Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự cam kết của người lao động và kết quả hoạt động kinh doanh trường hợp của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 182 trang )

1



2



3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Đỗ Thị Ngọc Hạnh, học viên cao học khóa 26- Khoa Quản trị kinh doanh,
tôi xin cam đoan luận văn “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự cam kết của
người lao động và kết quả hoạt động kinh doanh: trường hợp của các ngân hàng
thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” do TS. Trần Đăng Khoa
hướng dẫn, là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây bởi bất kỳ ai, bất kỳ tổ
chức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên.
Tác giả

Đỗ Thị Ngọc Hạnh



4

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT- ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...............................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………........ 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..............................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................4
1.6 Cấu trúc luận văn ............................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............6
2.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................................................6
2.1.1 Định nghĩa ...................................................................................................6
2.1.2 Các quan điểm lý thuyết về trách nhiệm xã hội ..........................................8
2.1.3 Các cách tiếp cận trách nhiệm xã hội .......................................................10
2.1.4 Đo lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .......................................14
2.1.5 Trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực ngân hàng ..........................................16
2.2 Sự cam kết của người lao động với tổ chức .................................................17
2.2.1 Định nghĩa .................................................................................................17
2.2.2 Đo lường sự cam kết với tổ chức của người lao động ..............................18
2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ........................................22
2.3.1 Định nghĩa .................................................................................................22


5

2.3.2 Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM .............24
2.4 Các nghiên cứu liên quan .............................................................................27
2.4.1 Nghiên cứu nước ngoài .............................................................................27

2.4.2 Nghiên cứu trong nước: .............................................................................32
2.5 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự cam kết của
người lao động với tổ chức .......................................................................................34
2.6 Mối quan hệ của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kết quả hoạt động
kinh doanh .................................................................................................................36
2.7 Mối liên hệ giữa cam kết tổ chức và kết quả họat động kinh doanh của
doanh nghiệp .............................................................................................................39
2.8 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................40
CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................42
3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................42
3.2 Nghiên cứu định tính ....................................................................................42
3.2.1 Mục tiêu .....................................................................................................43
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính ...........................................................43
3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................45
3.2.4 Thang đo ....................................................................................................48
3.2.4.1 Biến độc lập-Ttrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................48
3.2.4.2 Biến phụ thuộc-Sự cam kết của nhân viên..............................................51
3.2.4.3 Biến phụ thuộc- Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ............52
3.3 Nghiên cứu định lượng .................................................................................53
3.3.1 Thông tin chung .........................................................................................53
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................54
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................56
4.1 Mô tả mẫu khảo sát .......................................................................................56
4.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha .................................................................58
4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..............................................................61
4.4 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định – CFA 4.4.1 Phân tích nhân tố khẳng
định cho từng khái niệm nghiên cứu .........................................................................64
4.4.2 Kiểm định CFA thang đo chung (mô hình tới hạn) ...................................67
4.5 Kiểm định các giả thuyết ..............................................................................71



6

4.5.1 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ...........................................71
4.5.2 Kiểm định các giả thuyết: ..........................................................................72
4.5.3 Kiểm định bằng BOOTSTRAP...................................................................74
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu.......................................................................74
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .....................................76
5.1 Kết quả tóm tắt .............................................................................................76
5.2 Hàm ý quản trị ..............................................................................................78
5.2.1 Nâng cao trách nhiệm kinh tế ....................................................................78
5.2.2 Nâng cao trách nhiệm pháp lý...................................................................79
5.2.3 Nâng cao trách nhiệm đạo đức .................................................................79
5.2.4 Nâng cao trách nhiệm thiện nguyện ..........................................................80
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................81
5.3.1 Hạn chế của đề tài .....................................................................................81
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CFA: Confirmatory Factor Analysis - Phân tích yếu tố khẳng định
CFP: Corporate Financial Performance - Hiệu quả tài chính của công ty
CSP: Corporate Social Performance - Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp
CSR: Corporate Social Responsibility - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
DN: Doanh nghiệp

ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long
EFA: Exploratory Factor Analysis - Phương pháp phân tích nhân tố khám phá
KLD: Phương pháp Kinder, Lydenberg, Domini
KMO: Kaiser- Mayer_olkin – Hệ số KMO
KPI: Key Performance Indicator - Chỉ số hiệu quả
ROA: Return on Assets - Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
ROE: Return On Equity - Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROI: Return On Investment - Tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư
SEM: Structural Equation Modeling- Mô hình cấu trúc tuyến tính
NH TMCP: Ngân hàng Thương mại cổ phần
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
World Business Council for Sustainable Development (WBCSD) (2002)



8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sự hình thành và phát triển khái niệm về CSR ..........................................7
Bảng 2.2 Tóm tắt các phương pháp đo lường của CSR ............................................15
Bảng 2.3 Sự hình thành và phát triển cam kết tổ chức .............................................19
Bảng 3.1 Thang đo thành phần trách nhiệm thiện nguyện........................................49
Bảng 3.2 Thang đo thành phần trách nhiệm đạo đức................................................49
Bảng 3.3 Thang đo thành phần trách nhiệm pháp lý ................................................50
Bảng 3.4 Thang đo thành phần trách nhiệm kinh tế .................................................50
Bảng 3.5 Thang đo sự cam kết của người lao động ..................................................51
Bảng 3.6 Thang đo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...........................52
Bảng 4.1: Thông tin mẫu nghiên cứu ........................................................................57
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo các nhân tố ...................................60
Bảng 4.3 Phân tích nhân tố .......................................................................................62

Bảng 4.4: Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo ........................................................66
Bảng 4.5: Kiểm định giá trị phân biệt cho tất cả các mối quan hệ ...........................66
Bảng 4.6: Bảng trọng số nhân tố chuẩn hóa .............................................................67
Bảng 4.7: Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo .........................................................69
Bảng 4.8: Kiểm định giá trị phân biệt cho tất cả các mối quan hệ ...........................70
Bảng 4.9: Bảng trọng số nhân tố chuẩn hóa .............................................................70
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm (chuẩn hóa) ..........73
Bảng 4.11: Bảng thống kê ước lượng Bootstrap .......................................................74



9

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Các đối tượng tác động của trách nhiệm xã hội.................................................... 10
Hình 2.2 Mô hình kim tự tháp ............................................................................................. 11
Hình 2.3 Xu hướng nghiên cứu quản lý và đo lường kết quả hoạt động kinh doanh .......... 25
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Yong-Ki Lee và cộng sự (2012) ................................... 29
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Imran Ali và cộng sự(2010) ......................................... 30
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Gupta và cộng sự (2016).............................................. 32
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Thảo và Huỳnh Long Hồ (2015) .. 33
Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hùng (2017)…………………………34
Hình 2.9 : Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................... 41
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 42
Hình 4.1: Kết quả CFA cho nhóm khái niệm thuộc CSR .................................................... 65
Hình 4.2 Kết quả phân tích CFA (dữ liệu chuẩn hóa) ......................................................... 68
Hình 4.3: Mô hình SEM (dạng chuẩn hóa) ......................................................................... 72




10

TÓM TẮT
Tóm tắt: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự
cam kết của người lao động, kết quả hoạt động kinh doanh: trường hợp các các ngân
hàng TMCP trên địa bàn TPHCM nhằm mục đích kiểm tra sự tác động của CSR cũng
như sự cam kết của người lao động đến kết quả hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực ngân
hàng. Trên cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự cam kết của
người lao động và kết quả hoạt động kinh doanh cộng với những nghiên cứu trước
đây và nghiên cứu định tính của tác giả thì tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu và các
giả thuyết về các mối liên hệ giữa CSR, sự cam kết của người lao động và kết quả
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP HCM. Mô hình ngiên
cứu gồm 3 yếu tố: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự cam kết của người lao
động và kết quả hoạt động kinh doanh.
Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo,
kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa CSR, sự cam kết của người lao động
và kết quả hoạt động. Mẫu khảo sát được thực hiện bằng cách phát bảng câu hỏi khảo
sát cho 350 người lao động tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Bảng câu hỏi khảo sát gồm 34 câu hỏi, sử dụng thang đo Liker 5 mức độ: (1)
Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung tính, (4) Đồng ý, (5) Hoàn
toàn đồng ý. Dữ liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS và AMOS 20.0
để xử lý dữ liệu, đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân
tố khám phá EFA để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần khái niệm, phân
tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), kiểm định
Bootstrap để kiểm tra lại mô hình. Các thang đo đều đạt yêu cầu cho kiểm định mối
quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết.
Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa các biến trong mô hình với mức ý nghĩa
là 5%, cụ thề là mối quan hệ giữa CSR và sự cam kết của người lao động, giữa CSR
và kết quả hoạt động kinh doanh, giữa sự cam kết với tổ chức và kết quả hoạt động
kinh doanh. Kết quả kiểm định giả thuyết thu được kết quả: CSR có tác động thuận



11

chiều tới sự cam kết tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh với mức tác động lần
lượt là: 0,629 và 0,56. Còn yếu tố sự cam kết tổ chức cũng tác động cùng chiều với
kết quả hoạt động kinh doanh với mức tác động là 0,368.
Từ kết quả nghiên cứu, ta thấy được mối quan hệ giữa CSR, sự cam kết tổ
chức và kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM
là mối quan hệ thuận chiều. Do đó, để nâng cao sự cam kết của người lao động cũng
như nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của mình thì các ngân hàng cần phải thực
hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Từ khóa: CSR, sự cam kết của người lao động, kết quả hoạt động kinh doanh.


12

ABSTRACT
Abstract: This research focus on the relationship between Corporate Social
Responsibility (CSR), employee’s commitment and company performance.
Respectively, it focus to the case commercial bank in Hochiminh city to test the effect
of CSR to its employee’s commitment and bank performances. Based on previous
studies of CSR, employee’s commitment and corporate performance, this research
suggest hypothesis and a theoretical model to test the relationship as mentioned
above. The key factor that been employed to the model included: CSR, its employee’s
commitment and its performance.
A quantitative method has been used to test the credibility of the measures and
test the hypothesis between the three factors. The samples which have been used for
the research collected from 350 employees from commercial banks that operated in
Ho Chi Minh City. We have distributed a list of 34 questions to the respondent for

them to answer. It used Liker’s scale which included 5 level: (1) Totally disagreed,
(2) Not agreed, (3) Neutral, (4), Agreed, (5) Totally agreed. We used the SPSS and
AMOS 20.0 to analyse the data collected which employed the Cronbach Alpha scale
and analysis of EFA factor. We also used the CFA determination factor, SEM linear
model and Bootstrap assessment to test the model. The result show that all the scale
are meet the requirement to test the relationship between three factors that mentioned
above.
The result has showed the relationship between the variables have the
statistically significant correlation by 5%. It included the relationship between CSR
and employee’s commitment, CSR and bank performance and employee’s
commitment and bank performance. The testing result show that: CSR have the
positive correlation with employee’s commitment and bank performance by 0.629,
0.56 respectively. Also, for employees’ commitment versus bank performance, it is
the positive relationship with the result of 0.368.


13

From the study research, we understand that there are a positive relationship
between CSR, employees’ commitment and bank performance for the case of
commercial bank which operated in Hochiminh City. Therefore the implication is to
improve the level of employees commitment and also its performance, these
commercial bank need to invest more resources to CSR activities.
Key words: CSR, employee’s commitment, bank’s performance.


1

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP, SỰ CAM KẾT CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:

TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở TP HCM
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là khái niệm đã có từ những năm
1950, được Bowen (1953) đưa ra thảo luận và sau đó trở thành một chủ đề ngày càng
được quan tâm bởi nhiều nhà kinh doanh, nhà quản trị, nhà nghiên cứu và toàn xã
hội. Tính đến hiện tại thì trên kết quả tìm kiếm của google cụm từ “ trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp” bằng tiếng anh sẽ cho chúng ta hơn 360 triệu kết quả tìm kiếm.
Qua quá trình phát triển cả về lý luận và thực tiễn, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng
vấn đề liên quan tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần được quan tâm vì nó
có ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay và sự hội nhập vào nền kinh tế
thế giới đã giúp cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các kiến thức quản trị hiện
đại. Thêm vào đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực kinh tế
lớn đầu tư và tạo ảnh hưởng lên nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp này mang
theo các phương thức quản trị hiện đại và trong đó hoạt động CSR cũng là một yếu
tố không thể thiếu. Các kiến thức quản trị này lúc đầu được các doanh nghiệp nội địa
lớn học hỏi và áp dụng nhưng hiện tại đã được một bộ phận rộng rãi hơn áp dụng bao
gồm các doanh nghiệp nhỏ hơn thực hiện. Tuy chưa trở thành một phong trào mạnh
mẽ nhưng các hoạt động CSR đã góp phần đóng góp vào việc hình thành và cũng cố
mối quan hệ đa chiều hơn giữa xã hội và doanh nghiệp, góp phần làm cho doanh
nghiệp tham gia thực hiện gia tăng sự phát triển bền vững. Kết quả khảo sát do Viện
khoa học và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành là giày da và dệt
may đã cho chúng ta thấy rằng các doanh nghiệp này có thực hiện các chương trình
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nên doanh thu của các doanh nghiệp này tăng
lên 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng.


2


Đối với lĩnh vực ngân hàng, hoạt động CSR ở lĩnh vực ngân hàng là điều hết
sức cần thiết (Al-bdour et al 2010) vì đây là một ngành đặc biệt quan trọng, giữ vai
trò then chốt trong sự phát triển của xã hội thông qua quản lý dòng tiền, tài sản tài
chính có giá, quản lý rủi ro tài chính và tổ chức hệ thống thanh toán. Do đó đóng vai
trò “hệ thống tuần hoàn” của nền kinh tế, nơi chi phối, dẫn dắt các ngành khác. Như
đã trình bày ở trên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra CSR đóng góp vào sự phát triển mang
tính bền vững của doanh nghiệp, do đó điều này lại càng cần thiết đối với doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có rủi ro cao như ngân hàng. Các ngân hàng thương
mại cổ phần với tầm nhìn và giá trị cốt lõi là: Hướng đến khách hàng, hướng đến sự
hoàn hảo, năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại. Thêm vào đó phương châm
hoạt động của các ngân hàng cũng nhấn mạnh đến sự trung thực, chính trực, minh
bạch, đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng và bảo vệ và phát triển thương hiệu, phát triển
bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Do đó việc xem CSR là một chiến
lược dài hạn giúp tạo ra giá trị của ngân hàng là điều tất yếu, vì nó sẽ giúp xây dựng
lòng tin và sự tôn trọng của khách hàng, của đối tác và cộng đồng xã hội. Để thực
hiện được sứ mệnh của mình thì ngân hàng cần phải luôn tìm tòi và phát triển các
chiến lược hoạt động liên quan tới CSR sao cho đạt được kết quả mong muốn. Ngoài
ra, vấn đề làm sao phân bổ nguồn tài nguyên hiện có một cách hiệu quả là điều cần
thiết cần được nghiên cứu kĩ trước khi thực hiện. Nhằm hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa
CSR và sự cam kết của người lao động từ đó ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần cho nên nghiên cứu đề tài “Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, sự cam kết của người lao động và kết quả hoạt
động kinh doanh: trường hợp của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết. Kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp các
nhà quản trị của các ngân hàng nhận định rõ hơn về các mối quan hệ nhiều mặt của
hoạt động CSR không chỉ trực tiếp mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới sự cam kết của
người lao động qua đó ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của ngân hàng. Từ những
hiểu biết này, các nhà quản trị của các ngân hàng sẽ có sự hoạch định, xây dựng chiến



3

lược đúng đắn hơn để hướng đến mục tiêu đề ra bên trên góp phần vào sự phát triển
bền vững của ngân hàng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Căn cứ vào lý do chọn đề tài như trên, tác giả muốn thực hiện đề tài nghiên
cứu này với các mục tiêu chính như sau:
- Xác định mối quan hệ của CSR, sự cam kết của người lao động và kết quả
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần.
- Đưa ra các hàm ý quản trị giúp các NHTMCP ở TP HCM nâng cao sự cam
kết của người lao động, tăng kết quả hoạt động kinh doanh thông qua hoạt động trách
nhiệm xã hội.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các thành phần nào đo lường khái niệm CSR, sự cam kết tổ chức và kết quả
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần?
Cơ sở để xây dựng và phát triển thang đo CSR, sự cam kết tổ chức và kết quả
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần?
Các mối quan hệ giữa CSR, sự cam kết tổ chức và kết quả hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần như thế nào?
Cơ sở nào để hoàn thiện các hoạt động CSR nhằm nâng cao sự cam kết tổ chức
của người lao động và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thương mại cổ phần?
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: CSR, sự cam kết của người lao động, kết quả hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TPHCM.
Mối quan hệ giữa: CSR và cam kết của người lao động, CSR và kết quả hoạt
động kinh doanh, cam kết của người lao động và kết quả hoạt động kinh doanh.


4


Đối tượng khảo sát: nhân viên, chuyên viên và các trưởng, phó các phòng nghiệp
vụ tại các ngân hàng TPCP trên địa bàn TPHCM.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được khảo sát trong hệ thống các ngân hàng
thương mại cổ phần trên địa bàn TPHCM
Thời gian thực hiện cuộc khảo sát: tháng 5/2019
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nguồn dữ liệu sử dụng
Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu được phục vụ cho quá trình nghiên cứu được tổng hợp từ các nguồn:
-

Các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan trong và ngoài nước

-

Giáo trình tham khảo

-

Các bài báo, tạp chí khoa học

Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Dữ liệu được thu thập từ kết quả điều tra các nhân viên, chuyên viên và các
trưởng phó phòng đang công tác tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM về
mối quan hệ giữa TNXH của doanh nghiệp, sự cam kết tổ chức và kết quả hoạt động
kinh doanh.
1.6 Cấu trúc luận văn
Kết cấu luận văn gồm:
Chương 1: Giới thiệu

Giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phạm vi, đối tượng và phương
pháp nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý thuyết về CSR, cam kết tổ chức và kết quả hoạt động kinh
doanh, các nghiên cứu liên quan, mối quan hệ giữa CSR với sự cam kết tổ chức và


5

kết quả hoạt động kinh doanh, mối quan hệ giữa sự cam kết tổ và kết quả hoạt động
kinh doanh, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, phương pháp phân tích
và xử lý số liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
đưa ra của mô hình.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Tóm lược về kết quả đạt được, hàm ý quản trị, trình bày những hạn chế của
nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


×