Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình tại các đài phát thanh truyền hình khu vực đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN HƢNG

XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN HƢNG

XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Mã số: 60320101

NGƢỜI HƢỚNG DẪN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

KHOA HỌC



TS. NGUYỄN THỊ THOA

PGS.TS. ĐẶNG THỊ THU
HƢƠNG

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của
tôi. Các số liệu nêu trong luận văn được dựa trên nguồn tin cậy. Tôi
xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về công trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hƣng

i


LỜI CẢM ƠN
Để luận văn được hoàn thành, em chân thành bày tỏ sự biết
ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội cùng quý Thầy, Cô đã tận
tình truyền đạt tri thức, niềm say mê nghiên cứu khoa học trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời
cảm ơn tới TS. Nguyễn Thị Thoa - người đã tận tình hướng dẫn, góp

ý để em hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
đã hợp tác, chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nguồn tư liệu quan
trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơntới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2019

Nguyễn Văn Hƣng
ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA VÀ XÃ HỘI HÓASẢN
XUẤT CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ........................................ 13
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ..................................................... 13
1.1.1. Khái niệm Xã hội hóa ........................................................................... 13
1.1.2. Khái niệm Chƣơng trình truyền hình .................................................... 16
1.1.3. Khái niệm về xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình ................ 19
1.2. Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về xã hội hóa trong lĩnh vực báo chí
nói chung, truyền hình nói riêng ..................................................................... 22
1.3. Tổng quan về thực tiễn hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình tại
Việt Nam ......................................................................................................... 26
1.3.1. Lịch sử của hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình .. 26

1.3.2. Sự phát triển số lƣợng hoạt động xã hội hóa truyền hình ..................... 28
1.3.3. Nhu cầu của các đơn vị tham gia vào hoạt động xã hội hóa truyền hình29
1.4. Các tiêu chí xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình...................... 31
1.5. Vai trò củaxã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình ........................ 33
1.5.1.Xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình làm cho các chƣơng trình
phong phú hơn, hiệu quả xã hội lớn hơn......................................................... 33
1.5.2. Xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình thúc đẩy nhu cầu tiếp
nhận thông tin của công chúng ngày càng cao................................................ 34
1.5.3. Xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền hình giúp giảm bớt gánh
nặng cho các Đài truyền hình .......................................................................... 35

iii


CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH CÁC ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNHĐỊA
PHƢƠNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ................................... 37
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội các tỉnh khu vực
đồng bằng Sông Hồng ..................................................................................... 37
2.2. Lƣợc sử Đài Truyền hình 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định,Thái Bình và hoạt
động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình của các Đài ....................................... 40
2.2.1. Đài Phát thanh- Truyền hìnhNinh Bình (NBTV) ................................. 40
2.2.2. Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định (NTV) ................................. 41
2.2.3. Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình(TBTV).................................. 42
2.3. Đối tƣợng tham gia xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình ......... 44
2.4.Các đài Phát thanh - Truyền hìnhNinh Bình, Nam Định và Thái Bình thực
hiện liên kết sản xuất chƣơng trình truyền hình .............................................. 49
2.4.1. Thực trạng số lƣợng, tỷ lệ các chƣơng trình xã hội hóa ....................... 49
2.4.2. Thực trạng hình thức xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình .... 54
2.4.3. Thực trạng nội dung các chƣơng trình sản xuất theo hình thức xã hội

hóa ................................................................................................................... 59
2.4.4. Thực trạng các phƣơng thức xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền
hình .................................................................................................................. 64
2.5. Qui trình sản xuất và quản lý nội dung các chƣơng trình có yếu tố xã hội
hóa ................................................................................................................... 66
2.5.1. Quy trình sản xuất ................................................................................. 66
2.5.2. Phƣơng thức quản lý hoạt động xã hội hóa: ......................................... 67
2.6. Đánh giá thực trạng xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình ở khu
vực đồng bằng Sông Hồng .............................................................................. 70
2.6.1.Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân ............................................... 70
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 74
iv


Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 85
CHƢƠNG 3:VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG XÃ HỘI
HÓASẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CỦA CÁC ĐÀI
PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG........ ..................................................................................................... 86
3.1.Quan điểm về vấn đề xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền hình
của các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phƣơng khu vực đồng bằng sông
Hồng ................................................................................................................ 86
3.2. Xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền hình của các Đài Phát thanh
Truyền hình địa phƣơng khu vực đồng bằng sông Hồng phải gắn với nhiệm
vụ phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị ở các địa
phƣơng ............................................................................................................. 87
3.3. Xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền hình của các Đài Phát thanh
Truyền hình địa phƣơng khu vực đồng bằng sông Hồng phải chú trọng đến
nội dung chƣơng trình phù hợp với đặc thù vùng miền .................................. 88
3.4. Đề xuất giải pháp tăng cƣờng xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền

hình .................................................................................................................. 88
3.4.1. Giải pháp chung .................................................................................... 88
3.4.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 95
3.5. Giải pháp cụ thể của 3 đài Phát thanh Truyền hình khu vực đồng bằng
Sông Hồng ..................................................................................................... 103
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3................................................................................ 105
KẾT LUẬN ................................................................................................... 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 112

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVG

Công ty nghe nhìn toàn cầu(Audio – Video Global)

CATV

Truyền hình cáp (Community access televison)

XHH

Xã hội hóa

BBT

Ban biên tập

GS. TS


Giáo sƣ, Tiến sỹ

NBTV

Đài PT-TH Ninh Bình

TBTV

Đài PT-TH Thái Bình

NTV

Đài PT-TH Nam Định

HD

Truyền hình độ nét cao (High definition televison)

HTV

Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

MOV

Kênh Điện ảnh - Giải trí

Nxb

Nhà xuất bản


PT-TH

Phát thanh truyền hình

SCTV

Công ty truyền hình cáp Sài Gòn Tourist

STTV

Kênh Thể thao - Du lịch

TS

Tiến sỹ

THVN

Truyền hình Việt Nam

TH

Truyền hình

TT&TT

Thông tin và truyền thông

TTXVN


Thông tấn xã Việt Nam

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VTV

Đài truyền hình Việt Nam

VCTV

Truyền hình cáp Việt Nam

VNK

Kênh Quảng cáo

CTTH

Chƣơng trình truyền hình

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội của đất
nƣớc, sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông nói

chung và truyền hình nói riêng, ở Việt Nam đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ.
Có rất nhiều đài truyền hình và kênh truyền hình ra đời, tạo môi trƣờng thuận
lợi cho việc hƣởng thụ các sản phẩm truyền hình của khán giả, phác họa sự
sôi động của việc cạnh tranh chất lƣợng chƣơng trình giữa các kênh và các đài
truyền hình với nhau. Để “đứng vững” trong cuộc cạnh tranh gay gắt đó, điều
cần thiết đối với những ngƣời làm truyền hình không chỉ là sự cố gắng nhiều
hơn, sáng tạo nhiều hơn, mà quan trọng là phải nhận thức đƣợc những thách
thức và thời cơ, thấy đƣợc xu thế vận động tất yếu, lấy đó làm cơ sở để xây
dựng chiến lƣợc hành động phù hợp cho sự phát triển của ngành.
Năm 2015, Chính phủ ban hành nghị định 16/NĐ-CP, quy định cơ chế
tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Khi nhà nƣớc đang xóa dần bao cấp cho
các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các cơ quan báo chí, Đài Phát
thanh và truyền hình (PT - TH), khuyến khích tự chủ về tài chính, thì các cơ
quan báo, đài đã phải tự tìm hƣớng đi cho mình. Gần đây nhất, ngày
25/10/2017, Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII đã
ban hành nghị quyết số 20 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý,
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập,
trong đó, mục tiêu tổng quát là “Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ
thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có
năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò
chủ đạo, then chốt trong thị trƣờng dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ
sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu, có chất lượng ngày càng cao. Giảm mạnh
đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên
1


chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, viên chức. Giảm
mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nƣớc cho đơn vị sự
nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nƣớc, cải cách tiền lƣơng và nâng
cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Phát

triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần
kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công”.
Nhƣ vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta đã chú trọng đến việc phát triển dịch vụ
sự nghiệp công, trong đó có cả lĩnh vực truyền hình. Hiện nay, nhiều chƣơng
trình truyền hình đã có những khâu, những công đoạn có sự tham gia của các
thành phần kinh tế trong xã hội (thƣờng thì là một phần kinh phí của các
doanh nghiệp tài trợ), để tổ chức dàn dựng, sản xuất chƣơng trình. Điều này
có tác động rất lớn tới sự “sống còn” của truyền hình, khi mà tiềm lực của
truyền hình còn nhiều hạn chế. Để có đủ điều kiện đầu tƣ cho phát triển, đa
dạng hóa các nguồn thu, thì xã hội hóa về mặt kinh phí là một xu thế tất yếu
đối với các đài truyền hình, nhất là các đài truyền hình địa phƣơng.
Đài PT-TH các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay cũng đã và đang
thực hiện theo hình thức xã hội hóa, trong đó có xã hội hóa sản xuất các
chƣơng trình truyền hình. Ví dụ:đài PT-TH Thái Bình đang là một trong
những đơn vị có nhiều chƣơng trình xã hội hóa cả về hình thức và nội dung,
luôn đƣợc thay đổi theo từng lứa tuổi khán giả, từng thời gian, thời điểm để
phù hợp với công chúng. Mỗi năm nguồn chi đầu tƣ cho kỹ thuật và nhân sự
của Đài PT-TH Thái Bình là không nhỏ, trong khi nguồn ngân sách nhà nƣớc
cấp cho đài lại không nhiều (năm 2017, đƣợc cấp ngân sách hoạt động 7 tỷ
đồng. Con số này chỉ đủ trả lƣơng cho 120 cán bộ nhân viên của Đài) Tất cả
các khoản chí phí đầu tƣ cho sản xuất các chƣơng trình còn lại đều dựa vào
nguồn thu quảng cáo và xã hội hóa từ các đơn vị, doanh nghiệp.

2


Tƣơng tự, các đài trong khu vực đồng bằng sông Hồng, nhƣ: đài PTTH Nam Định, đài PT-TH Ninh Bình cũng đang thực hiện xã hội hoá sản xuất
các chƣơng trình truyền hình, có chiến lƣợc xã hội hóa sản xuất các chƣơng
trình văn nghệ, giải trí, game show, với sự tài trợ, đồng hành cùng chƣơng
trình của nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh....Nhiều chƣơng trình

phối hợp sản xuất với các đơn vị bên ngoài đã nhận đƣợc sự đánh giá cao của
dƣ luận xã hội.
Việc xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền hình là vô cùng cần
thiết, nhƣng lại không hề đơn giản đối với các đài PT-TH địa phƣơng, nhất là
khu vực đồng bằng sông Hồng, bởi phạm vi phủ sóng hẹp;đời sống kinh tế - xã
hội của những địa phƣơng này còn nhiều khó khăn; số lƣợng các doanh nghiệp,
nhà tài trợ trong tỉnh có đủ tiềm lực tài chính tham gia công tác xã hội hóa truyền
hình không nhiều...
Mặc dù hoạt động xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình trong
thời gian vừa qua đã thu đƣợc một số thành công, nhƣng giữa lý luận và thực
tiễn, xã hội hóa hoạt động sản xuất các chƣơng trình truyền hình vẫn tồn tại
những vấn đề cần phải đƣợc nghiên cứu. Khái niệm xã hội hóa các chƣơng
trình truyền hình hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn, các
học giả nói riêng và dƣ luận xã hội nói chung. Có những hình thức xã hội hóa
nào trong sản xuất các chƣơng trình truyền hình? Những đối tƣợng nào có thể
tham gia xã hội hóa? Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tận dụng hết các nguồn
lực khác nhau trong xã hội vào sản xuất chƣơng trình truyền hình, mà không
bị các quyền lợi cá nhân và mục đích kinh doanh thuần tuý thao túng? Lộ
trình nào, cơ chế nào xã hội hóa các chƣơng trình truyền hình? Đây là những
điều đang khiến cho việc phối hợp giữa các đơn vị còn chồng chéo, thậm chí,
gây khó khăn, cản trở cho quá trình tổ chức xã hội hóa sản xuất chƣơng trình

3


truyền hình. Trên thực tế, việc xã hội hoá sản xuất các chƣơng trình truyền
hình ở các đài địa phƣơng vẫn còn nhiều bất cập…
Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận, đánh giá và tổng kết thực tiễn trên cơ sở
khoa học để đƣa ra những dự báo, đề xuất, kiến nghị trong lĩnh vực xã hội hoá
truyền hình và từng bƣớc đi đến thống nhất các khái niệm liên quan, phƣơng

thức hoạt động của xã hội hoá sản xuất các chƣơng trình truyền hình là việc
làm cần thiết.
Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn: "Xã hội hóa sản xuất các
chương trình truyền hình tại các Đài Phát thanh và Truyền hình khu vực đồng
bằng sông Hồng" làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
XHH sản xuất chƣơng trình truyền hình không phải là một đề tài mới mẻ
trong thời điểm hiện nay . Ở nƣớc ngoài hoa ̣t đô ̣n g này đã đƣợc áp dụng từ
khá lâu và cũng đã có mô ̣t số tài liệu phản ánh xu thế này . Ở Việt Nam, cũng
đã có không ít công trình khoa học, khóa luận... nghiên cứu về vấn đề này,
khẳng định một chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc, phù hợp với
thực tiễn khách quan, thôngqua đó đã làm sáng tỏ nhu cầu thực tiễn đang đặt
ra với ngành truyền hình và cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế.
Ở Việt Nam, hiê ̣n đã có mô ̣t số công triǹ h nghiên cứu về vấ n đề XHH sản
xuất chƣơng trình truyền hình nhƣ sau:
(1)“Xã hội hoá sản xuất chương trình TH hiện nay - Khảo sát tại Đài
Phát thanh và Truyền hình Hà Tây 2004 - 2006”,Vũ Thu Hà (2007), Luận văn
Thạc sĩKhoa học Báo chí - Đại học Quốc gia Hà Nội, trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
Luâ ̣n văn đã tâ ̣p trung vào việc phân tích đặc điểm, thực trạng, ƣu, nhƣợc
điểm của hoạt động XHH sản xuất truyền hình ở Đài PT -TH Hà Tây - mô ̣t
đàitruyề n hin
̀ h điạ phƣơng (hiê ̣n nay Đài đã đƣơ ̣c sát nhâ ̣p với Đài PT -TH Hà
4


Nô ̣i). Luâ ̣n văn mới dừng la ̣i ở viê ̣c khảo sát những vấn đề chung nhất trong
hoạt động XHH ở một số chƣơng trình cụ thể ở kênh phát sóng quảng bá của
Đài PT-TH Hà Tây. Viê ̣c khảo sát hoa ̣t đô ̣ng của các đố i tác bên ngoài trong
sản xuất các chƣơng trình phát sóng ở hê ̣ thố ng truyề n hình cáp chƣa đƣơ ̣c đề

câ ̣p.
(2) “Bước đầu nghiên cứu vấn đề xã hội hóa ở Việt Nam” -Khảo sát
chƣơngtrình“Làm giàu không khó” trên VTV1 từ tháng 1 đến tháng 5/2007,
Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2007), Khóa luận Tốt nghiệp Đa ̣i ho ̣c - Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.
Khóa luận dành chủ yếu dung lƣợng cho việc khảo sát , phân tích để làm
rõhoạt động XHH trong việc sản xuất chƣơng trình“Làm giàu không khó”



mô ̣tchƣơng trin
̀ h phát trên hê ̣ thố ng truyề n hiǹ h quảng bá của Đài THVN

.

Khóa luận đã chỉ ra những ƣu và nhƣợc điểm của hoạt động XHH. Tuy nhiên,
do viê ̣c khảo sát he ̣p , đố i tƣơ ̣ng, thời gian khảo sát ngắn (chỉ có 5 tháng), vì
vậy kết quả mới là những khái quát ban đầu
(3)“Xã hội hóa sản xuất các chương trình của Đài TH Việt Nam”- Khảo
sát từ tháng 1/2007 đến hết tháng 6/2008), Lê Thị Thu Hòa (2008), Luận văn
thạc sĩ truyền thông đại chúng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền.So với
khóa luận của Nguyễn Thị Tuyết Nhung nêu trên, luận văn này tuy diện khảo
sát rộng hơn nhƣng khung lý thuyết chƣơng 1 chƣa thật rõ ràng, mạch lạc, cho
nên phần phân tích thực trạng thiếu cơ sở soi chiếu để đƣa ra bức tranh tổng
thể về XHH sản xuất các chƣơng trình truyền hình.
(4) “Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài Truyền hình
thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và định hướng phát triển” - Dƣơng
Thanh Tùng (2012), Luận văn Thạc sĩKhoa học Báo chí - Đại học Quốc gia
Hà Nội, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.


5


Luận văn đã hệthống hóa cơ sởlý luận và thực tiễn vềhoạt động xã hội
hóa nói chung và xã hộihóa truyền hình nói riêng. Đánh giá thực trạng hoạt
động sản xuất chƣơng trình truyền hình có yếu tố xã hội hóa của Đài Truyền
hình Thành phố Hồ Chí Minh. Xác định giải pháp và định hƣớng phát triển xã
hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ
Chí Minh.
Cho đến nay, đã có một số luận văn, khóa luận, bài báo nghiên cứu về
hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình nói chung, tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu về vấn đề xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền
hình gần nhƣ chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu một cách bài bản và cụ thể đối
với các đài truyền hình địa phƣơng, nhất là các đài khu vực đồng bằng sông
Hồng.
Qua nghiên cứucác công trình đã có từ trƣớc, tác giả đã khái quát đƣợc
một số vấn đề lý luận về xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình, tuy nhiên, các
nghiên cứu đều đánh giá thực trạng và ƣu, nhƣợc điểm của quy trình sản xuất,
hoặc sản phẩm xã hội hóa của một chƣơng trình truyền hình cụ thể trong một
giai đoạn nhất định. Những nghiên cứu này thƣờng tập trung vào các đài
truyền hình lớn, có tiềm lực kinh tế, còn đối với các địa phƣơng nhƣ các đài
truyền hình vùng đồng bằng sông Hồng lại chƣa có một khảo sát cụ thể nào
để chỉ ra những hiệu ứng về kinh tế và xã hội mà hoạt động xã hội hóa này
mang lại, cũng nhƣ những bất cập hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực này,
hay đánh giá của công chúng đối với các chƣơng trình truyền hình đƣợc xã
hội hóa. Vì thế có thể xem đây là đề tàiđầu tiên nghiên cứu về vấn đề xã hội
sản xuất các chƣơng trình truyền hình ởđài truyền hình địa phƣơng vùng đồng
bằng sông Hồng.Đề tài không trùng lặp với các nghiên cứu trƣớc đó, tuy
nhiên, tác giả luận văn sẽ cố gắng chắt lọc, kế thừa những tri thức trong các
công trình đã có để nghiên cứu đề tài.

6


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng, đánh giá những thành công và hạn chế
hoạt độngxã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình tại các Đài PTTH khu vực đồng bằng sông Hồng (qua nghiên cứu trƣờng hợp 3 tỉnh: Ninh
Bình, Nam Định, Thái Bình), từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần
nâng cao chất lƣợng hoạt độngxã hội hóa sản xuất các chương trình truyền
hình tại các Đài PT-TH khu vực đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận của xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền
hình và cơ sở pháp lý, vai trò chủ động của truyền hìnhtrongviệc tổ chức xã
hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền hình.
- Nghiên cứu thực trạng xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền
hìnhcủa các tỉnhNinh Bình,Nam Định, Thái Bìnhtrong thời gian từ tháng
01/2017 đến tháng 6/2018, đánh giá những thành công và hạn chế, chỉ ra
những nguyên nhân của hạn chế.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, dựa vào các chứng cứ khoa
học đã thu đƣợc, từ đó luận văn sẽ đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao
chất lƣợng hoạt độngxã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình tại các
Đài PT-TH khu vực đồng bằng sông Hồngtrong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Xã hội hóa sản xuất các chương
trình truyền hình tại các Đài Phát thanh - Truyền hình khu vực đồng bằng
sông Hồng

7



4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn giới hạn việc nghiên cứu thực trạng xã hội hóa sản xuất các
chương trình truyền hình tại các Đài PT-TH khu vực đồng bằng sông
Hồng(bao gồm: khảo sát các chƣơng trìnhđã thực hiện xã hội hóa trong sản
xuất chƣơng trình TH của 3 đài PT-TH tỉnh: Ninh Bình,Nam Định,Thái Bình)
Lý do chọn khảo sátĐài PT - TH của ba tỉnh này:
* Cả ba tỉnh đều thuộc đồng bằng Sông Hồng
* Ba Đài PT - TH này có diện phủ sóng không chỉ trong tỉnh, mà còn
trong toàn khu vực đồng bằng Sông Hồng, đƣợc cấp trên và các đồng nghiệp
đánh giá có hoạt độngxã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình khá
nghiêm túc và chất lƣợng.
* Về địa lý: Ninh Bìnhvà Nam Định gần nhất với Thái Bình (nơi tác giả
luận văn đang sống và làm việc ở Đài PT - TH Thái Bình), do đó tác giả sẽ có
những thuận lợi nhất định trong quá trình khảo sát và điền dã, phối hợp tác
nghiệp với các đài Ninh Bình,Nam Định.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2017 đến tháng 6/2018.
Lý do chọn thời gian này: Đây là khoảng thời gian có thể bảo đảm tính
thời sự của vấn đề nghiên cứu, vì đây chính là thời điểm tác giả luận văn nhận
đề tài và bắt tay vào nghiên cứu.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên lý thuyết về xã hội hóa, hệ thống quan
điểm và phƣơng pháp luận duy vật biện chứng về sự vận động của các hình
thái kinh tế - xã hội, về mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thƣợng tầng và
cơ sở hạ tầng; dựa trên đƣờng lối của Đảng; quy định của Nhà nƣớc về vấn đề
xã hội hóa và xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình; lý luận về báo chí -

8



truyền thông, lý luận về báo chí truyền hìnhvà lý luận của các khoa học liên
ngành.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
5.2.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Từ những tài liệu (sách, giáo trình, bài giảng, bài nghiên cứu,…) của các
nhà nghiên cứu, nhà khoa học về báo chí, truyền thông, về chuyên ngành
truyền hình, luận văn sẽ hệ thống hóa các vấn đề lý luận trong tổ chức sản
xuất các chƣơng trình truyền hình, từ đó rút ra những cơ sở lý luận và thực
tiễn trong việc xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền hình của đài PTTH địa phƣơng khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực chứng
Nghiên cứu hồ sơ sản xuất của các chƣơng trình truyền hình xã hội hóa
củaNinh Bình,Nam Định, Thái Bìnhđã và đang đƣợc phát sóng, từ đó rút ra
những kết luận liên quan.
5.2.3. Phương pháp thống kê, phân tích, chứng minh, tổng hợp và đánh giá
- Thống kê số lƣợng chƣơng trình xã hội hóa đã đƣợc phát sóng trong
thời gian từ tháng 01/2017 đến tháng 6/2018.
- Phân tích và chứng minh về nội dung, hình thức, phƣơng thức sản xuất
của các chƣơng trình truyền hình đƣợc xã hội hóa
- Tổng hợp và đánh giá: Tổng hợp các chứng cứ khoa học và kết quả
nghiên cứu, từ đó đánh giá những thành công và hạn chế thực trạng xã hội hóa
sản xuất các chƣơng trình truyền hình của đài PT-TH địa phƣơng khu vực đồng
bằng sông Hồng.
5.2.4. Phương pháp điền dã, phối hợp tác nghiệp
Hoạt động sản xuất chƣơng trình truyền hình phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện, đặc điểm, thói quen, quy trình của mỗi đài truyền hình. Do đó, để
hiểu sâu hơn về quy trình sản xuất xã hội hóa của mỗi đài, tác giả luận văn
9



trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất một số chƣơng trình đƣợc xã hội hóa
sản xuất của 3 đài truyền hình Ninh Bình, Nam Định,Thái Bình.
5.2.5. Phương pháp điều tra xã hội học
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Để tăng tính khách quan trong việc
nghiên cứu, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả còn sử dụng phƣơng
pháp điều tra xã hội học bằng các phỏng vấn sâu để thu thập quan điểm, ý kiến,
kinh nghiệm nghề nghiệp từ các lãnh đạo Đài, chủ nhiệm chƣơng trình, phóng
viên, biên tập viên, đạo diễn. Ý kiến nhận xét của các doanh nghiệp hay các
nhà tài trợ chƣơng trình về sự phối hợp với nhà đài, hiệu quả xã hội mà chƣơng
trình đã đem đến cho nhà tài trợ. Phỏng vấn đánh giá của các nhà quản lý (lãnh
đạo Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Lãnh đạo Sở Thông tin Truyền thông) về các
chƣơng trình đƣợc xã hội hóa sản xuất.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành
điều tra xã hội học bằng Phiếu trƣng cầu ý kiến để lấy ý kiến công chúng
đánh giá chất lƣợng các chƣơng trình đã đƣợc xã hội hóa, để xem hiệu quả mà
các chƣơng trình này mang lại.(số phiếu phát đi: 300, số phiếu thu về là 300,
đạt 100%)
5.3 Đóng góp của đề tài
Đề tài cung cấp thông tin toàn diện và hệ thống về vấn đề xã hội hóa
trong lĩnh vực sản xuất các chƣơng trình truyền hình.
Đây cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên về xã hội hóa sản xuất các
chƣơng trình truyền hình ở các đài PT-TH khu vực đồng bằng sông Hồng,
nên luận văn cũng góp phần bổ sung vào lý luận quản lý và hoạch định chiến
lƣợc phát triển XHH sản xuất các chƣơng trình truyền hình của cácđài PT-TH
khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng và các đài PT-TH địa phƣơng nói
chung.

10



Ngoài ra việc nghiên cứu của đề tài còn tạo ra một cái nhìn mới, thay đổi
nhận thức xem nhẹ việc tìm hiểu công chúng, quan điểm áp đặt các chƣơng
trình mà nhà đài thƣờng có, chứ không phải phát các chƣơng trình mà công
chúng cần.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài là một công trình nghiên cứu, vận dụng những lý luận về báo chí,
truyền hình để giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn, do đó, kết quả
nghiên cứu ít nhiều sẽ có những đóng góp, bổ sung nhất định cho lý luận báo
chí truyền hình về công tác xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền hình
hiện nay.
Đề tài là cơ sở khoa học để giúp các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu, công
chúng quan tâm đến vấn đề này trong việc hoạch định chiến lƣợc sản xuất các
chƣơng trình truyền hình. Qua việc thực hiện đề tài, có thể khẳng định: xã hội
hóa sản xuất các chƣơng trình truyền hình là một xu thế tất yếu khách quan
trong quá trình phát triển của các đài truyền hình. Tuy nhiên, để các đài PT TH địa phƣơng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đạt mục tiêu của
công tác xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền hình, thì cần phải giải
quyết đồng bộ nhiều khâu, trong đó phải coi trọng công tác quản lý, vì chỉ có
quản lý tốt thì mới đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả các chƣơng trình truyền
hình xã hội hóa.
6.2. Giá trị thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn mang lại một cái nhìn tổng quan hơn về
hoạt động xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền hình hiện nay, đồng
thời góp phần đề xuất thêm các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng của các
chƣơng trình xã hội hóa với sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, tác giả cũng mong muốn có thể phát triển và ứng dụng những kết
11



quả của đề tài này trong thực tế hoạt động tại các đài PT-TH địa phƣơng nói
chung, và các đài trong khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng.
7. Bố cục của luận văn
Gồm: Mở đầu, 3 chƣơng nội dung chính, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục.
3 chƣơng nôi dung chính:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về xã hội hóa và xã hội hóa sản xuất các
chƣơng trình truyền hình
- Chƣơng 2: Thực trạng xã hội hóa sản xuất chƣơng trình truyền hình ở
các Đài Phát thanh Truyền hình địa phƣơng khu vực đồng bằng Sông Hồng
- Chƣơng 3: Vấn đề đặt ra và giải pháp tăng cƣờng xã hội hóa sản xuất
chƣơng trình truyền hình của các Đài Phát thanh Truyền hình khu vực đồng
bằng Sông Hồng

12


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA VÀ XÃ HỘI HÓA
SẢN XUẤT CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm Xã hội hóa
Theo từ điển tiếng Việt, xã hội hóa nghĩa là làm cho trở thành chung
của xã hội. [29,tr.1140].Từgóc dộ xã hội học, xã hội hóa là quá trình mỗi
ngƣời, từ khi lọt lòng tới lúc già yếu, thâu nhận kiến thức, kỹ năng, địa vị, lề
thói, quy tắc, giá trị...xã hội và hình thành nhân cách của mình. Trong lịch
sử,C. Mác và V. I. Lênin đã đƣa ra quan điểm về xã hội hóa, tuy nhiên, các
ông chỉ tập trung nghiên cứu về xã hội hóa tƣ liệu sản xuất trong chế độ xã
hội chủ nghĩa. Theo C. Mác: "Xã hội hóa sự tiến xa hơn nữa của quá trình
lao động...thành khai thác xã hội, và do đó là tư liệu sản xuất chung"[28, tr.

877] và"sự tiết kiệm mọi tư liệu sản xuất trong sử dụng như là tư liệu sản xuất
của lao động tập thể, xã hội hóa"[28, tr. 877].Điều đó có nghĩa, từ "xã hội
hóa" đƣợc hiểu theo biểu hiện của lao động tập thể, đã thành đơn vị đo đếm
đƣợc, tập hợp đƣợc, phân phối đƣợc, trả lƣơng hàng loạt đƣợc, trên bình diện
xã hội (hay toàn cầu) và vì thế có thể khai thác hay bóc lột đƣợc. Tiến trình xã
hội hoá lao động bao gồm sự biến dạng lao động đơn thuần thành lao động
với tƣ cách tƣ liệu sản xuất chung, tập thể. Vậy, “xã hội hoá lao động” gồm
việc biến cá thể độc lập thành chỉ còn một mặt biểu hiện đơn thuần của con
ngƣời toàn diện.
Nghĩa thứ hai của khái niệm “xã hội hoá” theo Lênin cũng vẫn đặt trên
cơ sở mặt biểu hiện cấp cao của lao động/tƣ liệu sản xuất trên bình diện toàn
xã hội trong giai đoạn nhà nƣớc thay mặt xã hội làm chủ, tổ chức lao động,
quản lý sản xuất, “kiểm kê và phân phối hợp lý” tƣ liệu sản xuất xuyên qua
luật pháp và chính trị, toàn phần hay gần toàn phần. Lênin viết: “Khi chúng ta
13


vẫn còn trong khuôn khổ sản xuất hàng hoá và tư bản chủ nghĩa, bãi bỏ tư
hữu đất đai là quốc hữu hoá đất đai. Từ "xã hội hoá" chỉ biểu lộ khuynh
hướng, ước mơ, một bước sửa soạn tiến tới chủ nghĩa xã hội",[51].Từ xã hội
hoá ở đây đƣợc dùng với nghĩa huy động nguồn lực của toàn dân vào hoạt
động của các lĩnh vực này.
Có ngƣời cho rằng,xã hội hoá là xã hội góp tiền vào để làm việc gì đó
trong một lĩnh vực nào đó. Thông thƣờng ngƣời ta hiểu “xã hội hoá” một cách
phiến diện về lý luận, hàm nghĩa là: biến một trách nhiệm nào đó thành trách
nhiệm chung của xã hội. Thực ra đây chỉ là một trong rất nhiều nghĩa của từ
này. Một số ngƣời cho rằng, xã hội hóa là tạo điều kiện cho quá trình phát
triển tƣ nhân mà không chú trọng đến mục tiêu và định hƣớng xã hội. Một ví
dụvề sự nhầm lẫn có thể nhắc đến: giáo dục ở Việt Nam vốn là Nhà nƣớc lo,
thì “xã hội hoá giáo dục” nghĩa là mọi ngƣời phải tự trả phí.

Xã hội hóa là một thuật ngữ đƣợc sử dụng khá rộng rãi trong thời gian gần
đây ở Việt Nam. Gõ từ khóa "xã hội hóa" trên trang tìm kiếm
có thể có tới gần 200 nghìn kết quả. Ngƣời ta sử dụng từ
này cho rất nhiều lĩnh vực; xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế, xã hội hóa thể
thao, xã hội hóa khoa học công nghệ...Thuật ngữ này cũng đƣợc báo chí sử
dụng rộng rãi với hàm nghĩa khác nhau.
Theo giáo sƣ Võ Tòng Xuân, nguyên hiệu trƣởng trƣờng đại học An
Giang: "Vấn đề xã hội hóa suy cho cùng là khuyến khích nhân dân bỏ tiền vốn
đầu tư vào những chương trình công cộng. Gần đây Chính phủ và các địa
phương muốn đẩy mạnh xã hội hóa những lãnh vực mà nhà nước không đủ
sức đầu tư như y tế, giáo dục, cầu đường, nông thôn...Bên cạnh đó, lòng từ
thiện của dân chúng cũng luôn được khơi dậy mỗi khi thiên tai xảy đến các
vùng lãnh thổ"[52]. Trong bài viết này, tác giả đề cập tới một quan niệm khác
về xã hội hóa: Các hoạt động xã hội hóa đƣợc thực hiện dƣới hình thức từ
14


thiện, có nghĩa là, thay vì hoạt động nhà nƣớc trong các chƣơng trình kinh tế
xã hội, ngƣời ta kêu gọi các cá nhân và tổ chức trong xã hội làm việc thiện
nhƣng bản chất của các hoạt động này vẫn là huy động nguồn lực của xã hội
vào các lĩnh vực, thay vì sử dụng vốn nhà nƣớc.
Xã hội hoá cũng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm thực hiện
trong nhiều lĩnh vực, mà trƣớc hết là trong sản xuất kinh doanh và trong y tế,
giáo dục. Tuy nhiên, hình thức xã hội hoá đối với mỗi ngành lại có sự khác
biệt tuỳ theo đặc trƣng của ngành.
Cũng có ngƣời hiểu xã hội hóa là: xã hội góp tiền vào để làm việc gì đó
trong một lĩnh vực nào đó. Thông thƣờng ngƣời ta hiểu "xã hội hóa" một cách
phiến diện về lý luận, hàm nghĩa là: biến một trách nhiệm nào đó thành trách
nhiệm chung của xã hội. Thực ra đây chỉ là một trong rất nhiều nghĩa của từ
này. Một số ngƣời cho rằng, xã hội hóa là tạo điều kiện cho quá trình phát

triển tƣ nhân, mà không chú trọng đến mục tiêu và định hƣớng xã hội.
Chúng ta thƣờng hiểu qua tiếng Anh: xã hội hóa là socialize, nhƣng còn
một cách khác để dịch cho từ này sang tiếng Anh là mobilizing (nghĩa là huy
động, động viên, làm cho ai/cái gì trở nên sẵn sàng phục vụ cộng đồng). Nhƣ
vậy xã hội hóa còn đƣợc hiểu là huy động, động viên, ai hoặc cái gì đó vào
lĩnh vực hoạt động của xã hội. Ví dụ về ngành giáo dục, theo nghĩa này thì xã
hội hóa giáo dục không phải đóng tiền để làm giáo dục, mà là huy động mọi
ngƣời tham gia làm giáo dục.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm xã hội hóa, tuy nhiên, tác
giả luận văn chấp nhận cách hiểu xã hội hóa là: thu hút nguồn nhân lực, vật
lực, trí lực và tài lực của toàn xã hội vào một hoạt động cụ thể.

15


1.1.2. Khái niệm Chương trình truyền hình
1.1.2.1.Khái niệm truyền hình
Là một công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông, truyền hình bao
gồm tập hợp nhiều thiết bị điện tử có khả năng thu nhận tín hiệu sóng vô
tuyến, truyền dẫn các tìn hiệu điện mang hình ảnh và âm thanh đƣợc mã hóa,
đƣợc phát dƣới dạng sóng vô tuyến, hoặc thông qua hệ thống cáp quang, hoặc
cáp đồng trục. Truyền hình đáp ứng cùng một lúc cả hai chức năng nghe và
nhìn, những hình ảnh sẽ đƣợc trình chiếu trên các màn hình và âm thanh đƣợc
phát trên hệ thống loa. Truyền hình có tên tiếng Anh là Television, ngoài ra
có các tên gọi khác nhƣ Tivi, Vô tuyến truyền hình, hoặc ngắn gọn hơn chính
là truyền hình.
Theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn: “Thông tin truyền hình tái hiện cuộc sống
hiện thực trong trạng thái sống. Nghĩa là, truyền hình có thể là một phạm vi,
một bộ phận nguyên dạng những gì đang diễn ra ngoài đời nhưng nó được
cho là rõ hơn, đẹp hơn. Người xem truyền hình có cảm giác như họ đang có

mặt, trực tiếp chứng kiến hay đang tham gia vào sự kiện thực tế đó”[37,
tr.132].
Khái niệm “truyền hình” đƣợc định nghĩa trong “Từ điển tiếng Việt:
“Truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh đi xa bằng radio, hoặc
bằng đường dây”.[30, tr.1124].
Trong “Giáo trình báo chí truyền hình”, PGS.TS Dƣơng Xuân Sơn
cũng trình bày một khái niệm tƣơng tự: “Thuật ngữ Truyền hình (Television)
có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele”
có nghĩa là “ở xa”, còn “videre” là “thấy được, còn tiếng Latinh có nghĩa là
xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Télévision”, tiếng
Nga là “телевидение”. Như vậy, dù phát triển ở bất cứ đâu, ở quốc gia nào
thì tên gọi truyền hình cũng chung một nghĩa là nhìn được từ xa.”[34, tr.13].
16


1.1.1.2. Khái niệm chương trình truyền hình
Chƣơng trình truyền hình là một đơn vị phát sóng trong nội dung
truyền hình, là hình thức giao tiếp cơ bản của khán giả với truyền hình.
Chƣơng trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp, bố trí các nội dung thông tin,
giáo dục, giải trí trong một thời gian nhất định theo một chủ đề và phạm vi
nội dung nhất định. Chƣơng trình truyền hình thƣờng đƣợc sắp xếp trên 1
khung giờ và có 1 phần mở đầu (gọi là hình hiệu) ổn định để khán giả dễ theo
dõi.
Thuật ngữ “Chƣơng trình truyền hình” đƣợc tiếp cận dƣới nhiều góc độ
khác nhau. Theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn: “Thuật ngữ chương trình truyền hình
thường được sử dụng trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, người ta
dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi trong
ngày, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay của cả đài
truyền hình. Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hình dùng để chỉ một
hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu

khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán,
thời lượng ổn định và được phát đi theo định kỳ”[37, tr.142].
PGS.TS Dƣơng Xuân Sơn quan niệm: “Chương trình truyền hình là sự
liên kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh và
âm thanh được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào
tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm
mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả”[34, tr.113].
Nhƣ vậy, các quan niệm trên tƣơng đối thống nhất với khái niệm đƣợc
đề xuất trong từ điển Tiếng Việt về cách hiểu “chƣơng trình”.
Từ các quan điểm trên, có thể tiếp cận khái niệm “chương trình truyền
hình” ở các khía cạnh nhƣ sau:

17


×