Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động theo BASEL II tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------

LƯU THỊ KIM OANH

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG
THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------

LƯU THỊ KIM OANH

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG
THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh - Hướng ứng dụng
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ QUANG HUÂN



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt
động theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín” là đề tài nghiên
cứu cá nhân của tôi và được sự hướng dẫn từ “TS. Ngô Quang Huân” chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Và đây là kết quả của quá trình học
tập, nghiên cứu nghiêm túc, các số liệu trong đề tài được thu thập từ thực tế, nguồn
gốc rõ ràng, các thông tin tham khảo được trích dẫn cụ thể trong phần tài liệu tham
khảo. Nếu có sự đạo văn và sao chép tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội
đồng khoa học.

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019
Người cam đoan

Lưu Thị Kim Oanh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 3
4.1 Về phương pháp định tính................................................................................. 3
4.2 Về phương pháp định lượng.............................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT
ĐỘNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................... 5
1.1 Những vấn đề cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro tại NHTM ........................ 5
1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại (NHTM)................................................ 5
1.1.1.1 Khái niệm ............................................................................................ 5
1.1.1.2 Một số hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại ............................ 6
1.1.2 Rủi ro và quản lý rủi ro trong ngân hàng thương mại ...................................... 7
1.1.2.1 Khái niệm rủi ro ................................................................................... 7
1.1.2.2 Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại. ........................ 8


1.1.2.3 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong hoạt động NHTM ................... 11
1.1.2.4 Tác hại của rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại. ................. 12
1.1.2.5 Khái niệm quản lý rủi ro .................................................................... 13
1.1.2.6 Những lợi ích của việc quản lý rủi ro trong ngân hàng thương mại .... 14
1.1.2.7 Mô hình quản lý rủi ro tại ngân hàng thương mại ............................... 16
1.2 Tổng quan chung về Basel II ........................................................................ 18
1.2.1 Khái quát về ủy Ban Basel ............................................................................ 18
1.2.2 Vì sao thế giới thực hiện Basel III mà Việt Nam mới bắt đầu Basel II........... 20
1.2.3 Giới thiệu về Basel II .................................................................................... 21

1.2.4 Các tác động của Basel II đến hệ thống ngân hàng thương mại ..................... 23
1.2.4.1 Tác động tích cực............................................................................... 23
1.2.4.2 Tác động tiêu cực............................................................................... 24
1.2.5 Thách thức NHTM phải đối mặt khi áp dụng Basel II ................................... 24
1.3 Tổng quan chung về RRHĐ và quản lý RRHĐ theo Basel II ..................... 25
1.3.1 Khái niệm rủi ro hoạt động............................................................................ 25
1.3.2 Phân loại rủi ro hoạt động ............................................................................. 26
1.3.3 Khái niệm quản lý rủi ro hoạt động ............................................................... 27
1.3.4 Quy trình quản lý rủi ro hoạt động ................................................................ 28
1.3.5 Các nguyên tắc quản lý rủi ro hoạt động ....................................................... 29
1.3.6 Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động.................................................. 31
1.3.7 Khung quản lý rủi ro hoạt động ..................................................................... 32
1.3.8 Kinh nghiệm quản lý RRHĐ của một số ngân hàng trên thế giới................... 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 34
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG THEO
BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ..................... 35
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín (Sacombank). ......... 35
2.1.1 Giới thiệu chung ........................................................................................... 35
2.1.2 Ngành nghề, dịch vụ kinh doanh ................................................................... 35
2.1.3 Tình hình phát triển mạng lưới ...................................................................... 36


2.1.4 Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi ............................................................ 37
2.1.5 Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 40
2.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018 ................................... 41
2.2 Thực trạng công tác quản lý rủi ro hoạt động tại Sacombank. .................. 44
2.2.1 Cơ sở pháp lý từ Ngân hàng nhà nước. .......................................................... 44
2.2.2 Chính sách, quy định về rủi ro hoạt động tại Sacombank .............................. 45
2.2.3 Mô hình tổ chức quản lý RRHĐ tại Sacombank ............................................ 47
2.2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro hoạt động tại Sacombank ................................ 48

2.2.5 Quy trình quản lý rủi ro hoạt động tại Sacombank......................................... 51
2.2.5.1 Nhận diện .......................................................................................... 52
2.2.5.2 Đo lường............................................................................................ 53
2.2.5.3 Kiểm soát, giảm thiểu ........................................................................ 54
2.2.5.4 Giám sát, báo cáo............................................................................... 56
2.2.6 Số liệu thực tế về rủi ro hoạt động tại Sacombank giai đoạn 2016-2018 ........ 57
2.3 Đánh giá khách quan về tình hình quản lý RRHĐ tại Sacombank ............ 66
2.3.1 Thực hiện phỏng vấn chuyên gia ................................................................... 66
2.3.2 Thực hiện khảo sát ý kiến của nhân viên Sacombank về quản lý rủi ro.......... 69
2.4 Đánh giá chung về quản lý rủi ro theo Basel II tại Sacombank ................. 77
2.4.1 Các hạn chế................................................................................................... 77
2.4.2 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ............................................................ 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 80
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO
HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ............. 81
3.1 Định hướng phát triển của Sacombank ....................................................... 81
3.2 Định hướng quản trị rủi ro hoạt động tại Sacombank ............................... 82
3.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động tại Sacombank ................. 84
3.3.1 Các giải pháp theo quy trình thực hiện quản lý rủi ro hoạt động .................... 85
3.3.1.1 Giải pháp nhằm đối phó với rủi ro hoạt động ..................................... 85
3.3.1.2 Giải pháp cho bước nhận diện rủi ro hoạt động .................................. 87


3.3.1.3 Giải pháp cho bước thực hiện đo lường rủi ro hoạt động .................... 87
3.3.1.4 Giải pháp cho bước kiểm soát, giảm thiểu rủi ro hoạt động ................ 88
3.3.1.5 Giải pháp cho bước giám sát và báo cáo rủi ro hoạt động................... 88
3.3.2 Giải pháp đối với các nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động. ............. 89
3.3.2.1 Giải pháp về quy định, quy trình hoạt động........................................ 89
3.3.2.2 Giải pháp về con người. ..................................................................... 90
3.3.2.3 Giải pháp hệ thống công nghệ thông tin ............................................. 92

3.3.2.4 Giải pháp cho việc thực hiện thông tin, truyền thông. ........................ 93
3.3.2.5 Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro khác. ............................ 94
3.4 Kiến nghị, đề xuất ......................................................................................... 95
3.4.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước........................ 95
3.4.1.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: ............................................ 95
3.4.1.2 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: .............................. 98
3.4.2 Kiến nghị đối với Sacombank ....................................................................... 99
3.4.2.1 Tăng cường công tác quản trị điều hành. ............................................ 99
3.4.2.2 Kiên quyết áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro nói
chung và quản trị rủi ro hoạt động nói riêng. ................................................. 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 101
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Số

Ký hiệu, từ viết tắt

Nguyên nghĩa

01

BCBS

Ủy ban Basel

02


BCTN

Báo cáo thường niên

03

CBNV

Cán bộ nhân viên

04

CIC

05

CNTT

Công nghệ thông tin

06

CRM

Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng

07

HĐKD


Hoạt động kinh doanh

08

HĐQT

Hội đồng quản trị

09

LOS

10

M&A

Mua lại và sát nhập

11

NHNN

Ngân hàng nhà nước

12

NHTM

Ngân hàng thương mại


13

NHTW

Ngân hàng trung ương

14

QLRRHĐ

15

QLRR

Quản trị rủi ro

16

RRHĐ

Rủi ro hoạt động

17

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

18


Sacombank

19

TMCP

20

TT

21

UB.QLRR

Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia
Việt Nam

Phần mềm khởi tạo, phê duyệt và quản
lý cấp tín dụng

Quản lý rủi ro hoạt động

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Thương mại cổ phần
Thông tư
Ủy ban quản lý rủi ro
Công ty TNHH một thành viên quản lý

22


VAMC

tài sản của các tổ chức tín dụng Việt
Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số

Bảng

Nội dung

01

Bảng 1.1

02

Bảng 1.2

03

Bảng 2.1

04

Bảng 2.2


05

Bảng 2.3

06

Bảng 2.4

07

Bảng 2.5

Mô tả đặc điểm các đối tương khảo sát

69

08

Bảng 2.6

Mô tả các nhân tố giải thích

71

Quy trình quản lý rủi ro của các ngân hàng
nước ngoài
Giới thiệu chung về Ủy ban Basel và Basel I.
II, III.
Một số chi tiêu hoạt động kinh doanh giai
đoạn 2016-2018

Các chỉ số an toàn vốn giai đoạn 2016-2018
Số liệu về lỗi rủi ro trong giai đoạn 2016 2018
Thống kê các lỗi theo nghiệp vụ giai đoạn
2016 - 2018

Trang
16

19

42
43
58

63


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỄU ĐỒ
Số

Hình

Nội dung

01

Hình 1.1

Ngân hàng thương mại – trung gian tài chính


6

02

Hình 1.2

Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM

7

03

Hình 1.3

04

Hình 1.4

05

Hình 1.5

06

Hình 1.6

07

Hình 1.7


08

Hình 1.8

Quy trình quản lý rủi ro hoạt động

28

09

Hình 1.9

Khung quản lý rủi ro hoạt động cơ bản

32

10

Hình 2.1

Mạng lưới hoạt động của Sacombank

36

11

Hình 2.2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sacombank


40

12

Hình 2.3

Mô hình quản lý rủi ro hoạt động

47

13

Hình 2.4

Sơ đồ tổ chức quản lý rủi ro hoạt động

48

14

Hình 2.5

Quy trình quản lý rủi ro hoạt động Sacombank

52

15

Biểu đồ 2.1


16

Biểu đồ 2.2

17

Biểu đồ 2.3

18

Biểu đồ 2.4

Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng theo Basel II
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong hoạt
động kinh doanh NHTM
Mô hình hóa quản lý rủi ro phổ biến của các
ngân hàng nước ngoài
Ba trụ cột của Basel II
Mối quan hệ giữa các thành phần của rủi ro
hoạt động.

Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh giai đoạn
2016 -2018
Thống kê lỗi rủi ro hoạt động trong giai đoạn
2016-2018
Tỷ lệ các lỗi theo sự kiện rủi ro hoạt động năm
2016, 2017, 2018
Thống kê các lỗi rủi ro hoạt động theo nghiệp
vụ 2016-2018


Trang

9

12

17
23
26

41

59

60

64


Tỷ lệ lỗi rủi ro nghiệp vụ năm 2016, 2017,

19

Biểu đồ 2.5

20

Biểu đồ 2.6.


21

Biểu đồ 2.7

22

Biểu đồ 2.8.

Tỷ lệ về các nguyên nhân gây RRHĐ

75

23

Biểu đồ 2.9

Tỷ lệ về trách nhiệm đối với quản lý RRHĐ

75

24

Biểu đồ 2.10

Tỷ lệ về cách thức ứng xử khi gặp RRHĐ

76

2018
Tỷ lệ độ tuổi theo khảo sát thống kê

Tỷ lệ đối với bộ phận thường xuyên xảy ra
RRHĐ

64
70
74


TÓM TẮT
Thời gian qua rất nhiều các sự kiện liên quan đến quản lý rủi ro hoạt động đã
xảy ra, gây tổn thất hàng trăm tỷ đồng trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
Vì vậy quản lý rủi ro hoạt động theo các tiêu chuẩn quốc tế (Basel II) đang là vấn đề
cấp thiết đối với các ngân hàng thương mại trong thời buổi hội nhập kinh tế toàn
cầu ngày nay. Với mục tiêu tìm ra các nguyên nhân gây ra rủi ro hoạt động, đánh
giá tình hình quản lý rủi ro thực tế tại Sacombank để tìm ra các giải pháp nhằm hạn
chế, giảm thiểu các tác động của rủi ro hoạt động trong kinh doanh của ngân hàng
thương mại. Sau đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
rủi ro hoạt động theo Basel II trong ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và
Sacombank nói riêng.
Từ khóa: Basel II, Quản lý rủi ro hoạt động, Việt Nam, Sacombank


ABSTRACT
Recently, many events related to Operational Risk Management (ORM) have
occurred, causing hundreds of billions of dong in losses in Commercial Bank
operations. Therefore, ORM according to international standards (Basel II) is an
urgent issue for Commercial Banks in today's global economic integration. With the
goal of finding the causes of Operational Risks, assessing the actual risk
management situation at Sacombank to find solutions to limit and minimize the
impact of Operational Risks in the commercial banks business. Then make the

recommendations to improve the ORM efficiency under Basel II in Vietnamese
Commercial Banks in general and Sacombank in particular.
Keywords: Basel II, Operation Risk Management, Vietnam, Sacombank.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian vừa qua, thông tin về việc bắt giữ các cán bộ cao cấp của ngân hàng,

kết quả điều tra xác định số tiền thiệt hại đã gây chấn động dư luận và đặt ra nhiều
câu hỏi về vấn đề quản lý rủi ro trong ngành ngân hàng. Chẳng hạn, trường hợp vụ
án Huỳnh Thị Huyền Như, một trưởng phòng giao dịch của VietinBank đã chiếm
đoạt gần 4.000 tỷ đồng. Nhiều ngân hàng như Maritime Bank (nay đổi tên thành
MSB), TPBank, Navibank (nay là NCB)... và nhiều doanh nghiệp cùng dính líu tới
vụ án này và cơ quan điều tra đã tách bớt các hành vi vi phạm để xử lý trong nhiều
giai đoạn để đảm bảo thời hạn điều tra. Nếu vụ án Huyền Như có điểm nhấn là số
tiền quá lớn và vấn đề bồi thường dân sự, thì vụ án xảy ra tại Ngân hàng Á Châu
(ACB) lại thu hút sự quan tâm khi những lãnh đạo cao cấp nhất của Ngân hàng bị
bắt giam. Không chỉ Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Nguyễn Đức Kiên (còn được
gọi là bầu Kiên), mà cả Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc của Ngân hàng cũng
bị khởi tố, điều tra, xét xử. Tiếp đó là hàng loạt vụ án đình đám của ngành ngân
hàng như vụ án xảy ra tại OceanBank khiến cựu Chủ tịch HĐQT phải lĩnh án chung
thân, 34 cán bộ ngân hàng nguyên là Giám đốc/Phó giám đốc các chi nhánh phải ra
tòa. Vụ án này liên quan đến các tổ chức, cá nhân nhận tiền chi lãi ngoài vẫn đang
được các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra xét xử.
Một vụ án khác có sự liên lụy rất lớn, đó là vụ án Phạm Công Danh gồm 3

lãnh đạo của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) gồm nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên
Tổng giám đốc, nguyên Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn đã bị khởi tố, bắt tạm giam để
phục vụ điều tra. Số tiền thất thoát lên tới hơn 9.000 tỷ đồng với các hành vi lập
khống hồ sơ thực hiện đề án Corebanking, ký hợp đồng khống thuê mặt bằng để rút
tiền của ngân hàng, rút hơn 5.000 tỷ đồng không có chữ ký của khách hàng, lập hợp
đồng mua bán khống để vay tiền của VNCB...
Qua các vụ đại án trên câu chuyện rủi ro hoạt động trong kinh doanh nói
chung và ngành ngân hàng nói riêng được quan tâm hơn bao giờ hết. Với quan điểm


2

ngành ngân hàng là ngành đặc thù, có liên quan đến sự ổn định hệ thống nền kinh
tế, nhiều thông tin, nhiều vấn đề thường được xem xét, cân nhắc ở mức độ thận
trọng nhằm tránh ảnh hưởng lan rộng.
Với những thông tin và mức độ ảnh hưởng này có thể thấy được rằng rủi ro
hoạt động ngày càng trở nên cấp thiết đối với xu thế hội nhập của các Ngân hàng
thương mại (NHTM) ở Việt Nam. Chính vì vậy để góp phần hạn chế và giảm thiểu
những sự kiên và tình huống RRHĐ thông qua việc tìm ra các nguyên nhân có khả
năng gây ra rủi ro, đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), góp phần nâng cao uy tín hình ảnh
của Sacombank trên thị trường tài chính, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững,
lâu dài trong môi trường hội nhập quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt Tôi đã
quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín” để thực hiện cho chuyên đề luận văn của
tôi.
2.

Mục tiêu nghiên cứu.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân dẫn đến rủi ro hoạt động theo


Basel II tại Ngân hàng.
Phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II của
Sacombank từ đó đưa ra các đánh giá, nhận xét về các mặt đã thực hiện được và
những mặt tồn tại cần giải quyết.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II
tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu trên thì đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và
công tác quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II của Sacombank.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn luôn tồn
tại các loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt


3

động… Nhưng do thời gian và nội dung có hạn nên tác giả chỉ tập trung đánh giá về
quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín;
Về mặt thời gian: nghiên cứu dựa trên số liệu thống kê từ năm 2016 đến 2018
được cung cấp bởi phòng kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, trung tâm quản lý rủi
ro của Sacombank. Số liệu thứ cấp được tác giả nghiên cứu thu thập từ tháng 8 đến
tháng 12 năm 2018.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cụ thể

như sau:
4.1 Về phương pháp định tính
Từ cơ sở lý thuyết về quản lý RRHĐ, tác giả tiến hành phỏng vấn 05 chuyên
gia gồm: 01 Trưởng Trung tâm QLRR, 01 Trưởng bộ phận quản lý RRHĐ, 01 Phó
phòng pháp lý, 01 Trưởng phòng tuân thủ; 01 Trưởng phòng vận hành nhằm tìm ra
các nguyên nhân chủ yếu về RRHĐ của Ngân hàng. Ngoài ra, tác giả sử dụng
phương pháp tổng hợp quan sát để phân tích thực trạng quản lý RRHĐ của Ngân
hàng. Bên cạnh đó phương pháp đánh giá cũng được sử dụng để chỉ ra những hạn
chế nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp.
4.2 Về phương pháp định lượng
Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi đánh giá RRHĐ
gồm 6 câu hỏi cá nhân và 11 câu hỏi về quản lý RRHĐ. Thực hiện phát 200 phiếu
khảo sát cho cán bộ nhân viên Sacombank với cách thức chọn mẫu ngẫu nhiên
thuận tiện, sau khi thu lại, kiểm tra và sàng lọc còn 150 phiếu khảo sát hợp lệ. Thời
gian thực hiện khảo sát từ tháng 8 đến tháng 12/2018.
Nội dung bảng câu hỏi dựa trên các tiêu chí thảo luận, phỏng vấn, trao đổi với
các chuyên gia để thiết kế, chỉnh sửa và hoàn thành.
Kết quả sử dụng phương pháp xử lý số liệu, thống kê bằng excel, phân tích
biểu đồ để tổng hợp nhận diện ưu và nhược điểm của quản lý RRHĐ dựa trên
phương pháp tổng hợp và đánh giá.


4

5.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục. Bố cục chi tiết


bao gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại
Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.


5

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT
ĐỘNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1

Những vấn đề cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro tại NHTM

1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại (NHTM)
1.1.1.1 Khái niệm
Peter S.Rose (2001) định nghĩa “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung
cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm
và dịch vụ thanh toán”.
Tô Ngọc Hưng (2009) quan niệm “Ngân hàng thương mại là một trung gian
tài chính thu hồi vốn trước hết bằng cách phát hành tiền gửi có thể phát hành séc
được, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn. Sau đó họ dùng các vốn này để thực
hiện cho vay thương mại, tiêu dùng, cho vay thế chấp và để mua các loại chứng
khoán”.
Theo Ngân hàng thế giới (2002) “Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi
chủ yếu dưới dạng không kỳ hạn, có kỳ hạn, các khoản tiết kiệm và cho vay ngắn

hạn, trung hạn và dài hạn”.
Một định nghĩa khác “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà
nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác,
hoặc dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp
vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính” (Luật Ngân hàng của Cộng hòa Pháp,
1941).
Ở Việt Nam, ngân hàng thương mại còn gọi là là ngân hàng tiền gửi hay ngân
hàng tín dụng với nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn phần lớn dưới hình thức
ngắn hạn và cho vay ngắn hạn dưới hình thức chiết khấu thương phiếu là chính; tuy
nhiên do thị trường tiền tệ ngày càng phát triển, các ngân hàng này dần đi vào kinh
doanh tổng hợp làm cả nhiệm vụ huy động vốn và cho vay trung hạn, làm gần như
tất cả các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng. Các loại hình ngân hàng tại Việt Nam
bao gồm: ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân
hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đầu tư, ngân hàng


6

phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng
khác.
Như vậy có khá nhiều quan niệm, định nghĩa về ngân hàng thương mại tuy
nhiên có thể tựu chung như sau: Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính
quan trọng, không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Là nơi thu hút nguồn vốn
nhàn rỗi để cung cấp cho những nơi cần vốn thực hiện đầu tư, sản xuất kinh doanh
nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho cá nhân, tổ chức và cho xã hội.
Từ đó có thể thấy được bản chất của ngân hàng thương mại là một tổ chức
kinh tế, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

Hình 1.1: Ngân hàng thương mại – trung gian tài chính
“Nguồn: được tác giả tổng hợp từ cơ sở lý thuyết”

1.1.1.2Một số hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Về các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại, Tô Ngọc Hưng (2009)
phân loại như sau: (i) Nghiệp vụ tài sản có là nghiệp vụ ngân quỹ phản ánh các
khoản vốn của ngân hàng được dung vào mục đích đảm bảo an toàn về khả năng
thanh khoản và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương;
nghiệp vụ cho vay; nghiệp vụ đầu tư tài chính; nghiệp vụ khác như kinh doanh vàng
bạc, đá quý, dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ
bảo hiểm …; (ii) Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn tự có của ngân hàng là nghiệp vụ tiền
gửi, phát hành giấy tờ có giá, nghiệp vụ đi vay, nghiệp vụ huy động vốn khác, vốn


7

tự có của ngân hàng; (iii) Nghiệp vụ ngoài bảng tổng kết tài sản như môi giới mua
bán các công cụ tài chính tạo ra thu nhập nhờ các khoản phí và chuyển nhượng các
món cho vay (bảo lãnh thu phí, ủy thác, tư vấn, giám sát …)

Hình 1.2. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM
“Nguồn: được tác giả tổng hợp từ cơ sở lý thuyết”
1.1.2 Rủi ro và quản lý rủi ro trong ngân hàng thương mại
1.1.2.1Khái niệm rủi ro
Có nhiều định nghĩa về rủi ro, tùy thuộc vào quan điểm sẽ có các khái niệm
tiếp cận khác nhau. Theo cách tiếp cận truyền thống thì rủi ro là một khái niệm có
tính chất tiêu cực. Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến (Từ điển
Tiếng Việt, 1995). Theo Giáo sư Nguyễn Lân thì “rủi ro là sự không may”. Theo từ
điển Oxford “rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại, tổn thất”
hoặc theo Webster’s thì “rủi ro là sự gặp phải nguy hiểm hay nguy cơ”.
Theo tiếp cận hiện đại thì rủi ro được hiểu là ảnh hưởng của sự không chắc
chắn đến mục tiêu. Ảnh hưởng có thể là tiêu cực hay tích cực, cơ hội hay thách thức
do có sự sai lệch giữa thực tế và kỳ vọng. Rủi ro có thể mang đến những cơ hội nhất

định. Nếu nghiên cứu, nhận dạng, đo lường và quản lý rủi ro tốt không chỉ tìm ra
được những biện pháp phòng ngừa, né tránh rủi ro thuần túy, hạn chế thiệt hại do
rủi ro gây ra mà còn có thể tận dụng được những lợi thế mang lại kết quả tốt đẹp
trong tương lai.


8

Một tiếp cận khác thì rủi ro là một sự sai biệt, biến động, không chắc chắn, là
những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong qúa trình sản xuất, kinh doanh, tác động
xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đối với với hoạt động kinh doanh ngân hàng thì rủi ro là những tổn thất xảy ra
ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng (Nguyễn Kim
Anh, 2010).
Như vậy: Rủi ro trong hoạt động ngân hàng được hiểu là khả năng những sự
kiện không chắc chắn trong tương lai có khả năng làm cho chủ thể không đạt được
kết quả như mục tiêu kỳ vọng, làm tăng chi phí cho hoạt động, gây mất cơ hội thị
trường, cơ hội kinh doanh, dẫn đến khả năng làm sụt giảm doanh thu của ngân
hàng, có nguy cơ kéo theo mất khả năng tài chính, mất thanh khoản. Ngoài ra còn
có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động của ngân hàng trong
tương lai.
1.1.2.2Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại.
Đối tượng của hoạt động kinh doanh ngân hàng là tiền tệ. Vì vậy hoạt động
ngân hàng luôn chứa đựng các yếu tố rủi ro cao. Nguyên nhân bởi vì tiền là thứ rất
khó kiểm soát, quản lý. Dòng tiền thường khá dài do mối quan hệ kinh doanh giữa
ngân hàng với doanh nghiệp, cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh thường theo suốt
quá trình tồn tại, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng phụ
thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân. Nếu tổ chức, cá
nhân hoạt động tốt, dòng tiền sẽ tốt. Nếu tổ chức, cá nhân thua lỗ sẽ dẫn tới dòng
tiền gián đoạn, phát sinh nhiều rủi ro cho ngân hàng. Do vậy có thể nói ngân hàng

chứa đựng nhiều rủi ro của nền kinh tế. Những loại rủi ro này có thể được phân loại
theo Basel II (2004) như sau: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động (hay
còn gọi là rủi ro vận hành/tác nghiệp) và những rủi ro khác (như: rủi ro danh tiếng,
rủi ro pháp lý, rủi ro chính sách, rủi ro thanh khoản.)


9

Hình 1.3 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng theo Basel II
“Nguồn: Basel 2004”
a.

Rủi ro tín dụng
Tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại, đem lại lợi nhuận

lớn nhất cho ngân hàng và cũng là loại nghiệp vụ mang lại rủi ro lớn nhất cho ngân
hàng khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ.
Rủi ro tín dụng được đề cập ở đây là rủi ro trong hoạt động cho vay, cấp tín
dụng của ngân hàng. Quan điểm cho rằng “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng
vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”
(Basel II, 2004). Theo quan điểm này thì rủi ro tín dụng có phạm vi khá rộng, không
chỉ trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng mà còn trong tất cả các
hoạt động đầu tư, phái sinh mà ngân hàng thực hiện ký thỏa thuận với khách hàng.
Theo Ngân hàng nhà nước cũng đã viết “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện, hoặc
không có khả năng thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam
kết” (Điều 3 thông tư 02, 2013).



10

Như vậy có thể hiểu rủi ro tín dụng là những khoản tổn thất phát sinh trong
trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc
khách hàng thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn.
b.

Rủi ro thị trường
Theo Ủy ban Basel “rủi ro thị trường phát sinh từ những thay đổi bất lợi về giá

trị của các trạng thái hoặc các danh mục tài sản do những thay đổi trong giá cả thị
trường, lãi suất hay tỷ giá” (Basel II, 2004).
Theo Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN định nghĩa về các loại rủi ro như
sau: “Rủi ro thị trường là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá chứng
khoán và giá hàng hóa trên thị trường. Rủi ro thị trường bao gồm: Rủi ro lãi suất,
rủi ro ngoại hối, rủi ro cổ phiếu, rủi ro hàng hóa”.
Với “rủi ro lãi suất là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối
với giá trị của giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái sinh lãi
suất trên sổ kinh doanh của ngân hàng. Rủi ro ngoại hối là rủi ro do biến động bất
lợi của tỷ giá trên thị trường khi ngân hàng ngoài có trạng thái ngoại tệ. Rủi ro giá
cổ phiếu là rủi ro do biến động bất lợi của giá cổ phiếu trên thị trường đối với giá trị
của cổ phiếu, giá trị chứng khoán phái sinh trên sổ kinh doanh của ngân hàng. Rủi
ro giá hàng hóa là rủi ro do biến động bất lợi của giá hàng hóa trên thị trường đối
với giá trị của sản phẩm phái sinh hàng hóa, giá trị của sản phẩm trong giao dịch
giao ngay chịu rủi ro giá hàng hóa của ngân hàng”
c.

Rủi ro hoạt động (còn gọi là rủi ro tác nghiệp hay rủi ro vận hành)
Theo Ủy ban Basel “Rủi ro hoạt động là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên


nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ
thống, các sự kiện khách quan bên ngoài” (Basel II, 2004).
Theo định nghĩa của Ngân hàng nhà nước “Rủi ro hoạt động là rủi ro do các
quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các
lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác
động tiêu cực phi tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước


11

ngoài (bao gồm cả rủi ro pháp lý). Rủi ro hoạt động không bao gồm rủi ro danh
tiếng và rủi ro chiến lược” (khoản 2 Điều 8 Thông tư 08, 2017).
Vậy các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động gồm chiến lược hoạt động kinh
doanh, quản lý rủi ro của ngân hàng, các quy trình, quy định nghiệp vụ, chính sách
quản lý nhân sự, cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin, các biện pháp kiểm
soát, phòng ngừa, giám sát, kiểm toán và các yếu tác động từ bên ngoài.
d.

Các loại rủi ro khác
Ngoài ra trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng còn phát sinh các

loại rủi ro liên quan đến thanh khoản, pháp lý, danh tiếng, đạo đức… Đặc biệt trong
tình hình các ngân hàng đang hướng tới sự phát triển bền vững, lâu dài, định hướng
hội nhập quốc tế sâu, rộng cần phải lưu ý đến loại rủi ro mới là rủi ro tập trung tín
dụng (credit concentration risk) bởi vì các hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A)
giữa các ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ.
1.1.2.3 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong hoạt động NHTM
Các loại rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt
chẽ và mật thiết với nhau, rủi ro này là nguyên nhân và kết quả của rủi ro kia.
Ví dụ: trong hoạt động tín dụng nếu như rủi ro tín dụng gây ra nợ xấu cao, làm

mất khả năng trả nợ dẫn đến việc thu hồi nợ thấp, có nguy cơ dẫn đến rủi ro thanh
khoản ngân hàng cần phải đi vay vốn trên thị trường với mức lãi suất cao kéo theo
rủi ro về vốn và rủi ro lãi suất.
Nếu rủi ro hoạt động xảy ra do yếu tố con người hay sự vận hành không tốt
các quy trình, quy định, hệ thống công nghệ và các tác nhân khách quan bên ngoài,
có khả năng dẫn đến rủi ro tín dụng (áp dụng sai quy trình) hoặc rủi ro ngoại hối
(hạch toán sai hệ thống) …


12

Hình 1.4. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro của NHTM.
“Nguồn: được tác giả tổng hợp từ cơ sở lý thuyết”
1.1.2.4Tác hại của rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại.
a.

Đối với bản thân ngân hàng: Rủi ro sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình kinh

doanh của ngân hàng như doanh thu, lợi nhuận sẽ sụt giảm, thậm chí còn dẫn đến
khả năng thiếu hụt thanh khoản, khả năng thanh toán sẽ bị ảnh hưởng gây mất lòng
tin từ khách hàng. Khách hàng sẽ rút tiền để tránh rủi ro cho chính mình, không có
nguồn vốn dẫn đến không có khả năng cho vay, ảnh hưởng đến tình hình dư nợ của
ngân hàng sẽ giảm sút nghiêm trọng.
Vì vậy, rủi ro càng nhỏ thì khả năng ngân hàng có thể bù đắp bằng dự phòng
hoặc lợi nhuận kinh doanh. Nếu rủi ro quá nghiêm trọng, quá lớn dẫn đến mất khả
năng bù đắp tất yếu sẽ đẩy ngân hàng đến bờ vực của sự phá sản. Làm đánh mất đi
thành quả kinh doanh của bao nhiêu năm, thậm chí còn trở thành vấn đề sống còn
của ngân hàng.
b.


Đối với nền kinh tế: theo khái niệm thì ngân hàng thương mại được xem

như là một trung gian tài chính trong nền kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với các
tổ chức kinh tế, là đơn vị cung ứng vốn cho các tổ chức kinh tế nên tất yếu không
tránh khỏi những rủi ro, những nguy cơ rủi ro này có tác động mạnh mẽ lên nên
kinh tế và xã hội, có khả năng làm cho lợi nhuận ngân hàng sụt giảm mạnh không
thể đáp ứng được nhu cầu về vốn cho khách hàng, người vay sẽ thiếu vốn dẫn đến
rủi ro sản xuất bị đình trệ, không có thành phẩm phục vụ cho đơn hàng, doanh


×