Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2018 và xây dựng phương án kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 VÀ XÂY DỰNG
PHƯƠNG ÁN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 VÀ XÂY DỰNG
PHƯƠNG ÁN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8.85.01.03


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Nhuận

Thái Nguyên - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc./.
Tác giả luận văn

Lê Thị Hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo
hướng TS. Nguyễn Đức Nhuận. Thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi
tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thanh luận văn này. Xin chân
thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Quản lý Tài nguyên đã giảng dạy, đóng
góp những ý kiến quý báu cho luận văn được hoàn thiện hơn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn Phòng Đào Tạo, Ban chủ nhiệm Khoa
Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm hỗ trợ thực hiện các thủ tục
trong quá trình hoàn thành luận văn; Cảm ơn lãnh đạo và các anh chị đang công
tác tại Phòng Tài nguyên & Môi trường TP. Thanh Hóa, Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất, các phòng ban chức năng của TP. Thanh Hóa đã tạo điều
kiện và cung cấp tài liệu, số liệu; Cảm ơn các ông bà cán bộ, doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế và nhân dân địa phương đã nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi khảo
sát trong suốt quá trình nghiên cứu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi,
động viên tôi hoàn thành khóa học và luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Thị Hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 4
1.1. Đất đai và một số lý luận về đất đai ........................................................... 4
1.1.1. Những chức năng chủ yếu của đất đai .................................................... 4
1.1.2. Đất đai và sự phát triển kinh tế, xã hội ................................................... 5
1.1.3. Những yếu tố quan hệ đến việc sử dụng đất ........................................... 6
1.1.4. Xu thế phát triển trong tiến trình sử dụng đất ......................................... 8
1.1.5. Quan điểm sử dụng đất ........................................................................... 8
1.2. Cơ sở khoa học về quy hoạch sử dụng đất............................................... 10
1.2.2. Khái quát chung về quy hoạch sử dụng đất .......................................... 12
1.2.4. Những tiêu chí đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch sử
dụng đất ........................................................................................................... 19
1.3. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên Thế giới và
ở Việt Nam ...................................................................................................... 22
1.3.1 Quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên thế giới .............................. 22
1.3.2. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam .................... 24
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 28
2.2. Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu........................................... 28
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





iv

2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Thanh Hóa
ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất............................................................ 28
2.3.2. Đánh giá việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố
Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018 ................................................................... 28
2.3.3. Đánh giá của cán bộ quản lý và người sử dụng đất .............................. 28
2.3.4. Xây dựng phương án kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 .................. 29
2.3.5. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến
kinh tế - xã hội, môi trường và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quy
hoạch sử dụng đất............................................................................................ 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 29
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 29
2.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh............................................................. 31
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu sử dụng phần mềm vi tính ......................... 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 32
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Thanh Hóa ...... 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 35
3.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng....................................................... 40
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố
Thanh Hóa ....................................................................................................... 42
3.2. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Thanh Hóa giai
đoạn 2016 – 2018 ............................................................................................ 43
3.2.1. Khái quát quy hoạch sử dụng đất của thành phố Thanh Hóa giai đoạn
2016 - 2020 ..................................................................................................... 43
3.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Thanh Hóa

giai đoạn 2016 – 2018 ..................................................................................... 47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

3.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố
Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2018 .................................................................. 50
3.3. Đánh giá của cán bộ và người sử dụng đất về quy hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2016 – 2018 ............................................................................................ 53
3.3.1. Đánh giá công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất của thành phố Thanh
Hóa giai đoạn 2016 - 2018 .............................................................................. 53
3.3.2. Đánh giá về chính sách tái định cư khi thu hồi đất ............................... 55
3.3.3. Đánh giá về những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện công tác QHSDĐ
và áp dụng các văn bản mới liên quan đến QHSDĐ theo ý kiến của cán bộ quản
lý ...................................................................................................................... 58
3.4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất kỳ cuối đến năm 2020........ 59
3.4.1. Diện tích đất quy hoạch phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh của địa phương ...................................................................... 60
3.4.2. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trong phương án quy hoạch... 66
3.5. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến
kinh tế - xã hội, môi trường và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quy
hoạch sử dụng đất............................................................................................ 68
3.5.1. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến
kinh tế - xã hội và môi trường ......................................................................... 68
3.5.2.Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quy hoạch sử dụng đất .......... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 75

1. Kết luận ....................................................................................................... 75
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

: Bộ Tài nguyên môi trường

CNH - HĐH


: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
: Nghị định

QHSDĐ

: Quy hoạch sử dụng đất

TN & MT

: Tài nguyên và Môi trường


UBND

: Uỷ ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 ............. 44
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Thanh Hóa ..... 48
giai đoạn 2016 – 2018 ..................................................................................... 48
Bảng 3.3. Kết quả thực hiện sau điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã được
duyệt của thành phố Thanh Hóa đến năm 2018 .............................................. 50
Bảng 3.4. Tính hợp lý và việc quản lý quy hoạch của thành phố Thanh Hóa
theo ý kiến người dân trên địa bàn .................................................................. 54
Bảng 3.5. Chính sách bố trí tái định cư khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất
theo phiếu điều tra ........................................................................................... 55
Bảng 3.6. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện công tác QHSDĐ và áp
dụng các Văn bản mới liên quan đến QHSDĐ ............................................... 58
Bảng 3.7. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 ...................... 60
Bảng 3.8. Phương án quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 ......... 61
Bảng 3.9. Diện tích trước và sau Điều chỉnh quy hoạch ................................ 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc sử dụng đất liên quan chặt chẽ tới mọi hoạt động của từng ngành và
từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của từng người
dân cũng như vận mệnh của cả quốc gia. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta
luôn coi đây là vấn đề bức xúc cần được quan tâm hàng đầu. Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Nhà nước thống
nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục
đích và có hiệu quả”.(Chương II, Điều 18). Luật Đất đai năm 2013 quy định
nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất.
Luật đất đai 2013 quy định rất rõ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xét duyệt.
Bên cạnh đó trong quá trình xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
còn bộc lộ nhiều bất cập. Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ rõ: “Việc lập, thẩm
định, xét duyệt, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các kế hoạch có
sử dụng đất chưa tốt. Chất lượng quy hoạch chưa cao, nhiều trường hợp chưa
sát thực tế, tính khả thi thấp. Tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”, nhiều
vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đang gây bức xúc
trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu đến ổn định sản xuất, đời sống của nhân
dân ở nhiều nơi, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư và gây lãng phí
đất đai. Hiện tượng vi phạm pháp luật về đất đai còn nhiều, nhất là trong việc
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”.
Nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao sẽ gây áp lực mạnh đối với đất đai và
dễ dẫn đến tình trạng rối loạn trong khai thác sử dụng đất nhất là ở những nơi
có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, có nhiều cơ hội tiếp nhận đầu tư và chuyển

dịch cơ cấu lao động. Trong thời gian qua được sự đầu tư của Nhà nước, thành
phố Thanh Hóa luôn quan tâm và chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

tác quản lý Nhà nước về đất đai. Do đó việc khai thác, sử dụng đối với một số
loại đất vẫn còn một số tồn tại sau: Tổng quỹ đất tự nhiên của thành phố chưa
được khai thác triệt để, tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không có
hoặc không theo quy hoạch vẫn xảy ra; sử dụng đất phân tán, manh mún còn
phổ biến; do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh nên vẫn phải chuyển
một số diện tích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích đầu tư
phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu
dân cư mới làm thu hẹp diện tích của các loại đất có giá trị đặc biệt này.
Trong quá trình sử dụng đất, việc quản lý và sử dụng đất đai trong thời
gian qua chưa được chặt chẽ, một số trường hợp tùy tiện phá vỡ mặt bằng canh
tác, lấn chiếm và chuyển mục đích sử dụng đất không xin phép; công tác giải
quyết chậm hoặc thiếu kiên quyết trong xử lý, giải quyết các vấn đề tồn đọng
sau kết luận thanh tra còn kéo dài, chưa dứt điểm. Bên cạnh đó, chính sách bồi
thường tái định cư thiếu đồng bộ, thực hiện chưa thống nhất cũng là nguyên
nhân gây nhiều khó khăn khi Nhà nước thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào
mục đích phát triển kinh tế xã hội.
Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và phân công lại lao động làm tăng nhu cầu sử dụng đất của các ngành,
lĩnh vực do đó cần phải phân bổ lại quỹ đất đai là rất cần thiết, tạo đà cho thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Từ những thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài:“Đánh giá kết quả

thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2018 và
xây dựng phương án kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, thành phố
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Thanh Hóa
giai đoạn 2016 – 2018

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

- Đánh giá của người sử dụng đất về quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2016 – 2018
- Xây dựng phương án kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quy hoạch sử dụng đất.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Những kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung
cơ sở dữ liệu trong đánh giá tình hình thực hiện công tác kế hoạch sử dụng đất
cấp thành phố và xây dựng kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ đóng góp để giải quyết vấn đề thực tiễn bức xúc
đang đặt ra hiện nay ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; ngoài ra kết quả
nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các địa phương có cùng điều kiện
tương tự.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đất đai và một số lý luận về đất đai
1.1.1. Những chức năng chủ yếu của đất đai
Theo Nguyễn Thế Đặng và cs (2014), Khái niệm về đất đai gắn liền với
nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. Sự nhận thức này không ngừng
thay đổi theo thời gian. Trong vòng 30 năm trở lại đây, trên nhiều diễn đàn
người ta đã thừa nhận, đối với con người đất đai có những chức năng chủ yếu
sau đây:
* Chức năng môi trường sống
Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua
việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gen di truyền để bảo tồn cho
thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất.
* Chức năng sản xuất
Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống con người qua
quá trình sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm sinh
vật khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp qua chăn nuôi gia súc,
gia cầm và các loại thuỷ hải sản.
* Chức năng cân bằng sinh thái
Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh, hình thành một
thể cân bằng năng lượng trái đất, sự phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng
phóng xạ từ mặt trời và của tuần hoàn khí quyển địa cầu.
* Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước
Đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động

mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước
rất to lớn.
* Chức năng dự trữ
Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng
của con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

* Chức năng không gian sự sống
Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay
đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại.
* Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử
Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo tồn các chứng cứ lịch sử, văn hoá
của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết trong quá
khứ và cả về việc sử dụng đất đai trong quá khứ.
* Chức năng vật mang sự sống
Đất đai là không gian cho sự chuyển vận của con người, cho đầu tư, sản
xuất và cho sự dịch chuyển của động vật, thực vật giữa các vùng khác nhau của
hệ sinh thái tự nhiên.
1.1.2. Đất đai và sự phát triển kinh tế, xã hội
Luật Đất đai 2013 cho biết: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá,
là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất
đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Điều đó đã được khẳng định trong luật đất đai.

Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và
đời sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng, khoáng sản trong lòng đất,
rừng và mặt nước chiếm vị trí đặc biệt. Đất là điều kiện đầu tiên và là nền tảng
tự nhiên của bất kỳ một quá trình sản xuất nào.
Các Mác cho rằng, đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung
cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể.
Khi nói về vai trò và ý nghĩa của đất đối với nền sản xuất xã hội, Mác đã khẳng
định: "Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá
trị tiêu thụ - như William Petti đã nói - Lao động chỉ là cha của của cải vật chất,
còn đất là mẹ".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

Chúng ta đều biết rằng, không có đất thì không thể có sản xuất, cũng như
không có sự tồn tại của con người. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện
trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất tồn tại như một vật
thể lịch sử - tự nhiên.
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, xã hội, khi mức sống của con
người còn thấp, công năng chủ yếu của đất là tập trung vào sản xuất vật chất,
đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Khi xã hội phát triển ở mức độ cao hơn,
công năng của đất từng bước được mở rộng, sử dụng đất cũng phức tạp hơn.
Đất đai không chỉ cung cấp cho con người các tư liệu vật chất để sinh tồn và
phát triển mà còn cung cấp các điều kiện cần thiết để hưởng thụ và đáp ứng nhu
cầu cho cuộc sống của nhân loại.
Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho
mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng. Những

sai lầm (có ý thức hoặc vô ý thức) của con người trong quá trình sử dụng đất
cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang làm huỷ hoại môi trường đất,
một số công năng của đất đai bị suy yếu đi. Vấn đề tổ chức sử dụng đất theo
quan điểm sinh thái và phát triển bền vững càng trở nên quan trọng, bức xúc và
mang tính toàn cầu. Cùng với sự phát triển không ngừng của sức sản xuất, công
năng của đất cần được nâng cao theo hướng đa dạng, nhiều tầng nấc để truyền
lại lâu dài cho các thế hệ mai sau.
1.1.3. Những yếu tố quan hệ đến việc sử dụng đất
Theo Nguyễn Thế Đặng và cs (2014), Việc sử dụng đất được xây dựng
trên cơ sở một hệ thống các yếu tố tự nhiên và kinh tế, xã hội:
- Về yếu tố tự nhiên:
+ Điều kiện khí hậu: Đất được hình thành và phát triển trong từng điều
kiện khí hậu cụ thể, do đó sử dụng đất theo vùng, theo mùa.
+ Điều kiện địa hình: Đất cũng được hình thành và phát triển trong điều
kiện địa hình cụ thể, theo độ cao, do đó sử dụng đất theo điều kiện địa hình,
theo độ cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

+ Điều kiện thổ nhưỡng: Đất có những tính chất hoá học, lý học, sinh học
nhất định, đối tượng sử dụng đất có những nhu cầu sử dụng đất riêng biệt, do
đó sử dụng đất dựa theo kết quả đánh giá, phân hạng đất thích hợp.
+ Điều kiện thuỷ văn: Mỗi vùng đều có hệ thống và chế độ thuỷ văn, thuỷ
địa chất cụ thể, quyết định nguồn nước cung cấp cho các yêu cầu sử dụng đất,
do đó sử dụng đất theo các đặc điểm của nguồn nước và chịu sự chuyển đổi của
nguồn nước.

+ Điều kiện không gian: Sử dụng đất căn cứ vào đặc điểm địa hình, quy
mô diện tích, hình thể mảnh đất.
+ Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của vùng sẽ tạo ra những lợi thế so sánh, t.4,68346Đlúa iên

RPH

124,3

124,30

0,00

1.5

Đ.5,00346Đlúa iên

RDD

212,05

212,08

0,03

1.6

Đ.6,01346Đlúa iên

RSX


44,46

55,16

10,70

1.7

Đ.7,07346Đlúa iênh rha,

NTS

322,08

316,69

-5,39

1.8

Đ.8339346Đlúa iênh r

NKH

301,02

273,72

-27,30


2

Đ0,930346Đlúa iênh

PNN

8.192,88

8.163,00

-29,88

2.1

Đ11648006phòng

CQP

55,06

55,06

0,00

2.2

Đ.2000006ph

CAN


29,36

29,36

0,00

2.3

Đ.3,00006phòngiênh

SKK

241,38

245,02

3,64

2.4

Đ.4,51006phòngiênh

SKN

31,62

35,51

3,89


2.5

Đ.5,30ương m30006phòngi

TMD

251,76

248,06

-3,70

2.6

Đ.653ơ s6536006phòngiênh rha, y
ho

SKC

304,04

310,42

6,38

2.7

Đ.7,10006phòngiênh rha, y hoy
hohội


SKS

47,83

44,25

-3,58

2.8

Đ.8520006phòngiênh rha

DHT

2.701,48

2.675,17

-26,31

2.9

Đ.9031176phòngiênh rha, y hoy ho

DDT

20,2

19,50


-0,70

2.10

Đ.1031176phòngiênh rha,

DDL

0

0,00

0,00

2.11

Đ.1131176phòngiênh rha, y hoy

DRA

7,4

8,10

0,70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





67

2.12

Đ.1246176phòngiênh

ONT

1.337,78

1.327,74

-10,04

2.13

Đ.1354746phòngiê

ODT

1.802,29

1.852,29

50,00

2.14

Đ.1477296phòngiê sở cơ quan


TSC

49,34

49,34

0,00

2.15

Đ.1500296phòngiê sở ca, y hoy
hohội của t

DTS

24,43

21,43

-3,00

2.16

Đ.162ơ s1620296phò

TON

22,65


22,65

0,00

2.17

Đ.1700296phòngiê sở ca, y hoy

NTD

176,35

155,18

-21,17

2.18

Đ.1807296phònvật liệu xây dựng,
làm đồ gốm

SKX

18,53

17,26

-1,27

2.19


Đ.1957296phònvật liệu x

DSH

32,27

32,27

0,00

2.20

Đ.2000296phònvơi, gi0296phònvật
liệu

DKV

102,55

100,03

-2,52

2.21

Đ.214ơ s2143296pưỡs2

TIN


8,35

8,35

0,00

2.22

Đ.22sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

834,76

829,67

-5,09

2.23

Đ.2397ng, ngướ.2397ng, ngòi

MNC

93,45

76,34

-17,11


2.24

Đ.2491ng, ngòi, kênh, rạ

PNK

0

0,00

0,00

3

Đ,0091ưa s091ng,

CSD

259,65

245,71

-13,94

(Nguồn: Sở TN & MT tỉnh Thanh Hóa)
Qua bảng trên cho thấy: Trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất của các ngành,
lĩnh vực của thành phố đến năm 2020 thì cân đối, điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng
đất do cấp tỉnh phân bổ và cấp thành phố xác định như sau:
Đất nông nghiệp: diện tích theo quy hoạch sử dụng đất được duyệt là
6.089,03 ha, sau khi điều chỉnh tăng lên 6.132,85 ha (tăng 43,82 ha so với kế

hoạch được duyệt).
Đất phi nông nghiệp: diện tích theo quy hoạch sử dụng đất được duyệt
là 8.192,88 ha, sau khi điều chỉnh giảm xuống còn 8.163 ha (giảm 29,88 ha so
với kế hoạch được duyệt).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




68

Đất chưa sử dụng: diện tích theo quy hoạch sử dụng đất được duyệt là
259,65 ha, sau khi điều chỉnh giảm xuống còn 245,57 ha (giảm 13,94 ha so với
kế hoạch được duyệt).
3.5. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
đến kinh tế - xã hội, môi trường và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác
quy hoạch sử dụng đất
3.5.1. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
đến kinh tế - xã hội và môi trường
3.5.1.1. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn
thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho
việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 làm căn cứ
cho việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thu
hồi đất góp phần hạn chế sử dụng đất sai mục đích;
Phương án điều chỉnh quy hoạch thành phố Thanh Hóa đến năm 2020 là
điều tiết nguồn thu từ đất, trên cơ sở các yếu tố gia tăng giá trị đất, đã đa dạng
hóa hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai như đấu giá quyền sử
dụng đất, khai thác giá trị đất tăng thêm từ việc quy hoạch mở rộng đô thị, khu

dân cư mới,...;
Quỹ đất cho phát triển phi nông nghiệp được cân đối trên cơ sở định
hướng phát triển kinh kế - xã hội của thành phố giai đoạn 2016 - 2020 theo
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX, nhu cầu sử dụng đất các
công trình dự án trọng điểm Quốc gia, của tỉnh Thanh Hóa trên địa bàn thành
phố, đồng thời cân đối đầy đủ nhu cầu sử dụng đất của ngành, lĩnh vực, các địa
phương trên địa bàn. Phương án điều chỉnh đã rà soát kỹ, phân bổ lại nhu cầu
đất cho các dự án trọng điểm: cụm công nghiệp, khu đô thị, điểm dân cư, khu
đất dịch vụ - sản xuất kinh doanh tập trung để đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh
lãng phí đất đai. Vì vậy, phương án điều chỉnh quy hoạch khẳng định chỉ có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




69

quản lý chặt chẽ mục đích sử dụng đất mới nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Theo
đó, quy hoạch sử dụng đất không chỉ để quản lý (giao đất, thu hồi, đền bù giải
phóng mặt bằng...) mà là quá trình tối đa hóa giá trị của bất động sản.
3.5.1.2. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng
bảo đảm an ninh lương thực
An ninh lương thực là nền tảng quang trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội, phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố đến năm 2020
xác định diện tích đất trồng lúa cần duy trì là 4.049,4 ha, giảm 1.341,84 ha so
với hiện trạng 2015. Diện tích đất lúa duy trì đến năm 2020 được định hướng
sử dụng theo Nghị định 35/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý,
sử dụng đất trồng lúa và Thông tư 47/2014 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Quỹ đất lúa cần bảo vệ theo phương án điều chỉnh quy hoạch không
những đảm bảo an ninh lương thực cho thành phố, mà còn góp phần đảm bảo

an ninh lương thực cho đất nước ta theo kết luận số 53 KL/TW của Bộ chính
trị ngày 5/8/2009. Diện tích đất lúa duy trì sẽ phát triển theo hướng sản xuất
hàng hóa, hình thành cánh đồng sản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng
VietGap để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đảm bảo lợi ích cho người
trồng lúa. Thực hiện đề án quy hoạch đất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trên nền đất lúa nước, tức là trên nền đất trồng lúa người sản xuất
được quyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả sản xuất với điều
kiện không làm mất các yếu tố phù hợp để trồng lúa, khi cần thiết có thể quay
lại trồng lúa mà không phải đầu tư lớn, đồng thòi phải phù hợp với hiện trạng
cơ sở hạ tầng của địa phương, hạn chế đầu tư lớn và gắn với xây dựng nông
thôn mới.
Bên cạnh sản xuất lúa đảm bảo an ninh lương lực thì phương án điều
chỉnh quy hoạch cũng cân đối diện tích đất nông nghiệp để tạo ra những vành
đai nông nghiệp sạch, an toàn để cung ứng thực phẩm cho dân cư, các khu đô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




70

thị - công nghiệp - dịch vụ trên địa bàn thành phố.
3.5.1.3. Đánh tác đnng của phương án quy hoạch sử dụng đgt đ i với việc giải quyết
quỹ đ t ở, mức đ ảnh hưhng đgn đ i sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao đlng
phải chuyển đ i nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đgt
Từ nay đến năm 2020, dân số thành phố tăng nhanh, gồm cả tăng dân số
tự nhiên và tăng cơ học do cho lao động đến làm việc tại các nhà máy thuộc
các cụm công nghiệp, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, khu sản xuất
kinh doanh tập trung làm cho nhu cầu chỗ ở tăng thêm. Sự gia tăng dân số ở
các địa phương cũng gây áp lực đòi hỏi mở rộng các khu dân cư, tăng quỹ đất

ở, hình thành các khu dân cư mới. Phương án điều chỉnh quy hoạch cũng đã
xem xét cả nhu cầu đất ở tái định cư khi giải phóng mặt bằng xây dựng các khu
đô thị, cụm công nghiệp, khu khai thác vật liệu xây dựng và quỹ đất đấu giá
đầu tư hạ tầng cho các cụm công nghiệp;
Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất bố trí tăng thêm đất ở nông
thôn là 293,94 ha và đất ở đô thị là 473,32 ha. Diện tích đất ở tăng thêm được
xác định trên cơ sở đăng ký nhu cầu của các địa phương, có xét đến khả năng
thực hiện đối với mỗi dự án. Giải quyết quỹ đất ở tăng thêm chủ yếu thông qua
hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, xây dựng các khu đô thị mới, các khu dân
cư gắn với các cụm công nghiệp. Tại các khu dân cư hiện có, tổ chức đấu giá
quyền sử dụng đất với các diện tích xen kẹt, chuyển diện tích đất vườn ao liền
kề sang đất ở;
Việc phát triển các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ…thu hút lao
động địa phương từ đó giúp người dân có công ăn việc làm, thu nhập ổn định,
giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị và nâng cao thời gian sử
dụng lao động khu vực nông thôn.
3.5.1.4. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình
đô thị hóa và phát triển hạ tầng
Với mục tiêu cơ bản thành phố Thanh Hóa trở thành đô thị phát triển,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




71

văn minh, hiện đại, thực sự đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Phương án điều chỉnh Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020, các hạng mục công trình được bố trí theo định hướng
không gian phát triển của Quy hoạch chung thành phố Thanh Hóa. Chú trọng bố

trí quỹ đất ở và quỹ đất phát triển hạ tầng cho các xã, phường;
Đô thị hóa gắn liền với phát triển các cụm công nghiệp và các khu thương
mại - dịch vụ, khu sản xuất kinh doanh tập trung đảm bảo tính liên kết cùng hỗ
trợ nhau phát triển. Dự kiến đến năm 2020 diện tích đất cụm công nghiệp, đất
sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ khoảng 587,42 ha. Cụm công
nghiệp, đất sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ được bố trí nằm ở vị trí
thuận lợi giao thông, tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tư;
Thực tế cho thấy, hạ tầng giao thông được đầu tư cải tạo, nâng cấp mang tính
chiến lược, bền vững đã tạo lực hấp dẫn, thu hút đầu tư, góp phần quan trọng
vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
3.5.1.5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất việc tôn tạo
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc
Trong phương án điều chỉnh quy hoạch cũng đã thể hiện rõ những mục
tiêu, nhiệm vụ và quan điểm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát
triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá
trị văn hóa trong công chúng. Giữ gìn nguyên vẹn và đầy đủ các di tích đã và
đang được xếp hạng, không để xuống cấp, tổn thất hoặc bị hủy hoại;
Phương án điều chỉnh quy hoạch cũng đã tính toán đầy đủ quỹ đất nhằm
đáp ứng được việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh.
3.5.1.6. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng
khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích
rừng và tỷ lệ che phủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




72


Việc chuyển đổi các mục đích sử dụng đất, cân đối diện tích các loại cây
trồng sao cho phù hợp với tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu
của mỗi vùng và đảm bảo cho hệ sinh thái phát triển bình thường.
Nâng cao chất lượng rừng và bảo đảm duy trì diện tích rừng phòng hộ,
trồng và thay thế diện tích rừng bảo vệ tốt môi trường sinh thái, bảo vệ đất đai,
điều hoà nguồn nước...
3.5.2.Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quy hoạch sử dụng đất
3.5.2.1 Giải pháp về chính sách
Thực hiện cơ chế công khai các dự án đầu tư, từ lúc giao dự án đến quá
trình triển khai thực hiện dự án để cộng đồng cùng kiểm tra giám sát.
Có cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi như: cho thuê đất, giao
đất thông thoáng, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho đầu tư…
Điều chỉnh các chính sách liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng
nhằm thúc đẩy tiến độ bồi thường, đảm bảo dự án ít khiếu nại của người dân.
Điều chỉnh giá bồi thường sát với giá thị trường, chuẩn bị trước quỹ nhà tái
định cư.
Có chính sách khuyến khích khai hoang nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa đất
chưa sử dụng vào sử dụng; tạo điều kiện để người dân dễ dàng chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi trên đất sản xuất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử
dụng đất.
Thực hiện tốt chính sách đất đai, nhà ở cho người có công, các đối tượng
chính sách, đảm bảo cho người nghèo có đất canh tác và có cơ hội có nhà ở.
Tiếp tục nghiên cứu ban hành khung điều chỉnh giá đất hợp lý.
Có cơ chế tạo nguồn tài chính khả thi và bên cạnh đó cần xây dựng cơ
chế tài chính hỗ trợ nhà đầu tư trong nước thực hiện các dự án lớn.
3.5.2.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư
Tăng cường quản lý và giám sát việc sử dụng vốn theo quy định của pháp
luật, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm để bảo toàn và phát huy đồng
vốn một cách hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




73

Tăng cường công khai tài chính, ngân sách các cấp, tiếp tục đổi mới
chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện các chính sách xã hội,
giải quyết việc làm cho người lao động.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tích cực đầu tư phát triển, thực
hiện đổi mới cơ cấu đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp tư
nhân, ngoài quốc doanh.
Mở rộng hình thức thu hút vốn bao gồm hợp tác kinh doanh, liên doanh,
đầu tư 100% vốn nước ngoài…
Về đầu tư thiết bị công nghệ: Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp về
thông tin thiết bị công nghệ, triển khai các đề tài khoa học công nghệ, tiến độ
khoa học, kỹ thuật phục vụ sản xuất, hỗ trợ kinh phí đầu tư thiết bị công nghệ
và có chính sách ưu đãi.
3.5.2.3. Giải pháp về tăng cường nhân sự và đào tạo nguồn nhân lực cho quản
lý đất đai
Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và quy hoạch sử dụng đất các cấp.
Bổ sung đủ nhân sự có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm đáp ứng
yêu cầu quản lý cho các cấp để thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất và nghiệp vụ về quản lý đất đai.
3.5.2.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện
Công bố công khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tới các xã, phường,
các ban ngành và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng các biện pháp cụ thể để quản lý
và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; tổ chức cắm mốc xác định
ranh giới các công trình xây dựng, giao thông quan trọng và thông báo cho nhân
dân địa phương biết để thuận lợi cho công tác quản lý.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




74

Xác định ranh giới trên bản đồ và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm
pháp luật.
Kế hoạch sử dụng đất từng năm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất
đã được phê duyệt và phù hợp với quy hoạch.
Xây dựng kế hoạch tạo nguồn tài chính khả thi và có cơ chế tài chính hỗ
trợ nhà đầu tư trong nước thực hiện các dự án lớn.
Công bố kế hoạch sử dụng đất cùng với quy hoạch xây dựng chi tiết và
các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư của từng khu vực hoặc dự án.
Kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất các trường hợp không có trong kế hoạch sử dụng đất.
Khi xem xét giải quyết giao đất, cho thuê đất cần phải tính đến năng lực
thực hiện dự án của chủ đầu tư, nhằm đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ và
khả thi.
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về đất
đai để các tổ chức và nhân dân hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng

đất, để sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả cao.
Phối hợp với các Sở, ngành, các thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
về triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
3.5.2.5. Về khoa học công nghệ và kỹ thuật
Ứng dụng các công nghệ mới phù hợp vào công tác địa chính và quản lý
đất đai, tổ chức các khoá đào tạo chuyên đề tương thích với từng chương trình
ứng dụng công nghệ mới, giúp người sử dụng nắm bắt nhanh và làm chủ công
nghệ vận hành.
Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất (viễn thám, GIS…), nhất là các chương trình có tác dụng
nâng cao năng suất - chất lượng công tác quy hoạch, giúp triển triển khai nhanh
và đồng bộ về quy hoạch giữa các cấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
*Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh
Thanh Hóa. Nằm ở vị trí rất thuận lợi về địa lý, giao thông - vị trí trung tâm
trên các tuyến giao thông huyết mạch bao gồm đường bộ, đường sắt và đường
sông. Cách Thủ đô Hà Nội 155 km về phía Nam, là thành phố cửa ngõ phía Bắc
Trung Bộ - Nam Bắc Bộ; có Quốc lộ 1A, có đường sắt thống nhất Bắc - Nam
chạy qua với điểm dừng là ga Thanh Hoá và nhiều tuyến đường Tỉnh lộ khác
tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
* Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Thanh

Hóa giai đoạn 2016 – 2018
Theo phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020 của thành
phố Thanh Hóa, tính đến năm 2020, tổng diện tích đất tự nhiên không thay đổi
14.541,56 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp giảm 1.077,09 ha; diện tích
đất phi nông nghiệp tăng 1.091,1 ha; diện tích đất chưa sử dụng giảm 14,02 ha
so với hiện trạng năm 2016.
Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Thanh Hóa giai đoạn
2016 – 2018 chưa đạt yêu cầu đề ra cụ thể: Diện tích đất nông nghiệp năm 2018
thấp hơn quy hoạch được duyệt 8,28 ha; diện tích đất phi nông nghiệp thấp hơn
quy hoạch 103,08 ha; diện tích đất chưa sử dụng cao hơn quy hoạch 111,36 ha.
* Đánh giá của cán bộ và người sử dụng đất về quy hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2016 – 2018
Qua phỏng vấn lấy ý kiến của cán bộ cho thấy những khó khăn mà họ
đang gặp phải trong việc thực hiện công tác QHSDĐ và áp dụng các Văn bản
mới liên quan đến QHSDĐ. Qua đó cho thấy sự ủng hộ, tin tưởng của các cấp,
các ngành là rất quan trọng, bên cạnh đó trình độ của người dân, công tác tuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×