Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ngành nguyên vật liệu trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH
THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG
TY NIÊM YẾT NGÀNH NGUYÊN VẬT LIỆU TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH
THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG
TY NIÊM YẾT NGÀNH NGUYÊN VẬT LIỆU TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH



TP Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
∗
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính
minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ngành nguyên
vật liệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và được thu thập từ những nguồn dữ liệu được kiểm chứng, khách quan. Tôi xin
chịu trách nhiệm về tính độc lập và trung thực của luận văn, các kết quả của luận văn
này chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Người cam đoan
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................4
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .....................................................................................4
6. Cấu trúc của luận văn...............................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..........................................................6
1.1

Nghiên cứu về minh bạch thông tin trên BCTC ................................................6

1.1.1 Sự minh bạch thông tin trên BCTC ....................................................................6
1.1.2

Các phương pháp đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC ...........9

1.1.2.1 Chỉ số CIFAR của IAAT (1995) .....................................................................10
1.1.2.2 Chỉ số T&D của Standard & Poor’s (2001) ..................................................10
1.1.2.3 Hệ thống xếp hạng mức độ công bố và minh bạch hóa thông tin IDTRS (2003)
....................................................................................................................................12
1.1.2.4 Đo lường công bố và minh bạch thông tin theo nguyên tắc Quản trị công ty
của OECD (2004) ......................................................................................................14
1.1.2.5 Chỉ số GTI của Singapore (2009) ..................................................................16
1.2 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin trên BCTC ......18
1.2.1 Nghiên cứu nước ngoài .....................................................................................18
1.2.2 Nghiên cứu trong nước .....................................................................................23


1.3 Khoảng trống nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài .................. 27
1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 27
1.3.2 Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 29
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 29

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 31
2.1 Khái quát chung về BCTC và minh bạch thông tin trên BCTC .......................... 31
2.1.1 Khái quát chung về BCTC................................................................................ 31
2.1.2 Khái niệm minh bạch thông tin BCTC và tầm quan trọng của minh bạch thông
tin BCTC .................................................................................................................... 32
2.1.2.1 Khái niệm minh bạch thông tin BCTC .......................................................... 32
2.1.2.2 Tầm quan trọng của minh bạch thông tin BCTC .......................................... 34
2.1.3 Khái niệm thị trường chứng khoán ................................................................... 36
2.2 Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................... 36
2.2.1 Lý thuyết thông tin hữu ích .............................................................................. 36
2.2.1.1 Nội dung lý thuyết .......................................................................................... 36
2.2.1.2 Áp dụng lý thuyết cho vấn đề minh bạch TTTC của các CTNY .................... 37
2.2.2 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng ................................................................. 38
2.2.2.1 Nội dung lý thuyết .......................................................................................... 38
2.2.2.2 Áp dụng lý thuyết cho vấn đề minh bạch TTTC của các CTNY .................... 39
2.2.3 Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin ................................................................ 41
2.2.3.1 Nội dung lý thuyết .......................................................................................... 41
2.2.3.2 Áp dụng lý thuyết cho vấn đề minh bạch TTTC của các CTNY .................... 42
2.2.4 Lý thuyết đại diện ............................................................................................. 43
2.2.4.1 Nội dung lý thuyết .......................................................................................... 43
2.2.4.2 Áp dụng lý thuyết cho vấn đề minh bạch TTTC của các CTNY .................... 44
2.3 Tổng quan về các CTNY ngành hàng nguyên vật liệu trên HSX ....................... 45
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin BCTC các CTNY ngành nguyên
vật liệu trên TTCK Việt Nam .................................................................................... 46
2.4.1 Các nhân tố đặc điểm tài chính ......................................................................... 46
2.4.1.1 Quy mô công ty .............................................................................................. 46


2.4.1.2 Đòn bẩy tài chính ...........................................................................................47
2.4.1.3 Lợi nhuận .......................................................................................................47

2.4.1.4 Hiệu suất sử dụng tài sản ..............................................................................48
2.4.1.5 Tài sản đảm bảo .............................................................................................49
2.4.2 Các nhân tố đặc điểm quản trị công ty .............................................................49
2.4.2.1 Công ty kiểm toán ..........................................................................................49
2.4.2.2 Tỷ lệ sở hữu cổ đông nhà nước ......................................................................50
2.4.2.3 Mức độ sở hữu tập trung ...............................................................................50
2.4.2.4 Mức sở hữu cổ đông nước ngoài ...................................................................51
2.4.2.5 Cơ cấu HĐQT ................................................................................................51
2.5 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .......................................................................53
2.5.1 Mô hình nghiên cứu ..........................................................................................53
2.5.2 Các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin BCTC ......54
2.5.2.1 Nhóm giả thuyết ảnh hưởng của các nhân tố đặc điểm tài chính .................54
2.5.2.2 Nhóm giả thuyết ảnh hưởng của các nhân tố đặc điểm quản trị công ty ......54
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................55
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................56
3.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................56
3.1.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................56
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................57
3.1.2.1 Phương pháp định lượng ...............................................................................57
3.1.2.2 Mô tả thống kê ...............................................................................................57
3.1.2.3 Phân tích hồi quy ...........................................................................................57
3.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến ................................................................................58
3.3 Đo lường các biến nghiên cứu .............................................................................59
3.3.1 Biến phụ thuộc ..................................................................................................59
3.3.1.1 Căn cứ đo lường biến phụ thuộc....................................................................59
3.3.1.2 Đo lường biến phụ thuộc ...............................................................................59
3.3.1.3 Chỉ số mức độ minh bạch thông tin trên BCTC.............................................63
3.3.2 Biến độc lập ......................................................................................................64



3.4 Thu thập dữ liệu ................................................................................................... 65
3.5 Phương pháp ước lượng mô hình ........................................................................ 66
3.5.1 Lựa chọn mô hình ............................................................................................. 66
3.5.2 Kiểm định các khuyết tật của mô hình.............................................................. 66
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 66
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 68
4.1 Thống kê các tiêu chí phản ánh mức độ minh bạch thông tin trên BCTC .......... 68
4.1.1 Sự tin cậy, đầy đủ và nhất quán ........................................................................ 68
4.1.2 Sự kịp thời ........................................................................................................ 69
4.1.3 Tính trung thực ................................................................................................. 69
4.1.4 Sự thuận tiện ..................................................................................................... 70
4.1.5 Mức độ minh bạch thông tin trên BCTC .......................................................... 72
4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................... 72
4.3 Mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình ........................................ 72
4.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến: VIF và ma trận tương quan .................................... 72
4.3.1.1 Phân tích tương quan .................................................................................... 73
4.3.1.2 Phân tích hồi quy bội ..................................................................................... 74
4.4 Ước lượng mô hình và kiểm định các giả thuyết ................................................ 75
4.4.1 Phân tích các mô hình Pooled OSL, REM, FEM ............................................. 75
4.4.2 Kiểm tra các khuyết tật trong mô hình hồi quy ................................................ 76
4.4.3 Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi ............................................... 76
4.4.4 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư ...................................... 76
TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 79
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 80
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 80
5.2 Các hàm ý và đề xuất từ kết quả nghiên cứu ....................................................... 80
5.2.1. Các hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu ........................................................... 80
5.2.1.1 Đối với nhân tố Quy mô doanh nghiệp.......................................................... 81
5.2.1.2 Đối với nhân tố mức sinh lời ......................................................................... 81
5.2.1.3 Đối với nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản ..................................................... 81



5.2.1.4 Đối với nhân tố tài sản đảm bảo....................................................................82
5.2.1.5 Đối với nhân tố chủ thể kiểm toán .................................................................82
5.2.1.6 Đối với nhân tố sở hữu cổ đông nhà nước ....................................................82
5.2.1.7 Đối với nhân tố mức sở hữu cổ đông nước ngoài .........................................82
5.2.1.8 Đối với đòn bẩy tài chính...............................................................................83
5.2.2 Một số đề xuất nhằm tăng cường tính minh bạch thông tin trên BCTC của các
CTNY .........................................................................................................................83
5.2.2.1 Đối với các công ty niêm yết ..........................................................................83
5.2.2.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước ................................................................84
5.2.2.3 Đối với doanh nghiệp kiểm toán và hội nghề nghiệp kiểm toán ...................85
5.2.2.4 Đối với nhà đầu tư .........................................................................................87
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................87
TỔNG KẾT CHƯƠNG 5 ..........................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................1
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT..............................................................................................1
TÀI LIỆU TIẾNG ANH ..............................................................................................1
PHỤ LỤC ....................................................................................................................3
PHỤ LỤC 01: TÓM LƯỢC TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU MINH BẠCH THÔNG
TIN TRÊN BCTC ........................................................................................................3
PHỤ LỤC 02: DANH SÁCH 58 CÔNG TY CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU..............9
PHỤ LỤC 03: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ..................................................11


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC
BCKQHĐKD
CBTT
CTNY

DN
NĐT
HĐQT
MBTT
QTCT
TSCĐ
TTCK
TTTC
HOSE
HNX
TP.HCM
SGDCK
VACPA
EY
Deloitte
KPMG
PwC
AVA
A&C
AASC
ANVIET CPA
DTL
GTV
AISC
VAE
AAC
TL-TDK
RSM
CPA VIETNAM
MAZARS

VIETNAM
UHY ACA

Báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Công bố thông tin
Công ty niêm yết
Doanh nghiệp
Nhà đầu tư
Hội đồng quản trị
Minh bạch thông tin
Quản trị công ty
Tài sản cố định
Thị trường chứng khoán
Thông tin tài chính
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh
Sở giao dịch chứng khoán
Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Công ty TNHH KPMG
Công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Việt Nam
Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam
Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn
Công ty TNHH hãng kiểm toán AASC
Công ty TNHH Kiểm toán &Tư vấn An Việt
Công ty Kiểm toán DTL
Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam)

Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học
Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC
Công ty TNHH kiểm toán và định giá Thăng Long - TDK
Công ty TNHH kiểm toán & tư vấn RSM Việt Nam
Công ty TNHH kiểm toán CPA Việt Nam
Công ty TNHH Mazars Việt Nam
Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn UHY


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Nội dung chỉ số T&D của Standard & Poor’s (2001) ....................................11
Bảng 1.2 Nội dung của Hệ thống xếp hạng mức độ công bố và minh bạch hóa thông tin
IDTRS (2003) ................................................................................................................12
Bảng 1.3 Nội dung của nguyên tắc Quản trị công ty của OECD (2004) ......................14
Bảng 1.4 Cách để đo lường mức độ minh bạch TTTC .................................................16
Bảng 1.5. Nội dung của Chỉ số GTI của Singapore (2009)...........................................17
Bảng 3.1 Bảng phân nhóm công ty kiểm toán ............................................................. 60
Bảng 3.2 Cách tính điểm mức độ uy tín của công ty kiểm toán ...................................61
Bảng 3.3 Cách tính điểm mức độ kịp thời của thông tin BCTC .................................. 62
Bảng 3.4 Cách tính điểm mức độ trung thực của thông tin BCTC .............................. 62
Bảng 3.5 Cách tính điểm mức độ thuận tiện của thông tin BCTC ............................... 63
Bảng 3.6 Biến độc lập và cách đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin
BCTC của CTNY ......................................................................................................... 64
Bảng 4.1 Kết quả thống kê các tiêu chí phản ánh mức độ MBTT trên BCTC .............68
Bảng 4.2 Kết quả thống kê các CTNY theo tiêu chí sự tin cậy, đầy đủ và nhất quán ..68
Bảng 4.3 Kết quả thống kê các CTNY theo tiêu chí tính trung thực ............................70
Bảng 4.4 Kết quả thống kê các CTNY theo tiêu chí sự thuận tiện .............................. 71
Bảng 4.5 Thống kê mô tả các biến phân tích hồi quy ..................................................72
Bảng 4.6 Ma trận tương quan giữa các biến .................................................................73

Bảng 4.7 Kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC ... 74
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông
tin ...................................................................................................................................75
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định hiện tương phương sai sai số thay đổi ............................ 76
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định tự tương quan giữa các phần dư ....................................77
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy mô hình FEM ....................................................................77


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Các thành phần ảnh hưởng đến minh bạch công ty theo kết quả nghiên cứu
của Robert Bushman và cộng sự (2001) ..................................................................... . 18
Hình 1.2: Các thành phần ảnh hưởng đến minh bạch công ty theo nghiên cứu của Cheung
và cộng sự (2005) .......................................................................................................... 20
Hình 1.3: Các thành phần ảnh hưởng đến minh bạch công ty theo nghiên cứu của Jouini
Fathi (2013) ................................................................................................................... 22
Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu chỉ số minh bạch TTTC của Lê Thị Mỹ Hạnh (2015). 25
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTTC của các
CTNY ngành nguyên vật liệu trên TTCK Việt Nam .................................................... 53


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu kế thừa nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến tính MBTT trên BCTC
của các CTNY trên TTCK Việt Nam của Ts. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015), trong điều kiện
mới, thực hiện để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên
báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ngành nguyên vật liệu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong giai đoạn 2004-2017.
Tác giả đo lường biến phụ thuộc (TRANS) được căn cứ vào 2 cơ sở: Khái niệm về minh
bạch thông tin trên BCTC được sử dụng trong luận văn, và các nguyên tắc quản trị công
ty của OECD (2004). Tác giả sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng, thông qua các kiểm

định phù hợp tác giả lựa chọn một trong ba mô hình hồi quy dữ liệu bảng để ước lượng
mô hình: (1) mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS); (2) Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
(Random Effect Model – REM); (3) Mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model –
FEM).
Kết quả cho thấy mức độ minh bạch thông tin BCTC của các CTNY ngành nguyên vật
liệu có xu hướng cải thiện qua các năm. Các biến có quan hệ đồng biến với minh bạch
thông tin báo cáo tài chính của các CTNY ngành nguyên vật liệu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam bao gồm: Quy mô doanh nghiệp (FSIZE), mức sinh lời (PROL), hiệu
suất sử dụng tài sản (EASSET), tài sản đảm bảo (FIX), chủ thể kiểm toán (AUDIT), sở
hữu cổ đông nhà nước (OWNP), sở hữu cổ đông nước ngoài (FORES), một biến quan
hệ nghịch biến là đòn bẩy tài chính (LEV).
Hàm ý rằng, cơ quan quản lý nhà nước và các công ty kiểm toán cần lưu ý đến những
công ty niêm yết có quy mô nhỏ, nhà đầu tư thận trọng và có những đánh giá toàn diện
hơn khi cân nhắc đầu tư vào các CTNY có mức sinh lời thấp, tỷ lệ sở hữu cổ đông nhà
nước, cổ đông nước ngoài của các công ty ngành nguyên vật liệu cũng là yếu tố cần
được xem xét.

Từ khóa: minh bạch thông tin BCTC, nguyên tắc quản trị công ty của OECD, mô hình
ảnh hưởng cố định (FEM)


ABSTRACT
This research, inheriting Dr Le Thi My Hanh's work (2015) of researching the criteria
that affect information transparency on financial reports of public corporation on
Vietnam stock market, is recently adopted to inspect how public corporations of material
field on Vietnam stock market (2014-2017) affected by those criteria.
The researcher measured dependent variable (TRANS) on 2 basics: Definition of
information transparency on financial report used in dissertation, and policies of
corporation management from OECD (2004). The author used model of panel data
regression analysis to make evaluation: (1) Pooled OLS; (2) Random Effect Model

(REM); (3) Fixed Effect Model (FEM).
The result showed improvement over years on information transparency level of
material-related public corporations. The covariate variables of information
transparency on financial report of public corporations on Vietnam stock market
include: corporation scale (FSIZE), profit level (PROL), asset efficiency (EASSET),
fixed asset (FIX), auditing subject (AUDIT), State shareholders (OWNP), Foreign
shareholders (FORES), inverted variable of financial leverage (LEV).
For implication, state management and auditors should pay attention to small public
corporations, prudent investors to have more comprehensive evaluations investing in
public corporations with low profit level. Ratio of state shareholders and foreign
shareholders of public corporation in material-field are also worth considering factors.

Keywords: information transparency on financial report, OECD, Fixed Effect Model
(FEM).


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trong giai đoạn kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, các công ty niêm
yết trên TTCK Việt Nam cần thu hút nhiều hơn nữa sự quan tâm từ các nhà đầu tư trong
và ngoài nước. Để các nhà đầu tư gia tăng niềm tin vào thị trường, yêu cầu về minh bạch
thông tin từ các CTNY, nâng cao chất lượng BCTC và chất lượng CBTT là điều thiết
yếu.
Trên TTCK, tính minh bạch và công bố thông tin của CTNY là những điều kiện
căn bản giúp các nhà đầu tư trong nước và quốc tế có thể tiếp cận và đánh giá tiềm năng
đầu tư. Khi tổ chức đang sử dụng khoản tiền đầu tư của các cổ đông, họ phải thực hiện
công bố một cách minh bạch việc sử dụng số tiền đó. Khi không có minh bạch, báo cáo
tài chính và thông tin của nó là vô ích cho các nhu cầu ra quyết định. Nó không chỉ ảnh
hưởng đến cổ đông, mà còn ảnh hưởng đến quyết định của tổ chức trong tương lai. Hậu

quả nhà đầu tư mất lòng tin vào TTCK, chuyển sang kênh đầu tư khác, thị trường mất
thanh khoản, có thể gây nên tác động tiêu cực đến thị trường tài chính quốc gia.
Nói đến tính minh bạch, trước hết người ta thường nói đến tính minh bạch trong
việc quản trị công ty. Việc minh bạch trong hoạt động quản trị sẽ khuyến khích các hành
vi có trách nhiệm và hỗ trợ ra quyết định tốt hơn cho các doanh nghiệp ở cả khu vực
công và khu vực tư, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định, mang lại lợi ích kinh
tế và tăng trưởng vững chắc. Các doanh nghiệp càng minh bạch thì càng được nhà đầu
tư, đối tác và khách hàng tin tưởng, nâng cao được thương hiệu của doanh nghiệp trên
thị trường. Khi đã tạo được niềm tin được với các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh,
CTNY sẽ dễ dàng tiếp cận việc huy động vốn đầu tư, tìm kiếm đối tác kinh doanh, thuận
lợi trong việc vay vốn ngân hàng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 19 năm hoạt động (2000-2019), đã
chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về số doanh nghiệp tham gia giao dịch, quy mô vốn
hóa và số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, cùng với đó là sự cải thiện rõ rệt về chất
lượng quản trị, tính minh bạch và tầm nhìn chiến lược về phát triển bền vững của rất
nhiều tổ chức niêm yết. Thành tựu này có được nhờ rất nhiều chính sách và giải pháp
sáng tạo được thực thi bởi các bên tham gia.


2
Tính đến cuối năm 2018, tổng số công ty đại chúng đã đăng ký với UBCKNN là
1.926 công ty, trong đó CTNY trên hai sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX là
754 và trên sàn UPCoM là 805. Trong số 686 CTNY trên TTCK Việt Nam, chỉ có 266
công ty đạt chuẩn công bố thông tin (từ kết quả khảo sát của Vietstock năm 2018), tương
đương 38,78%. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vụ việc có liên quan đến sự minh bạch thông
tin trên BCTC của các doanh nghiệp đã được phát hiện như Công ty cổ phần Tập đoàn
Hoàng Anh Gia Lai (HAG), Công ty cổ phần Container Việt Nam (VSC), Công ty Cổ
phần Bóng đèn Điện Quang (DQC), Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT), hay các
trường hợp kết quả kinh doanh chuyển từ lãi sang lỗ sau kiểm toán của Công ty cổ phần
Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), Công ty cổ phần Thiết bị y tế Việt Nhật

(JVC), ..., khi bị phát hiện giá cổ phiếu của các công ty này giảm và gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quyền lợi của NĐT. Qua đó cho thấy MBTT ngày càng trở nên cấp
thiết hơn khi các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng phạm vi kinh doanh toàn cầu, minh
bạch là chìa khóa để thúc đẩy môi trường kinh doanh bền vững.
Kế thừa nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến tính MBTT trên BCTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam của Ts. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015), với điều kiện mới Thông
tư 200/2014/TT-BTC ra đời, tiếp cận gần hơn chuẩn mực kế toán quốc tế, Luật bảo vệ
môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014, sự ra đời của Thông tư
155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 yêu cầu khắt khe hơn về việc CBTT,
tính minh bạch thông tin BCTC, tác giả tập trung nghiên cứu các CTNY trên TTCK Việt
Nam mà không thuộc trong ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Tác
giả thu thập BCTC từ năm 2014 đến năm 2017 của 58 công ty thuộc nhóm ngành nguyên
vật liệu (theo phân ngành toàn cầu GISC của MSCI Inc. và Standard & Poor’s) niêm yết
trên sàn giao dịch HOSE để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông
tin của BCTC trong điều kiện mới, chính sách mới. Ngành nguyên vật liệu là một phần
quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, thu hút dòng tiền đầu tư lớn từ các nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài, ngày càng hướng đến phát triển bền vững, sử dụng tài nguyên
tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường. Ngành nguyên vật liệu có nhiệm vụ làm yếu tố
đầu vào cho các ngành khác, đặc điểm của ngành nguyên vật liệu là ngành kinh tế thâm
dụng vốn, phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên và công nghệ, tài sản và chi phí cố
định của ngành khá cao, áp lực cạnh tranh trong nước khá lớn khiến biên lợi nhuận gộp
giảm, rủi ro do nhập khẩu, lãi suất khá lớn do thường sử dụng đòn bẩy hoạt động để tăng


3
lợi nhuận, đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh
tế vĩ mô. Nghiên cứu này đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC của các CTNY
của một ngành đặc thù là ngành nguyên vật liệu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến tính minh bạch góp phần giúp TTCK Việt Nam nói chung và ngành nguyên vật liệu
nói riêng hoạt động bền vững và hiệu quả. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Các nhân

tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các CTNY trên thị
trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Luận văn nhằm hướng đến các mục tiêu:
+ Mục tiêu chung: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên
BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
+ Mục tiêu cụ thể:
(i) Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các
CTNY ngành nguyên vật liệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
(ii) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính minh bạch thông tin trên
BCTC của các CTNY ngành nguyên vật liệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Câu hỏi nghiên cứu:
Để làm được điều này, tác giả tập trung giải quyết câu hỏi nghiên cứu:
(i) Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các các CTNY
ngành nguyên vật liệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
(ii) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến minh bạch thông tin trên BCTC
của các CTNY ngành nguyên vật liệu trên TTCK Việt Nam như thế nào?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông
tin trên BCTC của CTNY sản xuất kinh doanh.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu: nhóm nhân tố đặc điểm tài chính và nhóm nhân tố
đặc điểm quản trị công ty của các CTNY ngành nguyên vật liệu trên TTCK Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả thu thập BCTC của 58 CTNY ngành
nguyên vật liệu trên sàn giao dịch HOSE. BCTC được lựa chọn đối với các công ty mẹ
là BCTC hợp nhất.


4

Thời gian nghiên cứu: từ năm 2014 đến 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Tác giả thực hiện lược khảo các
kết quả nghiên cứu trước từ các nghiên cứu nước ngoài và trong nước để tìm hiểu các
tiêu chí đo lường mức độ minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính và những nhân tố
ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các CTNY trên TTCK Việt
Nam. Ngoài ra, luận văn tiến hành đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh
bạch thông tin trên BCTC, từ đó xây dựng mô hình hồi quy phản ánh mối tương quan
giữa các nhân tố đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các CTNY ngành nguyên
vật liệu trên TTCK Việt Nam.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài kiểm định để khẳng định tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới tính minh bạch
thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả có ý nghĩa
giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp có cái nhìn đầy đủ về vấn đề này nhằm đánh giá, cải
thiện giúp tăng tính minh bạch của thông tin công bố trên BCTC.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được tổ chức thành 5 chương với nội dung chính
như sau:
Chương 1- Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan, xác định những nội dung
nghiên cứu mà đề tài sẽ kế thừa và phát triển. Từ đó, tìm ra khe hổng nghiên cứu, xác
định vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Chương 2- Tổng hợp và phân tích cơ sở lý thuyết về minh bạch thông tin trên BCTC,
các nhân tố có thể ảnh hưởng đến minh bạch thông tin trên BCTC của các CTNY ngành
nguyên vật liệu trên TTCK Việt Nam.
Chương 3- Phương pháp nghiên cứu, chương này thiết kế nghiên cứu, xây dựng các giả
thuyết nghiên cứu và xác định phương pháp nghiên cứu áp dụng để đạt được các mục
tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Chương 4- Trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu. Kết quả về các nhân tố ảnh hưởng
đến minh bạch thông tin trên BCTC của các CTNY ngành nguyên vật liệu trên TTCK
Việt Nam.

Chương 5- Chương này đưa ra kết luận và gợi ý chính sách nhằm bảo vệ các bên có liên
quan (nhà đầu tư, công ty niêm yết, Bộ Tài chính, cơ quan quản lý nhà nước) thông qua


5
việc nâng cao minh bạch thông tin trên BCTC của các công ty ngành nguyên vật liệu
niêm yết trên TTCK Việt Nam, đồng thời gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo.


6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương 1 giới thiệu về tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về minh
bạch thông tin trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin trên BCTC.
Từ đó đưa ra khe hổng nghiên cứu, cho thấy được tính mới của bài nghiên cứu.
1.1 Nghiên cứu về minh bạch thông tin trên BCTC
Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về minh bạch thông tin tài chính với
những đóng góp quan trọng góp phần xem xét đến tính minh bạch của doanh nghiệp.
1.1.1 Sự minh bạch thông tin trên BCTC
Năm 1994, nghiên cứu của Carolyn Streuly “The primary objective of financial
reporting: How are you doing?” (Tạp chí CPA Ohio số 53.6) thực hiện thông qua ba
lần tổng hợp thư khảo sát, cuộc điều tra, nhận được kết quả từ 508 từ 1.300 chuyên gia
phân tích tài chính (CFAs) ở Mỹ, kết quả nghiên cứu cho thấy thông tin BCTC hữu ích
và thuyết minh BCTC rõ ràng cung cấp thông tin để các nhà đầu tư, chủ nợ, người dùng
khác cho các quyết định đầu tư hợp lý. Theo nghiên cứu của Ball et al. (1968) cho thấy
bằng chứng về mối quan hệ giữa thông tin lợi nhuận được công bố trên BCTC với giá
cổ phiếu, khi có thông tin mới về một sự gia tăng bất thường của lợi nhuận công ty sẽ
làm tăng giá trị tương ứng của doanh nghiệp, giá cổ phần sẽ phản ánh đầy đủ các thông
tin hiện có trong thị trường hiệu quả và sẽ gia tăng giá cổ phần ngay khi thông tin trên
BCTC được công bố và sẽ chấm dứt sau ngày công bố. Theo nghiên cứu về mối quan
hệ giữa thông tin BCTC và giá cổ phiếu của Dimitropoulos et al. (2009) “The value

relevance of financial statements and their impact on stock prices” (tạp chí Managerial
Auditing 24. 3, P248-265), tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy OLS để kiểm định cho
các giả thuyết đưa ra và thu thập dữ liệu của 101 CTNY trên TTCK Athens từ năm 1995
– 2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất lợi nhuận và doanh thu trên tổng tài sản có
ảnh hưởng tích cực đến thu nhập cổ phiếu, ngược lại tỷ lệ vốn lưu động trên tổng tài sản
và tỷ suất lợi nhuận có tác động tiêu cực đến thu nhập cổ phiếu.
Năm 2006, nhóm tác giả Mensah và cộng sự đã đưa ra mô hình các mức độ minh bạch
thông tin, nghiên cứu này chính thức hóa minh bạch là tiêu chí quan trọng nhất để đánh
giá các báo cáo tài chính theo quan điểm của người sử dụng bên ngoài. Cũng trong năm
2006, nghiên cứu của Zarb, Bert. đề cập đến sự khác biệt trong cách nhìn nhận của nhà
đầu tư và người lập báo cáo về tính minh bạch của thông tin báo cáo tài chính v.v…


7
Năm 2010, có nghiên cứu của Thomas J. et el. xem xét quan điểm soạn lập BCTC, kết
quả nghiên cứu cho thấy, các nhà quản lý doanh nghiệp có mong muốn thiết lập BCTC
dựa trên các chuẩn mực kế toán, trong khi các nhà đầu tư và chủ nợ lại nghiêng về quan
điểm nên thiết lập BCTC dựa trên luật lệ.
Theo nghiên cứu của Zarzeski (1996) cho rằng văn hóa và sức mạnh của thị trường tác
động đến mức độ CBTT thông qua các nhân tố: Đòn bẩy tài chính, quy mô công ty và
doanh thu xuất khẩu. Các thuộc tính của minh bạch thông tin được đưa ra bởi nghiên
cứu của Vishwanath và Kaufmann (2001) bao gồm: tiếp cận, tính toàn diện, tính liên
quan, chất lượng và sự đáng tin cậy. Tác giả Phạm Đức Tân (2008) cũng thông qua khảo
sát BCTC và báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên TTCK HoSE trong 3
năm 2006, 2007, 2008 kết hợp so sánh đối chiếu với hệ thống pháp luật và các văn bản
hướng dẫn thi hành liên quan đến việc công bố thông tin tài chính để đo lường sự minh
bạch thông tin tài chính, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống công nghệ thông tin yếu
kém, các yếu tố phát triển chưa đồng bộ gây ra sự chậm trễ trong việc công bố thông
tin, việc các công ty niêm yết che dấu thông tin vẫn phổ biến.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thúy (2008) với nghiên cứu về hoàn thiện minh bạch hóa

thông tin tài chính của các CTNY trên TTCK Việt Nam, 100 phiếu điều tra đã được thu
về từ 150 phiếu điều tra từ các NĐT ở các sàn giao dịch chứng khoán đo lường minh
bạch thông tin bằng cách lập bảng câu hỏi dành cho NĐT khảo sát về các chỉ tiêu mà
nhà đầu tư quan tâm khi phân tích báo cáo tài chính, kết hợp với khảo sát 4 công ty
thông qua các chỉ tiêu: chỉ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu thuần,
chỉ số lợi nhuận trên doanh thu, chỉ số sinh lợi trên vốn cổ phần, lãi cơ bản trên cổ phiếu.
Kết luận của khảo sát cho thấy minh bạch hóa thông tin tài chính các CTNY trên TTCK
Việt Nam tuy vẫn còn hạn chế: thông tin chưa được công bố đầy đủ, kịp thời, đều đặn
và bị rò rỉ trước CBTT, nhưng cũng đã có những tích cực là có kênh thông tin đáng tin
cậy từ các tổ chức phân tích tài chính chuyên nghiệp.
Trên quan điểm người sử dụng thông tin, các tác giả Blanchet (2002), Prickett (2002)
và Kulzick (2004) cho rằng sự minh bạch thông tin bao gồm: sự chính xác, sự nhất quán,
sự thích hợp, sự đầy đủ, sự rõ ràng, sự kịp thời và sự thuận tiện. Kế thừa nghiên cứu
này, nghiên cứu khảo sát thực trạng sự minh bạch TTTC công bố của các CTNY trên
TTCK Việt Nam của tác giả Nguyễn Đình Hùng (2010) đưa ra các biến đại diện để đo
lường sự minh bạch là: sự kịp thời, sự thuận tiện, sự chính xác, sự đầy đủ và sự nhất


8
quán. Kết quả thống kê của nghiên cứu cho thấy số ngày trung bình công bố thông tin
lớn hơn so với số ngày tối đa cho phép theo Thông tư số 38/2007/TT-HTC năm 2017 là
19 ngày và năm 2018 là 15 ngày. Việc chậm trễ này làm giảm tính kịp thời của thông
tin, giảm tính minh bạch thông tin tài chính. Dù năm 2007 và 2008 là năm thực hiện
chuẩn mực mới về BCTC hợp nhất và thông tin các bên liên quan, dù sự minh bạch
thông tin còn kém nhưng ghi nhận sự chuyển biến tích cực qua các năm. Sự thuận tiện,
mức độ chính xác trong số liệu trên các BCTC trước kiểm toán rất thấp, tuy nhiên về
hình thức các CTNY đã công bố BCTC số lượng đầy đủ và nhất quán, điểm thiếu minh
bạch là do các CTNY không cung cấp được số liệu, cơ sở để kiểm toán xác minh các số
liệu do các CTNY trình bày trên BCTC, điều này dẫn đến ý kiến loại trừ của kiểm toán.
Từ kết quả khảo sát tác giả tiến hành xây dựng mô hình và đưa ra kiến nghị, giải pháp

về hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính của các CTNY trên TTCK Việt
Nam.
Nghiên cứu tình huống cụ thể tại Úc với bài báo “Key Issues Accounting Information
Quality Management: Australian Case Studies” kế thừa kết quả nghiên cứu của Xu và
cộng sự (2003) khẳng định lại lần nữa các yếu tố bên trong gồm yếu tố con người và hệ
thống (sự tương tác giữa con người với hệ thống máy tính; giáo dục và nâng cao trình
độ nhân viên; nâng cấp hệ thống), các vấn đề liên quan đến tổ chức (cơ cấu tổ chức; văn
hóa tổ chức; các chính sách và chuẩn mực); lẫn bên ngoài đơn vị gồm kinh tế toàn cầu;
mối quan hệ giữa các tổ chức và giữa các quốc gia; sự phát triển công nghệ; thay đổi
các quy định pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng của thông tin kế toán.
Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Hà đã phân tích nguyên tắc “công khai và minh bạch”
theo yêu cầu của OECD. Công trình khoa học cấp bộ của tác giả Nguyễn Thị Hà cũng
đề cập đến tính minh bạch thông tin như “Tính minh bạch trong BCTC của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa” (2011).
Năm 2009, nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Tâm đã phân tích các nguyên nhân làm
cho TTTC chưa thực sự minh bạch. Cùng năm, tác giả Lâm Thị Hồng Hoa đã đưa ra 7
nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu minh bạch về thông tin bao gồm: (1) cách thức điều
hành nền kinh tế, (2) quan niệm giữ bí mật trong kinh doanh bị lạm dụng, (3) năng lực
quản trị còn yếu kém, tâm lý ngại thay đổi, (4) cách thức soạn thảo và trình bày văn bản
đã có dấu ấn của lợi ích cục bộ của ngành, địa phương, (5) chưa có chế tài cho việc xử
phạt CBTT cho NĐT thiếu minh bạch, (6) chưa có hệ thống chỉ tiêu để người sử dụng


9
thông tin kiểm chứng thông tin đó minh bạch hay chưa, (7) hoạt động kiểm toán chưa
thực sự góp phần cho thông tin được minh bạch.
Năm 2012, luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thúy Anh cũng đề cập đến sự minh bạch
thông tin trên TTCK. Cũng trong năm này, tổ chức tài chính quốc tế (IFC) cũng đã
nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến minh bạch thông tin và quản trị công ty của các
CTNY tại TTCK Việt Nam. Năm 2016, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Anh và

các cộng sự “Minh bạch thông tin trước thềm hội nhập AEC” sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng, triển khai từ nguồn dữ liệu thứ cấp là thông tin tài chính của 240
công ty niêm yết chọn ngẫu nhiên trên sàn HOSE năm 2014 được thu thập để xử lý và
phân tích, sử dụng điểm số ARA năm 2014 của Công ty Dragon Capital đánh giá. Kết
quả nghiên cứu cho thấy mức độ minh bạch thông tin giữa các ngành không chênh lệch
nhiều. Nhóm công ty thuộc ngành nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng 18% và đạt điểm số
ARA là 53.3 điểm. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số nguyên nhân các công ty chưa
minh bạch thông tin như: chọn giữ lãi để công bố vào các đợt bán cổ phiếu lần đầu ra
công chúng, điều chỉnh lợi nhuận và hạch toán vào các giai đoạn tùy theo mục đích của
từng doanh nghiệp.
Từ năm 2012 cho đến nay, Sở GDCK Hà Nội đã triển khai chương trình đánh giá Công
bố thông tin và minh bạch hàng năm, liên tục nghiên cứu cập nhật các thay đổi trong
văn bản pháp quy mới và các thông lệ quốc tế mới, đặc biệt là bộ nguyên tắc về quản trị
công ty năm 2015 của OECD. Năm 2018, HNX áp dụng chương trình này cho các doanh
nghiệp đại chúng quy mô lớn trên thị trường UPCoM.
Trên đây là khảo lược các nghiên cứu trong và ngoài nước, qua các góc độ nghiên cứu,
thực hành, sự minh bạch thông tin tài chính được thể hiện qua sự sẵn có của thông tin
mà người muốn sử dụng mong muốn, và các thông tin chất lượng có đặc tính thể hiện
sự sẵn có thông qua các tiêu chí: sự kịp thời, sự thuận tiện, sự chính xác, sự đầy đủ và
sự nhất quán.
1.1.2 Các phương pháp đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC
Đo lường mức độ minh bạch và CBTT có ý nghĩa rất quan trọng đối với các CTNY nói
riêng và sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung. NĐT thường đo lường mức
độ minh bạch thông tin của CTNY thông qua BCTC đã được kiểm toán với BCTC được
CBTT chính thức, sự khác biệt giữa hai báo cáo này ít nhiều phản ánh sự minh bạch
thông tin tài chính của CTNY. Do cách tiếp cận theo nhiều quan điểm và mức độ khác


10
nhau nên việc đo lường sự minh bạch thông tin nói chung và minh bạch thông tin tài

chính nói riêng được đo bằng nhiều biến đại diện và phương pháp khác nhau. Tuy nhiên,
để đánh giá mức độ minh bạch thông tin của một công ty là một nhiệm vụ rất khó khăn,
hiểu đầy đủ về minh bạch thông tin là điều rất phức tạp. Vì thế cho đến nay, vẫn chưa
có một công thức hay thước đo chung nào được đưa ra để đánh giá mức độ minh bạch
thông tin của một công ty.
1.1.2.1 Chỉ số CIFAR của IAAT (1995)
Chỉ số CIFAR (the Center for International Financial Analysis and Research) là chỉ số
được xây dựng năm 1995 bởi Trung tâm phân tích và nghiên cứu tài chính quốc tế
(IAAT – International Accounting and Auditing Trends), chỉ số này gồm 90 khoản mục
TTTC và phi tài chính được công bố trên các báo cáo thường niên của các CTNY. Báo
cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phương pháp
kế toán, dữ liệu giá cổ phiếu, quản trị công ty (giám đốc, HĐQT, lương thưởng, cổ đông
lớn, …) và các thông tin khác là các khoản mục thông tin được sử dụng để tính chỉ số
CIFAR. Theo quan điểm của chỉ số CIFAR có mối quan hệ thuận chiều mức độ CBTT
và sự minh bạch thông tin, sự minh bạch của thông tin có thể đo lường bằng mức độ
CBTT.
Nghiên cứu của La Porta, Lopez-De-Silanes, Shleifer và Vishny (1999) sử dụng chỉ số
này làm thước đo chất lượng của hệ thống kế toán. Nghiên cứu của Bushman và cộng
sự (2001); Jeffrey J. và Marie E. Archambault (2003) sử dụng chỉ số này làm thước đo
mức độ CBTT. Chỉ số này được xây dựng tùy thuộc vào môi trường kinh doanh, pháp
luật của từng quốc gia.
1.1.2.2 Chỉ số T&D của Standard & Poor’s (2001)
Năm 2001, một cách thức xếp hạng tính minh bạch và công bố thông tin (Transparency
and Disclosure - T&D) lần đầu tiên được đưa ra cho hơn 300 doanh nghiệp lớn ở các thị
trường đang phát triển bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Standard and
Poor’s. T&D Index được S&P xây dựng bằng cách điều tra các CTNY bằng bảng hỏi
với 98 câu hỏi được chia thành 3 nhóm gồm 109 tiêu chí dựa trên các báo cáo tài chính
thường niên về việc thực hiện CBTT với 2 nội dung chính là thông tin về cơ cấu sở hữu,
quyền của cổ đông và TTTC, hoạt động của công ty (thông qua báo cáo thường niên,
thông tin về kinh doanh, thông tin về HĐQT và Ban điều hành, chế độ đãi ngộ đối với

HĐQT và ban điều hành). Cụ thể:


11
Bảng 1.1. Nội dung chỉ số T&D của Standard & Poor’s (2001)
Nhóm

Nhóm 1

Số lượng câu hỏi

Nội dung

28 câu hỏi

Liên quan đến minh bạch thông tin về cấu trúc sở
hữu và quyền của nhà đầu tư. Các câu hỏi này đề
cập đến vấn đề minh bạch trong quyền sở hữu,
mức độ tập trung quyền sở hữu, quy trình biểu
quyết và họp cổ đông.

Nhóm 2

35 câu hỏi

Nhóm 3

35 câu hỏi

Liên quan đến minh bạch thông tin tài chính và

tình hình kinh doanh. Các câu hỏi này tập trung
vào vấn đề mục tiêu kinh doanh, xem xét chi tiết
chính sách kế toán và thông tin đối với kiểm toán
viên.
Liên quan đến minh bạch thông tin về cơ cấu và
hoạt động quản trị của hội đồng quản trị và ban
giám đốc. Các câu hỏi liên quan đến cấu trúc của
ban giám đốc, vai trò của ban giám đốc, đào tạo
và khen thưởng giám đốc, phương pháp đánh giá
nhà quản trị, …
(Nguồn: chỉ số T&D của Standard & Poor’s (2001))

Trong đó liên quan đến minh bạch TTTC gồm 30 khoản mục là chính sách kế toán, các
chuẩn mực kế toán và áp dụng cho các khoản mục trên các BCTC, các khoản mục tuân
thủ theo các chuẩn mực quốc gia, BCTC năm tuân thủ theo một trong các hệ thống
chuẩn mực phổ biến: Chuẩn mực quốc tế (IFRS), chuẩn mực Hoa kỳ (U.S GAAP),
…Đối với TTCK Mỹ, mẫu báo cáo 10-K, các báo cáo gửi cơ quan nhà nước, báo cáo
gửi tới các cổ đông được yêu cầu bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), cũng
được căn cứ để xếp hạng chỉ số này.
Các công ty được điều tra trả lời các câu hỏi dưới dạng “Yes/No” về các nội dung CBTT
của công ty và được xếp hạng trên thang điểm 10. Sau đó căn cứ trên tỷ lệ giữa số lượng
các yếu tố mà công ty đạt được so với tổng số 98 tiêu chí đã đặt ra để xếp hạng chung.
Chỉ số T&D ngoài việc được sử dụng để đánh giá và xếp hạng sự minh bạch và CBTT
trên các TTCK, theo nghiên cứu của Mine Aksu (2006) chỉ số này được sử dụng để cải
thiện sự minh bạch và CBTT của TTCK Instanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Churchwell (2003) và Schnackenberg (2003) đưa ra nhận
định rằng mức độ công bố thông tin của các công ty được xếp hạng và đánh giá bởi
T&D của S&P chỉ dừng lại ở việc đánh giá các báo cáo chính công bố thông tin ra đại
chúng xem các CTNY có công bố các thông tin liên quan hay không mà chưa đánh giá
toàn diện được chất lượng của thông tin đã được công bố chính thức, bỏ qua một số các



×