Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (từ năm 1010 đến năm 1053)
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (từ năm 1010 đến năm 1053)
Từ đầu công nguyên đến năm 1900 có ghi kèm năm âm lịch. Ngày, tháng dương lịch ghi bằng số. Ngày,
tháng âm lịch ghi cả chữ viết, in nghiêng. Một số ngày có sự kiện quan trọng đã được tính ra ngày dương
lịch, còn giữ nguyên ngày âm lịch theo các tài liệu gốc.
Từ 1901 trở đi chỉ dùng ngày dương lịch, khi cần mới chú thích ngày âm lịch trong ngoặc đơn. Tháng âm
lịch theo thứ tự: tháng giêng, hai… cho đến tháng một, chạp, theo cách gọi cổ truyền.
1010 – Canh Tuất
Mùa thu, tháng bảy
- Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên thành là Thăng Long.
+ Trong chiếu dời đô, Lý Thái Tổ đã viết: “Muôn vật cực kỳ giầu thịnh, đông vui. Xem khắp nước Việt,
đây là chỗ đất đẹp nhất, thật là nơi đô hội trọng yếu để bốn phương tụ họp”.
Chiếu dời đô
- Xây dựng hoàng thành (đến đầu 1011 mới xong)
- Kinh thành Thăng Long chia là 2 phần.
+ Hoàng thành nằm trong lòng kinh thành là khu vực nhà vua và triều đình làm việc. Trong hoàng thành
còn ngăn ra 1 khu gọi là cấm thành, dành riêng cho vua, hoàng hậu và các cung tần mỹ nữ ở. Cấm thành
đời Lý gọi là Long thành. Hoàng thành có điện Càn Nguyên là điện chính, hai bên có điện Tập Cung và
Nghênh Xuân. Bên phải có cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn. Chính bắc dựng điện Cao Minh. Thềm
các quan chầu vua gọi là Long Trì, hai bên có hành lang. Sau điện chính là hai điện Long An, Long Thuỵ
làm nơi vua nghỉ ngơi. Bên trái xây điện Nguyệt Minh, bên phải xây điện Nhật Quang, đằng sau có cung
Thuý Hoa và Long Thuỵ cho các phi tần ở. Hoàng thành có 4 cửa đi ra kinh thành: cửa Diệu Đức phía bắc
trông ra hồ Tây, Tường Phù phía Đông, Đại Hưng phía Nam, Quảng Phúc phía Tây.
+ Kinh thành là khu vực nhân dân và quan lại ở bao lấy hoàng thành, gồm có 61 phường, gọi là phủ Ứng
Thiên.
- Xây chùa Hưng Thiên ngụ tự, lầu Ngũ Phượng Tinh, vua phát vào 310 lạng vàng để đúc chuông lớn cho
chùa.
- Xây chùa Vạn Tuế, Thắng Nghiêm (một chùa lớn ở phía Nam kinh thành).
- Xây đền Trấn Vũ (Quan Thánh)
- Lý Vạn Hạnh được phong làm quốc sư.
- Phát 1080 lạng bạc ở kho để đúc chuông lớn treo ở chùa Đại Giác
Tượng đài Lý Thái Tổ
1011 – Tân Hợi
- Dựng điện Hàm Quang bên sông Hồng làm nơi vua ngự xem đua thuyền.
- Dựng cung Đại Thành.
1012 – Nhâm Tí
- Xây cung Long Đức ở ngoài cửa Đại Hưng cho các thái tử ở.
Tháng bảy
- Đua thuyền trên sông Hồng. Vua ngự xem ở điện Hàm Quang.
1014 – Giáp Dần
- Đắp tường đất lớn bao quanh thành Đại La
- Phát 800 lạng bạc để đúc 2 chuông chùa Thắng Nghiêm và lầu tinh Ngũ Phượng
1016 – Bính Thìn
- Cấp độ điệp (giấy chứng nhận) cho hơn 1000 tăng đạo ở kinh thành.
- Động đất
- Vua đi thăm bến đò Cổ Sở (Yên Sở, Hoài Đức)
1018 – Mậu Ngọ
- Sư Vạn Hạnh mất
Chùa Thiên Tâm (Chùa Tiêu) thuộc xã Hương Giang, Từ Sơn,
Bắc Ninh, xưa là nơi trụ trì của Thiền sư Vạn Hạnh
1019 – Kỷ Mùi
- Ngô Tuấn (Lý Thường Kiệt) ra đời ở phường Thái Hoà (gần Quần Ngựa),
xuống chiếu độ dân trong nước làm Tăng.
1021 – Tân Dậu
- Làm núi giả Lam Sơn chúc thọ, tổ chức múa rối ở cửa Quảng Phúc (cửa tây)
- Làm nhà bát giác chứa kinh.
1024 – Giáp Tí
Tháng chín
- Sửa và đắp lại thành trì
- Xây chùa Chân giáo trong hoàng thành để vua tiện ngự xem tụng kinh.
1025 – Ất Sửu
- Đào thị giỏi nghề hát, thường được vua ban thưởng, do đó các con hát đều gọi là đào nương (ả đào).
1026 – Bính Dần
- Xuống chiếu làm Ngọc điệp (phả hệ nhà vua)
1027 – Đinh Mão
- Xuống chiếu viết kinh Tam Tạng.
1028 – Mậu Thìn
Tháng ba
- Loạn “Tam vương” ở kinh thành. Lý Thái Tổ mất. Di chiếu cho thái tử Phật Mã lên nối ngôi, nhưng 3
hoàng tử Đông Chinh Vương, Dực Thánh Vương và Vũ Đức Vương đem quân nổi loạn xông vào hoàng
thành, sau bị tướng Lê Phụng Hiểu dẹp tan.
Hai nhăm tháng ba
- Dựng miếu Đồng Cổ ở bên hữu thành Đại La, định lệ hàng năm các quan đến uống máu ăn thề trung
thành với vua vào ngày 4 tháng 4.
- Đặt cấp bậc các tăng đạo.
Đền Đồng Cổ (Phường Bưởi, quận Tây Hồ)
1029 – Kỷ Tị
- Lý Thái Tông xây lại cấm thành.
+ Trên nền điện Càn Nguyên cũ dựng lên điện Thiên An làm điện chính. Hai bên là điện Tuyên Đức và
Diên Phúc. Trước điện Thiên An là sân rộng, 2 bên đặt gác chuông, bao quanh là hành lang và giải vũ.
Trước sâu rộng có điện Phụng Thiên, trên điện có lầu Chính Dương đặt người báo canh, báo khắc. Phía
đông có điện Thiên Khánh xây hình 8 cạnh, tiếp sau là điện Trường Xuân, bên trên có gác Long Đồ. Nối
các điện Thiên An, Thiên Khánh, Trường Xuân là các cầu Phượng Hoàng.
- Đắp thêm một lần thành đất gọi là Phượng thành.
Chi tiết sân gạch nằm giữa hai thềm kiến trúc thời Lý
1030 – Canh Ngọ
- Dựng xong điện Thiên Khánh, kiểu bát giác để làm chỗ nghe chính sự.
1031 – Tân Mùi
- Theo lời đạo sĩ Thịnh Trị Không, Lý Thái Tông ban cấp giấy ký lục công nhận các đạo sĩ theo đạo Lão
(Đạo Giáo) ở cung Thái Thanh; Dựng 950 chùa, quán ở các hương cấp.
1033 – Quý Dậu
- Đúc chuông lớn 1 vạn cân (hơn 6 tấn) treo ở Lầu Chuông – Long Trì.