1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Năng lực(NL) hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp(HĐGDNGLL) của giáo viên có vai trò
rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách học sinh và xã hội. Thế nhưng việc bồi
dưỡng(BD) NL HĐGDNGLL cho sinh viên(SV) cao đẳng sư phạm(CĐSP) hiện nay còn
nhiều hạn chế. Giáo trình, tài liệu BD chủ yếu giới thiệu HĐGDNGLL ở trường trung học cơ
s
ở(THCS), chưa có sự quan tâm thoả đáng BD kỹ năng HĐGDNGLL cho SV. Giảng
viên(GV) gặp nhiều khó khăn trong tổ chức BD dẫn đến NL HĐGDNGLL SV còn hạn chế.
Với lý do trên, chúng tôi chọn đề tài này nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo SV sư phạm.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng các hình thức, quy trình tổ chức hoạt động BD NL HĐGDNGLL cho SV nhằm
góp phần nâng cao NL HĐGDNGLL cho SV
3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠ
M VI NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình BD NL HĐGD cho SV CĐSP.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hình thức và quy trình tổ chức BD NL HĐGDNGLL cho SV CĐSP.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các hình thức, quy trình tổ chức BD NL HĐGDNGLL
cho SV CĐSP(đào tạo giáo viên THCS).
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
NL HĐGDNGLL của SV sẽ nâng cao nếu GV tổ chức các hoạt động BD theo quy trình
khoa học trên cơ sở phát huy tối đa các thành tố của quá trình BD.
5. NHI
ỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Xây dựng lý luận và làm rõ thực trạng BD NL HĐGDNGLL cho SV.
5.2. Xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, chủ thể thực hiện, xây dựng quy trình tổ chức
hoạt động BD và thiết kế các hoạt động BD NL HĐGDNGLL cho SV.
5.3. Thực nghiệm(TN) kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các hình thức, quy trình tổ
chức hoạt động BD NL HĐGDNGLL cho SV CĐSP.
6. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢ
O VỆ
NL HĐGDNGLL của người thầy giáo giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhân
cách học sinh và xã hội nên cần hình thành, phát triển cho SV ngay trong quá trình đào tạo,
BD ở trường sư phạm.
NL HĐGDNGLL ở SV chỉ hình thành phát triển đúng định hướng thông qua hoạt động có
tổ chức theo quá trình, quy trình khoa học.
BD NL HĐGDNGLL cho SV bị chế ước nhiều yếu tố khách quan, chủ quan. Người BD cần
xác định đúng nh
ững yếu tố chi phối, đặc biệt là quá trình HĐGDNGLL ở trường THCS thì
thực hiện BD mới đạt kết quả tốt.
GV thể hiện tối đa vai trò chủ đạo khai thác các thành tố của quá trình BD, huy động tốt các
lực lượng giáo dục mới đạt hiệu quả BD cao.
7. PHƯƠNG PHÁP(PP) NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu bằng các PP: Thu thập thông tin, tài liệu, phân tích, tổng hợp, phân
loại, hệ thống hoá lý thuy
ết, quan sát, điều tra, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động,
TN sư phạm, thống kê toán học…
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Các nghiên cứu về BD HĐGDNGLL hiện nay chủ yếu là giới thiệu về HĐGDNGLL ở
trường THCS. Vấn đề đặt ra là trường sư phạm cần làm gì, làm như thế nào, để phát triển
NL HĐGDNGLL cho SV chưa được giải quyết. Luậ
n án có đóng góp mới trong xây dựng
2
khái niệm, mục tiêu, nội dung, hình thức, chủ thể tổ chức BD NL HĐGDNGLL nhằm phát
triển hệ thống NL HĐGDNGLL cho SV.
- Làm rõ thực trạng BD NL HĐGDNGLL hiện nay, phát hiện bất cập là GV chủ yếu sử
dụng PP, hình thức, quy trình tổ chức dạy học để BD NL HĐGDNGLL nên hiệu quả thấp.
Cùng với mục tiêu, nội dung, đề tài tập trung xác định, xây dựng các hình thức có tính đặc
thù, đạt hiệu quả cao trong BD NL HĐ
GDNGLL. Mỗi hình thức, chúng tôi làm rõ khái niệm,
phân loại, xác định tiềm năng, ưu thế, quy trình tổ chức, những thủ thuật ứng dụng có hiệu
quả trong BD NL HĐGDNGLL cho SV.
- Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động BD, nhất là xác định tường minh các tiêu chí, tiêu
chuẩn đánh giá kết quả tổ chức hoạt động BD(ở Việt Nam chưa nghiên cứu vấn đề này) và
thiết kế các hoạt động cụ thể để
BD hệ thống NL HĐGDNGLL nhằm giúp SV đổi mới
HĐGDNGLL ở trường THCS và tự hoàn thiện NL HĐGDNGLL của bản thân.
- Nghiên cứu BD NL HĐGDNGLL cho SV mang tính tích hợp cao. Thông qua tham gia 8
hoạt động BD(24 tiết), SV sẽ hình thành, phát triển NL HĐGDNGLL: Hiểu chương trình;
khai thác thông tin, tư liệu; thiết kế; tổ chức; xử lý tình huống; đánh giá kết quả; nghiên cứu
khoa học về HĐGDNGLL ở THCS.
9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 261 trang: Mở
đầu(6 trang), 3 chương(161), kết luận(3), danh mục công trình
của tác giả(1), tài liệu tham khảo(8) và phụ lục(82).
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC HĐGDNGLL CHO SINH VIÊN CĐSP
1.1. Cơ sở lý luận về BD NL HĐGDNGLL
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về BD NL HĐGDNGLL
1.1.1.1. Nghiên cứu về NL hoạt động
Theo các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, NL có bản chất xã h
ội,
lịch sử, tổ hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của hoạt động
nhất định đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả. Có nhiều yếu tố chi phối đến NL, trong đó
hoạt động giữ vai trò quyết định. NL có cấu trúc phức tạp. Đánh giá NL cần dựa vào cách
thực hiện; tính tích cực, độc lập, sáng tạo của chủ thể
; tận dụng phương tiện, thời gian, xử lý
tình huống, mức độ kết quả…
1.1.1.2. Về HĐGDNGLL ở trường phổ thông
HĐGDNGLL được các tác giả quan tâm nghiên cứu: xác định vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu, nội
dung, hình thức, con đường, quy trình thiết kế, thiết kế các HĐGDNGLL cụ thể, cung cấp
những thông tin tư liệu và tìm biện pháp tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh phổ thông.
1.1.1.3 Về bồi dưỡng NL HĐGDNGLL cho SV sư phạm
Một số tác giả biên soạn giáo trình, tài liệu BD NL HĐGDNGLL cho SV nhưng chủ yếu
giới thiệu HĐGDNGLL ở trường THCS. Chỉ có Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao…nghiên cứu thiết
kế các hoạt động BD nhưng chỉ: nêu yêu cầu, cung cấp thông tin và câu hỏi đánh giá. Hướng
nghiên cứu huy động các yếu tố của quá trình, thiết kế các hoạt động BD cụ thể theo quy trình
khoa h
ọc chưa được thực hiện.
1.1.2. Một số khái niệm công cụ
1.1.2.1. Hoạt động giáo dục và HĐGDNGLL
Hoạt động giáo dục
Đó là hoạt động của nhà giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất nhân cách của học
sinh thông qua hệ thống các tác động sư phạm.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá ở
trên lớp để hình
thành và phát triển nhân cách học sinh đáp ứng yêu cầu xã hội hiện đại.
3
1.1.2.2. Năng lực và năng lực HĐGDNGLL
Năng lực
NL là tổ hợp những thuộc tính tâm, sinh lý cá nhân đặc biệt là kiến thức, kỹ năng phù hợp
với yêu cầu của hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.
Năng lực HĐGDNGLL
Là tổ hợp những thuộc tính tâm, sinh lý cá nhân đặc biệt là kiến thức, kỹ năng giúp giáo
viên thực hiệ
n có kết quả HĐGDNGLL.
1.1.2.3. Bồi dưỡng và bồi dưỡng NL HĐGDNGLL
Bồi dưỡng
BD là trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao NL hoạt động trong lĩnh vực cụ thể.
Bồi dưỡng NL HĐGDNGLL
BD NL HĐGDNGLL là trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao NL HĐGDNGLL
cho SV.
1.1.3. HĐGDNGLL ở trường THCS và BD NL HĐGDNGLL cho SV CĐSP.
1.1.3.1. HĐGDNGLL ở THCS
- Mục tiêu HĐGDNGLL là củ
ng cố kiến thức đã học, nâng cao hiểu biết về văn hoá, xã
hội…, rèn luyện kỹ năng theo mục tiêu của cấp học đặc biệt là giao tiếp, ứng xử, tổ chức,
quản lý…, phát triển tính tích cực tham gia hoạt động tập thể, xã hội để hình thành phẩm chất
nhân cách, hành vi ở học sinh theo yêu cầu xã hội.
- Nội dung HĐGDNGLL ở trường THCS có 6 nội dung cơ bản và được thự
c hiện theo 9
chủ đề. Các chủ đề hoạt động được thực hiện theo suốt năm học(3 tiết trên tuần) và hè nhằm
khép kín không gian, thời gian rèn luyện nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
- Hình thức tổ chức HĐGDNGLL rất phong phú, đa dạng nhưng tiêu biểu là: Câu lạc bộ,
hội thi, trò chơi, giao lưu, tham quan…
- Chủ thể thực hiện HĐGDNGLL ở THCS là do giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Để th
ực
hiện tốt HĐGDNGLL, giáo viên cần có lòng yêu người yêu nghề, NL sư phạm tốt đặc biệt là
hệ thống NL HĐGDNGLL. Người giáo viên cần thể hiện tối đa vai trò chủ đạo phát huy tính
tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong tự tổ chức HĐGDNGLL, khả năng phối hợp các
lực lượng giáo dục, huy động, sử dụng kinh phí, phương tiện, điều kiện, đ
ánh giá kết quả
HĐGDNGLL.
1.1.3.2. BD NL HĐGDNGLL cho SV CĐSP
- Mục tiêu BD là giúp SV hiểu biết, có khả năng khai thác chương trình, nội dung, sử dụng
PP, hình thức, phương tiện, thiết kế, tổ chức, đánh giá…HĐGDNGLL và tích cực tham gia
các hoạt động BD, tự BD NL HĐGDNGLL của bản thân.
- Nội dung BD: Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ, chương trình, nội dung, cách thu thập và xử
lý thông tin, tư liệu HĐGDNGLL ở trường THCS, hình thứ
c, phương tiện, thiết kế, tổ chức,
xử lý tình huống, đánh giá kết quả, nghiên cứu khoa học về HĐGDNGLL ở trường THCS
- Hình thức tổ chức BD cơ bản: Câu lạc bộ, hội thi, trò chơi, tham quan, giao lưu… Các
hình thức trên chẳng những khai thác, phát huy tốt các thành tố của quá trình BD mà SV được
thực hành các hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS nhằm đạt “mục tiêu kép”.
- Chủ thể thự
c hiện BD NL HĐGDNGLL cho SV là GV Tâm lý, Giáo dục và Công tác
đội. GV cần có phẩm chất, NL sư phạm tốt, nắm chắc quá trình HĐGDNGLL ở trường
THCS, có NL thu thập, xử lý thông tin, nắm vững mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện,
thiết kế, tổ chức, xử lý tình huống, đánh giá kết quả BD NL HĐGDNGLL cho SV. GV thể
hiện tốt vai trò thiết kế, đạo diễn…để SV tích cực, độc lập, sáng tạo tự tổ ch
ức hoạt động BD.
Thêm vào đó, GV có khả năng phối hợp các lực lượng giáo dục, huy động, sử dụng phương
tiện, điều kiện…đem lại hiệu quả cao trong BD NL HĐGDNGLL cho SV.
Như vậy, trên cơ sở quá trình HĐGDNGLL ở trường THCS, GV xây dựng quá trình BD
NL HĐGDNGLL cho SV. Chính cơ sở khoa học này giúp cho việc BD mang lại hiệu quả cao.
4
Trong quỹ thời gian hoạt động ít nhất, SV hình thành được nhiều nhất hệ thống NL
HĐGDNGLL.
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng BD NL HĐGDNGLL cho SV CĐSP
1.1.4.1. Những yêu cầu đối với con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Xã hội cần con người phát triển toàn diện cả trí năng, tâm năng, thể năng…Giáo dục cần
hình thành hệ thống giá trị cho con người trong mối quan hệ v
ới bản thân, người khác, dân tộc
khác, với công việc, với xây dựng môi trường… Đặc biệt là NL tự hoàn thiện, giao tiếp ứng
xử, thích ứng, hợp tác và cạnh tranh, tổ chức, quản lý, hoạt động chính trị, xã hội…
1.1.4.2. Đổi mới quá trình giáo dục phổ thông
Quá trình giáo dục phổ thông đổi mới toàn diện: Mục tiêu, nội dung, PP, hình thức tổ chức,
phương tiện, đánh giá kết quả, vai trò 2 chủ thể. Trong đó, ng
ười thầy đóng vai trò quyết định
chất lượng giáo dục. Cho nên, tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, BD SV sư
phạm là yếu tố đòn bẩy để nâng cao chất lượng giáo dục.
1.1.4.3. Đổi mới quá trình đào tạo, BD SV CĐSP
Trường sư phạm đổi mới toàn diện quá trình đào tạo, tuy nhiên còn khiếm khuyết như
HĐGDNGLL chưa có trong chương trình đào tạo SV CĐSP (chỉ có ngành giáo d
ục công
dân). Nghiên cứu BD NL HĐGDNGLL để bổ sung những khiếm khuyết là nhu cầu cấp thiết
của trường sư phạm hiện nay.
1.1.4.4 Vai trò, tác dụng của BD NL HĐGDNGLL cho SV CĐSP
SV được phát huy vai trò chủ thể, củng cố, mở rộng kiến thức, phát triển kỹ năng
HĐGDNGLL, lòng yêu người, yêu nghề, tôi luyện bản lĩnh, phát huy năng khiếu sư phạm,
khả năng tự BD hoàn thiện NL HĐGDNGLL, góp ph
ần đặc biệt trong nâng cao chất lượng
giáo dục.
1.2. Thực trạng BD năng lực HĐGDNGLL cho sinh viên CĐSP
Chúng tôi khảo sát thực trạng BD NL HĐGDNGLL cho SV qua 25 GV Tâm lý, Giáo dục,
626 SV Đại học Đồng Tháp, CĐSP Huế, Cà Mau và 70 giáo viên chủ nhiệm THCS của tỉnh
Đồng Tháp.
1.2.1. Thực trạng nhận thức của GV, SV, GVPT VỀ BD NL HĐGDNGLL cho SV CĐSP.
GV, SV xem trọng các môn học trên lớp hơn là các HĐGDNGLL, đầu tư hình thành NL dạy
học hơn NL HĐGD. Có 21% GV và 5% SV biế
t chính xác HĐGDNGLL ở trường THCS có
mấy tiết trên tuần và 36% GV, 31% SV biết chính xác có 9 chủ điểm. Có 47% GV, 27% SV
và 44% GVPT xác định đúng các kỹ năng HĐGDNGLL.
Kết quả trên phần nào cho thấy, GV, SV chưa nắm chắc kiến thức, kỹ năng cập nhật thực
tiễn đổi mới HĐGDNGLL ở trường THCS.
1.2.2. Thực trạng BD NL HĐGDNGLL cho SV CĐSP.
1.2.2.1. Kế hoạch, nội dung BD
Trường Đại học Đồng Tháp
đã BD NL HĐGDNGLL cho SV với thời lượng là 11 tiết(2005)
8 tiết(2009) theo nội dung: Tìm hiểu chương trình, thiết kế, xem băng đĩa tổ chức
HĐGDNGLL. Trường CĐSP Cà Mau và Huế chưa có kế hoạch, chương trình BD cụ thể. Tuy
nhiên, mục tiêu BD chưa được xác định, nội dung chưa xây dựng đầy đủ, thời lượng chưa
đảm bảo hình thành được hệ thống NL HĐGDNGLL cho SV.
1.2.2.2. Cách thức tổ chức các hoạt độ
ng BD
Hiện nay, GV chủ yếu sử dụng PP, hình thức dạy học để BD NL HĐGDNGLL cho SV nên
chưa đạt hiệu quả cao. Việc BD nặng về lý thuyết, thực hành chủ yếu kỹ năng thiết kế. BD
NL HĐGDNGLL cho SV chủ yếu qua hội thi nghiệp vụ, thực tập năm 2 và năm 3 còn các
hình thức tổ chức câu lạc bộ(CLB), hội thi, trò chơi… ít khi hoặc chưa thực hiện. Cách thức tổ
chức các hoạt động BD còn hạn chế.
1.2.2.3. Quy trình tổ chức BD NL HĐGDNGLL cho SV
5
GV chưa thực hiện BD theo quy trình khoa học. Trình tự thực hiện, từ kế hoạch chung của
khoa, GV biên soạn nội dung BD, lên lớp triển khai để giúp SV nắm nội dung, xem băng tổ
chức HĐGDNGLL và thực hành thiết kế HĐGDNGLL ở trường THCS. GV sử dụng quy
trình dạy học để BD NL HĐGDNGLL, chưa thiết kế các hoạt động BD, chưa thể hiện vai trò
đạo diễn để giúp SV tự tổ chức hoạ
t động, kết quả BD chưa được đánh giá, chứng nhận nên
hiệu quả thấp.
1.2.2.4. Thực trạng NL HĐGDNGLL của SV CĐSP
Qua khảo sát, một số kiến thức về chương trình, quy trình thiết kế, hình thức tổ chức, đánh
giá kết quả HĐGDNGLL chủ yếu đạt ở mức trên trung bình. Về kỹ năng HĐGD hình thành ở
SV được cụ thể ở bảng số
liệu sau:
GV SV GV
PT
T
T
Đối tượng
Kỹ năng
ĐT
B
ĐT
B
ĐT
B
Kế hoạch, sinh hoạt chủ
nhiệm cuối tuần.
2,7 2,7 2,6 1
Thi
ết
K
ế
HĐGDNGLL 2,2 2,1 2,3
HĐGDNGLL 2,3 2,2 2,2
Sinh hoạt lớp chủ nhiệm cuối
tuần.
2,7 2,6 2,5
Các cuộc thi, hội thi nhằm
thực hiện các nhiệm vụ giáo
dục học sinh THCS
2,2
2,0
2,1
2
T
ổ
c
hức
Các sân chơi, trò chơi nhằm
thực hiện các nhiệm vụ giáo
dục học sinh THCS
2,2 2,1 2,1
3 Ứng xử tình huống sư phạm xảy
ra trong quá trình tổ chức
HĐGDNGLL.
2,5 2.0 1.9
4 Đánh giá kết quả HĐGDNGLL ở
trường THCS
2,3 2,1 2,1
Nhìn chung, các kỹ năng HĐGDNGLL hình thành ở SV còn thấp, cảm tính, bắt chước, sao
chép, chưa thành thạo, độc lập, sáng tạo.
1.2.3. Những nguyên nhân của những hạn chế trên
Các nguyên nhân: Hạn chế của GV; SV; nội dung; hình thức BD; phương tiện, điều kiện,
chưa có tiêu chí tuyển sinh, xét tốt nghiệp…đều ảnh hưởng rất nhiều(mức 3, 4) đến NL
HĐGDNGLL ở SV. Trong đó, nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất là những phẩ
m chất, NL
HĐGDNGLL của GV, SV, hình thức, quy trình tổ chức BD chưa đúng đặc thù, hiệu quả.
Chương 2
TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC HĐGDNGLL CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM
2.1. Nguyên tắc tổ chức BD NL HĐGDNGLL cho SV CĐSP
BD NL HĐGDNGLL góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo CĐSP; -Đáp ứng thiết thực NL
HĐGDNGLL của người giáo viên THCS, có tính khả thi; -Thực hiện
đồng bộ trong trang bị
6
kiến thức, rèn kỹ năng và giáo dục thái độ; - Phát huy tối đa tính tự giác, tích cực, độc lập,
sáng tạo của SV và vai trò chủ đạo của GV; -Đa dạng hoá việc BD; -Tận dụng, phát huy tối đa
tiềm năng trong và ngoài nhà trường.
2.2. Hình thức tổ chức BD NL HĐGDNGLL cho SV CĐSP
2.2.1. Câu lạc bộ
2.2.1.1. Khái niệm
- CLB BD NL HĐGD là nơi tập hợp SV có cùng sở thích, nhu cầu, nguyện vọng vào một tổ
ch
ức và cùng tham gia các hoạt động để đạt mục tiêu BD NL HĐGD.
- Dựa vào quy mô có CLB BD NL HĐGD lớp, khoa…dựa vào mục tiêu có CLB tư vấn
HĐGD, CLB rèn luyện NL HĐGD
- CLB có khả năng huy động nhiều nguồn lực tham gia, có thể chuyển nội dung BD thường
xuyên, có hệ thống nhưng do kinh phí, nội dung mang tính hệ thống, thời gian kéo dài… nên
khó duy trì.
2.2.1.2. Quy trình tổ chức CLB:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị
- Giai đoạn 2: CLB hoạt động
- Giai đoạ
n 3: Đánh giá kết quả hoạt động CLB
2.2.1.3. Một số cách thức tổ chức hoạt động CLB có hiệu quả trong BD NL HĐGD cho
SV: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tư vấn về HĐGD, tổ chức hoạt động định kỳ để BD hệ
thống NL HĐGD cho SV…
2.2.2. Hội thi
2.2.2.1. Khái niệm
- Hội thi là cách thức tổ chức thi đấu, tranh tài có tổ chức với sự t
ập hợp số đông SV nhằm
đạt được mục tiêu BD NL HĐGDNGLL cho SV.
- Dựa vào mục tiêu, nội dung BD có thi thiết kế HĐGDNGLL, thi tổ chức HĐGDNGLL…;
dựa vào khả năng thực hiện mục tiêu có thi BD kiến thức, thi rèn luyện kỹ năng
HĐGDNGLL…
- Hình thức này có khả năng chuyển tải kiến thức, kỹ năng phong phú, hấp dẫn, phát huy
tính tích cực của SV trong BD NL HĐGDNGLL…
2.2.2.2. Quy trình tổ chức h
ội thi:
- Giai đoạn 1: Lập kế hoạch cho hội thi
- Giai đoạn 2: Thực hiện hội thi
- Giai đoạn 3: Tổng kết, rút kinh nghiệm sau hội thi
2.2.2.3. Một số cách thức tổ chức thi có hiệu quả trong BD NL HĐGDNGLL cho SV
Thi đấu loại là thông qua hệ thống câu hỏi, tình huống các đội thực hiện thi đấu. Đội nào
đưa ra nhiều đáp án đúng hơn sẽ thắng cuộc.
Thi hỏi
đáp, chất vấn là cách thi một bên hỏi, chất vấn và một bên đáp, trả lời. Đội nào đặt
được nhiều câu hỏi hay và trả lời tốt sẽ thắng cuộc.
Thi hùng biện, diễn thuyết là cách thức các đội thi dùng cơ sở lý luận và thực tiễn để làm
sáng tỏ vấn đề. Sức thuyết phục của lập luận, minh chứng làm bật nổi vấn đề sẽ là cơ
sở đánh
giá đội thắng cuộc.
Thi sưu tầm: Các đội sưu tầm sản phẩm HĐGDNGLL nhiều về số lượng và chất lượng theo
yêu cầu hơn sẽ thắng cuộc.
Thi phân tích đánh giá, đề xuất giải pháp dựa trên các sản phẩm HĐGDNGLL cụ thể. Tiêu
chí đánh giá đội thắng cuộc là nhận xét, đánh giá đúng, xác thực, đề xuất ý kiến hay, sáng tạo.
Thi th
ực hành: Các đội thi thực hiện các kỹ năng HĐGDNGLL theo yêu cầu đúng, đủ, thành
thạo, độc lập, sáng tạo hơn sẽ thắng cuộc
2.2.3. Trò chơi
2.2.3.1. Khái niệm
7
- Trò chơi là cách thức tổ chức các hoạt động có tính chất vui chơi, giải trí nhằm mục tiêu
BD NL HĐGDNGLL cho SV.
- Phân loại theo mục tiêu BD, có trò chơi BD kiến thức, rèn luyện kỹ năng…; dựa vào cách
thức thể hiện: trò chơi ô chữ, sơ đồ, nở hoa trí tuệ…
- Trò chơi phát huy tối đa vai trò chủ thể tích cực của SV trong BD NL HĐGDNGLL, tuy
nhiên, khó thực hiện với nội dung BD phức tạp, số lượng kiế
n thức nhiều, trừu tượng…
2.2.3.2. Quy trình thiết kế và tổ chức trò chơi:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị
- Giai đoạn 2: Tổ chức trò chơi
- Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả
2.2.3.4. Một số trò chơi có hiệu quả trong BD NL HĐGDNGLL
Trò chơi ô chữ: Các đội thi lật, giải ô chữ đúng trước hơn sẽ thắng cuộc.
Trò chơi sơ đồ là dự
a vào mối quan hệ lôgic của các sự vật, hiện tượng để biểu đạt mối quan
hệ kiến thức, kỹ năng HĐGDNGLL bằng vẽ, lắp, ghép. Tiêu chí đánh giá: Thể hiện đúng,
mang tính thẩm mỹ, tạo ấn tượng.
Trò chơi phi ngôn ngữ là qua sự biểu hiện hình thể, cử chỉ giúp cho người khác có thể đoán
được nội dung. Đánh giá phía thể hiện:dí dỏm, độc đáo toát lên
được nội dung; bên đoán:đoán
nhanh, đầy đủ nội dung.
Thông qua hình đoán nội dung: Từ hình ảnh, cá nhân, các đội chơi đoán nội dung đúng,
nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
Ghép từ: Các đội chơi ghép các từ cắt rời thành câu, câu thành vấn đề… với đáp án đúng và
nhanh hơn sẽ được thưởng quà.
Nở hoa trí tuệ: Trò chơi được cấu trúc theo hình bông hoa. Nhuỵ hoa là vấn đề còn các cánh
hoa là các nội dung. Đội nào trả
lời câu hỏi ở cánh hoa và nhuỵ hoa nhiều điểm hơn sẽ thắng
cuộc.
Ý tưởng sáng tạo: Từ câu hỏi, tình huống có vấn đề về HĐGDNGLL, các đội thi tài thể hiện
ý tưởng mới mẻ, độc đáo, hiệu quả sẽ thắng cuộc.
Lời nhận xét dí dỏm, sâu sắc: Từ tình huống về kết quả HĐGDNGLL cụ thể, các đội chơi
thể hiện lời nhận xét về kết quả dí dỏm, sâu sắc có sức thuyết phục cao nhất sẽ được thưởng
quà.
Cách thể hiện tạo ấn tượng: Từ tình huống, đội chơi thể hiện cách tạo ấn tượng, thu hút
được sự chú ý người khác hơn sẽ được thưởng quà…
2.2.4. Giao lưu
2.2.4.1. Khái niệm
- Giao lưu là hoạt động nhằm tạo ra các điều kiện cầ
n thiết để SV được tiếp xúc, trao đổi với
những nhân vật tiêu biểu để có nhận thức, tình cảm, những lời khuyên đúng đắn trong học tập,
rèn luyện nhằm hoàn thiện NL HĐGDNGLL của bản thân.
- Dựa vào mối quan hệ tiếp xúc có giao lưu trực tiếp, gián tiếp; theo tính chất hoạt động của
2 chủ thể có giao lưu thụ động và tương tác…
- Hình thức này có nhiều ưu thế giúp SV h
ọc hỏi kinh nghiệm thực tiễn và giáo dục thái độ
nhưng khó hình thành kiến thức, kỹ năng HĐGDNGLL một cách hệ thống.
2.2.4.2. Quy trình tổ chức giao lưu
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị
- Giai đoạn 2: Tổ chức giao lưu
- Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả
2.2.4.3. Một số cách thức tổ chức giao lưu có hiệu quả trong BD năng lực HĐGDNGLL
cho SV
Giao lưu trực tiếp k
ết hợp gián tiếp: SV giao lưu trực tiếp với giáo viên, học sinh…THCS
và có thể gián tiếp qua phương tiện truyền thông…
8
Giao lưu tương tác: Qua trao đổi, phỏng vấn, đặt câu hỏi, tình huống…với đối tượng giao
lưu, SV được phát huy sự tích cực học hỏi…
2.2.5. Tham quan
2.2.5.1. Khái niệm
- Là quá trình tổ chức cho SV quan sát thực tế HĐGDNGLL ở trường THCS nhằm mở rộng,
hiểu sâu kiến thức đã học, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao hứng thú, tình cảm… với
HĐGDNGLL.
- Dựa vào mối quan hệ tiế
p xúc có tham quan trực tiếp và gián tiếp; dựa vào tổ chức có tham
quan tự do và theo tổ chức; dựa vào mục tiêu có tham quan kiểm chứng, xác minh, thu thập
thông tin tư liệu
- Tham quan giúp SV kiểm chứng, hiểu lý luận, hình thành xúc cảm…với HĐGDNGLL
nhưng khó rèn kỹ năng HĐGDNGLL cho họ.
2.2.5.2. Quy trình tổ chức tham quan
- Giai đoạn 1: Lập kế hoạch
- Giai đoạn 2: Tổ chức tham quan
- Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả
2.2.5.3. Một s
ố cách có hiệu quả trong BD NL HĐGDNGLL cho SV
Phối hợp tham quan trực tiếp, gián tiếp, tham quan tự do, có tổ chức; tham quan cá nhân, tập
thể; tham quan thu thập thông tin, tư liệu; tham quan học hỏi chủ động…
Mỗi hình thức trên có những ưu thế nhất định trong BD NL HĐGD cho SV. Để đạt được
hiệu quả cao, người thực hiện BD cần sử dụng, phối hợp các hình thức nhằm phát triển toàn
diện NL HĐGDNGLL cho SV…
2.3. Quy trình t
ổ chức hoạt động BD NL HĐGDNGLL cho SV CĐSP
GIAI ĐOẠN 1: Thiết kế hoạt động BD NL HĐGDNGLL
Bước 1: Xây dựng kế hoạch
- Xác định cơ sở tổ chức hoạt động(lý luận và thực tiễn)
- Xác định mục tiêu phải toàn diện, lượng hoá được và có tính khả thi.
- Đặt tên cho hoạt động thể hiện mục tiêu, nội dung, cách thức hoạt
động, tạo ấn tượng,
kích thích tính tích cực của người tham gia.
- Lựa chọn nội dung hay, thiết thực tương ứng với mục tiêu.
- Xác định hình thức tổ chức hoạt động phù hợp, sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tích
cực của SV.
- Xác định phương tiện, điều kiện cần thiết phù hợp, giúp phát huy tối đa các thành tố
quá trình BD.
- Chuẩn bị của lực lượng tham gia: Cần chuẩn bị cụ thể những gì và nêu rõ sự chuẩn bị
đó, thời gian hoàn thành, sự kiểm tra.
Bước 2: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động BD
- Mở đầu: Yêu cầu gọn, nhẹ nhưng sinh động, hấp dẫn.
- Thực hiện các hoạt động theo tiến trình lôgic của chủ đề: Các hoạt độ
ng trong tiến
trình tổ chức cần được phối hợp linh hoạt, sáng tạo theo trình tự lôgic chặt chẽ nhằm đạt mục
tiêu BD.
- Kết thúc: Tổng kết, đánh giá, định hướng để SV tự hoàn thiện, lời cảm ơn…có thể thông
qua tiết mục văn nghệ, trò chơi…tạo ấn tượng để kết thúc hoạt động.
Bước 3: Thiết kế công cụ đánh giá kế
t quả hoạt động BD
- Xác định tiêu chí đánh giá và thang đo kết quả
Thứ nhất là tiêu chí đánh giá kết quả tổ chức hoạt động BD theo 4 mức độ
9
Thang đo T
T
Tiêu chí
1 2 3 4
1
Thể hiện vai trò chủ đạo của GV:
thiết kế, đạo diễn, cố vấn, trọng tài,
cổ động viên, bình luận viên, kiểm
tra, đánh giá, kích thích tính tích cực
hoạt động của SV.
2
Phát huy tính tích cực, độc lập,
sáng tạo của SV trong tự tổ chức
hoạt động:chuẩn bị,điều khiển, xử
lý tình huống, đánh giá kết quả…
3
Tiến trình tổ chức hoạt động: chặt
chẽ, sinh động, hấp dẫn, sử dụng
thời gian hợp lý, nổi bật những nội
dung trọng tâm
4 Phát huy vai trò, tác dụng của
phương tiện và điều kiện tiến
hành hoạt động BD
5 Khả năng chuyển tải nội dung BD
đến sv
6 Khả năng thực hiện mục tiêu hoạt
động BD
- Thứ hai là NL HĐGDNGLL của SV đạt được sau hoạt động BD
Đánh giá về kiến thức HĐGDNGLL theo 4 tiêu chí: Trình bày đúng, đủ kiến thức; Biết phân
tích, giải thích, chứng minh, liên hệ thực tiễn; Kiến thức trình bày có tính khái quát, hệ thống;
Thể hiện tính độc lập, sáng tạo.
Đánh giá về kỹ năng HĐGDNGLL theo 3 tiêu chí: Thực hiện đúng, đủ kỹ năng theo yêu
cầu; thành thạo; độc lậ
p, sáng tạo.
Cách cho điểm theo các tiêu chí
SV thực hiện 10% kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu được 1 điểm, 100% được 10 điểm. Riêng
tiêu chí thực hiện đúng, đủ kỹ năng theo yêu cầu 10% đánh giá 2 điểm, 100% được 20 điểm.
Ở tiêu chí thành thạo: thực hiện đủ kỹ năng, đảm bảo hoặc vượt trước thời gian (9-10 điểm);
hoàn thành chậm tối đa 20% tổ
ng thời gian (7-8 điểm); từ 21% đến 40% (5-6 điểm); từ 41 đến
80% (3-4 điểm); 81% trở lên(0-2 điểm)
Tổng điểm đạt được từ 0 đến 10 xếp mức 1(yếu); từ 11 đến 20 xếp mức 2(trung bình); từ 21
đến 30 xếp mức 3(khá); từ 31 đến 40 xếp mức 4(giỏi)
- Xây dựng công cụ đánh giá
Người đánh giá dựa vào hệ tiêu chí trên và từ mục tiêu hoạ
t động BD cụ thể để xác định hệ
thống kiến thức, kỹ năng trọng tâm, thiết kế câu hỏi, bài tập… khảo sát và xây dựng chuẩn
đánh giá.
Qua thiết kế các hoạt động BD, SV có NL thiết kế HĐGDNGLL ở THCS
GIAI ĐOẠN 2: Tổ chức hoạt động BD NL HĐGDNGLL cho SV
Bước 4: Triển khai kế hoạch hoạt động BD, phân công nhiệm vụ
- GV cần tìm hiểu đặc đi
ểm của SV, phổ biến kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các lực
lượng tham gia…
- GV chú ý thực hiện để dần dần chuyển giao NL tự triển khai kế hoạch, phân công nhiệm
vụ cho SV giúp họ tự tổ chức hoạt động BD.
Bước 5: GV BD NL tự tổ chức hoạt động cho SV
10
- GV có thủ thuật đạo diễn nhằm giúp dẫn chương trình, ban giám khảo, thư ký, các đội
thi…, thực hiện tốt việc chuẩn bị.
- Thông qua quá trình đạo diễn của GV, SV có khả năng tự đạo diễn.
Bước 6: Tổ chức hoạt động BD
- GV phải thể hiện tốt tính khoa học, nghệ thuật trong vai trò tổ chức, điều khiển, cố vấn,
trọng tài, cổ động viên, bình luậ
n viên… nhằm phát huy tối đa tính tích cực, độc lập, sáng tạo
của SV.
- GV tập trung chú ý, theo dõi tiến trình tổ chức để có tác động kịp thời, giải quyết tốt tình
huống nhằm giúp hoạt động diễn ra như dự kiến.
- Dưới vai trò cố vấn, gợi ý, định hướng…của GV, SV có khả năng tự tổ chức hoạt động BD
NL HĐGDNGLL và tổ chức HĐGDNGLL ở THCS.
GIAI
ĐOẠN 3: Đánh giá kết quả BD NL HĐGDNGLL
Bước 7: Đánh giá hiệu quả tổ chức hoạt động BD cụ thể
- Thông qua phiếu có tiêu chí, thang đo cụ thể, GV, SV…đánh giá hiệu quả tổ chức hoạt
động BD. SV trả lời các câu hỏi, giải quyết các tình huống, làm các bài tập…để kiểm tra NL
HĐGDNGLL ở SV sau khi BD.
- SV trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá và GV đánh giá sơ bộ hiệu quả tổ chức ho
ạt động
BD nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế.
Bước 8 Tổng kết, đánh giá kết quả khoá BD NL HĐGDNGLL
- Thành phần tham dự: Lãnh đạo trường, phòng Đào tạo, khoa Tâm lý, Giáo dục, GV trực
tiếp làm công tác BD, đại diện tập thể SV…
- GV làm công tác BD báo cáo kết quả và đề ra phương hướng công tác BD NL
HĐGDNGLL cho SV.
- GV, SV đóng góp ý kiến để thấy rõ ưu điểm, hạn chế và đề ra phươ
ng hướng cho công tác
BD tiếp theo đạt hiệu quả hơn.
Quy trình thiết kế hoạt động chỉ ra trình tự các bước thực hiện cơ bản, trong quá trình thực
hiện sẽ bổ sung hoàn thiện cho nhau.
2.4. Thiết kế hoạt động BD NL HĐGDNGLL
2.4. 1. Xác định hệ thống các hoạt động BD NL HĐGDNGLL cho SV
- Chúng tôi xác định hệ thống 8 hoạt động: Thi tìm hiểu HĐGDNGLL ở trường THCS; Đua
tài thiết kế HĐGDNGLL
ở trường THCS; Thi thiết kế và tổ chức trò chơi trong các
HĐGDNGLL ở trường THCS; Thi ứng xử tình huống HĐGDNGLL ở trường THCS; Đua tài
nhận xét, đánh giá kết quả HĐGDNGLL ở trường THCS; Tham quan thực tế HĐGDNGLL ở
trường THCS; Giao lưu trao đổi kinh nghiệm tổ chức HĐGDNGLL ở THCS; Thi nghiên cứu
khoa học về HĐGDNGLL ở trường THCS.
- Với sự tích hợp nhiều yếu tố, d
ựa trên quá trình HĐGDNGLL ở THCS để xác định quy
trình thiết kế, PP, hình thức, phương tiện BD…nhằm giúp SV thực hành toàn bộ quá trình
HĐGDNGLL ở THCS ngay trong quá trình BD. Với ý tưởng đưa 8 hoạt động vào sinh hoạt
thường kỳ của câu lạc bộ, SV sẽ thực hành tất cả các hình thức tổ chức HĐGDNGLL nhằm
hình thành, phát triển hệ thống NL HĐGDNGLL(hiểu chương trình; khai thác thông tin tư
liệu; thiết kế; tổ chức; đánh giá k
ết quả; xử lý tình huống, nghiên cứu khoa học về
HĐGDNGLL) tích cực, độc lập, sáng tạo.
2.4.2. Thiết kế các hoạt động BD cụ thể
Hoạt động 1:THI TÌM HIỂU HĐGDNGLL Ở TRƯỜNG THCS
1. Cơ sở tổ chức hoạt động: Việc nắm chương trình, nội dung, hình thức, khai thác thông tin
tư liệu là cơ sở rất quan trọng cho thiết kế, tổ chức HĐGDNGLL đạt hiệ
u quả cao. Thế nhưng
HĐGDNGLL chưa có trong chương trình đào tạo SV CĐSP. Do quen cách học thụ động, khả
năng tự học còn hạn chế nên SV khó tự hoàn thiện NL này của bản thân. Vì vậy, BD NL hiểu
nội dung, hình thức, cách khai thác thông tin tư liệu cho HĐGDNGLL… là nhu cầu cấp bách.
11
2. Mục tiêu: SV nắm vững chương trình, nội dung HĐGDNGLL; có khả năng khai thác
thông tin, tư liệu cho tổ chức HĐGDNGLL; tích cực tìm hiểu HĐGDNGLL ở trường THCS.
3. Nội dung: Khái niệm, vai trò, tác dụng, chương trình, hình thức tổ chức, PP khai thác thông
tin, tư liệu HĐGDNGLL, SV cần làm gì để có NL tổ chức HĐGDNGLL.
4. Cách thức tổ chức:
5. Phương tiện, điều kiện:
6. Chuẩn bị:
7. Tiế
n trình tổ chức
Mở đầu(10 phút(P): Thông qua tiết mục mở màn, có thể là trò chơi ô chữ(HĐGDNGLL)để
nêu bật lý do tổ chức hoạt động, giới thiệu…
Tìm đội thắng cuộc(20 P): Thi đấu loại dưới dạng trắc nghiệm kiến thức để SV nắm được
chương trình, hình thức tổ chức HĐGDNGLL.
Hiểu ý đồng đội(35 P): Qua trò chơi phi ngôn ngữ, SV nắm chắc tên, nội dung c
ủa các chủ
điểm để có ý thức sưu tầm, tích luỹ thông tin, tư liệu phục vụ tốt HĐGDNGLL ở trường
THCS.
Thi tài thu thập thông tin, tư liệu(40 P): SV trình bày sản phẩm, cách thu thập thông tin, tư
liệu… cho 1 chủ đề HĐGDNGLL cụ thể.
Thi tài hùng biện(20 P): Về vai trò của HĐGDNGLL, người SV cần làm gì để có NL tổ chức
HĐGDNGLL…
Kết thúc(10 P): Dựa vào kết quả hùng biện, ngườ
i điều khiển chốt lại kết quả tổ chức hoạt
động, nhận xét đánh giá của cố vấn…
8. Gợi ý đánh giá kết quả:
8.1: HĐGDNGLL là gì và có vai trò như thế nào đối với sự phát triển nhân cách học sinh?
8.2: Chương trình HĐGDNGLL ở THCS có mấy nội dung? Mấy chủ điểm? Mấy tiết trên
tuần? Hãy kể tên các nội dung và các chủ điểm.
8.3: Hãy kể tên các hình th
ức cơ bản được sử dụng trong tổ chức HĐGDNGLL ở THCS? Hãy
cho biết việc sử dụng các hình thức đó trong 1 HĐGDNGLL cụ thể.
8.4: Có thể thu tập thông tin, tư liệu cho tổ chức HĐGDNGLL: Thi tìm PP học tốt môn…ở
đâu và hãy trình bày kết quả thu thập cụ thể.
8.5: SV cần làm gì để có NL thực hiện tốt HĐGDNGLL ở THCS?
8.6: SV tự xem băng, đĩa hoặc dự H
ĐGDNGLL ở trường THCS và hãy cho biết ưu điểm, hạn
chế và đề xuất ý kiến của bản thân về: Hoạt động mở đầu, hoạt động chính, hoạt động hỗ trợ,
hoạt động kết thúc; Vai trò của người tổ chức, điều khiển; Nhận xét, đánh giá kết quả của học
sinh và giáo viên; Xử lý tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL; Vai trò chủ
đạo c
ủa giáo viên; tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
Hoạt động 2:ĐUA TÀI THIẾT KẾ HĐGDNGLL Ở THCS
1. Cơ sở tổ chức hoạt động:
2. Mục tiêu: SV hiểu quy trình, có khả năng thiết kế HĐGDNGLL cụ thể, tích cực tự nâng
cao NL thiết kế HĐGDNGLL của bản thân.
3. Nội dung: Quy trình và thiết kế HĐGDNGLL: Giao lưu trao đổi kinh nghiệm về PP học
môn
4. Cách thức tổ
chức:
5. Phương tiện, điều kiện:
6. Chuẩn bị:
7. Tiến trình tổ chức
Mở đầu(10 P): Từ hình tượng bài hát "Bài ca lên lớp" làm bật nổi vai trò thiết kế giúp cho tài
năng của thầy thăng hoa trong tạo nên hiệu quả lao động sư phạm để tuyên bố lý do tổ chức
hoạt động và giới thiệu…
Thi tài xác định quy trình thiết kế HĐGDNGLL(10 P): SV dùng phiếu dán theo trình tự
để
nhớ tên các bước của quy trình HĐGDNGLL.
12
Thi tài học hỏi về quy trình thiết kế HĐGDNGLL(40 P): Các đội thi hỏi đáp, chất vấn để
hiểu yêu cầu quy trình thiết kế HĐGDNGLL.
Trò chơi: Cách thể hiện tạo ấn tượng(17 P): Từ yêu cầu cụ thể, các đội thì tài thể hiện ý
tưởng sáng tạo nhằm phục vụ cho thực hiện HĐGDNGLL đạt đến nghệ thuật.
Thi tài thiết kế HĐGDNGLL(43 P): Các đội b
ốc thăm để trình bày kết quả thiết kế hoạt
động “Giao lưu trao đổi kinh nghiệm về PP học môn…” và các đội còn lại nhận xét, chất vấn
kết quả.
Kết thúc(15 P):Thông qua trò chơi nở hoa tài năng(nhuỵ là thiết kế, cánh hoa là 8 danh ngôn
nói về vai trò của người thầy đối với sự phát triển con người và xã hội dưới dạng trắc
nghiệm), người dẫn chương trình khéo léo kết thúc(chính thiết kế làm cho tài n
ăng người thầy
nở hoa…)
8. Gợi ý đánh giá kết quả
Hoạt động 3:THI THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG CÁC HĐGDNGLL
Ở THCS
1. Cơ sở tổ chức hoạt động
2. Mục tiêu: SV hiểu một số kiến thức cơ bản về trò chơi, có khả năng lựa chọn, thiết kế, tổ
chức trò chơi trong các HĐGDNGL và tích cực học tập
để có NL thiết kế và tổ chức trò chơi
trong các HĐGDNGLL.
3. Nội dung: Vai trò, phân loại, quy trình thiết kế, tổ chức, yêu cầu người quản trò, cơ sở lựa
chọn trò chơi cho các HĐGDNGLL; SV thực hành lựa chọn, thiết kế và tổ chức trò chơi cho 3
HĐGDNGLL cụ thể.
4. Cách thức tổ chức:
5. Phương tiện, điều kiện:
6. Chuẩn bị:
7. Tiến trình tổ
chức
Mở đầu(15 P): Từ trò chơi Nghe nhạc hiệu đoán sân chơi truyền hình, người điều khiển làm
bật nổi vai trò của trò chơi trong phát triển nhân cách người chơi để nêu lý do tổ chức hoạt
động và giới thiệu…
Đấu trường trí tuệ(20 P): Qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, toàn thể SV tham gia thi theo
kiểu đấu loại nhằm hiểu kiến thức cơ bản về trò chơi.
Thi tài lật ô chữ để tìm hoạt động thiết kế trò chơi(10 P)
Thi tài thiết kế và tổ chức trò chơi(65 P): Các đội thi tài huy động trò chơi, thiết kế và tổ
chức trò chơi cho 3 HĐGDNGLL cho trước.
Thi tài ghép chữ(10 P): Ghép từ để làm bật nổi vai trò, tác dụng của trò chơi trong phát triển
toàn diện người chơi làm cơ sở kết thúc hoạt động.
Kết thúc hoạt động(15 P): Tổng kết, đánh giá, c
ảm ơn, cố vấn nhận xét, đánh giá kết quả.
8. Gợi ý đánh giá kết quả:
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Khái quát về quá trình TN
- Mục tiêu của TN nhằm xác định tính khả thi và hiệu quả của hình thức, quy trình tổ chức
BD NL HĐGDNGLL cho SV CĐSP.
- Chúng tôi TN 2 hoạt động: Đua tài thiết kế HĐGDNGLL ở THCS; Thi thiết kế và tổ chức
trò chơi trong HĐGDNGLL ở trường THCS nhằ
m BD NL thiết kế và tổ chức HĐGDNGLL
cho SV Đại học Đồng Tháp.
- 128 SV thuộc khoa Nghệ thuật là đối tượng TN và 134 SV khoa Sinh, Hoá là đối chứng.
Đối tượng TN và đối chứng tương đương nhau về số lượng, tuổi, trình độ, học lực, NL thiết kế
HĐGDNGLL ở THCS.
13
- Quy trình TN được thực hiện qua 3 giai đoạn: Chuẩn bị(xây dựng kế hoạch, biên soạn tài
liệu, chuẩn bị phương tiện); triển khai TN(các lực lượng tham gia chuẩn bị), tiến hành TN
theo kế hoạch, đánh giá kết quả TN theo tiêu chí ở trang 13 của tóm tắt luận án.
3.2. Phân tích kết quả TN
3.2.1. Phân tích NL thiết kế HĐGDNGLL của SV trước TN
Mức độ kiến thức, kỹ năng thiết kế HĐGDNGLL củ
a SV lớp TN và ĐC cơ bản có những
ưu điểm và hạn chế gần giống nhau nên tương đương nhau và chỉ đạt ở mức trung bình yếu.
NL T kế Đối
tượng
M Sig
Nhóm ĐC .69 .50 Kiến thức thiết kế
HĐGDNGLL
Nhóm TN .74 .44
Nhóm ĐC .50 .48 Kỹ năng thiết kế
HĐGDNGLL
Nhóm TN .54 .48
Nhóm ĐC .50 .30 Kiến thức thiết kế trò
chơi trong các
HĐGDNGLL
Nhóm TN .57 .30
Nhóm ĐC .51 .78 Kỹ năng thiết kế trò chơi
trong các HĐGDNGLL
Nhóm TN .53 .78
Phân tích mức độ kiến thức thiết kế HĐGDNGLL của SV:
- Trình bày đúng một số kiến thức cơ bản nhưng còn chung chung, sai sót, nhầm lẫn, cảm
tính.
- Hiểu kiến thức nông cạn, cảm tính, nhầm lẫn, sai sót. Càng giải thích, chứng minh càng
chứng tỏ SV chưa nắm vững kiến thức.
- Trình bày kiến thức dài dòng, tản mạn, lẫn lộn, chắp vá chưa theo lôgic chặt chẽ, khả năng
khái quát, hệ
thống hoá tri thức còn nhiều hạn chế.
- Mức độ thể hiện sự độc lập, sáng tạo của SV còn thấp…
Phân tích mức độ kỹ năng thiết kế HĐGDNGLL của SV:
- Thực hiện kỹ năng đúng một số yêu cầu nhưng chưa đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, sai sót, nhầm
lẫn.
- Tính độc lập, sáng tạo của SV cả lớp TN và ĐC còn h
ạn chế.
- Đa số thiết kế của SV đảm bảo về tốc độ nhưng chất lượng, hiệu quả còn thấp.
Qua thống kê trên toàn mẫu, NL thiết kế HĐGDNGLL của lớp TN và đối ĐC có sự chênh
lệch nhỏ nhưng chưa có sự khác biệt ý nghĩa đều ở mức trung bình yếu, đều rất thấp như nhau.
Như vậy, xuất phát ban đầu về NL thiế
t kế HĐGDNGLL của SV lớp TN và ĐC trước TN
đều như nhau. Đó là cơ sở khách quan đáng tin cậy chứng nhận hiệu quả BD NL thiết kế
HĐGDNGLL cho SV sau TN.
3.2.2 Phân tích kết quả tổ chức BD NL thiết kế HĐGDNGLL cho SV
Quá trình tác động BD, ý kiến đánh giá của GV và SV ở tất cả tiêu chí đều ở mức 3 và 4
nghĩa là ở mức khá tốt. Có một số tiêu chí được GV đánh giá đạt điểm tuy
ệt đối(mức 4) là tiến
trình tổ chức sinh động, hấp dẫn, phát huy tốt vai trò của phương tiện. Tiêu chí đánh giá thấp
nhất là SV chủ động học hỏi, tự nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động BD…Thành công của
quá trình tác động BD là do chúng tôi đã sử dụng phương tiện hiện đại, phần mềm lập trình để
thiết kế hoạt động điện tử thu hút sự chú ý củ
a các lực lượng tham gia. Không khí hào hứng,
sôi nổi, sự tích cực hoạt động của SV được chúng tôi ghi lại qua 23 hình ảnh ở phụ lục của
luận án.
Có nhiều sự nhận xét, đánh giá tốt của các lực lượng tham gia về kết quả tổ chức BD: “Hoạt
động diễn ra rất hấp dẫn, ấn tượng…”(GV:N.V.K); “SV rút ra được nhiều bài học quý báu”
(D.L.G.H lớp 29k13); “Chúng em cảm thấy HĐGDNGLL rất hay, rất hấp d
ẫn”(L.H.T lớp
14
30k12);“Giúp SV có nhiều kinh nghiệm thực hiện lại sau này”(H.T.C.V lớp 29k12);“Cần cho
các em tham gia nhiều hơn nữa”(N.T.N.M, 29k12) …
Tác động BD hiệu quả nên NL thiết kế HĐGDNGLL của SV đạt khá tốt.
3.2.3. Phân tích NL thiết kế HĐGDNGLL của SV sau TN
NL Thiết kế Đối
tượng
M Sig
Nhóm
ĐC
.83 .00 Kiến thức thiết kế
HĐGDNGLL
Nhóm
TN
2.8 .00
Nhóm
ĐC
.71 .00 Kỹ năng thiết kế
HĐGDNGLL
Nhóm
TN
2.3 .00
Nhóm
ĐC
.60 .00 Kiến thức thiết kế trò
chơi trong các
HĐGDNGLL
Nhóm
TN
2.8 .00
Nhóm
ĐC
.68 .00 Kỹ năng thiết kế trò chơi
trong các HĐGDNGLL
Nhóm
TN
2.1 .00
NL thiết kế HĐGDNGLL của SV lớp ĐC có tiến triển hơn trước TN nhưng không là bao.
Mức độ kiến thức của SV lớp ĐC có tăng ở phần trình bày kiến thức còn sự độc lập, sáng tạo
vẫn giữ tình trạng như trước TN. Kỹ năng thiết kế của SV đúng nhiều hơn nhưng sự thành
thạo và độc lập, sáng tạo chưa phát triển. Tính trung bình trên toàn mẫ
u, mức độ kiến thức, kỹ
năng thiết kế HĐGDNGLL của SV lớp ĐC chỉ đạt mức 1 trong khi đó SV lớp TN ở mức 3.
Như vậy, quá trình tác động BD đã hình thành và phát triển khá tốt NL thiết kế HĐGDNGLL
cho SV lớp TN.
Mức độ kiến thức thiết kế HĐGDNGLL của SV sau TN
- So với lớp ĐC, nhiều SV lớp TN trình bày kiến thức đúng, đủ, chỉ có mộ
t số thiếu sót.
- Đa số SV lớp TN có khả năng giải thích, chứng minh, hiểu về thiết kế HĐGDNGLL.
- SV TN trả lời khoa học, hệ thống, ngắn gọn, đáp ứng yêu cầu.
- SV TN trình bày đúng, đủ, khả năng khái quát, hệ thống kiến thức khá tốt, có thể hiện tính
độc lập, sáng tạo.
Mức độ kỹ năng thiết kế HĐGDNGLL của SV sau TN
- Kỹ n
ăng thiết kế của SV TN đúng, đủ và chất lượng cao hơn SV ĐC.
- Sự độc lập, sáng tạo của SV đã được phát huy nhưng đạt chưa cao.
- Không có SV nào hoàn thành thiết kế trước thời gian với chất lượng tốt. Mức độ kỹ năng
hình thành ở SV đang trong giai đoạn tập dượt, họ cần sự cố gắng, nỗ lực nhiều mới đạt được
kết quả.
Hiệu số phát triển NL thiết kế HĐGDNGLL của SV:
15
NL thiết kế
HĐGDNGLL
SV Mean
TTN
Mean
TTN
HS
PT
N
hóm
ĐC
.83 .74 .09 Kiến thức thiết kế
HĐGDNGLL
N
hóm
TN
2.8 .69 2.1
N
hóm
ĐC
.71 .54 .17 Kỹ năng thiết kế
HĐGDNGLL
N
hóm
TN
2.3 .50 1.8
N
hóm
ĐC
.60 .57 .03 Kiến thức thiết kế trò
chơi trong các
HĐGDNGLL
N
hóm
TN
2.8 .50 2.3
N
hóm
ĐC
.68 .53 .15 Kỹ năng thiết kế trò
chơi trong các
HĐGDNGLL
N
hóm
TN
2.1 .51 1.6
Như vậy, cách thức tổ chức các hoạt động BD khả thi, đạt hiệu quả phát triển NL thiết kế
HĐGDNGLL cho SV TN khá tốt. Kết quả này đã được sự chứng nhận của 30 giáo viên ở
trường THCS(hướng dẫn thực tập sư phạm) qua trưng cầu ý kiến. Mặc dù còn hạn chế, nhưng
đa số SV đã độc lập, sáng tạo trong thiết kế, tổ chứ
c HĐGDNGLL và đạt hiệu quả cao.
Tóm lại, xuất phát từ NL thiết kế HĐGDNGLL ban đầu của SV trước TN chỉ đạt mức 1
nhưng sau quá trình tác động BD đã đạt mức 3. Kết quả trên góp phần khẳng định cách thức
tổ chức hoạt động khả thi, có hiệu quả cao trong BD NL HĐGDNGLL cho SV.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn, kỹ năng s
ống giữ vai trò rất quan trọng đối với
sự phát triển, yếu tố cuối cùng quyết định hạnh phúc con người. Trong thời đại toàn cầu, hội
nhập với nhiều nền văn hoá , giáo dục giá trị cho thế hệ trẻ hiện nay là cực kỳ khó khăn,
phức tạp rất cần NL giáo dục, nghệ thuật tác động sư phạm của người thầy. Cho nên BD nâng
cao NL HĐGDNGLL cho SV CĐSP có ý nghĩ
a chiến lược trong giữ gìn phát huy giá trị
truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa giá trị văn hoá nhân loại để công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.2. Chúng tôi đã xây dựng khái niệm BD NL HĐGDNGLL là trang bị thêm kiến thức, kỹ
năng nhằm nâng cao NL HĐGDNGLL cho SV. Mục tiêu BD là hệ thống NL: Hiểu chương
trình, nội dung, khai thác thông tin, tư liệu; thiết kế; tổ chức; xử lý tình huống; đánh giá kết
qu
ả; nghiên cứu khoa học. Hệ thống NL trên được hình thành thông qua hệ thống kiến thức,
kỹ năng cụ thể. Các hình thức có hiệu quả cao trong BD là CLB, hội thi, trò chơi, tham quan,
giao lưu…Chủ thể tổ chức là GV dạy môn Tâm lý, giáo dục học và công tác đội. Những cơ sở
lý luận khoa học này chủ yếu là để SV được thực hành, trải nghiệm HĐGDNGLL ở trường
THCS ngay trong quá trình BD ở trường sư phạm nên trong thời gian ngắ
n hình thành nhiều
nhất NL HĐNGLL.
1.3. Một số trường sư phạm đã tiến hành BD NL HĐGDNGLL cho SV nhưng còn hạn chế.
Kế hoạch BD chưa cụ thể, mục tiêu BD chưa được xác định, nội dung chưa xây dựng đầy đủ,
thời lượng chưa đảm bảo hình thành hệ thống NL HĐGDNGLL cho SV. GV chủ yếu sử dụng
PP, hình thức dạy học để BD NL HĐGDNGLL nên chưa đúng đặ
c thù. Chính vì vậy mà NL
HĐGDNGLL ở SV còn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc BD hiện nay còn hạn
chế. Trong đó, nguyên nhân có ảnh hưởng nhiều nhất là GV còn hạn chế về kiến thức, kỹ
16
năng, kinh nghiệm thực tiễn tổ chức HĐGDNGLL ở trường THCS. Do chưa nhận thức đúng
nên SV chưa tích cực BD và tự BD. Cách thức tổ chức các hoạt động BD chưa đúng đặc thù,
chưa phát huy các thành tố của hoạt động BD
1.4. Luận án đã xác định và xây dựng hoàn thiện các hình thức tổ chức hoạt động BD. Mỗi
hình thức tổ chức hoạt động BD được xác định rõ nhữ
ng điểm đặc trưng, phân loại để tìm
những hình thức BD cụ thể, xác định tiềm năng thế mạnh cũng như những hạn chế, quy trình
tổ chức, những ứng dụng có hiệu quả cao trong BD NL HĐGDNGLL cho SV. Chính những
cơ sở khoa học giúp GV dễ dàng ứng dụng trong BD NL HĐGDNGLL cho SV.
1.5. Chúng tôi đã xây dựng quy trình tổ chức hoạt động BD với 3 giai đoạn và 8 bước. Quy
trình này chẳng nhữ
ng thực hiện tốt hoạt động BD mà còn giúp SV trải nghiệm quy trình tổ
chức HĐGDNGLL ở trường THCS ngay trong quá trình BD ở trường sư phạm.
Dựa trên quy trình chúng tôi thiết kế 8 hoạt động BD mang tính tích hợp nên đạt hiệu
quả cao. Thông qua tham gia 8 hoạt động, SV phát triển hệ thống NL HĐGDNGLL.
1.6. Chúng tôi đã tiến hành TN 2 hoạt động BD NL thiết kế HĐGDNGLL cho SV. Xuất phát
từ NL HĐGDNGLL ban đầu thấp (chủ yếu đạt mức 1) như
ng quá trình tác động BD đạt hiệu
quả cao nên NL HĐGDNGLL ở SV hình thành khá tốt sau TN (cuối mức 3 về kiến thức và
đầu mức 3 về kỹ năng).
Đây là sự vận dụng kết quả nghiên cứu của luận án có hiệu quả khả quan trong BD NL
HĐGDNGLL cho SV. Với kết quả nghiên cứu trên, luận án đã khẳng định tính đúng đắn của
giả thuyết khoa học và đạt được mục đích, nhiệ
m vụ nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên, do hạn chế
về thời gian…, chúng tôi mới chỉ tập trung nghiên cứu hình thức tổ chức, quy trình tổ chức,
còn nhiều yếu tố của quá trình BD NL HĐGDNGLL (PP, phương tiện…) cần được nghiên
cứu tiếp. Nhiều NL HĐGD khác rất cần được nghiên cứu BD cho SV như Hoạt động giáo dục
hướng nghiệp, giáo dục học sinh chưa ngoan… nhằm khắc phục những khiếm khuyết trong
quá trình đào tạo, BD NL HĐGD cho SV hiện nay.
2. KIẾN NGHỊ
- Bộ giáo dục cần bổ sung chương trình HĐGDNGLL cho SV CĐSP
- Trường sư phạm cần tuyển sinh, xét tốt nghiệp NL HĐGD của SV.
- Trường sư phạm xây dựng kế hoạch BD NL HĐGDNGLL cho GV như dự giờ và tổ chức
HĐGDNGLL ở trường phổ thông, nghiên cứu những đề tài về đào tạo, BD NL HĐGD, chủ
động xây d
ựng chương trình, kế hoạch thiết thực BD NL HĐGDNGLL cho SV. GV không
ngừng tự học hỏi để hoàn thiện NL HĐGDNGLL của bản thân.
- Trường sư phạm cần tạo điều kiện thuận lợi: quỹ thời gian thích hợp, điều kiện cơ sở vật
chất, kinh phí… để GV thực hiện tốt quá trình BD NL HĐGDNGLL cho SV.
- Bộ, Sở giáo dục… cần kiểm tra, đánh giá hiệu quả
HĐGDNGLL ở trường phổ thông hiện
nay. Kết quả HĐGDNGLL của học sinh phổ thông cần được dành vị trí xứng đáng trong xét
lên lớp và tốt nghiệp.