Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Hình tượng người phụ nữ trong một số truyện thơ Nôm Tày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HỒNG HẢO

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Thu Trang

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được cá nhân tôi thực hiện. Mọi kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các
đề tài khác.
Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu theo danh mục tài liệu tham
khảo của luận văn.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hồng Hảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Luận văn là một phần kết quả nghiên cứu của dự án “Những vấn đề
cấp bách về bảo tồn và phát huy các giá trị văn học cổ truyền dân tộc thiểu
số Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển” (Ủy ban Dân tộc là cơ
quan chủ quan, Viện NCXH và NVNM là cơ quan chủ trì, TS Trần Thị Ngọc
Anh chủ nhiệm), mã số CTDT.30.17/16-20.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô
Thị Thu Trang - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi về tri thức, phương
pháp và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn,
Phòng Đào tạo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người thân, đồng
nghiệp, bạn bè đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành tốt khóa học này.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Hảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2
2.1. Lịch sử nghiên cứu truyện thơ Nôm ..................................................... 2
2.2. Lịch sử nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày .............................................. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 7
3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 8
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 8
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 8
6. Đóng góp mới của luận văn ......................................................................... 9
7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÓ
LIÊN QUAN .................................................................................................... 10
1.1. Các khái niệm ......................................................................................... 10
1.1.1. Truyện thơ Nôm Tày ....................................................................... 10
1.1.2. Hình tượng văn học .......................................................................... 12
1.2. Khái quát về truyện thơ Nôm Tày .......................................................... 13
1.3. Vài nét về văn hóa dân tộc Tày............................................................... 15
1.4. Đôi nét về hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại Việt Nam ..... 19
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY ........................................................... 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.1. Người phụ nữ đẹp và có xuất thân quyền quý, huyền ảo ....................... 27
2.1.1. Người phụ nữ xuất thân quyền quý và huyền ảo ............................. 27
2.1.2. Người phụ nữ có ngoại hình xinh đẹp ............................................. 32
2.2. Người phụ nữ có khát vọng yêu đương mãnh liệt và luôn chủ động
trong tình yêu, hôn nhân ................................................................................ 37
2.3. Người phụ nữ nhân hậu, đảm đang, nghĩa tình, chung thủy, giàu đức
hy sinh ............................................................................................................ 41
2.4. Người phụ nữ trí tuệ, giàu bản lĩnh luôn nỗ lực vượt lên trên nghịch
cảnh để vươn tới hạnh phúc ........................................................................... 60
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI
PHỤ NỮ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN THƠ NÔM TÀY ........................... 70
3.1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật ................................................................... 70
3.1.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật............................................................. 70
3.1.2. Miêu tả nội tâm nhân vật.................................................................. 73
3.2. Ngôn ngữ nhân vật .................................................................................. 76
3.2.1. Ngôn ngữ của người phụ nữ ............................................................ 77
3.2.2. Ngôn ngữ của những nhân vật khác................................................. 79
3.3. Biện pháp nghệ thuật so sánh ................................................................. 80
KẾT LUẬN....................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hình thành và phát triển song
hành với các loại hình văn học khác. Bằng góc nhìn của mình, các tác giả người
dân tộc thiểu số đã tái hiện một cách chân thực và độc đáo những giá trị đời
sống của đồng bào dân tộc, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá và mơ ước của họ
trong từng thời kì. Đó chính là một trong những kho vàng lịch sử kí thác bằng
ngôn ngữ nghệ thuật được gìn giữ và lưu truyền. Tác giả Vũ Anh Tuấn đã có
nhận xét: “Văn học của các thành phần dân tộc ít người ở Việt Nam nói chung
cũng như văn học truyền thống của đồng bào Tày là một di sản có vị trí quan
trọng vào bậc nhất trong lĩnh vực truyền thống văn hóa tinh thần tộc người,
hợp thành toàn bộ nền văn hóa tinh thần dân tộc thống nhất trong đa dạng”
[42, 239]. Văn học các dân tộc thiểu số nói chung, văn học dân tộc Tày nói
riêng đã góp phần làm phong phú và đa dạng hơn các giá trị của nền văn học
dân tộc.
Trong kho tàng văn học dân tộc thiểu số Việt Nam, truyện thơ Nôm Tày
là thể loại tiêu biểu và có nhiều thành tựu. Truyện thơ Nôm Tày là truyện thơ
Nôm được sáng tác và đón nhận bởi đồng bào dân tộc Tày. Thể loại này không
chỉ là những tác phẩm truyền miệng mang đậm sắc thái dân tộc mà còn được
lưu truyền bởi hệ thống chữ viết riêng. Chữ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Tày
là sản phẩm của sự giao lưu văn hóa giữa người Tày với người Kinh. Dù một
số tác phẩm vay mượn cốt truyện của văn học người Kinh như Tống Trân –
Cúc Hoa, Phạm Tử - Ngọc Hoa… nhưng các tác giả cũng thổi vào tác phẩm
một luồng gió mới lạ. Truyện thơ Nôm bởi thế cũng là một trong những thể loại
mang tính chất trụ cột của văn học trung đại dân tộc Tày.
Hình tượng người phụ nữ trong văn học là đối tượng nghiên cứu của rất
nhiều công trình bởi giá trị hiện thực và nhân văn mà nó đem lại. Đây là hình
tượng trung tâm trong mọi thời đại văn học. Những tác phẩm kiệt xuất, những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





giá trị thẩm mĩ cao đẹp dường như đều dành để trân trọng đối tượng này. Bởi
thế, có thể nói rằng, người phụ nữ chính là hình tượng đẹp đẽ, tiêu biểu cho nền
văn học dân tộc. Do đó, nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ là một trong
những việc làm nhằm phát hiện, lưu giữ lại những những giá trị nhân bản nhất
của nền văn học dân tộc.
Xuất phát từ những lí do trên cùng với việc tìm hiểu các công trình
nghiên cứu đã có, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Hình tượng người phụ nữ trong
một số truyện thơ Nôm Tày” làm đối tượng nghiên cứu của luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu truyện thơ Nôm
Truyện thơ Nôm là thể loại nòng cốt của một giai đoạn trong văn học
Việt Nam. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện thơ Nôm.
Nhiều nhà nghiên cứu tập trung làm rõ những vấn đề chung về truyện thơ Nôm
như: xác định thể loại, phân loại, chỉ ra nguồn gốc và quá trình phát triển,
phương thức sáng tác... Có thể kể đến những công trình như Văn học Việt Nam
(nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX) của Nguyễn Lộc [18], Truyện Kiều và
thể loại truyện Nôm của Đặng Thanh Lê [16], Truyện Nôm lịch sử phát triển và
thi pháp thể loại của Kiều Thu Hoạch [7], Mấy vấn đề thi pháp văn học trung
đại Việt Nam của Trần Đình Sử [35], Giảng văn văn học trung đại Việt Nam
của Lã Nhâm Thìn [37]... Tác giả Nguyễn Lộc khẳng định: “Truyện Nôm là
một thể loại khá độc đáo của văn học dân tộc” [18, 475] và đi sâu lí giải nguồn
gốc truyện Nôm, phân biệt truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học, làm
rõ nội dung xã hội, đặc điểm nghệ thuật của truyện Nôm bình dân...
Nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch đề cao việc nghiên cứu truyện Nôm trên
phương diện phôn - klo: “Theo chúng tôi, truyện Nôm là một thể loại sinh thành
và phát triển từ cội nguồn văn hóa dân gian thì việc tiếp cận nó từ góc độ fôn klo học phải được xem là một phương pháp luận khoa học đúng đắn nhất trong

quá trình tìm hiểu và nhận diện nó” và nhấn mạnh: “... việc tìm hiểu truyện Nôm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




không thể chỉ dừng ở các văn bản tĩnh tại, mà còn cần thiết phải được nhìn nhận
trong môi trường vận động của các sinh hoạt fôn - klo muôn màu muôn vẻ”
[42, 378]. Nhà nghiên cứu Đặng Thanh Lê cũng đã đề cập đến việc có nhiều ý
kiến xung quanh thuật ngữ truyện Nôm: “Xung quanh một thuật ngữ định danh
cho thể loại này cũng đã nảy sinh nhiều ý kiến. Nói chung, ý kiến phổ biến, thống
nhất vẫn gọi loại tiểu thuyết văn vần này là Truyện Nôm. Cũng có ý kiến gọi là
Truyện thơ và có trường hợp nêu lên “các tiểu thuyết dài có chương hồi(?)” viết
bằng thể lục bát như Truyện Hoa Tiên, Truyện Kiều, Truyện Nhị độ mai,
Truyện Lục vân Tiên... nên gọi là Truyện diễn ca...” [16, 54 - 55].
Những giá trị của truyện thơ Nôm cũng được giới nghiên cứu đặc biệt
quan tâm để làm sáng tỏ những khía cạnh xoay quanh nội dung và nghệ thuật
các tác phẩm thuộc thể loại này. Các tác phẩm được phân tích, bình luận, đánh
giá một cách kĩ lưỡng về các phương diện nhân vật, ngôn ngữ, thời gian, không
gian, thời điểm sáng tác ... Đặc biệt Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành
đối tượng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn cả. Cho đến nay, các tác phẩm
truyện thơ Nôm vẫn đang tiếp tục được soi chiếu dưới góc độ của những lí
thuyết nghiên cứu hiện đại, góp phần cung cấp thêm những góc nhìn mới về
các tác phẩm. Và việc nghiên cứu các khía cạnh nội dung, nghệ thuật của từng
tác phẩm cụ thể vẫn là công việc cần thiết. Về nhân vật người phụ nữ trong
truyện Nôm, Nguyễn Lộc đưa ra nhận xét: “Một điều đáng chú ý nữa là truyện
Nôm bình dân rất đề cao vai trò của người phụ nữ. Nếu so sánh người phụ nữ
trong truyện Nôm bình dân với người phụ nữ trong tác phẩm văn học bác học,
có thể thấy rất rõ người phụ nữ trong văn học bác học ít tính chủ động hơn
nhiều... Nhân vật phụ nữ trong truyện Nôm bình dân khác hẳn. Dù là nàng Cúc

Hoa hay nàng Ngọc Hoa, nàng công chúa trong truyện Lý Công, nàng công
chúa trong truyện Hoàng Trừu, hay nàng Phương Hoa trong một truyện cùng
tên, tất cả đều chủ động. Chủ động trong tình yêu, và chủ động trong việc đấu
tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Đối với các nhân vật phụ nữ trong truyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Nôm bình dân, hoàn cảnh dù éo le ngang trái đến đâu cũng không mảy may
ảnh hưởng đến tinh thần và ý chí đấu tranh của họ. Tư tưởng định mệnh, buông
xuôi hầu như không có trong bất cứ một tác phẩm nào” [18, 486 - 487]. Như
vậy có thể thấy, Truyện Nôm là thể loại văn học đã nhận được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Người phụ nữ cũng là một hình tượng văn học nổi bật
trong các truyện Nôm bình dân và đã được phân tích, đánh giá ở những góc độ
nhất định.
2.2. Lịch sử nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày
Với sự phong phú về số lượng và sự hấp dẫn về mặt nội dung cũng như nghệ
thuật, trong những năm qua truyện thơ Nôm Tày luôn nhận được sự quan tâm
tìm hiểu, nghiên cứu của nhiều học giả. Các tác giả Lã Văn Lô, Hà Văn Thư
trong cuốn Văn hóa Tày Nùng [17] đã dành tâm huyết của mình để giới thiệu
về Truyện thơ Nôm khuyết danh. Năm 1997, Lê Trường Phát bảo vệ thành công
Luận án PTS. Khoa học Ngữ văn với đề tài “Đặc điểm thi pháp truyện thơ các
dân tộc thiểu số Việt Nam”[31]. Trong công trình này tác giả cũng tập trung
nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam về mặt kết cấu cốt
truyện, nhân vật, một số phương diện ngôn ngữ ... Trong Văn học các dân tộc
thiểu số Việt Nam [23], Phan Đăng Nhật chia truyện thơ các dân tộc ít người
thành ba loại đề tài: truyện thơ về tình yêu, về sự nghèo khổ và về chính nghĩa.
Tác giả đưa ra nhận định về nguồn gốc của truyện thơ (bắt nguồn từ dân ca và

truyện kể), giá trị và sức hấp dẫn của truyện thơ (có khả năng diễn tả mọi tình
cảm tinh vi, phức tạp, phương pháp kể truyện lý thú...), vai trò của truyện thơ
(đánh dấu một bước phát triển cao của văn học cổ truyền các dân tộc thiểu số).
Từ những nghiên cứu của mình tác giả đưa ra nhận xét mang tính khái quát:
“Truyện thơ đã tập hợp tinh hoa các loại, thể văn học, đồng thời cũng ảnh
hưởng sâu sắc đến các loại, thể phát triển sau nó. Gần đây, một số bài thơ thể
kể chuyện, các truyện thơ hiện đại, các thể truyện ký bằng văn xuôi của các tác
giả dân tộc ít hoặc nhiều đều đã tiếp thu và phát huy những tinh hoa trong
truyện thơ của dân tộc mình”[23, 209].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Võ Quang Nhơn trong Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam
[24] đã căn cứ vào phương thức diễn xướng, lưu truyền và nguồn gốc kế thừa
của truyện thơ các dân tộc để chia loại hình truyện thơ thành 4 nhóm sau: nhóm
truyện thơ gắn với sinh hoạt nghi lễ dân gian; nhóm truyện thơ kế thừa truyền
thống tự sự của truyện cổ dân gian các dân tộc; nhóm truyện thơ kế thừa truyền
thống trữ tình của thơ ca dân gian các dân tộc; nhóm truyện thơ thiên về thuyết
giáo đạo đức của truyện thơ Nôm Kinh. Nhà nghiên cứu Võ Quang Nhơn cũng
đưa ra nhận định: “Truyện thơ một mặt kế thừa và phát triển truyền thống tự sự
và trữ tình của truyện cổ và thơ ca dân gian, một mặt tiếp thu ảnh hưởng của
nền văn hóa bác học và đặc biệt là của văn học bác học Việt. Từ những sự kế
thừa và chịu ảnh hưởng về nhiều mặt đó, các nghệ nhân dân gian và các trí
thức dân tộc đã sáng tạo nên một thể loại văn học dân gian mới, với nội dung
bề thế hơn về dung lượng, với nghệ thuật được trau chuốt và hoàn thiện hơn. Ở
một số dân tộc ít người, thể loại truyện thơ đánh dấu bước phát triển mới của
văn học dân gian. Nó phản ảnh quá trình vận động, biến chuyển của văn học
dân gian các dân tộc ít người, tiến tới tiếp cận và đi dần vào quỹ đạo của nền

văn học thành văn của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam” [24; 450].
Nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn đã có một công trình nghiên cứu quy mô
và giàu giá trị cả về mặt lí luận và thực tiễn, đó là công trình Truyện thơ Tày
Nguồn gốc - quá trình phát triển và thi pháp thể loại [42]. Công trình nghiên
cứu một cách hệ thống về nguồn gốc thể loại truyện thơ Tày, trên cơ sở đó tác
giả xác lập quá trình phát triển và phân tích thi pháp của thể loại truyện thơ
Tày. Công trình này được giới nghiên cứu đánh giá cao bởi những đóng góp
lớn lao của tác giả đối với nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Ngoài những công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu còn có các bài
viết trên tạp chí cũng đi vào khai thác các khía cạnh cụ thể của truyện thơ Nôm
Tày. Có thể kể đến các bài viết như: “Đọc sách Nôm Tày Tần Chu” của tác giả
Hiền Lương (Tạp chí Hán Nôm số 1/1989); “Về tác phẩm truyện thơ Tày -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Nùng Lưu Đài - Hán Xuân” của Nguyễn Minh Tuân (Tạp chí Hán Nôm số
3/2004); “Tìm hiểu đôi nét về truyện thơ Nôm Tày - Nùng Toọng Tương” của tác
giả Trần Thị Thu Hường (Tạp chí Hán Nôm số 3/2004); “Tìm hiểu yếu tố đạo
giáo trong một số truyện thơ Nôm Tày – Nùng” của Nguyễn Minh Tuân (Tạp
chí Hán Nôm số 1/2009)...
Trong khoảng thời gian khá dài nhiều nhà nghiên cứu, nhiều trí thức
người dân tộc Tày đã dày công sưu tầm, biên dịch và lần lượt giới thiệu các tác
phẩm truyện thơ Nôm Tày. Có thể kể đến những công trình như: Hợp tuyển thơ
văn Việt Nam, Tập 6 do nhóm Nông Quốc Chấn, Hoàng Thao, Hà Văn Thơ biên
soạn, Nxb Văn học xuất bản năm 1981; Tuyển tập văn học các dân tộc ít người ở
Việt Nam do Đặng Nghiêm Vạn làm chủ biên, Nxb Khoa học xã hội năm 1992;
Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc, Tập 1 do Đặng Văn Lung, Trần Thị

An biên soạn, Nxb Văn hóa dân tộc năm 1995; Tổng tập văn học Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội năm 2000; Chữ Nôm Tày và truyện thơ do Triều Ân chủ
biên, Trung tâm nghiên cứu Quốc học xuất bản năm 2003; Ba áng thơ Nôm Tày
và thể loại do Triều Ân dịch, Trung tâm nghiên cứu Quốc học xuất bản năm 2004;
Tử thư - Văn Thậy do Hà Thị Bình dịch và giới thiệu, Nxb Khoa học xã hội
năm 2005; Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập 22
do Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2008... Công việc sưu tầm, biên dịch
và giới thiệu những tác phẩm truyện thơ Nôm Tày vẫn đang được các thế hệ
nối tiếp nhau thực hiện và ngày càng thu được nhiều thành quả đáng kể, giúp
người đọc có cơ hội tiếp cận kho tàng quý giá này của đồng bào Tày một cách
dễ dàng và đầy đủ hơn. Từ đó cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác
nghiên cứu bộ phận văn học đặc sắc và giàu giá trị này.
Cho đến nay truyện thơ Nôm Tày vẫn đang được các nhà nghiên cứu quan
tâm. Vấn đề sưu tầm các truyện thơ Nôm Tày và chuyển dịch sang tiếng Việt
vẫn đang được coi trọng. Bộ Tổng tập truyện thơ Nôm các dân tộc thiểu số Việt
Nam (19 tập) do Viện nghiên cứu Hán Nôm sưu tầm, biên dịch được xuất bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




trong thời gian gần đây đã góp phần giúp người đọc tiếp cận nhiều hơn với kho
tàng truyện thơ Nôm Tày.... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ chủ
yếu tập trung giới thiệu những vấn đề đặc trưng của thể loại chứ chưa có công
trình nào đi sâu nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong truyện thơ Nôm Tày.
Đến nay, chưa có công trình nào đặt hình tượng này làm đối tượng nghiên cứu
một cách hệ thống và toàn diện. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về
hình tượng người phụ nữ trong một số truyện thơ Nôm Tày nhằm làm sáng tỏ
một nội dung quan trọng và hấp dẫn của bộ phận văn học này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu nhằm chỉ ra những đặc điểm nổi bật về mặt nội dung phản
ánh và nghệ thuật thể hiện hình tượng người phụ nữ trong một số tác phẩm
truyện thơ Nôm Tày. Từ đó góp phần khẳng định vẻ đẹp và giá trị của hình
tượng nghệ thuật này.
- Khẳng định ý nghĩa của truyện thơ Nôm Tày trong việc bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, cụ thể là dân tộc Tày.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn cần phải thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan như: các khái
niệm (truyện thơ Nôm, truyện thơ Nôm Tày, hình tượng văn học), khái quát
một số nét về văn hóa Tày, hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại...
- Thống kê, khảo sát, phân tích đặc điểm của các nhân vật nữ trong các
tác phẩm, từ đó khái quát hình tượng người phụ nữ trong truyện thơ Nôm Tày.
- Phân tích các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các tác phẩm nhằm
làm nổi bật vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ trong truyện thơ Nôm Tày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hình tượng người phụ nữ trong
truyện thơ Nôm Tày.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chính của luận văn là văn bản các tác phẩm truyện

thơ Nôm Tày trong bộ Tổng tập truyện thơ Nôm các dân tộc thiểu số Việt Nam
gồm 19 tập do Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Viện nghiên cứu Hán Nôm
sưu tầm, biên dịch, Nxb Khoa học xã hội xuất bản từ năm 2008 đến năm 2018.
Trong phạm vi có hạn của luận văn chúng tôi chỉ nghiên cứu hình tượng
người phụ nữ trong một số truyện thơ Nôm Tày như: Phạm Tải – Ngọc Hoa,
Tống Trân - Cúc Hoa, Lưu Đài - Hán Xuân, Tạng Ba, Nàng Kim, Ngọc Long,
Ngọc Sinh, Lưu Tương, Nho Hương, Tống Kim, Trần Bằng, Lý Kế Khanh. Đây
là những tác phẩm mà trong đó hình tượng người phụ nữ được thể hiện một
cách tập trung và rõ nét nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Việc nghiên cứu hình tượng người
phụ nữ trong truyện thơ Nôm Tày không chỉ thuộc lĩnh vực văn học mà còn
liên quan đến những lĩnh vực khác như văn hóa học, dân tộc học, xã hội học...
Vì thế trong quá trình tiếp cận các văn bản chúng tôi cần có phương pháp
nghiên cứu liên ngành để đáp ứng được yêu cầu.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Chúng tôi sử dụng phương pháp này
khi tiếp cận từng đặc điểm cụ thể của đối tượng để có cái nhìn chi tiết, chính
xác nhất trong quá trình trình bày kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp đi vào tiếp cận
các tác phẩm truyện thơ Nôm ở cả hai phương diện nội dung và hình thức thể
hiện. Từ đó, đưa ra những đặc điểm cụ thể của đối tượng nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được thực hiện khi so sánh
hình tượng người phụ nữ trong các truyện thơ Nôm Tày với nhau và với người

phụ nữ trong truyện thơ Nôm Kinh.
6. Đóng góp mới của luận văn
Nghiên cứu Hình tượng người phụ nữ trong một số truyện thơ Nôm
Tày, chúng tôi hy vọng sẽ đem lại một cái nhìn tương đối hệ thống và toàn diện
về hình tượng người phụ nữ trong cái nhìn, cách phản ánh của tác giả đồng bào
dân tộc Tày. Đồng thời, khẳng định những nét đặc sắc của hình tượng người
phụ nữ trong văn học dân tộc thiểu số nói chung và trong truyện thơ Nôm Tày
nói riêng. Từ đó, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của một
bộ phận quan trọng trong nền văn học dân tộc.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của luận văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan
Chương 2: Đặc điểm hình tượng người phụ nữ trong một số truyện thơ
Nôm Tày
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong một số
truyện thơ Nôm Tày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÓ LIÊN QUAN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Truyện thơ Nôm Tày
Trong công trình của mình các nhà nghiên cứu đã dùng một số tên gọi
như: truyện Nôm, truyện thơ Nôm, truyện thơ... và cũng đã đưa ra những quan
niệm khác nhau.

Theo Từ điển Văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX (Lại
Nguyên Ân, NXB Giáo dục, 1999), truyện thơ Nôm là “một thể loại sáng tác
tiếng Việt (chữ Nôm) thời trung đại, phát triển mạnh từ nửa sau thế kỉ XVIII và
suốt thế kỉ XIX. Số lượng tác phẩm nay còn tìm được khoảng trên 100 truyện,
tạo thành một bộ phận khá lớn của sáng tác tự sự (cả chữ Hán và chữ Nôm) ở
thời trung đại Việt Nam” [1, 664].
Khi xác định những đặc điểm của thể loại, nhà nghiên cứu Đặng Thanh
Lê cho rằng: “Truyện Nôm nằm trong hệ thống tác phẩm phản ánh cuộc sống
bằng phương thức tự sự... - có nghĩa là phản ánh cuộc sống xã hội thông qua
sự trình bày, miêu tả có tính chất hoàn chỉnh vận mệnh một nhân vật và trên cơ
sở ấy, sự phát triển có tính chất hoàn chỉnh của một tính cách nhân vật... sử
dụng ngôn ngữ văn tự dân tộc: chữ Nôm” [16, 55 - 56].
Trong cuốn Truyện thơ Tày - Nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp
thể loại của tác giả Vũ Anh Tuấn có in bài viết “Truyện thơ” của nhà nghiên
cứu Phan Đăng Nhật. Trong bài viết này Phan Đăng Nhật đưa ra quan niệm của
mình về truyện thơ của dân tộc thiểu số (tương đương khái niệm truyện Nôm
của người Kinh): “Văn học dân gian và các dân tộc nước ta (dân tộc đa số
cũng như thiểu số) có nhu cầu sáng tạo và lưu truyền một loại hình thơ ca kể
truyện dài hơi... Ở văn học Kinh, người ta gọi đó là truyện Nôm... Thực chất
những tác phẩm được gọi là truyện Nôm (hoặc truyện Nôm bình dân) là những
tác phẩm có tính chất tự sự diễn đạt bằng tiếng Việt, viết bằng chữ Nôm và đặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




biệt là hình thức thơ ca dài hơi. Do nhấn mạnh hình thức thơ ca nên có người
đề nghị gọi là truyện thơ Nôm. ... Nếu ở người Kinh có truyện thơ Nôm thì ở
các dân tộc thiểu số (DTTS) có một loại hình tương đương: truyện thơ. Đó là
những tác phẩm tự sự dưới hình thức thơ ca. Ở các DTTS không cần phải phân

biệt với tính bác học và hình thái ghi chép bằng chữ Hán. Các dân tộc thiểu số
nước ta có một kho tàng truyện thơ phong phú...” [42; 399].
Nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn thì cho rằng truyện thơ là “một loại văn
học dân gian đã thành văn và mới chỉ đặc biệt phát triển trong vài ba thế kỉ trở
lại đây” [42, 12]. Bên cạnh đó có thể kể đến những quan niệm về truyện thơ
như: “Truyện thơ là thể loại phát triển cuối cùng và cũng là đỉnh cao của dân
ca Tày... Truyện thơ là thể thơ đã có sự chặt chẽ về vần điệu, và với nghệ thuật
của thể này, đó là một thể thơ độc đáo của dân tộc Tày. Về cách gieo vần chữ
thứ bảy câu trên vần với chữ thứ năm câu dưới và cứ tiếp tục như thế với số
chữ ổn định là bảy chữ, thích hợp với giọng kể chuyện, dễ nhớ cho người nghe,
dễ đọc cho người kể” [42, 16].
Nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật thì cho rằng truyện thơ là một lời hát
dài và “Truyện Nôm miền xuôi cũng như truyện thơ miền núi, đều là bước nối
giữa văn học dân gian và văn học thành văn, đều mang tính chất của cả hai
loại hình nói trên” [42, 20].
Nhà nghiên cứu Võ Quang Nhơn cũng coi truyện thơ là “một dấu nối
giữa văn học truyền miệng và văn học thành văn” và khẳng định truyện thơ ở
nhóm truyện thiên về khuynh hướng thuyết giáo đạo đức “đã thể hiện khá rõ
tính chất thành văn, tiếp cận với đặc điểm thi pháp của văn học bác học và
đánh dấu một bước phát triển mới của văn học dân gian” [42, 20].
Như vậy, có thể khái quát như sau:
Truyện thơ Nôm Tày là một trong số những thể loại của văn học dân tộc
Tày, là dạng sáng tác thành văn của dân tộc Tày, là những tác phẩm có tính
chất tự sự diễn đạt bằng thơ tiếng Tày, viết bằng chữ Nôm Tày. Các truyện thơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Nôm Tày không rõ tác giả, phổ biến qua con đường truyền miệng, chủ yếu
được các trí thức bản tộc lưu giữ lại bằng cách chép tay. Nội dung của các
truyện thơ Nôm Tày phản ánh hiện thực cuộc sống, tâm tư tình cảm, ước mơ
khát vọng của người dân Tày. Các văn bản truyện thơ Nôm Tày thường dùng
thể thơ bảy chữ, vần lưng (chữ thứ bảy cuối câu trước vần với chữ thứ năm của
câu sau).
1.1.2. Hình tượng văn học
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đưa ra định nghĩa: “Hình tượng văn học
là hình tượng nghệ thuật thể hiện bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, hay còn
gọi là nghệ thuật ngôn từ” [1; 149]. Chất liệu xây dựng nên những hình tượng
này không phải là thực thể vật thể mà là một hệ thống kí hiệu, ngôn ngữ.
Trong các công trình thuộc lĩnh vực Lí luận văn học như Lí luận văn học
(Hà Minh Đức chủ biên, Nxb Giáo dục, 2011), Lí luận văn học (Phương Lựu
chủ biên, Nxb Giáo dục, 2002), các nhà nghiên cứu cũng đã lí giải về hình
tượng văn học. Hình tượng văn học trước hết là hình tượng nghệ thuật. Nó
chính là một chiếc cầu, một dấu gạch nối giữa tác giả - tác phẩm và người đọc.
Người nghệ sĩ tạo ra tác phẩm văn học để thể hiện những nhận thức về đời
sống, bộc lộ những suy nghĩ, đánh giá của mình về cuộc đời và cắt nghĩa các
mối quan hệ xoay quanh chủ thể con người. Với bản chất là nghệ thuật ngôn từ,
văn học không diễn đạt trực tiếp những ý nghĩ, tình cảm bằng định lí, công
thức, bằng các khái niệm khô khan, trừu tượng mà đem đến cho độc giả thế
giới quan sâu sắc qua hệ thống hình tượng nhân vật cụ thể. Hình tượng ấy có
thể có thật, có thể được tạo dựng nên từ một nguyên mẫu nhưng cũng có thể là
một hình tượng hư cấu. Song, hình tượng văn học luôn là tổng hòa của các mối
quan hệ xã hội – mang bản chất của con người mà qua đó, họ sẽ bộc lộ được
những phẩm chất, tính cách, đặc điểm dựa trên nhu cầu và ý đồ phản ánh của
người sáng tác. Như vậy, hình tượng nghệ thuật là khách thể đời sống được
nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





tượng nghệ thuật dù là phương tiện để tái hiện cuộc sống nhưng không phải tô
vẽ y nguyên như hội họa, ghi chép trung thực như lịch sử mà là kết quả của sự
sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của người nghệ sĩ văn học. Qua
những hình tượng đó, cụm từ “đồng sáng tạo” được phát huy tác dụng khi độc
giả chính là đối tượng tiếp nhận và làm nên sức sống của tác phẩm văn học nói
chung và hình tượng văn học nói riêng. Khai thác, phản ánh hình tượng tốt, tác
phẩm sẽ khiến cho độc giả phải day dứt, trăn trở vì cuộc đời, số phận và những
vấn đề xã hội đặt ra qua hình tượng văn học.
Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật bằng ngôn từ, tái hiện lại
bức tranh hiện thực đời sống, thể hiện tư tưởng, quan niệm của nhà văn, nhà
thơ qua việc xây dựng những hình tượng nghệ thuật cụ thể. Hình tượng văn học
chính là hạt nhân quan trọng để hình thành nên các tác phẩm văn học. Hình
tượng văn học là bức tranh đời sống vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu
tượng. Đặc biệt, hình tượng này luôn mang giá trị thẩm mĩ và giá trị tư tưởng
mà người sáng tác ghép lồng. Hình tượng văn học đã đem đến cho các tác giả
một phương tiện nghệ thuật để phản ánh.
1.2. Khái quát về truyện thơ Nôm Tày
Giai đoạn thế kỉ XVII - XIX là thời kì lên ngôi của truyện thơ Nôm Tày.
Đây là một thể loại phổ biến và tiêu biểu, góp phần tạo nên diện mạo truyện thơ
của nền văn học nước nhà. Truyện thơ Nôm Tày gắn bó mật thiết với đời sống
tinh thần của người Tày và là niềm tự hào của họ.
Truyện thơ Nôm Tày được ra đời và lưu truyền cho đến ngày nay cần
phải kể đến sự xuất hiện của chữ Nôm Tày. Tuy nhiên, đây là một vấn đề đang
được giới nghiên cứu quan tâm song thực không dễ dàng giải đáp. Hoàng Triều
Ân trong Chữ Nôm Tày và thể loại truyện thơ có viết: “Nguồn gốc chữ Nôm
Tày là do nhà túc nho Cao Bằng tên là Lê Thế Khanh chế tác đầu tiên; những

nhà trí thức dân tộc đời sau tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh dần. Chữ Nôm Tày đã
xuất hiện từ thế kỉ thứ V” [2;15]. Trong cuốn Truyện Nôm Tày - nguồn gốc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




quá trình phát triển và thi pháp thể loại, tác giả Vũ Anh Tuấn kết luận: “Chữ
Nôm Tày đến thế kỉ XVII đã trở nên hoàn hảo” [42;45]. Trong cuốn Lượn cọi
tác giả Lục Văn Pảo có viết: “Như vậy, chữ Nôm Tày có từ cuối thời Lê là chắc
chắn. Có điều là đẩy lên nữa đến thế kỉ nào thì còn phải tìm thêm căn cứ” [30; 13].
Với một vài giả thuyết và kết quả nghiên cứu, chúng ta có thể thấy, chữ Nôm
Tày xuất hiện từ rất sớm và dần hoàn thiện vào khoảng thế kỉ XVI - XVII. Đây
là một cơ sở để thể loại truyện thơ Nôm Tày đạt được những thành tựu rực rỡ
trên văn đàn văn học.
Triều Ân cùng một số nhà nghiên cứu khác trong cuốn sách Chữ Nôm
Tày và thể loại truyện thơ đã tìm cách truy nguyên nguồn gốc thể loại này:
“Suy nghĩ tìm tòi truyện thơ Tày xuất hiện từ bao giờ, ta thấy có nét chung là xuất
hiện từ sau khi có văn tự Nôm Tày (là thế kỉ thứ V); đi vào cụ thể từng pho
truyện ta sẽ thấy sự xuất hiện khác nhau về thời điểm ta cần đọc xem xét nội
dung truyện cũng như bối cảnh lịch sử, tương quan lịch sử của truyện đó”
[2;32 - 33]. Các nhà nghiên cứu cũng đã tổng kết: “Truyện thơ Nôm Tày bắt
nguồn từ xã hội người Tày là chủ yếu (trừ truyện Sơn Bá - Chúc Anh Đài gốc
Trung Quốc hoặc có một vài truyện mượn tích hoặc truyện của người Việt để
Tày hoá như Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa...). Trong truyện thơ
Nôm Tày, dù có mượn tên nhân vật (như vua nước ngoài) mượn tên đất nước
dưới miền xuôi hoặc dưới âm phủ, ta hãy quên những tên rất thật ấy đi để thấy
giá trị hiện thực, nhân đạo... của truyện. Tên nhà vua, tên đất, lúc này chỉ còn
có giá trị ước lệ, vay mượn “cho có chuyện” mà thôi” [2; 35-36].

Về nội dung của các truyện thơ Nôm Tày, Lại Nguyên Ân khái quát
như sau: “Truyện Nôm Tày phản ánh nhiều vấn đề xã hội trong cộng đồng dân
tộc, nhất là các xung đột giàu - nghèo, dân thường - quan lại; ca ngợi những
người có công đánh giặc giữ nước, những tấm gương nhân nghĩa, tiết hạnh;
cảm thông với những người nghèo, bị áp bức, bị rơi vào cảnh ngộ khó khăn...
Đề tài tình yêu lứa đôi giữ vị trí chủ đạo trong hầu hết các tác phẩm; sự thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




chung trong tình duyên được thể hiện vừa như là phẩm chất tốt đẹp của người
phụ nữ, vừa như một chuẩn mực đạo đức và lý tưởng thẩm mỹ của con người
trong cộng đồng xã hội Tày - Nùng” [1; 663].
Với những nội dung chủ đạo đó, truyện thơ Nôm Tày sử dụng lối nói văn
vần, dùng thể thất ngôn trường thiên, gieo vần ở tiếng thứ năm và tiếng thứ bảy
mỗi câu . Bên cạnh đó, một số thủ pháp nghệ thuật đặc sắc được các tác giả sử
dụng như: xây dựng hình tượng nhân vật, sáng tạo tình tiết truyện, xây dựng
không gian, thời gian nghệ thuật, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật…
Như vậy, truyện thơ Nôm Tày là một thể loại văn học được hình thành từ
lâu đời và để lại nhiều thành tựu về cả nội dung và nghệ thuật.
1.3. Vài nét về văn hóa dân tộc Tày
Dân tộc Tày là một cộng đồng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có số dân
đông nhất trong các dân tộc thiểu số nước ta. Phần đông người Tày cư trú ven
các thung lũng, triền núi thấp ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Quảng Ninh và một số vùng thuộc Bắc Giang v.v... Vùng Việt Bắc là
nơi người Tày sinh sống nhiều hơn cả. Ở vùng đất này, người Tày là cư dân bản
địa và giữ vai trò chủ thể từ rất lâu đời. Bản của người Tày thường ở chân núi
hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông.

* Văn hóa vật chất
Nhà ở và trang phục là những yếu tố văn hóa đặc biệt, xuất hiện nhiều
trong các sáng tác văn học và có ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy, quan niệm của
người Tày. Về nhà ở, những nhà truyền thống thường là nhà sàn, nhà đất mái
lợp cỏ gianh và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Trong nhà
phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. Người Tày sống định cư, quây
quần thành từng bản chừng 15 đến 20 hộ, có quan hệ gần gũi với người
Nùng và với người Choang (Trung Quốc).
Về trang phục, người Tày sử dụng vải chàm. Trang phục cổ truyền của
người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí. Cái độc đáo đáng quan
tâm của trang phục Tày là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang
phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm.
Nếu như nhiều dân tộc dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí các màu
khác trên trang phục thì người Tày hầu như chỉ dùng các màu ngũ sắc để trang
trí hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm.
* Văn hóa tinh thần
Người Tày có một nền văn hóa tinh thần đa dạng, phong phú được thể
hiện qua rất nhiều mặt của đời sống. Trên bàn thờ tổ tiên người Tày đặt ba bát
hương. Một bát thờ Đắm (lạc đắm - rễ cọc, thờ gốc - cội nguồn); một bát thờ
lộc mệnh (gia phả dòng họ); một bát thờ hàm (các chức sắc của tổ tiên). Bên
cạnh đó, họ còn thờ các vị thần như thần bếp, thần thổ công, thần đá, thần mô
đất, thần gốc cây… Những phong tục ấy vẫn được lưu giữ cho tới ngày nay và
trở thành một nét văn hóa bản sắc của đồng bào Tày.
Nhắc đến văn hóa Tày không thể không nhắc đến hát Then. Theo quan

niệm dân gian, Then có nghĩa là Thiên, là Trời và được coi là điệu hát của thần
tiên truyền lại. Trải qua thời gian, điệu hát Then đã trở thành món ăn tinh thần
không thể thiếu trong đời sống văn hóa của bà con người Tày. Trong đời sống
của người Tày cổ, Then xuất hiện trong những sự kiện trọng đại như lễ cầu an,
cầu mùa, gọi hồn..., gửi lời cầu khẩn đến nhà trời giúp mùa màng bội thu, cuộc
sống bình an sung túc... Then Tày có một hệ thống làn điệu. Cũng giống như dân
ca của nhiều tộc người trên đất nước Việt Nam, phương thức truyền khẩu, tự ứng
tác trong hát Then là hiện tượng phổ biến. Âm nhạc là một trong những yếu tố
quan trọng nhất của văn hóa Then Tày, tuy nhiên, âm nhạc ở đây có điểm riêng
biệt và rất độc đáo, họ sử dụng cây đàn tính và xóc nhạc tạo nên giai điệu. Cây
đàn cùng với hát Then là Tính tẩu, một sáng tạo đặc sắc của người Tày lấy chất
liệu sẵn có từ môi trường thiên nhiên. Xung quanh sự ra đời cây đàn Tính nhiều
huyền thoại, truyền thuyết được thêu dệt, lưu truyền trong dân gian.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Qua quá trình tích lũy với sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ, người
Tày đã sáng tạo và lưu giữ được một kho tàng văn hóa tinh thần phong phú,
trong đó có văn học.
Về ngôn ngữ, người Tày đã sáng tạo ra phương thức giao tiếp riêng của
dân tộc mình từ lâu đời. Cho đến ngày nay, họ vẫn sử dụng tiếng Tày như một
phương tiện chính thống trong đời sống hằng ngày. Văn học Tày cũng không
ngoại lệ. Họ đã sử dụng tiếng của dân tộc mình để ghi lại những sáng tác, lưu
truyền và gìn giữ bản sắc văn hóa Tày, làm phong phú thêm cho bức tranh văn
hóa Việt Nam.
Trong luận văn này, chúng tôi muốn giới thiệu vài nét về hình tượng
người phụ nữ Tày. Trong đời sống xã hội, người phụ nữ luôn đóng một vai trò

quan trọng, một vị trí không thể thay thế. Họ chiếm một nửa thế giới, là người
luân chuyển sự sống và tái sinh loài người. Trong gia đình, họ là người giữ lửa
hạnh phúc. “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” là như vậy. Chính bởi thế,
người phụ nữ đã trở thành hình tượng nghệ thuật bất hủ trong nhiều sáng tác.
Với người Tày, từ xa xưa, người phụ nữ đã hiện thân cho những điều
tươi đẹp, thiêng liêng. Họ xuất hiện trong tín ngưỡng, phong tục; họ là đối
tượng phản ánh của Cái Đẹp, Cái Thiện trong văn chương; họ là khách thể
thẩm mĩ của văn hóa nghệ thuật dân tộc. Qua những giá trị văn hóa đó, ta cảm
nhận được khá đầy đủ những vẻ đẹp về đặc điểm của người phụ nữ Tày.
Trước tiên là vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ hiện lên trong thế đối sánh
với những điều đẹp nhất của thiên nhiên:
Phụ nữ là lá, là hoa
Là sao đêm sáng, là bầu trời xanh
Vẻ đẹp của họ không tách rời môi trường sinh sống mà hòa chung, kết
tạo cùng những điều đơn sơ, giản dị, trong sáng của núi rừng, của trời đất:
Con gái má lúm đồng tiền
Chân trắng bẹ chuối bóc
Tay thuôn búp măng mọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Hay:
Eo thắt đáy con mạ
Má ửng hồng bồ quân
Chân dong dỏng duyên dáng
Tóc uốn dáng đuôi gà
Mắt liếc mòn đá suối

Vẻ đẹp ngoại hình dường như gắn với lao động, sản xuất. Không còn là
“thắt đáy lưng ong” như quan niệm của người Kinh, đồng bào Tày gửi gắm một
mong muốn về vẻ đẹp cần cù, siêng năng của người phụ nữ.
Bên cạnh vẻ đẹp ngoại hình, người phụ nữ Tày còn được khắc họa trong
những đặc điểm về phẩm chất, tính cách. Trong tình yêu, họ là những người
chủ động, luôn khao khát yêu thương. Ca dao Tày có đoạn:
Anh về em ước về theo
Làm chim đậu ngọn chuối tiêu sau nhà
Đậu cành khế ngọt của hoa
Khi anh lên xuống cùng là thấy nhau
Họ táo bạo, nồng cháy đến mức có những mong muốn rất “ngông”:
Trời sao chẳng loạn cho cùng
Để đôi ta được dồn chung một làng
Trong gia đình, họ là những người mẹ, người vợ, người con tảo tần, chịu
thương, chịu khó, cần cù lao động. Người Tày cực kì quan trọng lao động. Họ
thẳng thắn phê phán thói lười biếng, đặc biệt là đối với người phụ nữ. Người
phụ nữ Tày phải biết dệt vải, biết làm nương:
Đàn bà lười dệt vải thì hóa cáo
Từ bé, người phụ nữ Tày đã được học dệt vải. Khi chưa lập gia đình thì
dệt vải để may áo cho mình, để chuẩn bị đồ cưới. Khi có chồng rồi, họ phải dệt
vải để lo cái mặc cho cả nhà. Nếu không lao động, họ sẽ chẳng khác nào những
loài vật xấu xa như cáo, như hươu, chỉ rình ăn trộm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Trong mối quan hệ vợ chồng, người phụ nữ luôn được coi trọng. Để gia
đình yên ấm, người phụ nữ cùng với chồng luôn biết cách nhường nhịn nhau:

Vợ mắng chồng chẳng nói gì
Chồng mắng vợ lặng lẽ làm việc
Như vậy, người phụ nữ đã đem đến một phương diện mới mẻ, ấn tượng
cho văn hóa dân tộc Tày, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng, nhiều
màu sắc.
1.4. Đôi nét về hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại là giai đoạn văn học từ khoảng thế kỉ X đến hết thế kỉ
XIX. Trong tiến trình hình thành và phát triển, các tác phẩm văn học trung đại
hướng về khắc họa một số hình tượng tiêu biểu như: hình tượng người anh
hùng, hình tượng tổ quốc, hình tượng người tri thức lạc thời, hình tượng người
phụ nữ… Với từng giai đoạn lịch sử, văn học lại hình thành nên từng hình
tượng trung tâm. Chẳng hạn, khi đất nước còn hiểm nguy và cường thịnh (thế
kỉ X – XV), văn học tập trung ngợi ca hình tượng người anh hùng của cộng
đồng. Nhưng khi triều đình phong kiến suy tàn, vua không còn sáng, tôi không
còn hiền, đời sống nhân dân lầm than, cực khổ thì văn học lại hướng ngòi bút
đến số phận những kiếp người nhỏ bé, đau khổ, đặc biệt là hình tượng người
phụ nữ.
Có thể nhận thấy, người phụ nữ xuất hiện trong rất nhiều những sáng tác
thời kì này, đặc biệt là giai đoạn nở rộ của chủ nghĩa nhân văn. Người phụ nữ
được khắc họa dưới cái nhìn nhân đạo của các tác giả.
Người phụ nữ trong văn học trung đại thường có ngoại hình ưu tú, xinh
đẹp. Chúng tôi xin được trích dẫn và phân tích một số điển hình về vẻ đẹp
người phụ nữ để thấy được đặc điểm này.
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì mạn lục –
Nguyễn Dữ), ông có viết về nhân vật của mình như sau: “Vũ Thị Thiết, người
con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp.”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





(SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 43). Hay trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”,
Nguyễn Du đã đúc tạc nên hai bức chân dung mĩ lệ. Trước hết là người em
Thúy Vân:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Tác giả đã đưa người đọc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Vân từ xa về gần.
Hai chữ “trang trọng” khiến cho vẻ đẹp của Thúy Vân hiện lên sang trọng, quý
phái như những tiểu thư đài các, nhung lụa. Con gái của gia đình “thường
thường bậc trung” nhưng dung nhan “trang trọng” đến mức “khác vời” như
Thúy Vân thực khó kiếm tìm. Nàng hiện lên trên trang thơ của đại thi hào họ
Nguyễn với những đường nét vô cùng tròn vẹn. Đó là khuôn mặt “đầy đặn”
phúc hậu của người con gái xuân thì, là nét mày “nở nang” cân đối, là tiếng
cười trong sáng như ngọc, lời nói tiết hạnh, đoan trang… Với những nét đẹp
hài hòa, cân đối ấy, thiên nhiên tạo vật như cũng cảm mến, ngưỡng mộ:
“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Hai động từ “thua” và “nhường” xuất hiện trong câu thơ cùng với những
hình ảnh thiên nhiên - biểu tượng cho chuẩn mực cái đẹp phong kiến như một
dự cảm tốt lành, yên bình cho cuộc đời người em gái Thúy Vân.
Tả Vân như vậy là đã đẹp, đã hay, dừng lại như thế là vẹn. Những dòng
thơ còn lại, tác giả dành để miêu tả tài sắc, phẩm hạnh của người chị:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Thì ra, đảo thứ tự miêu tả là dụng ý của nhà thơ. Ông đã khéo léo sử dụng
thủ pháp đòn bẩy để đem đến cho độc giả ấn tượng sâu sắc hơn về nhân vật
chính của thiên truyện - nàng Thúy Kiều. Vẻ đẹp của Kiều được khái quát qua
hai từ “sắc sảo”, “mặn mà”. Đó là nét đẹp của sự thông minh, nhanh nhẹn và


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×