Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số ý kiến về tổng điều tra nông thôn nông nghiệp sắp tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.66 KB, 3 trang )

Một số ý kiến về
Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp sắp tới
Nguyễn Xuân Tuấn
Cục Thống kê Thái Bình

Hiện nay, ngành Thống kê đang chuẩn
bị Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần
thứ ba vào năm 2006. Mục đích của cuộc
tổng điều tra, như các phương án tổng điều
tra trước đây, là thu thập những thông tin cơ
bản về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản,
nhằm đánh giá thực trạng, xu hướng biến đổi
nông thôn, nông nghiệp trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đánh giá
kết quả thực hiện một số chương trình mục
tiêu quốc gia.
Đây là cuộc tổng điều tra lớn, phạm vi
rộng, liên quan đến nhiều đối tượng, bao
gồm tất cả các hộ nông dân và nhiều loại hộ
khác trong địa bàn nông thôn. Đối tượng
điều tra của cuộc tổng điều tra này đa dạng
dễ làm sai lệch thông tin, giảm chất lượng
của kết quả điều tra.
Để hạn chế sai lệch do ý thức chủ quan
của cả đối tượng điều tra và những người
thực hiện điều tra, cần thiết phải hoàn thiện
cả về hệ thống chỉ tiêu điều tra và phương
pháp tổ chức thực hiện nhằm phản ánh toàn
diện về bộ mặt nông thôn, sự thay đổi và
phát triển cả về kinh tế, xã hội giữa 2 kỳ tổng
điều tra. Hơn nữa, còn có thể bổ sung chỉ


tiêu điều tra để phản ánh sự phát triển, sự
đổi mới, sự phân hoá trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, nông
nghiệp và cũng cần thiết loại bỏ các chỉ tiêu
phản ánh những sự kiện ít quan trọng hoặc
có tính tương đối ổn định, dễ nhận biết. Vì
vậy, các vấn đề được phản ánh ở cuộc tổng
14

điều tra sắp tới cần phải có sự điều chỉnh về
yêu cầu, mức độ và hình thức thu thập các
nhóm thông tin sau:
- Tình hình cơ bản và cơ sở hạ tầng của
xã phản ánh một cách tổng quát bộ mặt
nông thôn của một xã, do đó, các thông tin
mang tính khái quát, cần tránh việc ước tính
những loại thông tin này (ví dụ như: số hộ
dùng nước sạch,...), hoặc khái niệm không
thống nhất, có khi gây nên mâu thuẫn, phản
ánh về xu hướng phát triển (ví dụ như: số hộ
nghèo, số hộ nông nghiệp không có đất,...).
Do đó, nên chọn lọc chỉ tiêu điều tra giữa
cấp xã và hộ gia đình để có số liệu tin cậy
hơn, vì khả năng của tin học hiện nay có thể
đáp ứng được.
- Tình hình cơ bản của hộ nông thôn.
Đây là nội dung chính của cuộc tổng điều tra
vì hộ nông thôn là tế bào xã hội của nông
thôn, nông nghiệp. Tình hình cơ bản của hộ
vừa phản ánh quy mô, xu hướng sản xuất,

vừa phản ánh cả quan hệ sản xuất và các
mối quan hệ xã hội khác.
Quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội
khác bao gồm: quan hệ giữa người lao động
và cơ quan quản lý nhà nước, các doanh
nghiệp, các HTX dịch vụ nông nghiệp, các
chủ thể dịch vụ khác, quan hệ giữa những
người nông dân với nhau như xu hướng tập
trung, chuyển nhượng quyền sử dụng đất
đai, vốn và lao động nông thôn, ...

Thông tin Khoa học Thống kê - số chuyên san thống kê địa phương 2006


Để đạt được các yêu cầu đó, các chỉ
tiêu điều tra phải mang nội dung thống kê cụ
thể, sát thực và đầy đủ về kết cấu chủng loại,
đồng thời phải thật dễ hiểu và hiểu theo một
nghĩa thống nhất. Mặt khác, để tránh ảnh
hưởng không tốt của tâm lý đối tượng điều
tra, các chỉ tiêu thống kê còn phải mang tính
nghệ thuật, đôi khi phải đi đường vòng để
khai thác được thông tin thật. Có như vậy mới
bảo đảm được tính khách quan, trung thực.
Qua thực tế ở Thái Bình, chúng tôi thấy
cần đi sâu vào các vấn đề sau:
1. Tình hình cơ bản của xã
Chỉ thu thập các thông tin chung không
thể tổng hợp được từ phiếu điều tra hộ. Ví
dụ: Số thôn, số HTX, diện tích các loại đất,

các công trình giao thông, thủy lợi, văn hoá,
y tế, giáo dục,... Với cách đó, nhiều chỉ tiêu
điều tra năm 2001 có thể chuyển sang phiếu
điều tra hộ, như: Số hộ dùng nước sạch,
nước máy, số hộ dùng điện lưới, số hộ được
vay vốn, số nhân khẩu của xã,...
Phần quan hệ sản xuất phải được bổ
sung mở rộng một số chỉ tiêu mới, như các
dự án đầu tư, hỗ trợ của nhà nước và các tổ
chức cho sản xuất và đời sống, vai trò của
các tổ chức và cá nhân trong sản xuất.
Ngoài ra, có thể bổ sung một số chỉ tiêu về
quan hệ xã hội khác.
2. Tình hình cơ bản của hộ
Về nội dung
- Trình độ chuyên môn của lao động
cần được phản ánh vào phiếu nghề được
đào tạo. Việc này có ý nghĩa rất lớn cho việc
đánh giá hiệu quả đào tạo nghề cũng như sử
dụng lao động.

- Bổ sung tình hình chuyển đổi sản xuất
của hộ trong 5 năm qua vì đã có sự biến động
về mô hình sản xuất ở nhiều hộ nông thôn, do
đó, cơ cấu ngành nghề và ngành nghề sản
xuất chính đã thay đổi. Trong đó, rất đáng
quan tâm đối với các hộ trước đây là hộ nông
nghiệp, thủy sản, mà nay đã là loại hộ khác do
mở rộng đô thị và khu công nghiệp.
Về kỹ thuật

Để đối tượng điều tra và điều tra viên
khỏi cảm tính trong việc xác định một số
thông tin, đề nghị:
- Tránh dùng cụm từ "hoạt động chính",
thay bằng cụm từ "thời gian hoạt động nhiều
nhất, thu nhập nhiều nhất".
- Tránh dùng cụm từ "Nguồn thu
nhập chính của hộ", mà thay bằng cụm từ
"sắp xếp nguồn thu nhập của hộ từ cao
xuống thấp".
- Bỏ mục ghi ngành sản xuất chính của
hộ, vì có thể suy ra từ phần ghi lao động và
thu nhập ở trên, tránh được sai lệch hoặc
mâu thuẫn giữa các chỉ tiêu do ảnh hưởng
tâm lý của đối tượng điều tra.
3. Điều tra trang trại
Sau khi thực hiện Phiếu điều tra hộ, nếu
hộ đủ tiêu chuẩn trang trại thì điều tra thêm
một số chỉ tiêu. Theo phương thức này
không cần một phiếu điều tra trang trại
riêng, vừa thuận lợi cho điều tra viên, vừa tiết
kiệm chi phí.
Kiến nghị này được đưa ra trên cơ sở
tồn tại ở kỳ Tổng điều tra năm 2001: do chưa
tính đến sự kết nối thông tin mà một hộ có
thể phải ghi số liệu ở 3 phiếu điều tra: Phiếu
hộ, Phiếu điều tra trang trại, Phiếu điều tra
(tiếp theo trang 25)
hộ mẫu, nếu hộ đó


Thông tin Khoa học Thống kê - Số chuyên san thống kê địa phương 2006

15


hộ điều tra thu thập có diện tích nuôi trồng
dưới 100m2 không đảm bảo tính đại diện.
3. Điều tra chăn nuôi và một số cuộc
điều tra chọn mẫu khác. Một số chỉ tiêu cần
quan tâm mà không thu thập được như chỉ
tiêu bò lai sin, ảnh hưởng lớn công tác lãnh
đạo, chỉ đạo ở địa phương.
4. Để nâng cao chất lượng thông tin từ
các cuộc điều tra, đề nghị tăng kinh phí cho
mỗi cuộc điều tra như kinh phí tập huấn cho
điều tra viên cấp xã hoặc cắt giảm một phần
công việc: Giảm số lượng mẫu trong các
cuộc điều tra hoặc bỏ một số cuộc điều tra
như điều tra năng suất sản lượng vụ Mùa
(chỉ điều tra ở một số tỉnh quy định cụ thể);
điều tra chăn nuôi nên mỗi năm một lần (như
năm 2005 điều tra 2 lần),v.v Hiện nay,
kinh phí các cuộc điều tra thường xuyên
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có 129 triệu
chia cho 12 nội dung điều tra tương đương
với 12 cuộc điều tra, bình quân mỗi cuộc
điều tra có 10 triệu chia cho 11 huyện, thị xã

là quá ít bao gồm cả xăng xe, chỉ đạo, xử lý
tổng hợp (không đủ chi phí tập huấn điều tra

viên cấp xã)
Tài liệu tham khảo
1. Quyết định số 657/2002/QĐ-TCTK ngày
02/10/2002 của Tổng cục trưởng TCTK về việc ban
hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản áp dụng cho cục thống kê các tỉnh
thành phố trực thuộc trung ương/
2. Quyết định số 200/TCTK/NLTS ngày
19/7/1996 của Tổng cục trưởng TCTK về việc ban
hành chế độ báo cáo và điều tra thống kê nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản cho các tỉnh thành phố
3. Thông báo kế hoạch công tác và điểm thi đua
năm 2005 tại văn bản số 779/TB-TCTK bàngy
22/11/2004
4. Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng
cục Thống kê
5. Các báo cáo kết quả điều tra, phúc tra kết
thúc diện tích, thực thu năng suất, sản lượng của Cục
Thống kê Hà Tĩnh 2004 và 2005
6. Báo cáo kế quả điều tra, phúc tra lâm nghiệp
năm 2003 của Cục Thống kê Hà Tĩnh
7. Báo cáo kết quả thanh tra số 02/CTK-TTr
ngày 28-4-2005 của Cục Thống kê Hà Tĩnh

Một số ý kiến về Tổng điều tra nông thôn... (tiếp theo trang 15)
đạt tiêu chí trang trại và được chọn để điều
tra mẫu, làm cho khối lượng ghi phiếu điều
tra tăng lên quá nhiều.

Ban chỉ đạo. Ví dụ: Lao động thời vụ được

quy đổi 150 hay 200 ngày công bằng 1 lao
động quy đổi?

4. Tình hình cơ bản của hợp tác xã

- Đặc biệt chú ý, mã số hoá các chỉ tiêu
có giá trị dùng để xử lý tổng hợp máy tính,
nhưng không nên khác nhau giữa các loại
phiếu điều tra đối với cùng một chỉ tiêu,
nhằm giảm bớt sai sót trong quá trình điều
tra. Ví dụ: Năm 2001 quy định mã trình độ
đào tạo lại khác nhau giữa Phiếu điều tra hộ
và Phiếu điều tra xã, hợp tác xã

Kỳ này cần khai thác kết quả hoạt động
của hợp tác xã bằng nhiều chỉ tiêu định
lượng thay cho các chỉ tiêu định tính trong
Tổng điều tra năm 2001.
5. Một số quy định khác
- Phải bảo đảm tính thống nhất giữa
Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp với
các cuộc điều tra khác của ngành Thống kê,
hoặc ngành Thống kê là một thành viên của

Tài liệu tham khảo
1. Cục Thống kê Thái Bình, Báo cáo tổng kết
tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2001.

Thông tin Khoa học Thống kê - Số chuyên san thống kê địa phương 2006


25



×