Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường đại học, cao đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.37 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Số 26 (51) - Tháng 03/2017

Một số kinh nghiệm thực tiễn trong cơng tác đào tạo
theo học chế tín chỉ tại các trường đại học, cao đẳng
Practice of credit-based training system in higher institutions
TS. Nguyễn Thị Tứ
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Nguyen Thi Tu, Ph.D.
Ho Chi Minh City University of Pedagogy
Tóm tắt
Nội dung bài viết tổng hợp một số kinh nghiệm thực tiễn trong cơng tác đào tạo theo học chế tín chỉ tại
các trường đại học, cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích thực trạng, thuận lợi và
khó khăn, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong cơng tác đào tạo theo
học chế tín chỉ hiện nay.
Từ khóa: giáo dục đại học, đào tạo theo học chế tín chỉ.
Abstract
The article summarizes some practical experiences of credit-based training system in higher institutions
in Ho Chi Minh City. Analyzing achievements and shortcomings, advantages and disadvantages, the
author proposed some solutions to improve the application of credit-based training today.
Keywords: higher education, credit-based training system.

thành quả đạt được vẫn còn tồn tại khá
nhiều bất cập. Vậy trên thực tế hiện nay
việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ này đang
diễn ra như thế nào? Đâu là những thuận
lợi và khó khăn? Và cách khắc phục ra
sao? Bài viết dưới đây đề cập đến những
vấn đề này.
2. Giải quyết vấn đề


2.1. Thực trạng cơng tác đào tạo theo
học chế tín chỉ
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ được
thực hiện lần đầu tiên ở Trường Đại học
Bách khoa TP.HCM vào năm học 19931994 và thực hiện rộng rãi ở các trường đại
học, cao đẳng từ năm 2007. Đây là phương
thức đào tạo mà người học được cấp bằng

1. Đặt vấn đề
Đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ
thống tín chỉ đã được áp dụng từ lâu ở các
đại học danh tiếng trên thế giới. Năm 2007,
Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đã ban
hành Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng
hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, và năm
2011 là hạn cuối cùng để các trường Đại
học và Cao đẳng trên tồn quốc phải
chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này.
Như vậy, đòi hỏi các cấp quản lý, giảng
viên, sinh viên phải thay đổi rất nhiều về
nội dung, phương pháp và các hình thức
hoạt động sao cho phù hợp với loại hình
đào tạo mới. Tuy nhiên, trong q trình
thực hiện gần 10 năm qua bên cạnh những
33


M T SỐ KINH NGHI M THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ…

sau khi tích lũy đủ khối lượng kiến thức (số

tín chỉ) theo yêu cầu của chương trình đào
tạo. Các hình thức tích lũy tín chỉ là học
trên lớp, thực hành, thực tập và tự học.
Kiến thức trong hệ thống tín chỉ được cấu
trúc thành các học phần, mỗi học phần từ
2,3 thậm chí đến 5 tín chỉ. Chương trình
đào tạo gồm các học phần bắt buộc và học
phần tự chọn. Sinh viên được lựa chọn và
đăng ký học các học phần phù hợp với
năng lực, điều kiện và hoàn cảnh của mình.
Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo
năm học mà theo học kỳ. Một năm học có
thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi
chương trình đào tạo của một ngành học
nhất định không tính theo năm mà tính
theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên,
sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định thì
được cấp bằng trong thời gian quy định.
Đánh giá thực trạng công tác đào tạo
theo học chế tín chỉ cần thiết phải được
xem xét từ 3 góc độ chính: người học,
người dạy và các nhà quản lý đào tạo.
2.1.1. Đối với người học (sinh viên)
Đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi
sinh viên phải có kỹ năng tự học và tự
nghiên cứu. Nhưng thực tế, sinh viên còn
xa lạ với việc tự hoạch định nội dung học
tập và quản lý quá trình tự học của mình.
Nhiều sinh viên sử dụng không đúng mục
đích thời gian tự học đã được thiết kế trong

chương trình. Việc kiểm soát tự học và tự
nghiên cứu của sinh viên cũng chưa được
tiến hành có quy củ và đều đặn, khiến xảy
ra nguy cơ khoán trắng việc tự học cho tinh
thần tự giác của sinh viên. Giảng viên cũng
chưa có nhiều biện pháp thực sự hiệu quả
để kiểm tra đánh giá việc tự học và tự
nghiên cứu của sinh viên, nên thời lượng
dành cho tự học và tự nghiên cứu của sinh
viên vô hình chung đã trở thành thời gian
rảnh rỗi của nhiều sinh viên và họ đã sử
dụng quỹ thời gian đó để đi làm thêm hoặc

học thêm lĩnh vực khác, thậm chí không
loại trừ những trường hợp xấu khác như tụ
tập hội hè, vui chơi, cà phê…dẫn tới tình
trạng sinh viên bỏ học gia tăng.
Trong học tập, nhiều sinh viên cũng đã
phát huy được tính chủ động, tích cực và
sáng tạo của mình, chủ động phát biểu ý
kiến cá nhân, chủ động đặt câu hỏi cho
giảng viên và đặc biệt một số sinh viên còn
rất mạnh dạn trong việc trình bày các ý
kiến, quan điểm đối nghịch với các quan
điểm truyền thống. Và chính điều này sẽ
thúc đẩy sự sáng tạo ra các kiến thức mới một vấn đề rất quan trọng trong thời đại
ngày nay. Tuy nhiên, một số sinh viên còn
tồn tại thói quen học thuộc lòng, và chỉ học
theo giáo trình hoặc bài vở của thầy cô
theo thói quen học phổ thông, điều đó đã

khiến những sinh viên này gặp nhiều khó
khăn trong học tập, thậm chí cảm thấy mất
phương hướng do không còn sự kiểm soát
chặt chẽ của người dạy.
2.1.2. Đối với người dạy (giảng viên)
Đội ngũ giảng viên chưa được nghiên
cứu và huấn luyện đầy đủ về phương pháp
dạy học tích cực. Vì hiểu một cách cứng
nhắc về phương pháp dạy học tích cực nên
có hiện tượng đi từ thái cực này sang thái
cực khác về phương pháp dạy học, có
không ít giảng viên còn thiên về phương
pháp đọc – chép hoặc diễn giảng, nhưng
cũng có giảng viên quá coi trọng các
phương pháp dạy học tích cực dẫn đến việc
phủ định sạch trơn các phương pháp và thủ
thuật dạy học truyền thống.
Còn nhiều giảng viên quá coi trọng
việc truyền bá lý thuyết mà không gắn kết
với thực hành, ngược lại cũng nhiều giảng
viên quá coi trọng thực hành dẫn tới việc
xem nhẹ phần lý luận. Đặc biệt, nhiều
giảng viên trẻ khi sử dụng các phương
pháp dạy học tích cực lại sử dụng quá
nhiều trò chơi để tạo không khí sôi động
34


NGUYỄN THỊ TỨ


mà chưa gắn kết nội dung các trò chơi với
các nội dung khoa học trong bài giảng một
cách hợp lý khiến cho sinh viên tiếp nhận
kiến thức một cách rời rạc, tản mạn, không
hệ thống.
Giờ học trên lớp được quan niệm là
nơi cọ xát giữa những kiến thức mà người
học có được từ nhiều nguồn khác nhau (từ
sách vở, từ thầy cô, từ internet…). Phương
châm tự chủ trong học tập đã trở thành một
chìa khóa then chốt trong phương pháp dạy
học tích cực. Quyền tự chủ đó được thể
hiện trong từng môn học thông qua việc
thảo luận về kế hoạch giảng dạy và đề
cương chi tiết của mỗi học phần mà giảng
viên thường cung cấp cho sinh viên ngay
trong buổi học đầu tiên. Tuy nhiên, việc
biên soạn đề cương bài giảng hiện đang là
công việc mạnh ai nấy làm và phụ thuộc rất
nhiều vào tâm huyết của mỗi giảng viên.
Trong khi đó, giảng viên hiện đang quá tải
do phải cáng đáng nhiều giờ giảng, không
có thời gian tự nghiên cứu lại còn bỡ ngỡ
với hình thức đào tạo tín chỉ nên không
tránh khỏi lúng túng. Nhiều giảng viên có
soạn đề cương nhưng còn quá sơ lược, đơn
giản nên sinh viên không biết phải làm gì
trong môn học. Nhiều giảng viên không
chuyển cho sinh viên đề cương môn học
chi tiết và hướng dẫn sinh viên tự học nên

thói quen học theo kiểu thời niên chế vẫn
còn tiếp diễn.
2.1.3. Đối với các nhà quản lý đào tạo
Tại những nước khác áp dụng hình
thức đào tạo tín chỉ, số tiết lên lớp của sinh
viên đại học chỉ chiếm 1/3, còn lại 2/3 là
thời gian tự học. Trong khi đó, ở Việt
Nam, theo Quy chế 43 (Quy chế đào tạo tín
chỉ) một sinh viên trung bình dành ít nhất 2
giờ chuẩn bị tự học cho 1 giờ học trên lớp,
nhưng thực tế thì tỷ lệ thời gian đến lớp và
tự học ở nhà là 1:1.
Phương châm của những nhà thiết kế

chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ là
giảm số lượng giờ dạy nhưng không cắt
xén chương trình. Nhiệm vụ này không dễ
thực hiện, nhất là khi giảng viên phải tự mò
mẫm để thích nghi với hệ thống đào tạo
mới. Vì thế, không ít giảng viên chọn cách
làm dễ nhất là dạy đến hết giờ trên lớp,
phần chương trình còn lại giao cho sinh
viên tự học. Vì thế, đối với nhiều giảng
viên, việc tinh giản chương trình đào tạo
chỉ còn mang ý nghĩa thuần túy là cắt giảm
giờ dạy một cách máy móc.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi
đào tạo theo học chế tín chỉ
2.2.1. Thuận lợi
Qua gần 10 năm triển khai rộng ở tất

cả các trường đại học, cao đẳng ở Việt
Nam, phương thức đào tạo này có nhiều ưu
điểm như: sinh viên được chủ động lên kế
hoạch học tập, lựa chọn môn học tự chọn
phù hợp, lựa chọn giảng viên và thời gian
học. Quá trình tự học, tự nghiên cứu của
sinh viên được coi trọng, được tính vào nội
dung và thời lượng chương trình, đã phát
huy được tính chủ động, sáng tạo của sinh
viên trong quá trình học tập. Sinh viên
được quyền quyết định tiến độ đào tạo và
thời gian ra trường của mình, tùy vào khả
năng và điều kiện của bản thân sinh viên.
Lợi thế lớn nhất mà khi sinh viên được học
theo tín chỉ là sinh viên được tự do lựa
chọn những chuyên ngành mình thích và
chọn thầy cô, cũng như là chọn giờ học, ca
học của mình, được tự do trong việc cân
bằng giữa học tập và các hoạt động khác.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác
nhau, việc thực hiện đào tạo theo học chế
tín chỉ còn gặp nhiều khó khăn.
2.2.2. Khó khăn
Đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi
người dạy lẫn người học cần phát huy tính
tích cực, chủ động. Trong khi đó, một bộ
phận lớn sinh viên, nhất là những sinh viên
35



M T SỐ KINH NGHI M THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ…

học và người dạy cũng như các nhà quản lý
đào tạo.
2.3.1. Về phía sinh viên: sinh viên phải
có sự tham gia tích cực vào nhiều phương
diện của quá trình đào tạo
Vì mục tiêu của đào tạo theo tinh thần
mới là rèn luyện các kỹ năng cao cấp như
quan sát, phân tích, so sánh, phê phán,…
nên hình thức học vẹt, học nhồi nhét kiến
thức không còn phù hợp nữa. Đào tạo theo
hướng sư phạm tích cực đồng nghĩa với
việc tự học và tự nghiên cứu. Vì thế, sinh
viên phải được làm quen dần với tinh thần
làm việc độc lập tự chủ ngay từ phổ thông.
2.3.2. Về phía giảng viên: giảng viên phải
chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy
Học chế tín chỉ coi các giảng viên như
những học giả. Với tư cách là học giả, các
giảng viên cần được đào tạo và thực hành
để thực hiện giảng dạy giỏi và đào tạo lại
sinh viên từ chỗ học vẹt đến chỗ học cách
giải quyết vấn đề và có tinh thần dám nghĩ
dám làm, chấp nhận rủi ro và thử thách. Vì
thế, giảng viên cần phải được chuẩn bị đầy
đủ về nghiệp vụ sư phạm đặc biệt là
phương pháp dạy học tích cực của bộ môn
với nhiều khâu như:
- Tích cực tìm hiểu về các vấn đề của

giáo dục hiện đại.
- Tập huấn về các phương pháp dạy
học tích cực.
- Thiết kế chương trình và biên soạn bài
giảng theo hướng phát huy tính tích cực của
người học (phương pháp dạy học tích cực).
- Tích cực nâng cao trình độ chuyên
môn và rèn luyện nghiệp vụ để ngày càng
hoàn thiện.
Đội ngũ giảng viên phải đủ về số lượng
và mạnh về chất lượng để ngày càng đáp
ứng nhiều hơn nhu cầu học tập của sinh
viên. Cụ thể là:
- Giảng viên phải có năng lực biên
soạn và giảng dạy nhiều học phần kiến

có nguốn gốc xuất thân từ nông thôn hoặc
những thành phố nhỏ, họ đã quen với cách
học truyền thống ở bậc phổ thông nên khi
bước vào môi trường học tập ở bậc cao
đẳng, đại học đã gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng thiếu hụt giảng viên có trình
độ chuyên môn sâu và phương pháp giảng
dạy thu hút sinh viên là rất lớn, khiến cho
sinh viên chưa thể chủ động lựa chọn giảng
viên để theo học. Thậm chí nhiều môn học
tự chọn không đủ số lượng sinh viên đăng
ký cũng không thể mở lớp khiến cho sinh
viên buộc phải theo học những môn tự chọn
không theo nguyện vọng sở thích.

Chương trình đào tạo chưa có tính mềm
dẻo và linh hoạt để giúp sinh viên không bị
mất đi kiến thức và kỹ năng đã tích lũy nếu
như việc học của họ bị gián đoạn.
Sinh viên chưa được tạo điều kiện
thuận lợi để chuyển đổi từ khóa học này
sang khóa học khác trong cùng một trường
hay khác trường.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp
ứng việc đào tạo theo học chế tín chỉ. Lớp
học còn bố trí sĩ số khá đông và trang thiết
bị dạy học cũng còn nhiều thiếu thốn, cũng
như việc bố trí các dạng bàn học cũng khó
di chuyển dẫn đến việc tổ chức các hoạt
động nhóm trên lớp gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt việc đăng ký môn học đã trở
thành nỗi ám ảnh của nhiều sinh viên do hệ
thống phần mềm hay mắc lỗi và quá tải
khiến nhiều em không đăng ký được đành
chờ “lớp sau”.
2.3. Một số biện pháp khắc phục
Vì bản chất của đào tạo theo học chế
tín chỉ là cá thể hóa giáo dục và dân chủ
hoá cả quá trình đào tạo, nghĩa là phải đáp
ứng càng nhiều càng tốt nhu cầu và điều
kiện học tập của cá nhân, nhất là phải tạo
điều kiện cho các bên liên quan có một môi
trường làm việc dân chủ nên đòi hỏi phải
có sự hợp tác tích cực từ nhiều phía: người
36



NGUYỄN THỊ TỨ

thức mới để tăng dần số lượng các môn tự
chọn giúp sinh viên ngày càng có nhiều sự
chọn lựa các môn học.
- Phải cập nhật và thay đổi định kỳ
giáo trình cho phù hợp với tình hình mới.
- Phải có năng lực biên soạn nhiều tài
liệu tham khảo để sinh viên tự nghiên cứu.
- Phải đầu tư nhiều thời gian để kiểm
soát việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
2.3.3. Về phía các nhà quản lý: cơ chế
quản lý phải mềm dẻo
Dân chủ hoá trong đào tạo và giáo dục
lấy người học làm trung tâm đòi hỏi các
nhà quản lý phải có cơ chế quản lý mềm
dẻo trong việc tổ chức dạy và học. Tính
mềm dẻo đó được thể hiện qua các phương
diện sau đây:
- Về quản lý học vụ: Phải mềm hóa
các thủ tục quản lý học vụ, sao cho người
học được lợi nhất, thuận tiện nhất. Cách tổ
chức quản lý phải khoa học, chặt chẽ; năng
lực quản lý phải đủ giỏi để giải quyết mọi
tình huống đa dạng do nhu cầu học tập phát
sinh. Để thực hiện được điều đó, cần phải
đơn giản hóa các thủ tục hành chính, phải
phân cấp quản lý sao cho không gây phiền

hà cho người học và hơn thế nữa, khích lệ
việc học tập của sinh viên.
- Về cơ sở vật chất: Đào tạo theo hệ
thống tín chỉ phát sinh nhu cầu về trang
thiết bị như phòng học, máy móc, tài liệu
nghiên cứu, chỗ ngồi trong thư viện… rất
lớn. Vì thế nhà trường phải có khả năng
cung cấp các trang thiết bị đủ để đáp ứng
yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.
3. Kết luận
Đào tạo theo học chế tín chỉ là tăng
cường ý thức trách nhiệm của người học
đối với việc đào tạo của bản thân mình, là
Ngày nhận bài: 01/01/2017

thực hiện dân chủ hóa trong giáo dục:
người học tham gia vào tất cả các khâu
trong tiến trình đào tạo của mình, từ việc
cơ cấu các môn học dựa trên hệ thống tự
chọn, đến việc quy hoạch lộ trình thực hiện
tiến trình đào tạo đó tùy theo điều kiện và
năng lực về tài chính về quỹ thời gian…
của mình. Đòi hỏi của đào tạo theo học chế
tín chỉ buộc trường phải đưa ra nhiều lộ
trình đào tạo càng ngày càng phù hợp hơn.
Tóm lại, sinh viên và nhà trường cần
thiết khắc phục những hạn chế còn tồn tại
trên một số mặt chính như:
- Sinh viên còn yếu kém về việc lập kế
hoạch học tập và quản lý quá trình tự học

của mình theo học chế tín chỉ.
- Tình trạng thiếu hụt giảng viên có
trình độ chuyên môn cao và tay nghề thành
thạo cả về chất lẫn lượng còn rất lớn do
vậy sinh viên chưa đáp ứng được hết mong
đợi của sinh viên và họ vẫn chưa thể chủ
động lựa chọn giảng viên và những môn
học mà mình yêu thích thực sự.
- Các nhà quản lý đào tạo chưa đủ tính
mềm dẻo và linh hoạt trong quản lý và ứng
dụng công nghệ thông tin khiến việc đăng
ký hay chuyển đổi từ lớp này sang lớp
khác, khóa học này sang khóa học khác
trong cùng một trường học hay khác
trường học còn gặp nhiều khó khăn.
- Nhà trường chưa đáp ứng đủ cơ sở
vật chất, trang thiết bị cho việc đào tạo
theo học chế tín chỉ, việc thiếu phòng ốc
khiến cho việc xếp lịch dạy và học của
giảng viên và sinh viên còn nhiều bất cập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào
tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ, Hà Nội.

Biên tập xong: 15/3/2017

37

Duyệt đăng: 20/3/2017




×