Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và kỹ thuật nhân giống loài Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia Craib) tại tỉnh Hà Giang (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ XUÂN KỲ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ KỸ
THUẬT NHÂN GIỐNG LOÀI HOÀNG TINH TRẮNG
(Disporopsis longifolia Craib) TẠI TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên – 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ XUÂN KỲ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ KỸ
THUẬT NHÂN GIỐNG LOÀI HOÀNG TINH TRẮNG
(Disporopsis longifolia Craib) TẠI TỈNH HÀ GIANG
Ngành : Lâm học
Mã số: 8.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Thu Hà


Thái Nguyên – 2019


1

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.

Các số liệu và kết quả nghiên là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực,
chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày tháng năm
Người viết cam đoan

Hà Xuân Kỳ


ii

1

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu đến nay bản luận văn Thạc sỹ
của tôi đã hoàn thành.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Thị Thu Hà Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiêp trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Đào tạo Sau Đại học, khoa
Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã truyền thụ cho tôi những
kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi học tập và

nghiên cứu.Tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và
các cộng sự trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn./.
Vì điều kiện thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn của bản thân còn có
những hạn chế nhất định, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất
mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các nhà khoa học cũng như các bạn
đồng nghiệp để bản luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Hà Xuân Kỳ


1

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................. 4

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................ 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên thế giới ............... 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Hoàng tinh trắng trên thế giới ... 5
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu ở Việt Nam ................ 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Hoàng tinh trắng ở nước ta ........ 7
1.3. Tổng quan về giâm chồi củ ...................................................................................... 9
1.4.Tổng quan khu vực nghiên cứu tỉnh Hà Giang ....................................................... 15
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 15
1.4.2. Chính sách thu hút đầu tư .................................................................................... 18
1.4.3. Tiềm năng về cây dược liệu ................................................................................ 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 23
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................... 23
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 23


1

iv

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của loài Hoàng tinh trắng............................ 23
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài Hoàng tinh trắng .................................. 23
2.3.3. Nghiên cứu nhân giống Hoàng tinh trắng bằng phương pháp tách chồi củ ........ 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 24
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ............................................................................... 24
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................... 24
2.4.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm nhân giống Hoàng tinh Trắng bằng phương pháp
tách chồi củ .................................................................................................................... 26

2.4.4. Phương pháp theo dõi, thu thập và xử lý số liệu ................................................. 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................... 32
3.1. Đặc điểm sinh thái nơi có loài Hoàng tinh Trắng phân bố tại khu vực nghiên cứu32
3.1.1. Điều kiện khí hậu nơi có loài Hoàng tinh trắng phân bố..................................... 32
3.1.2. Đặc điểm đất đai nơi có Hoàng tinh trắng phân bố ............................................. 32
3.1.3. Đặc điểm phân bố của loài Hoàng tinh trắng ...................................................... 33
3.1.4. Một số đặc điểm cấu trúc rừng nơi có loài Hoàng tinh trắng phân bố ................ 35
3.1.4.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ........................................................................... 35
3.1.4.2. Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi..................................................................... 36
3.2. Đặc điểm sinh vật học cây Hoàng tinh trắng.......................................................... 38
3.2.1. Đặc điểm lá .......................................................................................................... 38
3.2.2. Đặc điểm thân ...................................................................................................... 39
3.2.3 Đặc điểm hoa ........................................................................................................ 40
3.2.4. Đặc điểm quả Hoàng tinh trắng ........................................................................... 40
3.2.5. Đặc điểm rễ cây Hoàng tinh trắng ....................................................................... 41
3.3. Nghiên cứu nhân giống Hoàng tinh trắng bằng phương pháp tách chồi củ ........... 42
3.3.1. Ảnh hưởng của loại chồi củ đến nhân giống tách chồi củ................................... 42
3.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến nhân giống tách chồi củ cây
Hoàng tinh trắng ............................................................................................................ 43
3.3.3. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ tạo chồi trong nhân giống
tách chồi củ cây Hoàng tinh trắng ................................................................................ 45
3.3.4. Ảnh hưởng của giá thể đến nhân giống tách chồi củ cây Hoàng tinh trắng ........ 48


1

v

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 51
1. Kết luận...................................................................................................................... 51

1.1. Đặc điểm sinh thái của cây Hoàng tinh trắng ......................................................... 51
1.2. Đặc điểm sinh học của cây Hoàng tinh trắng ......................................................... 51
1.3. Nhân giống Hoàng tinh trắng bằng phương pháp tách chồi củ .............................. 52
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 53


vi

1

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
IAA

: Indole-3-acetic acid

IBA

: Indole butyric acid

OTC

: Ô tiêu chuẩn

NAA

: α-naphthaleneaceticd.


1


vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Điều kiện khí hậu các tháng tại Hà Giang ....................................................32
Bảng 3.2 Hình thái phẫu diện đất đại diện nơi Hoàng tinh trắng phân bố ..................33
Bảng 3.3. Phân bố Hoàng tinh trắng theo độ cao ..........................................................34
Bảng 3.4 Tổ thành tầng cây gỗ ở khu vực nghiên cứu ..................................................35
Bảng 3.5. Thành phần cây bụi tại khu vực điều tra .......................................................36
Bảng 3.6. Thành phần thảm tươi khu vực .....................................................................37
Bảng 3.7. Kết quả Ảnh hưởng của loại chồi củ đến nhân giống tách chồi củ ..............42
Bảng 3.8. Kết quả ảnh hưởng của thời vụ đến nhân giống tách chồi củ ......................43
Bảng 3.9. Kết quả ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến kết quả nhân giống
tách chồi củ ....................................................................................................................45
Bảng 3.10. Kết quả ảnh hưởng của giá thể đến nhân giống tách chồi củ.....................49


1

viii
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cây Hoàng tinh trắng.......................................................................................9
Hình 3.1. Rừng nơi Hoàng tinh trắng phân bố tại Tát Ngà, Mèo Vạc, Hà Giang .........38
Hình 3.2. Rừng nơi Hoàng tinh trắng phân bố tại Tả Sử Choóng, Hoàng su Phì, Hà
Giang .............................................................................................................................38
Hình 3.3. Rừng nơi Hoàng tinh trắng phân bố tại Tân Lập, Bắc Quang, Hà Giang .....38
Hình 3.4. Lá cây Hoàng tinh trắng ................................................................................39
Hình 3.5. Thân cây Hoàng tinh trắng ............................................................................39
Hình 3.6. Hoa cây Hoàng tinh trắng ..............................................................................40

Hình 3.7. Quả cây Hoàng tinh trắng ..............................................................................40
Hình 3.8. Rễ cây Hoàng tinh trắng ................................................................................41
Hình 3.9. Hoàng Tinh trắng phân bố tại OTC3 (Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, Hà
Giang) ............................................................................................................................41
Hình 3.10. Hoàng Tinh trắng phân bố tại OTC7 (Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà
Giang) ............................................................................................................................41
Hình 3.11. Sự nảy mầm của củ Hoàng tinh trắng .........................................................43
Hình 3.12. Hình thái chồi khi giâm ở các mùa vụ khác nhau .......................................45
Hình 3.13. Hình thái chồi khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau .........48
Hình 3.14. Chất lượng, chồi (cây con) khi trồn trên các giá thể khác nhau ..................50


1

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, lâm sản ngoài gỗ là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng trong đời
sống kinh tế xã hội, đặc biệt đối với các cộng đồng có đời sống gắn liền với rừng. Ở
các nước nghèo, đang phát triển đời sống người dân vẫn còn phụ thuộc vào những sản
phẩm của rừng để tiêu dùng và là nguồn thu nhập chính, ở những nơi xa các trung tâm
dịch vụ, người nghèo chưa có điều kiện biết tới dịch vụ chăm sóc y tế đắt tiền, ở đó
người dân coi nguồn dược liệu khai thác từ tự nhiên là hiệu quả và rẻ tiền để chăm sóc
sức khỏe và chữa bệnh thông thường. Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành
công nghiệp cùng sức ép của sự gia tăng dân số và sự mở rộng quy mô hội nhập kinh
tế đã làm tăng nhu cầu sử dụng lâm sản ngoài gỗ. Tình trạng khai thác không hợp lý,
khai thác tận thu, tận diệt nguồn lâm sản ngoài gỗ nói chung và nhóm cây dược liệu
nói riêng đã có tác động xấu đối với sự đa dạng sinh học và đời sống cộng đồng dân cư
sống phụ thuộc vào rừng.

Trong nhóm những cây lâm sản ngoài gỗ, nhóm cây dược liệu đang được người
dân đặc biệt quan tâm. Hiện nay nhu cầu sử dụng cây dược liệu chế xuất thuốc trong
nước và trên thế giới ngày càng tăng, riêng trong nước hàng năm cần 50.000-60.000
tấn cây dược liệu để chế xuất thuốc. Do người dân sống trong rừng và gần rừng chưa
hiểu hết được giá trị của chúng nên thường xuyên vào rừng thu hái tận gốc chủ yếu là
bán sang Trung Quốc mà chưa quan tâm đến gây trồng. Do đó nguồn lâm sản ngoài gỗ
mọc hoang ở rừng núi còn rất nhiều nay bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt điển
hình là những cây dược liệu quý như: Hoàng tinh, Hà thủ ô đỏ, Sói rừng, Lan kim
tuyến, Sâm tiết trúc, cây Si đỏ, Thất diệp nhất chi hoa [3], [6], [7].
Hoàng tinh nói chung và Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia Craib) nói riêng
là một trong những loài cây dược liệu quý được biết đến là một vị thuốc với nhiều tác
dụng bổ âm ích khí, nhuận phế kiện tỳ, cường kiện cân cốt nên được đông y sử dụng
nhiều trong các bài thuốc chữa ho ra máu, tiểu đường, ăn uống không ngon… Củ
Hoàng tinh chính là vị thuốc được ghi đầu tiên trong Danh y biệt lục với nhiều công
năng và tác dụng chữa bệnh rất hay và hữu ích [7].
Hoàng tinh có phân bố tự nhiên tại Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình...
Trong đó, Hà Giang là một tính miền núi biên giới phía bắc, với diện tích tự nhiên là


2

1

792.261,6 ha. Với đặc thù về điều kiện địa hình và điều kiện khí hậu tạo cho tỉnh Hà
Giang có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có trên 1.100 loài cây dược liệu
trong tổng số hơn 6.000 loài cây dược liệu của cả nước, trong đó có 894 loài mọc hoàn
toàn trong tự nhiên, 111 loài hoàn toàn trồng trọt và 96 loài vừa được trồng trọt vừa
mọc tự nhiên, các loài tập trung vào 9 dạng sống khác nhau như Ký sinh, bán ký sinh,
phụ sinh, bì sinh, bụi leo, dây leo, bụi, gỗ và cỏ. Các dạng sống có nhiều họ, chi loài
đều có số lượng lớn nhất là cây cỏ, gỗ, bụi, dây leo; Với địa hình, khí hậu và số lượng

loài dược liệu nêu trên thì Hà Giang được coi là tỉnh khá đa dạng về các bậc phân loại.
Hà Giang là tỉnh có nguồn gen cây dược liệu phong phú, song chưa có vườn bảo tồn,
lữu giữ để phục vụ cho nghiên cứu phát triển nguồn gen cây dược liệu chất lượng cao.
Hiện nay, ở nước ta công tác bảo tồn các loài cây dược liệu nói chung và cây Hoàng
tinh trắng nói riêng chưa thực sự gắn với phát triển. Loài cây này đang ở mức báo
động vì phần lớn chúng ta đang khai thác từ tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu sử dụng,
trong khi đó lại có rất ít các công trình nghiên cứu nhân giống và gây trồng loài cây
dược liệu quý này. Để có cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển loài cây Hoàng tinh
trắng cần thiết phải nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng nhằm phát
triển loài này hướng tới sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu sử dụng làm thuốc chữa
bệnh, giảm áp lực của cộng đồng lên tài nguyên thiên nhiên rừng. Do đó, việc thực
hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và kỹ thật nhân giống loài Hoàng tinh
trắng (Disporopsis longifolia Craib)” tại tỉnh Hà Giang là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được đặc điểm sinh vật học và kỹ thuật nhân giống loài Hoàng tinh trắng
làm cơ sở cho việc gây trồng loài cây này.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để nghiên cứu nhân giống và
phát triển loài Hoàng tinh trắng.
- Làm tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo khác về loài
Hoàng tinh trắng.


3

1

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Về kinh tế - xã hội: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin trong việc

nhận dạng loài Hoàng tinh trắng đồng thời nghiên cứu được kỹ thuật nhân giống
Hoàng tinh trắng, trên cơ sở đó có thể giúp người dân mở rộng mô hình trồng cây
dược liệu Hoàng tinh trắng góp phần tạo việc làm nâng cao đời sống phát triển kinh tế
các hộ gia đình.
- Về môi trường: Việc nghiên cứu về loài góp phần bổ sung nguồn tài liệu về
loài, góp phần bảo tồn loài.


4

1

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm
sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến y học cổ truyền (YHCT) hoặc thuốc từ
dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên
thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn
gốc thiên nhiên từ cây dược liệu để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo thống kê
của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008,
tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ
USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), ...
Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80
tỷ USD [23].
Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước
đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan,
Bangladesh...ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi...ở Châu Mỹ La tinh như Brasil,
Uruguay...

Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu
Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm các nước EU
nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược
liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil,
Đức.
Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ
nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu
hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới con
người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có
nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và ít tác
dụng phụ hơn. Hơn nữa hiện còn nhiều triệu chứng và bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc
đặc hiệu để chữa trị, người ta hi vọng rằng từ nguồn động thực vật tự nhiên hoặc từ
vốn trí tuệ bản địa của các cộng đồng, qua nghiên cứu sàng lọc có thể cung cấp cho


5

1

nhân loại những hợp chất có hoạt tính sinh học cao để làm ra các loại thuốc mới có
hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Nghiên cứu sàng lọc cây dược liệu hiện cũng
được chú trọng ở nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực như dược liệu, công nghiệp thực
phẩm, mỹ phẩm ...
Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng YHCT trong chăm sóc sức khỏe
và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở
Trung Quốc chi phí cho sử dụng YHCT khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí
cho y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD.
Nhận thức được tầm quan trọng của dược liệu, Hội nghị môi trường và phát triển
của Liên hợp quốc (UNCED) năm 1992 đã thông qua Chương trình nghị sự 21 đã xác
định vài trò quan trọng của cây dược liệu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và là

nguồn nuôi sống người dân miền núi. Do đó các tổ chức thế giới như FAO, UNCED,
WB, v.v… đã xây dựng nhiều chương trình, giúp các nước bảo tồn, nuôi trồng và khai
thác cây dược liệu theo hướng phát triển bền vững, tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời
sống kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội cho người dân miền núi.
Từ những nhận thức về tầm quan trọng của dược liệu, Chiến lược bảo tồn, khai
thác và phát triển cây cây dược liệu đã được thực hiện ở nhiều Quốc [19], [20]. Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều vấn để cần giải quyết như nguồn gen chưa được đánh giá, tuyển
chọn, thiếu quy trình công nghệ nhân giống hiệu quả; quy trình nhân giống còn ở quy
mô nhỏ; thiếu quy trình nuôi trồng hoặc quy trình công nghệ sản xuất ở quy mô nhỏ,
thiếu nguồn cây giống, hạt giống tốt.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Hoàng tinh trắng trên thế
giới
Hoàng tinh trắng: có tên khoa học là Disporopsis longifolia Craib, thuộc họ
thiên môn đông (Asparagaceae) [17]. Cây phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới từ Ấn
Độ tới các dãy núi ở Đông Nam Á, Trung Quốc. Cây đặc biệt ưa ẩm, ưa bóng và ưa
vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát. Chúng thường mọc thành khóm trên đất ẩm nhiều
mùn hay trên các hốc đá, dọc hành lang ven suối, dưới tán rừng ẩm ở độ cao khoảng
400 - 1500 m [21].
Hiện nay Hoàng tinh trắng được nhân giống vô tính chủ yếu bằng chồi củ. Trung
Quốc là nước có lịch sử rất dài trong sử dụng các loài Hoàng tinh như một loại thảo


6

1

dược quý. Trên thế giới, Hoàng tinh trắng ngoài tự nhiên đã bị thu hái đến mức cạn
kiệt. Giá bán trên thị trường thế giới khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg củ tươi. Hoàng
tinh trắng có tác dụng điều hòa huyết áp, lipit máu, tăng cường miễn dịch, điều trị đái
tháo đường.

Nghiên cứu hóa sinh hiện đại cho thấy dược liệu hoàng tinh chứa Glucose,
Mannose, Galacturonic acid, Fructose. Theo y học cổ truyền Đài Loan, Hoàng tinh sau
khi chế biến có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, chống xơ vữa động mạch,
làm hạ đường huyết, tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, kháng viêm [18].
Hoàng tinh trắng đang được xếp vào Sách đỏ ở nhiều nước do môi trường sống
ngày càng thu hẹp [22]. Vì vậy, bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây này đã được
quan tâm ở nhiều nước. Nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng còn ít được công bố.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu ở Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu trong
khu vực Đông Nam Á. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu
(trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm
thuốc), vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài
quý và hiếm trên thế giới [3]. Mặc dù có tiềm năng to lớn, song công cuộc bảo tồn và
phát triển các cây dược liệu cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn. Các loài
cây dược liệu đang có thị trường tiêu thụ lớn song chưa đáp ứng đủ. Nguồn nguyên
liệu hiện này chủ yếu khai thác từ tự nhiên. Hầu hết các loài cần được bảo tồn, nuôi
trồng, song gặp nhiều khó khăn về nguồn giống, công nghệ nuôi trồng. Do đó, công
tác phát triển nguồn gen gặp nhiều khó khăn.
Một số đề tài dự án các cấp nhân giống và nuôi trồng thử nghiệm một số cây
dược liệu đã được tiến hành ở nước ta, như dự án: “Hoàn thiện quy trình nhân giống
và trồng thử nghiệm cây dược liệu Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum), cây Lan gấm
(Anoetochilus) tại Phú Yên” giai đoạn 2014-2016. Dự án: “Nghiên cứu xây dựng và
hoàn thiện quy trình nhân giống một số loài dược liệu và xây dựng mô hình sản xuất
giống để xây dựng vùng trồng dược liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” giai đoạn 20152017 [13], [14]. Một số nhiệm vụ khai thác phát triển nguồn gen cây Khôi tía, Hà thủ ô
đỏ, Đẳng sâm, Đinh lăng, Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng, v.v. Các Nhiệm


7


1

vụ này tập trung vào xây dựng được quy trình nhân giống bằng giâm hom hoặc sản
xuất cây giống từ hạt, xây dựng mô hình trồng, thu hái và sơ chế, chế biến. Nhìn
chung, các Nhiệm vụ đã được thực hiện chưa quan tâm đến tuyển chọn, chọn lọc
nguồn gen tốt có năng suất, chất lượng cao, xây dựng vườn giống gốc tại vùng sinh
thái bản địa để cung cấp nguồn giống chất lượng cao cho sản xuất tại vùng miền núi
nước ta. Vì vậy, các Nhiệm vụ sau khi kết thúc, nguồn gen đã bị thất thoát, chết dần do
không được bảo tồn trong trong vườn giống, phát triển nhân giống và mở rộng vùng
sản xuất sau đó. Đồng thời các Nhiệm vụ chưa đầu tư cho xây dựng quy trình nhân
giống ở quy mô công nghiệp, sử dụng giá thể siêu nhẹ, giúp cho cây giống có tỷ lệ
sống cao. Nguồn giống cung cấp cho sản xuất còn hạn chế, chưa ban hành được tiêu
chuẩn cây giống và giống gốc cho các loài cây dược liệu.
Hiện nay trên địa bàn các tỉnh miền núi có các Trung tâm nhân giống và nuôi
trồng một số cây dược liệu. Để phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao với quy
mô lớn, không chỉ cần nguồn giống chất lượng cao, mà cả số lượng lớn cho nuôi trồng.
Nhu cầu về giống cây dược liệu trên địa bàn các tỉnh là rất lớn, trong khi khả năng sản
xuất và cung ứng cây giống còn rất hạn chế, chủ yếu là sản xuất theo phương pháp
truyền thống và nhập khẩu giống. Quy trình trồng trọt và thu hái chưa hoàn chỉnh.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Hoàng tinh trắng ở nước ta
Ở Việt Nam Hoàng tinh trắng còn có tên gọi khác là: Hoàng tinh cách, Hoàng
tinh lá mọc cách, cây đót, co hán han (Thái), voòng chính, néng lài (Tày).
Tên khoa học là Disporopsis longifolia Craib., thuộc họ thiên môn đông
(Asparagaceae) [2].
Đặc điểm thực vật học: Hoàng tinh trắng là loại cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ
mập, thành chuỗi, mọc ngang, gồm nhiều đốt, mặt trên có sẹo do vết thân tàn lụi để lại.
Thân khí sinh cao 0,6 - 1 m, đứng, nhẵn, cao đến gần 1m. Lá không cuống, mọc so le,
dài 10 - 20 (27) cm, rộng 2,5 - 6 (10) cm phiến hình mác, đầu nhọn dài hình trứng
hoặc trái xoan. Hoa trắng, hình chuông. Cụm hoa mọc ở nách lá, có 5 - 7 hoa, rủ
xuống, cuống hoa 1cm. Hoa màu trắng, bao hoa hợp thành sống chia 6 thùy ở miệng.

Nhị 6, đính ở miệng ống, chỉ nhị, hình bản, có 2 tai ở đầu. Quả chín màu trắng xốp.
Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen. Mùa hoa tháng 3-5; Quả: Tháng 6-8. Tái
sinh bằng thân rễ hoặc bằng hạt [12].


8

1

Bộ phận dùng: Thân rễ. Thu hái vào mùa thu. Rửa sạch, đồ chín, phơi khô, sau
đó chế thành "thục" bằng cách: ban đêm đun, ban ngày phơi, làm liên tục 9 lần.
Đặc điểm sinh thái và phân bố: Ở nước ta cây mọc nơi ẩm mát, ưa bóng, dưới
tán rừng và ưa vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát trên các hốc mùn đá tại vùng núi
cao ở ở các tỉnh miền núi phía bắc như Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Lai Châu, Điện
Biên, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An. Cây mọc hoang
thành khóm, trên đất ẩm nhiều mùn hay trên các hốc đá, dọc hành lang ven suối, dưới
tán rừng kín thường xanh ẩm (nhất là loại hình rừng núi đá), ở độ cao 100 - 1200 m.
Cho đến nay chủ yếu khai thác từ nguồn gen mọc hoang, rất ít được trồng [2].
Thành phần hóa học: Thành phần hoá học trong củ Hoàng tinh gồm chất nhầy,
đường, tinh bột, acid amin, alcaloid, flavonoid, sterol, chất béo, chất nhầy, iridoid
glycozid, alcaloid, 17 acid amin trong đó có nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể [6].
Hiện nay ở nước ta, cây Hoàng tinh trắng được người dân thu hái và bán cho
thương lái giá trên 200 nghìn đồng/kg và chủ yếu bán cho thương lái Trung Quốc.
Việc bị săn lùng ráo riết để bán cho Đài Loan, Trung Quốc, đã dẫn tới cạn kiệt dược
thảo quý này ở nước ta.
Tác dụng: Hoàng tinh trắng được xem là một loài cây có giá trị cao trong y học.
Hoàng tinh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phong thấp, nhuận
tâm phế, ích tỳ vị, trợ gân cốt, thêm tinh tuỷ, đen tóc sống lâu [1]. Ngày nay người ta
đã biết Hoàng tinh trắng có tác dụng bổ, tăng lực, làm hạ đường huyết, làm săn da và
làm dịu viêm, chữa các chứng hư tổn, suy nhược, chứng mệt mỏi, tăng huyết áp, chống

lão suy, tăng cường chức năng miễn dịch, tăng lưu lượng máu qua động mạch vành
tim, chống xơ vữa mạch máu, hạ đường huyết, kháng viêm [4].
Nghiên cứu bảo tồn, nhân giống: Cây được xếp vào dạng sẽ nguy cấp, sắp bị
tuyệt chủng do số lượng cá thể suy giảm nhanh, lại bị thu hái bằng cách đào thân rễ và
môi trường sống bị thu hẹp. Mức độ đe doạ: Bậc V. Hiện nay, loài cây này đang nằm
trong sách Đỏ cần ưu tiên bảo tồn và phát triển. Trong tự nhiên loài Hoàng tinh trắng
phân bố chủ yếu ngoài rừng tự nhiên nhưng do khai thác liên tục dẫn đến cạn kiệt và
hiếm dần. Việc nghiên cứu nhân giống để bảo tồn và phát triển loài dược liệu này đang
là vấn đề cấp bách. Cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu về bảo tồn và nhân
giống Hoàng tinh. Đặng Ngọc Hùng và Hoàng Thị Phong (2013) đã nhân giống cây


9

1

Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia) bằng chồi củ củ tại Cao Bằng [9]. Năm
2010, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý (Hoa
Tiên – Asarum glabrum, Hoàng tinh trắng – Disporopsis longifolia và Củ dòm –
Stephania dielsiana) ở Vườn quốc gia Ba Vì. Trần Ngọc Hải đã tiến hành đề tài cấp
Bộ NN&PTNT: “Khai thác và phát triển nguồn gen hai loài cây thuốc Hoàng tinh
trắng (Disporopsis longifolia Craib.) và Củ dòm (Stephania dielsiana Y.C.Wu.) ở một
số tỉnh vùng miền núi Phía Bắc” giai đoạn 2012-2014 [8].

Hình 1.1. Cây Hoàng tinh trắng
1.3. Tổng quan về giâm hom
Giâm hom là phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng.
Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom là phương pháp nhân giống
đem lại hiệu quả cao và được áp dụng phổ biến cả trong và ngoài nước trong suốt thời
gian qua.

Phương thức này dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm không có sự kết hợp
vật chất di truyền giao hợp giữa giao tử cái và giao tử đực nên cây mới tạo ra mang
đầy đủ vật chất di truyền của cây mẹ [11].
Nhân giống bằng hom là phương pháp sử dụng đoạn thân, cành, lá để tạo ra 1
cây mới mang đặc tính di truyền của cây mẹ. Đây là phương pháp tương đối dễ thực
hiện, hệ số nhân giống cao nên được áp dụng phổ biến trong công tác nhân giống cây trồng.
Các loại hom được dùng trong nhân giống: có thể là thân cây non, cành, lá, rễ
củ…


10

1

Hom thân và hom cành: là hom được cắt từ một phần của thân cây non, từ chồi
vượt hoặc cành non của cây. Như một số loại tre, luồng.... hom giâm có thể là một
đoạn thân, một đoạn thân có gốc, đoạn cành hoặc đoạn gốc cành sát thân. Hom của các
loài thân gỗ đều được lấy từ thân cây non hoặc cành non của cây. Các loại cành giâm
thường là cành non, cành hóa gỗ yếu, cành nửa hóa gỗ, cành hóa gỗ.
Hom rễ là loại hom được cắt từ rễ cây. Một số loại cây có thể dùng rễ để giâm
hom như Xoan, Long não, Lê, Hồng. Ngoài ra ở một số loài thực vật người ta có thể
giâm hom từ lá (thu hải đường, Sống đời,...) hoặc từ củ (Khoai lang, Khoai tây, hoàng
tinh, Gừng...) Ở một số loài khi nhân giống hom thường có hiện tượng bảo lưu cục bộ
là hiện tượng mà cây hom tiếp tục sinh trưởng và phát triển hình thái theo đặc trưng
của cành được lấy từ cây mẹ.
* Cơ sở tế bào học
Tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể mang đầy đủ thông tin di truyền cho quá trình
phát triển của sinh vật. Trong quá trình sinh sản vô tính, cây con được tạo ra có nguồn
gốc từ bản sao của cây mẹ
* Cơ sở di truyền học

Trong quá trình sinh trưởng phát triển trải qua nhiều lần phân bào liên tiếp cùng
với quá trình phân hóa các cơ quan. Quá trình phân bào giảm nhiễm kết quả từ 1 tế bào
mẹ cho ra 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể y hệt tế bào mẹ. Các loại hom đều xuất
phát từ 1 bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ nên khi tạo ra 1 cây mới luôn mang đủ đặc
tính vốn có của cây mẹ.
* Sự hình thành rễ bất định: Nhân giống bằng hom dựa trên cơ sở hình thành tái
sinh rễ bất định của 1 đoạn thân hoặc đoạn cành trong điều kiện thích hợp để tạo thành
cơ thể mới. Rễ bất định là rễ ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây, ngoài hệ rễ của nó trong
giâm hom và điều quan trọng là hình thành được rễ bất định. Có hai rễ bất định là rễ
tiềm ẩn và rễ mới sinh. Rễ tiềm ẩn là rễ có nguồn gốc tự nhiên trong thân, trong cành
cây, nhưng chỉ phát triển khi thân hoặc cành đó tách khỏi thân cây. Rễ mới sinh chỉ
được hình thành khi cắt hom.
Sự hình thành rễ bất định có thể chia ra làm ba giai đoạn:


11

1

- Các tế bào bị thương ở vết cắt chết đi và hình thành nên một lớp tế bào bị thối
trên bề mặt, vết thương bị bao bọc bởi một lớp keo. Lớp bảo vệ này giúp mặt cắt khỏi bị
thoát nước.
- Các tế bào sống ngay dưới lớp bảo vệ bắt đầu phân chia và hình thành một lớp
mô mềm được gọi là mô sẹo.
- Các tế bào vùng thượng tầng hoặc vùng lân cận thượng tầng và libe
bắt đầu hình thành rễ.
* Cơ sở sinh lý:
Sự hình thành rễ trong quá trình giâm hom chịu ảnh hưởng của các
nhóm nhân tố: Nội sinh và ngoại sinh
- Các nhân tố nội sinh : Đặc điểm di truyền của loài: nhiều nghiên cứu cho thấy không

phải tất cả các loài đều có khả năng ra rễ như nhau, chia các loài cây gỗ thành 3 nhóm
dựa theo khả năng ra rễ là:
+ Nhóm dễ ra rễ gồm 29 loài như một số loài thuộc chi Ficussp. Moruss,
Pophussp, Salixsp,....
+ Nhóm khó ra rễ gồm 26 loài như các chi Malussp, Prunussp, Moruss, Pophussp,
Salixsp,...
+ Nhóm có khả năng ra rễ trung bình bao gồm 65 loài trong đó có các chi
Eucaluptussp, Quercussp, Grewiliasp, Taxassp.
Vì thế theo khả năng giâm hom có thể chia thực vật làm hai nhóm chính.
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng cành, là nhóm loài cây thuộc họ Dâu tằm
(Maraceae) như Dâu tằm, Đa, Sung, Dương… Một số loài thuộc họ Liễu (Salicaceae) như
Dương, Liễu, …
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt thì khả năng ra rễ của chồi củ giâm bị hạn chế ở
các mức độ khác nhau.
- Đặc điểm di truyền của từng suất xứ, từng cá thể :
+ Tuổi cây mẹ lấy hom: Khả năng ra rễ không những do tính di truyền quyết định
mà còn phụ thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ lấy cành. Thông thường cây chưa sinh sản hạt
dễ nhân giống bằng hom hơn khi cây đã sinh sản hạt, hom lấy từ cây tuổi non dễ ra rễ hơn
hom lấy từ cây tuổi già. VD: hom lấy từ các cây Mỡ 1 tuổi, 3 tuổi, 20 tuổi có khả năng ra
rễ tương ứng là 98%, 47%, 0% [11]. Cây non không những có tỷ lệ ra rễ lớn mà thời gian


12

1

ra rễ cũng ngắn hơn. Khả năng ra rễ giảm xuống ở chồi củ giâm của cây nhiều tuổi được
giải thích là do tỷ lệ đường tổng số trên đạm tổng số (tỷ lệ đường/đạm) cao ở thân cây,
nói cách khác là do hàm lượng đạm ở thân giảm xuống như trường hợp ở Quercusrobur.
+ Vị trí cành và tuổi cành lấy hom: hom lấy từ các phần khác nhau trên thân sẽ

có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Thông thường thì hom lấy từ cành ở tầng dưới rễ ra rễ hơn
cành ở tầng trên, cành cấp 1 dễ ra rễ hơn cành cấp 2, cấp 3. Cành chồi vượt dễ ra rễ
hơn cành lấy từ tán cây. Tuy nhiên khả năng ra rễ cao của cành chồi vượt cũng thay
đổi theo vị trí lấy chồi củ. Tuổi cành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ. Thông
thường cành nửa hóa gỗ (cành bánh tẻ) là loại cành thường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất,
cành hóa gỗ yếu hoặc đã hóa gỗ thông thường cho tỷ lệ ra rễ kém hơn. Thí nghiệm của
Dansin (1983) cho các loại cành có tuổi khác nhau của Buloo đã thu được kết quả như sau:
+ Cành mùa đông tỷ lệ ra rễ 2,5%.
+ Cành hóa gỗ yếu tỷ lệ ra rễ 33,0%.
+ Cành nửa hóa gỗ tỷ lệ ra rễ 84,0%.
+ Cành đã hóa gỗ tỷ lệ ra rễ 3,2%.
Tuy vậy ảnh hưởng của mức độ hóa gỗ yếu đến tỷ lệ ra rễ cũng thay đổi theo
loài cây.
- Các chất kích thích ra rễ: Trong các chất điều hòa sinh trưởng thì Auxin được
coi là chất quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của chồi củ. Song nhiều chất khác tác
động cùng Auxin và thay đổi hoạt tính của Auxin cùng tồn tại một cách tự nhiên trong
các mô của chồi củ giâm và tác động đến quá trình ra rễ của chúng. Trong đó quan
trọng nhất là Khizocalin, đồng nhân tố ra rễ, các chất kích thích kìm hãm ra rễ .
- Đồng nhân tố ra rễ cho rằng có một số chất nội sinh điều phối hoạt tính của
IAA gây nên khởi động ra rễ và gọi là đồng nhân tố.
- Các chất kích thích ra rễ và kìm hãm ra rễ. VD: Sesquiterpenic actone được
chiết tách từ lá cây Hướng dương, dicyliterpenic được chiết tách từ cây Rau sam đều là
những chất kích thích ra rễ cho Đậu xanh. Một số chất kìm hãm Nhaxanthoxin, axit
abscisic (ABA) và một số chất khác
- Các nhân tố ngoại sinh:
- Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy hom.


13


1

Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành có ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ ra rễ của
chồi củ giâm, nhất là chồi củ lấy từ những cây non.
Điều kiện chiếu sáng cho cây mẹ lấy cành cũng ảnh hưởng đến khả
năng ra rễ của hom giâm. Và điều kiện lấy hom ở xa nơi giâm hom cũng ảnh
hưởng lớn đến khả năng ra rễ và sinh trưởng của hom giâm.
- Thời vụ giâm hom:
Là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom giâm. Tỷ lệ ra rễ của
hom giâm phụ thuộc vào thời vụ lấy cành và thời vụ giâm hom. Một số loài có thể
giâm hom quanh năm, song nhiều loài cây có tính chất thời vụ rõ rệt. Thường thì mùa
mưa là mùa giâm hom có tỷ lệ ra rễ nhiều nhất ở nhiều loài cây, trong khi một số loài
cây khác lại tỷ lệ ra rễ nhiều hơn ở mùa xuân. Hom được lấy trong các thời kỳ cây mẹ
hoạt động sinh trưởng mạnh có tỷ lệ ra rễ cao hơn các thời kỳ khác.
- Chế độ ánh sáng:
Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong ra rễ của hom giâm. Không có ánh sáng
và không có lá thì hom không có hoạt động quang hợp, quá trình trao đổi chất khó xảy
ra, do đó không có hoạt động ra rễ. Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra
rễ của hom giâm. Ánh sáng tự nhiên là cần thiết cho ra rễ, còn ánh sáng đỏ và ánh sáng
xanh làm giảm tỷ lệ ra rễ của chồi củ giâm ở một số loại cây ưa sáng.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra rễ của hom giâm thường
mang tính chất tổng hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng chỉ tác động đến ra rễ của hom
với sự có mặt của lá cây, hom không có lá thì không chịu ảnh hưởng của ánh sáng và
cũng không có hoạt động ra rễ.
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ là một trong nhưng nhân tố quyết định tốc độ ra rễ của hom giâm. Ở
nhiệt độ quá thấp hom giâm nằm ở trạng thái tiềm ẩn và không ra rễ, còn ở nhiệt độ quá
cao lại tăng cường nhiệt độ và bị hỏng, từ đó làm giảm tỷ lệ ra rễ.
Các loài cây nhiệt đới cần nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom thích hợp
cho ra rễ là 28-33oC và nhiệt độ giá thể thích hợp là 25-30oC. Nếu nhiệt độ không khí

trên 35oC làm tăng tỷ lệ héo của .
Nói chung nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom nên cao hơn nhiệt độ giá
thể 2-3oC.


14

1

- Độ ẩm:
Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình
giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và chuyển hóa vật chất
trong cây đều cần nước. Thiếu nước thì hom bị héo, nhiều nước quá thì hoạt động của
men thủy giải tăng lên, quá trình quang hợp bị ngừng trệ. Khi giâm hom mỗi loài cây
đều cần một độ ẩm thích hợp, làm mất độ ẩm của hom 15-20% thì hom hoàn toàn mất
khả năng ra rễ. Đối với nhiều loại cây độ ẩm giá thể thích hợp cho giâm hom là 5070%. Yêu cầu độ ẩm không thay đổi theo loài cây mà còn theo mức độ hóa gỗ của
hom giâm. Để đảm bảo độ ẩm cho hom bắt buộc phải phun sương vừa làm tăng độ ẩm,
vừa làm giảm nhiệt độ không khí, giảm sự bốc hơi của lá.
- Giá thể giâm hom:
Các giá thể được dùng hiện nay chủ yếu là cát tinh, mùn cưa hoặc xơ Dừa băm
nhỏ hoặc đất vườn ươm. Khi giâm hom chỉ tạo ra rễ, sau đó mới cấy cây hom vào bầu
thì giá thể thường là cát tinh, còn khi giâm hom trực tiếp vào bầu để tạo thành cây chồi
củ thì giá thể thường là mùn cưa để mục, xơ Dừa băm nhỏ, đất vườn ươm hoặc có thể
trộn lẫn chúng với cát tinh. Một giá thể giâm hom tốt là có độ thoáng khí tốt và duy trì
được độ ẩm trong thời gian dài mà không ứ nước, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt
đồng thời phải sạch, không bị nhiễm nấm, không có nguồn sâu bệnh, độ pH khoảng 6-7.
* Ý nghĩa của nhân giống bằng hom:
- Nhân giống hom là phương pháp truyền đạt các biến dị di truyền của cây mẹ
cho cây hom.
- Nhân giống hom là phương thức lưu giữ được ưu thế lai cho đời F1. Nhân

giống hom làm rút ngắn chu kỳ sinh sản, rút ngắn thời gian thực hiện.
- Nhân giồng hom là một phương pháp phát triển nhân nhanh các loại quý hiếm
đang bị khai thác cạn kiệt, là phương pháp phát triển bảo tồn nguồn gen cây rừng.
- Nhân giống homlà phương thức nhân giống bổ sung cho các loại cây khó thu
hái và bảo quản.
* Ưu điểm của phương pháp giâm chồi củ:
- Hệ số nhân cao: Từ một cây mẹ, giống tốt có thể lấy được nhiều cành chồi củ
để tạo ra nhiều cây con [15]
- Giữ nguyên đặc tính cây mẹ, chất lượng và tính chống chịu ổn định.


15

1

- Năng suất, sản lượng cao
* Nhược điểm của giâm hom:
Giâm hom đòi hỏi kỹ thuật công phu, giá thành cao hơn nhân giống bằng hạt
(chi phí cao gấp 6-8 lần so với trồng bằng hạt). Hạn chế tuổi của cây mẹ lấy hom [15].
1.4.Tổng quan khu vực nghiên cứu tỉnh Hà Giang
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Hà Giang là tỉnh miền núi giáp biên giới, có tổng diện tích tự nhiên: 7.914,8892 ha.
Tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ 22010' - 23023' Vĩ tuyến Bắc và 104020' - 105034'
Kinh độ Đông: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Nam giáp Tuyên Quang, phía Tây giáp
tỉnh Lào Cai, Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng.
Tính đến nay Hà Giang có 01 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị trấn và
177 xã: Thành phố Hà Giang 5 phường và 3 xã, huyện Bắc Mê 1 thị trấn và 12 xã,
huyện Bắc Quang 2 thị trấn và 21 xã, huyện Đồng Văn 2 thị trấn và 17 xã, huyện
Hoàng Su Phì 1 thị trấn và 24 xã, huyện Mèo Vạc 1 thị trấn và 17 xã, huyện Quản Bạ

1 thị trấn và 12 xã, huyện Quang Bình 1 thị trấn và 14 xã, huyện Vị Xuyên 2 thị trấn
và 22 xã, huyện Xín Mần 1 thị trấn và 18 xã, huyện Yên Minh 1 thị trấn và 17 xã
Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 724.537
người. Trong đó, dân số thành thị là 84.338 người [5].
* Địa hình, địa thế
Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang
là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến
1.200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống
kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao
từ 500 m - 2.500 m (10 ngọn cao 500 - 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 - 1500 m, 10 ngọn
cao 1.500 - 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 - 2.500 m). Tuy vậy, địa hình Hà Giang về
cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:
- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ,
Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa
hình karst. ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp,
nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia nhập


×