Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.56 KB, 111 trang )

Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
- Quyết định Số 31/2007/QĐ-BCN Ngày 20 tháng 7 năm 2007,
Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng
Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2015, có xét đến năm 2020..108
DANH MỤC BẢNG BIỂU
- Quyết định Số 31/2007/QĐ-BCN Ngày 20 tháng 7 năm 2007,
Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng
Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2015, có xét đến năm 2020 108

Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Nằm trong chiến lược phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa –
hiện đại hóa nền kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được thành lập và
phát triển với mục tiêu tận dụng được lợi thế của vùng để làm đầu tầu cho
phát triển kinh tế xã hội của cả nước theo mô hình các cực tăng trưởng. Quá
trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa thực hiện lấy công nghiệp làm ngành
phát triển chính, thúc đẩy các ngành khác phát triển từ đó phát triển kinh tế -
xã hội toàn vùng. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với lợi thế đặc thù của
mình đã lựa chọn trong số các ngành công nghiệp những ngành mà vùng có
lợi thế nhất để tập trung cho phát triển, gọi là các ngành công nghiệp chủ yếu.
Trong thời gian qua, sự phát triển mới chỉ gần chục năm của vùng,
chính sách tập trung phát triển cho các ngành công nghiệp chủ yếu đã thể
hiện là một bước đi đúng đắn trong mong muốn phát triển kinh tế - xã hội
nhanh bền vững, làm một cực tăng trưởng có tác dụng lan tỏa tới toàn nền
kinh tế của vùng. Nhưng bện cạnh đó không phải không tồn tại những bất
cập, thiếu hợp lý của quá trình phát triển.
Việt Nam đã bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế về mọi mặt của
nền kinh tế và sắp bước sang giai đoạn chiến lược phát triển mới, giai đoạn
2010-2020 nên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cần phải xem xét lại một
cách đúng đắn quá trình phát triển của mình để từ đó có những giải pháp


nhằm điều chỉnh ngay, hợp lý, thúc đẩy các ngành cho giai đoạn phát triển
sau đạt hiệu quả hơn. Do vậy việc nghiên cứu hệ thống các ngành công
nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là việc nghiên cứu một
động lực của sự phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng cần phải được thực
hiện một cách cụ thể, nghiêm túc.
Với mục đích như vậy tác giả xin chọn đề tài luận văn là: “Giải pháp
thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ” làm đề tài nghiên cứu chuyên sâu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tất cả các mặt của các ngành công
nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong giai đoạn phát
triển vừa qua và trong giai đoạn phát triển sắp tới.
1
Luận văn tốt nghiệp
Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu với việc áp dụng một số
phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp hệ thống mô tả.
- Phương pháp hệ thống hóa.
- Phương pháp suy luận logic.
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu như vậy, nội dụng của đề tài được chia làm 3 chương, cụ thể như
sau:
- Chương I: Sự cần thiết phải thúc đẩy phát triển các ngành công
nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Chương II: Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong thời gian qua.
- Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công
nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới:
- Thầy giáo PGS.TS. Ngô Thắng Lợi đã tận tình giúp đỡ em trong suốt

quá trình nghiên cứu đề tài.
- Văn Phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng
điểm thuộc Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực tập và thu thập số liệu.
- Các thầy cô trong khoa Kế hoạch & Phát triển, các thầy cô trường Đại
học Kinh tế quốc dân đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Được sự quan tâm như vậy em đã hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn !
2
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÁC
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM BẮC BỘ
I. Giới thiệu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
1. Quá trình hình thành và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ.
Một trong những nhân tố đột phá then chốt để đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước là có những chính sách hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc
độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần
kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Yêu cầu đổi mới cơ cấu kinh tế của đất nước
là một yêu cầu khách quan cấp thiết trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ nghiên cứu các đặc điểm về vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên; đặc điểm và thực trạng kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh,
thành phố trong cả nước; các yếu tố tác động từ bên ngoài đến nền kinh tế
của đất nước như: bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của các nước
trong khu vực và trên thế giới cũng như xu hướng toàn cầu hoá nhằm rút ra
kết luận về những lợi thế, thời cơ phát triển cũng như những hạn chế, thách
thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh, thành phố trong cả
nước nhằm giúp cho việc hoạch định những chính sách phát triển mang tính

đột phá trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế quốc dân.
Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết
và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ
Việt Nam đã và đang cố gắng lựa chọn một số tỉnh, thành phố để hình thành
nên vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo
điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công
bằng xã hội trong cả nước. Liên kết Vùng là yêu cầu tất yếu trong phát triển
kinh tế - xã hội nói chung, công nghiệp nói riêng. Mỗi địa phương chỉ có thể
3
Luận văn tốt nghiệp
phát triển nhanh và bền vững dựa trên sự phân công và hợp tác tối ưu toàn
vùng. Việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là nhằm đáp ứng những
nhu cầu của thực tiễn nói chung và đỏi hỏi của nền kinh tế nước ta nói riêng.
Mặt khác, phát triển Vùng kinh tế trọng điểm trở thành động lực thúc đẩy
phát triển đất nước là một vấn đề có tính chiến lược.
Theo hướng đó, năm 1997 Chính phủ đã ra quyết định thành lập vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm 5 tỉnh, thành phố. Đây là vùng lãnh thổ có
tiềm lực kinh tế lớn thứ hai sau vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tác
động thúc đẩy phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước. Đồng thời Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định số 747/1997/QĐ-TTg, về Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
đến năm 2010; Có 5 tỉnh, thành phố được xếp vào quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đó là: Hà Nội, Hưng
Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương.
Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm vừa qua có
được sự tăng trưởng cao và ổn định là do đường lối đúng đắn của Đảng và
Nhà nước. Song sự tăng trưởng đó một phần là do sự tác động qua lại không
chỉ giữa các vùng kinh tế trọng điểm mà còn do những tác nhân quan trọng
khác như: hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm: đường bộ, đường thuỷ,

sân bay, các bến, cảng v..v.. trong các vùng kinh tế trọng điểm và các tỉnh/
thành phố trong cả nước nhằm mục tiêu tác động cùng phát triển.
Trong quá trình hình thành và phát triển, vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở,
gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, và không chỉ tạo ra động lực
thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng
tích cực mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh lân cận trong vùng. Nhà
nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tầu
tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng hơn cho
vùng nhiều khó khăn. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa
4
Luận văn tốt nghiệp
các vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại,
đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật về nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và đào
tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và
khu vực, gắn chặt phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ, cải thiện môi trường
và quốc phòng an ninh.
Trong Hội nghị các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày
14-15/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của
vùng; sau đó Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 108/TB-VPCP ngày
30/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị, trong đó có
quyết định “Đồng ý bổ sung 3 tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vào vùng
kinh tế trọng điểm Bắc bộ”. Tổng diện tích vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
sau khi bổ sung là 15.277 km
2
, bằng 4,64% diện tích và dân số (tính đến năm
2002) là 13,035 triệu người, bằng 16,35% so với cả nước.
Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Ngày 13

tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
145/2004/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế -xã hội vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020. Trong các
quyết định này, quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã được mở
rộng thêm 3 tỉnh gồm Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Đồng thời, quyết định
này cũng thay thế cho các quyết định số 747/1997/QĐ-TTg đã ban hành năm
1997. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố là: Hà Nội,
Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng
Ninh.
2. Vị trí và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị trí, vai trò trọng yếu về chính trị,
kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng của cả nước và được Đảng –
Nhà nước đặc biệt quan tâm. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 8
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Ngoài tỉnh Quảng
5
Luận văn tốt nghiệp
Ninh thuộc khu Đông Bắc, các tỉnh còn lại thuộc vùng đồng bằng sông Hồng.
Tổng diện tích của vùng là 15289,5 km², bằng 4,64% diện tích tự nhiên của
cả nước; dân số (năm 2006) là khoảng 13,807triệu người bằng 16,3% so với
cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đủ
4 mùa tương đối rõ rệt trong năm, độ ẩm khá cao. Khí hậu của vùng thích
hợp với cây trồng, vật nuôi nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm trong vùng là
24°C. Số giờ nằng trung bình trong năm là 1800 giờ.
Vùng có lịch sử phát triển, có bề dầy và tiêu biểu cho những truyền
thống văn hóa, xã hội và phong tục tập quán của người Việt Nam, cái nôi của
nền văn hóa lúa nước của Việt Nam và nước Văn Lang đầu tiên. Trong vùng
có kinh đô Thăng Long xưa, hiện nay là Thủ đô Hà Nội trải gần 1000 năm
tuổi, trung tâm đầu não về chính trị, tiêu biểu về văn hóa – xã hội, hàng đầu

về khoa hoc – công nghệ và kinh tế của cả nước.
Nằm trong vòng cung biển Đông – biển Hoa Nam – biển Nhật Bản, có
đường biên giới đất liền với Trung Quốc, vùng có vị trí địa kinh tế - chính trị
và tiềm năng mở rộng giao lưu quốc tế về kinh tế thương mại, văn hóa và đối
ngoại quan trọng nhất của Việt Nam ở khu vực phía Bắc và Vịnh Bắc Bộ với
các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á, đây vừa là khu vực thị trường lớn vừa
có nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Thủ đô Hà Nội là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng
không trong nước và quốc tế. Khu vực ven biển Hải Phòng – Quảng Ninh là
hành lang kinh tế ven biển có cụm cảng cửa ngõ ra biển lớn nhất miền Bắc.
Địa bàn cũng là nơi tập trung hầu hết các cơ sở công nghiệp, dịch vụ quan
trọng của khu vực phía Bắc. Hệ thống đô thị phát triển rộng khắp. Đây là
vùng hạt nhân, địa bàn động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đô thị
hóa và công nghiệp hóa của cả khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực miền
núi trung du phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ, có ảnh hưởng lan tỏa mạnh mẽ
đền quá trình phát triển trên phạm vi cả nước.
6
Luận văn tốt nghiệp
3. Tiềm năng và thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
3.1. Nguồn nhân lực.
Thế mạnh nổi trội nhất của vùng là nguồn nhân lực,đặc biệt là đội ngũ
các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà giáo và bác sỹ hàng đầu cả nước về quy
mô và trình độ, có tác dụng thúc đẩy phát triển các dịch vụ nghiên cứu và
triển khai khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, y tế và chăm sóc sức
khỏe chất lượng cao ở trong nước và ra khu vực.
Dân số năm 2006 là khoảng 13,807 triệu người, bằng 16,3% dân số cả
nước với tốc độ tăng dân số thời kỳ 2001-2005 là 1,25%. Quy mô dân số đô
thị của vùng gia tăng đáng kể, từ 3386,6 nghìn người năm 2000 (chiếm
85,55% dân số đô thị của vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 18% dân số đô
thị của cả nước) lên 4325,274 nghìn người năm 2005 (chiếm 86,57% dân số

đô thị vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 19,1% dân số đô thị của cả nước)
và 4549,303 nghìn người vào năm 2006. Trong giai đoạn 2001-2005 trung
bình mỗi năm dân số đô thị của vùng tăng khoảng 174 nghìn người.
Nguồn lao động của vùng năm 2005 khoảng 7,48 triệu lao động (chiếm
55,4% tổng dân số của vùng). Trong tổng số 2,45 triệu lao động có tay nghề
thì có khoảng 61% lao động có trình độ chuyên môn là công nhân kỹ thuật có
bằng trở lên, trong đó lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên là
661,3 nghìn người (chiếm 27%); lao động có trình độ trung học chuyên
nghiệp là 465,3 nghìn người (chiếm 19%) và lao động có trình độ công nhân
kỹ thuật có bằng là 367,4 nghìn người (chiếm 14%). Tỷ lệ này của các đô thị
lớn là rất cao như: Hà Nội 77,1%, Vĩnh Phúc 65%, Quảng Ninh 72,8%, Hải
Dương 55%...Lực lượng lao động trẻ có tay nghề đã và đang được xem như
là yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.
Dự báo dân số của vùng đến năm 2010 là khoảng 15 triệu người, năm
2020 là khoảng 17,3 triệu người. Với ưu thế nổi trội về đội ngũ lao động kỹ
thuật và là nơi tập trung đông các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học, cao
7
Luận văn tốt nghiệp
đẳng, có trang thiết bị hiện đại nhất cả nước, trong tương lai ưu thế này vẫn
được củng cố và có chiều hướng phát triển. Đây là tiềm năng, lợi thế so sánh
lớn, cần được phát huy tao ra sự phát triển nhanh, mạnh, vững chắc của vùng
và lôi kéo các vùng khác trong cả nước phát triển theo hướng Công nghiệp
hóa – Hiện đại hóa và chuẩn bị tiền đề phát triển nền kinh tế trí thức.
3.2. Tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên trong vùng khá phong phú và đa dạng. Do đó,
vùng có điều kiện phát triển nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành
công nghiệp yêu cầu lao động kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, với chế độ khí hậu
nhiệt đới gió mùa, có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và chịu ảnh hưởng sâu
sắc của Vịnh Bắc Bộ.

(i) Tài nguyên đất: Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của
toàn vùng. Trong tổng diện tích của vùng, đền năm 2005 đã sử dụng 58,31%
vào mục đích nông nghiệp; 25,2% vào mục đích phi nông nghiệp; còn lại
16,49% là đất chưa sử dụng, sông suối, núi đá. Bình quân diện tích đất tự
nhiên toàn vùng là 0,115ha/người, bằng 28% mức bình quân chung của cả
nước. Trong những năm gần đây, có xu hướng dân cư nông thôn chuyển nơi
ở từ các làng xã với đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm đến những nơi nằm
ven đường quốc lộ; diện tích các công trình công nghiệp, đô thị tăng mạnh.
Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn (252148 ha chiếm 16,49% diện tích
đất tự nhiên).
(ii) Tài nguyên nước: Nguồn nước trong vùng khá phong phú, có thể đáp
ứng rất tốt cho quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đời
sống của dân cư. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước để đáp ứng các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của toàn vùng phụ
thuôc chủ yếu vào nguồn nước lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình. Tài
nguyên nước dưới đất khá phong phú ở Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, nhưng
hạn chế ở Hải Phòng, Quảng Ninh. Hiện nay, chất lượng nguồn nước đang có
8
Luận văn tốt nghiệp
nguy cơ bị giảm sút do tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường gia tăng và
do khai thác bừa bãi.
(iii) Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: Tài nguyên rừng của vùng khá
phong phú, bao gồm cả rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Một
số khu rừng tự nhiên rất có giá trị kinh tế sinh thái, đa dạng sinh học cao như
Vườn Quốc gia Ba Vì, khu rừng chùa Hương (Hà Tây); Vườn quốc gia Cát Bà
(Hải Phòng); Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh), Vườn quốc gia Tam
Đảo (Vĩnh Phúc); vùng núi Chí Linh (Hải Dương), Khu bảo tồn thiên nhiên
Yên Tử (Quảng Ninh). Trong vùng còn có hệ sinh thái đầm nuôi ven biển, là
loại hình thủy vực bán tự nhiên, thường nằm ở vùng cao triều và trung triều,
nơi có thảm thực vật ngập mặn phát triển. Vùng có nguồn lợi thủy sản phong

phú có thể phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biện thủy hải sản.
(iv) Tài nguyên khoáng sản và đặc trưng địa chất: Tài nguyên khoáng
sản trong vùng khá phong phú và đa dạng, gồm có than đá, sắt, măng gan, ti
tan, đồng, niken, thiếc, vàng, đất hiếm, apatit, graphit, đá vôi, sét, cao lanh
trong đó than đá chiếm gần 90%, mang gan 42%, ti tan64%, cao lanh 49%
trữ lượng khai thác công nghiệp của cả nước.Quảng Ninh là vùng than lớn
nhất cả nước với trữ lượng tới 3,5 tỉ tấn, hiện đã và đang khai thác với sản
lượng hàng năm trên 20 triệu tấn.Các mở đá vôi ở Hải Phòng, Quảng Ninh,
Hải Dương là cở sở để đặt các nhà máy xi măng cỡ lớn: Chin Fong, Hoàng
Thạch, Phúc Sơn. Các khu vực cảnh quan đá vôi có giá trị cao để phát triển
du lịch và bảo tồn sinh thái như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Mỹ Đức; một số
cảnh quan đồi núi kết hợp với các di tích lịch sử như Sóc Sơn, Côn Sơn, Yên
Tử. Vùng biển Bắc Bộ cũng đã có dấu hiệu có mỏ dầu khí, đây sẽ là tiền đề
rất quan trọng để phát triển công nghiệp cho toàn vùng. Tuy nhiên, vấn đề
các nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được chú ý điều tra, phát triển và chưa
được tổ chức quản lý, quy hoạch khai thác hợp lý, hiệu quả. Ngoại trừ các
vùng đồi núi, hầu hết diện tích vùng đồng bằng sông Hồng đều có nền đất
yếu, có ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng các công trình.
9
Luận văn tốt nghiệp
3.3. Điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Vùng có mạng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tốt so với các vùng khác,
tạo tiền đề hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế và đẩy mạnh giao lưu
đối với các vùng trong nước và các nước.
(i) Hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc: Nhiều công trình giao thông
quan trọng trong 5 năm qua đã được hoàn thành như cải tạo và nâng cấp các
tuyến đường quốc lộ 1, 18, 10, 2B, 38, 39, 183, 12B, 21, 21B và 23; xây
dựng đường Láng – Hòa Lạc hoàn thành giai đoạn I đạt tiêu chuẩn cấp I; xây
dựng mới các cầu Bính, Triều Dương, Tân Đệ, Tiên Cựu, Yên Lệnh, Thanh
Trì, Bãi Cháy,…

Các tuyến đường sắt: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội
– Thái Nguyên, Hà Nội – Vinh đã được nâng cấp để rút ngắn thời gian vận
chuyển và đảm bảo an toàn chạy tàu. Tuy vậy, hệ thống đường sắt còn tồn tại
nhiều khổ đường gây trở ngại cho vấn đề tổ chức vận tải liên tuyến; hầu hết
các tuyến đường sắt chưa nâng cấp lại đều là tuyến đơn, năng lực rất hạn chế,
tốc độ khai thác chỉ đạt 30-40 km/h; quy mô ga nhỏ, thiếu các ga đầu mối
quy mô lớn có ý nghĩa toàn vùng.
Vùng có các cảng biển quan trọng và thuận lợi về giao thông đường
biển. Tổng công suất qua các cảng đạt 18 – 19 triệu tấn/năm. Các cảng Hải
Phòng, Cái Lân đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp và mở rộng quy mô công
suất để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển cho khu vực phía
Bắc. Với bờ biển chạy dài gần 300km, có một số vũng, vịnh có thể xây dựng
thêm các cảng biển nước sâu, phát triển khu công nghiệp đóng tàu trọng tải
lớn, phát triển khu kinh tế, du lịch ven biển và biển đảo.
Mật độ mạng lưới sông kênh lớn, nhưng khả năng khai thác bị hạn chế
do chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên và do chưa đầu tư cải tạo, nạo vét luồng
lạch, hiện đại hóa hệ thống phao tiêu, biển báo. Hệ thống cảng sông đã có,
nhưng cở sở hạ tầng còn quá thô sơ, chưa được đầu tư cải tạo cầu bến, đường
ra vào và hiện đại hóa công nghệ bốc xếp tại các cảng sông.
Mặc dù sân bay Quốc tế Nội Bài đã hoàn thành xây dựng nâng cấp giai
10
Luận văn tốt nghiệp
đoạn 1, đang trong giai đoạn 2 xây dựng mở rộng; sân bay Cát Bi cũng đã
được cải tạo một bước; nhưng các cảng hàng không trong vùng có quy mô
nhỏ, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải trong tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
Hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình tiếp tục được xây
dựng và phát triển nhanh trong thời gian qua, cơ bản đáp ứng được nhu cầu
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
(ii) Hạ tầng kỹ thuật môi trường: Hệ thống cung cấp nước sạch ở đô thị

được phát triển đáng kể (lượng nước sạch chiếm 38% tổng số nước sạch cung
cấp của cả nước, tỷ lệ dân đô thị được dùng nước máy đạt tới trên 90%).
Cung cấp nước sạch nông thôn tăng nhanh. Tuy nhiên, mới chỉ bảo đảm cho
khoảng 58,4% số dân đô thị, tỷ lệ thất thoát nước rất lớn lên tới 45%; nguồn
nước cấp cho khu vực đô thị, công nghiệp chưa có quy hoạch và kế hoạch
khai thác cân đối hợp lý. Mạng lưới thoát nước và vệ sinh đô thị chưa được tổ
chức hợp lý và hoàn thiện đã dẫn đến hiện tượng ngập úng, ô nhiễm môi
trường khá phổ biến. Các sông trong đô thị phần lớn đều bị ô nhiễm nặng,
việc thoát nước ra sông, hồ... thiếu xử lý và chưa kiểm soát tốt nên gây ô
nhiễm đến nhiều vùng dân cư. Hạ tầng kỹ thuật về phân loại, thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải chưa được quy hoạch và tiếp cận với công nghệ mới.
(iii) Hệ thống điện năng: Hệ thống điện năng đã phủ khắp toàn vùng.
Lưới điện trong vùng một số được xây dựng đã lâu nên có dấu hiệu hư hỏng
nhiều, chất lượng đường dây kém, không an toàn và chưa đạt yêu cầu mỹ
quan, nhất là trong các đô thị. Tình hình tiêu thụ điện năng trong vùng không
đồng đều giữa các tỉnh, thành phố. Năm 2004, thành phố Hà Nội có mức tiêu
thụ điện năng cao nhất, khoảng 800Kwh/người.
(iv) Hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội: Các bệnh viện, trường học, công
trình văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, bảo tồn bảo tàng,...đã có bước
phát triển hơn hẳn so với các vùng khác và có những mặt đã có thể so sánh
quốc tế. Toàn vùng có 50 trường cao đẳng, đại học (trên tổng số 139 trường
của cả nước); 38 trường trung cấp chuyên nghiệp; 22 trường trung học
11
Luận văn tốt nghiệp
chuyên nghiệp; 42 trường dạy nghề. Trong vùng có 102 viện nghiên cứu
chuyên ngành, trong đó có nhiều viện đầu ngành với lực lượng cán bộ khoa
học tương đối khá; tạo ra lợi thế so sánh cho bản thân vùng là điều kiện quan
trọng để hỗ trợ các tỉnh nhất là trong các lĩnh vực cải tiến thiết bị công nghệ,
tạo giống, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm sản xuất,...
Toàn vùng có 1862 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 124 bệnh viện

với bình quân 5 bác sỹ/100 dân. Riêng ở Hà Nội có 33 bệnh viện, 4 nhà hộ
sinh, 17 phòng khám đa khoa, 228 trạm y tế phường, xã. Tại Hải Phòng,
Quảng Ninh và Hải Dương cũng đã có bệnh viện (hợp tác với nước ngoài).
Vùng đạt mức cao về số giường bệnh 19,7 giường/1 vạn dân và số bác sĩ 4,9
bác sĩ/1 vạn dân.
Nhìn chung, không có tình trạng người ốm không được chữa bệnh, trẻ
em ở tuổi đi học không được đến trường. Bên cạnh đó, vùng cũng có thế
mạng đáng kể trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và phát triển thể thao thành
tích cao.
4. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Nhìn chung, trong những năm qua vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã
phát triển khá toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng tương đối cao, góp
phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Tình hình phát triển chung và kết quả đạt được
của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thể hiện ở các nội dung sau:
4.1. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
- Tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,3%
trong năm 2006 so với gần 9% trong giai đoạn 1996- 2000, cao gấp 1,5 lần so
với mức bình quân chung của cả nước, trong đó khu vực nông lâm nghiệp và
thuỷ sản tăng 2,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 16,4%; khu vực
dịch vụ tăng 13,6%. GDP của Vùng năm 2006 đạt 199330 tỷ đồng (giá hiện
hành) chiếm 20,47% GDP của cả nước. GDP bình quân đầu người đạt 14,5
triệu đồng cao gấp 1,2 lần so với mức bình quân chung của cả nước. Năm
2007, tăng trưởng kinh tế ước đạt trên 13%, GDP bình quân đầu người
khoảng 17 triệu đồng.
12
Luận văn tốt nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh
theo hướng phi nông nghiệp và sản xuất hàng hóa, năm 2005, tỷ trọng các
khu vực trong cơ cấu kinh tế bao gồm khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản

chiếm 11,7%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 43,1%; khu vực dịch
vụ chiếm 45,2%. Trong 5 năm, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng thêm
được 4,9 điểm % trong cơ cấu GDP (cả nước tăng thêm 4 điểm %). Tốc độ
đô thị hóa tăng bình quân 5,5% năm. Năm 2006, tỷ trọng các khu vực trong
cơ cấu kinh tế bao gồm khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 11,3%;
khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 42,7%; khu vực dịch vụ chiếm 46%.
- Xuất khẩu - nhập khẩu: năm 2005, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch
nhập khẩu đạt xấp xỉ 5,2 tỷ USD chiếm 15,7% mức của cả nước và 13,4 tỷ
USD. Tốc độ gia tăng kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu bình
quân 19% và 24% trong giai đoạn 2001- 2005. Đến năm 2005, kim ngạch
xuất khẩu bình quân đầu người đạt 387 USD ngang với mức bình quân chung
của cả nước, chênh lệch cán cân xuất nhập khẩu so với GDP của nền kinh tế
khá lớn, nhập siêu trong năm 2005 xấp xỉ 8,2 tỷ USD chiếm 83% so với
GDP. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đạt xấp xỉ
6,6 tỷ USD chiếm 15,5 tỷ USD. Năm 2007, ước kim ngạch xuất khẩu đạt trên
7 tỷ và kim ngạch nhập khẩu khoảng 16 tỷ.
- Thu - chi ngân sách: thu ngân sách tăng bình quân 19% so với mức
18,3% của cả nước, tổng thu ngân sách của năm 2005 đạt 54721 tỷ đồng, tỷ
lệ huy động ngân sách so với GDP đạt 34,8%. Chi ngân sách hàng năm tăng
bình quân 22%, năm 2005 tổng chi ngân sách 26.132 tỷ đồng, tỷ lệ chi ngân
sách so với thu ngân sách và so với GDP là 48% và 16,6%. Năm 2006, thu
ngân sách đạt 63142 tỷ, chi ngân sách 30341 tỷ, chênh lệch thu lớn hơn chi
lớn.
- Đầu tư phát triển: tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huy động
được trong giai đoạn 5 năm 2001- 2005 đạt 257 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng
vốn đầu tư bình quân 19%. Cơ cấu nguồn vốn bao gồm: vốn của khu vực
Nhà nước chiếm 48,8% (19198 tỷ đồng); vốn của khu vực tư nhân và dân
13
Luận văn tốt nghiệp
cư chiếm 36,7%; vốn đầu tư nước ngoài chiếm 14,5%. Năm 2006, tổng vốn

đầu tư phát triển của vùng khoảng 105380 tỷ chiếm 26,4% cả nước.
4.2. Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp.
- Thu hút đầu tư nước ngoài:
Môi trường thu hút đầu tư của vùng được cải thiện thông thoáng hơn
trước, một số tỉnh trong vùng tích cực đổi mới cơ chế chính sách và đơn
giản hoá thủ tục hành chính đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, tạo thêm
được nhiều việc làm cho lao động ở địa phương và đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao hơn so với trước. Từ 1988 đến hết năm 2005, toàn vùng
đã thu hút được 1543 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng
ký là 18049,1 triệu USD chiếm 27,8% so với cả nước trong đó vốn pháp
định đầu tư trực tiếp nước ngoài 6378,6 triệu USD chiếm 26,2% so với cả
nước. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc là những địa phương
có nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất trong vùng, trong đó Hà Nội có 816
dự án (vốn đầu tư nước ngoài 4248,6 triệu USD), Hải Phòng 232 dự án
(820,2 triệu USD), Quảng Ninh 125 dự án (363,4 triệu USD), Vĩnh Phúc
111 dự án (275,5 triệu USD).
- Phát triển doanh nghiệp :
Giai đoạn vừa qua, số lượng doanh nghiệp trong vùng tăng lên nhanh
chóng, bình quân khoảng 17% năm. Nhiều doanh nghiệp ở các địa phương
đang dần lớn mạnh, mở rộng qui mô sản xuất đóng góp không nhỏ vào phát
triển kinh tế và ngân sách của các tỉnh, thành phố. Đến năm 2005, toàn vùng
có 23426 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 25,5% tổng số doanh nghiệp
trong cả nước) với tổng số lao động 1414,5 nghìn người chiếm 24,5% số
lượng lao động trong các doanh nghiệp của cả nước. Tổng số vốn sản xuất
kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp trong vùng là 378,5
nghìn tỷ đồng (chiếm 19,3% so với cả nước), doanh thu thuần sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp 451,1 nghìn tỷ đồng.
Địa phương có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất là Hà Nội (15068
doanh nghiệp), Hải Phòng (2625 doanh nghiệp), Hà Tây (1260 doanh
14

Luận văn tốt nghiệp
nghiệp), Quảng Ninh (1202 doanh nghiệp). Địa phương tập trung nhiều
doanh nghiệp có qui mô sử dụng lao động từ trên 500 người là Hà Nội (319
doanh nghiệp), Hải Phòng (83 doanh nghiệp), Quảng Ninh (41 doanh
nghiệp), Hải Dương (27 doanh nghiệp). Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trên 200 tỷ đồng tập trung chủ yếu ở Hà Nội (241 doanh nghiệp), Hải Phòng
(43 doanh nghiệp) và Quảng Ninh (29 doanh nghiệp).
4.3. Phát triển văn hoá- xã hội.
Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình quốc gia về phát triển
lĩnh vực văn hoá- xã hội được các tỉnh, thành phố trong vùng thực hiện tốt
và vượt trước một số chỉ tiêu so với kế hoạch.
- Phát triển giáo dục và đào tạo: toàn vùng đến cuối năm 2005 có 1896
trường học mẫu giáo với 419,8 nghìn học sinh và 21949 giáo viên, tỷ lệ
bình quân 19 học sinh/ giáo viên; 3892 trường học phổ thông với 22166
giáo viên trực tiếp giảng dạy chiếm 19,2% so với cả nước và 2541 nghìn
học sinh.
Vùng là trung tâm lớn nhất cả nước về đào tạo Cao đẳng, Đại học và
trên Đại học, năm 2005, số giáo viên Đại học và Cao đẳng trong vùng có
20150 người chiếm 41,5% số giáo viên Cao đẳng và Đại học của cả nước,
trong đó riêng Hà Nội có 15727 giáo viên chiếm 78% so với cả vùng; tổng
số sinh viên Cao đẳng và Đại học có 564,7 nghìn sinh viên chiếm 45,4% số
sinh viên Cao đẳng và Đại học trong cả nước, trong đó Hà Nội có 491,2
nghìn sinh viên chiếm 87% số sinh viên đang được đào tạo trong vùng.
- Phát triển hệ thống Y tế: năm 2005, toàn vùng có 1.902 cơ sở khám
chữa bệnh thuộc địa phương quản lý, trong đó có 124 bệnh viện, số Bác sĩ
thuộc các Sở Y tế địa phương có 6694 người, bình quân 5 Bác sĩ/100 dân.
- Phát triển hệ thống thiết chế văn hoá: đến nay toàn vùng có 97 thư
viện do địa phương quản lý với 1721 nghìn bản sách, bình quân 140 nghìn
người dân có 1 thư viện; 14 rạp chiếu phim, 12 rạp hát và 26 đoàn nghệ
thuật biểu diễn thuộc các địa phương quản lý.

15
Luận văn tốt nghiệp
- Thực hiện chính sách xã hội: tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị năm 2005
giảm xuống còn khoảng 5,5% (cả nước 5,6%). Tỷ lệ đói nghèo (chuẩn cũ)
giảm từ 10,2% xuống 4,6% (cả nước còn gần 7%).
4.4. Phát triển kết cấu hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của vùng trong 5 năm qua được nâng
cấp và cải thiện rõ rệt, một số công trình quan trọng đã được hoàn thành như
nâng cấp tuyến QL1 Hà Nội- Lạng Sơn và Hà Nội- Ninh Bình đến Thanh
Hoá đạt tiêu chuẩn cấp III; tuyến QL18 Bắc Ninh- Bãi Cháy, đoạn Bãi Cháy
- Móng Cái đang triển khai nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV; nâng cấp QL10;
xây dựng đường Láng - Hoà Lạc hoàn thành giai đoạn I đạt tiêu chuẩn cấp
I; xây dựng mới các cầu như cầu Bính, Triều Dương, Tân Đệ, Tiên Cựu, cầu
Yên Lệnh, cầu Bãi Cháy, đang xây dựng cầu Thanh Trì,...; cải tạo các quốc
lộ 2A, 2B, 38, 39, 183, 12B, 21, 21B và 23. Các tuyến đường sắt Hà Nội -
Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên và Hà Nội - Vinh
được đầu tư để rút ngắn thời gian vận chuyển và đảm bảo an toàn chạy tàu.
Sân bay Quốc tế Nội Bài đã hoàn thành xây dựng nâng cấp giai đoạn 1,
đang chuẩn bị xây dựng mở rộng giai đoạn 2. Sân bay Cát Bi đã được cải
tạo một bước. Cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân đang tiếp tục được đầu tư
nâng cấp và mở rộng qui mô công suất để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng
hoá đường biển cho khu vực phía Bắc.
Hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình tiếp tục được xây
dựng và phát triển nhanh trong thời gian qua, cơ bản đáp ứng được nhu cầu
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Kết cấu hạ tầng đô thị về cấp điện, cấp thoát nước, giao thông đô thị và
các công trình dân dụng khác được nâng cấp, cải thiện và mở rộng qui mô ở
tất cả các thành phố và thị xã trong vùng. Xây dựng nhiều khu đô thị mới ở
các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long và các thành phố, thị xã trung
tâm tỉnh.

16
Luận văn tốt nghiệp
II. Lựa chọn các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2001-2010.
1. Quan niệm về các ngành công nghiệp chủ yếu.
Các ngành công nghiệp chủ yếu là để chỉ những ngành có thể có “lợi thế
so sánh” , lợi thế cạnh tranh (cả tĩnh và động) và có tiềm năng dẫn dắt nền
kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong bối cảnh cả đất nước đang
hội nhập và cạnh tranh trong khu vực, đặc biệt là với Trung Quốc và bốn
quốc gia đang trỗi dậy của ASEAN (ASEAN 4), cũng như hội nhập và cạnh
tranh trong xu hướng toàn cầu hóa. “Ngành công nghiệp chủ yếu” có thể có
nhiều nghĩa nhưng trong phạm vi luận văn này có nghĩa là sự phát triển của
các ngành công nghiệp chủ yếu có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ nền
kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nâng cao mặt bằng kinh tế
thông qua việc phát triển sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, xóa đói
giảm nghèo, đem lại ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu từ vùng ra bên
ngoài, củng cố công nghiệp phụ trợ, nâng cao trình độ công nghệ của vùng,…
Việc hỗ trợ cho tất cả các ngành cũng đồng nghĩa với việc không hỗ trợ
cho ngành nào. Do đó, cần phải xác định đúng đắn các ngành chủ yếu là chủ
lực và được ưu tiên với một tầm nhìn lâu dài trên cơ sở thích hợp để có thể
tập trung nguồn lực hỗ trợ về con người và tài chính chơ sự phát triển của
ngành đó theo nguyên tắc “lựa chọn và tập trung” đồng thời đạt hiệu quả cao
nhất.
Theo quan niệm, có thể coi các ngành chủ yếu hay chủ lực là tương
đương về mặt ý nghĩa, nó là những ngành hiện đang có lợi thế cạnh tranh,
đang có những đóng góp lớn đối với phát triển kinh tế (về giá trị gia tăng, về
kim ngach xuất khẩu, về giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội khác,…). Trong
từng thời kỳ, ngành được lựa chọn là chủ yếu là những ngành có điều kiện
phát triển trong thời gian đó, đóng vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân cũng như được ưu tiên đầu tư phát triển nhằm đáp ứng một nhu cầu

bức thiết nào đó của nền kinh tế.
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể thấy ngành công nghiệp chủ yếu có một
số đặc điểm sau đây:
17
Luận văn tốt nghiệp
- Thứ nhất là những ngành công nghiệp có hiệu quả cao so với các
ngành khác. Hiệu quả ở đây hiểu là hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội.
Theo quan điểm phát triển bền vững ngành công nghiệp chủ yếu không chỉ
đạt được hiệu quả về mặt kinh tế xã hội mà còn phải đảm bảo được sự phát
triển bền vững cho nền kinh tế, tức là phải đảm bảo sự phát triển toàn diện
của cả ba vấn đề : kinh tế - xã hội – con người. Vì thế xem xét hiệu quả của
ngành chủ yếu không chỉ trong một sớm một chiều mang tính chất ngắn hạn
mà cần đứng trên quan điểm tăng trưởng cao, lâu dài và bền vững.
- Thứ hai là những ngành công nghiệp dựa trên nguồn lực sẵn có. Nguồn
lực đầu vào sẵn có là ưu thế của các ngành công nghiệp chủ yếu, đặc biệt
trong điều kiện của các nước đang phát triển như Việt Nam đang phải chịu
sức ép do nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước phát triển.
- Thứ ba là các ngành công nghiệp có khả năng lan tỏa tác động đến các
ngành khác. Đây là những ngành có điều kiên phát triển, có thị trường rộng
bên trong, bên ngoài và có tác động tích cực đối với các ngành, sản phẩm
khác, lôi kéo các ngành, sản phẩm khác cùng phát triển.
- Thứ tư là ngành công nghiệp chủ yếu khi phát triển tới một mức độ nà
đó thì có khả năng tạo một thế đứng và góp phần tiến đến xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ. Các ngành này phải là ngành có thế đứng vững trong nền
kinh tế, tức là có khả năng cạnh tranh và củng cố khả năng cạnh tranh trên thị
trường quốc tế trong điều kiện hội nhập, thể hiện ở việc chiếm lĩnh thị trường
trong và ngoài nước. Dần dược biết đến như một thế mạnh của vùng, góp
phần là thế mạnh toàn ngành của đất nước.
- Thức năm là ngành công nghiệp chủ yếu có thể đạt tới trình độ tiên
tiến trong thời gian không xa, kéo theo đó là việc nâng cao trình độ tiên tiến

cho các ngành khác, đẩy nhanh tốc độ nắm bắt các công nghệ đã và đang
được áp dụng đồng thời còn góp phần thúc đẩy, tìm kiếm các phát minh,
công nghệ mới.
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, từ lý thuyết phát triển
cho tới thực tế phát triển, ngành công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan
18
Luận văn tốt nghiệp
trọng và bản thân đã trở thành một ngành mũi nhọn của toàn bộ nền kinh tế.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp còn bao gồm nhiều phân ngành nhỏ, trong đó
xuất hiện những ngành nổi trội với vai trò là ngành thúc đẩy tích cực, tăng
tốc nhanh cho toàn ngành công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói
chung, nhưng cũng có ngành mà sự đóng góp, lôi kéo các ngành khác và sự
thúc đẩy của nó ở mức độ vừa phải. Vì vậy cần phải lựa chọn đúng đắn
ngành nào là chủ yếu cho từng giai đoạn phát triển để đạt được hiệu quả kinh
tế cao, nhanh chóng tăng tốc nền kinh tế.
2. Các tiêu chí lựa chọn ngành công nghiệp chủ yếu.
2.1. Hệ thống tiêu chí lựa chọn ở tầm vĩ mô.
Để lựa chọn một định hướng cho sự phát triển mà ở đây là định hướng
cho một ngành công nghiệp có được coi là ngành công nghiệp chủ yếu hay
không? Chúng ta cần phải xem xét lựa chọn đó có phải là hiệu quả hay
không? So sánh giữa lựa chọn này với lựa chọn khác xem lựa chọn nào là
hiệu quả hơn ? Có nhiều tiêu chí để đánh giá hiệu quả tùy theo mục đích cần
đạt được. Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân (vĩ mô) yêu cầu về
hiệu quả hoàn toàn khác với yêu cầu về hiệu quả của một doanh nghiệp (vi
mô). Quan điểm đánh giá hiệu quả mà chúng ta đề cập đến ở đây là đánh giá
hiệu quả sản xuất các mặt hàng công nghiệp từ đó xác định được các ngành
công nghiệp chủ yếu cho quá trình phát triển.
Cho đến nay có thể coi hai tiêu chuẩn chung thường được áp dụng để
đánh giá hiệu quả vĩ mô trong việc phối hợp các chính sách phát triển của
một quốc gia, đó là: đạt được sự tăng trưởng đi kèm với phát triển bền vững.

Đây cũng chính là các mục tiêu phát triển cơ bản của bất kỳ quốc gia nào.
Chúng thay đổi vị trí quan trọng tùy theo quan điểm chính trị cũng như quan
điểm kinh tế của Chính phủ ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.
Bản thân mục tiêu phát triển bền vững đã bao hàm cả một số mục tiêu
mà từ trước đến nay hầu hết chính phủ của các quốc gia đều cho là quan
trọng và các chính sách phát triển do họ đề ra luôn cố gắng phải đạt được, đó
là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, bảo đảm công bằng ổn
19
Luận văn tốt nghiệp
định và an ninh xã hội, không hủy hoại môi trường.
Các chính sách phát triển đề ra nhằm đạt hai mục tiêu cơ bản này dường
như khá hợp lý, tuy nhiên để chúng đạt được hiệu quả thực sự đối với xã hội
cần phải có sự điều chỉnh nhất định. Một chính sách phát triển đúng đắn có
khả năng bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích của cá nhân/doanh nghiệp với lợi
ích của nhà nước/toàn xã hội, sự phát triển của toàn xã hội sẽ tạo điều kiện để
mỗi cá nhân/doanh nghiệp phát triển và hoàn thiện mình. Ngược lại, chính
sách phát triển sai lầm, thiển cận sẽ thúc đẩy các mâu thuẫn trở nên sâu sắc
hơn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng: không công bằng, mất ổn định,
không hiệu quả, không tăng trưởng. Các chính sách này sẽ được coi là phối
hợp một cách hiệu quả khi đạt được các yêu cầu sau:
(1) Khuyến khích sự tăng trưởng mạnh hàng công nghiệp có đóng góp
lớn cho giá trị sản xuất công nghiệp, cho giá trị tăng thêm của công nghiệp,
doanh thu thuần, thể hiện sự chiếm lĩnh thị trường trong nước và thị trường
thế giới của ngành công nghiệp nhưng đồng thời phải giảm thiểu được những
tác động về môi trường, duy trì sự phát triển bền vững của sản xuất, xuất
khẩu và an ninh xã hội.
(2) Khuyến khích phát triển các ngành hàng công nghệ cao nhằm gia
tăng giá trị sản xuất và xuất khẩu những vẫn bảo đảm giải quyết nhiều việc
làm cho người lao động nhằm duy trì sự ổn định của xã hội.
(3) Khuyến khích phát triển các mặt hàng công nghiệp có thể đầu tư ít

vốn nhưng lại chủ yếu sử dụng tài nguyên và nhân lực trong nước mà vẫn
bảo đảm chất lượng để cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Với hai mục tiêu tăng trưởng và bền vững, hiệu quả sản xuất hàng công
nghiệp chủ yếu về mặt vĩ mô được thể hiện ở 9 tiêu chí cơ bản:
(a) Thiết yếu đối với nhu cầu sinh hoạt (ăn, mặc, ở, đi lại, sinh hoạt, học
hành, giải trí) và hợp thị hiếu thị trường trong nước/quốc tế.
(b) Thiết yếu đối với nhu cầu và phù hợp môi trường sản xuất trong
nước/quốc tế.
20
Luận văn tốt nghiệp
(c) Thường xuyên đóng góp lớn cho giá trị tăng thêm và tăng trưởng giá
trị tăng thêm của ngành công nghiệp hàng năm.
(d) Có khả năng chiếm lĩnh thị phần lớn trên thị trường nội địa/thế giới.
(e) Sử dụng nhiều nguồn nhân lực trong nước (với giá rẻ để tăng khả
năng cạnh tranh, tạo nhiều công ăn việc làm mặc dù chưa có lãi nhiều, bảo
đảm cuộc sống người lao động, công bằng và an ninh xã hội chung).
(f) Sử dụng nhiều nguồn tài nguyên tại chỗ và nguyên liệu sản xuất tại
chỗ với giá rẻ để tăng khả năng cạnh tranh.
(g) Đạt mức thu nhập cao cho một lao động.
(h) Đạt giá trị tăng thêm cao trên một đồng vốn đầu tư phát triển, một
đồng vốn tài sản lưu động và một đồng vốn tài sản cố định.
(i) Đạt trình độ công nghệ quốc tế và bảo vệ môi trường.
2.2. Hệ thống tiêu chí lựa chọn của Việt Nam trong giai đoạn
2001-2010.
Nằm trong khung cơ chế, chính sách phát triển chung, các chính sách
phát triển hàng công nghiệp chủ yếu của Việt Nam được đề ra cho thời kỳ
2001-2010 phải vừa nhằm đạt được từng mục tiêu phát triển cơ bản đề ra cho
thời kỳ này, vừa phải phối hợp nhằm điều chỉnh và giải quyết mâu thuẫn giữa
các mục tiêu phát triển cơ bản, mâu thuẫn giữa các mục tiêu phát triển của
từng doanh nghiệp với mục tiêu phát triển xã hội chung.

Để có được sự lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu nào
một cách đúng đăn, như đã nói ở trên chúng ta đi vào đánh giá hiệu quả của
ngành đó trong phát triển kinh tế, đánh giá được hiệu quả của sự phối hợp các
chính sách phát triển hàng công nghiệp chủ yếu của Việt Nam cho thời kỳ
2001-2010. Chúng ta đưa Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất các
hàng công nghiệp chủ yếu cho thời kỳ này. Xin trình bày ở đây những nét cơ
bản về hệ thống tiêu chí của Việt Nam dùng để xác định các ngành công
nghiệp chủ yếu cho giai đoạn 2001-2010.
Về việc quan niệm thế nào là ngành công nghiệp chủ yếu có lẽ đã trình
bày phần nào rõ ràng ở phần trên (mục Quan niệm về các ngành công nghiệp
21
Luận văn tốt nghiệp
chủ yếu). Ở đấy, chúng ta cùng nhau quy ước những hàng nông, lâm, ngư
nghiệp đã qua chế biến công nghiệp được coi là hàng công nghiệp như gạo đã
xay xát, thủy sản, cà phê, cao su,... đã qua chế biến nông nghiệp và như thế
đây được coi là ngành công nghiệp chế biền nông – lâm – thủy sản và thực
phẩm. Và những dịch vụ sử chữa phương tiện vận tải phải được tính vào khu
vực dịch vụ chứ không phải công nghiệp. Những việc chính xác hóa đó chưa
thể có được trên thực tế hiện nay do vẫn có những quan niệm và kiểu xác
định chưa hoàn toàn đúng, thống nhất và có thể bị thay đổi qua các thời kỳ
khác nhau.
Danh mục ngàng công nghiệp chủ yếu sẽ chỉ bao gồm một số ngàng có
giá trị lớn, mà riêng chúng đã chiếm phần lớn trong tổng giá trị công nghiệp
hàng năm (khoảng trên 80%), mang tính chất quan trọng dựa trên các chỉ tiêu
bảo đảm tính tăng trưởng và bền vững cho toàn nền kinh tế. Nếu sau một giai
đoạn nào giá trị của nó nhỏ đi so với ngàng khác trong giá trị tổng sản lượng
công nghiệp (có thể do quan điểm không còn được ưu tiên, hay không còn
phù hợp với xu hướng phát triển cho thời kỳ mới, hay lý do nào khác) thì sẽ
bị loại ra khỏi danh mục để nhường chỗ cho ngàng khác có giá trị lớn hơn.
Do đó danh mục ngàng công nghiệp chủ yếu sẽ không cố định qua các giai

đoạn (nhưng điều này cũng còn phụ thuộc một phần vào các chính sách phát
triển của Chính phủ). Có như vậy mới thấy được sự phát triển của ngành
công nghiệp chủ yếu trong thời kỳ tới.
Với 9 tiêu chí đánh giá hiệu quả hàng công nghiệp chủ yếu về mặt vĩ mô
trên cơ sở việc phân tích hai mục tiêu tăng trưởng và bền vững đã nêu bật ở
phần trên, hệ thống chỉ tiêu lựa chọn ngành công nghiệp chủ yếu được xây
dựng trên cơ sở 9 tiêu chí đánh giá hiệu quả đó.
Tiêu chí thứ nhất : Là những ngành có dấu hiệu lợi thế cạnh tranh được
thế hiện như lợi thế về nguồn tài nguyên, nguồn nguyên liệu, lợi thế về nguồn
nhân lực. Tiêu chí này là sự thể hiện của hai tiêu chí về đánh giá hiệu quả đó
là tiêu chí (e) - Sử dụng nhiều nguồn nhân lực trong nước (với giá rẻ để tăng
khả năng cạnh tranh) và (f) - Sử dụng nhiều nguồn tài nguyên tại chỗ và
22
Luận văn tốt nghiệp
nguyên liệu sản xuất tại chỗ (với giá rẻ để tăng khả năng cạnh tranh). Tiêu
chí này đánh giá múc độ sử dụng các nguồn lực tại chỗ (nhân lực và tài
nguyên trong nước) của ngành công nghiệp chủ yếu được coi là lợi thế cạnh
tranh rất quan trọng của Việt Nam trong thời gian tới.
Tiêu chí thứ hai : Là những ngành phát triển mạnh và hiệu quả, có khả
năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Tiêu chí
này là sự thể hiện của bốn tiêu chí về đánh giá hiệu quả đó là tiêu chí (c) -
Thường xuyên đóng góp lớn cho giá trị tăng thêm và tăng trưởng giá trị tăng
thêm của ngành công nghiệp hàng năm ; (d) - Có khả năng chiếm lĩnh thị
phần lớn trên thị trường nội địa/thế giới ; (h) - Đạt giá trị tăng thêm cao trên
một đồng vốn đầu tư phát triển, một đồng vốn tài sản lưu động và một đồng
vốn tài sản cố định và (g) - Đạt mức thu nhập cao cho một lao động.
Tiêu chí thứ ba : Là những ngành mà sản phẩm của nó đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng, nhu cầu phát triển, sản xuất của thị trường trong nước và quốc tế.
Tiêu chí này là sự thể hiện của hai tiêu chí hiệu quả đó là tiêu chí (a) - Thiết
yếu đối với nhu cầu sinh hoạt (ăn, mặc, ở, đi lại, sinh hoạt, học hành, giải trí)

và hợp thị hiếu thị trường trong nước/quốc tế ; và (b) - Thiết yếu đối với nhu
cầu và phù hợp môi trường sản xuất trong nước/quốc tế. Tiêu chí này thể hiện
mức độ cần của thị trường hàng tiêu dùng trong nước/ngoài nước và mức độ
cần của thị trường tiêu thụ nguyên liệu sản xuất đối với hàng công nghiệp
chủ yếu được sản xuất trong nước.
Tiêu chí thứ tư : Là những ngành có khả năng áp dụng nhanh các công
nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, công nghệ bảo vệ môi trường, từ đó nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành đối với thị trường trong nước/quốc tế. Tiêu
chí này là sự thế hiện của tiêu chí (i) - Đạt trình độ công nghệ quốc tế và bảo
vệ môi trường.
Tiêu chí thứ năm : Là những ngành có tác dụng lan tỏa trong cả nền
kinh tế. Tiêu chí này là tiêu chí quan trọng cuối cùng trong việc xác định một
ngành có được coi là chủ yếu hay không. Tiêu chí này thể hiện sự phát triển
23

×