Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trường hợp cục hải quan tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

NGUYỄN THỊ THANH LOAN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC CHỐNG
BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI: TRƯỜNG HỢP
CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

NGUYỄN THỊ THANH LOAN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC CHỐNG
BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI: TRƯỜNG HỢP
CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG THÁP

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH CÔNG
Mã số: 8340210

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, thông tin luận
văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Các kết quả này chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2019
Người cam đoan

Nguyễn Thị Thanh Loan


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Thầy PGS.TS Nguyễn
Ngọc Hùng, người đã tận tình hướng dẫn tôi để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô khoa Tài chính công và Viện đào
tạo sau Đại học của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, những người
đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức trong quá trình học tập và viết luận văn.
Cảm ơn Ban Lãnh Đạo Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp, Lãnh đạo các đơn vị
thuộc và trực thuộc Cục, các Đồng nghiệp trong đơn vị đã cung cấp thông tin, tài
liệu và dành thời gian góp ý luận văn để tôi có được thuận lợi trong quá trình phân
tích, đánh giá và hoàn chỉnh luận văn.
Tuy nhiên, do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và chưa có nhiều kinh
nghiệm thực tiển nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất chân thành
mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô để tôi có thêm nhiều kiến thức và hoàn
thành tốt luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!

Đồng Tháp, ngày 10 tháng 10 năm 2019
Nguyễn Thị Thanh Loan


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải nội dung

CBL

Chống buôn lậu

GLTM

Gian lận thương mại

BL

Buôn lậu

XK

Xuất khẩu

NK

Nhập khẩu


XNK

Xuất nhập khẩu

KTSTQ

Kiểm tra sau thông quan


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Cục HQĐT
Bảng 2.2: Kết quả xử lý chống buôn lậu năm 2014-2018
Hình 2.3: Biểu đồ kết quả xử lý chống buôn lậu năm 2014-2018
Bảng 2.4: Kết quả xử lý gian lận thương mại qua công tác KTSTQ năm
2014-2018
Bảng 2.5: Kết quả KTSTQ giai đoạn 2014-2018
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến công tác CBL, GLTM
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát các giải pháp đẩy mạnh công tác CBL, GLTM.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục bảng biểu
Nội dung

Trang


1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................2
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2

3.2.

Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................2
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................................................3
6. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................3
CHƯƠNG 1................................................................................................................4
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI ........................................................4
1.1. Khái niệm buôn lậu và gian lận thương mại ......................................................4
1.1.1. Khái niệm buôn lậu. .........................................................................................4
1.1.2. Khái niệm gian lận thương mại ........................................................................5
1.1.3. Phân biệt buôn lậu và gian lận thương mại ......................................................5
1.1.4. Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại.........................................6
1.2. Những tác động của buôn lậu và gian lận thương mại. ......................................7
1.3. Tổ chức công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại ...............................10
1.3.1. Các biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại .................................11
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá ......................................................................................14
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại ..15
1.4.1. Lĩnh vực kinh tế .............................................................................................15
1.4.2. Lĩnh vực xã hội ..............................................................................................16



1.4.3. Lĩnh vực pháp luật..........................................................................................18
1.4.4. Lĩnh vực văn hóa ............................................................................................19
1.4.5. Nhận định từ kết quả khảo sát ý kiến .............................................................19
1.5. Các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài ...............................20
CHƯƠNG II ............................................................................................................23
THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC CHỐNG
BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG
THÁP ........................................................................................................................23
2.1. Vài nét về tỉnh Đồng Tháp ...............................................................................23
2.2. Vài nét về Cục Hải quan Đồng Tháp ...............................................................23
2.3. Thực trạng công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan
tỉnh Đồng Tháp .........................................................................................................27
2.3.1. Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ...................................................27
2.3.2. Tổ chức công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan
tỉnh Đồng Tháp và sự phối hợp với các cơ quan có liên quan ..................................30
2.3.3. Kết quả xử lý chống buôn lậu, gian lận thương mại: ......................................32
2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận
thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp ..........................................................40
2.4.1. Đội ngũ cán bộ công chức hải quan ...............................................................40
2.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy ...................................................................................41
2.4.3. Hệ thống cơ sở vật chất ..................................................................................42
2.4.4. Yêu cầu hội nhập quốc tế ...............................................................................42
2.4.5. Hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến công tác nghiệp
vụ hải quan. ...............................................................................................................43
2.4.6. Ý thức chấp hành pháp luật từ phía người dân, doanh nghiệp .......................43
2.4.7. Chỉ tiêu thu nộp ngân sách .............................................................................44
2.5. Đánh giá chung công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải
quan tỉnh Đồng Tháp .................................................................................................44
2.5.1. Những thành quả ............................................................................................44

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .................................................46
2.5.2.1.

Những hạn chế .........................................................................................46

2.5.2.2.

Những nguyên nhân .................................................................................50

Tóm tắt chương 2. .....................................................................................................52
CHƯƠNG 3..............................................................................................................53


GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH ĐỒNG THÁP ............................53
3.1.

Những giải pháp đối với Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp ...............................53

3.1.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy ..........................................................................53
3.1.2. Giải pháp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuẩn phục vụ tốt công tác thu
thập thông tin và trang thiết bị hiện đại cho lực lượng kiểm soát hải quan. .............54
3.1.3. Nâng cao trình độ chuyên môn của công chức làm công tác chống buôn lậu,
gian lận thương mại ...................................................................................................55
3.1.4. Tăng cường tuyên truyền pháp luật công tác chống buôn lậu, gian lận thương
mại ………………………………………………………………………………57
3.1.5. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành .....59
3.1.6. Đổi mới phương thức, quy trình, cơ chế phối hợp chống buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ..................................................................60
3.1.7. Tăng cuờng công tác tuần tra, kiểm soát Đối với các địa bàn trọng điểm, các

tuyến vận chuyển thờng xuyên có hoạt động buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới .......................................................................................................61
3.1.8. Nhận định từ kết quả khảo sát ý kiến: ............................................................62
3.2. Kiến nghị ..........................................................................................................62
3.2.1. Kiến nghị các Bộ Ngành, Tổng cục Hải quan ................................................62
3.2.2. Kiến nghị với Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp ................................................64
3.2.3. Kiến nghị với Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp: .........................................64
3.3. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.............65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................68


TÓM TẮT
Những năm gần đây, hoạt động BL và GLTM diễn ra ngày càng tinh.vi, phức
tạp với nhiều phương;thức, thủ’đoạn mang tính chuyên nghiệp, có tổ chức và xuyên
quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng, phá hoại sản xuất trong nước, gây thất thu ngân
sách, thiệt hại đối với người kinh doanh chân chính, ảnh hưởng đến môi trường kinh
doanh.”
Trong thực tiễn công tác CBL, GLTM của ngành Hải quan nói chung và Cục
Hải quan tỉnh Đồng Tháp nói riêng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và còn nhiều khó
khăn, bất cập do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chồng chéo; Các chế tài xử lý vi
phạm:còn chưa đủ mạnh, quy định chưa rõ ràng, cụ thể… khiến việc xử lý các vi
phạm cũng như:công tác phối hợp đấu tranh giữa các lực lượng còn gặp khó khăn,
vướng mắc.
Do đó, công tác đấu tranh CBL và GLTM là rất cấp bách và cần thiết đối với
các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế, trong đó ngành Hải quan là
một trong những cơ quan’quan trọng nhất. Đấu tranh CBL và GLTM là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Hải quan, là khâu công tác chuyên môn khó
khăn nhất, đòi hỏi trong quá trình thực hiện phải có kế hoạch cụ thể, giải pháp phù
hợp sáng tạo theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và hoạt động XK, NK. “

Từ khóa: Buôn lậu, gian lận thương mại, các yếu tố ảnh hưởng.

ASBTRACT
In recent years, smuggling and trade fraud activities have become
increasingly sophisticated and complicated with many methods; professional and
organized and transnational procedures have seriously affected, sabotage domestic
production, causing loss of budget revenue, damage to genuine traders, affecting the
business environment.
In reality, the anti-smuggling and trade frauds of the Customs in general and
Dong Thap Customs Department in particular are affected by many factors and
many difficulties and inadequacies due to the legal system is incomplete,


overlapping; Penalties for handling violations are not strong enough, regulations are
not clear and specific, etc causing the handling of violations as well as: the
coordination and struggle between forces still faces difficulties and obstacles.
Therefore, the fight against smuggling and fraud is very urgent and necessary
for the state management agencies in charge of economy, of which Customs is one
of the most important agencies.
The fight against smuggling and trade fraud is one of the key tasks of the
Customs Sector, the most difficult professional task, requiring specific plans and
appropriate solutions during the implementation process. creative combination in
each stage of economic development and import and export activities.
Keywords: Smuggling, trade fraud and factors affecting.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài những thành tựu
đáng ghi nhận về sự tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn, cản trở phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế đất nước. Một trong
những nguyên nhân tác động tiêu cực đến nền sản xuất trong nước và ảnh hưởng
đến thương mại quốc tế của Việt Nam là sự tồn tại và gia tăng tình trạng BL và
GLTM.”]


Thời gian qua hoạt động BLvà GLTM diễn ra ngày càng tinh.vi, phức tạp với

nhiều phương;thức, thủ’đoạn mang tính chuyên nghiệp, có tổ chức và xuyên quốc
gia, ảnh hưởng nghiêm trọng, phá hoại sản xuất trong nước, gây thất thu ngân sách,
thiệt hại đối với người kinh doanh chân chính, ảnh hưởng đến môi trường kinh
doanh.”
Do đó, công tác đấu tranh CBL và GLTM là rất cấp bách và cần thiết đối với
các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế, trong đó ngành Hải quan là
một trong những cơ quan’quan trọng nhất. Đấu tranh CBL và GLTM là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Hải quan, là khâu công tác chuyên môn khó
khăn nhất, đòi hỏi trong quá trình thực hiện phải có kế hoạch cụ thể, giải pháp phù
hợp sáng tạo theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và hoạt động XK, NK. “
Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác CBL, GLTM của ngành Hải quan còn
nhiều khó khăn, bất cập do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chồng chéo; Các chế tài
xử lý vi phạm:còn chưa đủ mạnh, quy định chưa rõ ràng, cụ thể… khiến việc xử lý
các vi phạm cũng như:công tác phối hợp đấu tranh giữa các lực lượng còn gặp khó
khăn, vướng mắc; Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa thực sự chặt chẽ,
phân công;trách nhiệm chưa rõ ràng, cụ thể; Một số công,chức trình độ chuyên môn
còn hạn chế, có biểu hiện thiếu trách nhiệm, thậm chí sai phạm trong thực thi;
Phương thức tác nghiệp trong bối cảnh mới còn yếu, nhất là trong bối cảnh công
nghệ mới, môi trường mạng ngày’càng phát triển; Mặt khác, về phía người dân,
doanh nghiệp, người tiêu dùng vẫn còn thiếu hiểu biết pháp luật và chưa tích cực



2

tham gia vào CBL, GLTM.
Trong những năm qua, Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều cố gắng
trong công tác CBL, GLTM và đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, với
những tồn tại chung, công tác CBL, GLTM tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp cũng
phát sinh những hạn chế, yếu kém trong quản lý, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm
pháp luật đối với các đối tượng BL, GLTM.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trường hợp: Cục
Hải quan tỉnh Đồng Tháp” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác CBL, GLTM



và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác CBL, GLTM tại Cục Hải quan tỉnh
Đồng Tháp. Từ đó tìm ra những bất cập trong công tác tổ chức chống buôn lậu và
gian lận thương mại, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác phòng CBL,
GLTM tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp.”
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác CBL, GLTM và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác CBL,
GLTM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: Thực trạng công tác CBL, GLTM và các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác CBL, GLTM được giới hạn trong phạm vi ở Cục Hải quan tỉnh
Đồng Tháp.

+ Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác CBL, GLTM và các yếu
tố ảnh hưởng đến công tác CBL, GLTM tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp từ năm
2014 đến năm 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp
định tính, sử dụng kỹ thuật khảo sát để đánh giá thực trạng công tác CBL, GLTM,


3

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác CBL, GLTM tại Cục Hải quan tỉnh
Đồng Tháp, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế trong thời gian
tới.
Dữ liệu thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp: Báo cáo kết quả CBL, GLTM tại
Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn 2014-2018.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thêm bằng chứng thực tế về công tác CBL, GLTM tại Cục Hải quan tỉnh
Đồng Tháp.
Tài liệu tham khảo hữu ích cho Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp trong việc đưa
ra giải pháp khắc phục những hạn chế trong công tác CBL, GLTM thời gian tới.
Tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, học viên cao học, sinh
viên và bạn đọc có nhu cầu.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu thành 03 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu liên quan về
BL và GLTM.
Chương 2: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác CBL, GLTM tại
Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh công tác CBL, GLTM tại Cục Hải quan tỉnh

Đồng Tháp.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm buôn lậu và gian lận thương mại
1.1.1.


Khái niệm buôn lậu.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, trao đổi hàng hoá cũng không

ngừng’phát triển:và làm xuất hiện tầng lớp thương nhân chuyên trung gian trao đổi
hàng hoá giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hoạt động của tầng lớp thương
nhân khiến cho việc trao đổi hàng hoá không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc
gia mà ngày còn phát triển rộng trên phạm vi toàn cầu. Sự mở rộng phạm vi của
hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đã góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, sản xuất dần đi tới sự chuyên môn hoá cao. Tuy nhiên, cùng với
sự phát triển của thương mại quốc tế thì hoạt động BL, GLTM cũng phát triển làm
tổn hại đến lợi ích của các quốc gia tham gia thương mại quốc tế. Có thể nói buôn
lậu là hiện tượng kinh tế - xã hội tiêu cực, phức;tạp, xuất hiện trong hoạt động lưu
thông hàng hoá cùng với sự ra đời của hàng rào thuế quan. Một trong những nguyên
nhân tồn tại và phát triển của tình trạng buôn lậu là sự chênh lệch về giá cả và nhu
cầu sử dụng hàng hoá ở các vùng địa lý khác nhau, giữa các nền kinh tế có sức sản
xuất khác nhau.”
Hiện nay, khái niệm về buôn lậu vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Một số quốc gia trên thế giới thì.coi BL là hành vi GLTM đặc biệt nguy hiểm.
Công ước Quốc tế Nairobi đã đưa ra khái niệm "Buôn lậu là gian lận thương
mại nhằm che giấu sự kiểm tra, kiểm soát của hải quan bằng mọi thủ đoạn, phương
tiện trong việc đưa hàng hoá lén lút qua biên giới" [37, tr.9].
Ở Việt’Nam, "buôn lậu" có lúc được hiểu là "Mua bán lén lút, trái phép
những hàng hoá thuộc diện Nhà nước cấm hoặc Nhà nước thống nhất quản lý"[7,
tr.60]. Theo Từ điển Tiếng Việt, buôn lậu có nghĩa là “buôn bán hàng hoá trốn thuế
hoặc hàng quốc cấm”[49, tr.87]; còn theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì định


5

nghĩa “buôn lậu” là “hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá
hoặc ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, những vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá
mà Nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hoá nói chung mà
trốn thuế và trốn sự kiểm tra của hải quan; hành vi buôn bán trốn thuế, lậu thuế
những loại hàng hoá ở trong nước mà Nhà nước cấm kinh doanh”[22, tr.291].
Như vậy, từ quan điểm trên có thể rút khái niệm: “Buôn lậu là buôn bán trái
phép qua biên giới các loại hàng hoá, tiền tệ nói chung, kể cả các loại hàng cấm
hoặc hàng không cấm, vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá,
tiền tệ mà nhà nước đã ban hành”.
1.1.2.

Khái niệm gian lận thương mại

Những năm gần đây, xuất hiện một thuật ngữ mới luôn gắn liền với BL là
GLTM. Đây là một thuật ngữ còn đang được tranh luận gay gắt về khái niệm. Theo
từ điển tiếng Việt, GLTM là hành vi “dối trá, buôn bán gian lận” trong hoạt động
thương mại. Người có hành vi GLTM gọi là gian thương, tức là người có nhiều
mưu mô, lừa lọc: “Kẻ buôn bán gian lận và trái phép - Thông đồng với gian

thương”. Trong’dân gian, GLTM gắn liền với thành ngữ “buôn gian bán lận” và
dùng để chỉ những thủ đọan, mánh khóe lừa lọc người khác để thu lợi bất chính.
Hành vi “buôn bán gian lận” trong dân gian được hiểu bao gồm một số thủ đoạn
như: hàng xấu;nói tốt, ít nói’nhiều, rẻ nói đắt, cân đong không chính xác, buôn bán
hàng cấm lén lút, giấu giếm trốn thuế....””
1.1.3.

Phân biệt buôn lậu và gian lận thương mại

“Thực tế hiện nay ở Việt Nam cũng như một số quốc gia khác, hai khái niệm
BL và GLTM chưa được,phân định rõ ràng.”’
“Rất nhiều nước trên thế giới coi BL là hành vi GLTM là đặc biệt nguy hiểm.
Tại Hội nghị quốc tế lần thứ năm (1995) về chống GLTM của Tổ chức hải quan thế
giới tại Brúcxen (Bỉ) đã xếp BL vào trong các hình thức GLTM, và là một loại
GLTM đặc biệt nguy hiểm.”
“Công ước quốc tế Nairobi đã đưa ra khái niệm’“Buôn lậu là gian lận thương
mại nhằm che giấu sự kiểm tra, kiểm soát của hải quan bằng mọi thủ đọan, mọi


6

phương tiện trong việc đưa hàng hóa lén lút qua biên giới”.
“Như vậy, giữa BL và GLTM có sự khác nhau cơ bản. BL là hành vi GLTM
nhưng ở mức cao hơn, tính chất phức tạp, nghiêm trọng hơn. Nó bao hàm các hành
vi giấu;giếm để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của hải.quan tại cửa khẩu hoặc
vượt biên mang hàng hóa trái,phép qua biên giới. Còn gian lận,thương mại là việc
cố ý.làm trái các quy;định của pháp luật, chính sách, hoặc lợi,dụng sơ hở của pháp
luật, chính sách và của các cơ quan quản lý chức năng để thực hiện,hành vi gian
dối, lừa gạt nhằm thu lợi bất chính một cách công khai tại nơi kiểm tra, kiểm soát
của hải quan. Như vậy phạm vi của khái niệm GLTM của Tổ chức Hải quan thế

giới đưa ra rộng hơn khái niệm BL.”
1.1.4.

Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại

GLTM dù không phải là một tội danh trong luật hình sự, nhưng các dấu hiệu
đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội BL và BL cũng bao gồm GLTM. Hội nghị
Quốc tế lần thứ V về chống GLTM của tổ chức Hải quan thế giới đã xếp BL vào
trong các hình thức GLTM, nhưng coi đó là loại hình GLTM nguy hiểm, đặc biệt.
Công ước quốc tế Nairobi cũng đã đưa ra khái niệm BL và GLTM nhằm là việc che
dấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng mọi thủ đoạn, phương tiện trong việc
đưa hàng hoá lén,lút biên giới. Bộ luật hình sự của nước ta đã ghi;nhận tội buôn lậu
"buôn bán trái phép, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới" còn công ước
quốc tế xử lý 16 loại GLTM có "Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự
kiểm soát của Hải quan", "khai báo chủng loại hàng hoá", "khai tăng giảm giá trị
hàng hoá". Đây là những hành;vi buôn bán gian lận trái pháp luật mang tính chất
giống như BL, "Buôn lậu" từ trước đến nay được nhiều người biết đến hơn là 'gian
lận thương mại". GLTM là thuật ngữ mới xuất hiện, bao gồm nhiều hành vi gian
lận, trái pháp luật hơn buôn lậu hay nói cách khác nội hàm của nó rộng hơn nội hàm
của BL. Điều này là do ngày càng có nhiều,hiện tượng mới, tiêu cực xảy ra trong xã
hội. Vì vậy hai thuật ngữ này thường đi kèm với nhau "Buôn lậu và gian lận thương
mại".”””


7

1.2. Những tác động của buôn lậu và gian lận thương mại.
““BL và GLTM được coi là một trong những nguyên nhân chính gây hại
nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia. Nó làm suy yếu các ngành công
nghiệp, nền sản xuất địa phương, không khuyến khích hàng hóa nhập khẩu hợp

pháp và giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, một thực tế đang xảy ra ở
phần lớn các nước đang phát triển là tồn tại một nền kinh tế ngầm song hành với các
hoạt động kinh tế chính thức. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự quản lý vĩ mô của
Nhà nước, gây cản trở và làm lệch;hướng đối với chiến lược phát triển các.ngành
sản xuất trong nước.”
“Hoạt động BL và GLTM đối với những hàng hóa nhập lậu, trốn thuế thường
là những hàng hóa có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là lợi thế về giá,thấp hơn đối với
hàng hóa sản xuất trong nước hoặc hàng NK;chính ngạch. Khi xuất hiện những
hàng hóa nhập lậu với một lượng đủ lớn tại một thị trường, sự bình ổn giá cả của thị
trường đó sẽ bị phá vỡ. Nguyên nhân tình trạng này là do dung lượng thị trường của
Việt Nam ngày càng phát triển, tốc độ phát;triển ngày càng cao, độ mở của nền kinh
tế lớn nên giao thương hàng hóa ngày’càng tăng, đi liền với đó là sự xuất hiện của
nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân làm ăn không.đúng đắn, lợi dụng sự sơ hở,của
pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nước để đưa hàng hóa nhập lậu vào tiêu thụ tại
thị trường nội địa.”
“Đó là việc nhập lậu các mặt hàng có chất lượng, có năng lực cạnh tranh hơn
hàng sản xuất trong nước. Còn với việc nhập lậu những mặt hàng chất lượng kém
thì nó sẽ tác động khôn lường đến nền sản xuất trong nước. Hiện nay, tại tuyến biên
giới phía Bắc, nhiều hàng hóa kém chất lượng được ồ ạt tuồn về Việt Nam như: gà
thải, bánh kẹo, hàng tiêu dùng, quần áo, giày dép... Khi những mặt hàng kém chất
lượng nhập lậu vào thị trường Việt Nam, nó sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ
hàng hóa dư thừa, ế ẩm của nước ngoài. Không chỉ có thế, khi số lượng
hàng hóa này bị trà trộn, thì chất lượng,hàng hóa bị đánh đồng. Đây là một khó
khăn rất lớn cho’các[doanh nghiệp trong nước, gây thiệt hại cho người tiêu dùng,


8

tạo ra lợi thế cạnh tranh cho những kẻ buôn lậu, làm ảnh hưởng tới các,doanh
nghiệp làm ăn chân chính.”

“Với hàng hóa xuất,lậu, tình hình cũng không kém phần nghiêm trọng.
Hàng hóa xuất lậu ra nước ngoài thường là những sản phẩm mà Việt Nam đang
có lợi thế. Những hàng hóa này lại bị cấm XK, nên nếu xuất lậu được sẽ mang
lại lợi nhuận rất cao. Lợi thế so sánh của Việt Nam chủ’yếu nằm ở tài nguyên
thiên nhiên phong phú. Việc xuất lậu những khoáng sản, nguyên liệu thô, các
mặt hàng chiến lược, hàng quốc cấm gây ảnh hưởng”lớn đến nền kinh tế vĩ mô.
Khi tài nguyên bị khai thác thiếu quy hoạch, tài nguyên đất nước”sẽ nhanh
chóng bị suy kiệt, ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế đất nước ta trong tương lai
gần.”
“Qua những phân tích trên, có thể thấy rất nhiều tác động tiêu cực từ hoạt
động BL và GLTM đến sự phát triển kinh tế: ”
- Năng lực cạnh tranh:”Hàng hóa nhập lậu tạo áp lực cạnh tranh không lành
mạnh với những sản phẩm sản xuất trong nước hoặc được nhập;khẩu chính ngạch.
Điều này buộc các doanh nghiệp phải:giảm giá để phù hợp với thị trường, nhưng
nếu giảm giá vượt quá điểm hòa vốn thì doanh nghiệp.nhập khẩu và doanh nghiệp
sản xuất trong nước sẽ không đủ bù đắp chi phí sản xuất, các hoạt động của doanh
nghiệp sẽ bị đình trệ và có thể dẫn đến phá sản. Do vậy, các doanh nghiệp sẽ khó có
thể tích lũy, đầu tư dài hạn để đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây
dựng nền sản xuất trong nước phát triển.”
- Cán cân thương mại thâm hụt: Việt Nam là nước đang phát triển với một nền
sản xuất ở mức độ thấp và còn nhiều hạn chế, do đó Chính phủ phải thực hiện việc
áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để bảo hộ nền sản xuất trong
nước, nhưng chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định theo cam kết song
phương hoặc đa phương với mục đích chấp nhận thâm hụt cán cân thương mại ở
mức nhất định và trong một thời gian dự tính. Dần dần, các doanh nghiệp sẽ lớn
mạnh và đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế và từng bước ổn định
cán cân thương mại có lợi. Tuy nhiên, hàng hóa nhập lậu đã phá vỡ nền sản xuất


9


trong nước, hàng hóa trong nước không có khả năng cạnh tranh trước hàng ngoại
nhập. Do vậy, kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới đến nay, Việt Nam luôn có
cán cân thương mại thâm hụt và nền sản xuất của các doanh nghiệp Việt vẫn chưa
thể đảm bảo được sự cân bằng trong cán cân thương mại” (Nguồn Tạp chí nghiên
cứu lý luận nghiệp vụ, khoa học của Học viện cảnh sát nhân dân).
- Gây thất thu ngân sách: Bản chất của hành vi buôn lậu và gian lận thương
mại là việc trốn thuế. Các doanh nghiệp nói chung và cá nhân nói riêng khi thực
hiện các hoạt động kinh tế luôn với mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa với mức
chi phí thấp nhất. Để hạn chế chi phí, cá nhân, doanh nghiệp không loại trừ bất
kỳ phương án nào, kể cả thực hiện hành vi trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho nhà
nước. Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại thực chất hàm chứa nguyên
nhân chính là hành vi trốn thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và các loại
thuế khác (Nguồn Tạp chí nghiên cứu lý luận nghiệp vụ, khoa học của Học viện
cảnh sát nhân dân).
- Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam: Hội nhập quốc tế về kinh tế
là một xu thế khách quan, giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, từng bước bắt kịp với các nền kinh tế khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có
hợp tác, vừa có đấu tranh. Toàn cầu hóa về kinh tế cũng tạo ra cơ hội phát triển
nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho
các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam” (Nguồn
Tạp chí nghiên cứu lý luận nghiệp vụ, khoa học của Học viện cảnh sát nhân dân).
“Hoạt động BL và GLTM thực ra là mặt trái không mong muốn của hoạt động
kinh doanh thương mại quốc tế từ khi hoạt động kinh doanh’thương mại quốc tế có
sự quản lý của Nhà nước. Hoạt động BL và GLTM sẽ làm lệch hướng hoạt động
kinh doanh thương mại quốc tế, xâm phạm quyền lợi các’doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế.”Cụ thể như sau:
“Thứ nhất, hoạt động BL và GLTM sẽ tạo ra môi trường kinh doanh bất bình
đẳng cho các doanh nghiệp trong ngành. Khi tất cả các doanh nghiệp xuất nhập



10

khẩu đều đóng thuế xuất nhập khẩu, thì giá trị thuế phải nộp sẽ được đưa vào chi
phí kinh doanh, và giá trị thuế là giống nhau với những doanh nghiệp kinh doanh
cùng mặt hàng. Trong khi đó các hàng hóa nhập lậu, trốn thuế lại ngang nhiên tồn
tại trên thị trường cạnh tranh trực tiếp với hàng được bảo hộ, gây thiệt hại cho
doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật.””
“Thứ hai, với việc nhập lậu hoặc xuất lậu những mặt hàng kém chất lượng,
hoặc hàng giả không những gây tổn thất lớn cho người tiêu dùng, doanh nghiệp mà
còn làm cho hàng thật rất dễ bị ảnh hưởng tới uy tín và khó khăn hơn trong việc mở
rộng thị trường. Điều này có thể làm giảm uy tín quốc gia trên thị trường quốc tế.”
“Thứ ba, hoạt động BL và GLTM sẽ tạo những đồng tiền “bẩn”, buộc những
cá nhân sẽ thực hiện hoạt động rửa tiền tại trong nước hoặc qua nước ngoài sẽ tạo
cơ hội cho các hoạt động tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia gây bất ổn và tác
động xấu đến thương mại thế giới.
(Nguồn Tạp chí nghiên cứu lý luận nghiệp vụ, khoa học của Học viện cảnh
sát nhân dân)”
Tóm lại, hoạt động BL, GLTM, trốn thuế, tránh thuế đang làm;cho tài nguyên
của quốc gia, tiền của và sức lao động của nhân dân bị bóc lột, làm mất cân đối giữa
sản xuất và tiêu dùng, lệch hướng phát triển;của nền kinh tế quốc dân. BL và
GLTM có thể kìm hãm tốc độ;quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất
nước.”
1.3. Tổ chức công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại
BL và GLTM là một “quốc nạn”. Nói cách khác, nó là loại tội phạm mang đặc
tính kinh tế - xã hội sâu sắc;được xác định là giặc ”nội xâm”. Tính nguy hiểm của
BL và GLTM không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, mà còn gây ra những
hậu quả phức tạp và nặng nề mặt’văn hóa, chính trị, xã hội … Không những thế, BL
và GLTM còn đe dọa, phá hoại hiệu”lực pháp luật và năng lực quản”lý của bộ máy

nhà nước, thậm chí còn là mối nguy hiểm lớn cho chủ quyền và an ninh quốc gia.
Xác định những điều này để có thể khẳng định rằng, BL và GLTM với bất kỳ hình
thức nào, các loại đối tượng nào cũng đã và đang gây ra những nguy cơ và tác hại


11

lâu dài, nghiêm trọng.
Từ đó, chúng ta thấy được việc tổ chức phòng CBL và GLTM có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc bảo hộ sản xuất trong nước, đồng thời góp phần quản lý xuất nhập khẩu chặt chẽ, tăng thu thuế xuất, nhập khẩu, ổn định nguồn thu ngân sách nhà
nước. Phòng CBL và GLTM tốt sẽ góp phần ổn định chính trị, xã hội. Ngược lại,
phát triển kinh tế - xã hội sẽ làm giảm tình hình BL và GLTM. Phòng CBL, GLTM
và phát triển kinh tế - xã hội luôn có quan hệ khăng khít với nhau, làm tốt mặt này
thì hỗ trợ cho mặt kia.
1.3.1. Các biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại
Trước tình hình diễn biến phức tạp của hoạt động BL và GLTM, lực lượng
kiểm soát hải quan đã tăng cường thực hiện và triển khai đồng bộ các biện pháp
nghiệp vụ kiểm soát hải quan (09 biện pháp kiểm soát hải quan) với nhiều giải pháp
chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép qua biên giới theo từng
giai đoạn cụ thể, qua đó kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp
luật hải quan.
Theo Quyết định 728/2012/QĐ-TTg ngày 19/4/2012 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng hải quan chuyên trách phòng CBL,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải
quan, bao gồm:
*Vận động quần chúng tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới
Là biện pháp nghiệp vụ, do lực lượng kiểm soát hải quan tham mưu và trực
tiếp thực hiện thông qua việc vận động quần chúng rộng rãi, cá biệt nhằm phát huy
sức mạnh tổng hợp của chính quyền, các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, các cơ

quan, đơn vị và quần chúng nhân dân, tạo điều kiện, giúp đỡ cơ quan Hải quan thực
hiện nhiệm vụ kiểm soát hải quan và phục vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải
quan. Cơ quan Hải quan các cấp, cán bộ, công chức hải quan căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn cá nhân, doanh nghiệp,
tổ chức, đoàn thể chấp hành các quy định của pháp luật về hải quan; thường xuyên


12

củng cố mối quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, vận động quần chúng nhân
dân tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
*Tuần tra hải quan
Là hoạt động tổ chức, sử dụng lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát trong
phạm vi địa bàn cụ thể nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Tuần tra hải quan là biện pháp nghiệp vụ
vừa mang tính bí mật, vừa mang tính công khai, thực hiện theo kế hoạch, có chỉ
huy, chỉ đạo, được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện cần thiết khác theo
quy định.
*Thu thập, nghiên cứu thông tin về địa bàn, tuyến vận chuyển hàng hóa,
vụ việc, hiện tượng, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và
người có liên quan
Là biện pháp nghiệp vụ của lực lượng kiểm soát hải quan, được thực hiện
trên cơ sở thu thập, phân tích, xử lý thông tin nhằm chủ động đề ra phương án, biện
pháp phòng ngừa, đấu tranh thích hợp (sau đây gọi là điều tra nghiên cứu nắm tình
hình).
*Thu thập, nghiên cứu thông tin về cá nhân có dấu hiệu hoạt động liên
quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Là biện pháp nghiệp vụ của lực lượng kiểm soát hải quan, được tiến hành
trên cơ sở kết quả thu thập, xử lý thông tin và điều tra nghiên cứu nắm tình hình về
những đối tuợng cụ thể có dấu hiệu nghi vấn hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái

phép hàng hoá qua biên giới, nhằm chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn
chặn và điều tra khám phá tội phạm theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng kiểm
soát hải quan (sau đây gọi là sưu tra).
*Thu thập, xử lý thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt
động hải quan. Cử cán bộ, công chức hải quan ra nước ngoài để xác minh, thu
thập thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.


13

Là hoạt động thông qua việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ và ứng dụng
công nghệ thông tin về hàng hóa XK, NK, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam; thông tin về các tổ chức, cá nhân trong
nước và ngoài nước có dấu hiệu liên quan đến hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới và các thông tin khác có liên quan nhằm chủ động thực
hiện phòng, chống chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới,
gian lận thương mại, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phòng, chống ma túy,
chống rửa tiền, chống khủng bố trong lĩnh vực hải quan (sau đây gọi là thu thập, xử
lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát hải quan).
*Tuyển chọn, xây dựng, sử dụng những người không thuộc biên chế của
cơ quan Hải quan để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Là người cộng tác bí mật, ngoài lực lượng Hải quan, có nhiệm vụ phát hiện,
thu thập những tin, tài liệu về người, việc, dấu hiệu có liên quan đến công tác
phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (sau đây gọi là
cơ sở bí mật). Các loại cơ sở bí mật bao gồm: Cơ sở bí mật địa bàn: Là cơ sở được
bố trí hoạt động ở các địa bàn trọng điểm; Cơ sở bí mật điều tra: Được bố trí tiếp
cận điều tra cá nhân, tổ chức buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
*Bố trí công chức hải quan kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn biến hoạt

động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Là biện pháp trinh sát do lực lượng kiểm soát hải quan tổ chức thực hiện
bằng cách bí mật nhằm giám sát, kiểm tra, theo dõi diễn biến hoạt động bên ngoài
của đối tượng cần điều tra để phát hiện quan hệ, sơ bộ xác minh, xác định hành vi vi
phạm hoặc giải quyết những yêu cầu nghiệp vụ khác trong phòng, chống buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và phục vụ thu thập, xử lý thông tin
nghiệp vụ hải quan.


14

*Sử dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dụng theo quy
định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn
biến, hoạt động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới
Là biện pháp trinh sát do lực lượng kiểm soát hải quan tổ chức thực hiện
bằng cách bí mật sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để thu thập thông tin,
tài liệu phục vụ nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới.
*Sử dụng kết hợp các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, phương
tiện, trang thiết bị kỹ thuật trong hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
Là hoạt động điều tra, trinh sát, được chỉ đạo tập trung, thống nhất, có sự
phối hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp, phương tiện
kỹ thuật, chiến thuật nghiệp vụ, để đấu tranh với đối tượng buôn lậu hoạt động có tổ
chức, tính chất phức tạp, nghiêm trọng, nhằm thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ
phục vụ cho việc ngăn chặn, xử lý kịp thời hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới và phục vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải
quan.
Nhờ sự triển khai với tinh thần quyết liệt, thường xuyên, phối hợp chặt chẽ,

trong giai đoạn từ 2014-2018, lực lượng hải quan đã xử lý 96.125 vụ liên quan đến
BL, GLTM; Thu nộp ngân sách hơn 4.510 tỷ đồng, góp phần cải thiện môi trường
kinh doanh.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá
Hàng năm, trên cơ sở tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và kết quả đạt
được của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Tổng cục Hải quan tiến hành giao chỉ
tiêu công tác kiểm soát Hải quan cho các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện và
kết quả đó là chỉ tiêu để đánh giá công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại của
từng đơn vị. Các chỉ tiêu bao gồm:
- Về tuần tra hải quan (số lượt tuần tra);


×