Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khái niệm “Ấn Độ” từ góc nhìn khu vực học văn hóa – nhân văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.79 KB, 9 trang )

theo Hiến pháp.
Chúng ta có thể phân tích một tình
huống giả định như sau: một người Tamil
đến bang Tây Bengal buộc phải giao tiếp
bằng tiếng Anh vì không hiểu ngôn ngữ
bản địa và trải nghiệm một nền văn hóa
hoàn toàn khác biệt, trong khi một người
Bangladesh – người nước ngoài, không
mang quốc tịch Ấn Độ – lại hoàn toàn có
thể hiểu được ngôn ngữ ở đây và có những
trải nghiệm văn hóa không khác gì ở quê
hương của mình. Bởi trước năm 1947,
Bangladesh là phần phía Đông của vùng
Bengal, và về mặt lịch sử văn hóa, nó nằm
trong tổng thể của vùng văn hóa Bengal
cùng với bang Tây Bengal của Ấn Độ ngày
nay. Ranh giới quốc gia hiện đại khiến
cho người vùng Tây Bengal và người
Bangladesh vốn cùng một bản sắc văn hóa
trở thành công dân của hai quốc gia khác
nhau. Trong khi đó, người Tây Bengal với
người Tamil Nadu, dù có cùng một tư cách
công dân Ấn Độ, lại có phông văn hóa
hoàn toàn khác biệt. Vậy điều gì làm nên
bản sắc văn hóa dân tộc của Ấn Độ – nếu
chúng ta xem Ấn Độ là một quốc gia? Khi
mà công dân trong quốc gia này có nền
tảng văn hóa xa lạ với người cùng một
nước, lại có cùng một truyền thống với
công dân của một quốc gia khác.
Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa,


bản sắc văn hóa (cultural identity) và bản
sắc dân tộc (national identity)2 là vấn đề
mà các quốc gia đang đặt nhiều sự quan
tâm. Nếu như tính cách là sự thể hiện “cái
tôi” của một cá nhân cụ thể thì bản sắc
chính là sự thể hiện “cái tôi” vĩ mô của
mỗi nền văn hóa, là nét riêng phân biệt dân
tộc này với dân tộc khác. “Trong quan hệ
quốc tế, bản sắc văn hóa dân tộc được xem
như “cái thẻ căn cước”, là cốt cách của
mỗi dân tộc thể hiện trên mọi phương diện
quan hệ ngoại giao về kinh tế, chính trị,
91


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 61 (01/2019)

văn hóa và xã hội” [1, tr.67]. Bản sắc văn
hóa dân tộc ngày nay còn đóng vai trò
quan trọng đối với mỗi quốc gia trong việc
xác lập và khẳng định sự tồn tại của mình.
Đối với một đất nước mà sự đa dạng và
đối nghịch của các giá trị được đẩy lên đến
đỉnh điểm như Ấn Độ, việc xác định (hay
thậm chí thiết lập mới) thứ gọi là tính Ấn
Độ (Indianness) đóng vai trò quan trọng
trong việc kết nối các nhóm khác nhau
trong xã hội, ngăn ngừa nguy cơ xung đột

có thể xảy ra. Chính phủ Ấn Độ vẫn luôn
nhấn mạnh tuyên ngôn “Thống nhất trong
đa dạng” (Unity in diversity) như “hòn đá
tảng” để xác lập bản sắc dân tộc của mình,
nói cách khác là “sợi chỉ” kết nối, là “chất
keo” gắn kết tất cả các mảng màu quá đa
dạng và khác biệt trong Ấn Độ lại thành
một chỉnh thể đơn nhất có cùng một bản
sắc. Tuy vậy việc chứng minh tính thống
nhất trong đa dạng của các nền văn hóa,
các cộng đồng người, các khu vực trong
bản thân quốc gia Ấn Độ chưa bao giờ là
một việc đơn giản. Để xác lập được bản
sắc văn hóa một cách vững vàng, cần tìm
được câu trả lời cho câu hỏi: Ai là người
Ấn Độ? Dĩ nhiên câu trả lời cần được nhìn
nhận từ góc độ bản sắc văn hóa chứ không
phải tư cách công dân được quy định trên
giấy tờ hành chính. Bởi trong nghiên cứu
khu vực học ở cấp độ quốc gia, hay còn
gọi là đất nước học, “khái niệm quốc gia ở
đây không đơn thuần là ‘nhà nước’ với
tính cách một đơn vị địa lý chính trị (tiếng
Anh: state), cũng không chỉ là ‘nation’
(quốc gia/ dân tộc) mang màu sắc văn
hóa, mà là một chỉnh thể đất nước (tiếng
Anh: country) có thể bao gồm cả hai khái
niệm Nation và State trong tiếng Anh” [2,
tr.21].
Tóm lại, khi nghiên cứu và tìm hiểu về

Ấn Độ từ góc độ khu vực học văn hóa –
nhân văn, cần hiểu rằng phạm vi của khái

niệm Ấn Độ rất rộng và phức tạp so với
một Ấn Độ nhìn từ phương diện khu vực
học chính trị và kinh tế. Vì vậy, cần tránh
việc đánh đồng phạm vi khái niệm Ấn Độ
về mặt văn hóa – nhân văn với biên giới
lãnh thổ của quốc gia Cộng hòa Ấn Độ
ngày nay. Mặt khác, cũng không nên đồng
nhất Ấn Độ trong nghiên cứu khu vực học
văn hóa – nhân văn với toàn bộ khu vực
Nam Á. Bởi trên thực tế, bản thân nhiều
quốc gia Nam Á có lịch sử phát triển tương
đối độc lập với các vương triều tại Ấn Độ,
nhưng vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng của
văn hóa Ấn Độ. Nếu chúng ta dùng tiêu chí
văn hóa theo hướng xác định tất cả các
vùng chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa
Ấn Độ đều nằm trong phạm vi khái niệm
Ấn Độ thì không chỉ Nam Á mà phần lớn
khu vực Đông Nam Á cũng có thể được
bao gồm trong khái niệm này bởi đây là
nơi chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn
Độ, là nơi lưu giữ các giá trị thậm chí đã
mất đi tại Ấn Độ (chính là Phật giáo).
3. Kết luận
Nghiên cứu Ấn Độ học ngày nay đã
khác với buổi đầu từ thế kỷ 18 rất xa. Các
nghiên cứu về Ấn Độ không chỉ dừng lại ở

vấn đề ngôn ngữ và văn hóa mà được đặt
trong một tổng thể các lĩnh vực đa chiều
nhưng không biệt lập mà tương tác qua lại.
Việc xác định cách hiểu về phạm vi cùng
tiêu chí xác định phạm vi của khái niệm Ấn
Độ từ góc độ khu vực học là rất quan
trọng. Trong các hệ quy chiếu khác nhau,
khái niệm này lại có sự thay đổi nhất định,
và việc xác định phạm vi khái niệm ở
phương diện văn hóa - nhân văn là vô cùng
phức tạp. Vì vậy, trong quá trình nghiên
cứu, giảng dạy và học tập Ấn Độ học,
người nghiên cứu, người dạy và người học
đều không nên đồng nhất khái niệm Ấn Độ
với nước Cộng hòa Ấn Độ hiện đại hay
toàn bộ khu vực Nam Á mà cần xem xét
92


LÊ NGUYỄN HẢI VÂN

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

ngữ 28, tr.194-209.
4. Trịnh Cẩm Lan (2007). Sự hình thành và phát
triển nghiên cứu khu vực ở Mỹ và châu Âu.
Đề tài QX-05.09. Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Website Khoa Đông phương học, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Truy
cập
ngày
15/11/2018
tại
/>aspx?TopicId=83b88760-b49a-4ec7-b87d0334ae3d3e6f
6. Website Khoa Đông phương học, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Truy cập ngày
15/11/2018 tại />article/39/bo-mon-an-do-hoc.html
7. Census Data 2011: General note. Census of
India.
Truy cập ngày 15/11/2018 tại
/>uage_MTs.html
8. Kumar, Shiv (2012). Documentation and
information services in centres of Sanskrit
and Indological Studies in India – A Study
(Luận án tiến sĩ). Panjab University. Truy
cập ngày 19/12/2017 tại
/>9. Pattanaik, Devdutt (2016). Four types of
Indology. Mid-day. Truy cập ngày
20/12/2017 tại />articles/devdutt-pattanaik-four-types-ofindology/16973156
10. Patterson, M.L.P và Jacob, L.A. (1965).
South Asian Area Studies and the Library
[with Discussion]. The Library Quarterly.
Vol.35. No.4. Proceedings of the Thirtieth
Annual Conference of the Graduate Library
School. May 20-22: Area Studies and the
Library (Oct., 1965). pp.223-238.


từng trường hợp cụ thể với sự kết hợp các
tiêu chí về phạm vi thời gian (thời kỳ cổ
đại, trung đại, cận hiện đại, hậu độc lập) và
vấn đề nghiên cứu (kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, lịch sử…) nhằm xác định rõ
nội hàm của khái niệm Ấn Độ được sử
dụng ở cấp độ quốc gia (nước Cộng hòa
Ấn Độ ngày nay) hay khu vực liên quốc
gia (một vùng văn hóa lâu đời bao trùm
nhiều quốc gia ở thời kỳ hiện đại) để có để
đạt đến những lí giải trọn vẹn và sâu sắc về
vấn đề mình đang tìm hiểu.
Chú thích:
1
Các cuộc Điều tra Dân số được Chính phủ
Ấn Độ thực hiện 10 năm 1 lần. Số liệu năm
2011 được công bố vào tháng 6 năm 2018
hiện là số liệu được cập nhật nhất.
2
Bài viết tạm sử dụng khái niệm bản sắc để
dịch khái niệm identity trong tiếng Anh. Tuy
nhiên, hai thuật ngữ này không hoàn toàn
trùng khớp nhau và trong tiếng Việt hiện nay
chưa có từ nào có nghĩa để diễn tả trọn vẹn
khái niệm identity và khái niệm bản sắc vẫn
được sử dụng phổ biến nhất để chuyển ngữ
cho identity trong các văn bản tiếng Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Hương (2010). Một số vấn đề lý
luận về bản sắc văn hóa dân tộc. Triết học,

số 10 (233), tr.66-72.
2. Lương Văn Kế (2010). Nhập môn Khu vực
học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
3. Lương Văn Kế (2012). Quốc tế học và khu
vực học: Những khía cạnh phương pháp
luận. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại

Ngày nhận bài: 16/01/2018

Biên tập xong: 15/12/2018

93

Duyệt đăng: 20/01/2019



×