của thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, các doanh
nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, các
hoạt động chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp khai thác với quy mô
vừa và nhỏ, hoạt động của nó gắn với kinh tế trên địa bàn nông thôn.
Công nghiệp nông thôn trước hết gắn chặt với sản xuất nông nghiệp, nó
tạo ra và cung cấp cho nông nghiệp, nông cụ và điều kiện tiến hành các quy
trình sản xuất nông nghiệp, cung cấp cho nông nghiệp máy móc, công cụ


8

chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu. Ngoài ra còn
cung cấp cho các máy móc, thiết bị, công cụ thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, sơ
chế, chế biến và vận chuyển nông sản.
Công nghiệp nông thôn gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại với nông nghiệp
và phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn. Công nghiệp nông thôn bao gồm:
+ Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản có ý nghĩa quan trọng, vô
cùng to lớn là nhân tố trực tiếp làm tăng giá trị nông sản hàng hoá, đáp ứng
nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên
thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp,
làm tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống cho nông dân.
+ Sản xuất công cụ thường, công cụ cải tiến và sửa chữa máy móc trong
nông thôn, góp phần đổi mới kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động cho ngành
nông nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và
nông thôn bên cạnh việc trang bị ngày càng nhiều thiết bị máy móc hiện đại,
nông nghiệp, nông thôn còn có nhu cầu công cụ thường, máy móc làm việc
đơn giản, những bộ phận này do chính công nghiệp nông thôn đảm nhiệm.
+ Ngoài ra công nghiệp nông thôn còn có các ngành nghề thủ công mỹ
nghệ, các ngành nghề truyền thống như: ươm tơ dệt lụa, đúc đồng, gốm sứ,
sơn mài, mây tre đan, dệt chiếu, thảm len....
- Dịch vụ:
Đây là ngành kinh tế ra đời gắn liền với phân công lao động xã hội ở
nông thôn xét về mặt lịch sử thì nó là sản phẩm của ngành nông nghiệp và
công nghiệp nông thôn, nhưng khi ra đời thì nó lại là bộ phận quan trọng gắn
bó và tác động thúc đẩy cho ngành nông nghiệp và công nghiệp nông thôn nói
riêng và kinh tế nông thôn nói chung nhanh chóng phát triển.
Dịch vụ nông thôn bao gồm: Ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, bưu điện,
thông tin liên lac; cung ứng điện nước và tiêu nước; sửa chữa máy móc và các
công cụ sản xuất; các hoạt động về dịch vụ y tế, văn hoá, thể thao...
* Cơ cấu vùng kinh tế
Phân công lao động xã hội theo ngành tất yếu sẽ kéo theo phân công lao

động xã hội theo lãnh thổ, đó là hai mặt của quá trình gắn bó hữu cơ với nhau.
Bởi lẽ phân công lao động xã hội theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên những
vùng, lãnh thổ nhất định.


9
Cơ cấu vùng kinh tế là sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ trong
phạm vi cả nước. Trong mỗi quốc gia thường có những điều kiện tự nhiên,
kinh tế-xã hội không giống nhau, vì vậy người ta thường chia lãnh thổ của
mỗi quốc gia ra thành nhiều vùng kinh tế khác nhau, mỗi vùng kinh tế có
những điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tương đối giống nhau, để xác lập cơ
cấu kinh tế trên từng vùng một cách hợp lý, nhằm khai thác có hiệu quả các
tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Tuy nhiên, việc bố trí cơ cấu ngành kinh
tế trên từng vùng không khép kín, mà phải theo cơ cấu mở, có sự liên kết giữa
các vùng và đặt trong mối quan hệ gắn bó với cơ cấu kinh tế của cả nước, đồng
thời hướng ra thị trường thế giới.
Cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội và nhu cầu của thị
trường, thì cơ cấu vùng kinh tế cũng có sự vận động và biến đổi cho phù hợp,
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Vì vậy, xu hướng của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng kinh tế là theo hướng đi vào chuyên môn hoá
và tập trung hoá vào sản xuất và dịch vụ, hình thành vùng sản xuất hàng hoá
lớn, tập trung có hiệu quả cao, mở rộng quan hệ với các vùng chuyên môn
khác, gắn kinh tế vùng với kinh tế cả nước. Điều này được Đảng ta khẳng
định: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ trên cơ sở khai triệt để các lợi thế,
tiềm năng của từng vùng, liên kết hỗ trợ nhau làm cho tất cả các vùng đều
phát triển” [1,75].
Thực tiễn cho thấy, để hình thành cơ cấu vùng kinh tế hợp lý trong khu
vực kinh tế nông thôn, trước hết hướng vào khu vực có lợi thế so sánh, đó là
những nơi có điều kiện về đất đai tốt, thời tiết thuận lợi, ôn hoà, vị trí giao
thông thuận lợi, gần trục giao thông quan trọng, gần thành phố, khu công

nghiệp, có điều kiện phát triển và mở rộng giao lưu kinh tế với thị trường
trong và ngoài nước có khả năng tiếp cận và hoà nhập nhanh chóng vào các
thị trường và hàng hoá dịch vụ khác. Song cũng cần thấy rằng: so với cơ cấu
kinh tế ngành kinh tế, thì cơ cấu vùng thường có tính chất trì trệ hơn.
* Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế ở nông thôn là thể hiện vị trí, vai trò, mối
quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong nông thôn, cơ cấu thành phần kinh
tế không phải là một tập hợp đơn giản các thành phần kinh tế với nhau, mà cơ
cấu ấy phải đảm bảo các yêu cầu sau:


10
Một là, phải đảm bảo cho kinh tế nông thôn phát triển đúng định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Hai là, cơ cấu phải hợp lý để sử dụng và khai thác tối đa các nguồn lực ở
nông thôn.
Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, điểm xuất
phát là một nước nông nghiệp lạc hậu, cho nên trình độ của lực lượng sản
xuất rất thấp và phát triển không đều, do đó tất yếu tồn tại nhiều thành phần
kinh tế. Theo V.I.Lênin: đặc trưng kinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là nền kinh tế nhiều thành phần. Người chỉ rõ các nước đi lên
chủ nghĩa xã hội phổ biến có 03 thành phần kinh tế cơ bản: kinh tế xã hội chủ
nghĩa, kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ.
Vận dụng tư tưởng kinh tế ấy của Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam, Đảng ta xác định: “Nền kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp,
nông thôn tồn tại lâu dài, mỗi thành phần có một vị trí, vai trò riêng và đều
được khuyến khích phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Do chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa, nửa
phong kiến nên tất yếu tồn tại những hình thức mang tính xã hội hoá thấp như
kinh tế cá thể, tiểu chủ của những người nông dân, thợ thủ công, những người

làm thương mại, dịch vụ nhỏ trên địa bàn nông thôn.
Các thành phần kinh tế ở nông thôn tồn tại do yêu cầu giải phóng sức sản
xuất, khơi dậy và khai thác hết tiềm năng của các thành phần kinh tế, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông thôn, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Kinh tế nông thôn nước ta có những thành phần kinh tế cơ bản sau: kinh
tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân...
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là một bộ phận hợp
thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình
đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh lành mạnh.
Kinh tế nhà nước giữa vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để
Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện
thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể
ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư
nhân có vai trò quan trọng, là một trong những độc lực của nền kinh tế. [1,101].


11
+ Kinh tế Nhà nước gồm: các doanh nghiệp nhà nước ở nông thôn nước
ta có nhiều hình thức như: nông trường, lâm trường, công ty thuỷ nông, các
doanh nghiệp nhà nước nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông sản, thương
nghiệp, dịch vụ nông nghiệp...
+ Kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã ra đời và phát triển ở nông thôn.
Kinh tế tập thể ra đời là do yêu cầu hiệu quả sản xuất và đời sống xã hội của
từng thành viên. Kinh tế tập thể đảm đương những khâu mà từng hộ gia đình
không có khả năng làm và làm kém hiệu quả. Vai trò của nó là góp phần tích
cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn
mới ngày càng văn minh hiện đại theo hướng công nghiệp và đô thị.
+ Kinh tế tư nhân gồm: Kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân. Đây là
thành phần kinh tế có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nông

nghiệp và kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay. Kinh tế tư nhân có vai trò
quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.
Ngoài ra, hiện nay, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư vào khu
vực nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
1.1.1.3. Đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế nông thôn
Một là, tính khách quan: Cơ cấu kinh tế nông thôn hình thành và phát
triển mang tính khách quan, sự vận động và biến đổi cơ cấu kinh tế nông thôn
phụ thuộc và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động
xã hội. Do vậy, không thể áp đặt một cách chủ quan nóng vội một cơ cấu kinh
tế nào đó khi các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội chưa đòi hỏi.
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang bùng
nổ, việc ứng dụng cuộc cách mạng ấy, đặc biệt là công nghệ sinh học đã tạo
ra nhiều giống cây con mới cho năng suất, chất lượng cao, đem lại hiệu quả
kinh tế lớn, đang là nhân tố tác động làm dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu kinh tế
và kinh tế nông thôn, tạo ra một cơ cấu mới ở nông thôn có trình độ thích ứng
rộng hơn và hiệu quả hơn.
Cơ cấu kinh tế nông thôn được hình thành và biến đổi mang tính khách
quan, do đó đòi hỏi con người phải nhận thức được đầy đủ các quy luật (quy
luật kinh tế và quy luật tự nhiên), trên cơ sở đó xác lập, biến đổi và phát triển
cơ cấu kinh tế nông thôn sao cho ngày càng hợp lý và hiệu quả.


12
Hai là, tính lịch sử-xã hội: Cơ cấu kinh tế nông thôn không bất biến mà
luôn vận động, biến đổi và chuyển dịch cho phù hợp với những điều kiện tự
nhiên, kinh tế-xã hội và tiến bộ của khoa học, công nghệ. Sự biến đổi của các
điều kiện trên, kéo theo sự chuyển hóa, biến đổi các bộ phận kinh tế trong hệ
thống kinh tế nông thôn, do đó cũng làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn biến
đổi, chuyển dịch theo để hình thành cơ cấu kinh tế mới thay thế cơ cấu kinh tế
cũ không còn phù hợp với thực trạng mà trước đây vốn đã phù hợp với chính

bản thân nó.
Ba là, cơ cấu kinh tế nông thôn luôn vận động và phát triển theo hướng
ngày càng hợp lý, hoàn thiện và hiệu quả: Việc xác lập cơ cấu kinh tế nông
thôn hợp lý trong một không gian lãnh thổ nhất định có ý nghĩa to lớn, vì nó
tạo ra hiệu quả kinh tế-xã hội cao. Tuy nhiên, ngày nay phân công lao động xã
hội đã vượt qua phạm vi quốc gia, hình thành phân công lao động quốc tế,
điều đó đòi hỏi xác định cơ cấu kinh tế không chỉ dựa vào các yếu tố nội lực,
mà phải khai thác hiệu quả nguồn lực bên ngoài.
Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại, đặc biệt là công nghệ sinh học đã làm thay đổi nhận thức trong phát triển
kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhiều quan niệm mới đã xuất
hiện như: nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, phát triển công nghệ vi
sinh…đã có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
1.1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn
* Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tê là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái
kinh tế này sang trạng thái cơ cấu kinh tế khác cho phù hợp với môi trường
phát triển. Về thực chất đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên cả ba mặt (ngành, lãnh
thồ và thành phần kinh tế) nhằm hướng sự phát triển của cả nền kinh tế vào
các chiến lược kinh tế-xã hội đã đề ra cho từng thời kỳ [6, tr209].
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta thực chất là quá trình cải biến kinh
tế-xã hội từ lạc hậu mang tính chất tự cung, tự cấp bước sang việc chuyên


13
môn hóa hợp lý, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, trên cơ sở tạo ra

năng suất và nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế. Quá trình chuyển
dịch này không chỉ diễn ra giữa các ngành của nền kinh tế mà bắt đầu từ nội
bộ của ngành kinh tế đó theo xu hướng nhất định [4, tr535].
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên cơ sở một cơ cấu kinh tế
hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu
hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung
cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
* Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là sự thay đổi cấu trúc nội tại và
mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn.
Trên thực tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là sự thay đổi tỷ trọng
tương đối của các ngành, các bộ phận của mỗi ngành, sự thay đổi vị trí, vai trò
của các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế nông thôn.
Cơ cấu kinh tế nông thôn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong cơ cấu
kinh tế quốc dân, do đó, cơ cấu kinh tế nông thôn là một nội dung quan trọng
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia [4,537].
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Quá trình hình thành và phát triển của cơ cấu kinh tế nông thôn chịu sự
tác động chi phối của nhiều nhân tố khác nhau, điều kiện tự nhiên và kinh tếxã hội có vai trò và tác động to lớn đến việc hình thành và phát triển của cơ
cấu kinh tế nông thôn. Do vậy, việc nghiên cứu vai trò và tác động của từng
nhân tố có ý nghĩa quan trọng, nhằm phát huy những nhân tố tích cực và hạn
chế những nhân tố kìm hãm để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn nước ta theo hướng tiến bộ.
Một là: những nhân tố về mặt tự nhiên
Nhân tố tự nhiên (điều kiện tự nhiên) bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời
tiết, hệ sinh thái, đất đai, tài nguyên, khoáng sản khác…có ảnh hưởng đến sự
hình thành vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông thôn. Sự tác động và
ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên tới nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn
không giống nhau. Trong các nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn, thì cơ

cấu ngành và cơ cấu vùng chịu sự ảnh hưởng nhiều bởi nhân tố tự nhiên, còn


14
cơ cấu thành phần kinh tế chịu sự ảnh hưởng ít hơn. Các nhân tố đất đai, thời
tiết, vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nông nghiệp.
Mỗi quốc gia, mỗi vùng có vị trí khác nhau, do đó có điều kiện tự nhiên
cũng khác nhau, từ đó dẫn đến sự khác nhau về quy mô, số lượng các ngành
kinh tế trong nông thôn, đặc biệt là ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ các điều kiện tự nhiên. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa các
vùng làm cho quy mô, số lượng của các ngành giữa các vùng cũng khác nhau
và chính sự khác nhau về quy mô, số lượng của các ngành dẫn đến sự khác
nhau về cơ cấu giữa các vùng.
Hai là: Những nhân tố về kinh tế-xã hội
Nhân tố thị trường: Trong kinh tế thị trường, thị trường vừa là căn cứ
vừa là đối tượng của kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tức
là sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Là phải căn cứ vào
nhu cầu thị trường. Thị trường không chỉ phản ánh và phụ thuộc vào trình độ
phát triển của nền sản xuất hàng hóa, mà bản thân nó lại là nhân tố kích thích,
là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy các chủ thể kinh doanh
không ngừng đổi mới kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý để giành ưu thế
cạnh tranh trên thị trường. Thị trường cũng có tác động điều tiết các quan hệ
kinh tế, góp phần vào việc phân bổ tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các
ngành, các vùng kinh tế, hình thành những cân đối kinh tế khách quan trong
quá trình phát triển. Như vậy, trong nền kinh tế hàng hóa, nhân tố thị trường
có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, sự hình thành và biến đổi
cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng.
C.Mác chỉ rõ: “Khi thị trường, nghĩa là lĩnh vực trao đổi rộng ra thì quy
mô sản xuất cũng tăng lên và sự phân công trong sản xuất cũng biến đổi theo”.
Trong nền sản xuất hàng hóa, người ta chỉ sản xuất và đem ra thị trường bán

những sản phẩm mà họ cảm thấy chúng đem lại lợi nhuận thỏa đáng. Do vậy,
thông qua quan hệ cung-cầu trên thị trường, mà tín hiệu của nó chính là giá cả
thị trường sẽ tác động đến người sản xuất nên mở rộng hay thu hẹp quy mô
sản xuất.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng cao
và đa dạng, nói đòi hỏi thị trường phải đáp ứng cho được nhu cầu đó. Điều
này quy định sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp
với xu hướng biến động và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Ngoài nhu


15
cầu về lương thực, thì các nhu cầu về thịt, cá, trừng, sữa, thức uống…có xu
hướng tăng lên, sẽ tác động đến cơ cấu cây trồng, phát triển đàn gia súc, gia
cầm từ đó làm tăng các loại hình dịch vụ ở nông thôn. Nhu cầu đời sống con
người còn đòi hỏi nhiều sản phẩm ngoài nông nghiệp, tất yếu mộ bộ phận
nông nghiệp sẽ chuyển sang làm nghề khác, khôi phục và phát triến các làng
nghề truyền thống, phát triển tiểu thủ công nghiệp…Như vậy, thị trường có
tác động đến cơ cấu kinh tế nông thôn làm chuyển đổi nền công nghiệp độc
canh, thuần nông sang đa canh, mở rộng các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn.
Như vậy, bản thân thị trường cũng chứa đựng những mặt tích cực, lẫn
tiêu cực và đồng thời tác động đến sản xuất, ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế
nông thôn. Để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn có hiệu quả,
cần phát huy tối đa mặt tích cực của thị trường, đồng thời tìm ra những giải
pháp hữu hiệu ổn định sản xuất, hạn chế tối đa mặt tiêu cực của nó, làm được
điều đó sản xuất ổn định và kinh tế nông thôn không ngừng phát triển.
Nhân tố khoa học và công nghệ: Ngày nay khoa học và công nghệ trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nó có vai trò to lớn đối với sự biến đổi cơ
cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng, đặc biệt là quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Việc phát triển khoa học và công
nghệ cùng với khả năng ứng dụng của chúng vào sản xuất nông nghiệp, nông

thôn sẽ làm thay đổi chất lượng năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang tạo ra sự chuyển biến
cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp, nổi bật là việc tạo ra các giống cây
trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn. Đây chính là
động lực tạo nên sự phát triển mạnh mẽ kinh tế-xã hội nông thôn.
Nhờ ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ đặc biệt là công nghệ
sinh học trong sản xuất như tạo giống cây, con mới, công nghệ chế biến và
bảo quản nông sản, hàng hoá sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện phân
công lao động xã hội ở nông thôn, tạo thêm ngành nghề mới, giải quyết việc
làm ở nông thôn. Chính sự tác động của khoa học và công nghệ sẽ thúc đẩy
quá trình đa dạng hoá cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hình thành nhiều ngành
nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, làm biến đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng hiện đại và có hiệu quả hơn.
Nhân tố con người (nguồn lao động): Nguồn lao động là một bộ phận
của dân số, trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những


16
người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm. Đây là nhân tố
quyết định trong việc hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
Cơ cấu kinh tế nông thôn mang tính khách quan, nhưng sự hình thành và
biến đổi nhanh hay chậm, hợp lý hay không hợp lý lại do tác động của con
người. Chính con người tạo ra những điều kiện cần thiết thúc đẩy sự hoàn
thiện và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói
riêng. Do vậy, cơ cấu kinh tế hoàn thiện đến đâu, cơ cấu kinh tế nông thôn
chuyển dịch nhanh hay chậm phụ thuộc vào trình độ học vấn, trình độ chuyên
môn kỹ thuật của con người.
Ở những vùng người lao động có tay nghề cao, có trình độ canh tác cao
hơn thì sẽ có điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn và
đặc biệt nó sẽ có điều kiện thuận lợi cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

thôn theo hướng hiện đại. Ngoài ra, mật độ dân số và số lượng lao động của
từng vùng nhiều hay ít cũng ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế nông thôn. Những
vùng có mật độ lao động cao sẽ tạo điều kiện để lựa chọn các ngành sản xuât
đòi hỏi nhiều lao động. Nếu mật độ dân số, mật độ dân số quá cao đòi hỏi cơ
cấu kinh tế nông thôn phải chuyển đổi nhanh nhằm giải quyết việc làm và
khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác ở nông thôn. Ngược lại, ở
những vùng mật độ lao động thấp thì thường chọn những ngành đòi hỏi sử
dụng ít lao động.
Ngoài ra, phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc cũng là yếu tố có
ảnh hưởng nhất định đến cơ cấu kinh tế nông thôn. Những nơi có tập quán
canh tác lạc hậu chắc chắn sự chuyển dịch cơ cấu sẽ chậm và gặp nhiều khó
khăn. Ngược lại, ở những nơi có tập quán truyền thống sản xuất tiến bộ thì
việc chuyển đổi kinh tế sẽ thuận lợi và dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Nhân tố vốn đầu tư và kết cấu hạ tầng nông thôn: Nếu như con người là
nhân tố quyết định thì vốn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình
thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
Trong quá trình chuyển đổi, cơ cấu kinh tế nông thôn sẽ chuyển dịch
theo hướng: phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, các ngành công nghiệp và
dịch vụ ở nông thôn ngày một tăng lên. Việc phát triển và mở rộng các ngành
mới ở nông thôn đòi hỏi phải có vốn đầu tư khá lớn và sử dụng có hiệu quả
cao. Nguồn vốn nhà nước để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn,
nguồn vốn tín dụng giành cho sản xuất nông nghiệp và ngành nghề mới ở


17
nông thôn là cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi lẽ hiện nay thu
nhập của cư dân nông thôn còn thấp, chưa đủ sức tích lũy đầu tư cho sự phát
triển, mà rất cần sự giúp đỡ của nhà nước. Tuy nhiên, nguồn vốn tích lũy từ
nội bộ ngành nông nghiệp, nông thôn cũng có ảnh hưởng lớn đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn.

Kết cấu hạ tầng ở nông thôn: đây là điều kiện tiên quyết để phát triển
kinh tế nông thôn. Kết cấu hạ tầng phát triển sẽ đảm bảo kinh tế hàng hóa
phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông thôn. Các
công trình hạ tầng nông thôn gồm: hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ
thống điện, cung cấp nước, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế…
Kết cấu hạ tầng nông thôn có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và
phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, chi phối trình độ kỹ thuật
và công nghệ...do đó nó là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng
và chi phối sự hình thành, vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông thôn.
Thực tiễn đã chứng minh, ở những vùng có kết cấu hạ tầng phát triển,
đặc biệt là công trình kỹ thuật phát triển thì ở đó điều kiện phát triển các
ngành chuyên môn hoá, là điều kiện để ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các
ngành kinh tế. Ngược lại, những vùng có kết cấu hạ tầng kém phát triển thì
quá trình hình thành và phát triển của các ngành sản xuất, các vùng chuyên
môn hoá cũng như quá trình đưa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất vì
thế cũng bị kìm hãm.
Nhân tố phát triển công nghiệp và đô thị: Sự phát triển của các khu công
nghiệp và đô thị là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế nông
thôn. Bởi lẽ phát triển các khu công nghiệp và đô thị sẽ làm tăng nhu cầu và
làm nảy sinh những nhu cầu mới về các loại sản phẩm, dịch vụ kéo theo sự
phân bố lại sản xuất để đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm cho sản xuất và
đời sống ở đô thị. Đây là nhân tố kích thích nông nghiệp đa dạng và các
ngành nghề mới trong nông thôn.
Chẳng hạn ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi khối lượng nguyên liệu
lớn, hay tốc độ xây dựng đô thị sẽ tác động làm phát triển ngành công nghiệp
vật liệu xây dựng nông thôn; từ đó kéo theo ngành vận tải, thương nghiệp,
dịch vụ khác ở nông thôn cũng phát triển, làm biến đổi cơ cấu kinh tế nông
thôn theo hướng tiến bộ, phù hợp.



×