Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

GDCD6 T7 -Bai5 -Ton trong ki luat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.96 KB, 4 trang )

Trường THCS Bàn Long Giáo án: Giáo Dục Công Dân 6
Tuần 7
Tiết 7
Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
-Giúp học sinh:
Hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật.
2. Kỹ năng
-Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về ý thức thái độ tôn trọng kỉ
luật.
3. Thái độ
-Biết rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
II. Nội dung
-Tính kỉ luật được đặt trong một tổ chức, một tập thể như gia đình, lớp học, nhà
trường, Chi Đội, Chi Đoàn, làng xóm, ấp, …
-Cá nhân cần tuân theo quy định của tập thể đề ra.
-Tập thể mà biết tôn trọng kỉ luật thì tập thể sẽ có sức mạnh và có kỉ cương, nề nếp.
-Tôn trọng kỉ luật là bước đầu có ý thức thực hiện pháp luật.
III. Tài liệu và phương tiện
-SGK – SGV GDCD 6.
-Sưu tầm những tấm gương thực hiện tốt kỉ luật trong học sinh, trong hoạt động xã
hội, trong quân đội, …
-Tục ngữ, ca dao nói về tôn trọng kỉ luật.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 15’
1. Lễ độ là gì? (4 điểm)
2. Tìm các biểu hiện lễ độ đối với :
• Ông bà, cha mẹ.


• Anh chị em.
• Chú bác, cô dì.
• Người già cả lớn tuổi. (4 điểm)
3. Tìm câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về đức tính lễ độ. (2 điểm)
3. Giới thiệu bài mới.
Một học sinh không xuống xe khi vào cổng trường nên bị bác bảo vệ phê bình. Theo
các em, bạn đó bị phê bình vì lí do gì?
Không thực hiện quy định của trường nêu trong nội quy.
Ở trường hay trong một tổ chức, mọi người luôn tuân theo những quy định chung là
có kỉ luật. Có kỉ luật là biểu hiện của sự tôn trọng.
Để hiểu rõ, chúng ta học bài 5: Tôn trọng kỉ luật.
4. Phát triển chủ đề
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
HĐ1: Khai thác các chi tiết truyện đọc.
Gọi học sinh đọc truyện.
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
Các chi tiết nào cho thấy Bác Hồ tôn trọng những
 Truyện đọc
Giữ luật lệ chung
Bài 5 - 1 -
Trường THCS Bàn Long Giáo án: Giáo Dục Công Dân 6
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
quy định chung?
• Bỏ dép trước khi vào chùa.
• Đi theo sự hướng dẫn của các vị sư.
• Đến mỗi gian thờ và thắp nhang.
• Qua ngã tư gặp đèn đỏ bảo dừng xe.
• Khi đèn xanh bật mới đi.
• Bác nói: “phải gương mẫu tôn trọng luật lệ
giao thông”.

 Việc thực hiện đúng các quy định nói lên đức
tính gì của Bác?
 Mặc dù là chủ tịch nước nhưng Bác vẫn giữ
luật lệ chung.
HĐ2: Tìm hiểu, phân tích nội dung khái niệm tôn
trọng kỉ luật.
Cho HS điền vào bảng phụ 3 cột.
 Tìm trong thực tế về tôn trọng kỉ luật ở gia
đình.
 Ngủ dậy đúng giờ.
 Đồ đạt ngăn nắp.
 Đi học và về đúng giờ.
 Hoàn thành công việc gia đình, …
 Tôn trọng kỉ luật ở nhà trường.
 Vào lớp đúng giờ.
 Làm đủ bài tập.
 Không vứt rác, vẽ bẩn.
 Nghe giảng bài.
 Mặc đồng phục, …
 Tôn trọng kỉ luật ở ngoài xã hội.
• Nếp sống văn minh.
• Giữ trật tự chung.
• Bảo vệ môi trường.
• Bảo vệ của công.
• Không hút thuốc
• Đoàn kết
• An toàn giao thông, …
 Kỉ luật là gì?
_Những quy định chung.
 Tôn trọng kỉ luật là chấp hành quy định chung

của ai? Khi nào? Ở đâu?
Khi tập thể phân công thì sao?
 Hãy cho ví dụ về hành vi không tự giác chấp
hành kỉ luật.
Bác tôn trọng luật lệ chung
đặt ra đối với mọi người.
 Nội dung bài học
a. Tôn trọng kỉ luật là gì?
Là tự giác chấp hành quy
định chung của tập thể, tổ
chức, ở mọi nơi, mọi lúc.
Thể hiện ở việc chấp hành
sự phân công của tập thểnhư
lớp học, cơ quan…
Bài 5 - 2 -
Trường THCS Bàn Long Giáo án: Giáo Dục Công Dân 6
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
Lưu ý: có những hành vi thực hiện kỉ luật vì sự
cưỡng bức, xã hội lên án.
VD:
Tham gia sinh hoạt Đội vì bị bắt buộc.
Gặp đèn đỏ dừng lại vì sợ mọi người chê trách.
Vào trường xuống xe vì sợ Sao đỏ nhắc nhở và ghi
tên trừ điểm thi đua.
 Nếu mọi người tôn trọng kỉ luật thì gia đình,
nhà trường, xã hội sẽ như thế nào?
 Tôn trọng kỉ luật có ích gì cho cộng đồng, bản
thân?
VD: Giúp ta vui vẻ, thanh thản và yên tâm học
tậm, lao động vui chơi, giải trí.

HĐ3: Phân tích mở rộng nội dung tôn trọng kỉ
luật.
Người có tính kỉ luật là người tôn trọng và thực
hiện tốt pháp luật.
VD: Bỏ trực để mất đồ là vi phạm kỉ luật mà còn
vi phạm pháp luật vì thiếu trách nhiệm.
Tôn trọng kỉ luật Pháp luật
Quy định, nội quy Quy tắc xử sự chung
↓ ↓
GĐ, T
2
, XH đề ra N
2
đặt ra
↓ ↓
Tự giác Bắt buộc
↓ ↓
Phê bình, nhắc nhở Xử phạt
Một học sinh có ý thức dừng xe khi đèn đỏ là tôn
trọng kỉ luật.
Còn pháp luật buộc phải làm kể cả khi em không
muốn vì không thực hiện sẽ bị xử phạt.
Ví dụ: khi tham gia giao thông không đội mũ bảo
hiểm sẽ bị phạt.
 Em nào biết khẩu hiệu yêu cầu chúng ta
nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật?
“Sống và làm việc theo hiến pháp và
pháp luật”
 Em hãy suy nghĩ và giải thích câu khẩu hiệu
này?

Học sinh giải thích câu khẩu hiệu.
HĐ4: Liên hệ và luyện tập
b. Ý nghĩa của việc tôn
trọng kỉ luật
Nếu mọi người tôn trọng
kỉ luật thì gia đình, nhà trường,
xã hội có trật tự kỉ cương.
c. Sự cần thiết phải tôn
trọng kỉ luật
Tôn trọng nhằm bảo vệ lợi
ích cộng đồng, bản thân.
Bài 5 - 3 -
Trường THCS Bàn Long Giáo án: Giáo Dục Công Dân 6
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
Liên hệ thực tế:
 Bản thân em đã rèn luyện tính kỉ luật như thế
nào?
_HS liên hệ việc chấp hành kỉ luật ở gia đình, ở
trường, nơi công cộng.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
HS làm bài, giáo viên nhận xét.
 Bài tập
5. Củng cố
-Tôn trọng kỉ luật là gì?
-Ý nghĩa tôn trọng kỉ luật?
-Sự cần thiết của kỉ luật?
6. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài.
Làm bài tập còn lại.
Xem trước bài 6 : Biết ơn

 Đọc phần truyện đọc, trả lời câu hỏi phần gợi ý.
 Sưu tầm ca dao, tục ngữ về lòng biết ơn.
Bài 5 - 4 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×