Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thực trạng xác định tỉ lệ đóng góp khi làm bài tập nhóm của sinh viên chuyên ngành sư phạm tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.97 MB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 66 (6/2019)
No. 66 (6/2019)
Email: ; Website:

THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH TỈ LỆ ĐÓNG GÓP KHI LÀM BÀI TẬP
NHÓM CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH
Determination of contribution rates of group work among students majoring
English Pedagogy
ThS. Đào Vinh Xuân (1), ThS. Trần Nguyễn Minh Nhựt (2)
Trường Đại học Sài Gòn

(1)

(2)Trường

Cao đẳng Kinh tế TP.HCM

TÓM TẮT
Việc xác định tỷ lệ đóng góp của sinh viên khi làm bài tập nhóm là một thao tác quan trọng, nhằm góp
phần nâng cao chất lượng bài tập nhóm của sinh viên và đảm bảo tính công bằng giữa các thành viên.
Tuy nhiên nhiều giảng viên vẫn chưa chú trọng việc này khi cho sinh viên làm bài tập nhóm. Bài viết
nêu lên thực trạng xác định tỷ lệ đóng góp của sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh tại thành phố
Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên đã nhận thức được lợi ích của việc xác định
tỉ lệ đóng góp khi làm bài tập nhóm, nhưng ở mức độ chưa cao và chủ yếu là sinh viên vẫn chia đều tỉ lệ
đóng góp; có nhiều nguyên nhân và hậu quả không xác định tỉ lệ đóng góp. Từ đó, chúng tôi đề xuất


một số biện pháp nhằm hạn chế các hậu quả có thể xảy ra và phát huy tối đa lợi ích của việc xác định tỉ
lệ đóng góp khi làm bài tập nhóm trong môi trường đại học.
Từ khóa: Bài tập nhóm của sinh viên, chất lượng bài tập nhóm, xác định tỉ lệ đóng góp
ABSTRACT
Identifying contribution rates of students’ group work is important to raise the quality of students’ group
work and ensure the fairness among group members. However, many teachers still do not pay attention
to this when assigning group exercises for students. The article highlights the situation of determining
the contribution rate of students majoring in English Pedagogy in Ho Chi Minh City. The study results
showed that the majority of the students were aware of the benefits of determining the rate of
contribution to group exercises, but this level is not high and mostly students still divided the
contribution equally. There are many causes and consequences that do not determine the contribution
rate. From there, we propose a number of measures to limit the possible consequences and maximize the
benefits of determining the contribution rate when doing group exercises at university.
Keywords: Students’ group work, quality of students’ group work, determination of contribution rate

nay nhiều công trình như là: “An introduction
to group work practice” của Toseland &
Robert (2017); “Group Work in the English
Language Curriculum: Sociocultural and
Ecological Perspectives on Second Language

1. Dẫn nhập
Bài tập nhóm là tài sản trí tuệ của tập thể
và có sự đóng góp của từng cá nhân, là nhiệm
vụ quan trọng mà sinh viên (SV) thường
xuyên thực hiện trong quá trình học tập. Hiện
Email:

114



ĐÀO VINH XUÂN và Cộng sự

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Classroom Learning” của Philip Chappell
(2014) và “Spirals Series Circle: Developing
Language and Communication Skills through
Effective Small Group Work” của Nash
(2011) đã nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến
thực trạng làm việc nhóm chưa hiệu quả của
SV như: thiếu kỹ năng làm việc nhóm, chưa
rõ cách thức trình bày bài tập nhóm, lịch học
tập của mỗi SV khác nhau do học chế tín
chỉ… dẫn đến khó khăn khi làm việc nhóm.
Bên cạnh đó, nghiên cứu về việc xác định tỉ lệ
đóng góp khi làm bài tập nhóm đối với SV
chưa nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi đã tìm
hiểu thực trạng xác định tỉ lệ đóng góp khi
làm bài tập nhóm của SV chuyên ngành Sư
phạm tiếng Anh (SPTA) tại một số trường
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) trong bối cảnh đất nước đang hội
nhập sâu rộng khu vực và thế giới như hiện
nay, đặc biệt là các tổ chức như ASEAN,
CPTPP rất đề cao vai trò của sở hữu trí tuệ
trong cuộc sống. Từ đó cho thấy, mức độ
quan trọng và lợi ích của hoạt động xác định tỉ
lệ đóng góp khi làm bài tập nhóm đối với SV
nói chung và SV chuyên ngành SPTA nói

riêng, tiến tới xây dựng nền văn hoá tỉ lệ đóng
góp trong môi trường đại học tại Việt Nam.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm
2.1.1. Khái niệm “bài tập nhóm”
Bài tập là “nội dung giao cho người
học để tập vận dụng những điều đã học”
(Thái Xuân Đệ, 2012, tr. 27) hay Bài tập là
“bài làm học trò làm theo yêu cầu của
người Thầy” (Hoàng Long, 2012, tr. 25).
Nhóm là “tập hợp một số người có chung
định hướng” (Richards, J. & Schmidt, R,
2010, tr. 99). Do đó, bài tập nhóm là bài
tập người dạy yêu cầu hai hay nhiều người
học cùng thực hiện. Tuy nhiên, bài tập
nhóm có rất nhiều yếu tố liên quan. Một

trong số đó là “tỉ lệ đóng góp” của SV.
2.1.2. Khái niệm “tỉ lệ đóng góp”
Theo Từ điển Tiếng Việt, tỉ lệ là “cái lệ
dùng để so sánh, là tương quan so sánh
giữa hai số” (Thái Xuân Đệ, 2012, tr. 155).
Ngoài ra, làm việc nhóm một hoạt động
học tập bao gồm một nhóm nhỏ của những
người học làm việc cùng nhau. Nhóm có
thể làm việc trên một nhiệm vụ duy nhất
hoặc trên các phần khác nhau của một
nhiệm vụ lớn hơn. Nhiệm vụ cho các thành
viên trong nhóm thường được lựa chọn bởi
các thành viên của nhóm (Richards &

Schmidt, 2010, p. 99). Công việc của nhóm
có thể được định nghĩa là hoạt động hướng
đến mục tiêu với các nhóm nhiệm vụ nhằm
đáp ứng nhu cầu xã hội và hoàn thành
nhiệm vụ. Hoạt động này được hướng đến
các thành viên nhóm và toàn bộ nhóm
trong một hệ thống (Toseland & Robert,
2017, p. 199) Đóng góp là “sự góp sức hay
tiền bạc vào một công việc gì đó” (Hoàng
Long, 2012, tr. 52). Do đó, tỉ lệ đóng góp
là tương quan giữa sự đóng góp công sức
hay tiền bạc của các thành viên vào một
công việc chung.
2.2. Thực trạng
2.2.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu nhằm làm rõ các nội
dung như sau: (i) Nhận thức của SV về mức
độ quan trọng của việc xác định tỉ lệ đóng
góp. (ii) Nguyên nhân SV thực hiện/ không
thực hiện việc xác định tỉ lệ đóng góp. (iii)
Cách thức xác định tỉ lệ đóng góp của SV.
(iv) Các vấn đề phát sinh khi không thực
hiện việc xác định tỉ lệ đóng góp.
2.2.2. Phương pháp, công cụ và mẫu
nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra
bằng phiếu hỏi và phương pháp toán học
(ứng dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0
115



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 66 (6/2019)

để xử lý các số liệu). Công cụ khảo sát là
phiếu hỏi được xây dựng dựa trên thực
trạng làm bài tập nhóm của SV hiện nay
trong một học phần. Phiếu khảo sát gồm 03
phần với 10 câu hỏi đóng. Số lượng mẫu:
300 SV chuyên ngành SPTA tại trường Đại
học Sài Gòn, trường Đại học Sư phạm
TP.HCM và trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP.HCM được lấy theo cách ngẫu
nhiên phân tầng từ SV năm nhất đến năm
cuối trong năm học 2016 - 2017.
2.2.3. Kết quả nghiên cứu
Kết quả khảo sát cho thấy các thực
trạng về: i) Nhận thức của sinh viên mức
độ quan trọng của việc xác định tỉ lệ đóng

góp ii) Nguyên nhân sinh viên thực hiện/
không thực hiện việc xác định tỉ lệ đóng
góp iii) Cách thức xác định tỉ lệ đóng góp
của sinh viên và iv) Các vấn đề phát sinh
khi không thực hiện việc xác định tỉ lệ
đóng góp
a) Nhận thức của sinh viên về mức độ
quan trọng của việc xác định tỉ lệ đóng góp
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên

các phương diện như: mức độ thường
xuyên làm bài tập nhóm theo thời gian,
môn học hay làm nhóm, tính tích cực thành
viên của nhóm và quan điểm của SV về
mức độ cần thiết khi xác định tỉ lệ đóng
góp khi làm bài tập nhóm.

Bảng 1: Mức độ thường xuyên làm bài tập nhóm
Mức độ

Xếp hạng

Số lựa chọn (SV)

Tỉ lệ (%)

1

Khá thường xuyên

170

56,7

2

Thỉnh thoảng

120


40,0

3

Không có

10

3,3

300

100

Tổng cộng

đặc biệt nhiều ở các môn chủ chốt của ngành
SPTA. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào
cũng tích cực làm việc nhóm và kết quả khảo
sát thực tế cho thấy tỉ lệ thành viên tích cực
hoạt động trong nhóm là khác nhau. Số liệu
được thể hiện trong Biểu đồ 1 như sau:

Từ Bảng 1 cho thấy SV chuyên ngành
SPTA khá thường xuyên làm bài tập nhóm
(56,7%). Do đó, việc làm bài tập nhóm là một
hoạt động thường xuyên và phổ biến ở bậc
đại học. Các bài tập nhóm đó được thực hiện
đối với môn chuyên ngành và môn chung,


116


ĐÀO VINH XUÂN và Cộng sự

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

%

Tỉ lệ thành viên tích cực trong tổng số thành viên của nhóm

50

40

30
50
20
31.3
10

12.7
6

0

Khoảng 25%

Khoảng 50%


Khoảng 75%

Khoảng 100%

Mức độ

Biểu đồ 1: Tỉ lệ thành viên tích cực khi làm việc nhóm
Từ Biểu đồ 1 cho thấy 50% SV
chuyên ngành SPTA cho rằng chỉ có một
nửa thành viên của nhóm là hoạt động tích
cực. Đặc biệt, số liệu cho thấy tất cả thành
viên của nhóm làm việc tích cực chỉ là
6%. Do đó, làm việc nhóm là nhiệm vụ
thường xuyên ở bậc đại học, nhưng không
phải SV nào cũng tích cực làm việc và
đóng góp cho bài tập nhóm. Bên cạnh đó,
có khá nhiều SV còn lơ là, chưa tích cực
đóng góp cho bài tập của nhóm. Như vậy,

tỉ lệ thành viên tích cực làm việc và đóng
góp cho bài tập của nhóm thường không
cao và không phải SV nào cũng tích cực
đóng góp công sức cá nhân của mình cho
bài tập chung của nhóm. Nguyên nhân
của thực trạng này sẽ được chúng tôi thể
hiện ở các phần sau.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn tìm hiểu
quan điểm của SV về mức độ cần thiết khi
xác định tỉ lệ đóng góp khi làm bài tập
nhóm được thể hiện trong Bảng 2.


117


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 66 (6/2019)

Bảng 2: Mức độ cần thiết khi xác định tỉ lệ đóng góp khi làm bài nhóm
Xếp hạng

Mức độ

Số lựa chọn (SV)

Tỉ lệ (%)

1

Cần thiết

250

83,3

2

Phân vân

30


10,0

3

Không cần thiết

20

6,7

300

100

Tổng cộng
Từ Bảng 2 cho thấy có đến 83,3% SV
tham gia khảo sát đã nhận biết được sự cần
thiết và 76,7% SV nói rằng họ có thực hiện
việc xác định tỉ lệ đóng góp khi làm bài tập
nhóm. Nghĩa là trong thực tế, đa số SV
cũng đã nhận thức được vai trò của công

việc xác định tỉ lệ đóng góp này.
b) Nguyên nhân sinh viên thực hiện/
không thực hiện việc xác định tỉ lệ đóng góp
Có khá nhiều yếu tố để SV xác định tỉ
lệ đóng góp, số liệu được thể hiện trong
Biểu đồ sau:


Lợi ích khác

Kích thích thành viên tham gia tích cực

Đảm bảo sự công bằng giữa các thành viên

Dễ dàng phân bố lợi ích khi có phát sinh

23.3

2
27.1

47.6
Biểu đồ 2: Lợi ích của việc xác định tỉ lệ đóng góp
khi làm bài tập nhóm

Từ Biểu đồ 3, chúng ta nhận thấy SV
chuyên ngành SPTA cho rằng lợi ích lớn
nhất của hoạt động này là “đảm bảo sự công
bằng giữa các thành viên” (47,6%), thứ hai
là “kích thích thành viên tham gia tích cực”
(27,1%) và kế đến là “dễ dàng phân bổ lợi
ích phát sinh” (23,3%). Từ đó cho thấy, SV
đã cơ bản am hiểu nhận biết được lợi ích
của hoạt động này. Tuy nhiên, nội dung “dễ
dàng phân bổ lợi ích khi có phát sinh” từ bài

tập nhóm - một tài sản trí tuệ của cá nhân và
tập thể - thì SV lựa chọn chưa nhiều. Điều

này cho thấy một thực trạng: SV còn chưa
quan tâm và tìm hiểu kỹ lợi ích có thể phát
sinh từ bài tập nhóm. Thực tế cho thấy,
thông thường SV không khai thác bài tập
nhóm gì thêm sau khi hoàn tất. Bên cạnh
đó, không phải nhóm nào cũng xác định tỉ lệ
đóng góp khi làm bài tập nhóm và những lý
do được SV đưa ra là:

118


ĐÀO VINH XUÂN và Cộng sự

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Bảng 3: Lý do sinh viên không xác định tỉ lệ đóng góp khi làm bài tập nhóm
Xếp hạng

Lý do

Số lựa chọn (SV) Tỉ lệ (%)

1

Giảng viên không có yêu cầu

90

30,0


2

Nể nang bạn bè nên thấy ngại xác định tỉ lệ

83

27,7

3

Không biết cách xác định như thế nào

69

23,0

4

Chưa từng nghe qua việc xác định tỉ lệ này

36

12,0

5

Có xác định tỉ lệ cũng không có lợi ích gì

22


7,3

300

100

Tổng cộng
Từ Bảng 3 cho thấy, có nhiều nguyên
nhân khiến SV chuyên ngành SPTA
không xác định tỉ lệ đóng góp. Trong đó
nguyên nhân chính cũng là lý do phổ biến
nhất là do “Giảng viên không có yêu cầu”
(30%) nên SV cũng không thực hiện hoạt
động này. Thứ hai là tâm lý “nể nang bạn
bè nên thấy ngại xác định tỉ lệ” (27,7%)
với bạn cùng lớp. Thứ ba là “không biết
cách xác định như thế nào” cho phù hợp
(23%) vì có thể SV không được Thầy/Cô
hoặc người thân hướng dẫn cách thức thực
hiện. Ngoài ra cũng có một số lý do khác
như “chưa từng nghe qua việc xác định tỉ

lệ này” (12%) hoặc “có xác định tỉ lệ cũng
không có lợi ích gì” (7,3%) nên SV đã
không thực hiện. Như vậy, có khá nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan
khiến SV không xác định tỉ lệ đóng góp
khi làm bài tập nhóm, điều này có thể dẫn
đến một số hậu quả phát sinh như phân

tích ở phần sau.
c) Cách thức xác định tỉ lệ đóng góp
của sinh viên
Bên cạnh nhận thức và nguyên nhân
nêu trên, chúng tôi đã khảo sát các cách
thức mà SV xác định tỉ lệ đóng góp. Số
liệu được trình bày ở Biểu đồ 3 như sau:

119


No. 66 (6/2019)

%

SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

70

60

60
50
40
30

23
17

20

10
0

Cách thức

Chia đều nhau

Căn cứ vào đóng
góp thực tế

Căn cứ vào các
thỏa thuận khác

60

23

17

Biểu đồ 3: Cách thức xác định tỉ lệ đóng góp
khi làm bài tập nhóm
Theo kết quả khảo sát, có đến 60% SV
vẫn chia đều nhau tỉ lệ đóng góp cho các
thành viên, 23% chia theo đóng góp thực tế,
còn lại theo thoả thuận khác. Do đó, có một
nghịch lý xảy ra là: mức độ tích cực đóng
góp của các thành viên là khác nhau, nhưng
đa số SV chuyên ngành SPTA lại chia đều

nhau tỉ lệ đóng góp khi làm bài tập nhóm.

Vì vậy, tỉ lệ SV căn cứ vào “đóng góp thực
tế” để xác định tỉ lệ đóng góp cho bài tập
nhóm là chưa cao, trong khi căn cứ này
chính là cơ sở để đánh giá về mặt điểm số
hoặc phân chia các lợi ích khác (nếu có)
giữa các thành viên trong nhóm sau này.

120


ĐÀO VINH XUÂN và Cộng sự

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

d) Các vấn đề phát sinh khi không thực hiện việc xác định tỉ lệ đóng góp

Hậu quả khác
Không công bằng
Chất lượng bài tập nhóm chưa như mong đợi
Xảy ra mâu thuẫn khi quyền lợi phát sinh
14.7

3

52.2

30.1

Biểu đồ 4: Hậu quả khi không xác định tỉ lệ đóng góp
khi làm bài tập nhóm

Từ thực trạng trên có thể dẫn đến một số
hậu quả hay vấn đề có thể phát sinh như sau:
Từ biểu đồ 4 cho thấy có đến 52,2% SV
cho rằng sự “không công bằng” sẽ xảy ra
nếu không xác định tỉ lệ đóng góp, điều này
hoàn toàn trùng khớp với kết quả của Biểu
đồ 2. Thứ hai là “chất lượng bài tập nhóm
chưa như mong đợi” (30,1%), điều này cũng
phản ánh đúng thực tế của SV là có quan
tâm đến kết quả của bài tập nhóm mình đã
thực hiện. Và chỉ khoảng 14,7% cho rằng
“mâu thuẫn có thể xảy ra nếu có lợi ích phát
sinh” từ bài tập nhóm, điều này cũng hoàn
toàn trùng khớp với nội dung SV còn hạn
chế trong việc khai thác, phân bổ lợi ích phát
sinh nếu có của bài tập nhóm sau khi hoàn
tất. Từ các vấn đề trên, có thể dẫn đến hậu
quả là khối lượng công việc nhóm của mỗi
thành viên phải làm là chưa đồng đều, có thể
công việc chỉ dồn hết vào một số thành viên
của nhóm và sẽ có SV không nắm được kiến
thức trọn vẹn của phần nội dung được giao,

vì lệ thuộc vào phần thực hiện của các thành
viên khác. Như vậy, từ những lý do không
xác định tỉ lệ đóng góp và các vấn đề có thể
phát sinh, chúng tôi cho rằng SV đã hiểu
biết phần nào hậu quả có thể xảy ra khi
không xác định tỉ lệ đóng góp sau khi làm
bài tập nhóm, tuy nhiên mức độ này vẫn còn

chưa cao.
Tóm lại, đa số SV chuyên ngành
SPTA đã nhận thức được hậu quả và lợi
ích của việc xác định tỉ lệ đóng góp này.
Thế nhưng cần có sự hướng dẫn từ nhà
trường để hạn chế các vấn đề và phát huy
được tối đa lợi ích của hoạt động xác định
tỉ lệ này trong môi trường đại học.
3. Một số đề xuất
Trên cơ sở lí luận kết hợp với kết quả
khảo sát, nhóm nghiên cứu có một số đề
xuất và kiến nghị sau đây:
3.1. Về phía nhà trường
- Định hướng văn hóa xác định tỉ lệ
đóng góp khi làm bài tập nhóm trong SV
121


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 66 (6/2019)

nói chung và SV chuyên ngành SPTA nói
riêng ngay từ khi SV mới vào đại học.
- Ban hành các quy định cụ thể về văn
hóa làm bài tập nhóm và rộng hơn là quản
trị tài sản trí tuệ.
3.2. Về phía Giảng viên
- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho SV
xác định tỉ lệ đóng góp khi làm bài tập

nhóm, từ đó giúp SV có kiến thức cơ bản
về quản trị tài sản trí tuệ cho bản thân.
- Yêu cầu SV xác định tỉ lệ đóng góp
khi làm bài tập nhóm, nhằm tăng tính công
bằng trong kiểm tra và đánh giá kết quả
học tập của SV, góp phần nâng cao hơn
nữa chất lượng giảng dạy.
3.3. Về phía Sinh viên
- Ý thức được mức độ quan trọng của
việc xác định tỉ lệ đóng góp khi làm bài
tập nhóm và cần tích cực tham gia khi làm

việc nhóm.
- Hình thành thói quen và từng bước
xây dựng văn hóa xác định tỉ lệ đóng góp
đúng với đóng góp thực tế, nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng học tập của SV.
4. Kết luận
Bài báo khẳng định mức độ quan trọng
và lợi ích của việc xác định tỉ lệ đóng góp
khi làm bài tập nhóm, góp phần giúp SV
làm việc nhóm hiệu quả hơn trong môi
trường đại học. Tuy nhiên, hạn chế của
nghiên cứu là chỉ mới tập trung vào các
tiêu chí đánh giá đối với SV chuyên ngành
SPTA và chưa có sự so sánh đối chiếu với
các SV ngành khác. Vì vậy, hướng nghiên
cứu tiếp theo là mở rộng đối tượng nghiên
cứu và tìm hiểu mối tương quan giữa các
tiêu chí ảnh hưởng đến việc xác định tỉ lệ

đóng góp của SV khi làm bài tập nhóm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hoàng Long (chủ biên) (2012). Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức, tr. 25.
Nash, M. (et al.) (2011). Spirals Series Circle: Developing Language and Communication
Skills through Effective Small Group Work, Great Britain: Routledge, p. 88-89.
Philip Chappell, Ph. (2014). Group Work in the English Language Curriculum:
Sociocultural and Ecological Perspectives on Second Language Classroom Learning,
Great Britain: Palgrave Macmillan, p. 89-90.
Richards, J. & Schmidt, R. (2010). Longman Dictionary of Language Teaching and
Applied Linguistics, (ed.), Great Britain: Longman, p. 99.
Thái Xuân Đệ (2012). Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, tr. 27.
Toseland, R. W. & Robert, R. (2017). An introduction to group work practice, (8th
editon), Great Britain: Pearson, p. 199.
Ngày nhận bài: 01/8/2018

Biên tập xong: 15/6/2019

122

Duyệt đăng: 20/6/2019


HỘP THƯ BẠN ĐỌC

Kính gửi Quý bạn đọc,
Trong số Tạp chí này, chúng tôi xin giới thiệu đến Quý bạn đọc và các nhà khoa
học những bài nghiên cứu thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội và Giáo dục.
Ban Biên tập Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn xin trân trọng thông báo đã
nhận được bài viết của rất nhiều nhà khoa học ở các chuyên ngành và lĩnh vực khác

nhau. Ban Biên tập chân thành cảm ơn sự cộng tác của Quý vị. Vì điều kiện giới hạn
về số lượng bài trong mỗi số, chúng tôi xin được chọn đăng ở các số Tạp chí tiếp
theo.
Với những bài viết đã chọn đăng trong số Tạp chí này, chắc chắn vẫn còn thiếu
sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để có thể ngày
một nâng cao hơn nữa chất lượng cho Tạp chí.
Một lần nữa, Ban Biên tập Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn chân thành cảm
ơn Quý bạn đọc, các nhà khoa học trong cả nước và mong muốn được đón nhận sự
tín nhiệm lâu dài của Quý vị trong tương lai.
Trân trọng.
BAN BIÊN TẬP
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN




×