Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Thông điệp về tham nhũng trên báo in (nghiên cứu trường hợp báo nhân dân, báo lao động, báo tuổi trẻ giai đoạn 2005 – 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 230 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________

NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH

THÔNG ĐIỆP VỀ THAM NHŨNG
TRÊN BÁO IN
(Nghiên cứu trƣờng hợp báo Nhân dân, báo Lao động, báo Tuổi trẻ
giai đoạn 2005 – 2014)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH

THÔNG ĐIỆP VỀ THAM NHŨNG
TRÊN BÁO IN
(Nghiên cứu trƣờng hợp báo Nhân dân, báo Lao động, báo Tuổi trẻ
giai đoạn 2005 – 2014)
Chuyên ngành :Xã hội học
Mã số : 62 31 30 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Quỳnh Nam

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận mới về khoa học trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả
và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, Ngày 6 tháng 7 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Tuyết Minh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tôi may mắn nhận được sự hỗ trợ và ủng hộ từ
các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các cán bộ tại cơ sở đào tạo; của các lãnh
đạo các cấp tại cơ quan công tác; nhiều nhà khoa học, đồng nghiệp, đồng
môn, anh em bạn bè, gia đình; nhiều thế hệ sinh viên khoa Xã hội học và Phát
triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi trân trọng biết ơn tất cả. Tôi xin
đặc biệt cảm ơn đến những cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây:
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân Văn (Đại học Quốc Gia Hà Nội); Ban chủ nhiệm khoa, các nhà khoa
học - thầy cô giáo, các cán bộ khoa Xã hội học, nhất là PGS.TS. Nguyễn Thị
Kim Hoa; PGS.TS. Trịnh Văn Tùng; PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà; PGS.TS.
Nguyễn Tuấn Anh; PGS.TS. Phạm Văn Quyết; Ths. Ngô Kim Hương; các
lãnh đạo, cán bộ phòng Đào tạo sau đại học, nhất là chị Lê Thị Kim Tân
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đã luôn tạo điều kiện, hỗ trợ,

động viên, thúc đẩy, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án, hoàn thiện các thủ tục hành
chính theo quy định.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn
PGS.TS. Mai Quỳnh Nam đã tận tình hướng dẫn, động viên – khích lệ, đặt
niềm tin, chia sẻ những khó khăn trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và thực
hiện Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, những người thầy, người
đồng nghiệp, người bạn lớn luôn sẵn lòng hỗ trợ, giúp đỡ, khuyến khích, động
viên và tặng cho tôi tất cả những cuốn sách, tài liệu, công trình quý báu của
bản thân hoặc lục tìm trong tủ sách cá nhân tài liệu có liên quan để đưa tận tay
khi biết tôi thực hiện luận án: PGS.TS. Lương Khắc Hiếu; PGS.TS. Nguyễn
Văn Dững; PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng; PGS.TS. Đỗ Đức Minh; TS.Phan Ái;
PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Quyên; TS.Bùi Thu Hương.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên
truyền; Ban Tổ chức – Cán bộ; Ban chủ nhiệm khoa Xã hội học và Phát triển,
Tiến sĩ Lưu Hồng Minh – Trưởng khoa cùng các đồng nghiệp luôn động viên,
khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, chia sẻ khó khăn trong suốt quá
trình tôi làm việc, học tập, thực hiện luận án.
Tôi chân thành cảm ơn các thế hệ sinh viên Xã hội học, nhất là các
nhóm sinh viên kiến tập, thực tập K29; K30; K31; K32; K33; K34; K35 đã
đồng hành, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu dài hơi này.
Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lòng biết ơn đến đại gia đình,
người thân, anh chị em, bạn bè là động lực mạnh mẽ giúp tôi quyết tâm hoàn
thành Luận án.
Xin chân thành cảm ơn
Tác giả Luận án


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC ẢNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu................................................................. 3
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
6. Phương pháp và mẫu nghiên cứu .............................................................. 4
7. Thông tin cơ bản về tờ báo lựa chọn phân tích ........................................ 9
8. Đóng góp mới về khoa học của luận án ................................................. 11
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................. 11
10. Kết cấu luận án ...................................................................................... 12
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
THÔNG ĐIỆP THAM NHŨNG TRÊN BÁO IN ...............................................13
1.1. Hướng nghiên cứu báo chí và tham nhũng trên thế giới...................... 13
1.1.1. Vai trò của báo chí chống tham nhũng trên thế giới ..................... 13
1.1.2. Thông điệp báo in trong chống tham nhũng trên thế giới ........... 19
1.2. Hướng nghiên cứu báo chí và tham nhũng tại Việt Nam .............................24
1.2.1. Vai trò của báo chí trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam . 24
1.2.2. Thông điệp về tham nhũng trên báo chí ở Việt Nam.................... 32
1.3. Nhận định chung về các công trình nghiên cứu đã công bố và hướng
nghiên cứu tiếp theo ................................................................................................38
Chƣơng 2: THÔNG ĐIỆP VỀ THAM NHŨNG TRÊN BÁO IN - NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN ........................................................................45
2.1. Khái niệm ..........................................................................................................45

2.1.1. Thông điệp truyền thông và thông điệp báo in ............................. 45


2.1.1.1. Truyền thông và mô hình truyền thông................................ 45
2.1.1.2. Thông điệp – một yếu tố của quá trình truyền thông ........... 48
2.1.1.3. Báo chí và thông điệp báo in ................................................ 52
2.1.2. Tham nhũng và thông điệp về tham nhũng trên báo in.........................58
2.1.2.1. Định nghĩa tham nhũng và nhận diện hành vi tham nhũng . 58
2.1.2.2.Thông điệp về tham nhũng trên báo in ................................. 62
2.2. Lý thuyết nghiên cứu về tham nhũng trên báo chí ........................................67
2.3. Một số quan điểm của Đảng, thực tiễn về phòng chống tham nhũng của
Nhà nước ..................................................................................................................77
2.3.1. Quan điểm của Đảng về phòng chống tham nhũng và vai trò của báo
chí trong phòng chống tham nhũng ........................................................... 77
2.3.2. Pháp luật về phòng chống tham nhũng và vai trò của báo chí trong
phòng chống tham nhũng ........................................................................ 82
Chƣơng 3: NỘI DUNG THÔNG ĐIỆP THAM NHŨNG TRÊN BÁO TUỔI
TRẺ, NHÂN DÂN, LAO ĐỘNG ............................................................................88
3.1. Thông điệp về thực trạng tham nhũng ...........................................................88
3.2. Thông điệp về thực trạng phòng chống tham nhũng ..................................100
3.3. Thông điệp về nguyên nhân tham nhũng .....................................................109
3.4. Thông điệp về hậu quả tham nhũng .............................................................119
3.5. Thông điệp về giải pháp phòng chống tham nhũng ..................................126
Chƣơng 4: HÌNH THỨC THÔNG ĐIỆP VỀ THAM NHŨNG TRÊN BÁO
TUỔI TRẺ, NHÂN DÂN, LAO ĐỘNG..............................................................143
4.1. Tần suất tin bài đăng tải theo thời gian.........................................................143
4.2. Chuyên mục đăng tải tin bài về tham nhũng ...............................................147
4.3. Thể loại tin bài về tham nhũng được đăng tải ...........................................154
4.4. Lĩnh vực tham nhũng được phản ánh ........................................................160
4.5. Cấp độ, phạm vi tham nhũng được phản ánh trong tin bài ......................169

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................184
DANH MỤC NHỮNG BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ .........................208
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................209


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ban Nội chính trung ương
Bộ máy nhà nước
Báo Nhân dân
Báo Lao động
Báo Tuổi trẻ
Cán bộ công chức
Cải cách hành chính
Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index)
Doanh nghiệp nhà nước
Đại biểu Quốc hội
Hệ thống chính trị
Hệ thống pháp luật
Kinh tế - xã hội
Hội nghị quốc tế chống tham nhũng (International AntiCorruption Conference)
MTTQVN
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
NSNN
Ngân sách Nhà nước
NXB
Nhà xuất bản
PCTN
Phòng chống tham nhũng
QLNN

Quản lý nhà nước
UBKT
Ủy ban kiểm tra
UBPL
Ủy ban pháp luật
UBTPQH
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
UBTVQH
Ủy ban Thường vụ Quốc hội
UBTW MTTQVN Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
VKSND
Viện kiểm sát nhân dân
VPBCĐ
Văn phòng Ban chỉ đạo
XHHBC
Xã hội học báo chí
XHH
Xã hội học
PCN
Phó Chủ nhiệm
PCTN
Phòng chống tham nhũng
PTTTĐC
Phương tiện truyền thông đại chúng
THTKCLP
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
TNXH
Trách nhiệm xã hội
TTCP
Thanh tra Chính phủ

TTĐC
Truyền thông đại chúng
Tp.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TS
Tiến sĩ

Ban NCTW
BMNN
Báo ND
Báo LĐ
Báo TT
CBCC
CCHC
CPI
DNNN
ĐBQH
HTCT
HTPL
KT-XH
IACC


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 3.1. TH1590. Báo Nhân dân.Ngày 1/12/2007. Chủ động phòng ngừa và phát
hiện, xử lý tham nhũng lãng phí ...............................................................92
Ảnh 3.2. TH750. Báo Lao động. Ngày 8/2/2010. “Nhũng” là để “tham”..............94
Ảnh 3.3. TH628. Báo Lao động. Ngày 5/12/2011. Ngó lơ trước tham nhũng ....103
Ảnh 3.4. TH322. Báo Tuổi trẻ. Ngày 11/4/2006. Vụ PMU18: Cơ hội cải cách và
thanh lọc ....................................................................................................105

Ảnh 3.5. TH327. Báo Tuổi trẻ. Ngày 15/4/2006. Thư gửi ban chuyên án
“PMU18” ..................................................................................................106
Ảnh 3.6. TH1006. Báo LĐ. Ngày 6/9/2007. Đấu tranh chống tham nhũng ở cấp
cơ sở còn yếu ............................................................................................113
Ảnh 3.7. TH779. Báo LĐ. Ngày 14/10/2009. Đấu tranh chống tham nhũng chưa
đạt hiệu quả cao nhất................................................................................113
Ảnh 3.8. TH761. Báo LĐ. Ngày 29/12/2009. Công tác phòng chống tham nhũng
chưa thực sự mạnh ...................................................................................113
Ảnh 3.9. TH1751. Báo ND. Ngày 16/1/2008. Phòng chống tiêu cực phải được là
thường xuyên, liên tục .............................................................................117
Ảnh 3.10. TH3155.Báo TT. Ngày 20/01/2014. Tham nhũng, xa dân sẽ dẫn đến
bất ổn xã hội..............................................................................................123
Ảnh 3.11. TH201.Báo LĐ. Ngày 16/1/2013. Chống tham nhũng hãy dựa
vào dân ................................................................................. 130
Ảnh 3.12. TH1195.Báo LĐ.. Ngày 23/11/2005. Chống tham nhũng – trung ương
phải gương mẫu đề địa phương noi theo ...............................................132
Ảnh 3.13. TH108. Báo TT. Ngày 4/6/2005 Làm sao để không thể tham nhũng,
không dám tham nhũng? .........................................................................134
Ảnh 3.14. TH116. Báo TT. Ngày 8/6/2005. Nên hay không nên thành lập ban chủ
đạo phòng chống tham nhũng? ...............................................................137


Ảnh 4.1. Báo Nhân dân. Ngày 14/9/2006. Bắt tạm giam nguyên trung tá công an
Nguyễn Đình Toản...................................................................................152
Ảnh 4.2. Báo Lao động. Ngày 14/9/2006. Bắt tạm giam nguyên trung tá công an
Nguyễn Đình Toản...................................................................................152
Ảnh 4.3. Báo Tuổi trẻ. Ngày 11/9/2006. Bắt tạm giam trung tá Nguyễn Đình
Toản. ..........................................................................................................152
Ảnh 4.4. Báo Tuổi trẻ. Ngày 14/9/2006. Bắt tạm giam nguyên trung tá công an
Nguyễn Đình Toản...................................................................................152

Ảnh 4.5. TH326. Báo TT. Ngày 15/4/2006. Không dám nhìn thẳng sự thật là hư
hỏng ...........................................................................................................157
Ảnh 4.6. TH1928. Báo ND. Ngày 13/6/2010. Ăn…đất.........................................159
Ảnh 4.7. TH1830. Báo ND. Ngày 5/10/2009. Cần nghiêm ..................................159


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Nội dung chính phản ánh trong tin bài (%)..........................................89
Biểu đồ 3.2. Tương quan báo và nội dung chính phản ánh trong tin bài không phải
vụ việc, hành vi tham nhũng (n=804, %) ............................................91
Biểu đồ 3.3.Tương quan báo và số lượng hành vi tham nhũng trong tin bài (%)..95
Biểu đồ 3.4. Hành vi tham nhũng được đề cập (%)..................................................96
Biểu đồ 3.5. Thời điểm các vụ việc/hành vi tham nhũng được đề cập (% ...........100
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa tờ báo và thời điểm các vụ việc/hành vi tham nhũng
được đề cập (%) ...................................................................................101
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ báo đề cập đến nguyên nhân tham nhũng được đề cập (%) ...110
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ tin bài đề cập đến nhóm nguyên nhân tham nhũng (%) .........111
Biều đồ 3.9. Tỷ lệ tin bài đề cập đến hậu quả của tham nhũng (%) ......................120
Biểu đồ 3.10. Tương quan giữa báo và quan điểm về mức độ nghiêm trọng của vụ
việc, hành vi tham nhũng trong tin bài (%) .......................................124
Biều đồ 3.11. Tỷ lệ tin bài đề cập nhóm nguyên tắc xử lý tham nhũng (%) ........128
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ tin bài về tham nhũng theo thời gian trên 3 báo (%) ...............144
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ tin bài về vụ PMU18 đăng tải trên 3 báo (%) ..........................145
Biểu đồ 4.3. Chuyên mục tin bài về tham nhũng được đăng tải (n=3209) (%) ...149
Biểu đồ 4.4. Tương quan báo và trang, mục đăng tải tin bài tham nhũng (%) ....149
Biểu đồ 4.5. Tương quan tin bài về vụ PMU18 đăng tải trên các trang, mục của
báo (%).................................................................................................150
Biều đồ 4.6. Tương quan báo và thể loại báo chí về tham nhũng (%) ..................155
Biểu đồ 4.7. Tương quan báo và tỷ lệ tin bài về tham nhũng theo lĩnh vực (%) .161
Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ tin bài về tham nhũng đề cập theo lĩnh vực (%) ......................164

Biểu đồ 4.9. Tương quan báo với tỷ lệ tin bài về lĩnh vực tham nhũng (%) ........167
Biểu đồ 4.10. Phạm vi tham nhũng được đề cập (%) .............................................169
Biểu đồ 4.11. Tương quan báo và địa danh được đề cập trong tin bài (%) ..........176
Biểu đồ 4.12. Cấp tham nhũng đề cập trong tin bài (%) (n = 3729) .....................178
Biểu đồ 4.13. Tương quan tờ báo và cấp độ tham nhũng đề cập (%)(n = 2815) ...179


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng (Corruption) là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự tồn tại,
phát triển của nhà nước và đang là “chủ đề nóng” đối với mọi quốc gia trên thế
giới và trở thành mối lo ngại mang tính chất toàn cầu. Tham nhũng được xác
định là vấn đề rất nghiêm trọng của Việt Nam hiện nay và chống tham nhũng
được xác định là yêu cầu, nhiệm vụ sống còn của cả hệ thống chính trị (HTCT),
của toàn xã hội. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thể hiện
quyết tâm chính trị và hoàn thiện thể chế trong phòng, chống tham nhũng
(PCTN), được đông đảo nhân dân và dư luận đồng tình, ủng hộ, nhất là từ sau
Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII. Khẳng định mạnh mẽ của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang rằng không có vùng cấm
trong chống tham nhũng [Trường Hoàng, 2016], [Tạp chí Cộng sản, 2017]. Việt
Nam thông qua luật PCTN năm 2005 và năm 2009 phê chuẩn Công ước của
Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Chống tham nhũng được xác định là yêu
cầu, nhiệm vụ sống còn của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, nhằm mục
tiêu bảo tồn và phát huy những thành tựu to lớn của dân tộc và công cuộc đổi
mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ngày nay, công cuộc PCTN đòi hỏi phải triển khai các giải pháp quan
trọng, trong đó không thể không tính đến vai trò của báo chí như một thiết
chế xã hội với chức năng cung cấp thông tin, hình thành định hướng và thể
hiện dư luận xã hội trong PCTN. Đầu năm 2017, giải báo chí toàn quốc “Báo
chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” được phát

động bởi Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp cùng UBTW MTTQVN tổ chức.
Trong 1 năm phát động (từ ngày 01/01 đến 30/11/2017) Ban tổ chức nhận
được 1.126 tác phẩm dự thi. Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo đã
lựa chọn 32 tác phẩm thuộc các loại hình báo in, điện tử, truyền hình, phát
thanh để trao giải. Đây là cuộc thi đầu tiên trên toàn quốc về chủ đề này [Báo
1


Nhân dân điện tử, 2017]. Mùa giải tiếp theo được phát động (2017 - 2018)
[Báo Nhân dân điện tử, 2018].
Báo chí nói chung và báo in nói riêng thực hiện các vai trò đưa tin cũng
như phơi bày và gây sức ép với các thiết chế xã hội khác trong việc đưa các
vụ án tham nhũng ra ánh sáng. Với tính đại chúng hóa rất cao và bao quát gần
như toàn bộ đời sống xã hội, báo chí ở Việt Nam bên cạnh “là phương tiện
thông tin thiết yếu dối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan
Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội
nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hôi nghề nghiệp, là diễn đàn của
Nhân dân” theo quy định của Luật [Tạp chí Người làm báo điện tử, 2017] thì
còn thể hiện tính độc lập tương đối trong đời sống xã hội và có tác động mạnh
mẽ đến nền chính trị và dân chủ. Báo chí không chỉ truyền bá “các quan điểm
tự do” về chính phủ mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho truyền thông cũng như
sự hợp nhất giữa nhân dân, phơi bày và hạn chế hành vi của quan chức nhà
nước. Bằng việc cung cấp thông tin, kiến thức với công chúng, báo chí góp
phần nâng cao nhận thức của công chúng cũng như thể hiện thái độ chống
tham nhũng và kêu gọi hành động. Cũng trên cơ sở phân tích các tin bài về
tham nhũng trên báo in cho phép nhận diện được vai trò của báo in trong cuộc
chiến chống tham nhũng đồng thời xã hội cũng biết đến công cuộc PCTN trên
báo in thông qua lăng kính của nhà truyền thông. Do đó, nghiên cứu thông
điệp truyền thông về tham nhũng là một lĩnh vực nghiên cứu không thể thiếu
trong quá trình truyền thông PCTN, nhằm cung cấp những thông tin thực sự

cần thiết cho cuộc đấu tranh PCTN.
Hiện nay, công cuộc đấu tranh PCTN đang ngày càng đòi hỏi cao hơn
vai trò đặc biệt của báo chí - thiết chế xã hội được mệnh danh “quyền lực thứ
tư”. Tuy nhiên, để báo chí phát huy hiệu quả vai trò này cần tính đến thông điệp
về tham nhũng trên báo in như thế nào?. Đồng thời, để góp phần trả lời các câu
hỏi lớn mà thực tiễn đang đặt ra như báo chí hiện nay đưa tin chống tham nhũng

2


như thế nào, làm thế nào để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả tin bài
PCTN..? Từ những suy nghĩ nêu trên, tôi lựa chọn “Thông điệp về tham nhũng
trên báo in” (Nghiên cứu trường hợp báo Nhân dân, báo Lao động, báo Tuổi trẻ
giai đoạn 2005 – 2014) làm đề tài luận án TS chuyên ngành Xã hội học.

2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Ứng dụng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu xã hội học vào
phân tích thông điệp về tham nhũng trên báo in hiện nay, trên cơ sở đó đề
xuất và luận giải, phân tích cơ sở khoa học của các nhóm giải pháp nâng cao
chất lượng, hiệu quả thông điệp trong PCTN trên báo in.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu xã hội học, xã hội
học báo chí trong nghiên cứu thông điệp về tham nhũng trên báo in
- Chỉ ra nội dung thông điệp về tham nhũng trên báo in
- Chỉ ra hình thức thông điệp về tham nhũng trên báo in
- Đề xuất và luận giải, phân tích cơ sở khoa học của các nhóm giải pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả thông điệp trong PCTN trên báo in.
3. Đối tƣợng nghiên cứu

Thông điệp về tham nhũng trên báo in
4. Câu hỏi nghiên cứu
-

Nội dung thông điệp về tham nhũng trên báo in là gì?

-

Hình thức thông điệp về tham nhũng trên báo in như thế nào?

- Làm thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả thông điệp trong
PCTN trên báo in?
5. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: 3 tờ nhật báo gồm Báo Nhân dân; Tuổi trẻ; Lao động

3


- Thời gian: giai đoạn từ năm 2005 đến 2014. Năm 2005 là thời điểm
luật PCTN được Quốc hội thông qua và ban hành, quá trình PCTN được thực
hiện và đến năm 2012 - 2014 với việc đẩy mạnh công tác PCTN được khẳng
định trong Hội nghị cán bộ toàn quốc quá triệt, triển khai thực hịên nghị quyết
trung ương 4 về xây dựng Đảng.
6. Phƣơng pháp và mẫu nghiên cứu
a. Về phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích nội dung báo chí
với 3729 tin bài về tham nhũng được chọn. Nghiên cứu sử dụng cả phương
pháp định lượng và phương pháp định tính trong phân tích tài liệu. Thế mạnh
của phương pháp phân tích nội dung là hệ thống, khách quan và có thể đo
lường các biến số (khi phân tích nội dung định lượng).

Về tính hệ thống: đó là sự lựa chọn các tin bài tham nhũng trong mẫu
nghiên cứu được thực hiện theo quy tắc thống nhất và công khai. Đó là những
tin bài xuất hiện từ ngữ có liên quan đến tham nhũng được xem như các từ
khóa. Việc chọn mẫu được thực hiện theo quy trình chặt chẽ để đảm bảo tất
cả các tin bài đề có cơ hội được lựa chọn vào phân tích như nhau. Tất cả các
tin bài được lựa chọn để phân tích đều được đối xử theo một cách giống nhau.
Nguyên tắc lựa chọn là tất cả các tin bài trên 3 báo ở sản phẩm báo ngày. Có
sự thống nhất từ quy trình mã hóa và phân tích cho đến thời gian nhà nghiên
cứu dành cho các tài liệu. Trong nghiên cứu này, chỉ có một bộ hướng dẫn
quy chuẩn đó chính là bảng mã hóa thông điệp trong suốt quá trình phân tích.
Tính khách quan: trong quá trình phân tích, nhà nghiên cứu luôn đảm
bảo tính khách quan trong tất cả các quy trình mà không để những giá trị, cái
tôi chủ quan hay định kiến cá nhân ảnh hưởng đến quá trình phân tích. Tuy
nhiên, tác giả không khẳng định đã đảm bảo được tính khách quan một cách
hoàn hảo và triệt để.

4


Tính định lượng: kết quả phân tích định lượng sử dụng để tái hiện một cách
chính xác tương đối một số lượng lớn các thông điệp về tham nhũng (3729 tin bài
từ 2005 – 2014), với số lượng lớn các tin bài được phân tích cho phép so sánh
tương quan giữa các biến số độc lập như tờ báo, thời gian đăng tải...
Tuy nhiên, phương pháp phân tích nội dung cũng bộc lộ những hạn chế
nhất định:
Thứ nhất, từ kết quả phân tích nội dung thông điệp về tham nhũng
không thể đưa ra những nhận định liên quan tới ảnh hưởng của thông điệp này
tới công chúng. Vì vậy, cần phải thực hiện một nghiên cứu độc lập với công
chúng mới có thể có kết luận cho mối liên hệ ấy.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu thông điệp về tham nhũng trên báo in được

thực hiện trong khuôn khổ tin bài của ba Báo ND, Báo TT, Báo LĐ (nhật báo)
giới hạn trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, cách định nghĩa, phân loại các
biến số trong nghiên cứu. Những vấn đề nghiên cứu này quan tâm là nội dung
thông điệp tham nhũng (thực trạng tham nhũng và PCTN; thông điệp về
nguyên nhân, hậu quả, giải pháp PCTN) và hình thức thông điệp tham nhũng
(tần suất, chuyên mục, thể loại, phạm vi/cấp độ, lĩnh vực). Theo đó, các nhà
nghiên cứu đi sau cần cần thận khi kế thừa hoăc so sánh hoặc phát triển mối
quan tâm khác.
Thứ ba, chủ đề tham nhũng cho đến nay vẫn là vấn đề được báo chí
quan tâm và đưa tin, tuy nhiên, đây là chủ đề quá rộng và vì vậy cũng là thách
thức đối với nhà nghiên cứu khi cân nhắc câu hỏi nghiên cứu để xác đinh
phạm vi của nghiên cứu này.
Thứ tư, thực hiện phân tích 3729 tin bài trên ba nhật báo là cần nhiều
thời gian, tiền bạc, công sức, nhân lực. Việc tiếp xúc với số lượng lớn tin bài
về môt chủ đề dễ gây tâm tẻ nhạt, buồn chán, cần có đủ kiên nhẫn và lòng yêu
nghề để có thể kiên trì mục tiêu ngay cả khi có sự hỗ trợ và giúp sức.

5


Thứ năm, mặc dù yêu cầu và quy trình chọn mẫu được chú ý và tuân thủ
một cách nghiêm túc nhưng thực tế có thể vẫn có những tin bài về tham nhũng bị
bỏ qua do tìm bài bằng từ khóa thì cũng có thể có những tin bài về tham nhũng
mà không xuất hiện từ khóa; quá trình đọc báo để tìm với số lượng lớn và thời
gian dài gây sự nhàm chán cho người đọc và tìm nên có thể bỏ sót ở thời điểm
nào đó. Do đó, với 3729 tin bài chưa chắc đã là toàn bộ tin bài (100%) về tham
nhũng trên ba tờ nhật báo trong chín năm phân tích. Ngoài ra, người nghiên cứu
cần chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ để chụp ảnh tin bài, có thể đối mặt với việc
mất bài hoặc bài chụp bị nhòe không đọc được, bài dài phải chụp thành nhiều
ảnh khác nhau cho dù đã rất cẩn trọng, máy tính và các kỹ năng cắt ghép ảnh.

+ Phân tích nội dung định lượng được tiến hành theo trình tự: đi từ thiết
kế nghiên cứu với cơ sở lý luận, lý thuyết, tổng quan tình hình nghiên cứu đến
câu hỏi nghiên cứu, thao tác hóa các khái niệm, khảo sát thử, lập bảng mã
định lượng, phân tích trên các bài báo được lựa chọn, tập trung mô tả và làm
rõ thông điệp về tham nhũng trên báo in hiện nay trong khuôn khổ tin bài của
3 báo được lựa chọn khảo sát. Một bảng mã sử dụng cho phân tích định lượng
được thiết kế với các chỉ báo dựa trên kết quả phân tích các lý thuyết nghiên
cứu, điểm luận các công trình nghiên cứu và phân tích thử trên các tin bài đã
được sưu tầm. Với kết cấu bảng mã gồm phần thông tin định danh (tên tờ báo,
trang, chuyên mục, thể loại tin bài, cấp độ tham nhũng....) phản ánh hình thức
của thông điệp; phần mã hóa về nội dung thông điệp bao gồm mã hóa về thực
trạng phòng tham nhũng và PCTN; nguyên nhân tham nhũng; hậu quả tham
nhũng, giải pháp chống tham nhũng. Bên cạnh đó, nghiên cứu tiến hành phân
tích tương quan nhị biến về sự ảnh hưởng của các biến số độc lập tới biến số
phụ thuộc. Trong luận án, phương pháp này được sử dụng là phương pháp
chính. Kỹ thuật phân tích số liệu định lượng SPSS16.0 được sử dụng hỗ trợ
cho các phân tích.
+ Phân tích nội dung định tính được tiến hành theo trình tự: Trên cơ sở
thiết kế nghiên cứu với tổng thuật tài liệu, kết quả khảo sát thử tiến hành lập
6


bảng mã cho nội dung nghiên cứu đối với các bài báo, với kết quả phân tích
các bài báo được lựa chọn từ kết quả phân tích định lượng. Bao gồm các tin
bài về vụ án PMU18 và toàn bộ các tin bài không đề cập tới các vụ việc tham
nhũng cụ thể. Nghiên cứu sử dụng phần mềm Nvivo 8.0 để phân tích và rút
trích thông tin cần phân tích thông qua những mã hóa theo chủ đề nghiên cứu
bằng lệnh thủ thuật coder. Trong nghiên cứu, phương pháp này sử dụng như
phương pháp bổ trợ nhằm làm rõ hơn kết quả phân tích kết quả định lượng.
b. Về mẫu nghiên cứu

Các tờ báo in được lựa chọn phân tích trong luận án đều lựa chọn sản
phẩm báo số ra hàng ngày. Luận án lựa chọn phân tích tin bải trên báo in vì
một số lý do: Như trên đã phân tích, báo in là phương tiện truyền thông lâu
đời nhất (ra đời sau sách)và được xem như loại hình truyền thông đại chúng
tiêu biểu, báo in là một trong những phương tiện giữ vai trò trung tâm
[Nguyễn Văn Dững, 2012. Tr.32]. Cho đến hiện nay, báo in vẫn được ghi
nhận là khuôn mẫu của các phương tiện truyền thông khác. Nhiều loại hình
báo chí ra đời cùng với sự biến đổi xã hội và phát triển của khoa học kỹ thuật,
điều này đặt báo in truyền thống phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt.
Mặc dù vậy, báo in (nhất là ở Việt Nam và công cuộc PCTN) vẫn là kênh trục
chính và các kênh khác phát sinh xoay quanh nhờ sự hỗ trợ của khoa học và
công nghệ [Nguyễn Văn Dững, 2012, tr.105]. Đặc trưng của báo in ở Việt
Nam hiện nay vẫn là kênh giúp công chúng phân tích, đào sâu và dự báo
thông tin [Nguyễn Văn Dững, 2012, tr.105]. Xét về mặt tâm lý học, báo in tác
động chủ yếu vào nhận thức lý tính, vào việc hình thành quan điểm và thái độ.
Điểm quan trọng của tính tích cực trong tiếp nhận thông tin báo in chỉ có thể
thể hiện ra ngoài bằng hành vi đọc. Khi đọc báo, công chúng buộc phải lien
tưởng, tư duy lô-gic bởi vì ngôn ngữ viết mang cấu trúc của tư duy lô-gic,
các khái niệm, các phán đoán được sắp xếp theo quy luật của tư duy lô-gic
[Đỗ Thị Thu Hằng, 2015. Tr.34 - 35].
7


Cơ sở để lựa chọn ba tờ báo in phân tích là báo ND gồm: Báo ND, đây
là cơ quan ngôn luận của Đảng. Tờ báo này được lựa chọn vì đây là cơ quan
ngôn luận của Đảng cho nên tin bài tham nhũng của từ đây có thể xem như
thông điệp về tham nhũng chính thống, chính thức của Đảng. Báo LĐ là tờ
báo của Liên Đoàn Lao động và tờ báo này được xem là có liên hệ mật thiết
với các nhà hoạch định chính sách và trong nghiên cứu này có thể xem như
tiếng nói từ Liên Đoàn, người lao động và độc giả đích của tờ báo. Báo TT là

tờ báo thuộc tổ chức đoàn thể (thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh
(TPHCM)), tuy nhiên, tờ báo này được biết đến với thành tích chống tham
nhũng và điển hình là vụ án tham nhũng PMU18. Bên cạnh đó, Tuổi trẻ vốn
là tờ báo đoàn thể địa phương nhưng đã trở thành tờ báo có sức ảnh hưởng và
thị phần khắp cả nước với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú.
Lý do lựa chọn phân tich là giai đoạn 2005 – 2014 bởi gì thời điểm
2005 là thời điểm luật PCTN được Quốc hội thông qua và ban hành. Năm
2006 ra đời nghị quyết đầu tiên mà BCHTW Đảng đề cập một cách toàn diện,
tập trung về công tác PCTN, lãng phí (hội nghị lần 3 BCHTW Đảng khóa X).
Trong đó, vai trò của báo chí được đề cao và được xem là 1 trong 10 nhóm
giải pháp, chủ trương PCTN. Vai trò của báo chí trong PCTN được đánh giá
vào năm 2009 (đánh giá kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết TW3 (khóa X).
Năm 2012 ban hành nghị quyết TW4 khóa XI « Một số vấn đề cấp bách về
xây dựng Đảng hiện nay ». Lựa chọn phân tích thông điệp báo in về tham
nhũng trong giai đoạn 2005 – 2014 có thể thấy công cuộc PCTN giai đoạn
2005 – 2014 phản ánh, kiến tạo trên áo in như thế nào.
Các tin bài được lựa chọn theo quy tắc thống nhất và công khai ngay từ
đầu, những tin bài được lựa chọn là những tin bài có chứa các từ khóa tham
nhũng: như tham nhũng, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lạm dung chức vụ
quyền hạn; Biển thủ công quỹ; Biếu đồ (biếu xén); Suy đồi đạo đức; Hối lộ
(nhận hối lộ/đưa hối lộ/môi giới hối lộ; sai phạm; Chi phí không chính thức –

8


chung chi; gian lận; nhũng nhiễu, cố ý làm trái...vì vụ lợi, không thực hiện
nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi...
Số lượng tin bài được lựa chọn cho phân tích định lượng trong khoảng
giai đoạn 2005 – 2014 trên ba báo là 3729 tin bài.
Trong giai đoạn 2005 – 2014 thì vụ án PMU 18 được xem là vụ án lớn

nhất cho đến thời điểm luật PCTN thông qua. Vì vậy, vụ án này được lựa
chọn để phân tích trường hợp. Đây là vụ án việc xoay quanh việc lạm dụng
tiền tài trợ nước ngoài - phần lớn là để cá độ bóng đá châu Âu - của các quan
chức trong Ban Quản lý Dự án số 18 của Bộ Giao thông vận tải. Vụ án này đã
làm bộ trưởng phải từ chức, thứ trưởng bị bắt giam (về sau được gỡ bỏ mọi
tội danh) và một số quan chức khác của bộ phải vào tù. Nhiều nhà báo đưa tin
về vụ này về sau đã bị công an thẩm vấn, yêu cầu cho biết nguồn tin. Tháng
10/2008, hai nhà báo (nhà báo Nguyễn Văn Hải cây bút nội chính chủ lực ,
viết về PMU18 báo Tuổi trẻ và nhà báo Nguyễn Việt Chiến phụ trách thông
tin mảng nội chính báo Thanh Niên) và hai nguồn tin của họ bị cáo buộc, lợi
dụng tự do dân chủ… và cố tình tiết lộ bí mật nhà nước…(Catherine
McKinley, 2009)
7. Thông tin cơ bản về tờ báo lựa chọn phân tích
a. Báo Nhân dân
Báo Nhân dân là cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam,
tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Báo Nhân dân là cơ
quan sự nghiệp hành chính có thu.
Các ấn phẩm báo Nhân dân bao gồm:
1. Báo ngày, tức nhật báo (phát hành 180.000 tờ mỗi ngày)
2. Báo Nhân dân cuối tuần (phát hành 110.000 tờ mỗi kỳ)
3. Báo Nhân dân hàng tháng (phát hành 130.000 số mỗi kỳ)
4. Báo Nhân dân dạng điện tử (ra đời ngày 21 tháng 6 năm 1998. Tính
đến tháng 6 năm 2014, có các phiên bản ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng
Anh, tiếng Trung Quốc và tiếng Pháp)
9


5. Kênh truyền hình Nhân dân (chính thức ra mắt năm 2015 và được phủ
sóng toàn quốc thông qua các mạng Truyền hình kỹ thuật số mặt đất
DVB-T2, Truyền hình Cáp (HTVC, SCTV, VTVCab,...), IPTV và

Truyền hình Vệ tinh (VTC, Mobifone-MobiTV, K+,...)
6. Báo Thời Nay
Trong nhiều ấn phẩm của Báo ND, luận án chọn phân tích tin bài về
tham nhũng đăng tải trên ấn phẩm nhật báo, báo giấy.
b. Báo Tuổi trẻ
Báo Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Thành phố Hồ Chí Minh. Các ấn phẩm của báo Tuổi trẻ gồm:
1. Tuổi Trẻ: Nhật báo
2. Tuổi Trẻ Cuối tuần (tuần báo; Tuổi Trẻ Chủ nhật)
3. Tuổi Trẻ Cười (tạp chí hàng tháng hiện nay là bán nguyệt san)
4. Tuổi Trẻ Online (báo điện tử, xuất bản lần đầu năm 2003)
5. Tuoitrenews (Ấn phẩm tiếng Anh, ra đời năm 2010 và nhanh chóng trở
thành một cổng thông tin tiếng Anh hàng đầu về Việt Nam.
6. Áo trắng: (tạp chí hàng tháng) Là ấn phẩm liên kết với Nhà xuất bản
Trẻ. Chủ yếu là thơ văn cho tuổi mới lớn.
7. Tuổi Trẻ Mobile: phiên bản từ Tuổi Trẻ Online cho các thiết bị di động.
8. Tuổi Trẻ Media Online: Ấn phẩm đa phương tiện, phát hành trên mạng.
Trong nhiều ấn phẩm của Báo TT, tác giả luận án chọn phân tích tin bài
về tham nhũng đăng tải trên ấn phẩm nhật báo, báo giấy.
c. Báo Lao động
Được ghi nhận là tờ báo đồng hành cùng người lao động và doanh nghiệp.
Báo Lao Động - Cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
tiếng nói của công nhân viên chức lao động cả nước. Sự ra đời của báo Lao động
gắn liền với sự ra đời của Tổng công hội Đỏ Bắc Kỳ (Ngày 28.7.1928). Báo Lao
Động và Tạp chí Công hội Đỏ xuất hiện là báo chí của giai cấp công nhân và Tổ
chức công đoàn Việt Nam. Điều này thể hiện ngay số đầu tiên của báo đã in đậm
10


dòng chữ “Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đoàn kết

lại”. Lời căn dặn trong thư gửi tập thể cán bộ phóng viên báo Lao Động của
đồng chí Trường Chinh- Tổng bí thư Đảng (1949) đã nhấn mạnh

“Báo Lao

Động phải bàn đến những vấn đề thiết thực của đời sống lao động, phải hiểu
nguyện vọng chính đáng của anh chị em công nhân. Lời văn cần gọn gàng dễ
hiểu hợp với trình độ hiểu biết trung bình của người lao động Việt Nam lúc này”
[Linh Anh; 2017]. Báo Lao động có 2 hình thức xuất bản là ấn phẩm giấy và bản
điện tử.
Trong 2 hình thức xuất bản của Báo LĐ, luận án chọn phân tích tin bài
về tham nhũng đăng tải trên ấn phẩm nhật báo, báo giấy.
8. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án nhận diện thông điệp từ báo chí chính thống (Báo ND, Báo LĐ,
Báo TT) về chủ đề tham nhũng trong khoảng thời gia 9 năm.
Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn nội dung và hình thức thông điệp của
báo in trong PCTN qua phân tích thông điệp về tham nhũng trên ba báo Báo ND,
Báo LĐ và Báo TT.
Luận chứng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề xuất các giải pháp
phát huy thế mạnh của thông điệp về tham nhũng nhũng trên báo in nói chung
cũng như trên Báo ND, LĐ và TT.
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận : Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng rõ thêm lý luận
nghiên cứu xã hội học (XHH) truyền thông đại chúng (TTĐC), xã hội học báo
chí (XHHBC) cũng như phương pháp nghiên cứu XHH cụ thể là phương
pháp phân tích nội dung báo chí nói riêng và phương pháp phân tích nội dung
nói chung.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu góp phần chỉ ra nội dung (trên khía cạnh
như thông điệp về thực trạng tham nhũng, thông điệp thực trạng phòng chống
tham nhũng, thông điệp về nguyên nhân tham nhũng, thông điệp về hậu quả

11


tham nhũng, thông điệp về giải pháp phòng chống tham nhũng) và hình thức
(trên khía cạnh tần suất tin bài đăng tải theo thời gian, chuyên mục đăng tải,
thể loại tin bài, lĩnh vực tham nhũng, cấp độ và phạm vi tham nhũng) của
thông điệp về tham nhũng trên Báo ND, Báo LĐ và Báo TT trong khoảng
thời gian khảo sát. Đồng thời chỉ ra điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc
phục góp phần phát huy thế mạnh của thông điệp PCTN trên báo in nói riêng
và trên mặt trận tư tưởng nói chung.
10. Kết cấu luận án
Kết cấu của luận án bao gồm 3 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung và
Phần kết luận và Phần Phụ lục. Trong phần nội dung được kết cấu bởi 4 chương.

12


Chƣơng 1
TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ THÔNG ĐIỆP THAM NHŨNG TRÊN BÁO IN
1.1. Hƣớng nghiên cứu báo chí và tham nhũng trên thế giới
1.1.1. Vai trò của báo chí chống tham nhũng trên thế giới
Tham nhũng (Corruption) là một hiện tượng phổ biến trong đời sống xã
hội, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Mặc dù tham nhũng và chống
tham nhũng cũng không phải là vấn đề mới mẻ, tuy nhiên, càng ở những nước
chậm phát triển thì tình trạng tham nhũng càng khó kiểm soát. Trong những
thập kỷ gần đây tham nhũng thực sự được nhận thức là vấn đề đe dọa sự phát
triển bền vững của nhiều nước và phòng chống tham nhũng (PCTN) được
thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Báo chí (hay truyền thông đại chúng) là hoạt động chuyển giao các

thông tin có tính phổ biến trong xã hội một cách rộng rãi và công khai qua các
phương tiện thông tin đại chúng. Là lĩnh vực ra đời từ rất sớm, nghiên cứu vai
trò của báo chí trong cuộc đấu tranh PCTN được nhiều học giả quan tâm nghiên
cứu và đạt được những thành tựu nhất định, thể hiện qua các nội dung như:
- Vai trò giám sát của báo chí được nhắc đến trên thế giới cách đây
200 năm và đến cuối thế kỷ XVII thì những yêu cầu về công khai và cởi mở
được xem như cách tốt nhất để kiểm soát quyền lực. Quan điểm báo chí như
quyền lực thứ tư (Fourth power) hay cấp thứ tư của chính quyền (Fourth
barch of government) trong vai trò giám sát của khu vực ngoài công cộng
nhằm kiểm soát quyền lực của nhà nước/khu vực công. Điều này đòi hỏi báo
chí phải có vai trò độc lập với chính phủ mặc dù quyền tự do báo chí hay tự
do thông tin (Freedom of information, freedom of the press) được đảm bảo
bởi nhà nước nhưng nhà nước phải đảm bảo được sự độc lập của báo chí
[Sheila S.Coronel, 2010]. Từ thập kỷ 1980- 1990, với sự hồi sinh của khái

13


niệm Giám sát xã hội (Social accountability) thì báo chí thể hiện ra như cơ
quan giám sát quyền lực cũng được đề cập với sự tự khẳng định của các nhà
báo và sự kỳ vọng của công chúng [Sheila S.Coronel, 2010].
- Vai trò của các phương tiện truyền thông trong cuộc chiến chống
tham nhũng đã được nhấn mạnh bởi hơn 1000 đại biểu tại Hội nghị Chống tham
nhũng quốc tế lần thứ 8 tại Lima, Peru (9/1997). Trong Tuyên bố Lima có 2/40
hành động cấp độ quốc gia và địa phương đề cập tới truyền thông đại chúng. Cụ
thể là:
Hành động thứ 35: Vai trò của một phương tiện truyền thông độc lập là
rất cần thiết, nhưng để có thể hoạt động hiệu quả, phải có sự tự do không sách
nhiễu, luật tự do thông tin (đối với công dân và nhà báo) và một hệ thống
pháp luật (HTPL) không thể bị lạm dụng để che giấu sự quan tâm chính đáng.

Chúng tôi (Tuyên bố Lima) kêu gọi các chính phủ, các phương tiện truyền
thông và xã hội dân sự đảm bảo rằng các điều kiện hiện có cho các phương
tiện truyền thông đóng vai trò này [IACC, 1997].
Hành động thứ 36: Người biên tập báo chí ở mọi quốc gia, tờ báo nên
suy nghĩ về vai trò mà các ấn phẩm của mình có thể đóng vai trò là "tiếng
nói" của công chúng để chống tham nhũng và nâng cao nhận thức về cơ chế
khiếu nại và cách thức công chúng có thể sử dụng hiệu quả. Họ cũng phải cân
nhắc làm thế nào trong công việc của mình có thể thúc đẩy một bầu khí công
luận liên quan đến những người tham nhũng, dù giàu có và quyền lực nhưng
họ có thể phải nhận sự khinh miệt thích đáng vì hành vi tham nhũng của
mình. Các phương tiện truyền thông tự bảo vệ chống lại việc nhận hối lộ và
những khoản hậu đãi không thích đáng [IACC, 1997].
Đồng thời, Hội thảo quốc tế riêng biệt về vai trò của các phương tiện
truyền thông trong Hội nghị Chống tham nhũng 2 năm một lần khẳng định: các
phương tiện truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống
tham nhũng, đảm bảo trách nhiệm giải trình, minh bạch và thúc đẩy quản trị
tốt. “Báo cáo Hội thảo về tham nhũng và vai trò của truyền thông” (Report
14


“Workshop on Corruption and the media‟s role) tại Hội nghị PCTN quốc tế lần
thứ 9 tại Durban (Nam Phi) nhấn mạnh có một sự thừa nhận rằng truyền thông
có vai trò cốt yếu trong đấu tranh chống tham nhũng, bởi vì: (1) Truyền thông
vạch trần tham nhũng và các hoạt động gian lận trong chính quyền, lĩnh vực tư
nhân và thậm chí trong các tổ chức dân sự (2). Truyền thông là một phần của
xã hội dân sự, cơ quan có vai trò đẩy mạnh quản lý xã hội và thúc đẩy các
quyền con người.
Tại hội thảo, Stephen Tanner (Khoa Báo chí, Đại học Queensland, Úc)
trình bày nghiên cứu: “Những người đấu tranh chống tham nhũng và truyền
thông – nhận thức mối quan hệ: phương pháp tiếp cận khảo sát” (Corruption

fighters and the media- understanding the relationship: a survey approach)
[IACC, 1999]. Kết quả cho thấy người trả lời chỉ trích công tác chống tham
nhũng của truyền thông, như: quá hời hợt trong việc đưa tin tức về tham
nhũng; chỉ quan tâm đến tham nhũng để giúp tăng sự lưu hành và doanh thu
hơn là thực hiện chức năng giám sát như một nghĩa vụ của truyền thông;
phóng viên chưa nhận thức được sự phức tạp của vấn đề mà họ đang đối mặt
cũng chưa có những kỹ năng pháp lý cần thiết để phát hiện và viết về tham
nhũng; các nhà báo quá lười biếng và không giúp gì để phát hiện tham nhũng,
thích chờ đợi cho đến khi câu chuyện được rõ ràng và họ chỉ việc đưa tin;
phóng viên và các cơ quan truyền thông dễ bị đút lót bởi những đối tượng của
các cuộc điều tra tham nhũng [IACC, 1999]. Kết quả điều tra cũng cho thấy
khi quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông đại chúng thuộc về nhà
nước thì đương nhiên vai trò chống tham nhũng của truyền thông đại không
thể hiệu quả như một cơ chế chống tham nhũng. Bởi lẽ: khi một cơ quan
truyền thông nào đó cũng tham gia và thuộc về một đảng phái thì đương nhiên
nó phải phục vụ cho các chương trình nghị sự của đảng phái ấy.
Maryan Padayachee (Thành viên, IFJ and Media Workers Association
of South Africa) với tham luận “Vai trò của báo chí trong cuộc chiến chống

15


×