Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hiệu quả của sự vận dụng phương châm 3 kết hợp của Trường Đại học Thủy Lợi 50 năm qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.71 KB, 6 trang )

t bị cho nghiên cứu
khoa học. Nhưng sau qua khảo sát, nghiên cứu của nhiều dự án đã nhận thức rõ lĩnh vực tài
nguyên nước có đặc điểm là phải nghiên cứu quản lý một cách tổng thể trên phạm vi lưu vực,
vùng, đa quốc gia và thế giới nên cần xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các nhà khoa học,
chuyên gia nhiều nước trong lĩnh vực này để cùng thực hiện các chương trình và phát triển đào
tạo.
Nhờ Hợp tác quốc tế mà nhà trường đã nâng cao được năng lực đào tạo, bổ sung nội dung,
chương trình cho các bộ môn, có cơ sở vật chất phục vụ năng lực nghiên cứu và phát triển công
nghệ. Đến nay nhà trường ta đã có một đội ngũ chuyên gia sử dụng được tương đối thành thạo
các thành tựu quốc tế ứng dụng vào điều kiện của Việt Nam (3).
Đặc biệt, hai Dự án lớn do chính phủ Hà Lan và Đan Mạch tài trợ đã giúp trường mở ra
ngành học mới Kỹ thuật bờ biển. Qua hợp tác này nhà trường đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, các
cuộc hội thảo tại trường và cử hàng trăm cán bộ giảng dạy, quản lý, đi học, tham dự các cuộc hội
nghị khoa học ở các nước, do đó mà tiếp thu được nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ quốc tế;
nâng cao được trình độ năng lực, chuyên môn; tầm nhìn quốc tế. Trường cũng đã cố gắng phối
hợp, tham gia vào các dự án Quốc tế đang triển khai ở Việt Nam như Dự án quản lý tổng hợp dải
ven bờ do Hà Lan tài trợ, dự án giảm nhẹ thiên tai do UNDP tài trợ, … nhằm áp dụng kết quả
khoa học và công nghệ vào thực tiễn. Nhà trường và một số khoa đã có đề tài, dự án phối hợp với
các trường Đại học nước ngoài và tổ chức quốc tế triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học
rất thiết thực. (4)
Tham gia các đề tài này cán bộ của Trường không chỉ học tập được kinh nghiệm, tri thức của
các chuyên gia nước ngoài mà còn phát huy tư duy sáng tạo, nghiên cứu và đề ra các giải pháp


thiết thực, từ đó rút ra những kết luận xác đáng không chỉ đáp ứng hoàn thành dự án mà còn đóng
góp thêm lý thuyết cho khoa học về công tác thủy lợi quốc tế. Điều này đã nâng cao được vị thế,
uy tín của Nhà Trường; tạo điều kiện để mở rộng hợp tác với tư cách dân chủ, bình đẳng, thật sự
có ích, có lợi cho phát triển khoa học công nghệ về công tác thủy lợi trong nước và quốc tế.
Có thể nói việc sử dụng phương châm ba kết hợp của Trường Đại học Thủy lợi là một sự vận
dụng sáng tạo, linh hoạt, đạt hiệu quả cao của việc kết hợp học với hành, gắn lý luận với thực
tiễn, gắn đào tạo với phục vụ sản xuất. Những kết quả đạt được chứng tỏ nhà trường đã gắn liền


với xã hội, gắn bó với những vấn đề đặt ra của sự nghiệp phát triển thủy lợi, phục vụ các ngành
kinh tế, quốc phòng dân sinh, bảo vệ môi trường đóng góp quan trọng vào những thành tựu to lớn
của nền nông nghiệp nước nhà, phục vụ đắc lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát
triển nông thôn. Trường đã không những tự khẳng định được vị trí của mình mà còn tạo ra được
những bước tiến bộ phát triển trở thành Trường Đại học đầu ngành đào tạo về phát triển tài
nguyên nước, tạo được uy tín, vị thế đáng tự hào trong nước và trên phạm vi quốc tế.
Chiến lược của Trường dự định đến năm 2020 sẽ phấn đấu trở thành một trong 10 trường Đại
học hàng đầu của Việt Nam, đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học chất lượng cao, tạo
dựng được thương hiệu “Đại học Thủy lợi Việt Nam” có uy tín, có quan hệ quốc tế rộng rãi, đa
phương đa dạng, đủ sức cạnh tranh, hợp tác bình đẳng với các nước trong khu vực cũng như trên
thế giới. Nắm chắc chìa khóa phương châm 3 kết hợp, vận dụng sáng tạo và linh hoạt hơn nữa
phương châm này, chắc chắn Trường sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra.
(1) Trích GS.TS Nguyễn Xuân Bảo
(2) Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo tại Hội nghị các trường đại học năm 2001.
(3) Có thể kể ra các mô hình KOD, KARSAL, Hydrogis; chương trình RiBaSin, TANH; phần
mềm HEC, MOD FLOW, WENDY, CREB, MiKE, SSARR; công nghệ viễn thám …
(4) _ Với Đại học Brescia (Itali) đề tài: Dự báo lũ trung hạn kết nối với điều hành hỗ chứa.
_ Với Đại học Tolyo Nhật (Quá trình truyền mặn vào hệ thống sông Hồng)
_ Dự án Song phương Việt Bỉ: Xói lở bờ biển (Khoa công trình)
_ Các đề tài giảm nhẹ thiên tai, nước biển dâng do hiệu ứng nhà kính (Khoa Thủy văn Tài
nguyên nước)
_ Với Đại học công nghệ TU Delft (Hà Lan) đề tài cường độ chịu tải của hệ thống đê biển
thông qua các mô hình vật lý
_ Với LIEN AID Singapore – Quản lý và xử lý nguồn nước ở bệnh viện K
Quản lý và xử lý nguồn nước ở bệnh viện nhi TƯ
_ Với Nga, Điều hành hồ Hòa Bình
_ Với TU Delft Hà Lan Đề tài Đê biển




×