Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỀ THI dự bị và đáp án GVG TỈNH NGHỆ AN môn hóa năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.36 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
ĐỀ DỰ BỊ
(Đề có 02 trang)

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THPT
NĂM 2019
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1.(4,0 điểm)
1. “Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” là một tiêu chí
quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Tiêu chí 6, Tiêu chuẩn 2, Điều
5, Thông tư số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Anh (Chị) cần làm gì để thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
hướng phát triển năng lực trong giai đoạn hiện nay?
2. Định hướng về phương pháp giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nội
dung: “Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích
cực hóa hoạt động học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho
học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích
học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của
bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ
năng đã tích lũy được để phát triển ” (Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo).
Là giáo viên, anh (chị) cần làm gì trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp để góp phần
phát triển khả năng tự học cho học sinh?
Câu 2.(5,0 điểm) Cho học liệu:
“3. Kim loại kiềm tác dụng với nước
Kim loại kiềm khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường, giải phóng khí hiđro.
2K + 2H2O  2KOH + H2


Từ Li đến Cs phản ứng với nước xảy ra ngày càng mãnh liệt. Natri bị nóng chảy và chạy trên
mặt nước. Kali tự bùng cháy, rubiđi và xesi phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước. Vì kim
loại kiềm dễ tác dụng với nước, với oxi trong không khí nên để bảo quản, người ta ngâm chìm
các kim loại kiềm trong dầu hỏa.” (Trích bài 25. Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của
kim loại kiềm – SKG Hóa học 12 – Nhà xuất bản giáo dục 2016).
Anh (Chị) hãy thiết kế hoạt động hình thành kiến thức khi dạy học mục 3. Kim loại kiềm tác
dụng với nước ở học liệu trên, theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Câu 3.(6,0 điểm) Thầy (cô) hãy giải và hướng dẫn học sinh giải các bài tập sau:
1. Hòa tan hết 5,6 gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, BaO (trong X, oxi chiếm 10%
về khối lượng) vào nước, thu được 100 ml dung dịch Y và 0,672 lít khí H2 (đktc). Cho hết Y
vào 100 ml dung dịch HCl 1,5M, thu được 200 ml dung dịch Z. Tính pH của dung dịch Z.
2. Hỗn hợp X gồm Glu – Gly – Ala, Glu – Ala – Glu – Gly, Ala – Gly. Biết 0,25 mol X
phản ứng được tối đa với 1,20 mol NaOH trong dung dịch đun nóng. Mặt khác, cho 0,25 mol
X tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
dung dịch chứa m gam muối. Tính giá trị m.


3. Cho 0,075 mol khí Cl2 tác dụng hết với 13,44 gam kim loại M, thu được hỗn hợp X.
Cho X tác dụng với H2SO4 đặc, dư, đun nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
6,384 lít khí (đktc). Biết SO2 là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4. Xác định kim loại M.
4. Hỗn hợp E gồm (COOCH3)2, CH2 = CH – COOH và hai hyđrocacbon mạch hở. Đốt
cháy hoàn toàn 0,30 mol hỗn hợp E cần 1,45 mol O2, thu được CO2 và 18 gam H2O. Mặt khác,
0,30 mol E tác dụng được tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Tính giá trị của x.
Câu 4.(5,0 điểm) Thí nghiệm. Tính oxi hóa của axit nitric.
Lấy vào ống nghiệm thứ nhất 0,5 ml dung dịch HNO3 đặc (68%) và ống nghiệm thứ hai
0,5 ml dung dịch HNO3 loãng (15%). Cho vào mỗi ống nghiệm một mảnh nhỏ đồng kim loại.
Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. Đun nhẹ ống nghiệm thứ hai. Quan sát
màu của các khí bay ra và màu của dung dịch trong mỗi ống nghiệm (Trích bài thực hành số 2
trang 63 – SGK Hóa học 11).
Anh (Chị) hãy thiết kế 4 câu hỏi/bài tập ở 4 mức độ (biết, hiểu, vận dụng, vận dụng cao)

để giao cho học sinh, sau khi tiến hành thí nghiệm trên. Yêu cầu các câu hỏi/bài tập có kèm
theo câu trả lời/lời giải.
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Al = 27; Na = 23;
Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ba = 137.
----------------Hết---------------Giáo viên dự thi không sử dụng tài liệu (kể cả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học).
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên giáo viên dự thi:………………………… Số báo danh: ……….…………
Chữ ký cán bộ coi thi số 1: ……………..…Chữ ký cán bộ coi thi số 2: …….…….……


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1
(4,0đ)
1a

1b

Câu 2
(5,0đ)

Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh theo địnhhướng phát triển năng lực cần
đạt được một số yêu cầu sau:
- Thực hiện biên soạn đề kiểm tra định kỳ theo ma trận.
- Giảm dần câu hỏi tái hiện kiến thức; tăng cường các câu hỏi vận dụng kiến thức, kỹ

năng để giải quyết vấn đề/tình huống trong kiểm tra, đánh giá.
- Ngoài đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra, còn chú trọng đánh
giá thông qua hồ sơ học tập, kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên cứu KHKT, kết quả
thực hành, thí nghiệm; bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video...); sử dụng kết quả
đánh giá thay thế cho một số bài kiểm tra.
- Kịp thời động viên, khích lệ sự tiến bộ, cố gắng vươn lên của học sinh; điều chỉnh quá
trình dạy học vì sự tiến bộ của học sinh.
Một số hoạt động giáo viên cần làmđể góp phần phát triển khả năng tự học cho học
sinh trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp:
- Xây dựng/thiết kế các nhiệm vụ học tập cho học sinh rõ về mục tiêu cần đạt; cách thức
thực hiện; phù hợp với đối tượng.
- Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ:

2.0
điểm
0.75
0.5

+ Tạo sự hứng thú cho học sinh khi nhận nhiệm vụ (nhiệm vụ học tập đa dạng, vừa sức,
phong phú về các hình thức thể hiện).
+ Lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động để mỗi học sinh chủ động thực hiện nhiệm
vụ; dành nhiều thời gian để học sinh được trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của
mình.
+ Quan sát, hướng dẫn, thực hiện kịp thời các phương án hỗ trợ học sinh giải quyết các
khó khăn.
+ Quan tâm rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng: phát hiện vấn đề và con đường, cách
thức giải quyết vấn đề; chọn, đọc tài liệu; biết cách tự ghi chép, khắc sâu các kiến thức
trong quá trình học tập,…
- Kịp thời ghi nhận, động viên, khích lệ kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.


0.25

- Định hướng, gợi mở các vấn đề nghiên cứu; hướng dẫn học sinh tìm kiếm tài liệu, học
liệu, tích lũy kinh nghiệm, thực hiện các hoạt động trải nghiệm,…
Anh (Chị) hãy thiết kế hoạt động hình thành kiến thức khi dạy học mục 5. Nhôm tác
dụng với dung dung dịch kiềm ở học liệu trên, theo định hướng phát triển năng lực cho
học sinh.

0.25

a. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ HS biết kim loại Al có tính khử;
+ HS hiểu kim loại Al có tính khử khá mạnh: phản ứng được với dung dịch kiềm.
- Kỹ năng:
+ Dự đoán, kiểm tra được bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học;

1,5
0,5

0.5

0.25
2.0
điểm
0.5

0.25

0.25

0.25

0.25

0,25


Câu 3
(6,0đ)

+ Viết được pthh của phản ứng và giải được các bài tập liên quan.
+ Sử dụng và bảo quản được các đồ dùng bằng nhôm.
- Thái độ:
+ Làm thí nghiệm và nghiên cứu khoa học nghiêm túc;
+ Yêu thích môn học và có ý thức bảo vệ môi trường;
- Năng lực:
+ Kỹ năng làm thực hành;
+ Vận dụng kiến thức đã học vào khám phá khoa học tự nhiên.
b. Cách thức tổ chức thực hiện:
-Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động
học của học sinh.
- Có các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với đặc thù bộ môn và nội dung
dạy học từ thông tin kiến thức đã cho.
- Xác định nhiệm vụ giao cho HS: nhiệm vụ này là vấn đề mà HS cần giải quyết để chiếm
lĩnh kiến thức.
Vd: Làm thí nghiệm thực hành Al t/d dd NaOH (Cho một mẩu Al vào ống nghiệm đã
lấy 2-3 ml dung dịch NaOH); quan sát hiện tượng, giải thích hiện tượng và viết pthh;
chuẩn bị báo cáo kết quả.
- Thể hiện đầy đủ các bước thực hiện trong tiến trình dạy học (giao nhiệm vụ, thực hiện
nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực hiện vụ và nhận xét, đánh giá).

Đánh giá: (1-2 bước 1,0đ; 3 bước 1,5đ; 4 bước 1,75đ)
- Dự kiến được các tình huống có thể xảy ra khi HS thực hiện nhiệm vụ được giáo như:
HS gặp khó khăn, HS thực hiện khá, …

0,25
0,5

3,5
0,5
0,5
0,5

1,75

0,25

1.

Hòa tan hết 5,6 gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, BaO (trong X, oxi chiếm
10% về khối lượng) vào nước, thu được 100 ml dung dịch Y và 0,672 lít khí H2 (đktc).
Cho hết Y vào 100 ml dung dịch HCl 1,5M, thu được 200 ml dung dịch Z. Tính pH của
dung dịch Z.
Hưỡng dẫn:
- Tính số mol O trong X.
- Tìm mỗi liên hệ số mol OH- trong Y với số mol O (trong X) và H2 → số mol OH- trong
Y → sô mol H+ hoặc OH- dư → giá trị pH.
Giải bài tập: Số mol O = 0,035; số mol H2 = 0,03; số mol HCl = 0,15
Cho X vào nước có quá trình:
2H2O + 2e → 2OH- + H2 (1)
O2- + H2O → 2OH(2)

→ Tổng số mol OH- = 0,13 mol.
OH- + H+ → H2O
(3)
0,13 → 0,13
số mol H+ dư = 0,02 mol → nồng độ H+ dư = 0,1 → pH = 1.
2.
Hỗn hợp X gồm Glu – Gly – Ala, Glu – Ala – Glu – Gly, Ala – Gly. Biết 0,25 mol
X phản ứng được tối đa với 1,2 mol NaOH trong dung dịch đun nóng. Mặt khác, cho
0,25 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được dung dịch chứa m gam muối. Tính giá trị m.
Hưỡng dẫn:
- Điểm chung của 3 peptit là gì? → Công thức chung của X
- Viết ptpư của X với NaOH → số gốc Lys trung bình.
- Viết ptpư của X với dung dịch HCl → giá trị m.

1,5

0,5

1,0

2,0

0,5


Giải bài tập: Gọi công thức chung của X là GlyAlaGlun
GlyAlaGlun + (2+2n) NaOH → sản phẩm
0,25
1,2 (mol)

→ n = 1,4 → X là GlyAlaGlu1,4
GlyAlaGlu1,4 + 3,4HCl + 2,4H2O → muối
0,25 →
0,85
0,6 mol.
BTKL ta có mmuối =123,475 gam.
3
Cho 0,075 mol khí clo tác dụng hết với 13,44 gam kim loại M, thu được hỗn hợp X.
Cho X tác dụng với H2SO4 đặc, dư, đun nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 6,384 lít khí (đktc). Biết SO2 là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4. Xác định kim
loại M.
Hưỡng dẫn giải:
- Xác định khí thu được là khí gì? Tính số mol mối khí.
- Bảo toàn electron tìm số mol kim loại → M =?
Giải bài tập:
Ta có sơ đồ
퐻⿨ִ
푀⿨ִ襘 퐻2푆푂4
푀2 푆푂4 襘 + 퐾hí
M + Cl2 →

푆푂2
Bảo toàn clo ta có: số mol HCl = 0,15→ số mol SO2 = 0,135.
Bảo toàn electron → số mol M = 0,42/n
→ Nguyên tử khối của M = 32n → Kim loại M là Cu.
4.
Hỗn hợp E gồm (COOCH3)2, CH2 = CH – COOH và hai hyđrocacbon mạch hở.
Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp E cần 1,45 mol O2, thu được CO2 và 18 gam H2O.
Mặt khác, 0,3 mol E tác dụng được tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Tính giá trị của
x.

Hưỡng dẫn giải
- Hỗn hợp E tách thành CO2 và CxHy được không? → số mol CxHy?
- Đốt E (CO2 và CxHy) thì chất nào cháy? → Bảo toàn nguyên tố tìm số mol CO2 khi đôt
CxHy? → Tìm số mol Π trong CxHy → số mol Br2 phản ứng.
Bài giải:
⿨푂2
Quy đổi hỗn hợp E thành
⿨t퐻푦 = ≫,⡘ 푚≫ִ
Đốt E thì chỉ có CxHy phản ứng.
⿨t퐻푦
푂2
퐻2푂
+
→ ⿨푂2 +
1,45 푚≫ִ
≫,⡘ 푚≫ִ
1 푚≫ִ
Bảo toàn oxi → số mol CO2 = 0,95 mol.
→ số mol Br2 = sô mol Π trong CxHy = 0,95 – 1 + 0,3 = 0,25 mol.
Câu 4
Lấy vào ống nghiệm thứ nhất 0,5 ml dung dịch HNO3 đặc (68%) và ống nghiệm thứ
hai
0,5
ml dung dịch HNO3 loãng (15%). Cho vào mỗi ống nghiệm một mảnh nhỏ đồng
(5,0đ)
kim loại. Nút các ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. Đun nhẹ ống nghiệm thứ
hai. Quan sát màu của các khí bay ra và màu của dung dịch trong mỗi ống nghiệm (Trích
bài thực hành số 2 trang 63 – SGK Hóa học 11).
Thầy (cô) hãy thiết kế 4 câu hỏi hoặc bài tập và lời giải ở 4 mức độ (biết, hiểu, vận
dụng, vận dụng cao) để giao cho học sinh, sau khi học sinh đã tiến hành thí nghiệm trên.

1. Thiết kế câu hỏi/bài tập ở mức độ nhận biết và trình bày câu trả lời, cần đảm bảo:
- Xây dựng đúng mức độ nhận biết: Nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng thí
nghiệm đã cho (Câu hỏi đơn giản, lời giải gồm 1 bước tính toán/lập luận).
- Đảm bảo khoa học, chính xác, phù hợp với thí nghiệm đã cho.
- Trình bày được câu trả lời/lời giải đúng.

0,5

1,0

1,5

0,5

1,0

1,0

0,25

0,75

0,25
0,25
0,50


2. Thiết kế câu hỏi/bài tập ở mức độ thông hiểu và trình bày câu trả lời, cần đảm bảo:
- Xây dựng đúng mức độ thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng
của thí nghiệm bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân

tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình
huống, vấn đề trong học tập (Lời giải gồm 1 bước tính toán/lập luận).
- Đảm bảo khoa học, chính xác, phù hợp với thí nghiệm đã cho.
- Trình bày được câu trả lời/lời giải đúng.
3. Thiết kế câu hỏi/bài tập ở mức độ vận dụng và trình bày câu trả lời, cần đảm bảo:
- Xây dựng đúng mức độ vận dụng: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng của thí
nghiệm giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự (Lời giải gồm 1→2 bước tính
toán/lập luận).
- Đảm bảo khoa học, chính xác, phù hợp với thí nghiệm đã cho.
- Trình bày được câu trả lời/lời giải đúng.
4. Thiết kế câu hỏi/bài tập ở mức độ vận dụng cao và trình bày câu trả lời, cần đảm bảo:
- Xây dựng đúng mức độ vận dụng cao: vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải
quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống,
của thí nghiệm; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới của chủ
đề hoặc trong cuộc sống (Lời giải gồm 2 bước tính toán/lập luận trở lên).
- Đảm bảo khoa học, chính xác, phù hợp với thí nghiệm đã cho.
- Trình bày được câu trả lời/lời giải đúng.
Lưu ý: mọi lời giải và hướng dẫn làm bài khác hợp lí và đúng đề cho điểm tối đa.
----Hết ----

0,25

0,25
0,50

0,50
0,50
0,50
0,50


0,50
0,50



×