Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 181 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HOÀNG HẢI

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: Thí điểm
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Chủ tịch Hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
1. PGS.TS. Mai Hà

PGS.TS. Vũ Cao Đàm

2. PGS.TS. Phạm Văn Quyết

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện.
Các trích dẫn và số liệu sử dụng phân tích trong luận án được dẫn nguồn với độ
chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Kết quả tìm kiếm, phát hiện trong luận án thể hiện quan điểm khoa học
của cá nhân đối với vấn đề nghiên cứu này tại Việt Nam không liên quan đến


định hướng, quan điểm của cơ quan nơi tôi đang công tác.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Hoàng Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ, hướng dẫn của các thầy, cô,
đồng nghiệp, nhà khoa học và gia đình. Tác giả xin chân thành cảm ơn:
- PGS.TS. Mai Hà, PGS.TS. Phạm Văn Quyết đã trực tiếp tận tình hướng
dẫn, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn
thành Luận văn.
- Các thầy, cô công tác tại tại Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là PGS.TS.
Vũ Cao Đàm, PGS.TS. Trần Văn Hải, PGS.TS. Đào Thanh Trường đã truyền
đạt nhiều kiến thức, quan điểm khoa học rất có giá trị, tạo mọi điều kiện thuận
lợi trong quá trình học tập, nghiên cứu của tác giả tại Trường Đại học Khoa học,
Xã hội và Nhân văn.
- TS. Trịnh Ngọc Thạch và các thành viên của Đề tài cấp nhà nước
“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất chính sách, giải pháp nâng cao năng lực đổi
mới sáng tạo (innovation) của doanh nghiệp Việt Nam” (Mã số: KX01.25/1620) đã hỗ trợ tác giả tài liệu, thông tin rất thiết thực trong quá trình triển khai và
hoàn thiện nội dung nghiên cứu của Luận văn.
- Các lãnh đạo và đồng nghiệp công tác tại Cục Ứng dụng và Phát triển
công nghệ, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học
và Công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả thực hiện các nội dung
nghiên cứu của Luận văn.
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến GS. Hoàng Văn Phong, Nguyên

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về những chia sẻ kinh nghiệm và tri
thức vô cùng quý giá, đã khơi nguồn để tác giả quyết định theo đuổi nghiên cứu
này.
Do thời gian và năng lực bản thân có hạn, Luận văn này không tránh
khỏi còn những hạn chế, khiếm khuyết nhất định, tác giả rất mong nhận được
sự thông cảm và chia sẻ.
Xin trân trọng cảm ơn !

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Hoàng Hải

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1

1. Sự cần thiết nghiên cứu..................................................................................... 1
2. Ý nghĩa của nghiên cứu..................................................................................... 2
2.1. Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu ........................................................ 2
2.2. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu ............................................................ 3
2.3. Tính mới của Luận án ........................................................................... 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 4
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu..................................................................... 4
5. Phƣơng pháp và tiếp cận nghiên cứu .............................................................. 5
5.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 5
5.2. Các hướng tiếp cận chủ yếu .................................................................. 6
6. Nguồn dữ liệu và công cụ hỗ trợ nghiên cứu .................................................. 7
6.1. Nguồn dữ liệu ........................................................................................ 7

6.2. Công cụ hỗ trợ nghiên cứu: .................................................................. 7
7. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 7
8. Cấu trúc Luận án .............................................................................................. 8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................. 10

1.1. Nghiên cứu có tính chất lý luận về năng lực công nghệ và chính sách phát
triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ..................................................... 10
1.1.1. Nghiên cứu về vai trò của công nghệ, năng lực công nghệ trong hoạt
động của doanh nghiệp .............................................................................. 10
1.1.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công
nghiệp .......................................................................................................... 13
1.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp
của một số quốc gia ............................................................................................. 15
1.2.1. Nghiên cứu về chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công
nghiệp của các nước OECD ....................................................................... 15
1.2.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công
nghiệp của Hàn Quốc ................................................................................. 16
1.2.3. Nghiên cứu về chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công
nghiệp của Malaysia ................................................................................... 17
iii


1.3. Nghiên cứu về năng lực công nghệ và chính sách phát triển năng lực công
nghệ trong công nghiệp ở Việt Nam .................................................................. 18
1.3.1. Nghiên cứu về năng lực công nghệ ................................................. 18
1.3.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển năng lực công nghệ ............. 21
1.4. Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................ 25
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP ................ 27


2.1. Hệ khái niệm công cụ ................................................................................... 27
2.1.1. Công nghệ ......................................................................................... 27
2.1.2. Công nghiệp chế tạo, chế biến ......................................................... 27
2.1.3. Năng lực công nghệ trong công nghiệp .......................................... 29
2.1.3.1. Khái niệm năng lực công nghệ ..................................................... 29
2.1.3.2. Khung cấu trúc năng lực công nghệ trong công nghiệp .............. 30
2.1.3.3. Đo lường năng lực công nghệ trong công nghiệp ........................ 36
2.1.4. Chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ...... 38
2.1.4.1. Chính sách công ........................................................................... 38
2.1.4.2. Chính sách phát triển năng lực công nghệ................................... 39
2.1.4.3. Các nội dung hàm chứa trong chính sách phát triển công nghệ . 40
2.1.4.4. Các quan điểm tiếp cận chính sách phát triển năng lực công nghệ41
2.1.4.5. Các nhân tố ảnh hướng đến chính sách triển năng lực công nghệ49
2.2. Phƣơng thức phát triển năng lực công nghệ trong doanh nghiệp ở các
quốc gia ................................................................................................................. 54
2.2.1. Phương thức ở các quốc gia phát triển ........................................... 54
2.2.2. Phương thức ở các quốc gia đang học hỏi công nghệ.................... 56
2.3. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển năng lực công nghệ dựa trên
chính sách can thiệp nhà nƣớc của một số quốc gia ........................................ 59
2.3.1. Chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ của Hàn Quốc59
2.3.2. Chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ công nghiệp của
Đài Loan ...................................................................................................... 66
2.4. Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................ 69
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ......................... 72

3.1. Chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở Việt Nam
............................................................................................................................... 72
iv



3.1.1. Chính sách thúc đẩy chuyển giao, nhập khẩu công nghệ .............. 72
3.1.2. Chính sách phát triển thị trường công nghệ ................................... 73
3.1.3. Chính sách nâng cao chất lượng lao động...................................... 75
3.1.4. Chính sách hỗ trợ thuế ..................................................................... 77
3.1.5. Chính sách hỗ trợ thương mại hóa công nghệ ............................... 78
3.1.6. Chính sách hỗ trợ giải mã, ươm tạo công nghệ .............................. 79
3.1.7. Chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng ............................................. 80
3.1.8 Chính sách nâng cao năng lực sáng tạo, phát triển công nghệ mới83
3.1.8.1. Chính sách đầu tư của nhà nước cho hoạt động KH&CN ........... 83
3.1.8.2. Chính sách đối với nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai để phát triển
năng lực nghiên cứu trong nước ............................................................... 84
3.1.8.3. Chính sách đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập 85
3.1.8.4. Chính sách sử dụng, trọng dụng nhân lực KH&CN .................... 87
3.2. Thực trạng năng lực công nghệ trong doanh nghiệp công nghiệp .......... 88
3.2.1. Năng lực khai thác – sử dụng – vận hành công nghệ .................... 88
3.2.2. Năng lực cải tiến – nâng cấp ........................................................... 95
3.2.3. Năng lực nghiên cứu – sáng tạo công nghệ mới ............................ 98
3.3. Các ảnh hƣởng của chính sách phát triển năng lực công nghệ ở Việt Nam
............................................................................................................................. 102
3.3.1. Chính sách thúc đẩy năng lực khai thác- vận hành công nghệ .. 102
3.3.1.1 Chính sách thúc đẩy chuyển giao, nhập khẩu công nghệ ........... 102
3.3.1.2. Chính sách phát triển thị trường công nghệ .............................. 107
3.3.1.3. Chính sách nâng cao chất lượng lao động................................. 108
3.3.1.4. Chính sách hỗ trợ thuế ............................................................... 111
3.3.2. Chính sách thúc đẩy phát triển năng lực cải tiến – nâng cấp công
nghệ ........................................................................................................... 113
3.3.2.1. Chính sách hỗ trợ thương mại hóa công nghệ ........................... 113
3.3.2.2. Chính sách hỗ trợ giải mã, ươm tạo công nghệ ......................... 114
3.3.2.3.Chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng cho hoạt động KH&CN ... 114

3.3.3. Chính sách nâng cao năng lực sáng tạo, phát triển công nghệ mới.
................................................................................................................... 118
3.3.3.1. Chính sách đầu tư của nhà nước cho khoa học và công nghệ ... 118
3.3.3.2. Cơ chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ ...................... 119
v


3.3.3.3. Chính sách đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập120
3.3.3.4. Chính sách đãi ngộ, tôn vinh nhân lực KH&CN ........................ 121
3.4. Tiểu kết Chƣơng 3 ...................................................................................... 122
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
TRONG CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ..................................................................... 127

4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp chính sách .......................................................... 127
4.1.1. Cơ sở phân tích thực trạng NLCN và chính sách phát triển NLCN
trong doanh nghiệp................................................................................... 127
4.1.2. Cơ sở về trình độ phát triển và xu thế của Việt Nam .................... 128
4.1.2.1. Về trình độ phát triển ................................................................. 128
4.1.2.2. Về xu phát triển .......................................................................... 129
4.2. Giải pháp chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp131
4.2.1. Chính sách nâng cao năng lực khai thác – vận hành công nghệ 131
4.2.1.1. Về nhập khẩu, chuyển giao công nghệ ....................................... 131
4.2.1.2. Về phát triển thị trường công nghệ ............................................ 134
4.2.1.3. Về nâng cao chất lượng lao động............................................... 135
4.2.1.4. Về hỗ trợ thuế ............................................................................. 138
4.2.2. Chính sách thúc đẩy phát triển năng lực thích nghi - cải tiến công
nghệ ........................................................................................................... 139
4.2.2.1. Về hỗ trợ thương mại hóa công nghệ ......................................... 139
4.2.2.2. Về hỗ trợ giải mã, ươm tạo công nghệ ....................................... 141
4.2.2.3. Về tài chính, tín dụng ................................................................. 143

4.2.3. Giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển năng lực nghiên cứu –
sáng tạo công nghệ mới ............................................................................ 147
4.2.3.1. Về đầu tư cho khoa học và công nghệ ........................................ 147
4.2.3.2. Về quản lý nhiệm vụ KH&CN liên quan đến doanh nghiệp....... 148
4.2.3.3. Về tổ chức và nhân lực khoa học và công nghệ ......................... 152
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 157
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN...................................................................................................................................... 161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 162

vi


BẢNG SỐ LIỆU
CHƢƠNG 2:
Bảng 2.1. Phân loại nhóm ngành công nghiệp chế tạo, chế biến ở Việt Nam theo ISIC
................................................................................................................................................ 28
Bảng 2.2: Khung cấu trúc năng lực công nghệ .................................................................. 33
Bảng 2.3: Tiếp cận khung cấu trúc về NLCN của Luận án .............................................. 35
Bảng 2.4: Nhận dạng các cấp độ năng lực công nghệ........................................................ 35
Bảng 2.5: Khung đề xuất chỉ số đo lƣờng năng lực công nghệ của doanh nghiệp.......... 37
Bảng 2.6: Chính sách công nghệ theo chiều ngang của một số quốc gia ......................... 46
Bảng 2.7: Chính sách phát triển công nghệ theo chiều dọc .............................................. 47
Bảng 2.8: Khung tiếp cận chính sách .................................................................................. 48
Bảng 2.9: Đặc trƣng trong phát triển năng lực công nghệ của các doanh nghiệp công
nghiệp ..................................................................................................................................... 53
Bảng 2.10: Hệ thống các chính sách tài hỗ trợ phát triển công nghệ của Hàn Quốc ..... 62
Bảng 2.11: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp các ngành kỹ thuật/10.000 dân của các nƣớc ...... 67
Bảng 2.12: Khung phân tích chính sách phát triển năng lực công nghệ ......................... 70
CHƢƠNG 3:

Bảng 3.1:Trình độ chuyên môn của lực lƣợng lao động Việt Nam .................................. 76
Bảng 3.2: Chi NSNN cho KH&CN theo nguồn.................................................................. 83
Bảng 3.3: Khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp Asean (%) ..... 89
Bảng 3.4: Trình độ của lao động có việc làm năm 2015 (%) ............................................ 90
Bảng 3.5: Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp ........................................................... 90
Bảng 3.6: Vị trí quyết định trong quá trình thực hiện hoạt động công nghệ .................. 91
Bảng 3.7: Mức độ công nghệ đƣợc tiếp nhận trong các doanh nghiệp ............................ 92
Bảng 3.8: Nguồn gốc công nghệ đang sử dụng................................................................... 93
Bảng 3.9: Mức độ tự động hóa trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp
................................................................................................................................................ 95
Bảng 3.10: Tổng chi của doanh nghiệp công nghiệp cho hoạt động nghiên cứu ............ 99
Bảng 3.11: Sáng chế/giải pháp hữu ích của khu vực nghiên cứu và doanh nghiệp giai
đoạn 2003-2013 ................................................................................................................... 102
Bảng 3. 12: Bốn giai đoạn phát triển kinh tế và yêu cầu đối với nguồn nhân lực tại các
nƣớc đang phát triển .......................................................................................................... 110

vii


Bảng 3.13: Ý kiến doanh nghiệp về chính sách thuế đối với hoạt động khoa học và công
nghệ ...................................................................................................................................... 112
Bảng 3.14: Ý kiến doanh nghiệp về chính sách ƣu đãi tín dụng đối với hoạt động khoa
học và công nghệ của doanh nghiệp .................................................................................. 117
CHƢƠNG 4:
Bảng 4.1. Đặc trƣng của nền kinh tế và GDP bình quân đầu ngƣời.............................. 128
Bảng 4.2: Đề xuất phân luồng chính sách hỗ trợ hoạt động khoa học, công nghệ và đổi
mới sáng tạo......................................................................................................................... 152

HÌNH MINH HỌA
CHƢƠNG 2:

Hình 2.1: Mô hình chính sách công nghệ hƣớng theo nhiệm vụ đặt hàng ...................... 43
Hình 2.2: Mô hình chính sách công nghệ theo hƣớng lan tỏa .......................................... 44
Hình 2.3: Quỹ đạo phát triển năng lực công nghệ ở các nƣớc phát triển ....................... 56
Hình 2.4: Sự gắn kết của hai quỹ đạo công nghệ ............................................................... 58
CHƢƠNG 3:
Hình 3.1: Lý do thực hiện cải tiến, nâng cấp công nghệ của doanh nghiệp(%) ............. 96
Hình 3.2: Mức độ thực hiện cải tiến – nâng cấp ................................................................ 97
Hình 3.3: Nguồn vốn đƣợc huy động cho cải tiến, nâng cấp (đơn vị %) ......................... 98
Hình 3.4: Kết quả kỳ vọng khi thực hiện hoạt động NC-TK (% doanh nghiệp) ............ 98
Hình 3.5. Nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng cho nghiên cứu (% doanh nghiệp) ........... 99
Hình 3.6: Sáng chế/giải pháp hữu ích của doanh nghiệp giai đoạn 2003-2013 ............. 100
Hình 3.7: Các lĩnh vực nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam giai đoạn 2000-2014 ........ 101
CHƢƠNG 4
Hình 4.1. Các nhóm trụ cột cơ bản đối với nền kinh tế................................................... 128

HỘP
CHƢƠNG 3
Hộp 3.1: Trƣờng hợp nghiên cứu về vƣớng mắc trong triển khai Chƣơng trình tìm
kiếm và chuyển giao công nghệ nƣớc ngoài đến năm 2020 (Quyết định 1069/QĐ-TTg)
.............................................................................................................................................. 105

viii


CHƢƠNG 4
Hộp 4.1: Nghiên cứu trƣờng hợp về quản lý nhập khẩu và phổ biến công nghệ của Hàn
Quốc ..................................................................................................................................... 133
Hộp 4.2: Trƣờng hợp nghiên cứu về hỗ trợ thƣơng mại hóa công nghệ của Malaysia 140
Hộp 4.3: Trƣờng hợp nghiên cứu về hỗ trợ bảo lãnh tín dụng công nghệ của Quỹ
KOTEC, Hàn Quốc ............................................................................................................ 145

Hộp 4.4: Trƣờng hợp nghiên cứu về quy định đánh giá đề xuất dự án công nghệ của
Chƣơng trình FIRST .......................................................................................................... 148
Hộp 4.5: Trƣờng hợp nghiên cứu về tiêu chí đánh giá chất lƣợng dự án công nghệ của
doanh nghiệp theo Chƣơng trình FIRST ......................................................................... 150
Hộp 4.6: Trƣờng hợp nghiên cứu về mô hình Viện khoa học và công nghệ Hàn Quốc
.............................................................................................................................................. 154
Hộp 4.7: Trƣờng hợp nghiên cứu về mô hình Design Factory của Phần Lan .............. 155

ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CMCN

Cách mạng công nghiệp

ĐMST

Đổi mới sáng tạo

DN

Doanh nghiệp

FDI

Vốn đầu tư nước ngoài

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

ISIC

Phân loại tiêu chuẩn công nghiệp quốc tế

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

MVA

Giá trị gia tăng trong công nghiệp chế tạo

NC&TK

Nghiên cứu và Triển khai

NLCN

Năng lực công nghệ

NN

Nhà nước


NSNN

Ngân sách nhà nước

OECD

Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế

UNIDO

Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc

x


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật, phương tiện dùng để biến
đổi nguồn lực thành sản phẩm. Công nghệ vừa là thành tựu, vừa là công cụ quan trọng
bậc nhất của sự phát triển, trở thành thước đo của sự văn minh, khiến cho xã hội thời
sau khác biệt với xã hội thời trước về chất, về cách thức tạo ra của cải vật chất cho xã
hội. Với cách nhìn về công nghệ như vậy, những nỗ lực để đưa nền kinh tế đạt đến
một trình độ phát triển mới cũng đồng nghĩa với việc vươn tới một bước phát triển cao
hơn về khả năng tiếp thu, thích nghi, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới.
Bối cảnh quốc tế và khu vực trong những thập niên vừa qua đã cho thấy, các
quốc gia trên thế giới đều có những nỗ lực can thiệp nhằm sớm đạt được năng lực
công nghệ có thể bắt kịp và cạnh tranh với các nước đi trước. Mặc dù có sự tập trung,
huy động nguồn lực để phát triển năng lực công nghệ, nhưng không phải quốc gia nào
cũng thành công trong việc san bằng khoảng cách với các quốc gia đi trước.
Trong số các quốc gia đạt được thành công trong bắt kịp về năng lực công nghệ,

có nổi lên mô hình của các quốc gia công nghiệp mới (Newly Industralizing Countries)
ở Châu Á trong thập niên 1980. Cách thức can thiệp có chọn lọc của nhà nước vào
chính sách công nghiệp ở các quốc gia này đã tạo tiền đề quan trọng để phát triển
năng lực công nghệ quốc gia. Từ đó, không chỉ tạo nên động lực tăng trưởng mạnh về
kinh tế mà còn đưa các quốc gia này trở thành các cường quốc về công nghệ trong
một số lĩnh vực công nghiệp.
Quá trình phát triển của các nước công nghiệp mới đã mang đến sự quan tâm
lớn của các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực trong việc nghiên cứu, khai phá các cơ
sở lý thuyết, các tác nhân, bài học kinh nghiệm, trong đó có vấn đề về năng lực công
nghệ trong công nghiệp, ẩn chứa phía sau những thành tựu thần kỳ mà các quốc gia
Đông Á đã đạt được để từ đó gợi mở các định hướng lý luận cho các nước đang phát
triển học hỏi, kế thừa.
Đối với Việt Nam, cùng với tư duy đổi mới về kinh tế, Đảng và Nhà nước đã
có những quan tâm và định hướng để phát triển khoa học và công nghệ, coi khoa học
và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực, then chốt, nền tảng để phát triển
kinh tế - xã hội đất nước. Trên cơ sở các định hướng lớn của Đảng, nhiều nỗ lực của
1


nhà nước đã được triển khai thực hiện nhằm phát triển năng lực công nghệ trong các
ngành, lĩnh vực, tạo động lực để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên, cho
đến nay các nỗ lực của nhà nước dù có đạt được một số kết quả đáng khích lệ nhưng
về cơ bản vẫn chưa thể thu hẹp được khoảng cách về năng lực công nghệ với các quốc
gia trong khu vực và trên thế giới.
Xem xét kinh nghiệm của các nước trên thế giới và thực tiễn hiện nay ở Việt
Nam, có thể nhận thấy, mặc dù cùng có chung quyết tâm phát triển năng lực công
nghệ quốc gia, nhưng sau khoảng thời gian 30 năm, trong khi các quốc gia công
nghiệp mới đạt được các thành công cả trên phương diện kinh tế và xây dựng năng lực
công nghệ thì Việt Nam vẫn ở vị trí tụt hậu so với nhiều nước trên cả hai khía cạnh
này. Sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước khác là ở chỗ các can thiệp chính sách

để thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ vẫn chưa gắn chặt với các mục tiêu công
nghiệp, đồng thời cơ chế và các khía cạnh can thiệp chính sách chưa thực sự nhất
quán, rõ ràng và đồng bộ. Nói cách khác là chưa định hình được một mô hình chính
sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp tương tự như nhiều
quốc gia đi trước đã tiến hành.
Trên cơ sở nhận định như vậy, việc đề xuất đề tài nghiên cứu "Chính sách
thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở Việt Nam" là cần thiết.
Đây là đề tài có nội dung nghiên cứu mới, sẽ góp phần tạo dựng nên bức tranh về các
nhiệm vụ, yêu cầu cần có sự can thiệp chính sách theo cơ chế phù hợp để thúc đẩy
phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở Việt Nam. Qua đó, sẽ cung cấp cho
các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách khoa học và công nghệ những thông tin về
thực tiễn chính sách phát triển năng lực công nghệ trong thời gian qua, đồng thời bổ
sung thêm những luận cứ khoa học đóng góp cho các nghiên cứu về chính sách phát
triển năng lực công nghệ trong công nghiệp của Việt Nam.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu
2.1. Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu
Nghiên cứu của Luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế
can thiệp của nhà nước thông qua chính sách để thúc đẩy phát triển năng lực công
nghệ trong doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng tập trung vào
xem xét và gợi mở hướng tiếp cận để đo lường năng lực công nghệ của doanh nghiệp

2


để làm cơ sở phân tích, đánh giá tác động, ảnh hưởng của chính sách thúc đẩy phát
triển năng lực công nghệ đến doanh nghiệp công nghiệp.
2.2. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu về chính sách thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ
trong công nghiệp chưa được thực hiện ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu này sẽ góp
phần tạo dựng nên bức tranh về các nhiệm vụ, yêu cầu cần có sự can thiệp chính sách

theo cơ chế phù hợp để thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở
Việt Nam.
Qua đó, sẽ cung cấp cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách khoa học
và công nghệ những thông tin về thực tiễn chính sách phát triển năng lực công nghệ
trong thời gian qua, đồng thời bổ sung thêm những luận cứ khoa học đóng góp cho
các nghiên cứu về chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp của
Việt Nam.
2.3. Tính mới của Luận án
- Về lý luận, Luận án sử dụng tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia (National
Innovation System) để xem xét mối tương tác, ảnh hưởng của các thiết chế, chính
sách của nhà nước, nỗ lực của doanh nghiệp, năng lực của khu vực nghiên cứu trong
việc thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Luận án
nhìn nhận doanh nghiệp là trung tâm của hoạt động đổi mới, sáng tạo, phát triển công
nghệ, do vậy, các cơ chế, chính sách can thiệp của nhà nước để thúc đẩy phát triển
năng lực công nghệ cần dựa trên nhu cầu, động lực của doanh nghiệp kết hợp với
năng lực nghiên cứu và triển khai của khu vực viện – trường thay vì chỉ tập trung vào
các định hướng, quyết tâm của Nhà nước mang tính trên xuống (top-down) hay đặt kỳ
vọng vào sự đóng góp, đột phá từ các thành quả nghiên cứu của các viện – trường để
tạo lập năng lực công nghệ trong doanh nghiệp.
- Về thực tiễn, dựa trên tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia, Luận án đưa ra mô
hình tiếp cận chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp dựa trên nhu
cầu thị trường và tác động có chọn lọc của nhà nước đối với các nỗ lực công nghệ của
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Luận án cố gắng đưa ra các giải pháp hiệu chỉnh về nội
dung và định hướng chính sách để phát triển năng lực công nghệ của doanh nghiệp
công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.

3


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là: Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính
sách phát triển công nghệ góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Xác định cơ sở lý luận về phát triển năng lực công nghệ trong doanh nghiệp
công nghiệp, các can thiệp bằng chính sách của nhà nước để phát triển năng lực công
nghệ trong công nghiệp;
- Phân tích thực trạng năng lực công nghệ của doanh nghiệp và chính sách phát
triển năng lực công nghệ trong doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghệ góp phần nâng
cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu của Luận án tập trung vào xem xét chính sách của Nhà nước trong
việc thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt
Nam. Theo đó, nội dung nghiên cứu sẽ bám sát các câu hỏi nghiên cứu sau:
i) Cơ sở khoa học của chính sách phát triển năng lực công nghệ trong ngành
công nghiệp là gì?
ii) Thực trạng chính sách phát triển năng lực công nghệ trong ngành công
nghiệp Việt Nam thời gian qua như thế nào?
iii) Chính sách phát triển công nghệ thời gian qua có ảnh hưởng như thế nào tới
việc nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam?
iv) Cần hoàn thiện các chính sách phát triển công nghệ như thế nào để góp
phần nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam?
Tổng hợp các nội dung, kiến thức nghiên cứu nước ngoài về chính sách phát
triển năng lực công nghệ trong doanh nghiệp công nghiệp ở các quốc gia đã công
nghiệp hóa thành công nói riêng (các quốc gia công nghiệp hóa mới, New
Industrializing Countries) và các nước đang phát triển nói chung đã gợi mở giả thuyết

nghiên cứu cho trường hợp ở Việt Nam là chính sách phát triển năng lực công nghệ
4


trong doanh nghiệp công nghiệp đã cơ bản được định hình, một số hành lang chính
sách được thực thi, mang đến tác động tích cực cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây mới
chỉ là các tác động đơn lẻ, về tổng thể, vẫn còn có khoảng trống giữa nhu cầu, yêu
cầu phát triển năng lực công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp với các kỳ vọng,
mong muốn từ các chính sách được ban hành. Khoảng trống chính sách này có thể
liên quan đến thực trạng trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam, quan điểm tiếp cận
trong thiết kế chính sách, sự gắn kết giữa các chính sách theo mô hình tiếp cận nhất
quán,..
5. Phƣơng pháp và tiếp cận nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu tài liệu: Trong nghiên cứu này, tác giả thu thập các công trình
nghiên cứu của trong và ngoài nước, các văn bản, tài liệu liên quan đến cơ chế, chính
sách phát triển năng lực công nghệ hiện hành của Việt Nam. Dựa theo các tài liệu thu
thập, tác giả rà roát, xem xét các nội dung của các công trình nghiên cứu, tài liệu để
nhận dạng và phân tích được các trường phái, quan điểm trong nghiên cứu về chính
sách phát triển năng lực công nghệ ở trong nước và nước ngoài. Từ đó, tiến hành xem
xét, phân tích được thực tiễn trong phát triển năng lực công nghệ của Việt Nam, làm
có sở để đưa ra giải pháp hoàn thiện chính sách trong thời gian tới.
Với các tài liệu sử dụng để nghiên cứu, phân tích, đặc biệt liên quan đến cơ sở
lý luận, nhận dạng các khái niệm, xu thế tiếp cận có thể không hoàn toàn là các ấn
phẩm mới xuất bản mà căn cứ theo giá trị của từng công trình nghiên cứu, có thể từ
nhiều năm trước.
+ Phân tích số liệu điều tra: nghiên cứu này có khai thác, tổng hợp và liên kết
các số liệu điều tra liên quan đến phát triển năng lực công nghệ của doanh nghiệp để
làm rõ các luận điểm khoa học và giải pháp để xuất của Luận án. Số liệu thứ cấp được
kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

(VCCI), số liệu sơ cấp được khai thác từ kết quả điều tra của Viện Quản lý kinh tế
trung ương (CIEM). Đây là hai nguồn số liệu được tổ chức điều tra ở diện rộng và
cùng hướng đến nhóm doanh nghiệp trong ngành chế tạo – chế biến (VCCI điều tra
1.500 doanh nghiệp, CIEM điều tra 8.000 doanh nghiệp) nên có độ tin cậy và khá toàn
diện. Nghiên cứu này không sử dụng nguyên mẫu điều tra của các tổ chức mà kế thừa
và sử dụng có chọn lọc một số số liệu điều tra để thực hiện đo lường năng lực công
5


nghệ của doanh nghiệp theo hướng nghiên cứu của Luận án, làm cơ sở để phân tích,
nhận dạng vấn đề và đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách phù hợp cho Việt
Nam trong thời gian tới.
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Để làm rõ một số luận điểm của Luận
án bên cạnh việc khai thác các số liệu để phân tích, các nhận định, đánh giá từ các
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các mô tả một số trường hợp nghiên cứu
cụ thể sẽ giúp bổ sung, làm rõ hơn các luận điểm đã đưa ra. Theo đó, nghiên cứu này
có khai thác, tổng hợp kinh nghiệm nước ngoài và trong nước thành các ví dụ trường
hợp nghiên cứu để cung cấp thêm luận cứ cho các nội dung của nghiên cứu này. Các
nghiên cứu trường hợp này sẽ được thể hiện dưới dạng các hộp mô tả trong Luận án.
5.2. Các hướng tiếp cận chủ yếu
Trong các tiếp cận nghiên cứu liên quan đến hoạt động khoa học, công nghệ và
đổi mới, tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia (National Innovation System) được nhiều
nhà nghiên cứu, tổ chức quốc tế (ví dụ như OECD [103]) sử dụng, đặc biệt là trong
các phân tích, đánh giá mang tính hệ thống hay ở cấp độ vĩ mô về khoa học, công
nghệ và đổi mới của quốc gia. Về tổng thể, tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia hướng
vào việc xem xét sự lan tỏa, ảnh hưởng của tri thức khoa học đến các hoạt động kinh
tế - xã hội; sự liên kết, gắn kết giữa các thành tố nhà nước – doanh nghiệp – nghiên
cứu trong việc tạo lập tri thức khoa học, phát triển năng lực nghiên cứu, năng lực công
nghệ phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội; và sự tương tác, ảnh hưởng của cơ chế,
chính sách, luật pháp đối với các nỗ lực phát triển năng lực nghiên cứu, năng lực công

nghệ của tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp nói chung ở một quốc gia.
Luận án nghiên cứu này sẽ cơ bản dựa theo tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia
để thực hiện phân tích và đề xuất cơ chế, chính sách phát triển năng lực công nghệ
trong mối quan hệ gắn kết giữa nhà nước – doanh nghiệp – nghiên cứu (viện – trường)
ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, tiếp cận lịch sử - logic cũng sẽ được Luận án sử dụng để đưa ra
các luận cứ, phân tích và đề xuất giải pháp trong khung khổ nghiên cứu này. Tiếp cận
lịch sử nhằm tái hiện, xem xét bối cảnh, vận động trong quá khứ của quan điểm, nhận
thức và cách thức thực thi chính sách để có nhận định, đánh giá khách quan. Đồng
thời, tiếp cận logic, cũng để giúp nghiên cứu này xem xét các vấn đề của chính sách
dưới góc độ của các vận động, quy trình có tính tất yếu, khách quan của lịch sử và
6


hiện tại. Từ đó có thể đưa ra được các đánh giá, giải pháp phù hợp với quy luật và xu
thế chung của quốc tế cũng như ở trong nước.
6. Nguồn dữ liệu và công cụ hỗ trợ nghiên cứu
6.1. Nguồn dữ liệu
Các số liệu được sử dụng để so sánh, đánh giá, phân tích các nội dung nghiên
cứu của Luận án bao gồm:
+ Số liệu thống kê công bố từ niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục Thống
kê.
+ Số liệu điều tra doanh nghiệp bằng phiếu hỏi của Viện quản lý kinh tế trung
ương (2013).
+ Số liệu điều tra doanh nghiệp bằng phiếu hỏi của Phòng thương mại và công
nghiệp Việt Nam 2016.
+ Số liệu thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Thông tin KH&CN
Quốc gia, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN.
+ Số liệu thống kê của các tổ chức quốc tế (UNIDO, World Bank)
6.2. Công cụ hỗ trợ nghiên cứu:

Phần mềm máy tính Word, Excel được sử dụng để trực quan, đồ họa và xử lý
số liệu thu thập được.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là chính sách phát triển
năng lực công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp thuộc nhóm ngành chế tạo,
chế biến ở Việt Nam (sau đây được gọi tắt là chính sách phát triển năng lực công nghệ
trong công nghiệp), trong đó tập trung vào xem xét thực trạng năng lực công nghệ của
doanh nghiệp công nghiệp, chính sách phát triển năng lực công nghệ và các ảnh
hưởng, tác động của chính sách đến phát triển năng lực công nghệ của doanh nghiệp
để có cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách ở Việt Nam.
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu về chính sách phát triển năng lực
công nghệ trong công nghiệp ở Việt Nam và đồng thời có xem xét, học hỏi kinh
nghiệm, thực tiễn chính sách của một số quốc gia trên thế giới.
- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu về chính sách phát triển năng lực
công nghệ Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 đến nay trên cơ sở xem xét thời điểm
Luật Chuyển giao công nghệ (2006) và hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến
7


phát triển công nghệ được ban hành và đi vào thực tiễn. Tuy nhiên, Luận án cũng có
những xem xét, nhận định về một số chính sách liên quan đến công nghệ từ giai đoạn
trước 2006 do các văn bản này vẫn còn hiệu lực và tác động nhất định đến thực trạng
phát triển công nghệ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Luận án có khai thác, sử dụng
các số liệu từ điều tra, thống kê (như trình bày ở mục 6.1) theo cách cố gắng bám sát
yêu cầu của nội dung nghiên cứu và bảo đảm tính cập nhật nhất trong khoảng thời
gian thực hiện Luận án này.
8. Cấu trúc Luận án
Các nội dung chính của Luận án được trình bày như sau.
Phần mở đầu
Trình bày về sự cần thiết nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi và giả

thuyết nghiên cứu, phương pháp và tiếp cận nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên
cứu, cấu trúc Luận án.
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Giới thiệu tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về vấn đề phát
triển năng lực công nghệ và chính sách phát triển năng lực công nghệ trong doanh
nghiệp.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển năng lực công nghệ
trong doanh nghiệp công nghiệp
Nội dung Chương này tập trung vào trình bày: hệ khái niệm công cụ; vấn đề phát
triển năng lực công nghệ trong công nghiệp; mô hình chính sách phát triển năng lực
công nghệ trong công nghiệp.
Chương 3: Thực trạng năng lực công nghệ trong công nghiệp và chính sách phát
triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở Việt Nam
Chương này tập trung vào nhận dạng thực trạng về chính sách và về năng lực
công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp (thuộc nhóm ngành chế tạo, chế biến)
ở Việt Nam dựa trên các số liệu điều tra, khảo sát doanh nghiệp. Theo đó sẽ xem xét
các tác động, ảnh hưởng của chính sách đối với phát triển năng lực công nghệ trong
doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua. Trên cơ sở xem xét thực trạng và phân tích
tác động chính sách, những tác động tích cực và những hạn chế, tồn tại đối với vấn đề
phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở Việt Nam cũng sẽ được nhận dạng
và đưa ra.
8


Chương 4: Giải pháp chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp
ở Việt Nam
Nội dung của Chương này là đưa ra các đề xuất về mô hình và giải pháp chính
sách phát triển năng lực công nghệ trong công nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn sắp
tới.


9


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu có tính chất lý luận về năng lực công nghệ và chính sách phát
triển năng lực công nghệ trong công nghiệp
1.1.1. Nghiên cứu về vai trò của công nghệ, năng lực công nghệ trong hoạt
động của doanh nghiệp
Công nghiệp hóa thành công ở nhiều quốc gia đã không chỉ khẳng định vị trí
của doanh nghiệp công nghiệp trong quá trình nâng cấp hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong nền kinh tế mà cũng đồng thời mở ra những hướng nghiên cứu, tiếp cận
toàn diện hơn về các nhân tố, tác nhân giúp cho doanh nghiệp thực hiện được sứ
mệnh đó.
Joseph Schumpeter, người mở đường cho Kinh tế học đổi mới cho rằng không
chỉ vốn và lao động theo quan điểm của kinh tế học truyền thống, mà các thiết chế tổ
chức, các nhà doanh nghiệp và đổi mới công nghệ chính là trái tim của nền kinh tế
và là động lực cho tăng trưởng [65].
Các công trình nghiên cứu của Schumpeter [65, 66] cung cấp những luận giải
quan trọng về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và phát triển công nghệ, Schumpeter
nhấn mạnh vai trò của nghiên cứu đối với “lợi nhuận doanh nghiệp”.

ản chất của

nghiên cứu là tạo ra các sản phẩm tri thức/công nghệ mới có thể ứng dụng được, nên
sẽ rất sai lầm nếu khẳng định doanh nghiệp và công nghệ là hai yếu tố riêng biệt
trong tăng trưởng sản lượng đầu ra. Doanh nghiệp và tiến bộ công nghệ là hai khái
niệm có quan hệ chặt chẽ, doanh nghiệp là động lực thúc đẩy cho công nghệ phát
triển. Dựa trên sự gắn kết chặt chẽ với công nghệ, các doanh nghiệp sẽ có vai trò
khởi xướng các thay đổi về kinh tế.
Về mối tương quan giữa thúc đẩy phát triển công nghệ, vai trò của doanh

nghiệp và tăng trưởng kinh tế, Schumpeter lập luận rằng sự phát triển kinh tế là kết
quả của khả năng sáng tạo của nhà doanh nghiệp và việc áp dụng các phương pháp
sản xuất mới của họ. Công nghệ, dù diễn ra bên trong hệ thống kinh tế hay bên trong
những phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển của các nhà cạnh tranh độc quyền
cũng là để dẫn đường cho động cơ tăng trưởng.
Dựa trên quan sát của các cuộc cách mạng công nghiệp trong quá khứ,
Schumpeter đã nhận dạng được sự phát triển của các mô hình kinh tế - công nghệ
10


được thúc đẩy bởi hai loại đổi mới tạo nên: đổi mới cơ bản (radical innovation) và đổi
mới tiệm tiến (incremental innovation). Quá trình đổi mới cơ bản mở ra một mô hình
kinh tế - công nghệ mới bằng việc đưa các sản phẩm mới, các quy trình sản xuất tiên
phong, và tạo ra sức đẩy cho làn sóng đổi mới thắng thế. Trong khi đổi mới cơ bản
mang lại lợi nhuận to lớn cho một doanh nghiệp hay một ngành nào đó, thì các doanh
nghiệp, các ngành khác cũng bắt đầu áp dụng các tiến bộ này, đưa làn sóng đổi mới
lên đến mức cao nhất. Chu kỳ này tiến đến giai đoạn các công nghệ mới đã trở nên
phổ biến, thì những đổi mới tiệm tiến sẽ thay thế cho đổi mới cơ bản, kế thừa và phát
huy những thành quả của đổi mới cơ bản, đưa những công nghệ mới này sang các
ngành sản xuất lớn khác và hơn nữa là sang các quốc gia khác.
Cùng với sự thừa nhận về vai trò của công nghệ, đổi mới công nghệ trong thúc
đẩy phát triển kinh tế, đã có những nghiên cứu tập trung sâu hơn vào các cơ chế tác
động, ảnh hưởng của công nghệ đối với quá trình phát triển của quốc gia. Theo đó,
quan niệm về “Năng lực công nghệ” (Technological Capability), đã dần được định
hình và thừa nhận trong các nghiên cứu của nhiều quốc gia.
Trung tâm Chuyển giao công nghệ Châu Á – Thái

ình Dương (APCTT) từ

những năm 1990 đã có những nghiên cứu và hệ thống hóa rất căn bản về vấn đề phát

triển năng lực công nghệ. Tài liệu nghiên cứu của APCTT [2] đã đưa ra các khái niệm
quan trọng về công nghệ, năng lực công nghệ, trình độ công nghệ, môi trường công
nghệ, hàm lượng công nghệ, nhận dạng được vai trò và tác động của công nghệ đối
với phát triển. Quan trọng hơn, tài liệu này đã cung cấp các lý luận một cách có hệ
thống về nguyên lý phát triển dựa vào công nghệ, các phương pháp đánh giá hàm
lượng công nghệ, môi trường công nghệ, trình độ công nghệ, năng lực công nghệ và
nhu cầu công nghệ. Hệ lý thuyết này đã cung cấp nhiều quan điểm tiếp cận rất có giá
trị cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách phát triển công nghệ trong một thời
gian khá dài, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nghiên cứu theo hướng
này của APCTT tập chung nhiều vào xem xét công nghệ và các yếu tố liên quan (năng
lực, trình độ công nghệ) ở trạng thái sẵn có mà không có quan tâm nhiều đến cơ chế
thúc đẩy khởi sinh năng lực công nghệ hay trình độ công nghệ trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng không đặt quá trình phát triển công nghệ trong bối
cảnh biến động của thị trường theo đặc thù của nền kinh tế phát triển hay nền kinh tế
đang phát triển. Ngoài ra, do chỉ giới hạn trong kinh nghiệm của Ấn Độ và một số
11


nước Nam Á nên hệ quan điểm này không được phát triển, mở rộng ở các khu vực
khác
Tiếp cận ở hướng khác, mang tính thị trường hơn, Kim và Nelson [85] nhận
định phát triển công nghiệp chính là quá trình đạt được các năng lực công nghệ công
nghiệp và chuyển hóa chúng thành các đổi mới về sản phẩm và quy trình theo xu thế
chung của sự thay đổi công nghệ liên tục. Đối với các nước đang phát triển, nghiên
cứu của Bell và Pavitt [67] và Bell [69] đã cho rằng việc tích lũy năng lực công nghệ
và đổi mới là yếu tố then chốt đối với các nước đang phát triển để đạt được các vị trí
dẫn đầu thế giới trong các ngành công nghiệp khác nhau không chỉ trên phương diện
bắt kịp về các công nghệ tiên phong của quốc tế mà còn tạo ra các xu thế công nghệ
mới, dẫn dắt công nghiệp của thế giới. Các báo cáo của UNIDO [114, 115] đã khẳng
định năng lực công nghệ (NLCN) là một tác nhân thiết yếu trong quá trình phát triển

kinh tế và sự phát triển công nghiệp của một quốc gia lệ thuộc vào khả năng của các
doanh nghiệp trong việc phát triển và bảo đảm năng lực công nghệ và duy trì khả năng
cạnh tranh.
Trên nền tảng nhận dạng về NLCN trong doanh nghiệp công nghiệp, hay còn
gọi là năng lực công nghệ công nghiệp, các công trình nghiên cứu của tác giả nước
ngoài đã tiếp tục xem xét về quá trình phát triển năng lực công nghệ. Về cơ bản việc
phát triển năng lực công nghệ hàm chứa các khía cạnh sau: NLCN là một quá trình
học hỏi và tích lũy; xây dựng năng lực công nghệ phải xuất phát từ khu vực doanh
nghiệp công nghiệp; doanh nghiệp là trung tâm của các hoạt động xây dựng năng lực
công nghệ nhưng để bảo đảm cho các nỗ lực của doanh nghiệp trong một ngành, một
quốc gia được thực hiện một cách “hoàn hảo nhất” trong các điều kiện biến động
khách quan của quy luật thị trường, nhất thiết phải có sự tham gia, can thiệp của chính
phủ.
Cùng với các nghiên cứu làm rõ về vấn đề phát triển năng lực công nghệ, đã có
những nghiên cứu xem xét về những khía cạnh của phát triển năng lực công nghệ ở
các nước đang phát triển. Nghiên cứu của Lall [94], Jomo và Felker [81] đã nhận diện
10 vấn đề trong quá trình phát triển năng lực của các nước đi sau. Nghiên cứu của
Figueredo [80] xác định 9 đặc trưng trong phát triển năng lực ở các nước đang phát
triển là: Có chủ đích; Rủi ro và tốn kém; Không rõ ràng; Theo lối mòn; Mức đặc thù

12


cao; Nhiều liên kết phức tạp; Nhiều cấp độ nỗ lực; Phát triển ở mức độ khác nhau; Kết
hợp nội lực và ngoại lực.
1.1.2. Nghiên cứu về chính sách phát triển năng lực công nghệ trong công
nghiệp
Trên nền tảng quan điểm công nhận sự thay đổi về công nghệ như là động lực
chính tạo ra tăng trưởng kinh tế, các nghiên cứu dựa trên nền tảng kinh tế học tiến hóa,
Nelson và Winter [100], Nelson [99], Metcalfe [97,98], Lall và Teubal [90], Litan [35]

đã làm sáng tỏ cơ chế của sự thay đổi về công nghệ bằng cách đặt đổi mới công nghệ
và cơ chế phổ biến công nghệ (technology difusion) ở vị trí trung tâm. Hệ quan điểm
này khái quát sự phát triển kinh tế của thế giới như một quá trình năng động, tiến triển
liên tục từ mô hình kinh tế - công nghệ cũ sang mô hình mới, được thúc đẩy bởi cả
quá trình đổi mới cơ bản - tạo ra động lực chính và đổi mới tiệm tiến giúp phát tán đổi
mới cơ bản đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Trường phái này còn phân tích sự
tương tác giữa các thể chế và sự thay đổi công nghệ. Thực tế, lý thuyết này có thể
được sử dụng để luận giải việc các nước đang phát triển đi sau có thể thu được lợi hay
nâng cao được năng suất nhờ quá trình truyền bá công nghệ bằng cách dựa vào nhà
nước như một công cụ điều tiết.
Hệ quan điểm này trở thành kim chỉ nam cho các nỗ lực chính sách của các
nước đang phát triển. Bởi vì ở đó, thị trường đang trong quá trình bắt đầu định hình
các nguyên tắc giao dịch lớn, chưa có kinh nghiệm đối với việc khắc phục các thất bại
thị trường do sự bất đối xứng thông tin và tri thức quá lớn giữa các thực thể trong nền
kinh tế và đặc biệt là với các đối tác từ các nước phát triển. Do vậy, việc hình thành
các cơ chế can thiệp bằng chính sách của nhà nước là không thể tránh khỏi [28]. Khi
xem xét năng lực công nghệ là một quá trình tích lũy và học hỏi thì sự can thiệp chính
sách để nhiệm vụ này được thực hiện một cách có hiệu quả với chi phí hợp lý sẽ có ý
nghĩa quyết định đối với tương lại tạo lập khả năng cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa
dựa trên nền tảng công nghệ của các quốc gia đang đặt mục tiêu bắt kịp với các nước
phát triển đi trước.
Để giải quyết các thách thức đối với việc phát triển năng lực công nghệ theo
như nhận định của các trường phái kinh tế học, nhiều nhà nghiên cứu, Sharif [107],
Chong-Ouk Lee [72], Teubal [110, 111], Lall [91, 92], Lall và Teubal [90], Ergas [78],
Jong – Tsong Chiang [82], Kim and Dahlman [84], Dahlman và Westphal [73],
13


Dahlman et al [74], Kim [87], Cantner et al [71]... đã đưa ra các hướng tiếp cận xây
dựng chính sách phát triển công nghệ cho các nước đang phát triển.

Dựa trên quan điểm hoạt động khoa học và công nghệ là nền tảng cho các nỗ
lực phát triển, tự chủ được công nghệ của quốc gia, Sharif [108] đã nhận dạng có hai
loại chính sách tác động đến các hoạt động khoa học và công nghệ nói chung. Thứ
nhất là nhóm các chính sách trực tiếp (Explicit policy) hướng đến thiết lập hạ tầng cho
hoạt động khoa học và công nghệ, quy định về nhập khẩu công nghệ, thúc đẩy loại
dịch vụ khoa học và công nghệ (tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thông tin KH&CN,...).
Thứ hai là nhóm các chính sách gián tiếp (Implicit Policy) nhằm nhận dạng và giới
hạn các loại nhu cầu công nghệ, thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ trong khu
vực doanh nghiệp. Cùng đi theo hướng tiếp cận chính sách này, Chong-Ouk Lee [72]
đã vận dụng để xem xét mô hình chính sách phát triển năng lực công nghệ của Hàn
Quốc giai đoạn 1960-1980.
Dựa theo quan điểm thị trường là chủ thể điều tiết các hoạt động, nhu cầu của
xã hội, trong đó có hoạt động khoa học và công nghệ nói chung, hoạt động phát triển
công nghệ nói riêng, Teubal [111] đưa ra quan điểm về thiết kế chính sách tác động
đến phát triển công nghệ dựa trên các can thiệp nhằm giải quyết các khiếm khuyết về
chức năng của thị trường, mang tính chất vĩ mô đối với chung nền kinh tế. Quan điểm
này còn được gọi là chính sách phát triển công nghệ theo chiều ngang (Horizontal
Technology Policy). Chính sách theo chiều ngang được Teubal [111] xác định là nhằm
thúc đẩy mang tính chức năng đối với các hoạt động công nghệ theo nhu cầu xã hội
(Socially Desirable Technological Activities, STDAs). Chính sách dạng này không
nhằm vào các lĩnh vực kinh tế hay ngành công nghiệp cụ thể mà mang tính phổ quát.
Hoạt động công nghệ theo nhu cầu xã hội (STDAs) được mô tả là các hoạt động phát
triển công nghệ nhằm mang lại các giá trị chiến lược cho nền kinh tế và khắc phục các
khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường.
Tiếp tục phát triển quan điểm chính sách theo chiều ngang, Lall và Teubal [90]
đã bổ sung quan điểm về chính sách theo chiều dọc (Vertical Technology Policy). Với
nhận định rằng trong một nền kinh tế thị trường chưa hoàn thiện, việc tập trung nguồn
lực và sự can thiệp của nhà nước để phát triển năng lực công nghệ trong một số lĩnh
vực công nghiệp ưu tiên sẽ mang đến những cơ hội rõ ràng trong việc tạo nên những
đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế. Các trường phái lý thuyết kinh tế như đã luận giải ở trên

14


×