Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

So sánh kết quả định lượng HbA1c bằng 4 phương pháp và đánh giá mối tương quan giữa glucose huyết tương với HbA1c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ THANH HƯƠNG

SO SÁNH KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG HBA1C
BẰNG 4 PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐÁNH GIÁ
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA GLUCOSE HUYẾT
TƯƠNG VỚI HBA1C

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ THANH HƯƠNG

SO SÁNH KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG HBA1C
BẰNG 4 PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐÁNH GIÁ
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA GLUCOSE HUYẾT
TƯƠNG VỚI HBA1C


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: HÓA DƯỢC
MÃ SỐ: 8720208

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Đỗ Hồng Quảng
Pgs.Ts. Nguyễn Gia Bình

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN

Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới PGS.TS.DS. Đỗ Hồng Quảng và PGS.TS.BS. Nguyễn Gia Bình, những
người thầy đã luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Hoá
sinh – Đại học Dược Hà Nội, những người đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của CN. Nguyễn Văn Khoa
cùng tập thể y bác sĩ, dược sỹ và nhân viên y tế khoa Xét nghiệm theo yêu cầu, khoa
Sinh hoá (Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108) và khoa Sinh hoá (Bệnh viện đa
khoa Đức Giang) trong thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu tại khoa.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo chỉ huy cùng toàn thể cán bộ,
nhân viên Phòng Quân y – Cục Hậu cần – Tổng cục Kỹ thuật – Bộ Quốc phòng đã
tạo điều kiện và giúp đỡ trong thời gian học tập và công tác.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, khích lệ và hết lòng
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội,ngày 31 tháng 3 năm 2019
Học viên

Phạm Thị Thanh Hương


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN .................................................................................. 3
1.1. Đái tháo đƣờng (ĐTĐ) ............................................................................ 3
1.1.1. Định nghĩa và phân loại .................................................................. 3
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ ........................................................... 3
1.2. Tổng quan về HbA1c .............................................................................. 4
1.2.1. HbA1c và vai trò của HbA1c trong bệnh lý đái tháo đường ....... 4
1.2.2. Các phương pháp định lượng HbA1c ........................................... 10
1.2.3. Một số nghiên cứu về các phương pháp xét nghiệm HbA1c
trên thế giới và tại Việt Nam .................................................................. 20
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 23
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 23
2.2.2. Xác định cỡ mẫu ........................................................................... 23
2.2.3. Quy trình nghiên cứu .................................................................... 23
2.2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................... 26
2.3. Xử lý số liệu ............................................................................................. 27



CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 29
3.1. Đánh giá độ xác thực của 4 phƣơng pháp xét nghiệm HbA1c ........... 29
3.2. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu .......................................... 29
3.3. So sánh kết quả định lƣợng HbA1c bằng 4 phƣơng pháp xét
nghiệm............................................................................................................. 31
3.3.1. Nhóm có HbA1c bình thường (HbA1c < 6,5%) - nhóm I ............ 31
3.3.2. Nhóm có HbA1c tăng nhẹ và vừa (6,5% ≤ HbA1c ≤ 10,0%) nhóm II .................................................................................................... 32
3.3.3. Nhóm có HbA1c tăng cao (HbA1c > 10,0%) - nhóm III ............. 34
3.3.4. Toàn bộ mẫu nghiên cứu – nhóm chung ...................................... 35
3.4. Phân tích mối tƣơng quan giữa nồng độ glucose huyết tƣơng với
kết quả định lƣợng HbA1c của 4 phƣơng pháp xét nghiệm ...................... 37
3.4.1. Nhóm có HbA1c bình thường (HbA1c < 6,5%) - nhóm I ............ 38
3.4.2. Nhóm có HbA1c tăng nhẹ và vừa (6,5% ≤ HbA1c ≤ 10,0%) nhóm II.................................................................................................... 39
3.4.3. Nhóm có HbA1c tăng cao (HbA1c > 10,0%) - nhóm III ............. 40
3.4.4. Toàn bộ mẫu nghiên cứu – nhóm chung ...................................... 41
CHƢƠNG IV. BÀN LUẬN ................................................................................... 43
4.1. Độ xác thực của 4 phƣơng pháp xét nghiệm HbA1c ........................... 43
4.2. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu .......................................... 44
4.3. Bàn luận về kết quả định lƣợng HbA1c bằng 4 phƣơng pháp xét
nghiệm ............................................................................................................. 45
4.3.1. Nhóm có HbA1c bình thường (HbA1c < 6,5%) .......................... 45
4.3.2. Nhóm có HbA1c tăng nhẹ và vừa (6,5% ≤ HbA1c ≤ 10,0%)...... 46
4.3.3. Nhóm có HbA1c tăng cao (HbA1c > 10,0%) .............................. 47


4.3.4. Toàn bộ mẫu nghiên cứu .............................................................. 48
4.4. Bàn luận mối tƣơng quan giữa nồng độ glucose huyết tƣơng với
kết quả định lƣợng HbA1c của 4 phƣơng pháp xét nghiệm ...................... 50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
∆HbA1c

Chênh lệch HbA1c

AACC

(American Association for Clinical Chemistry)
Hội hoá học lâm sàng Hoa Kỳ

ADA

(American Diabetes Association)
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

BV 108

Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108

CI

(Confidence interval) Khoảng tin cậy

CPRL


(Central Primary Reference Laboratory)
Phòng xét nghiệm tham chiếu trung tâm

cs

cộng sự

DCCT

Diabetes Control and Complications Trial

ĐTĐ

Đái tháo đường

eAG

(estimated Average Glucose)
Nồng độ glucose huyết tương trung bình ước tính

EASD

(European Association for Study of Diabetes)
Hiệp hội nghiên cứu Đái tháo đường châu Âu

FGB

(Fasting plasma glucose) Glucose huyết tương khi đói

Hb


Hemoglobin

HPLC

High-performance liquid chromatography

IDF

(International Diabetes Federation)
Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế

IFCC

(International Federation of Clinical Chemistry and Laboratory
Medicine)
Liên đoàn Hoá học và Xét nghiệm lâm sàng Quốc tế


NGSP

(National Glycohemoglobin Standardization Program)
Chương trình Quốc gia về chuẩn hóa Glycohemoglobin

PRL

(Primary Reference Laboratory)
Phòng xét nghiệm tham chiếu cấp 1

QC


(Quality control) Kiểm soát chất lượng

SRL

(Secondary Reference Laboratory)
Phòng xét nghiệm tham chiếu cấp 2

TLTK

Tài liệu tham khảo

WHO

(World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân loại HbA1c...................................................................................... 5
Bảng 1.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp xét nghiệm HbA1c .......................16
Bảng 1.3. Tiêu chí chứng nhận đạt tiêu chuẩn NGSP..............................................19
Bảng 3.1. Độ xác thực tương đối D% của 4 phương pháp xét nghiệm ...................29
Bảng 3.2. Đặc điểm của dân số nghiên cứu .............................................................30
Bảng 3.3. Kết quả định lượng HbA1c trong nhóm I................................................31
Bảng 3.4. Chênh lệch HbA1c (∆HbA1c) của 4 phương pháp xét nghiệm trong
nhóm I.....................................................................................................31
Bảng 3.5. Kết quả định lượng HbA1c trong nhóm II ..............................................33
Bảng 3.6. Chênh lệch HbA1c (∆HbA1c) của 4 phương pháp xét nghiệm trong
nhóm II....................................................................................................33

Bảng 3.7. Kết quả định lượng HbA1c trong nhóm III .............................................34
Bảng 3.8. Chênh lệch HbA1c (∆HbA1c) của 4 phương pháp xét nghiệm trong
nhóm III ..................................................................................................35
Bảng 3.9. Chênh lệch HbA1c (∆HbA1c) của 4 phương pháp xét nghiệm trong
phân nhóm chung....................................................................................36
Bảng 3.10. Chênh lệch HbA1c (∆HbA1c) của 4 phương pháp xét nghiệm trong
phân nhóm thiếu máu/không thiếu máu .................................................37
Bảng 3.11. Đặc điểm về nồng độ glucose huyết tương ........................................... 38
Bảng 3.12. Tương quan giữa nồng độ glucose huyết tương và HbA1c trong
nhóm I................................................................................................... 38
Bảng 3.13. Tương quan giữa nồng độ glucose huyết tương và HbA1c trong
nhóm II ................................................................................................. 39


Bảng 3.14. Tương quan giữa nồng độ glucose huyết tương và HbA1c trong
nhóm III ................................................................................................ 40
Bảng 3.15. Tương quan giữa nồng độ glucose huyết tương và HbA1c trên nhóm
chung và nhóm bệnh nhân ĐTĐ........................................................... 41
Bảng 4.1. Khả năng liên thông kết quả HbA1c của 4 phương pháp xét nghiệm.....50


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sự hình thành các sản phẩm glycosyl hóa ..............................................4
Hình 1.2. Nguyên lý hoạt động và phổ sắc kí của phương pháp sắc kí trao đổi
ion .............................................................................................................11
Hình 1.3. Nguyên lý hoạt động của phương pháp điện di mao quản.......................12
Hình 1.4. Mối liên kết giữa protein gắn đường và Boronate ...................................13
Hình 1.5. Sơ đồ cơ chế hoạt động sắc kí ái lực Boronate .......................................13
Hình 1.6. Sơ đồ cơ chế phản ứng miễn dịch đo độ đục ...........................................14

Hình 1.7. Các bước phản ứng trong phương pháp enzym .......................................15
Hình 1.8. Sơ đồ tổ chức và hoạt động của NGSP ....................................................18
Hình 1.9. Minh hoạ độ chụm và độ đúng.................................................................21
Hình 4.1. Hệ số tương quan giữa glucose huyết tuơng khi đói và HbA1c –
phân tích gộp trên 11 nghiên cứu..............................................................52


ĐẶT VẤN ĐỀ
HbA1c là một xét nghiệm sinh hoá được chỉ định phổ biến trên lâm
sàng với mục đích tầm soát và theo dõi điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) – bệnh
nội tiết đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu đang có xu hướng ngày
càng gia tăng trên toàn thế giới. Các phương pháp định lượng HbA1c về cơ
bản dựa trên hai nguyên lý chính: khác biệt về điện tích và khác biệt về cấu
trúc, với 4 phương pháp thường được sử dụng bao gồm: (1) phương pháp sắc
ký lỏng hiệu năng cao trao đổi ion, (2) phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng
cao ái lực Boronat, (3) phương pháp miễn dịch, và (4) phương pháp enzym [5].
Cả 4 phương pháp trên hiện đều được sử dụng phổ biến tại các cơ sở xét
nghiệm, khám chữa bệnh tại Việt Nam.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa K (American Diabetes Association ADA) yêu cầu giá trị HbA1c sử dụng làm tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ cần
được định lượng từ các phương pháp xét nghiệm được chứng nhận bởi
Chương trình Quốc gia về chuẩn hóa Glycohemoglobin (National
Glycohemoglobin Standardization Program - NGSP) [12]. Mục đích của
chương trình này là để “chuẩn hoá” kết quả định lượng HbA1c của các
phương pháp sử dụng bởi các phòng xét nghiệm khác nhau [42]. Tuy nhiên,
một số nghiên cứu gần đây trên thế giới về tính đồng nhất của xét nghiệm
HbA1c bằng các phương pháp khác nhau lại cho các kết quả trái chiều [13],
[23], [32]. Tại Việt Nam, hiện cũng chưa có bất kì nghiên cứu liên quan vấn
đề này được công bố. Hơn nữa, theo Quyết định số 3148/QĐ – BYT của Bộ
Y tế ban hành ngày 07 tháng 7 năm 2017 về việc ban hành danh mục xét
nghiệm áp dụng để liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, trong đó có chỉ

số HbA1c được phép liên thông kết quả giữa các cơ sở khám chữa bệnh trong
vòng 60 ngày [1], nên nhu cầu về đánh giá sự đồng nhất kết quả định lượng
HbA1c giữa các phương pháp là cần thiết. Bên cạnh đó, mặc dù mối tương
quan giữa chỉ số HbA1c và glucose huyết tương đã được tiến hành đã được

1


nghiên cứu khá nhiều trên thế giới, tuy nhiên mối tương quan này ở từng phân
mức HbA1c (bình thường, trung bình cao, rất cao) vẫn chưa được nghiên cứu
đầy đủ, đặc biệt là trên quần thể người Việt Nam.
Do đó, với mục đích bước đầu đánh giá tính chính xác, đồng nhất về
kết quả định lượng HbA1c của các phương pháp đang được sử dụng phổ biến
ở Việt Nam, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “So sánh kết quả định
lượng HbA1c bằng 4 phương pháp và đánh giá mối tương quan giữa
glucose huyết tương với HbA1c” với 2 mục tiêu chính như sau:
1. So sánh kết quả định lượng HbA1c bằng 4 phương pháp: (1) sắc kí
lỏng hiệu năng cao trao đổi ion, (2) sắc kí ái lực Boronat, (3) phương
pháp enzym, và (4) phương pháp miễn dịch đo độ đục.
2. Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ glucocse huyết tương và chỉ
số HbA1c trên từng phương pháp.

2


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Đái tháo đƣờng
1.1.1. Định nghĩa và phân loại
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization

- WHO) năm 2016, đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính gây ra bởi sự
thiếu hụt sản xuất insulin từ tuỵ, hoặc do cơ thể không thể sử dụng hiệu quả
insulin sản xuất ra với hậu quả gây tăng glucose máu. Tăng glucose máu kéo
dài theo thời gian sẽ dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng trên nhiều hệ cơ
quan trong cơ thể, gồm tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh [40].
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa K (ADA) năm 2018 phân loại ĐTĐ
thành 4 nhóm chính [12]:
- Đái tháo đư ng tu p 1: có sự thiếu hụt insulin tuyệt đối do tế bào β
đảo tụy bị phá huỷ, thường bởi nguyên nhân tự miễn.
- Đái tháo đư ng tu p 2: thường do sự đề kháng insulin ở mô đích,
tiếp theo dẫn đến sự suy giảm sản xuất insulin của tế bào β tuyến tụy.
- Đái tháo đư ng thai

: là tình trạng ĐTĐ được chẩn đoán trong tam

cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 của thai k .
- Các thể đái tháo đư ng khác: do các nguyên nhân khác gồm hội
chứng ĐTĐ đơn gen (như ĐTĐ sơ sinh,…), bệnh lý tuyến tuỵ ngoại tiết (như
xơ nang tuỵ, viêm tuỵ), ĐTĐ do thuốc – hoá chất (sử dụng glucocorticoid,
điều trị HIV/AIDS), hoặc sau ghép tạng.
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
Theo hướng dẫn của ADA 2018, bệnh lý đái tháo đường được chẩn
đoán dựa trên một trong các tiêu chuẩn sau [12]:
- Glucose huyết tương khi đói  7,0 mmol/L (126 mg/dL): người bệnh
cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi lấy mẫu.
- Glucose huyết tương tại thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp
dung nạp glucose  11,1 mmol/L (200 mg/dL).

3



- HbA1c  6,5% (48mmol/mol).
- Bệnh nhân có triệu chứng tăng glucose máu kinh điển hoặc có cơn
tăng glucose máu và glucose huyết tương ngẫu nhiên  11,1 mmol/L (200 mg/dL).
1.2. Tổng quan về HbA1c
1.2.1. HbA1c và vai trò của HbA1c trong bệnh l đái tháo đư ng
1.2.1.1. Hemoglobin và sự glycosyl hoá hemoglobin
Hemoglobin (Hb) là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào
hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu, cấu tạo gồm hai thành phần là
nhân hem và globin. Trong hồng cầu của người trưởng thành, hemoglobin có
thể phân loại thành: HbA, HbA2, HbF; trong đó HbA là chủ yếu, chiếm
khoảng 95 - 97%, HbA2 dao động khoảng 2 - 3%, còn HbF chỉ chiếm < 1% [5].
Hiện tượng glycosyl hóa đã được biết đến từ hơn 100 năm nay với tên
gọi “sự nhuộm nâu” (browning) hay “phản ứng Mallard”. Glycosyl hoá là sự
gắn các phân tử protein và enzym trong máu hoặc trong mô với phân tử
glucose hay các dẫn xuất của nó (Hình 1.1). Các phản ứng glycosyl hóa nói
chung không cần enzym xúc tác mà phụ thuộc vào nồng độ glucose hay các
dẫn xuất của glucose.

Hình 1.1. Sự hình thành các sản phẩm glycosyl hóa [5]
HbA (hemoglobin chủ yếu trong cơ thể) được tạo nên bởi 4 chuỗi
polypepetide, gồm 2 chuỗi α và 2 chuỗi β. Một lượng nhỏ HbA có thể bị
glycosyl hoá tại các vị trí khác nhau để tạo thành các glycohemoglobin; trong

4


đó HbA1 được hình thành khi phân tử hemoglobin gắn với glucose hay các
dẫn xuất của nó tại nhóm amin tự do của valin ở đầu N tận của chuỗi β (bình
thường chiếm khoảng 5 – 7% tổng lượng hemoglobin trong cơ thể). Tùy

thuộc vào loại đường đơn được gắn vào mà có thể phân loại HbA1 gồm:
HbA1a, HbA1b và HbA1c (Bảng 1.1) [5].
Bảng 1.1. Phân loại HbA1 [5]
Các loại HbA1

Loại carbohydrat glycosyl hóa với HbA

HbA1a1

Glycosyl hóa với fructose 1,6 – diphosphat

HbA1a2

Glycosyl hóa với glucose – 6 – phosphat

HbA1b

Glycosyl hóa với acid pyruvic

HbA1c

Glycosyl hóa với glucose

(Chiếm 75 - 80% HbA1)
1.2.1.2. Khái niệm HbA1c
HbA1c là một phức hợp được tạo thành khi phân tử glucose gắn với
một hoặc cả hai N-valin - amin tận cùng của chuỗi -polypeptid của
hemoglobin ở người trưởng thành bình thường. HbA1c thông thường chiếm
75 – 80% lượng HbA1, tương đương với khoảng 4 – 6 % tổng lượng
hemoglobin trong cơ thể [5].

Trong trường hợp tăng đường huyết mạn tính, tỉ lệ HbA1c trong cơ thể
sẽ tăng cao hơn bình thường. Do phản ứng glycosyl hoá là phản ứng không
đảo ngược nên HbA1c sẽ tồn tại trong suốt đời sống hồng cầu (khoảng 120
ngày), vì vậy xét nghiệm tỉ lệ HbA1c sẽ giúp phản ánh mức đường huyết
trung bình trong vòng khoảng 8 – 12 tuần trước thời điểm xét nghiệm [5],
[36]. Nghiên cứu của tác giả Tahara và cs [34] cho thấy 50% giá trị HbA1c

5


phụ thuộc vào chỉ số glucose huyết thanh trong 1 tháng trước thời điểm xét
nghiệm, 25% phụ thuộc vào mức đường huyết 2 tháng trước đó và 25% còn
lại dựa vào mức đường huyết của 3 – 4 tháng trước đó.
Hiện nay trên thế giới, xét nghiệm HbA1c được khuyến cáo báo cáo kết
quả theo một trong 2 dạng đơn vị: đơn vị % (theo NGSP – Hoa K ) hoặc đơn
vị mmol/mol (theo Liên đoàn Hoá học và Xét nghiệm lâm sàng Quốc tế –
IFCC) [17]. Hai đơn vị này của HbA1c có thể quy đổi lẫn nhau bằng công
thức [22]:
NGSP (%) = [0,0915 x IFCC (mmol/mol)] + 2,15
IFCC (mmol/mol) = [10,93 x NGSP (%)] – 23,50
Như đã đề cập đến ở trên, kết quả HbA1c phản ánh mức đường huyết
trung bình trong vòng 3 tháng trước đó của bệnh nhân. Với mục đích thiết lập
mối tương quan giữa HbA1c và giá trị đường huyết trung bình, nghiên cứu
ADAG (A1c - Derived Average Glucose) tài trợ bởi Hiệp hội Đái tháo đường
Hoa K ADA, Hiệp hội nghiên cứu Đái tháo đường châu Âu (EASD –
European Association for Study of Diabetes) và Liên đoàn Đái tháo đường
Quốc tế (IDF – International Diabetes Federation) đã được tiến hành trên 507
bệnh nhân từ 10 trung tâm nghiên cứu, theo đó chỉ số eAG (estimated
Average Glucose – nồng độ glucose huyết tương trung bình ước tính) được
tính toán dựa trên kết quả theo dõi liên tục nồng độ glucose tại khoảng kẽ

(định lượng mỗi 5 phút) cũng như kết quả đo glucose máu mao mạch tại 7
thời điểm (trước mỗi bữa ăn, 90 phút sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ). Kết
quả nghiên cứu cho thấy HbA1c có mối tương quan chặt chẽ với mức đường
huyết trung bình với hệ số tương quan R2 = 0,84 (p < 0,0001), thể hiện qua
công thức [28]:
eAG (mg/dL) = 28,7 x A1c (%) – 46,7
eAG (mmol/l) = 1,59 x A1c (%) – 2,59

6

hoặc


Kết quả HbA1c được biểu diễn thông qua eAG (có đơn vị tương tự đơn vị của
glucose huyết thanh, mg/dL hay mmol/L) sẽ giúp bệnh nhân ĐTĐ hình dung
rõ ràng và dễ dàng hơn về mức độ kiểm soát đường huyết của bản thân. Cần
lưu ý, eAG không tương ứng với kết quả thử đường huyết hàng ngày (thường
được thực hiện trước bữa ăn) của bệnh nhân.
1.2.1.3. Ý nghĩa lâm sàng của HbA1c trong chẩn đoán và theo dõi điều
trị bệnh lý đái tháo đường
Được đưa vào sử dụng trong thực hành lâm sàng điều trị ĐTĐ từ những
năm 1980 [39], tuy nhiên chỉ đến năm 2011, HbA1c mới được ADA [11] và
sau đó là WHO [39] đồng thuận lựa chọn trở thành 1 trong các tiêu chuẩn
chẩn đoán ĐTĐ với điểm cut-off ≥ 6,5%. Ngưỡng HbA1c 6,5% được lựa
chọn dựa trên phân tích của tác giả Colagiuri trên khoảng 28000 bệnh nhân
cho thấy, bắt đầu từ giá trị HbA1c > 6,5%, tỉ lệ biến chứng võng mạc mức độ
trung bình liên quan tăng lên đáng kể so với tỉ lệ mắc của dân số chung [19].
Cần lưu ý, theo ADA, HbA1c phải được xét nghiệm bằng phương pháp được
chứng nhận và chuẩn hoá bởi NGSP theo phương pháp xét nghiệm được sử
dụng trong nghiên cứu DCCT (Diabetes Control and Complications Trial) [12].

So với xét nghiệm glucose huyết tương khi đói hay nghiệm pháp dung nạp
glucose, tiêu chuẩn HbA1c sử dụng để chẩn đoán ĐTĐ có một số ưu điểm
bao gồm: thuận tiện hơn cho lấy mẫu xét nghiệm (không yêu cầu bệnh nhân
nhịn đói), kết quả ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng tăng glucose đột ngột do
stress hoặc tình trạng bệnh lý cấp tính của bệnh nhân, mẫu xét nghiệm ổn
định hơn ở nhiệt độ phòng [12]. Nghiên cứu của tác giả Little và cs (2007)
cho thấy mẫu máu toàn phần sử dụng để đo HbA1c bằng 2 phương pháp
HPLC trao đổi ion và sắc kí ái lực Boronat cho thấy mẫu định lượng bảo quản
tại nhiệt độ 4oC ổn định tới 57 ngày, tại nhiệt độ phòng (17 – 23oC) ổn định
trong 3 – 7 ngày [26]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đào Thị Hà Thanh
(2014) trên 17 mẫu máu cũng cho thấy giá trị HbA1c không thay đổi có ý

7


nghĩa thống kê so với ban đầu sau 24 giờ bảo quản tại nhiệt độ phòng (6,79 
1,89 và 6,81  1,75 với p > 0,05) [8]. Tuy nhiên, xét nghiệm HbA1c cũng có
những nhược điểm riêng: độ nhạy cho chẩn đoán thấp hơn, chi phí xét nghiệm
cao hơn, bất tương đồng giữa kết quả HbA1c và glucose huyết trên một số
nhóm bệnh nhân riêng biệt [12].
HbA1c cũng được sử dụng để theo dõi và đánh giá mức độ kiểm soát
glucose máu của bệnh nhân ĐTĐ theo thời gian do đây là chỉ số có mối tương
quan với các nguy cơ biến chứng dài hạn của ĐTĐ. Nghiên cứu DCCT kéo dài
trong 9 năm đã cho thấy nguy cơ các biến chứng mạn tính của bệnh nhân ĐTĐ
có liên quan chặt chẽ đến chỉ số HbA1c [14]. Thử nghiệm lâm sàng UKPDS
thực hiện tại 23 trung tâm tại Anh với dân số nghiên cứu 5102 bệnh nhân ĐTĐ
tuýp 2 mới mắc cho thấy cứ mỗi 1% giá trị HbA1c giảm được sẽ giúp giảm
25% nguy cơ tử vong liên quan ĐTĐ, 7% nguy cơ tử vong do mọi nguyên
nhân, 35% nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ, cũng như 18% nguy cơ nhồi
máu cơ tim [10]. Kết quả từ các nghiên cứu lâm sàng trên cho thấy HbA1c là

yếu tố tiên lượng mạnh cho nguy cơ mắc phải các biến chứng trên bệnh nhân
ĐTĐ tuýp 2. Dựa trên cơ sở đó, đích điều trị đưa ra cho phần lớn bệnh nhân
ĐTĐ tuýp 2 trưởng thành theo khuyến cáo từ ADA là HbA1c < 7% (tương
đương 53 mmol/mol) – Khuyến cáo mức độ A. Tuy nhiên, đích HbA1c này
cũng cần được “cá thể hóa” theo từng bệnh nhân và đánh giá của bác sỹ điều
trị. Một số yếu tố cần được cân nhắc khi lựa chọn mục tiêu HbA1c cho từng
bệnh nhân có thể gồm thời gian mắc bệnh, các bệnh lý và biến chứng ĐTĐ
mắc kèm, thời gian sống còn dự kiến, nguy cơ tụt đường huyết,... [12].
HbA1c được khuyến cáo tiến hành kiểm tra ít nhất 2 lần/năm với các
bệnh nhân tiểu đường có nồng độ glucose máu ổn định và đã đạt được mục
tiêu điều trị. Với các bệnh nhân chưa đạt được mục tiêu HbA1c hoặc mới thay
đổi liệu pháp điều trị giảm glucose máu, ADA 2018 khuyến cáo nên tiến hành
định lượng HbA1c hàng quý (4 lần/năm) [12].

8


1.2.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ HbA1c
Kết quả HbA1c có thể tăng giả tạo khi xuất hiện tình trạng kéo dài đời
sống hồng cầu – chu trình tế bào hồng cầu bị kéo dài (như sau cắt lách).
Thường gặp nhất đó là trường hợp thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do thiếu
hụt vitamin B12 hay acid folic. Ngoài ra, tăng triglycerid máu nghiêm trọng
(nồng độ > 1750 mg/dL hay 19,75 mmol/L), tăng bilirubin máu nghiêm trọng
(nồng độ > 20 mg/dL hay 342 µmol/L) hay tình trạng tăng ure huyết cũng gây
tăng HbA1c giả tạo. Sử dụng một số chất kéo dài (gồm rượu, salicylat,
opioid,..) cũng được báo cáo có thể gây sai lệch tương tự cho xét nghiệm
HbA1c [29].
Ngược lại, tình trạng đời sống hồng cầu bị rút ngắn – chu trình tế bào
hồng cầu ngắn đi (như trường hợp lách to) sẽ khiến kết quả HbA1c thấp giả
tạo. Thường gặp nhất là các trường hợp mất máu cấp hoặc mạn, thiếu máu tan

máu. Thai k cũng có ảnh hưởng đến xét nghiệm HbA1c. Trên phụ nữ có
thai, do đời sống hồng cầu giảm từ 120 ngày xuống còn 90 ngày, giá trị
HbA1c không phản ánh đúng mức đường huyết của người bệnh mà có xu
hướng giảm xuống trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2. Đây là lý do
HbA1c không được lựa chọn là tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai k .
Một số thuốc cũng có thể làm thấp giả tạo kết quả xét nghiệm HbA1c bao
gồm vitamin E, ribavirin, interferon alpha [29].
Các biến thể của hồng cầu cũng là một trong các nguyên nhân ảnh
hưởng đến độ chính xác của các phương pháp xét nghiệm HbA1c. Nhìn
chung, cần hết sức thận trọng khi phiên giải kết quả HbA1c trên các bệnh
nhân có biến thể hồng cầu dạng đồng hợp tử (ví dụ bệnh hồng cầu lưỡi liềm –
HbS, biến thể hemoglobin dạng HbC), các trường hợp gia tăng bất thường
HbF hoặc có biến đổi cấu trúc các dẫn xuất của hemoglobin (như hình thành
carbamylate Hb trên bệnh nhân suy thận),…Tu

theo phương pháp xét

nghiệm HbA1c, ảnh hưởng của các biến thể nêu trên ở mức độ khác nhau và

9


được đánh giá là có ý nghĩa lâm sàng trong trường hợp sai lệch kết quả > ±7%
tại nồng độ HbA1c 6% và/hoặc 9% [29], [42].
1.2.2. Các phương pháp định lượng HbA1c
Hiện nay các phương pháp xét nghiệm HbA1c được thực hiện dựa trên
2 nguyên lý chính [5]:
- Sự khác biệt về điện tích: bao gồm phương pháp sắc ký trao đổi ion,
phương pháp điện di mao quản.
- Sự khác biệt về cấu trúc: bao gồm phương pháp sắc ký lỏng cao áp ái

lực Boronat, phương pháp miễn dịch, và phương pháp enzym.
1.2.2.1. Phương pháp định lượng HbA1c dựa trên sự khác biệt về điện tích
a. Kỹ thuật sắc ký trao đổi ion
Sắc ký là một phương pháp phân tách và phân tích các chất trong một hỗn
hợp dựa vào sự phân bố khác nhau của các chất giữa pha động và pha tĩnh:
+ Pha tĩnh (stationary phase) còn gọi là pha cố định, là phần chất liệu
hoặc dung dịch được giữ cố định trong quá trình sắc ký. Pha tĩnh có tác dụng
giữ các chất lại.
+ Pha động (mobile phase) có thể là phần khí – thường là khí trơ (sắc
ký khí), hoặc dung dịch – có thể là một loại dung môi hoặc hỗn hợp nhiều loại
dung môi (sắc ký lỏng) chảy qua pha tĩnh. Pha động có tác dụng kéo các chất đi.
Hai pha này luôn tiếp xúc với nhau nhưng không trộn lẫn vào nhau. Các chất
có ái lực càng lớn với pha tĩnh sẽ di chuyển càng chậm trong quá trình sắc ký
và ngược lại [7].
Hiện tại, phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao trao đổi ion (ion
exchange HPLC) được sử dụng trong định lượng HbA1 dựa trên khả năng
phân tách các loại hemoglobin nhờ vào sự khác biệt về điện tích của chúng
(điểm đẳng điện pI của HbA1c chênh lệch khoảng 0,02 đơn vị so với HbA0 hemoglobin không glycosyl hoá) [38]. Theo đó, mẫu phân tích được bơm vào
cột có chứa resin hoặc gel tích điện âm (pha tĩnh). Chịu ảnh hưởng bởi lực

10


tương tác ion với pha tĩnh, các phân tử hemoglobin tích điện dương sẽ di
chuyển trong cột sắc ký chậm hơn so với các hemoglobin tích điện âm. Các
loại hemoglobin được phân tách lần lượt đi qua đầu dò, đo mật độ quang bằng
quang phổ kế ở bước sóng 415nm, từ đó sẽ đưa ra phổ sắc kí của các loại
hemoglobin (Hình 1.2). Kết quả xét nghiệm Hba1c được báo sẽ là tỉ số giữa
phần diện tích peak của SA1c (HbA1c ổn định) và tổng diện tích peak của tất
cả các thành phần hemoglobin [31], [43]. Đây cũng chính là phương pháp xét

nghiệm HbA1c được sử dụng trong nghiên cứu DCCT [14].

Hình 1.2. Nguyên lý hoạt động và phổ sắc kí của
phương pháp sắc kí trao đổi ion [31]

11


b. Kỹ thuật điện di mao quản
Điện di mao quản cũng là phương pháp phân tách các thành phần
hemoglobin dựa trên khác biệt về mức độ điện di của các thành phần này (phụ
thuộc vào điện tích và khối lượng của từng loại hemoglobin – charge-to-mass
ratio). Mẫu phân tích sẽ được đưa vào trong điện trường điện thế cao (~ 9400
volt), sau đó các phân tử hemoglobin khác nhau sẽ được phân tách trong quá
trình di chuyển theo ống mao quản từ anode đến cathode dưới tác động của
điện trường. Các thành phần hemoglobin phân tách được sẽ được phát hiện
bằng cách đo mật độ quang ở bước sóng 415 nm (Hình 1.3) [20], [31].

Hình 1.3. Nguyên lý hoạt động của phương pháp điện di mao quản [31]
1.2.2.2. Phương pháp định lượng HbA1c dựa trên sự khác biệt về cấu trúc
a. Phương pháp sắc ký ái lực Boronat [41]
Nguyên lý của phương pháp sắc ký lỏng cao áp – ái lực Boronat như sau:
Một matrix trơ, không tan có chứa Boronat như m-amino
phenylboronic acid được gắn trên bề mặt của cột gel sắc ký. Khi mẫu máu
phân tích đi qua cột, Boronat sẽ tương tác chọn lọc với các nhóm cis-diol có

12


mặt trong phân tử glucose thông qua liên kết đồng hóa trị thuận nghịch, do đó

sẽ giữ lại thành phần có gắn glucose (HbA1c) trên cột sắc kí (Hình 1.4).

Hình 1.4. Mối liên kết giữa protein gắn đường và Boronat [41]
Thành phần hemoglobin không bị glycosyl hóa sẽ bị rửa giải bằng dung dịch
đệm. Sau đó một chất rửa giải khác (thường chứa nhóm diol như sorbitol) sẽ
được sử dụng để đẩy HbA1 ra khỏi cột gel sắc kí. Cả 2 loại hemoglobin
không glycosyl hóa và hemoglobin glycosyl hóa sẽ được phát hiện và định
lượng bằng phương pháp đo mật độ quang tại bước sóng 413 ± 2 nm. Cơ chế
hoạt động của phương pháp sắc kí ái lực Boronat có thể được biểu diễn tóm
tắt như trong Hình 1.5.

Hình 1.5. Sơ đồ cơ chế hoạt động sắc kí ái lực Boronat [41]

13


b. Phương pháp miễn dịch
Nguyên lý kĩ thuật xét nghiệm HbA1c bằng phương pháp miễn dịch
dựa trên sự đặc hiệu của phản ứng kháng nguyên – kháng thể để nhận ra cấu
trúc nhóm tetrapeptide hay hexapeptide bị glycosyl hóa ở đầu N-tận trên
chuỗi β của hemoglobin [37]. Phương pháp miễn dịch đo độ đục là một trong
các phương pháp định lượng HbA1c ứng dụng nguyên lý này. Theo đó, khi
chưa bơm mẫu phân tích vào (chưa có HbA1c), các polyhapten (polyme tổng
hợp có chứa các bản sao kháng nguyên của HbA1c (HbA1c epitopes) sẽ phản
ứng với các kháng thể kháng HbA1c tự do trong chất phản ứng để tạo thành
phức hợp kháng thể - polyhapten không tan, tạo nên độ đục cho chất phản
ứng ban đầu. Sau khi mẫu máu phân tích được bơm vào, HbA1c sẽ gắn với
kháng thể kháng HbA1c (đẩy các polyhapten ra khỏi phức hợp không tan ban
đầu) để tạo thành phức hợp kháng nguyên – kháng thể hoà tan, giúp cho độ
đục của mẫu sẽ được giảm đi so với ban đầu. Mức độ của phản ứng sẽ tỉ lệ

với lượng HbA1c có trong mẫu, và được định lượng bằng phương pháp đo
mật độ quang [31].
Tóm tắt cơ chế của phản ứng miễn dịch đo độ đục được biểu diễn như
Hình 1.6:

Hình 1.6. Sơ đồ cơ chế của phản ứng miễn dịch đo độ đục [31]

14


×