Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Nghiên cứu đối chiếu các hư từ hán văn dịch sang các hư từ văn nôm trong tác phẩm song ngữ hán nôm truyền kỳ mạn lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.89 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
――――――――――――

Washizawa Takuya

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CÁC HƯ TỪ HÁN VĂN
DỊCH SANG CÁC HƯ TỪ VĂN NÔM
TRONG TÁC PHẨM SONG NGỮ HÁN NÔM
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
――――――――――――

Washizawa Takuya

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CÁC HƯ TỪ HÁN VĂN
DỊCH SANG CÁC HƯ TỪ VĂN NÔM
TRONG TÁC PHẨM SONG NGỮ HÁN NÔM
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 62 22 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS TSKH Nguyễn Quang Hồng
2. TS Nguyễn Tuấn Cường

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
- Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong
các công trình nghiên cứu của ai khác.
- Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu
chân thực, cẩn trọng trong luận án.

Tác giả luận án

Washizawa Takuya


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài luận án này, tác giả đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Giám hiệu, Sau Đại học Khoa Ngôn ngữ
học, giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, ĐHQGNH; tập thể Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm
(gồm việc cung cấp cứ liệu văn bản); các cơ quan và giáo viên tại Nhật Bản (gồm

sự tài trợ); Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng
và TS Nguyễn Tuấn Cường, những thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho
tác giả hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong các Hội
đồng đánh giá luận án bởi những góp ý của Hội đồng sẽ giúp tác giả luận án có
những tiến bộ nhanh hơn trên con đường học tiếp và nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đang công tác tại Khoa
Ngôn ngữ học và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Washizawa Takuya


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................

4

MỞ ĐẦU.................................................................................................................

5

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 5
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................

6

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................


7

4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................

8

5. Đóng góp mới của luận án..................................................................................

9

6. Cấu trúc của luận án ........................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ KHUNG LÝ THUYẾT....................................... 11
1.1.Tác phẩm song ngữ Hán Nôm Tân biên Truyền kỳ mạn lục (TBTKML).......

12

1.1.1. Vấn đề tác giả và niên đại...........................................................................

12

1.1.2. Vấn đề văn bản...........................................................................................

13

1.2. Một số nghiên cứu về hư từ và phiên dịch học.............................................

14

1.2.1. Lý thuyết về hư từ và nghiên cứu về hư từ văn Nôm trong TBTKML......


14

1.2.1.1. Một số lý thuyết về hư từ.........................................................................

14

1.2.1.2. Hư từ văn Nôm trong TBTKML.............................................................

20

1.2.2. Phiên dịch học và vấn đề phiên dịch hư từ.................................................

24

1.3. Một số nghiên cứu về ngôn ngữ học đối chiếu..............................................

31

1.4. Khung lý thuyết được sử dụng trong luận án.................................................

35

1.4.1. Khung lý thuyết liên quan đến phiên dịch và đối chiếu..............................

35

1.4.2. Quan niệm chung về hư từ và tiêu chí xác định hư từ..............................

38


1.4.3. Các tiểu loại hư từ.......................................................................................

40

1.5. Cách nhận định hiện tượng giao thoa............................................................

42

1


Tiểu kết Chương 1.................................................................................................

44

CHƯƠNG 2: TOÀN CẢNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁCH DỊCH HƯ TỪ HÁN
VĂN SANG HƯ TỪ VĂN NÔM TRONG TBTKML.........................................46
2.1. Toàn cảnh cách dịch các hư từ...........................................................................47
2.2. Các trường hợp cách dịch đã được cố định hóa.................................................50
2.3. Giải thích các trường hợp dịch linh hoạt............................................................51
2.3.1. Khác biệt cách dịch theo ý nghĩa / chức năng.................................................51
2.3.2. Khác biệt cách dịch theo văn cảnh / vị trí trong câu......................................51
2.3.3. Khác biệt vì là trường hợp “gần nhau”...........................................................55
Tiểu kết Chương 2.....................................................................................................65
CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH CHỨC NĂNG CỦA HƯ TỪ CHƯNG VÀ THỬA
THÔNG QUA VIỆC ĐỐI CHIẾU VỚI NHỮNG HƯ TỪ HÁN TRONG
TBTKML..............................................................................................................67
3.1. Cách dùng chưng qua đối chiếu với các hư từ Hán...........................................68
3.1.1. Cách dùng chưng trong các bộ từ điển...........................................................68

3.1.2. Cách dùng chưng tương ứng với giới từ Ư 於 hay VU 于.............................72
3.1.3. Cách dùng chưng tương ứng với PHÙ 夫.....................................................74
3.1.4. Cách dùng chưng tương ứng với PHÀM 凡...................................................76
3.1.5. Cách dùng chưng tương ứng với CHI 之.......................................................77
3.1.5.1. Ý nghĩa và chức năng của CHI trong những bộ từ điển..............................77
3.1.5.2. Cách dịch trợ từ CHI điển hình và những nghiên cứu đi trước...................78
3.1.5.3. Cách giải thích chính xác về chức năng của trợ từ CHI .............................80
3.1.5.4. Nhân diện cách dùng chưng bằng việc đối chiếu với CHI...........................81
2


3.2. Cách dùng thửa qua đối chiếu với các hư từ Hán..............................................90
3.2.1. Cách dùng thửa tương ứng với KỲ 其.............................................................90
3.2.2. Cách dùng thửa tương ứng với SỞ 所............................................................94
3.3. Khảo sát chung về chức năng của chưng và thửa qua việc đối chiếu................97
Tiểu kết Chương 3...................................................................................................101
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CÁC TIỂU LOẠI CỦA HƯ TỪ
TRONG NGUYÊN BẢN HÁN VĂN VÀ VĂN DỊCH NÔM CỦA TBTKML..103
4.1. Thống kê cách dịch các hư từ Hán thuộc mỗi tiểu loại....................................104
4.2. Đối chiếu liên từ Hán dịch sang Nôm: vấn đề tương ứng 1 đối 1...................106
4.3. Đối chiếu phó từ Hán dịch sang Nôm: vấn đề tương ứng nhiều đối nhiều.....109
4.4. Đối chiếu giới từ Hán dịch sang Nôm: vấn đề sử dụng thực từ Nôm..............113
4.5. Đối chiếu ngữ khí từ Hán dịch sang Nôm: vấn đề về cách dịch linh hoạt......116
4.6. Đối chiếu trợ từ Hán dịch sang Nôm: tình hình đa dạng.................................125
4.7. Đối chiếu đại từ Hán dịch sang Nôm: nhận định thêm vài hư từ.....................125
4.7.1. Đối chiếu các đại từ chỉ sự hay ngôi thứ ba.................................................126
4.7.2. Đối chiếu các đại từ nghi vấn.......................................................................129
4.7.3. Đối chiếu đại từ / ngữ khí từ GIẢ 者 và ngữ khí từ ấy................................130
4.8. Đối chiếu hư từ Hán thuộc tiểu loại khác dịch sang Nôm...............................133
4.9. Khảo sát lại về hiện tượng “giao thoa”............................................................134

Tiểu kết Chương 4..................................................................................................135
KẾT LUẬN.............................................................................................................137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH..............141
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................142
PHỤ LỤC................................................................................................................150
3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TBTKML: Tân biên Truyền kỳ mạn lục
TTKHNL: Thiền tông khóa hư ngữ lục
PT: Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh
CCL: Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục
TKGÂ: Thi kinh giải âm
DTDN: Dương tiết diễn nghĩa
QÂTT: Quốc âm thi tập
TCTGKM: Thiên Chúa Thánh giáo khải mông

H: câu ví dụ trong nguyên bản Hán văn nguyên bản
N: câu ví dụ trong bản dịch Nôm
Ng: nghĩa của câu ví dụ

< : : > : số quyển, số trang, và số dòng chỉ vị trí của chữ Hán đầu tiên trong câu ví
dụ trích từ TBTKML
< : > : số trang, và số dòng chỉ vị trí của chữ Hán đầu tiên trong câu ví dụ trích từ
tác phẩm ngoài TBTKML

Ah: yếu tố A (trong kết cấu A CHI B) trong nguyên bản Hán văn
Bh: yếu tố B (trong kết cấu A CHI B) trong nguyên bản Hán văn
An: yếu tố A trong bản dịch Nôm

Bn: yếu tố B trong bản dịch Nôm

4


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển, tiếng Việt đã có một thời kỳ dài tiếp xúc với tiếng
Hán, nhu cầu về chuyển dịch ngôn ngữ hẳn đã có từ rất sớm, nhưng cho đến nay,
những cứ liệu sớm nhất còn lại chủ yếu tập trung trong thời kỳ trung đại. Đã có
nhiều tác phẩm Hán cổ (Hán văn, văn ngôn) được phiên dịch sang tiếng Việt, bằng
chữ Nôm (giai đoạn đầu) và chữ Quốc ngữ (giai đoạn sau). Nghiên cứu việc chuyển
dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt, từ chữ Hán sang chữ Nôm, ở thời kỳ từ cổ đại đến
trung đại, sẽ góp phần tìm hiểu về tiếng Việt cổ nói riêng và tình hình giao lưu và
văn hoá nói chung.
Trong các tư liệu phiên dịch từ Hán sang Nôm ở Việt Nam, tác phẩm song
ngữ Hán Nôm Truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú (được gọi tắt là Tân biên
Truyền kỳ mạn lục hay Truyền kỳ mạn lục giải âm), niên đại cuối thế kỷ XVI (hoặc
đầu thế kỷ XVII), có vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là một tác phẩm có dung lượng
lớn, được thực hiện công phu, thể hiện sự trưởng thành của tiếng Việt văn học thời
cổ - trung đại, là một thành tựu có dấu ấn đậm nét trong lịch sử phiên dịch ở Việt
Nam nói chung, lịch sử phiên dịch Hán Việt nói riêng. Chính vì vậy, tác phẩm song
ngữ này đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, khai thác từ nhiều góc
nhìn khác nhau, trong đó có góc nhìn văn học, ngôn ngữ học, văn bản học, phiên
dịch học… Nghiên cứu tác phẩm này sẽ góp phần bổ sung vào công việc nghiên
cứu về tiếng Việt trong giai đoạn này nói riêng, góp phần làm rõ bản chất của tiếp
xúc văn hóa hay phiên dịch nói chung.
Trong luận án này, chúng tôi đặt tiêu điểm chú ý vào các hư từ. Trong các
ngôn ngữ, hư từ có số lượng ít hơn rất nhiều so với thực từ, nhưng tần suất hoạt


5


động của hư từ lại cao hơn hẳn thực từ, bởi vì hư từ có vai trò rất quan trọng trong
việc thể hiện các quan hệ ngữ pháp. Hơn nữa, đối với hai ngôn ngữ đơn lập âm tiết
tính như tiếng Việt và tiếng Hán [23], thì các phương tiện thể hiện ngữ pháp chủ yếu
chính là thông qua trật tự từ và việc sử dụng hệ thống hư từ.
Trong nhiều hư từ tiếng Việt cổ, luận án đặc biệt chú ý đến hư từ chưng. Hư
từ chưng có chức năng khá đa dạng, có quan hệ chặt chẽ với Hán văn, có tần số sử
dụng rất khác nhau tùy thuộc vào các tác phẩm, và dần giảm tần số sử dụng sau thời
trung đại. Tuy nhiên, cho đến nay, hư từ chưng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vì
vậy, việc nghiên cứu về hư từ chưng trong tác phẩm Tân biên Truyền kỳ mạn lục sẽ
góp phần đáng kể cho việc tìm hiểu về đặc trưng của tiếng Việt trong thời đại ấy.
Xuất phát từ những lý do kể trên, tác giả lựa chọn đề tài Nghiên cứu đối
chiếu các hư từ Hán văn chuyển dịch sang các hư từ văn Nôm trong tác phẩm song
ngữ Hán Nôm “Truyền kỳ mạn lục” làm đề tài luận án tiến sĩ.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án này là: 1) Làm sáng tỏ phương thức
chuyển dịch hư từ trong Tân biên Truyền kỳ mạn lục; 2) Làm sáng tỏ đặc trưng cách
dùng các hư từ tiếng Việt trong Tân biên Truyền kỳ mạn lục thông qua việc đối
chiếu với Hán văn nguyên bản. Cụ thể, luận án sẽ làm rõ cách dùng đặc biệt của
một số hư từ, từ đó đưa ra được những đặc trưng chủ chốt của tác phẩm TBTKML
trong bối cảnh dịch thuật Việt Nam từ thời cổ đại đến trung đại, và tìm hiểu về đặc
trưng của tiếng Việt trong thời đại ấy.

6


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hư từ Hán văn và các hư từ tiếng
Việt (văn Nôm) trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú (thường
được gọi tắt là Tân biên Truyền kỳ mạn lục).
Phạm vi nghiên cứu là việc chuyển dịch giữa hư từ Hán và hư từ Nôm,
trong tác phẩm song ngữ Hán Nôm Tân biên Truyền kỳ mạn lục. Luận án đặc biệt
chú ý đến cách dịch hư từ CHI1之, Ư 於, KỲ 其, SỞ 所 v.v. bởi chúng có những
đặc trưng nổi bật, rất đáng đi sâu nghiên cứu.
Về phạm vi tư liệu, luận án thao tác thống kê trên cơ sở tư liệu chính là văn
bản Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú, ký hiệu HN 257 và HN
258, hiện lưu trữ tại Thư viện Viện Văn học Việt Nam (đã được ảnh ấn trong công
trình của Nguyễn Quang Hồng [21]). Để tham khảo và đối chiếu thêm, luận án cũng
khảo sát một số bản Tân biên truyền kỳ mạn lục khác. Ngoài ra, luận án cũng tham
khảo những tác phẩm Hán – Nôm khác có niên đại gần kề với tác phẩm nghiên cứu2,
Để phân biệt dễ dàng tiếng Hán và tiếng Việt khi đọc, trong luân án này, phiên âm Hán
Việt được viết bằng chữ hoa và in nghiêng, phiên âm tiếng Việt cổ được viết bằng chữ
thường và in nghiêng.
2
Cụ thể, gồm những tác phẩm sau:
- Thiền tông Khóa hư ngữ lục (TTKHNL): tác phẩm Phật giáo do Trần Thái Tông viết
nguyên bản Hán văn vào thế kỷ XIII, do Tuệ Tĩnh dịch “giải nghĩa” vào thế kỷ XIV [14: tr.
23, 34]; bản sao và phiên âm bởi Trần Trọng Dương [13]; bản dịch tiếng Việt hiện đại bởi
Thích Thanh Từ [60];
- Phật thuyết Đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (PT): được viết vào thế kỷ XII hay XV; có
toàn văn nguyên bản photocopy và phiên âm văn Nôm trong Hoàng Thị Ngọ [46]; tranh
luận về niên đại được Shimizu [75: tr. 136] chỉ ra;
- Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục (Cổ Châu lục, CCL): được coi là do Viên Thái
viết vào thế kỷ XV [22: tr. 371]; bản năm 1752 và phần phiên âm của văn Nôm được in
vào quyển của Nguyễn Quang Hồng [19];
- Thi Kinh giải âm (TKGÂ): tác phẩm giải âm dịch Kinh thi, là một văn thơ trong “ngũ
kinh” Trung Hoa; không rõ niên đại ra đời, nhưng được coi là thế kỷ XVI – XVII, gần

TBTKML [10: tr. 26-27]; bản sớm nhất là của năm 1714; được viết giải âm sau các câu thơ
trong nguyên bản Thi kinh, sau đó thêm chú thích trong Thi kinh tập truyền 詩経集傳 của
Chu Hy 朱熹[10: tr. 14]; trong công trình của Nguyễn Tuấn Cường [10] có hình ảnh và
1

7


để làm rõ thêm cách dùng của một số hư từ đáng kể trong TBTKML.

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án này nghiên cứu sự chuyển dịch (phiên dịch) các hư từ Hán văn
sang văn Nôm, cho nên phương pháp nghiên cứu được áp dụng thứ nhất là phương
pháp phiên dịch học (translation studies). Ở đây, phiên dịch vừa là một hoạt động
ngôn ngữ học, vừa là một hoạt động văn học, và một hoạt động văn hóa học. Hiểu
biết về phiên dịch học trong trường hợp của luận án này, cũng là để hiểu biết về mối
quan hệ giữa ngôn ngữ, văn học và văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc trong giai
đoạn thế kỷ XVI-XVII.
Thứ hai, luận án cũng áp dụng phương pháp ngôn ngữ học đối chiếu, nhằm
lý giải những đặc trưng chung và riêng giữa hư từ trong nguyên bản Hán văn và hư
từ trong bản dịch Nôm.
Dù luận án này căn cứ vào tài liệu cơ sở là thành quả của các nhà nghiên

phiên âm của 26 câu của phần Chu Nam 周南 và Chiêu Nam 召南 trong Quốc Phong 國風,
tức là thiên thứ nhất của Thi Kinh; tuy rằng niên đại ra đời là gần TBTKML, nhưng Thi
Kinh đã được nhiều người Việt Nam đọc và dịch từ xưa (chúng ta biết điều này thông qua
một số tài liệu [10: tr. 24-26]), cho nên có khả năng là đã chịu ảnh hưởng của cách đọc và
cách dịch của thời đại cũ:
- Dương tiết diễn nghĩa (DTDN): dựa vào Dương tiết là tác phẩm Nho học do một học giả
nước Minh là Phan Vinh (1419-1496) viết [39: tr. 458]; niên đại của Dương Tiết diễn nghĩa

chưa rõ; có bản năm 1890 ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm; trong văn bản này không ghi nhận
giải âm, tức là bản dịch, mà từ ngữ dịch Nôm được viết bên cạnh mỗi chữ Hán một; không
có phiên âm và không có nghiên cứu chi tiết đi trước
- Quốc âm thi tập (QÂTT): tác phẩm thơ ca do Nguyễn Trãi viết vào thế kỷ XV; trong
công trình của Trần Trọng Dương [15] có toàn văn phiên âm.
- Thiên Chúa Thánh giáo khải mông (TCTGKM): tác giả là Jeronimo Maiorica, một nhà
truyền giáo Dòng Tên; tác phẩm đầu tiên của Maiorica, năm in được coi là năm 1666-1668
[34: tr. 51]; tổng số chữ là 26543 chữ [34: tr. 63]; lưu trữ tại Thư viện quốc gia Pháp
(Viêtnamien B.6); có bản photocopy và phiên âm trong bản lưu hành nội bộ của Giáo hội
Công giáo Việt Nam [35]; Nguyễn Thị Tú Mai [34] phân tích về chữ Nôm và hư từ trong
tác phẩm này.
8


cứu đi trước, nhưng tác giả luận án này xác nhận tính thích hợp của việc lựa chọn
văn bản cơ sở theo kiến thức về phương pháp văn bản học Hán Nôm.
Bên cạnh đó, luận án cũng áp dụng các phương pháp nghiên cứu từ vựng
học và ngữ pháp học, tập trung vào vấn đề hư từ và việc chuyển dịch hư từ giữa các
ngôn ngữ. Ngoài ra, luận án cũng sẽ áp dụng ở một mức độ phù hợp các thao tác
chung trong nghiên cứu khoa học như: thống kê, phân tích, quy nạp, diễn dịch…

5. Đóng góp mới của luận án
Luận án này là công trình đầu tiên đặt vấn đề tìm hiểu về cách chuyển dịch
hư từ trong Tân biên Truyền kỳ mạn lục một cách tổng quát, và đồng thời cũng
nghiên cứu kĩ về cách dịch một số hư từ cụ thể như CHI 之, Ư 於, KỲ 其, SỞ 所
v.v. Nghiên cứu này đóng góp cho việc tìm hiểu về một khía cạnh quan trọng trong
lịch sử tiếng Việt thông qua nghiên cứu về cách dùng hư từ trong một tác phẩm
quan trọng là Tân biên Truyền kỳ mạn lục, và đặc trưng của nó trong bối cảnh dịch
thuật Việt Nam. Kết quả của luận án cũng góp phần làm rõ thêm nhận thức về sự
tiếp xúc văn hóa, ngôn ngữ, và về bản chất của dịch thuật nói chung.

Những dữ liệu đạt được trong quá trình nghiên cứu của luận án cũng sẽ bổ
sung về mặt thông tin và số liệu, có thể làm tư liệu tham khảo cho những nghiên
cứu tiếp theo.

6. Cấu trúc của luận án
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được
chia làm 4 chương.
Ở Chương 1, luận án trinh bày tổng quan về nghiên cứu văn bản Tân biên
9


Truyền kỳ mạn lục, hư từ, phiên dịch học, và ngôn ngữ học đối chiếu, cũng như
khung lý thuyết được sử dụng trong luận án, về phiên dịch học, cơ sở nghiên cứu
đối chiếu, tiêu chí xác định hư từ, và cách nhận định hiện tượng “giao thoa”.
Ở Chương 2, luận án trình bày toàn cảnh cách dịch hư từ và giải thích về
cách dịch đã được cố định hóa và cách dịch linh hoạt. Cách dịch linh hoạt được giải
thích bằng văn cảnh xung quanh các hư từ.
Ở Chương 3, luận án khảo sát về chức năng của chưng và thửa, hai hư từ
tiêu biểu nhất trong tiếng Việt cổ, bằng cách đối chiếu với các hư từ Hán tương ứng,
là CHI 之, PHÙ 夫, KỲ 其, SỞ 所 v.v. để tìm hiểu bản chất chức năng của chúng.
Ở Chương 4, luận án chọn một số hư từ tiêu biểu với tần số cao thuộc mỗi
tiểu loại để đối chiếu các lớp từ. Luận án nhận diện một vài từ cần được thêm vào
danh sách hư từ, còn khảo sát lại về hiện tượng giao thoa và đặc trưng của cách dịch
trong tài liệu.

10


CHƯƠNG 1:


TỔNG QUAN VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
Dẫn nhập:
Để có thể nắm chắc về hư từ trong Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải
âm tập chú (từ đây viết tắt là TBTKML)3, cần hiểu biết về tác phẩm này cũng như
hiểu biết về lịch sử vấn đề nghiên cứu liên quan đến hư từ, phiên dịch học và phiên
dịch hư từ. Vì vậy, Chương 1 của luận án sẽ lần lượt giải quyết các vấn đề: 1 - giới
thiệu tác phẩm TBTKML, 2 - một số lý thuyết về hư từ, 3 - nghiên cứu về hư từ và
phiên dịch học.
Hư từ luôn có vai trò quan trọng trong những ngôn ngữ đơn lập, nghiên cứu
hư từ đã thu hút nhiều quan tâm của giới nghiên cứu xưa nay. Trên cơ sở nghiên
cứu của những người đi trước, chúng tôi sẽ xác định những vấn đề phải giải quyết
trong luận án này.
Khi nói về phiên dịch học, các nhà nghiên cứu đi trước đã rất chú trọng tập
trung thảo luận về phương pháp phiên dịch giữa “dịch chữ” và “dịch nghĩa”, đây
cũng là vấn đề liên quan trực tiếp đến TBTKML. Dựa trên những nghiên cứu phiên
dịch học hiện nay, tác giả luận án đề ra khung lý thuyết chủ yếu trong luận án, đó là
quan điểm coi phiên dịch là một hoạt động ngôn ngữ, bên cạnh mặt hoạt động văn
hóa, nghệ thuật.
Ngoài ra, phương pháp ngôn ngữ học đối chiếu cũng được giới thiệu để làm
rõ phương pháp nghiên cứu luận án này áp dụng. Từ đây, tác giả luận án cũng xác
Tác phẩm này còn được gọi tắt là Truyền kỳ mạn lục giải âm. “Giải âm” có khi được
dùng với tư cách là thuật ngữ chỉ phần văn dịch Nôm, và cũng là một phần của tên tác
phẩm. Luận án này phân tích cả 2 phần Hán văn và phần văn dịch Nôm, nên chúng tôi gọi
tắt là TBTKML, để tránh sự hiểu nhầm rằng luận án chỉ phân tích phần văn dịch Nôm thôi.
3

11


định tiêu chí về hư từ và định nghĩa của mỗi tiểu loại thuộc hư từ.

1.1. Tác phẩm song ngữ Hán Nôm Tân biên Truyền kỳ mạn lục
1.1.1. Vấn đề tác giả và niên đại
Truyền kỳ mạn lục (từ đây viết tắt là TKML) là một tác phẩm Hán văn của
Nguyễn Dữ (阮嶼)4, phỏng đoán được sáng tác vào thế kỷ XVI. TBTKML là tác
phẩm song ngữ, được kết cấu bởi 2 phần: phần Hán văn Truyền kỳ mạn lục; và phần
văn dịch Nôm tương truyền do Nguyễn Thế Nghi chuyển dịch.
Tác phẩm này gồm 20 truyện (4 quyển, mỗi quyển 5 truyện), thường được
coi là đã chịu ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại (剪燈新話) của tác giả Trung Hoa
là Cù Hựu (瞿佑), tức là Cù Tông Cát (瞿宗吉, 1347-1433) [Nguyễn Quang Hồng
20: tr. 10, Gaspardone 77: tr. 132 5 ]. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu của
Kawamoto [94: tr. 15-25], TKML được cho là có nhiều điểm chung với Tiễn đăng
tân thoại nhưng chí hướng và tư tưởng lại khác với Tiễn đăng tân thoại. Kawamoto
cũng cho rằng có thể Nguyễn Dữ đã viết lại Tiễn đăng tân thoại theo kiểu Việt Nam,
để “sáng tác” một bộ sách truyền kỳ có đề tài văn hóa, nhân vật, thiên nhiên và thời
đại của nước Việt.
Nhiều ý kiến nhận định người dịch Nôm là Nguyễn Thế Nghi (阮世儀)6.

Không rõ sinh và mất năm nào. Có nhiều khả năng sinh ra vào cuối thế kỷ XV và sống
chủ yếu vào nửa đầu thế kỷ XVI. Nguyễn Dữ đỗ thi Hội, được bổ làm quan, nhưng một
năm sau xin về quê để phụng dưỡng mẹ già. Trong thời gian này Nguyễn Dữ đã sáng tác
TKML. [20: tr. 9-10]
5
“Il imite en gros le recueil du Tsien teng 剪燈 du lettré yuan.”
6
Dựa vào thông tin trong Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề và Trần Quý Nha (Trần
Trợ). Nguyễn Quang Hồng [20: tr. 12] quan niệm chưa đủ bằng chứng xác thực để khẳng
định hay phủ định Nguyễn Thế Nghi có phải là tác giả của bản giải âm của TBTKML hay
không, nhưng việc coi Nguyễn Thế Nghi là dịch giả vẫn tạm chấp nhận được, vì Nguyễn
Thế Nghi có bản lĩnh văn chương quốc âm đã được ghi nhận trong Công dư tiệp ký.
4


12


Về niên đại tác phẩm, có thể phỏng đoán rằng TKML bản Hán văn ra đời
muộn nhất ở năm Vĩnh Định nguyên niên (1547).7 Thêm nữa, bởi Nguyễn Thế
Nghi sống đến cuối đời Mạc (-1595), nên cũng có thể đưa ra giả định rằng phần giải
âm trong TBTKML hoàn thành vào cuối thế kỷ XVI [Hoàng Thị Hồng Cẩm 4: tr.
68, 70, 73].
1.1.2. Vấn đề văn bản
Có 5 bộ ván in cơ bản của TKML của các năm 1712 (chỉ gồm chữ Hán),
1714, 1737, 1763, và 1774 [Kawamoto 94: tr. 27, Nguyễn Quang Hồng 20, tr.
14-15].8 Trong số 5 văn bản ở Việt Nam9 [20: tr. 15-18], phiên âm của Nguyễn
Quang Hồng [20] lấy bản sách mang ký hiệu HN 257 và HN 258 làm bản chính để
thực hiện, vì bản này là “bản sách có chất lượng tốt nhất về mặt văn bản, nó phản
ảnh trung thành nhất bản khắc vốn có” [20: tr. 17, 20]. Toàn văn bản sách này được
in đính kèm trong ấn phẩm của Nguyễn Quang Hồng. Các bản khác được dùng để
tham khảo, đối chiếu với bản HN 257 và HN258, khi cần thiết.
Hoàng Thị Hồng Cẩm [4] lại cho biết chi tiết về các chữ khác nhau ghi
trong từng văn bản, từ đó lấy sách R.1450-1453 làm bản chính, bởi văn bản này sử
dụng bộ ván có niên đại sớm hơn.

Được ghi ở bài tựa Hà Thiện Hán (viết về nguyên tác Hán văn TKML).
Hiện nay ở Việt Nam, các văn bản TKML khắc in đều thuộc hệ Tân biên từ các bộ ván
năm 1763, và 1774. Các văn bản thuộc bộ khác đang được lưu giữ ở nước ngoài, như Pháp,
Trung Quốc và đặc biệt là ở Nhật Bản [4:18], [94:27-47].
9
R.109 ở Thư viện Quốc gia Việt Nam thuộc bộ ván năm 1763; R.1450-1453 ở Thư viện
Quốc gia Việt Nam thuộc bộ ván năm 1763; VNv.704-707 ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm
thuộc bộ ván năm 1774; VHv.1491 ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc bộ ván năm 1774;

và HN 257 - 258 ở Viện Văn học thuộc bộ ván năm 1774.
7
8

13


Kawamoto [94] in toàn bộ TBTKML với chữ in hiện đại.10
Trong luận án này, tác giả lấy bản mang ký hiệu HN 257 và HN 258 làm
bản chính với cùng một lý do như Nguyễn Quang Hồng nói trên, phần phiên âm
chữ Nôm cũng chủ yếu dựa vào công trình của Nguyễn Quang Hồng [20].
Bản dịch tiếng Việt hiện đại được Nguyễn Nam [37] thu thập và thảo luận.
Bản dịch từ Hán văn ra tiếng Việt hiện đại (chữ Quốc ngữ) đầy đủ nhất và sớm nhất
là của Trúc Khê Ngô Văn Triện in lần đầu năm 1947, được tập hợp và in lại năm
2011, bao gồm cả bản dịch tiếng Pháp và tiếng Việt hiện đại [51]. Trong luận án,
chúng tôi chủ yếu tham khảo bản dịch này để dẫn các câu dịch tiếng Việt hiện đại
(dịch từ phần Hán văn) trong tư thế đối chiếu với tiếng Việt văn Nôm thời xưa.

1.2. Một số nghiên cứu về hư từ và phiên dịch học
1.2.1. Lý thuyết về hư từ và nghiên cứu về hư từ văn Nôm trong TBTKML
1.2.1.1. Một số lý thuyết về hư từ
Trong những nghiên cứu về hư từ trong tiếng Việt nói chung, tiêu biểu nhất
là hai công trình của Nguyễn Anh Quế và Hoàng Trọng Phiến. Nguyễn Anh Quế
[52] đã nghiên cứu, khảo sát toàn bộ hệ thống hư từ trong tiếng Việt hiện đại từ hai
bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp. Hoàng Trọng Phiến [50] đã công bố cuốn từ điển
giải thích hư từ tiếng Việt hiện đại. Theo Hoàng Trọng Phiến [50: tr. 5-6], thực từ
(notion words) có nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp, làm các thành phần cấu tạo nên
câu; trong khi hư từ (function words; empty words; grammatical words; syntactic
words) chỉ lấy việc biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp làm chính, không độc lập làm thành
Văn bản gốc của Quyển I và II (thuộc sở hữu cá nhân ở Nhật Bản) nằm trong bộ ván

năm 1714; văn bản gốc của Quyển III và IV thuộc bộ ván năm 1774, đồng thời luận án có
tham khảo thêm các bản thuộc bộ ván năm 1763.
10

14


phần câu, không làm trung tâm cụm từ, ngữ đoạn. Tác giả cũng cho rằng hư từ là
một lớp từ làm phương tiện biểu hiện các quan hệ ngữ pháp – ngữ nghĩa khác nhau
giữa các thực từ. Hư từ không có ý nghĩa từ vựng, nhưng trong tiếng Việt một số
lượng không nhỏ các hư từ được chuyển từ thực từ mà ra, nhất là các phó từ, giới từ,
liên từ, các từ chỉ không gian, thời gian, sở hữu, ví dụ: thật, không, bằng, về, với,
của, nếu, giá, cho, để, đặng, trên, trước v.v... Theo cách phân loại của Hoàng Trọng
Phiến [50: tr. 19], hư từ bao gồm: đại từ, động từ tình thái, giới từ, liên từ, ngữ khí
từ, phó từ, thán từ, trợ từ, và tiểu từ. Đại từ chỉ có một mục là bao giờ. Động từ tình
thái bao gồm các từ cần, phải, bị, đáng v.v.
Vũ Đức Nghiệu [43: tr. 278] cho biết cách hiểu thường gặp về hư từ là
những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, dùng để diễn đạt các ý nghĩa ngữ
pháp, hoặc quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ, hoặc giữa các bộ phận của câu, hoặc
giữa các câu... với nhau. Theo tác giả, những tiêu chí phổ biến của hư từ là: (a)
không có ý nghĩa từ vựng chân thực, hoặc có ý nghĩa từ vựng mờ nhạt; (b) không có
chức năng định danh; (c) làm công cụ để biểu đạt những ý nghĩa, phạm trù ngữ
pháp nào đó của thực từ (nói tóm lại là những từ có liên quan đến việc diễn đạt, biểu
thị những loại ý nghĩa ngữ pháp).
Trong một công trình khác về ngôn ngữ trên thế giới nói chung [41: tr.
308-309], Vũ Đức Nghiệu phân chia các từ thành 3 loại: thực từ (danh từ, động từ,
tính từ, trạng từ, đại từ, số từ); hư từ (giới từ, liên từ, mạo từ); và thán từ.
Nghiên cứu về hư từ tương đối sôi nổi, nhất là trong lĩnh vực ngôn ngữ đơn
lập như tiếng Hán hay tiếng Việt. Lý do có thể là vì trong ngôn ngữ đơn lập, chức
năng ngữ pháp được biểu đạt chỉ bằng trật tự từ và hư từ, trong khi ngôn ngữ hòa

kết và ngôn ngữ chắp dính có thể biểu đạt chức năng ngữ pháp bằng sự biến đổi
15


hình thái hay phụ tố [Vũ Đức Nghiệu 41: tr. 79-86]. Lý thuyết về “từ” trong tiếng
Việt theo Nguyễn Thiện Giáp [18: tr. 128-129, 136] cho rằng hư từ có một kiểu
“nghĩa” nhưng không có chức năng định danh và không có tính độc lập về nghĩa và
cú pháp. Các hư từ phải đi kèm theo các tiếng khác, để hiện thực hóa được ý nghĩa
của mình và biểu thị các đối tượng trong ngôn ngữ.
Thảo luận về cách phân loại các hư từ tiếng Việt, Diệp Quang Ban [1: tr.
473] cho rằng thực từ bao gồm danh từ (và loại từ), số từ, tính từ, và động từ, trong
khi hư từ bao gồm mạo từ (và “đặc chỉ từ” cái), phó từ, quan hệ từ, tiểu từ tình thái
(ngữ thái từ và trợ từ), và thán từ. Còn đại từ (được chia thành nhân xưng từ, chỉ
định từ, đại từ nội chiếu, đại từ nghi vấn và đại từ phiếm chỉ) nằm ở khu vực trung
gian. Giải thích việc đặt đại từ nằm ở khu vực trung gian giữa thực từ và hư từ, tác
giả cho biết: (a) hoạt động ngữ pháp của chúng giống như thực từ mà chúng thay
thế, (b) số lượng của chúng hữu hạn như hư từ.

11

Căn cứ vào cách sắp xếp của Diệp Quang Ban [1: tr. 517-558], có thể giải
thích các từ loại thuộc hư từ như sau:
- Phó từ: từ có tính chất hư được dùng để mở rộng động từ, tính từ, đem lại
cho chúng một số nghĩa nào đó (không tính đến những từ ngữ thuộc bậc câu). Có
thể chia thành hai loại là phó từ tình thái và phó từ phi tình thái.
- Kết từ (hay “quan hệ từ”): những hư từ diễn đạt các quan hệ lôgic dùng để
nối các từ, các tổ hợp từ, các câu, thậm chí các tổ chức lớn hơn câu, với nhau. Kết
từ có thể được phân biệt thành giới từ và liên từ như trong nhiều ngôn ngữ, nhưng
cách phân biệt này gặp nhiều khó khăn trong tiếng Việt.


Vũ Đức Nghiệu [43] cũng không xếp các đại từ vào danh sách hư từ trong TBTKML
mà luận án đề cập ở phần sau. Luận án này thảo luận về vấn đề này ở Chương 4.
11

16


- Ngữ khí từ (hay “ngữ thái từ”): hư từ thuộc “tiểu từ tình thái” (lớp từ có
tính chất hư từ rất cao, phần lớn diễn đạt những sắc thái tình cảm rất tế nhị và dễ
biến động trong mối quan hệ với từ, tổ hợp từ mà chúng đi kèm), xuất hiện ở bậc
câu và đứng ở cuối câu (như ạ, hả, nhỉ, nhé, thôi, thay, kia v.v.)
- Trợ từ: hư từ thuộc “tiểu từ tình thái” xuất hiện trong bậc câu dùng để tạo
tiêu điểm ở từ ngữ đứng sau nó, hoặc để đánh dấu một sự phân đoạn nào đấy.
- Thán từ: từ - tín hiệu phản ánh các hiện tượng tâm sinh lí (những yếu tố có
tính chất ngôn ngữ thấp nhất).
- Mạo từ: Yếu tố hạn định trước danh từ trong danh ngữ, trừ số từ, chỉ định
từ tổng lượng và từ cái đặc chỉ. Tức là các từ những, các, mấy, một, mọi, mỗi, từng.
- Đại từ: từ thay thế, chia ra thành “nhân xưng từ”, “ chỉ định từ” (những từ
không mang nghĩa, được dùng để quy chiếu đến một số phương tiện, và giúp chỉ vật,
việc, hiện tượng trong mối quan hệ với các phương diện đó), “đại từ (nội chiếu)” (từ
thay thế cho từ ngữ rõ nghĩa khác bên trong văn bản / diễn ngôn) và “đại từ nghi
vấn và đại từ phiếm chỉ”.
Đề cập đến đặc điểm của hư từ, Hoàng Trọng Phiến [50: tr. 6-10] cho rằng
số lượng của hư từ không lớn trong hệ thống từ loại tiếng Việt, nhưng tần số sử
dụng khá cao. Về bản chất, hư từ làm công cụ biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp với
những đặc điểm cụ thể dưới đây:
(1) Hư từ mang nghĩa quan hệ, gắn với các thức tư duy;
(2) Hư từ tham gia kiến tạo lập luận;
(3) Hư từ không làm trung tâm của cụm từ, của ngữ đoạn và không độc lập
làm thành phần câu cũng như không độc lập tạo ra câu;

(4) Hư từ tự nó không có khả năng biểu hiện sắc thái nghĩa;
17


(5) Hư từ không có khả năng láy để tạo dạng thức ngữ pháp;
Hoàng Trọng Phiến [50: tr. 10-17] tóm tắt tác dụng của hư từ như sau:
(1) Gắn kết các đơn vị tham gia cấu tạo câu với các quan hệ ngữ nghĩa –
ngữ pháp khác nhau: mục đích (để); thời gian (đã, sắp, rồi) v.v.;
(2) Đánh dấu nghĩa hàm ý trong lời nói;
(3) Có tác dụng tu từ như: tạo nhịp điệu, tạo sự uyển chuyển; tăng cường
hiệu lực ngôn trung biểu đạt tư tưởng, tình cảm, thái độ của chủ thể phát ngôn; biểu
hiện một nội dung tình thái chủ quan của câu nói bằng cách phát ngôn khác nhau.
Về nguồn gốc của các hư từ trong tiếng Việt, đã có nhiều công trình nghiên
cứu xác định tầm quan trọng của hư từ gốc Hán đối với tiếng Việt. Nhiều hư từ có
nguồn gốc từ tiếng Hán, chứng tỏ hư từ gốc Hán đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hư
từ tiếng Việt. Lê Đình Khẩn [28] đã đưa ra 4 tiêu chí nhận diện hư từ gốc Hán, đồng
thời thống kê và miêu tả 39 hư từ cụ thể. Đào Thanh Lan [30] đã thực hiện khảo sát
75 hư từ Hán Việt và 16 hư từ Hán Việt Việt hoá, từ hai bình diện là ý nghĩa và kết
hợp ngữ pháp. Vũ Đức Nghiệu [40] trong khi khảo sát hư từ tiếng Việt thế kỉ XV
qua hai tác phẩm Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập, đã đưa ra danh
sách 135 hư từ, trong đó nếu phân loại theo nguồn gốc thì có 38 hư từ gốc Hán. Gần
đây nhất, Đỗ Phương Lâm [31] đã nghiên cứu khá toàn diện về hư từ Hán Việt
trong tiếng Việt, và lập danh sách 149 hư từ Hán Việt.
Về việc nghiên cứu hư từ trong Hán văn, Trần Văn Chánh có đề cập đến
trong Từ điển hư từ Hán ngữ cổ đại và hiện đại [7: tr. vi-vii]. Người đầu tiên nêu ra
sự phân biệt và định nghĩa tương đối rõ ràng về thực từ - hư từ (thực tự - hư tự) có
lẽ là Mã Kiến Trung (馬建忠) trong sách Mã thị văn thông (馬氏文通, 1898),
quyển ngữ pháp có tính hệ thống đầu tiên của Trung Quốc: “Phàm những chữ có sự
18



lý có thể giải được, gọi là thực tự (實字); không giải được mà chỉ dùng để bổ sung
tình thái cho thực tự, gọi là hư tự (虚字)”. Theo Mã Kiến Trung, có 5 loại thực tự là
danh tự, đại tự, động tự, tĩnh tự, trạng tự; và bốn loại hư tự là giới tự, liên tự, trợ tự,
thán tự.
Sau Mã thị văn thông, nhà ngữ pháp học Dương Thụ Đạt khi soạn quyển Từ
thuyên lại xếp cả phó từ (tức trạng tự), đại từ (tức đại tự) và vài loại động từ đặc biệt
(như nội động từ, bất hoàn toàn nội động từ12...) vào loại hư từ. Hiện nay, các nhà
nghiên cứu Trung Quốc đều thống nhất có 5 loại hư từ là phó từ, giới từ, liên từ, trợ
từ, và thán từ. Tuy nhiên trên thực tế, các sách và từ điển về hư từ vẫn thường kết
hợp giải thích luôn cả một số ít đại từ, vì dường như loại từ này cũng có chỗ nửa hư
nửa thực, nếu xếp vào loại hư từ cũng không phải hoàn toàn vô lý.
Trần Văn Chánh [7] ghi nhận về hư từ Hán, cả cổ đại lẫn hiện đại. Trong
khi đó ở Trung Hoa, có từ điển riêng biệt về hư từ cổ (không có hư từ Hán hiện đại),
như của Lý Tịnh Chi [83], Hà Lạc Sĩ [82] và Vương Hải Phân [86] v.v. Hư từ trong
các bộ từ điển này bao gồm giới từ, liên từ, trợ từ, ngữ khí từ, trợ động từ, thán từ,
phó từ, và đại từ. Tuy nhiên, từ điển của Hà Lạc Sĩ [82] không ghi nhận các đại từ,
nếu các đại từ ấy chỉ có cách dùng đại từ thôi (như NGÔ 吾, DƯ 余). Số lượng hư
từ của các bộ từ điển là: Vương Hải Phân [86] có 829 (gồm cả hư từ đa tiết); Hà Lạc
Sĩ [82] có 209 (đơn tiết); Lý Tịnh Chi [83] có 333 trong “phần chính” và 406 trong
“phần phụ” (đều là đơn tiết; nếu 1 chữ có nhiều từ loại thì vẫn tính là 1 từ, trừ

Cũng được gọi là đồng động từ, là loại động từ không biểu thị một động tác cụ thể,
nhưng trong câu nó có vị trí và vai trò ngữ pháp như một động từ, thường dùng trong các
trường hợp để khẳng định, phủ định, so sánh, như THỊ 是, PHI 非, HỮU 有, VÔ 無, ĐẲNG
等, LOẠI 類 [7: 645-646].
12

19



trường hợp âm đọc chữ khác nhau) (trong “phần chính” có hư từ có tần số cao hơn
và có cách dùng phức tạp hơn, trong “phần phụ” có nhiều hư từ còn lại).
Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu về hư từ trong tiếng Hán và tiếng Việt là
hai ngôn ngữ đơn lập đại diện. Các đặc trưng về mặt chức năng và ý nghĩa của hư từ
đã được làm rõ, nhưng các nhà nghiên cứu có quan điểm khác nhau về tiêu chí xác
định hư từ hay từ loại nào thuộc hư từ, và chưa có quan điểm thống nhất.

1.2.1.2. Hư từ văn Nôm trong TBTKML
Xét về mặt nghiên cứu hư từ trong TBTKML nói riêng, có hai nghiên cứu
đáng kể là của Stankevitch13 [56] và Vũ Đức Nghiệu [43: tr. 293-311] [42].
Vũ Đức Nghiệu [43: tr. 293-311] đã lập danh sách hư từ tiếng Việt trong
bản giải âm, và tiến hành phân tích hệ thống hư từ này từ các góc độ chức năng và
sự phát triển của hư từ. Theo Vũ Đức Nghiệu, có 124 hư từ trong TBTKML (khi
chúng tôi tính đếm các hư từ Vũ Đức Nghiệu nêu thì có 126 hư từ, xem Bảng 1.1
dưới)14, có thể được chia thành 3 loại:
(a) 39 hư từ có khả năng đứng làm thành tố phụ cho danh từ trong ngữ danh
từ, hoặc cho động từ / tính từ trong ngữ vị từ.
(b) 79 hư từ thực hiện các chức năng nối kết giữa từ với từ trong cụm từ,
hoặc nối giữa các thành phần câu, giữa các câu với nhau.
(c) 8 hư từ là các tiểu từ thể hiện các ý nghĩa tình thái.

13

Có các cách ghi tên khác là Xtankevich, Xtankêvich v.v., tùy thuộc vào các công trình.
Trong các hư từ này, từ đừng không được tìm ra, và những từ như của, nên, phàm, sắp
v.v. không được tìm ra với cách dùng hư từ. Về chỗ Vũ Đức Nghiệu [43: tr. 296] cho rằng
có từ đừng <II:25a:7> ([20: tr. 166]), chữ Nôm là 渚, nên phiên âm là chớ.
14


20


Vũ Đức Nghiệu cũng phân loại các hư từ này nhìn từ góc độ phát triển ngôn
ngữ: hư từ đã trở thành từ cổ (35 từ); hư từ đến nay vẫn tồn tại và hoạt động rất tích
cực trong tiếng Việt hiện đại nhưng đã biến đổi về mặt ý nghĩa và chức năng; hư từ
không hoặc gần như không biến đổi đến nay. Có thể sắp xếp số lượng và ví dụ các
hư từ này theo cách phân loại của Vũ Đức Nghiệu bằng một bảng như sau:
Bảng 1.1:

Phân loại các hư từ trong TBTKML theo Vũ Đức Nghiệu

Từ cổ

(a)
Làm thành
tố phụ

Đã biến đổi

một, những, rất,
cùng, (chẳng,
chăng, chỉn, chưng ,
chửa, cứ, chỉ,
hằng, hợp, khá, khả,
c ũ ng, cực,
khôn, liên, mựa, tua
không, sẽ, sắp,
11
thực, vốn)

(15)

bằng, bởi, rằng,
ở, ra, vào, sang,
tới, trên, trong,
bằng, bui, dường,
trước, về, xuống,
đã mà, há, hầu,
(dầu, dẫu, dưới,
hòa, khả mặc, luống,
giữa, lại, lắm,
mặc, ngõ, nữa,
(b) Nối kết
lên, ngoài, thà,
nhẫn, phương chi,
sau, càng, của,
song le, tày, thửa ,
hễ, hơn, nhân,
thửa mặc, vả, xảy
còn, được, hẳn,
20
huống chi, phàm,
liền, tựa, và)
(36)
bấy, mà chớ, ru, vay (ắt, đấy)
(c) Tình thái
4
(2)
Tổng số
35

(53)

Không biến đổi

Tổng số

bèn, đã, đương,
mới, từng, vừa,
chớ, (mọi, mỗi,
đều, đừng, hãy,
nhau)
(13)

39

hay, mà,
thì (thời),
(cho, để, kẻo,
là, nên, như,
quá, vì, với,
chính, có,
cho nên, đến,
hoặc, ngay,
song, qua,
tuy, từ, tự)
(23)

79

(thay, vậy)

(2)

8
(38)

126

(Các hư từ trong “( )” là các từ mà Vũ Đức Nghiệu không cho biết rõ phân loại vào
bên nào giữa “Đã biến đổi” và “Không biến đổi”.)

21


×