Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

De cuong sinh ly II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.15 KB, 42 trang )

ĐỀ CƯƠNG SINH LÝ II
Câu 1: Các tính chất sinh lý của cơ tim và ỨDLS:
1. Tính hưng phấn:
- Khả năng cơ tim phát sinh điện thế hoạt động => co cơ
- Biểu hiện khả năng co bóp
- Tuân theo quy luật "tất cả hoặc không"
2. Tính trơ có chu kỳ:
- Không đáp ứng với kích thích, có tính chu kỳ
- Giai đoạn "Trơ tuyệt đối": tim co => không trả lời kích thích
khác
- Giai đoạn"Trơ tương đối": tim đang giãn=> có thể trả lời kích
thích mới, có cường độ cao hơn cường độ ngưỡng - ngoại tâm thu.
- Giai đoạn nghỉ dài hơn để tiếp tục nhịp co sau
- Nhờ tính trơ có chu kỳ => cơ tim ko bị co cứng, đảm bảo sự
lưu thông máu thường xuyên của tim.
- Ngoại tâm thu nghỉ bù.
3. Tính nhịp điệu:
- Khả năng kế tiếp phát xung làm tim co giãn đều đặn
- Xung động bình thường phát sinh từ nút xoang với tần số trung
bình 70l/p => tâm nhĩ => nút nhĩ thất =>hai nhánh bó His =>
Purkinje.
4. Tính dẫn truyền:
- Là khả năng dẫn truyền xung động của sợi cơ tim và hệ thống
nút.

1


=> nhờ tính hưng phấn, nhịp điệu và tính dẫn truyền xung động
mà tim dù ở trong cơ thể hay tách khỏi cơ thể nếu dk nuôi dưỡng
đầy đủ thì tim vẫn tự co bóp đều đặn, nhịp nhàng


=> nhờ tính trơ có chu kỳ mà tim ko bị co cứng khi chịu các
kích thích liên tục
5. Ứng dụng ls: Trong 1 số trường hợp tính hưng phấn phát triển quá làm thuốc an
thần.
- Điều trị ngoại tâm thu là giảm tính hưng phấn
- Dùng để ghép tim người này cho người khác mà tim vẫn hoạt động nhịp nhàng.

Câu 2: Chu kỳ tim và ứng dụng lâm sàng.
1. Các giai đoạn của 1 CK tim:
- Giai đoạn tâm nhĩ thu (0,1s): Tâm nhĩ co bóp - P tâm nhĩ tăng,
đẩy nốt máu (1/4-1/3) xuống tâm thất.
- Sau đó tâm nhĩ giãn trong thời gian còn lại của CK tim.
- Giai đoạn tâm thất thu (0,3s) tâm thất co tống máu vào ĐM,
gồm 2 thời kỳ.
+ Thời kỳ tăng áp (0,05s):
* Cơ tâm thất co đẳng tích
* P TT tăng >P TN => đóng van NT
* P TT tiếp tục tăng > P ĐM => mở van ĐM
+ Thời kỳ tống máu (0,25s)
* Máu được tống vào Đm, cơ thất co nhỏ lại, PTT vẫn tăng cao
* Tống máu nhanh: 4/5 lượng máu vào ĐM
* Tống máu chậm: 1/5 lượng máu vào ĐM.
- Thể tích tâm thu Vs= 70ml
- Giai đoạn tâm trương toàn bộ(0,4s)
+ Cơ TT bắt đầu giãn
2


+ P TT giảm< P ĐM => đóng van ĐM- giãn đẳng tích
+ Cơ TT tiếp tục giãn, P TT< P TN =>mở van NT => máu từ TN

được hút xuống TT (2/3-3/4)
* Đầy thất nhanh
* Đầy thất chậm
- TN bắt đầu co khởi đầu 1 CK tim mới
- CK tim sinh lý ( theo trình tự các hiện tượng, nút xoang phát
xung động => TN => TT)
- CK tim lâm sàng chia 2 thời kỳ:
+ Tâm thu: tim co bóp bơm máu vào Đm (Gđ thất thu)
+ Tâm trương: tim giãn lấy máu về tim( gđ thất trương, nhĩ thu)
2. Ứng dụng lâm sàng:
- Người bị suy tim người ta dung nghiệm pháp đo áp lực tĩnh mạch trung tâm xem
khả năng hút máu về tim.
- Biểu hiện bên ngoài của chu kỳ: Sờ mỏm tim ngực biết chu kỳ tim bình thường
hay không bình thường, một số trường hợp bệnh lý có rung mưu, tiếng T1 tách đôi.
Câu 3: Các biểu hiện bên ngoài của chu kì tim và ứng dụng lâm sàng.
1. Mỏm tim đập:
- Khoang liên sườn V - Đường giữa đòn trái
* Ứng dụng ls: Quan sát mỏm tim đập cho ta biết vị trí của mổm tim trên thành
ngực để tiến hành các thăm khám về tim và có thể đếm được nhịp tim.
2. Mạch đập
- Do tim co bóp
- Do tính đàn hồi của thành mạch
- Sóng mạch
- Bắt mạch ở vị trí ĐM đi ở nông , trên nền xương cứng
3. Huyết áp động mạch
- HA có giá trị tối đa trong thì tâm thu là HA tối đa.
- HA có giá trị tối thiểu trong thì tâm trương là HA tối thiểu.
4. Tiếng tim và tâm thanh đồ
4.1. Tiếng tim:
3



- Tiếng T1(bùm)
- Trầm dài , nghe rõ ở vùng mổm, đầu tâm thu
- Do đóng van NT, cơ TTco, mở van ĐM, gia tốc của dòng máu bơm vào ĐM
- Tiếng T2: (Tặc)
- Thanh ngắn, nghe rõ ở KLS II cạnh bờ xương ức, tâm trương.
- Do đóng van ĐM, mở van nhĩ thất, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
4.2.Ứng dụng ls:
- Trên lâm sàng người ta nhận biết chu kỳ tim bằng tiếng tim. Như vậy trên ls chu
kỳ tim không cho biết hoạt động của tâm nhĩ mà chỉ cho biết hoạt động của tâm thất.
- Khi van tim bị tổn thương van không đóng kín hay hẹp huyết động bị rối loạn tạo
ra tiếng tim bệnh lý như tiếng thổi, tiếng rung.
- Nếu nghe thấy tiếng bất thường trong khoảng thời gian im lặng ngắn là tiếng thổi
tâm thu
- Nếu nghe thấy tiếng bất thường trong khoảng thời gian im lặng dài là tiếng thổi
tâm trương
4.3 Tâm thanh đồ
- Đồ thị ghi lại tiếng tim gọi là tâm thanh đồ.
* Ứng dụng ls: Nhìn vào tâm thanh đồ có thể xác định thời điểm bắt đầu và kết
thúc từng tiếng tim qua đó có thể phân tích đối chiếu theo dõi diễn biến của tiếng tim
trong quá trình bệnh lý hoặc quá trình rèn luyện thể lực.
5.Điện tim(Điện tâm đồ)
- Tế bào cơ tim khi hoạt động sinh dòng điện tập hợp dòng điện của các tế bào cơ
tim bằng dong điện hoạt động của tim
- Là XN quan trọng chẩn đoán các rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành….
Câu 4: Cơ chế thần kinh điều hòa hoạt động tim và ứng dụng lâm sàng
I. Cơ chế điều hòa TK do hệ thần kinh thực vật chi phối gồm hệ thần kinh phó
giao cảm và hệ thần kinh giao cảm.
1. Hệ thần kinh phó giao cảm:

-Trung tâm : hành não là nhân của dây thần kinh số X. Chi phối hoạt động của nút
xoang và nút nhĩ – thất.
-Tác dụng 5 giảm:
+Giảm tần số tim,.
+Giảm lực co bóp cơ tim.
+ Giảm trương lực cơ tim.
4


+ Giảm tốc độ dẫn truyền xung động.
+ Giảm tính hưng phấn của cơ tim.
- Hóa chất trung gian là acetylcholine.
2. hệ thần kinh giao cảm:
- Trung tâm: sừng bên chất xám tủy sống đoạn lưng 1-3, cổ 1- 7 đi tới hạch giao
cảm nằm gần cột sống. Các sợi sau hạch đi tới nút xoang, nút nhĩ – thất và bó His
- Tác dụng: gây 5 tăng.
- Hóa chất trung gian là Noradrenalin.
3. Các phản xạ điều hòa hoạt động tim:
3.1. Các phản xạ bình thường:
+ Phản xạ giảm áp: Áp suất tăng
quai động mạch chủ, xoang động mạch cảnh
dây Cyon, dây Hering
Hành não
Giảm kích thích giao cảm, tăng kích thích dây X
Tim đập chậm, HA giảm.
+ Phản xạ làm tăng nhịp tim: O2 giảm, CO2 máu tăng
QĐMC và XĐMC
Dây Cyon và Hering
Hành não
Ức chế dây X

Tim đập nhanh, HA tăng.
+ Phản xạ tim – tim: Máu về tim nhiều
Tăng áp suất ở gốc tĩnh mạch chủ vào
nhĩ phải
Hành não
KT giao cảm
tăng nhịp tim, sức co bóp, giải quyết tình
trạng ứ máu ở tâm nhĩ phải.
Các phản xạ bất thường:
+Phản xạ mắt – tim: Ấn mạnh lên 2 nhãn cầu
Kích thích dây V
Hành não
Kích thích dây X
Tim đập chậm
+ Phản xạ Goltz: Đánh mạnh và vùng thượng vị
Ngừng tim. Phẫu thuật co kéo
mạnh các tạng có thể gây ngừng tim.
+ Phản xạ hậu môn - tim: Kích thích mạnh, đột ngột, vào hậu môn cũng dẫn đến
ngừng tim.
3.2. Ảnh hưởng của vỏ não và 1 số trung tâm thần kinh khác
- Hoạt động của vỏ não: có cảm xúc mạnh như hồi hộp , sợ hãi làm biến đổi nhịp
tim
- Trung tâm hô hấp ảnh hưởng đến trung tâm dây X ở hành não: Khi hít vào tim
đập nhanh hơn 1 chút, khi thở ra tim đập chậm lại 1 chút.
- Trung tâm nuốt ở hành não ảnh hưởng đến trung tâm dây X: Khi nuốt làm tim
đập nhanh hơn 1chút.
II. Ứng dụng LS:
- Chẩn đoán có cường phó giao cảm hay không.
5



- Chẩn đoán cấp cứu điều trị tim nhịp nhanh kịch phát trên thất.
- Phản xạ Goltz: Khi kích thích mạch vùng thượng vị hoặc co kéo các tạng ở ổ
bụng khi phẫu thuật, sẽ kích thích đám rối dương, gây xung động theo dây tạng đi lên
hành não, kích thích dây X, làm tim đập chậm hoặc ngừng đập.
- Khi phẫu thuật ở ổ bụng phải gây mê sâu nếu không có thể gây ngừng tim trên
bàn mổ.
Câu 5: Cơ chế nội tại, cơ chế thể dịch điều hòa hoạt động tim và ứng dụng ls.
1. Cơ chế nội tại:
- Tự điều hòa theo cơ chế Frank – Starling)
- Lực co của cơ tim tỷ lệ thuận với chiều dài của sợi cơ trước khi co.
- Ý nghĩa: Tim có khả năng tự thay đổi lực tâm thu theo từng điều kiện cơ thể.
*. Ứng dụng:
- Ở người lao động mạch, người tập thể thao thường xuyên thì tim co bóp rất
mạnh, thành cơ tim dày, buồng tim rộng. Người lao động ít, tim thường nhỏ, muốn tăng
cường chức năng tim phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
- Những vận động viên, người lao động nặng tim thường to, khi ngừng luyện tập
thể thao phải ngừng từ từ vì nếu dừng đột ngột sẽ gây ra đột quỵ.
- Với BN tăng huyết áp có thể dẫn tói dày thất trái. Khi giảm lao động nặng nhọc
thì phải kết hợp dung thuốc điều trị.
2. Cơ chế thể dịch:
- Hormon tuyến giáp T3, T4 của tuyến giáp có tác dụng làm tim đập nhanh, mạnh.
Hormon tuyến tủy thượng thận: hormon adrenalin 5 tăng.
- Nồng độ khí O2 giảm, CO2 tăng trong máu động mạch làm tim đập nhanh. Ngược
lại nồng độ khí O2 tăng, CO2 giảm trong máu động mạch sẽ làm giảm nhịp tim.
- Nếu nồng độ khí CO2 tăng quá cao thì cơ tim sẽ bị ngộ độc, nếu nồng độ khí O 2
thấp quá cơ tim sẽ thiếu dinh dưỡng thì tim sẽ đập chậm lại.
- Nồng độ ion Ca2+ trong máu tăng làm tăng trương lực cơ.
- Nồng độ ion K+ trong máu tăng làm giảm trương lực cơ.
- PH của máu giảm làm tim đập nhanh.

- Nhiệt độ cơ thể: khi than nhiệt tăng làm tim đập nhanh, khi than nhiệt hạ nhịp tim
giảm.
*. Ứng dụng ls:

6


- Dùng adrenalin để cấp cứu sốc phản vệ, trụy tim mạch, suy hô hấp tuần hoàn.
Người bình thường không tiêm adrenalin vào tĩnh mạch vì nó có tác dụng mạch với hệ
tim mạch.
- Trong mổ tim phải hạ than nhiệt nhân tạo xuống 25 - 30 0C để cơ thể có thể chịu
đựng được với sự thiếu O2.
Câu 6: Huyết áp động mạch, yếu tố ảnh hưởng, yếu tố điều hòa và ứng dụng
lâm sàng.
1. Huyết áp động mạch
- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, huyết áp động mạch là áp
lực của máu tác dụng lên thành động mạch.
- Các loại huyết áp: Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp hiệu số, huyết
áp trung bình
- Chỉ số bình thường ở người Việt nam: HATThu từ 91- 139mmHg, HAT trương từ
51 – 89mmHg, HA hiệu số từ 35- 45mmHg
- Theo quy định của WHO khi HA tối đa >= 140mmHg hoặc HA tối thiểu >=
90mmHg là tăng huyết áp. Khi HA tối thiểu <90mmHg là huyết áp thấp
*. Ứng dụng ls:
- Trong bệnh tăng huyết áp, nếu chỉ HA tâm thu tăng cao thì chưa nặng, nếu cả HA
tâm thu và tâm trương đều cao thì gánh nặng đối với con tim rất lớn, vì như vậy thì suốt
thời gian tâm thất hoạt động đều phải vượt qua mức cao HA tâm trương mới có hiệu lực
bơm máu. Hậu quả là tâm thất dẽ bị phì đại và đi đến suy tim
- Ở người già cao huyết áp mà vận động gắng sức làm cho độ dao động động mạch
lớn có thể gây vỡ mạch tai biến.

2. Các yếu tố ảnh hưởng lên huyết áp
- Huyết áp phụ thuộc vào tim qua lưu lượng tim
- Lưu lượng tim phụ thuộc vào thể tích tâm thu và tần số tim. Thể tích tâm thu lại
phụ thuộc vào lực tâm thu của tim. Vì vậy huyết áp phụ thuộc vào tần số tim và lực co
cơ tim.
- Lực co cơ tim ảnh hưởng đến HA: Khi tim co bóp mạnh, V tâm thu tăng làm lưu
lượng tim nhanh, huyết áp tăng
- Trong vận cơ mạch máu về tim nhiều, lực tâm thu tăng, HA tăng
- Khi suy tim lực co cơ tim giảm làm giảm lưu lượng tim gây HA giảm.
- Các thuốc trợ tim làm tăng huyết áp.

7


- Tần số tim( nhịp tim): Khi tim đập nhanh thì lưu lượng tim nhanh nên huyết áp
tăng, ngược lại tim đập chậm thì HA giảm.
- Huyết áp phụ thuộc vào máu:
+ Huyết áp phụ thuộc vào độ quánh của máu độ quánh máu tăng, huyết áp
tăng,ngược lại độ quánh máu giảm, huyết áp giảm Ứng dụng: Khi bị mất máu phải
truyền những dung dịch có cao phân tử, tốt nhất là truyền máu. Độ quánh của máu tăng
trong tình trạng mất nước, ỉa chảy.
+ HA phụ thuộc vào thể tích máu: thể tích máu tăng HA tăng, V máu giảm .
+ Huyết áp phụ thuộc vào tính chất của mạch máu: Đường kính mạch, trương lực
mạch.
3. Yếu tố điều hòa:
- Tuần hoàn động mạch được điều hòa bằng 2 cơ chế là cơ chế thần kinh và cơ chế
thể dịch
- Cơ chế thần kinh có tác dụng điều hòa nhanh HA động mạch trở về bình thường.
- Adrenalin có tác dụng làm tăng HA tối đa.
- Noradrenalin có tác dụng làm co mạch toàn thân nên làm tăng cả HA tối đa và Ha

tối thiểu.
- Các chất gây dãn mạch có tác dụng làm giảm huyết áp.
- Nồng độ ion Ca 2+ tăng gây co mạch..
- Nồng độ ion K+ tăng gây giãn mạch.
- Nồng độ khí O2 giảm, CO2 tăng gây giãn mạch.
Câu 7: Các nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch và ứng dụng lâm sàng.
1. Do tim
- Sức bơm của tim: Máu chảy được trong hệ thống tĩnh mạch là nhờ chênh lệch áp
suất
- Càng xa tim áp suất càng giảm ( ĐM 1000- 140mmHg, TM 15mmHg, TMCT
đổ vào nhĩ phải 0 mmHg)
- Chênh lệch do tim co bóp tạo ra.
- Sức hút của tim:Trong thời kì tâm thất trương áp xuất trong tâm thất giảm tạo ra
sức hút máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất và từ tĩnh mạch về tim. Khi tâm thất thu bơm
máu vào động mạch làm cho tâm nhĩ dãn ra rộng, áp suất trong tâm nhĩ giảm xuống
cũng có tác dụng hút máu từ tĩnh mạch về tim.
2. Do lồng ngực

8


- Khi hít vào lồng ngực rãn ra, P ( áp suất) lồng ngực và P âm trong khoang màng
phổi càng âm hơn
TN và các tĩnh mạch lớn trong lồng ngực giãn ra hút máu về tim
nhiều hơn.
- Khi thở ra, áp suất lồng ngực không giảm nhiều- tâm thu tim co nhỏ, hỗ trợ 1
phần máu về tim.
3. Do co cơ
- ĐM, TM thường đi trong các cơ
- Khi cơ co ép vào TM, nhờ hệ thống van 1 chiều đẩy máu về tim

- Ở ổ bụng nhờ co cơ thẳng và cơ thành bụng mà máu được dồn về tim.
4. Do động mạch.
- Khi ĐM co tác động vào TM dồn máu trong TM về tim.
5. Ảnh hưởng của trọng lực.
- Khi đứng trọng máu ở phía trên theo trọng lực dồn về tim.
Câu 8: Các chức năng của mao mạch và ứng dụng lâm sàng.
- Chức năng trao đổi chất ở mao mạch
- Tuần hoàn mao mạch có chức năng hết sức quan trọng là chức năng trao đổi chất
giữa máu và dịch kẽ ở các mao mạch thực sự.
- Mao mạch theo cơ chế khuếch tán đơn thuần theo bậc thang áp suất, tức là các
khí đi từ nới phân áp cao đến nới có phân áp thấp, khí O 2 đi từ máu vào mô, khí CO 2 đi
từ mô vào máu.
- Nước và các chất hòa tan trong nước được trao đổi qua các khe, các lỗ của mao
mạch theo sự chệnh lệch áp suất giữa máu và dịch kẽ. Do sự chênh lệch đó mà nước và
các chất hòa tan được lọc ở đoạn đầu mao mạch và được tái hấp thu ở đoạn cuối mao
mạch.
- Những chất có kích thước lớn không qua được thành mao mạch, 1 số qua bằng
thực bào, ẩm bào.
*. Ứng dụng Ls:
- Trong bệnh suy tim: HA mao động mạch giảm, mao tĩnh mạch tăng =>phù tim
Phù thận: Áp suất keo giảm => giảm protein máu => không giữ được nước trong
long thành mạch => thoát ra dịch kẽ.
Câu 9: Áp suất âm trong khoang màng phổi: Định nghĩa, cơ chế hình thành,
biến đổi trong chu kỳ hô hấp, ý nghĩa và ứng dụng lâm sàng.
1. Định nghĩa:

9


Áp suất trong khoang màng phổi thấp hơn áp suất khí quyển được gọi là áp suất

âm trong khoang màng phổi. Áp suất âm trong màng phổi có thể đo được bằng cách đo
trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Cơ chế hình thành:
- Sau khi sinh lồng ngực đáu trẻ tăng trưởng nhanh hơn phổi nên có khuynh hướng
nở to, khiến thành ngực tách khỏi mặt ngoài của phổi, nhưng áp suất khí quyển tác động
bên trong phế nang làm phổi nở them và bám sát theo thành ngực. Phổi có tính đàn hồi
có xu thế co về rốn phổi . Sự co kéo ngược chiều này tạo nên áp suất âm
- Tính đàn hồi của phổi và lồng ngực là yếu tố chính tạo nên áp suất trong khoang
màng phổi.
3. Ý nghĩa:
- Áp xuất âm trong khoang màng phổi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sinh lý
hô hấp và tuần hoàn
- Làm cho phổi dễ dàng nở ra bám sát với thành ngực, làm cho lá tạng luôn dính
sát với lá thành, làm cho các lá phổi đi theo các cử động của lồng ngực 1 cách dễ dàng.
- Làm cho lồng ngực có áp suất thấp hơn các vùng khác nên máu về tim dễ dàng và
máu lên phổi dễ dàng, làm nhẹ gánh cho tim phải.
- Làm cho hiệu suất trao đổi khí đạt được cao nhất
4. Ứng dụng Ls:
- Màng phổi trở nên dương khi tràn dịch, tràn máu, tràn mủ, tràn khí màng phổi, bị
vết thương lồng ngực.
- Thủng màng phổi từ ngoài vào làm hô hấp đảo ngược. Khi hít vào thì phổi xẹp,
khi thở ra thì phổi đỡ xẹp hơn.
Câu 10: các thể tích dung tích hô hấp, khái niệm, giá trị bình thường, ý nghĩa,
vẽ đồ thị và ứng dụng lâm sàng.
1. Các thể tích hô hấp
* Thể tích khí lưu thông (TV): thể tích khí lưu thông là thể tích khí lưu chuyển
trong 1 lần hít vào hoặc thở ra thông thường.
- Khoảng 400 – 500ml, nó chiếm khoảng 12% thể tích của dung tích sống.
* Thể tích dự trữ hít vào(IRV): Thể tích dự trữ hít vào là thể tích khí thu được
khi cố gắng hít vào hết sức sau thì hít vào thì thông thường.

- Khoảng 1500 – 2000ml, chiếm khoảng 56% thể tích của dung tích sống.
* Thể tích dự trữ thở ra( ERV): Thể tích dự trứ thở ra là thể tích khí thu được
khi cố gắng thở ra hết sức sau thì thở ra thông thường.
10


- Khoảng 1.100 – 1.500 ml.
* Thể tích khí cặn (RV): Thể tích khí cặn là thể tích khí còn lại trong phổi sau khi
đã thở ra hết sức.
- Khoảng 1.000 – 1.200 ml.
2. Các dung tích hô hấp
* Dung tích sống ( VC): Dung tích sống là thể tích khí thở ra hết sức sức sau khi
đã hít vào hết sức
- Dung tích sống là tổng của V khí lưu thông, V khí dự trữ hít vào, V khí dự trữ thở
ra.
- Dung tích sống là thể tích tối đa trong 1 lần hô hấp.
- Người VNam bình thường ở tuổi trưởng thành có dung tích sống : nam 3,5 – 4 lít,
nữ 2,5 – 3 lít . VC phụ thuộc vào tuổi giới, chiều cao
* Dung tích sống thở mạnh( FVC): là thể tích khí thu được do hít vào thật hết sức
rồi thở ra thật nhanh, thật mạnh và thật hết sức.
- Người bình thường FVC và VC bằng nhau.
* Dung tích hít vào ( IC): là số lít khí hít vào tối đa kể từ vị trí cuối thì thở ra bình
thường bao gồm V khí lưu thông và V khí dự trữ hít vào.
- Giá trị bình thường khoảng 2.000 – 2.500 ml
* Dung tích cặn chức năng ( FRC): là số lít khí có trong phổi cuối thì thở ra bình
thường bao gồm V khí cặn và dự trữ thở ra.
- Giá trị BT khoảng 2.000 – 3000 ml .
- Ý nghĩa: FRC tăng lên trong 1 số bệnh gây khí phế thũng phổi hoặc giãn phế
nang như trong bệnh hen PQ, bệnh bụi phổi giai đoạn nặng.
* Dung tích toàn phổi (TLC): là toàn bộ số lít khí có trong phổi sau khi hít vào

tối đa bao gồm dung tích sống và V khí cặn.
- Giá trị BT: khoảng 5 lít
- Ý nghĩa: Đây là 1 thông số quan trọng để đánh giá rối loạn chức năng thông khí
hạn chế.
3. Ứng dụng lâm sàng:
- Đánh giá khả năng thông khí của phổi.
- Đánh giá chức năng hoạt động của phổi
- Giúp chẩn đoán các bệnh lý tại phổi như bệnh gây tắc nghẽn, làm giảm chức năng
thông khí ở phổi
1. Vẽ đồ thị.
11


Câu 11. Các lưu lượng thở,các chỉ số hô hấp cơ banr, khái niệm, ý nghĩa giá trị
bình thường và ứng dụng lâm sàng
- Các lưu lượng thở
- Khái niệm: Là lượng thể tích được huy động trong 1 đơn vị thời gian
- Đơn vị thường là lít/ phút hoặc lít / giây
- Ý nghĩa: Laf nois leen khả năng hay tốc độ huy động khí đáp ứng nhu cầu cơ thể
và sự thông thoáng của đường dẫn khí.
- Cách đo: đo dung tích sống thở mạnh,
- Các thông số thu được khi phân tích FVC theo thời gian
- Lưu lượng tối đa trung bình trong một khoảng nhất định của FVC
+ FEF 0,2-1,2 Lưu lượng trung bình thở ra ở quãng đầu của FVC đánh giá mức độ
thông thoáng của phế quản lớn.
+ FEF 25-75(MMEF) lưu lượng trung bình thở ra ở quãng giữa của FVC FVC
đánh giá mức độ thông thoáng của phế quản vừa và nhỏ.
- Lưu lượng tức thời tại 1 điểm xác định của FVC.
- Lưu lượng đỉnh: do tại điểm bắt đầu thở ra gắng sức sau khi đã hít vào hết sức,
giá trị gần bằng dung tích toàn phổi, phụ thuộc nhiều vào khả năng gắng sức của đối

tượng
Ứng dụng lâm sàng: phát hiện các dấu hiệu sớm của cơn hen
- FEF 25: lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 75% của FVC đánh giá mức độ thông
thoáng của các phế quản lớn
- FEF 50: lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 50% của FVC đánh giá mức độ thông
thoáng của các phế quản vừa.
- FEF75: lưu lượng thở ra tại vị trí còn lại 25% của FVC đánh giá mức độ thông
thoáng của các phế quản nhỏ.
* Thể tích tối đa giây đầu tiên FEV1
- ĐN: Là thể tích khí lớn nhất có thể thở ra trong giây đầu tiên. Bình thường chiếm
75% dung tích sống. FEV1/VC x 100%( tỉ số tiffenau)<75%
- Rối loạn chức năng thông khí tắc nghẽn ( thường gặp Bn hen phế quản)
- Ý nghĩa: đánh giá khả năng làm việc của phổi , mức độ chun giãn của phổi , lồng
ngược, cơ hoành, cũng như độ thông thoáng của đường hô hấp.
* Thông khí phút ( V)
- ĐN: lượng khí tối đa có thể huy động được trong 1 phút V= TV x f ( f là tần số
thở ra trong 1 phút)
12


* Thông khí tối đa Phút
- ĐN: Lượng khí tối đa có thể huy động được trong 1 phút
- Ý Nghĩa: Đánh giá khả năng hô hấp trong lao động nặng, thể thao hoạc tình trạng
gắng sức khác, đánh giá khả năng dự trữ hô hấp tính đàn hồi của phổi
* Thông khí phế nang
- ĐN: Mức thông khí trao đỏi ở tất cả các phế nang trong 1 phút
- Là mức thông khí có hiệu lực vì nó tham gia trao đổi khí
- Khoảng chết không khí không trao đổi khí với máu và được đựng trong đường
dẫn khí
Ứng dụng lâm sàng; Thở sâu có lợi hơn thở nông vì thở chậm và sâu khoảng chết

giảm, thông khí phé nang tăng: VD tập dưỡng sinh
Câu 12. Quá trình máu vận chuyển Oxy và ứng dụng lâm sàng.
- Các dạng vận chuyển oxy trong máu
- Oxy được vận chuyển trong máu dưới 2 dạng dạng hòa tan và dạng kết hợp
- Dạng hòa tan 3% đóng vai trò quan trọng vì từ phổi vào máu, từ máu vào mô và
các tế bào đều qua phổi dạng oxy hòa tan.
- Nếu phân áp oxy là 100 mmHg thể tích oxy hòa tan 0,3 ml oxy/ 100ml máu
- Trao đổi trực tiếp bàng khuyếch tán vật lý với không khí phế nangvaf với dịch kẽ
tế bào
+ Dạng kết hợp 97%: dạng vận chuyển chủ yếu của oxy: O2+ Hb
HbO2
- O2 được gắn vào phần hem của Hb tạo thành 1 nlieen kết lỏng lẻo có thể phân ly
dễ dàng tạo thành O2 và Hb. Phản ứng kết hợp hoăc phân ly phụ thuộc vào phân áp O2.
- Trong 100ml máu có khoảng 15 gam Hb nên 100 ml máu có thể vận chuyển tối
đa 20ml O2.
Phản ứng gắn O2 và đồ thị vận chuyển O2
+ Phản ứng găn O2 (oxy)
- Ở phổi phân áp oxy ở các phế nang cao hơn trong máu, oxy được khuechs tán
dưới dạng hòa tan tạo sự chênh lệch về phân áp oxy hoaf tan trong huyết tương và trong
hồng cầu.
- Vì vậy oxy khuếch tán vào hồng cầu gắn với phần hem của Hb tạo
oxyhemoglobin, phản ứng này gọi là phản ứng gắn oxy.
- 1 phân tử Hb có thể gắn được 4 phân tử oxy khi gắn sắt vẫn ở dạng Fe2+ nên đây
là phản ứng gắn chứ không phải phản ứng oxy hóa.

13


- Phản ứng ooxy là một phản ứng liên kết lỏng lẻo dễ dàng được phân ly thành O2
và Hb. O2+ Hb

HbO2
- Phản ứng gắn và phản ứng tách đều xảy ra rất nhanh chóng khoảng 0,01.
+ Đồ thị Barcroft
- Đồ thị biểu hiện tỉ lệ % hemoglobin được gắn so với tổng lượng Hb trong máu,
biến động theo phân áp oxy.
- Khi phân áp O2 tăng, tỉ lệ HBO2 tăng đồ thị là đường đi lên
- Đồ thị hình S
- Đoạn nằm ngang ứng với PO2 80-100mmHg
- Dung tích O2 tăng không đáng kể
- Đoạn dốc tương ứng
- PO2=40mmHg trong trạng thái nghỉ
- PO2=20mmHg khi lao động nặng
-Khi đó HbO2 phân ly rất nhanh nhường O2 cho mô
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly oxyhemoglobin
- Phân áp oxy: nơi có phân áp O2 thấp phản ứng xảy ra theo chiều phân ly tạo Hb
và O2 ( ở mô)
- Nơi có phân áp O2cao phản ứng xảy ra theo chiều kết hợp ( ở phổi)
- Phân áp CO2: Khi phân áp CO2 tăng làm tăng phân lyHbO2 đó là hiệu ứng Bohrđồ thị chuyển sang phải
- Nhiệt độ máu: nhiệt độ máu tăng làm tăng phân ly HbO2 đồ thị chuyển sang phải
- Nồng độ 2,3 DPG cao làm phân ly HbO2
- Khi máu tĩnh mạch qua phổi: do chênh lệch phân áp O2 từ phế nang khuếch tán
vào huyết tương dưới dạng hòa tan daanx ddeens phaan aps oxxy trong huyết tương
nhanh chóng tăng lên bằng phân áp oxy trong phế nang.
- Oxy từ huyết tương khuếch tán vào hồng cầu dươis dạng hòa tan phân áp O2
nhanh chóng tăng lên bằng phân áp O2 phế nang
- Với phân áp 100mmHg tỉ lệ HbO2 tăng tới 95% mức bão hòa chứa khoảng 20ml
O2 trong 100ml máu vào trong thành máu động mạch.
- Khi máu động mạch tới các mô: O2 hòa tan trong huyết tương khuếch tán ra dịch
kẽ tế bào phân áp O2 nhanh chóng hạ thấp O2 từ hồng câù khuếch tán vào huyết tương
phân áp O2 trong hồng cầu giảm xuống.

- Tương ứng vơí phân áp O2 thấp (20-40 mmHg)mức độ phân ly HbO2 tăng đồng
thời phân áp CO2 ở mô cao, HbO2 càng bị phân li( hiệu ứng bohr)
14


- máu chỉ còn khoảng 15 ml O2 trong 100ml máu khi tới mô 100ml máu mang 20
ml O2 đã chuyển cho mô 5ml hiệu suất sử dụng O2 là 5/20 = 25%
- ở những cơ đang vận động CO2 sinh ra nhiều hơn pH giam 2,3DPG tăng nhiệt
độ tăng- phân ly HbO2 tăng hiệu suất sử dụng có thể đạt 100% máu tĩnh mạch không
còn O2 nữa
* Ứng dụng lâm sàng:
- Khả năng vận chuyển O2 phụ thuộc vào thông khí màng hô hấp phân áp O2
chuyển hóa ở mô
- Thông khí kém thể tích khí cặn tăng trao đổi khí kém trong bệnh bụi phổi, xơ
phổi , co thắt phế quản
- Màng hô hấp: tổn thương xơ hóa- quá trỉnh trao đổi O2 giảm
- Chênh lệch phân áp O2 phế nang và máu giảm- trao đổi O2 giảm
- Ở mô rối loạn chuyển hoa protein, lipit, Glucid ảnh hưởng đến trao đổi khí
Câu 13. Quá trình máu vận chuyển CO2 và ứng dụng lâm sàng
1. Các dạng CO2 trong máu:
- CO2 được vận chuyển trong máu dưới 2 dạng ;dạng hòa tan và dạng kết hợp
Dạng hòa tan chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng rất quan trọng vì nó là dạng trao đỏi trực tiếp
giữa máu và phổi và giữa máu với các mô
- Dạng kết hợp gồm 3 dạng kết hợp
+ Dạng Kết hợp với Hb trong hồng cầu
CO2 được gắn lỏng lẻo vào nhóm NH2 cuả phân tử globin của hemoglobin tạo
carbamino hemoglobin
Hb + CO2
HbCO2
- Đây là phản ứng thuận nghịch CO2 có hệ số khuếch tán nhanh gấp 20 lần so với

O2
+ Dạng kết hợp với protein trong huyết tương tương tự trong hồng cầu chiếm tỉ lệ
ít
+ Dạng kết hợp với các muối kiềm trong huyết tương
- CO2 tác dụngvới nước trong hồng cầu nhờ cacbonic anhydrase
- CO2+ H20
H2CO3
- Sau đó: H2CO3
H+ + HCO3- HCO3 +Na+
NaHCO3 dạng vận chuyển chủ yếu 80% nồng độ CO2 của
Máu
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự vận chuyển CO2 của máu
15


- Phân áp CO2 theo chiều bậc thang từ nơi có nồng độ CO2 cao ( mô, cơ quan) đến
Nơi có nồng độ thấp ( phế nang)
- Phân áp CO2 tăng làm tăng nồng độ CO2 trong máu tăng mức độ vận chuyển
CO2
- Phân áp O2: Khi phân áp O2 trong máu tăng O2 gắn với Hb làm giảm ái lực
hemoglobin với CO2.
- Làm giảm sự vận chuyển CO2( hiệu ứng haldane)
- Hiện tượng di truyền ion clorua( hiện tượng hamburger)
- Kết quả khí CO2 vào trong huyết tương thì Cl- vào hồng cầu và ngược lại khi Clra ngoài huyết tương thì CO2 vào hồng cầu.
- Ý nghĩa: Khi CO2 vào huyết tương dưới dạng HCO3- thì Cl- vào hồng cầu đổi
chỗ cho HCO3- ra huyết tương làm tăng NaHCO3 huyết tương, tăng nồng độ CO2
máu,tăng chức năng vận chuyển CO2 máu.
+ Sự thay đổi pH: Trong máu CO2 tôn tại dưới dạng H2CO3 và BHCO3
( Bicacbonate) bình thường tỉ lệ BHCO3/H2CO3 không thay dổi nên pH ổn định
Khi 1 acid manh vào máu phanr ứng với cacs bicacbonate taọ H2CO3

H2CO3
H20+ CO2(CO2 đươc ra ngoaì qua phổi
- Khi 1 kiềm mạnh vào máu nó phản ứng với H2CO3 tạo kiềm yếu hơn lượng CO2
thở ra giảm đi
- Để điều chỉnh pH cơ thể điều chỉnh cường độ hô hấp làm thay đổi CO2 trong
máu
- Máu vận chuyển CO2 từ mô đến phổi
- Khi máu động mạch đi tới các mô do chênh lệch phân áp, CO2 từ dịch kẽ khuếch
tán vào huyết tương dưới dạng hòa tan
- Nồng độ CO2 huyết tương tawngCO2 vào hồng cầu
- Trong hồng cầu( 1 phút) : COP2 +HB q
HưbCO2
- Trong huyết tương phần lớn:CO2 +H2O
H2CO3(CA)
- H2CO3
H+ + HCO3-( Muối bicacbonate)
- Khi máu tĩnh mạch qua phổi , quá trình xảy ra ngược lại CO2 khuyếch tán từ
huyết tương sang phế nang dưới dạng hòa tan
- Trong hồng cầu: HbCO2
Hb+ CO2
Huyết tương : HCO3- +H+
H2CO3
H2CO3
H2O+CO2 ( Phế nang)
Nồng độ CO2 trong máu giảm trở thành máu động mạch
16


2. Ứng dụng lâm sàng:
- Máu vận chuyển CO2 kém dẫn đến CO2 bị ứ lại trong máu

- pH máu giảm nhiễm acid biểu hiện cơ tim tím tái, có thể chết
- Ứ chệ CO2 dẫn đến ngộ độc thần kinh
- Bệnh lý tuần hoàn: suy tim ảnh hưởng đến vận chuyển CO2/O2
- Bệnh lý hô hấp: Bụi phổi,xơ phổi,
- Thông khí kém
- Thể tích cặn tăng, giảm trao đổi khí
Câu 14.Cơ chế điều hòa hô hấp và ứng dụng
1. KN:
- Điều hòa hô hấp là quá trình điều chỉnh hô hấp sao cho phù hợp với nhu cầu của
cơ thể, cũng như sự duy trì mức độ đều đặn , nhịp nhàng của bộ máy hô hấp
- Điều hòa hô hấp thực chất là làm thay đổi hoạt động của các trung tâm hô hấp do
đó làm thay đổi tần số hô hấp
- Quá trình hô hấp được duy trì tự động nhịp nhàng là nhờ 2 cơ chế điều hòa thần
kinh và thể dịch
2. Cơ chế Điều hòa:
2.1. Các trung tâm hô hấp:
- Có 2 trung tâm nằm ở 2 bên hành não bình thường chúng liên hệ ngang với nhau
để chỉ huy hô hấp
- Mỗi trung tâm hô hấp gồm 3 thành phần: Trung tâm hít vào ở trước,trung tâm thở
ra ở sau,trung tâm điều chỉnh ở cầu não
- Ngoài ra còn có 1 vùng nhận cảm hóa học nằm rất gần trung tâm hít vào, 1 trung
tâm ngừng thở ở phía dưới cầu não.
a. Trung tâm hít vào
- Tự động phát nhịp hít theo chu kỳ, tạo ra nhịp thở bình thường khoảng 15 lần/
phút
- Tín hiệu hít vào là tín hiệu tăng dần, gây hít vào từ từ chứ không phải kiểu hít vào
gấp như ngáp cá
b. Trung tầm chỉnh thở
- Xung động từ trung tâm điều chỉnh thở làm gừng xung động gây hít vào của
trung tâm hít vào dẫn đến ức chế trung tâm hít vào

- Xung động điều chỉnh mạnh dẫn đến thời gian hít vào ngắn nhịp thở nhanh tần số
cao
17


- Xung động điều chỉnh yếu dẫn đến thời gian hít vào dài nhịp thở chậm tần số
thấp
c. Trung tâm ngừng thở.
- Gây ngừng thở ở vị trí hít vào tốt đa
- Trung tâm hít vào phát xung động làm co cơ hô hấp gây động tác hít vào, trung
tâm hít vào hưng phấn sẽ kích thích trung tâm điều chỉnh dẫn đến kích thích trung tâm
thở ra hưng phấn, ức chế trung tâm hít vào
d. Các trung tâm TK khác.
- Trung tâm nuốt: khi trung tâm nuốt hương phấn, hưng phấn sẽ ức chế hô hấp do
đó khi đang nuốt ta nín thở.
- Phản xạ này giúp cho thức ăn khi nuốt không lọt vào đường dẫn khí
Vỏ não: tâm lý, tình cảm, cảm xúc( vui buồn giận giữa..) cũng làm thay đổi hô hấp
- Não còn điều khiển hô hấp theo ý muốn, do đó ta có thể chủ động điều chỉnh nhịp
thở
- Cơ xở của phương pháp tập duwowngxsinh thở chậm và thở sâu để tăng cường
thông khí phế nang
e. Ứng dụng lâm sàng:
- Những người leo núi càng lên cao PO2 càng giảm, nếu leo nhanh trong vài giờ thì
không chịu được phân áp O2 của khí quyển tới độ cao 500m là phải thở bình oxy
- Nhưng nếu leo từng đoạn ngắn, sau mỗi đoạn lại nghỉ thì cơ thể có đủ thời gian
thích nghi có thể leo tới đỉnh cao 8800m mà không cần bình oxy
- Cơ chế sau 2-3 ngày trun g tâm hô hấp giảm mẫn cảm với CO2 và tăng mẫm
cảm với oxy thấp
- Mức PO2 thấp có thể tăng thông khí 400-500 lần ( PO2 giữa vai trò chủ đạo)
Câu 15. Nước bọt, thành phần , tác dụng, bài tiết và ứng dụng lâm sàng.

- Có 3 đôi tuyến nước bọt lớn tuyến dưới hàm, dưới lưới và tuyến mang tai.
- Nước bọt là sản phẩm bài tiết của các tuyến nước bọt
1. Thành phần:
- Nước chiếm 99 % , chất hữu cơ, men amylase
- Thủy phân tinh bột chín thành mantolse
- Được hoạt hóa nhanh bởi NaCl
- Tác dụng trong môi trường pH trung tính
- Men tysosoem, men maltase.chất nhầy, chất vô cơ như Na, Mg, K,Ca,HCO3..
2. Tác Dụng:
18


- Tác dụng tiêu hóa: enzym amylase nước bọt có tác dụng phân giải tinh bột chín
thành đường maltose với pH tố ưu là 7
- Nước bọt làm ẩm ướt bôi trơn miệng, và thức ăn tạo được cho việc nuốt và nếm
được thực hiện dễ dàng
- Vệ sinh răng miệng: nước bọt có 1 số chất diệt vi khuẩn và chứa kháng thể diệt vi
khuẩn ở miệng , vi khuẩn gây sâu răng,, trung hòa acid do vi khuẩn ở miệng giải phóng
ra, acid từ dạ dày trào ngực lên
Nước bọt giúp cho sự nói: vì nó làm cho môi lưỡi cử động dễ dàng
3. Điều hòa bài tiết nước bọt:
- Tuyến nước bọt là tuyến duy nhất không chịu sự ảnh hưởng của các hormon tiêu
hóa , chúng chỉ chịu sự điều hòa củaTK tự chủ , chủ yếu là TK phó giao cảm trung tâm
kiểmsoát sự bài tiết nước bọt là các nhân nước bọt nằm giữa cầu não và hành não.kích
thích gây tăng bài tiết nước bọt như nhai gửi hoặc nếm thức ăn
- Kích thích các sợi phó giao cảm dây VII, dây IX làm tăng nước bọt loãng giàu
chất điện giải và amylase nước bọt
- Nếu cắt các dây phó giao cảm đi đến tuyến nước bọt , các tuyến nước bọt sẽ bị
teo, nhưng cắt dây giao cảm không bị ảnh hưởng gì
- Kích thích sợi giao cảm tăng bài tiết nước bọt giàu chất nhầy,khối lượng nước bọt

tăng ít hơn so với kích thích phó giao cảm
4. Ứng Dụng Lâm Sàng:
- Chứng khô miệng là do giảm xuống hoặc không bài tiết nước bọt dẫn đến khô
môi , miệng,nơi khô rối loạn vị giác,dễ bị viêm niêm mạc miệng,sâu răng do dùng 1 số
thuốc chầm cảm gây chứng khô miệng.
- Bình thường trong nước bọt có Ca, Mg tương đối ở dạng không kết tủa , không
lắng,nếu có bệnh lý viêm nhiễm pH thay đổi thì dẫn đến có sỏi, cao răng viêm lợi.
Câu 16. Thành phần, tác dụng của dịch vị hỗn hợp và ứng dụng lâm sàng.
- Dịch bài tiết ở dạ dày gọi là dịch vị là sản phẩm bài tiết của các tuyến trong dạ
dày, là chất lỏng không màu, hơi quánh pH= 1, mỗi ngày tiết từ 1000- 3000ml dịch
1. Thành phần: Nước chiếm 98-99% , chất vô cơ Na, K, Cl, quan trọng nhất là
HCl,
- Chất hữu cơ : enzym pepsin, lypase, yếu tố nội, chất nhầy, gelatin, enzym đông
sữa
2. Tác dụng: enzym pepsin được tiết da dưới dạng pepsinogen sau đó được hoạt
hóa bởi HCl, pH thuận là 1,5-3,1bất hoạt ở pH >5.
19


- Tiêu hóa colagen thành phần chủ yếu của mô liên kết giữa các tế bào thịt
- Tiêu hóa khoảng 10-20% protein thức ăn
- Enzym đông sữa có tác dụng biến đổi các protein trong sữa
- Enzym lipase : có tác dụng phân giải triglyceride thành acid béo và diclycerid
- Enzym tiêu glucid: dịch vị không có enzym tiêu hóa glucid, chỉ có 1 lượng nhỏ
enzymamylase từ miệng xuống để phân giải tinh bột chín thành maltose
- HCl là thành phần quan trọng nhất của dạ dày. Tạo pH tối thuận để hoạt hóa
pépinogen, tạo pH tối thuận cho pepsin hoạt động , sát khuẩn tiêu diệt các vi khuẩn có
trong thức ăn , những người bài tiết ít HCl dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
- Phá vỡ lớp vỏ bọc cơ thịt,
- Thủy phân cellulose ở thực vật non

- Tham gia cơ chế đóng mở môn vị
- Yếu tố nội cần cho sự hấp thu sinh tố B12 ở hồi tràng
- Chất nhầy: bảo vệ niêm mạc khỏi sự ăn mòn của acid HCl, men pepsin, bôi chơn
làm cho thức ăn vận chuyển dễ dàng.
3. Ứng dụng lâm sàng:
- Khi bài tiết ra chất nhầy giảm xuống niêm mạc dạ dày dễ bị ăn mòn, gây viêm
loét dạ dày,
- Trong bệnh viêm niêm mạc dạ dày mãn tính, teo niêm mạc dạ dày,tế bào viền bị
phá hủy, bệnh nhân không chỉ bị vô toan mà còn bị thiếu máu ác tính vì B12 rất cần cho
sự chín của hồng cầu ở tủy xương
- Trung hòa HCl đã được bài tiết bằng NaHCO3,C
- Sản xuất thuốc , men pepsin
- Viêm dạ dày do soắn khuẩn làm tăng bài tiết pepsin HCl có biểu hiện viêm, loét,
- Điều trị viêm loát dạ dày,.
Câu. 17: Cơ chế điều hòa bài tiết dịch vị và ứng dụng lâm sàng:
- Khi ăn dịch vị được điều hòa theo coe chế thần kinh và hormon.
1. Cơ chế thần kinh.
- Dây X đóng vai trò kích thích bài tiết dịch vị thông qua phản xạ dài dây X
- Hệ thần kinh ruột kích thích bài tiết dịch vị thông qua các phản xạ tại chỗ, phản
xạ ngắn, tại thành dạ dày.
- Những tín hiệu kích thích khởi động các phản xạ dài và phản xạ tại chố xuất phát
từ não đặc biệt là hệ viền rồi theo dây X đến dạ dày
2. Cơ chế hormon.
20


- Vai trò của gastrin và histamin
- Gastrin do tế bào G vùng hang và tá tràng bài tiết dưới tác dụng kích thích của
dây X của sự căng dạ dày và sự có mặt của polypeptid trong dạ dày
- Gastrin kích thích tế bào viền bài tiết ra HCl, kích thích tế bào chính bài tiết

pepsinogen
- Histamin do các tế bào ưa Crom ở phần đáy của tuyến sinh acid bài tiêt. Khi có
mặt acid trong dạ dày một lượng nhỏ histamin được bài tiết liên tục trong niêm mạc dạ
dày.
- Một số hormon khác cũng ảnh hưởng đến bài tiết dịch v, hormon tủy thượng thận
Adrenalin, Noadrenalin làm giảm bài tiết dịch vị, corticoid làm tăng bài tiết HCl và
pepsin vị nhưng làm giảm bài tiết chất nhầy.
- Tác dụng của sự thừa acid lên dịch vị. Độ acid quá cao gây giảm hoặc ngừngbài
tiết gastrin, nhiều acid gây phản xạ thàn kinh ức chế giảm bài tiết dịch vị.
- Hai cơ chế thần kinh và hormon bổ sung cho nhau điều hòa lẫn nhau để kiểm soát
bài tiết dịch vị.
3. Ứng dụng lâm sàng:
- Trong điều trị chống chỉ định dùng các nhóm glucoscorticoid, cho những bệnh
nhân bị loét dạ dày, có tiền sử loét dạ dày.
- Trong điều trị dạ deày ngươì ta dùng dẫn xuất từ protagladin có tác dụng làm tăng
bài tiết protagladin E2 của dạ dày.
- Thuốc giảm đau chống viêm như Aspirin, voltaren chống chỉ định ở những bệnh
nhân bị loét dạ dày
Câu 18. Thành phần tác dụng của dịch tụy hỗ hợp và ứng dụng lâm sàng
- Dịch tụy là sản phẩm tụy ngoại tiết , dịch tụy chảy vào ống wirsung, ống này hợp
với ống mật chủ ở bóng Valterrooif đổ vào tá tràng qua cơ thắt Oddi, mỗi ngày bài tiết
khoảng 1000ml dịch tụy
1. Thành Phần của dịch tụy:
- Nhóm enzym cần thiết cho sự tiêu hóa chất dinh dưỡng
- Nhóm enzym tiêu hóa Protein .tripsin,slastase
- Enzym tiêu hóa glucid. amylase
- Enzym tiêu hóa lipid. Lipase
- Enzym tiêu hóa acid nucleic
- Thành phần khác chứa nhiều muối bicarbonate NaHCO3
2. Tác dụng của dịch tụy hỗn hợp

21


- Các enzym tiêu hóa protein tripsin, chymotripsin thuye phân các dây nối pepstid
bên trong phân tủ protein
- Enzym Elastase tiêu hóa các sợi slastin của thịt
- Enzym Amylase thủy phân các dây nối glucose tạo thành Oligosaccarid,maltose
- Enzym lipase cắt 2 dây nối ester giữa glycol và acid béo tạo thành acid béo,
mônglycerid
- Các enzym tiêu hóa lipid là những hợp chất hòa tan trong nước, có tác tác dụng
nhũ tương hóa làm giảm sức căng bề mặt gips dạ dày co bóp phá vỡ các hạt dầu mỡ
3. Ứng dụng lâm sàng:
- Khi chức năng bài tiết dịc tụy giảm xuống gây rối loạn tiêu hóa
- Bệnh viêm tụy cấp thường do dịch tụy bài tiết quá nhiều nhất là sau những bữa ăn
thịnh soạn
- Trong viêm tụy tế bào tụy bị tổn thương giải phóng enzym vào máu xét nghiệm
máu đánh giá chỉ số enzym tụy để chẩn đoán viêm tụy
- Trong trường hợp tắc mật do giụ, sỏi, lipid không được nhũ tương hóa các enzym
tiêu hóa lipid không tiêu hóa được lipid dẫn đến BN sợ ăn mỡ, phân nhiễm mõ bạc màu.
Câu 19. Thành phần, tác dụng của dịch mật và ứng dụng lâm sàng
1. Thành Phần:
- Mật là sản phẩm bài tiết của tế bào gan, mật là một chất lòng xanh, hoặc vàng có
pH 7- 7,7
- Thành phần mật ở gan ở trong túi mật khác nhau
- Thành phần chủ yếu của mật là muối mật, chiếm khoảng 50% các chất hòa tan
của mật ngoài ra trong mật còn có Bilirubin , cholesterol, lecithin, các chất điện giải.
- Trong quá trình cô đặc ở túi mật nước và các chất điện giải trừ Ca được tái hấp
thu qua niêm mạc túi mật. Muối mật, cholesterol, lecithin được ở cô đặc ở túi mật
2. Tác Dụng:
- Tế bào gan sản xuất ra muối mật mỗi ngày từ cholesterol, cholesterol được

chuyển thành acid, muối của các acid này được bài tiết vào dịch mật
- Muối mật đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa và hấp thu mỡ
- Muối mật giúp tăng quá trình nhũ tương hóa mỡ
- Giúp cho sự tiêu hóa và hấp thu các acid béo ở ruột non nhờ các mixen muối mật
- Nếu không có muối mật trong ruột non 40%lipid bị mất theo phân bệnh nhân bị
rối loạn chuyển hóa do mất mỡ
3. Ứng dụng lâm sàng
22


- BN bị tắc mật do mật không xuống được ruột, không nhũ tương được lipid,
không tiêu hóa được lipid, phân nhiễm mỡ bạc màu
- BN bị tắc mật sắc tố mật trong máu tăng cao, Bn có biểu hiện bị vàng da
- Chẩn đoán nguyên nhân gây tắc mật theo dõi điều trị,
Câu 20. Hấp thu các chất ở ruột non và ứng dụng lâm sàng
- Quá trình hấp thu ở ruột non đóng vai trò quan trọng, hấp thu hầu hết các chất cần
thiết cho cơ thể, sản phẩm tiêu hóa, nước và các chất điện giải
- Hấp thu glucid
- Tất cả các monosaccarid trong ruột non được hấp thu hoàn toàn qua các tế bào
biểu mô đoạn cuối hỗng tràng
- Hấp thu glucose và galactose, fluctose được vận chuyển vào tế bào theo cơ chế
khuếch tán thuận hóa và vào máu theo cơ chế khuếch tán thuận hóa.
- Hấp thu protein
- Protid được hấp thu ở ruột non có nguồn gốc từ thức ăn 50%, dịch tiêu hóa 25 %
và các tế bào niêm mạc ruột 25%,
- Acid amin , di-tripeptid, được hấp thu theo hình thức vận chuyển chủ động
- Ngoài ra ở ruột non có khả năng hấp thu 1 số protein chưa phân giải theo hình
thức ẩm bào( ở trẻ bú mẹ)
- Hấp thu lipid
- Lipid được hấp thu chủ yếu dưới dạng acid béo, theo cơ chế khuếch tán đơn giản,

- Muối mật tương tác với acid beostaoj ra các micelle có tính ưa nước tan trong
nước tiếp xúc với diềm bàn chải khuếch tán đơn giản vào trong tế bào, muối mật quay
lại lòng ruột tạo micelle mới
- Trong niêm mạc acid béo mạch ngắn đi thẳng vào dịch kẽ rồi vào mạch máu, acid
mạch dài >10C tổng hợp lại thành triglycecid cùng cholesterol vào bạch huyết
- Thiếu muối mật hấp thu lipid giảm trong phân có acid béo(phân mỡ)
- Hấp thu Vitamin;
- Các vitamin được hấp thu dưới dạng còn nguyên vẹn theo hình thức khuếch tán
đơn giản
- Các vitamin tan trong nước C,PP nhóm B được hấp thu nhanh trừ vitamin B12
cần có yếu tố nội
- Các vitamin tan trong lipid A, D, E, K muốn được hấp thu cần phải đi kèm với sự
hấp thu lipid, hấp thu lipid giảm thiếu muối mật, lipase các vitamin này giảm hấp thu

23


- Các vitamin được hấp thu ở đoạn đầu của ruột non trừ vitamin B12 hấp thu ở hồi
tràng
- Hấp thu các chất điện giải
- Các chất điện giải khác nhau có cơ chế hấp thu khác nhau
- Các ion dương hóa trị nhiều nhất như Na, K được hấp thu theo cơ chếe evận
chuyển tích cực thứ nhất và khuếch tán
- Các ion hóa trị dương hai chủ yếu hấp thụ theo cơ chế tích cực rất phức tạp nhiều
nhất là Ca++ và Fe++
- Các ion âm chủ yếu được hấp thu thụ động theo các ion dương
- Một số ion âm ít được hấp thu như sulfat, photphat, citrat và một số chất không
được hấp thu như oxalat, flusur, người ta dùng các loại muối này để làm thuốc tẩy như
sulfatMg
- Hấp thu nước.

- Nước được hấp thu do khuếch tan theo chênh lệch áp lực thẩm thấu
- Hàng ngày khoảng khoảng 8-10 lít nước được đưa vào ống tiêu hóa.ống tiêu hóa
có khả năng tái hấp thu đến 99% lượng nước trên trong 1 ngày đêm chỉ có 0.12-0,15
lượng nước được đào thải ra ngoài theo phân
- Pehaaenf cuối đại tràng có khả năng hâeps thu nước mạnh, phân đọng lại lâu sẽ
gây táo bón.
Câu 21.Các hormon GH, ACTH, TSH bản chất tác dụng, điều hòa bài tiết và
ứng dụng lâm sàng
- Hormon là những chất hóa học do 1 nhóm tế baofhay 1 tuyến nội tiết bài tiết vào
máu đưa đến các tế bào hoặc mô khác trong cơ thể và gây ra các tác dụng sinh lý ở đó
1. Hormon phát triển cơ thể GH
- Bản chất hóa học: Gh là 1 phân tử protein chứa 191 aa trong mỗi chuỗi đơnvà có
trọng lượng phân tử là 22005 đvc
- Tác dụng: GH làm phát triển tất cả các mô có khả năng tăng trưởng trong cơ thể,
làm tăng kích thước tế bào và làm tăng quá trình phân chia tế bào, làm tăng trọng lượng
cơ thể, tăng kích thước các phủ tạng
- Kích thích mô sụn và xương phát triển ; tăng tốc độ lắng đọng, sản sinh các TB
sụn xương, tăng chuyển hóa TB esunj thành xương
- Kích thích sinh tổng hợp protein
- Tăng tạo năng lượng từ nguồn lipid
- Tác dụng lên chuyển hóa glucid
24


- Điều chế bài tiết:
- Vùng dưới đồi GH được bài tiết dưới dạng điều khiển 2 hormon vùng dưới dồi
GHRH và GHIH
- Somatosatin là hormon tại chỗ ở não có tác dụng ức chế bài tiết GH
- Nồng độ glucose giảm trong máu, nồng acid béo trong máu giảm thiếu protein
làm tăng bài tiết GH

- Stress , chấn thương, tâm lý, luyện tập gắng sức làm tăng bài tiết GH
2. Hormone kích thích tuyến giáp TSH
- Bản chất hóa học: TSH là mộ glycoprotein có trọng lượng phân tử 28000
- Tác dụng:
- Tác dụng lên cấu trúc tuyến giáp, tăng số lượng và kích thích Tb tuyến giáp, tăng
biến đổi Tb tuyến giáp từ dạng khối sang trụ, tăng hệ thống phát triển mao mạch của
tuyến giáp
- Tác dụng lên chức năng tuyến giáp: tăng tốc độ bơm ion do đó làm tăng khả năng
bắt ion của TB tuyến giáp, tăng gắn iot vào tirosin để tạo hormon tuyến giáp,
- Tăng phân giải để giải phóng hormon tuyến giáp vào máu, làm giảm chất keo
trong lòng nang tuyến .
- Điều hòa bài tiết:
- Mức bài tiết TSH của tuyến yên chịu sự điều kiển từ trên xuoongscuar TRH vùng
dưới đồi và chịu sự điều hòa ngược của tuyến đích là tuyến giáp
- Nồng độ hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến sự bài tiết TSH của tuyến yên theo cơ
chế điều hòa ngược âm tính và dương tính.
- Nếu nồng độ TRH vùng dưới đồi tăng thì tuyến yên sẽ bài tiết nhiều TSH, và
ngược lại nếu TRH giảm nôngf ddộ TSH giảm .
- Hormon kích thích tuyến vỏ thượng thận ACTH
- Bản chất hóa học: ACTH là một phân tử polypeptid lớn gồm 39 aa
- Tác dụng:
- Tác dụng lên cấu trúc vỏ thượng thận: ACTH làm tăng sinh TB tuyến vỏ thượng
thận, thiếu ACTH tuyến vỏ thượng thận sẽ teo đi
- Tác dụng lên chức năng vỏ thượng thận: ACTH có tác dụng kích thích vỏ thượng
thận thổng hợp và bài tiết hormon,
- Tác dụng lên não:ACTH có vai trò làm tăng quá trình học tập và tris nhớ, tăng
cảm xúc sợ hãi.

25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×