Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nhân vật tự thức tỉnh trong truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.21 KB, 8 trang )

tiếp là những tình huống
gián tiếp trong nội tâm của nhân vật, thúc
đẩy sự hình thành ý thức cá nhân của mỗi
người. Sự thức tỉnh đưa đến những hành
động tưởng như không thể. Nhân vật bé
Hoa trong truyện Học trò dám đánh lại Sơn
đen để bảo vệ quả cam mà mình dành tặng
cô giáo bị ốm. Những lần trước, Hoa và
các bạn đều bị Sơn đen bắt nạt, lấy hết mọi
thứ hay ho mà chúng có. Nhưng lần này,
Hoa dám vùng lên cắn Sơn đen để bảo vệ
quả cam. Cả Tân, Đạt, Thịnh cũng quên hết
sợ hãi cùng lao vào đánh Sơn đen bảo vệ
Hoa. Sự thức tỉnh đối với họ là triết lí
“đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh và
cần nhất là có một người dám xông lên
trước”. Các cậu bé đã dành cho cô bạn gái
bé nhỏ sự ngưỡng mộ, cảm phục.
Đặt nhân vật vào những tình huống
thức tỉnh, Nguyễn Nhật Ánh không cần
phải đưa ra những lời giáo huấn, dạy bảo,
điều mà trẻ em vốn không thích. Trước
tình huống hay sự việc, mỗi trẻ em có sự
lựa chọn của mình. Giữa việc đi Vũng Tàu
và ở lại cùng các bạn chăm sóc cô giáo ốm,
78


HÀ THỊ THANH NGA - LÊ THỊ THANH HỒNG

tài của Nguyễn Nhật Ánh, một trong những


yếu tố làm cho ông trở thành nhà văn được
yêu thích nhất của thế giới tuổi thơ.
Văn chương luôn hướng con người tới
sự hoàn thiện nhân cách. Thông qua những
hình tượng nghệ thuật sống động, văn
chương có thể thanh lọc tâm hồn con
người, cảm hoá con người. Văn học dành
cho trẻ em càng đề cao tính giáo dục. Nhà
văn Võ Quảng đã từng nói “quan điểm sư
phạm và văn học viết cho thiếu nhi phải là
anh em sinh đôi”. Với Nguyễn Nhật Ánh,
khi viết cho thiếu nhi, định hướng giáo dục
hành vi, tâm hồn, tính cách cho trẻ em luôn
được đề cao. Nếu như văn học cho người
lớn chú ý tới quá trình thì văn học cho
thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh chú trọng
hành vi. Bởi vì với trẻ em, hành vi tạo nên
thói quen, thói quen hình thành tính cách
của trẻ. Trên con đường hình thành nhân
cách của mỗi đứa trẻ, Nguyễn Nhật Ánh
nhấn mạnh đó là (hành vi) yếu tố đầu tiên.
Nếu như hành vi của trẻ không được định
hướng ngay từ đầu thì mọi giáo huấn về
sau chỉ là sách vở.
5. Kết luận
Đặt ra vấn đề tự thức tỉnh trong tâm
hồn trẻ thơ, Nguyễn Nhật Ánh đã thay mặt
trẻ em, muốn cùng trẻ thơ nhắn gửi nhiều
điều tới người lớn. Ông mong muốn người
lớn thấu hiểu tâm lí trẻ, chia sẻ những

vướng mắc, vấp váp trong quá trình trưởng
thành của trẻ, ủng hộ ước mơ khát vọng
của trẻ dù có thể viển vông, không tưởng.
Và hơn hết, người lớn hãy tin vào trẻ em,
tin vào bản tính nguyên thuỷ, vào thiên tính
tốt đẹp trong mỗi đứa trẻ. Bởi vì, trẻ em
chính là một thời đã qua của người lớn, là
cuộc hành trình mà người lớn luôn khao
khát tìm về. Nếu như ông nội không xuất
hiện với cái thang (thay vì cái roi như
thường lệ) cùng giọng nói ấm áp thì cu

Nhàn sẽ có một kỉ niệm kinh khủng nhớ
đời (Ông tôi). Nếu như người cha không
ủng hộ giấc mơ làm Robinson của con trai
thì thằng cu Tin cùng đám bạn sẽ không
thể nào có được những ngày tháng ngọt
ngào làm chúa đảo, chúa đảo phu nhân và
phó chúa đảo trên đống cát trước sân (Đảo
mộng mơ). Nếu như bà Đỏ, ông an ninh,
ông thuế vụ, ông du lịch, bà kế hoạch đầu
tư, bà y tế cũng nghĩ như bọn trẻ con thì
với chúng, ngày nào cũng sẽ là “một ngày
tốt lành” (Chúc một ngày tốt lành). Nếu
như cu Mùi người lớn nghĩ về con mình
như cách nghĩ của cu Mùi trẻ con thì tấm
vé trở về tuổi thơ ấy sẽ là vô giá (Cho tôi
xin một vé đi tuổi thơ).
Nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi
Nguyễn Nhật Ánh có thể không phải là đối

tượng để các bậc cha mẹ lấy làm gương
cho con cái nhưng rất đáng yêu, đáng nhớ,
luôn tạo ấn tượng đặc biệt với độc giả.
Nguyễn Nhật Ánh luôn sống trong thế giới
trẻ em, thấu hiểu tâm lí, tính cách, những
tâm tư, nguyện vọng, ước mơ cũng như
những khó khăn mà các em gặp phải. Các
em hồn nhiên, chân thành và trong sáng.
Ngay cả những sai lầm, vấp váp cũng rất
đỗi hồn nhiên. Các em có thể ham chơi, có
thể đánh nhau, có thể thích ăn mì tôm hơn
ăn cơm, thậm chí có thể lập ra phiên toà
xét xử ba mẹ... Nhưng những đứa trẻ ấy
luôn hướng thiện, tốt đẹp. Bởi thế, dù trẻ
em có nhiều hiểu lầm, sai trái, vấp váp, trẻ
em vẫn luôn có thể tự thức tỉnh, đánh thức
thiên tính nguyên sơ bằng chính sự tự nhận
thức, tình cảm của mình. Đọc truyện
Nguyễn Nhật Ánh, trẻ em tìm thấy sự thấu
hiểu, chia sẻ, có khi là sự bênh vực, điều
mà không phải đứa trẻ nào cũng có được
trong xã hội hiện đại, vội vã ngày nay. Đó
là niềm tin bền vững của Nguyễn Nhật Ánh
dành cho thiếu nhi được thể hiện trọn vẹn
79


NHÂN VẬT TỰ THỨC TỈNH TRONG TRUYỆN THIẾU NHI NGUYỄN NHẬT ÁNH

trong những tác phẩm của ông.

* Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi đề tài
NCKH cấp cơ sở, mã số: SPD2016.01.08.

5. Nguyễn Nhật Ánh (2015), Đảo mộng mơ,
Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

7. Đinh Trí Dũng (2007), “Bi kịch tự ý thức –
nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của
Nam Cao”, Nam Cao, tác giả tác phẩm, Nxb
Văn học.

6. Nguyễn Nhật Ánh (2015), Cho tôi một vé đi
tuổi thơ, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

1. Nguyễn Nhật Ánh (2011), Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Nhật Ánh (2011), Út Quyên và tôi,
Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

8. Lã Thị Bắc Lý (2009), Văn học trẻ em, Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội.

3. Nguyễn Nhật Ánh (2014), Chúc một ngày tốt
lành, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

9. Nhiều tác giả (2015), Nguyễn Nhật Ánh –
Hiệp sĩ của tuổi thơ, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.


4. Nguyễn Nhật Ánh (2015), Tôi là Bê-tô, Nxb
Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

Ngày nhận bài: 19/10/2017

Biên tập xong: 15/7/2018

80

Duyệt đăng: 20/7/2018



×