Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các yếu tố tạo nên sự thành công của dịch vụ du lịch Homestay tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.75 KB, 6 trang )

Số 59 - Tháng 7/2018

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Các yếu tố tạo nên sự thành cơng
của dịch vụ du lịch Homestay tại Việt Nam
The Factors to Success in Homestay Tourism Services in Vietnam
TS. Hồng Thúy Hà,
Trường Đại học Sài Gòn
Hoang Thuy Ha, Ph.D.,
Saigon University
Tóm tắt
Trong bài viết này, chúng tơi khái qt thực trạng kinh doanh Homestay tại Việt Nam; từ đó trình bày
một số yếu tố cơ bản nhằm phát triển dịch vụ du lịch Homestay: yếu tố văn hóa cư dân bản địa; cách
thức làm du lịch của chủ hộ kinh doanh Homestay và các cơng ty Lữ hành; cơ sở hạ tầng, giao thơng và
vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững.
Từ khố: Homestay, du lịch Homestay, Việt Nam.
Abstract
In this article, we described the actual practice of homestay tourism in Vietnam and explained some
basic factors for developing homestay tourism services: cultural factors of locals, business methods of
homestay tourism for business owners and travel companies, infrastructure, traffic and the community’s
role in sustainable development.
Keywords: Homestay, Homestay tourism, Vietnam.

lịch nổi tiếng thế giới, nhiều du khách đã
kể lại đầy hứng thú về trải nghiệm
homestay tại Việt Nam. Thậm chí có khách
du lịch còn khẳng định rằng, đến trải
nghiệm homestay tại Việt nam là "Tour hấp
dẫn nhất châu Á" (Best tour of Asia so far)
[4]. Để tạo nên thành cơng cho loại hình


dịch vụ du lịch này, theo chúng tơi cần dựa
vào các yếu tố: văn hóa cư dân bản địa;
cách thức làm du lịch của chủ hộ kinh
doanh Homestay và các cơng ty lữ hành;
cơ sở hạ tầng, giao thơng và vai trò của
cộng đồng trong phát triển bền vững.
Với bài báo này, chúng tơi muốn phác
hoạ bức tranh dịch vụ du lịch Homestay tại
Việt Nam, để từ đó phân tích những yếu tố

1. Đặt vấn đề
Du lịch là một ngành mang lại nhiều
lợi ích kinh tế bởi vì sự đa dạng và sức
hút của nó. Nền kinh tế ngày càng phát
triển, du lịch đã khơng còn xa lạ đối với
bất cứ ai và hoạt động du lịch ngày càng
rộng rãi hơn.
Hiện nay du lịch homestay ở Việt Nam
là một loại hình dịch vụ mới mẻ, phát triển
chỉ hơn mười năm trở lại đây, nhưng nhanh
chóng phổ biến và nở rộ ở khu vực miền
núi Tây Bắc, Tây Ngun, Huế, Hội An và
miền Tây Nam Bộ.
Du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay) ở
Việt Nam được du khách quốc tế rất u
thích. Trên các diễn đàn, chun trang du
38


HOÀNG THÚY HÀ


mạnh tại một số khu vực như Mai Châu
(Hoà Bình), Huế, Quảng Ninh, Tiền Giang,
Bến Tre, Vĩnh Long, Đà Lạt… Tuy nhiên,
không có một hình mẫu cụ thể áp dụng cho
tất cả homestay ở những địa điểm du lịch
khác nhau. Ở Mai Châu (Hoà Bình), khách
ở và sinh hoạt trong nhà sàn và đi thăm
làng bản. Ở Bến Tre, khách ở trong nhà
bình dân tham quan làng nghề, ruộng lúa,
vườn dừa. Ở Hội An, dịch vụ homestay
phát triển theo hướng cao cấp hơn khi hầu
hết các gia đình nâng cấp không gian,
phòng ốc như một khu nghỉ dưỡng với tiện
nghi hiện đại, có cả hồ bơi... Tại Đà Lạt còn
có hàng chục hộ dân đã cải tạo, bố trí thiết
kế lại ngôi nhà cũ đang sinh hoạt hoặc xây
mới theo phong cách độc, lạ. Đặc biệt, một
số homestay trong các căn biệt thự cổ tái
hiện đời sống của gia đình Đà Lạt những
năm 1970 - 1980 luôn được khách du lịch
thích thú lựa chọn...
Thời gian đầu ở Việt Nam, các công ty
du lịch còn chưa tập trung phát triển dịch
vụ du lịch Homestay. Nó mới là nhu cầu
của những khách nước ngoài và người dân
kinh doanh mang tính tự phát, lác đác,
không chuyên nghiệp. Mãi đến những năm
sau 2005, loại hình dịch vụ du lịch này
mới phát triển mạnh mẽ. Thấy được nhu

cầu và tiềm năng của nó, nhiều công ty du
lịch như Saigon Tourist, Fiditour,
Vietravel.., đã xây dựng, phát triển và làm
cho homestay trở thành những tour quan
trọng trong chiến lược kinh doanh của
mình. Các công ty đó đã thiết kế nhiều
tour du lịch đồng quê hay những tour
khám phá thôn quê rất hấp dẫn đối với cả
du khách nước ngoài và trong nước với
những chương trình như tát mương bắt cá,
tour trồng rau, gặt lúa, bắt chuột..; các tour
này thường kéo dài 1 ngày với những
người nông dân là “những hướng dẫn viên
tại điểm”.

góp phần tạo nên thành công trong kinh
doanh du lịch homestay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng kinh doanh Homestay
tại Việt nam
Homestay là một hình thức dịch vụ du
lịch mà du khách sẽ sống ở trong căn nhà
của người bản địa, có thể sẽ sống chung và
sinh hoạt như thành viên trong một gia
đình. Homestay giúp cho khách du lịch
hiểu sâu về đất nước và con người địa
phương, đồng thời nghỉ ngơi, thư giãn, giải
trí và trải nghiệm cảm giác làm người dân
bản địa…
Ban đầu, Homestay ở Việt Nam không

phải là ý tưởng xuất phát từ các công ty du
lịch mà từ nhu cầu của khách du lịch nước
ngoài. Thay vì chọn những nhà nghỉ hoành
tráng hay khách sạn cao cấp, khách du lịch
có xu hướng muốn ở ngay tại nhà của dân
địa phương, sinh hoạt cùng người dân địa
phương để tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của
người bản địa. Chính xu hướng này đang
khiến trào lưu kinh doanh homestay ngày
càng nở rộ trên khắp cả nước.
Dịch vụ du lịch Homestay tại Việt
Nam có mối quan hệ gần gũi với du lịch
văn hóa, du lịch đồng quê, du lịch khám
phá. Homestay được biết đến như một loại
hình dịch vụ du lịch trong du lịch sinh thái,
với tên gọi được Việt hóa là dịch vụ du lịch
ngủ nhà dân. Hiện nay, cách sử dụng tên
gọi Homestay cũng được sử dụng giống
như cách gọi marketing.
Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc
phát triển loại hình kinh doanh homestay,
khi lượng du khách du lịch nước ngoài có
xu hướng thích ở homestay hơn khách sạn
liên tục gia tăng qua các năm. Đến nay,
Homestay vẫn còn là một hình thức dịch vụ
du lịch mới lạ với du khách trong nước,
nhưng đối với du khách nước ngoài thì nó
đã quá quen thuộc. Homestay phát triển khá
39



CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA DỊCH VỤ DU LỊCH HOMESTAY TẠI VIỆT NAM

Trong những năm gần đây, homestay đã
có những bước phát triển, các thương hiệu
homestay đã được du khách trong nước,
nước ngoài biết đến như nhà vườn ông Tám
Lộc (Vĩnh Long), Cái Sơn (Cần Thơ), Ba
Đức (Tiền Giang), Dốc mây (Đà lạt)...
Thực tế, homestay tại Việt nam cũng là
một dạng nhà nghỉ độc lập nhưng mang
tính cá nhân (không nằm trong quần thể
resort, khách sạn nào). Người đến thuê
homestay cũng không khác gì thuê phòng
khách sạn nhưng được không gian rộng
hơn với đầy đủ đồ dùng hơn. Khác với
khách sạn, ở đây khách du lịch sẽ phải tự
phục vụ các nhu cầu của mình. Thị trường
homestay tại Việt Nam phát triển khá đa
dạng, phân cấp để hướng tới từng đối
tượng khách hàng. Từ các homestay giá rẻ
dành cho thanh niên, sinh viên như kiểu chỉ
cần thuê giường tầng, cho tới các khu
homestay đầu tư quy mô trải rộng. Chi phí
thuê khu homestay cao cấp khá đắt đỏ (tại
Đà Lạt, 1 phòng nghỉ rộng rãi tiện nghi
bình thường giá 1,0 triệu đồng/ ngày, vào
mùa du lịch có thể lên 2,0 triệu đến 2,5
triệu đồng/ ngày).
Tuy nhiên nhìn chung, các dịch vụ

du lich homestay có sự phát triển chưa
đồng bộ, quy mô còn nhỏ, lẻ, mang tính
tự phát, thiếu chuyên nghiệp, đầu tư chưa
bài bản, nguồn nhân lực còn thiếu và chất
lượng thấp.
2.2. Một số yếu tố cơ bản nhằm phát
triển dịch vụ du lịch homestay
Ở phần này, chúng tôi làm rõ một số
yếu tố cơ bản nhằm phát triển dịch vụ du
lịch homestay đáp ứng nhu cầu trong
chương trình ngủ nhà dân, ăn uống cùng
với cư dân bản địa và trải nghiệm những
cảm giác làm người dân bản địa với mục
đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn...
2.2.1. Yếu tố văn hóa cư dân bản địa
Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn

khách du lịch nước ngoài trước hết bởi đây
là đất nước có nhiều tiềm năng và điều kiện
về tài nguyên du lịch (tài nguyên thiên
nhiên như khí hậu, địa hình..; tài nguyên
nhân văn như lịch sử, văn hoá, lễ hội...), sự
ổn định chính trị và các điều kiện an toàn
cho du khách.., để phát triển các loại hình
du lịch. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia có
nhiều vùng miền và nhiều dân tộc cùng
chung sống trên một đất nước; văn hóa
Việt Nam rất đa dạng (cả văn hóa vật thể
cũng như phi vật thể đều có nét đặc sắc).
Nền văn hóa Việt Nam đa dạng có sự đóng

góp tích cực cho sự phát triển của ngành du
lịch nói riêng và đất nước nói chung.
Mấu chốt đem đến thành công trong
dịch vụ du lịch homestay, trước hết phải là
nơi có đời sống văn hóa, thắng cảnh đặc
sắc đủ sức thu hút du khách. Bởi vì, dịch
vụ homestay muốn duy trì được cần phải
bảo tồn nét văn hóa của người dân bản địa.
Tại những ngôi nhà làm dịch vụ này, người
dân vẫn sống, vẫn sinh hoạt bình thường
nhưng họ được tập huấn để phục vụ du
khách. Sự quyến rũ đối với du khách chính
là ở nét mộc mạc, chân quê nhưng rất
duyên dáng của người dân trong sinh hoạt
hàng ngày. Cung cấp dịch vụ homestay
phải kèm theo những chương trình trải
nghiệm thắng cảnh, văn hóa địa phương
chứ không đơn thuần làm dịch vụ lưu trú.
Chẳng hạn, những hộ làm homestay ở Mai
Hịch (tỉnh Hòa Bình) đã đưa ra các chương
trình đi bộ khám phá nét đẹp của bản làng,
vượt suối bằng bè tre, tổ chức các chương
trình văn nghệ ngoài trời để du khách và
người dân có cơ hội giao lưu...
Du khách mong muốn có những ấn
tượng đặc biệt, những kỉ niệm đẹp trong
chuyến du lịch, được đi nhiều biết nhiều,
nên trước hết nhà ở cần được trang trí đẹp,
độc đáo để thu hút nhiều bạn trẻ đến ở và
chụp hình đưa lên các trang mạng xã hội.

40


HOÀNG THÚY HÀ

Nhu cầu trải nghiệm có vị trí hàng đầu đối
với du khách, vì vậy bộ phận phục vụ du
lịch cần có những hiểu biết về nhiều gói
trải nghiệm, đặc biệt là cần có sự phối hợp,
hợp tác, liên kết đồng bộ mang tính chuyên
nghiệp trong du lịch nhằm cung cấp thêm
những gói trải nghiệm khác cho du khách.
Hiện nay, rất nhiều hộ tư nhân kinh
doanh du lịch theo dạng tự phát, đơn lẻ,
thiếu chuyên nghiệp, nên chưa đáp ứng
được đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Hoặc
các hộ dân tự liên kết với các công ty du
lịch hình thành nên sản phẩm du lịch theo
yêu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của
khách tham quan nhưng chi phí người dân
tự trang trải. Song khách du lịch chỉ đến
tham quan rất ít mua sản phẩm. Các làng
nghề sau khi làm ra các sản phẩm phục vụ
du lịch gặp khó khăn trong việc tìm mối
tiêu thụ vì đây là các sản phẩm bán lẻ và
phải bán với giá thấp, cho nên họ không
còn mặn mà trong việc kết hợp với du lịch.
Vì vậy, muốn phát triển nhiều gói trải
nghiệm dịch vụ homestay, các công ty du
lịch cần có chiến lược lâu dài, phải tính

toán hợp lý về chi phí, phải quan tâm đến
đối tác hợp tác, có giải pháp tiêu thụ và
tính toán phần chi phí trả cho các sản phẩm
phục vụ du lịch. Các công ty du lịch và địa
phương cần hỗ trợ các hộ gia đình thiếu
các trang thiết bị cơ sở vật chất và tổ chức
các lớp tập huấn cho các hộ để họ có thể
cung cấp các dịch vụ khác như làng nghề
thủ công mĩ nghệ, cung cấp nguồn thực
phẩm.., đồng thời phối hợp với đoàn thể
ban nghành tuyên truyền các hộ gia đình
kinh doanh dịch vụ du lịch tham gia thực
hiện kí cam kết bảo đảm an toàn trật tự,
thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa.
Du lịch có sự phát triển dựa vào tài
nguyên là chính, trong đó bao gồm cả tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn. Để phát triển du lịch

homestay, điều quan trọng là phải có biện
pháp vừa khai thác tài nguyên để phục vụ
du lịch vừa bảo vệ được môi trường sinh
thái và duy trì được bản sắc văn hóa vốn có
của địa phương. Việc bảo tồn các giá trị
này ở địa phương rất quan trọng không chỉ
cho hoạt động du lịch mà còn cho đời sống
cư dân nói chung.
Để phát triển hơn nữa dịch vụ du lịch
homestay, các địa phương cần thực hiện
những giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi

trường: nâng cao nhận thức của các đối
tượng về các giá trị tài nguyên thiên nhiên,
các hệ sinh thái tự nhiên, các khu bảo tồn;
giáo dục kĩ năng bảo vệ như phòng cháy
chữa cháy, bảo vệ rừng, bảo vệ các động
thực vật quý hiếm hoang dã, khả năng xử
lý các tình huống khẩn cấp xảy ra..; xây
dựng hệ thống thùng rác và các bản nội
quy bảo vệ môi trường cần có những kĩ
thuật xử lí rác thải để bảo vệ môi trường
và tôn trọng văn hóa bản địa; bảo vệ và
đồng thời phát huy những giá trị văn hóa…
2.2.2. Cách thức làm du lịch của chủ hộ
kinh doanh homestay và các công ty lữ hành
Khách du lịch mong muốn ở đâu cũng
được nghỉ ngơi thoái mái, vui vẻ, ăn ngon,
đảm bảo tốt sức khỏe và thư giãn. Với loại
hình dịch vụ homestay, du khách ăn chung
mâm, ngủ chung nhà với chủ nhà, nhưng
phải đảm bảo được sự riêng tư, sạch sẽ,
tiện ích và an toàn. Vì vậy, theo mô hình
này, du khách không “ăn cùng, ở cùng”
trong nhà dân theo kiểu nhà dân có thứ gì
thì khách sử dụng cái đó, mà họ cần được
sử dụng những tiện ích tốt hơn. Tuy cũng
là ngủ trên sàn nhà nhưng chỗ ngủ của
khách được che rèm riêng tư; chăn, gối
sạch sẽ hơn; mỗi chỗ ngủ có ổ cắm điện,
có bàn tiếp khách; khu vệ sinh tách biệt, sử
dụng vật liệu tự nhiên..; ăn uống phải đảm

bảo an toàn hợp vệ sinh và giá cả hợp lí.
Thông thường, trong bữa điểm tâm sáng,
41


CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA DỊCH VỤ DU LỊCH HOMESTAY TẠI VIỆT NAM

khách tự chọn món trong một số món ăn
địa phương với giá hiện nay khoảng
50.000 đồng; bữa trưa và bữa tối, nếu
muốn, khách có thể đăng ký thực đơn ở
mức giá khoảng 150.000 đồng gồm 10
món, trong đó 3 món khai vị, 3 món có
protein, 4 món rau, xào, luộc.., chưa kể
món tráng miệng và cơm trắng...
Một trong những tiêu chí để kinh
doanh du lịch là địa điểm du lịch phải an
ninh, an toàn. Khi ở trong nhà dân, cảm
giác an tâm, tư trang tiền bạc không lo mất
mát là mong muốn của mọi người khi đi du
lịch. Hiện nay rất nhiều hộ kinh doanh du
lịch, nhưng không dám thuê nhân viên phục
vụ vì lo ngại hiện tượng mất mát tư trang
của du khách, làm giảm uy tín kinh doanh
của mình. Xây dựng niềm tin là một trong
những yếu tố quan trọng số một trong kinh
doanh, đạo đức nghề du lịch trước hết phải
trung thực, thật thà không được gian tham
đồ đạc của người khác.
Việc đào tạo và nâng cao nhận thức

được xem là yếu tố then chốt để cải thiện
chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả quản
lí và hoạt động kinh doanh của loại hình du
lịch cộng đồng này. Đối với từng đối tượng
cần phải xây dựng những chương trình đào
tạo phù hợp thông qua việc điều tra, đánh
giá nhu cầu đào tạo tại địa phương.
Bên cạnh đó, một vấn đề rất quan
trọng là các chủ hộ kinh doanh Homestay
và các công ty Lữ hành cần phải xây dựng
sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của một
số thị trường nhất định, cũng như nhu cầu
của du khách và các đơn vị điều hành tour.
Yếu tố về cung cầu cần được cân nhắc đầy
đủ, tránh việc đầu tư dư thừa hay quá thiếu
hụt sản phẩm dịch vụ Homestay ở từng
địa phương.
Yếu tố quản lý có vai trò hết sức quan
trọng chất lượng, hiệu quả và sự phát triển
của dịch vụ du lịch homestay. Vì vậy, để

phát triển loại hình dịch vụ này, các công
ty và chính quyền các địa phương cần kiện
toàn các ban quản lý, cơ chế quản lý và hệ
thống quy định về quản lý, thực hiện
nghiêm túc chế độ báo cáo thường xuyên.
Bên cạnh đó, cần thực hiện công tác thẩm
tra đối với các trang thiết bị, cơ sở vật chất
kĩ thuật của các hộ gia đình và dịch vụ cho
khách hàng đã tốt chưa để mang lại một

chất lượng dịch vụ tốt nhất.
2.2.3. Cơ sở hạ tầng, giao thông và vai trò
của cộng đồng trong phát triển bền vững
Để xây dựng được một điểm đến dễ
dàng kết nối, gần gũi thân thiện và phát
triển du lịch bền vững, các địa phương có
nguồn tài nguyên du lịch cần phải có đề án
cụ thể, nhanh chóng triển khai theo hướng
đầu tư, liên kết và phát triển đồng bộ nhằm
phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng với
mục tiêu tạo sinh kế cho cộng đồng, giúp
cộng đồng hưởng lợi từ chính nguồn tài
nguyên du lịch của mình.
Chính quyền cần có chính sách hỗ trợ
đảm bảo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng,
giao thông tại các điểm homestay, phát huy
vai trò của cộng đồng trong phát triển bền
vững, đồng thời tập trung mạnh công tác
xã hội hóa hoạt động xúc tiến, quảng bá
thương hiệu bằng nhiều biện pháp, hình
thức để tạo nên một điểm đến dễ dàng kết
nối và gần gũi thân thiện.
Thời nay, khách du lịch thường tìm
đến homestay chủ yếu qua công nghệ
thông tin, tìm hiểu và đặt hàng du lịch qua
mạng. Vì vậy, điều rất cần được chú trọng
đối với nhân lực homestay nói riêng cùng
các loại hình dịch vụ du lịch nói chung là
phải giỏi công nghệ thông tin, ngoại ngữ và
có kiến thức văn hóa. Nhân lực homestay

cần ngoại ngữ và công nghệ thông tin,
trước hết để quảng bá, giới thiệu về dịch
vụ, sau nữa để giao tiếp với khách hàng khi
thực hiện dịch vụ.
42


HOÀNG THÚY HÀ

Giỏi ngoại ngữ không có ý nghĩa là
giỏi văn hóa... Người cung cấp dịch vụ
homestay không chỉ giỏi ngoại ngữ, mà cần
có kiến thức thức văn hóa để có ứng xử
hợp lý trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Khách
du lịch sẽ cảm thấy gắn bó, yêu mến lưu
luyến chủ nhà, nếu bên cạnh việc tạo được
dựng thương hiệu lòng tin là sự quan tâm,
chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình “vui
lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Nhân
viên phục vụ phải luôn sẵn sàng hỗ trợ khi
khách du lịch cần như xách vác giùm hành
lý, sửa chữa giùm dày dép bị hở keo, áo
quần bị mất cúc, hỏng xéc và giải đáp
những câu hỏi, những tìm hiểu của du
khách. Khách du lịch cũng sẽ rất cảm động
khi có một party nhỏ chúc mừng sinh nhật,
hay một sự kiện trọng đại khác như ngày
quốc tế phụ nữ, hay ngày quốc khánh của
quốc gia họ...
3. Kết luận

Tóm lại, tại Việt Nam, du lịch
homestay là loại hình dịch vụ tuy còn mới
mẻ nhưng đang có sức hấp dẫn và sức thu
hút lớn đối với khách nước ngoài.
Tuy nhiên, để phát triển loại hình du
lịch này cần có nhiều gói trải nghiệm hấp
dẫn thú vị, nơi ăn chốn ở phải an toàn, thoải
mái, tiện lợi, điểm đến dễ dàng kết nối và
gần gũi thân thiện… Điều đó đòi hỏi phải
bảo tồn được văn hóa cư dân bản địa, cách
thức làm du lịch chuyên nghiệp của chủ hộ
Ngày nhận bài: 22/10/2017

kinh doanh Homestay và các công ty Lữ
hành, cơ sở hạ tầng, giao thông và vai trò
của cộng đồng trong phát triển bền vững.
Kinh doanh du lịch homestay, ngoài
việc nguồn nhân lực cần được đào tạo bài
bản về nghiệp vụ, về công nghệ thông tin
và ngoại ngữ, còn phải chú trọng đạo đức
nghề nghiệp như trung thực, quan tâm ân
cần, nhiệt tình trong phục vụ... Các công ty
du lịch cần phải có kế hoạch, biện pháp cụ
thể nhằm phát huy điểm mạnh về tài
nguyên du lịch phục vụ homestay của các
hộ cá thể, của làng nghề. Chính quyền các
địa phương nơi tổ chức homestay cần phải
có tính kết nối, phát triển đồng bộ, có chính
sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch
và xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng với

mục tiêu tạo sinh kế cho cộng đồng, giúp
cộng đồng hưởng lợi từ chính nguồn tài
nguyên du lịch của họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2002), Du
lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Lê Bá Huy (2009), Du lịch sinh thái, Nxb
Khoa học & Kỹ thuật.
3. Phạm Trung Lương (Chủ biên) (2000),
Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,
Nxb Giáo dục.
4. />
Biên tập xong: 15/7/2018

43

Duyệt đăng: 20/7/2018



×