Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hiện tượng mơ hồ từ vựng và mơ hồ cú pháp trong các văn bản ngoại giao tiếng trung đối chiếu với tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*

DƢƠNG LỘ DAO

HIỆN TƢỢNG MƠ HỒ TỪ VỰNG VÀ MƠ HỒ CÚ PHÁP
TRONG CÁC VĂN BẢN NGOẠI GIAO TIẾNG TRUNG
ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*

DƢƠNG LỘ DAO

HIỆN TƢỢNG MƠ HỒ TỪ VỰNG VÀ MƠ HỒ CÚ PHÁP
TRONG CÁC VĂN BẢN NGOẠI GIAO TIẾNG TRUNG
ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60220240

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Văn Tình



Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Dƣơng Lộ Dao


LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc thực hiện trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa
Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận đƣợc
rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Luận văn đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của PGS TS Phạm
Văn Tình. Tác giả xin chân thành cảm ơn tới thầy hƣớng dẫn đã giúp đỡ, chỉ bảo,
hỗ trợ học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Ngôn ngữ học- Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt
kiến thức, tạo điều kiện và hƣớng dẫn tôi hoàn thành chƣơng trình học tập và thực
hiện luận văn.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các anh chị đồng nghiệp, bạn bè tại
Khoa Ngôn ngữ học đã hỗ trợ chuyên môn, và thời gian để luận văn đƣợc hoàn
thành.
Do thời gian và kiến thức hạn chế, luận văn chắc không tránh khỏi thiếu sót.
Tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp, các nhà khoa học và độc giả để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả
Dƣơng Lộ Dao


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 2
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 8
7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................... 10
1.1. Tính mơ hồ và hiện tƣợng mơ hồ trong văn bản ................................ 10
1.1.1. Tính mơ hồ............................................................................................. 10
1.1.2. Ngôn ngữ mơ hồ .................................................................................... 12
1.1.3. Mơ hồ ngữ nghĩa và mơ hồ ngữ dụng ................................................... 12
1.1.4. Hàng rào ............................................................................................... 14
1.2. Hiện tƣợng mơ hồ trong văn bản ngoại giao ....................................... 14
1.2.1. Ngoại giao và ngôn ngữ ngoại giao...................................................... 14
1.2.2. Những đặc trưng và loại hình của hiện tượng mơ hồ trong văn bản
ngoại giao ........................................................................................................ 15
1.3. Tiểu kết .................................................................................................... 17
Chƣơng 2. HIỆN TƢỢNG MƠ HỒ TỪ VỰNG TRONG CÁC VĂN BẢN
NGOẠI GIAO TIẾNG TRUNG ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT........... 18
2.1. Mơ hồ từ vựng và những biểu hiện mơ hồ từ vựng trong văn bản
ngoại giao ....................................................................................................... 18

2.1.1. Hiện tượng mơ hồ từ vựng có cấu tạo gốc danh từ .............................. 18
2.1.2. Hiện tượng mơ hồ từ vựng có cấu tạo gốc động từ .............................. 19
2.1.3. Hiện tượng mơ hồ từ vựng có cấu tạo gốc tính từ ................................ 22
2.1.4. Hiện tượng mơ hồ từ vựng có cấu tạo gốc đại từ ................................. 28


2.1.5. Hiện tượng mơ hồ từ vựng có mơ hồ ngữ nghĩa ................................... 31
2.1.6. Hiện tượng mơ hồ từ vựng có hàng rào uyển chuyển ........................... 36
2.1.7. Hiện tượng mơ hồ từ vựng có cấu tạo gốc số từ ................................... 41
2.1.8. Hiện tượng mơ hồ từ vựng có mơ hồ quy chiếu .................................... 45
2.2. Nguyên nhân và cách khắc phục .......................................................... 50
2.2.1. Nguyên nhân.......................................................................................... 50
2.2.2. Cách khắp phục ..................................................................................... 51
2.3. Tiểu kết .................................................................................................... 53
Chƣơng 3. HIỆN TƢỢNG MƠ HỒ CÚ PHÁP TRONG CÁC VĂN BẢN
NGOẠI GIAO TIẾNG TRUNG ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT........... 55
3.1. Mơ hồ cú pháp ........................................................................................ 55
3.1.1. Câu mơ hồ cấu trúc (nghĩa nước đôi) ................................................... 55
3.1.2. Câu mơ hồ có tính gián tiếp (nghĩa hàm ẩn) ........................................ 65
3.2. Nguyên tắc cộng tác và quán ngữ mơ hồ trong văn bản ngoại giao ..... 84
3.2.1. Sự vi phạm tiêu chuẩn về số lượng của ngôn ngữ mơ hồ ..................... 85
3.2.2. Sự vi phạm tiêu chuẩn về quan hệ của ngôn ngữ mơ hồ ...................... 87
3.3. Nguyên tắc lịch sự và quán ngữ mơ hồ trong văn bản ngoại giao .......... 90
3.3.1. Tiêu chuẩn khéo léo và tiêu chuẩn hào phóng ...................................... 91
3.3.2. Tiêu chuẩn ca ngợi và tiêu chuẩn khiêm tốn ......................................... 94
3.3.3. Tiêu chuẩn đồng ý và tiêu chuẩn đồng tình .......................................... 96
3.4. Mối quan hệ giữa nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự trong
quán ngữ ngoại giao ...................................................................................... 98
3.5. Nguyên nhân và cách khắc phục ........................................................ 100
3.5.1. Nguyên nhân........................................................................................ 100

3.5.2. Cách khắc phục ................................................................................... 101
3.6. Tiểu kết .................................................................................................. 102
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106


TÓM TẮT
Mơ hồ (vagueness, trong đó có mơ hồ từ vựng và mơ hồ cú pháp) là
một hiện tƣợng thƣờng xảy ra, tồn tại trong giao tiếp mọi ngôn ngữ nói chung.
Gần đây, có nhiều học giả nghiên cứu hiện tƣợng mơ hồ trong các văn bản
ngoại giao về nhiều mặt nhƣ ngữ nghĩa học, ngữ dụng học, v.v. Ngôn ngữ
ngoại giao nhiều khi có yêu cầu không nên nói quá rõ ràng, phải dùng “ngôn
ngữ mơ hồ ẩn dụ” để diễn đạt sự uyển chuyển gián tiếp, tiện cho việc ứng xử
cần thiết. Đã có nhiều học giả (trong đó các nhà ngôn ngữ học) quan tâm
nghiên cứu, miêu tả về chức năng của hiện tƣợng mơ hồ này.
Luận văn này thông qua quy nạp phân tích hiện tƣợng mơ hồ trong các
văn bản ngoại giao tiếng Trung đối chiếu với tiếng Việt về từ vựng và cú pháp,
kết hợp với Ngôn ngữ học và Ngữ dụng học, để nghiên cứu những khác biệt
và những nguyên nhân xuất hiện của hiện tƣợng mơ hồ này. Đồng thời,
nghiên cứu nguyên tắc cộng tác, nguyên tắc lịch sự, mối quan hệ giữa hai
nguyên tắc trong quán ngữ ngoại giao và những cách dịch. Tôi mong rằng,
bản luận văn này có thể làm cho mọi ngƣời hiểu đƣợc những cách xử lý vấn
đề của những ngƣời phát ngôn và lãnh đạo của Bộ Ngoại giao, hiểu đƣợc tính
thú vị và tính linh hoạt của ngôn ngữ mơ hồ trong sự giao tiếp. Hơn nữa, đối
với viên chức ngoại giao sử dụng ngôn ngữ có ý nghĩa chỉ đạo nhất định.
Từ khoá: mơ hồ từ vựng, mơ hồ cú pháp, văn bản ngoại giao tiếng
Trung (đối chiếu với tiếng Việt), nguyên tắc lịch sự, nguyên tắc cộng tác

1



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mơ hồ (vague) là một hiện tƣợng khá phổ biến của ngôn ngữ tự nhiên,
mà hiện tƣợng này tồn tại trong mọi hoạt động sử dụng ngôn ngữ của con
ngƣời. Ngôn ngữ là một công cụ ngoại giao. Tính linh hoạt và tính phong phú
của nó đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng sách lƣợc ngoại giao, mà
mơ hồ ngôn ngữ chính là một phƣơng pháp để thực hiện sách lƣợc ngoại giao.
Đại sứ Kim Quế Hoa① (Kim Quế Hoa, nam, sinh ra tại Thƣợng Hải Trung
Quốc vào năm 1935. Ông đã từng làm Tham tán, phó Vụ trƣởng Vụ Tin tức,
ngƣời phát ngôn của Bộ Ngoại giao, nhậm chức Đại sứ tại Malaysia và
Brunei, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Thái Lan, sau nhậm chức Phó Hội
trƣởng Hội ngoại giao Trung Quốc, Phó Hội trƣởng Hội uỷ ban Trung Quốc
của Hội đồng cộng tác an ninh châu Á - Thái Bình Dƣơng (CSCAP) v.v.)
(2003) từng nói: “Ngƣời ta làm ngoại giao phải hiểu sử dụng ngôn từ ngoại
giao, đây là yêu cầu căn bản.” Các nhà ngoại giao sử dụng ngôn từ ngoại giao
để trình bày và giới thiệu hình ảnh quốc gia, thể hiện lập trƣờng quốc gia, bảo
vệ lợi ích quốc gia. Vì vậy trong sự giao tiếp ngôn từ ngoại giao rất coi trọng
sách lƣợc, nên tính mơ hồ của nó có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Bản luận
văn này nghiên cứu hiện tƣợng mơ hồ trong các văn bản ngoại giao tiếng
Trung đối chiếu với tiếng Việt về từ vựng và cú pháp, từ góc nhìn của Ngôn
ngữ học và đặc biệt là Ngữ dụng học.
Trƣớc tiên, xem xét về giá trị nghiên cứu chọn đề tài. Đối với ngôn từ
ngoại giao, nhiều học giả chỉ quan tâm đến nghiên cứu sự miêu tả và chức
năng ngữ dụng của hiện tƣợng mơ hồ trong tiếng Việt và tiếng Anh, đối chiếu
song ngữ, chƣa quan tâm nhiều đến nghiên cứu hiện tƣợng mơ hồ trong các
văn bản ngoại giao tiếng Trung đối chiếu với tiếng Việt. Luận văn này là bƣớc

2



đầu nghiên cứu hiện tƣợng mơ hồ trên ngữ liệu tiếng Trung, liên hệ với tiếng
Việt.
Luận văn này nghiên cứu hiện tƣợng mơ hồ từ vựng và mơ hồ cú pháp
trong các văn bản ngoại giao tiếng Trung đối chiếu với tiếng Việt, phân tích
những nguyên nhân xuất hiện hiện tƣợng mơ hồ đó, nghiên cứu nguyên tắc
cộng tác, nguyên tắc lịch sự, mối quan hệ giữa hai nguyên tắc, cung cấp một
phƣơng hƣớng để nghiên cứu hiện tƣợng mơ hồ sâu sắc hơn.
Cuối cùng, xem xét về giá trị ứng dụng. Bản luận văn này nghiên cứu
những nguyên nhân xuất hiện hiện tƣợng mơ hồ và cách khắc phục. Việc này
có thể làm cho ngƣời ta hiểu những thú vị của ngôn từ ngoại giao và đối với
viên chức ngoại giao sử dụng ngôn ngữ có ý nghĩa chỉ đạo nhất định.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Hiện trạng nghiên cứu về ngôn ngữ mơ hồ
Trƣớc đây nhiều học giả trong nƣớc và nƣớc ngoài đã có hứng thứ
nghiên cứu ngôn ngữ mơ hồ, hơn nữa đã giành đƣợc những thành quả to lớn
trong lĩnh vực nghiên cứu này. Đầu tiên ông Peirce đã định nghĩa mơ hồ là do
ngôn ngữ biểu đạt không rõ ràng mới gây ra: “Khi sự vật đã xuất hiện mấy
loại trạng thái, cho dù ngƣời nói đã suy nghĩ những trạng thái này nhƣng vẫn
không xác định đƣợc trạng thái này là thuộc vào mệnh đề (proposition) này
hay là trừ một mệnh đề nào đó. Lúc đó, mệnh đề này tất là có mơ hồ.” (Ngũ
Thiết Bình, 1999:136)
2.1.1. Hiện trạng nghiên cứu về ngôn ngữ mơ hồ ở nước ngoài
Năm 1965, L.A. Zadeh đƣợc hiện tƣợng mơ hồ ngôn ngữ dẫn dắt, đã
sáng lập Tập mờ (Fuzzy Sets) và đã ứng dụng với nghiên cứu hiện tƣợng mơ hồ
ngôn ngữ rộng rãi. Nhìn chung, việc nghiên cứu hiện tƣợng mơ hồ ngôn ngữ
nƣớc ngoài, chúng ta có thể thấy đƣợc học giả quan tâm đến không chỉ là lý

3



thuyết mà còn là vấn đề nghiên cứu ứng dụng của hiện tƣợng thú vị này.
- Nghiên cứu về lý thuyết của ngôn ngữ mơ hồ
Trƣớc đây Lakoff đã kết hợp những quan điểm của lý thuyết tri nhận
với Tập mờ để nghiên cứu sự mơ hồ ngữ nghĩa, có sách Women, Fire, and
Dangerous Things: What Categories Reveal About the Mind (Phụ nữ, Lửa và
Những điều nguy hiểm: Những hạng mục nào tiết lộ về Tâm trí) (1978). Ông
đã nêu ra khái niệm hàng rào (Hedges), ví dụ, kind of; more or less; in a
sense roughly v.v... Ông cho rằng hàng rào vốn rất thú vị, nó mang tính súc
tích và mơ hồ, nhƣng mà nó có thể khiến cho sự vật đƣợc miêu tả giảm bớt
tính mơ hồ.
- Nghiên cứu về sự ứng dụng của ngôn ngữ mơ hồ
Trong sách Ngôn ngữ mơ hồ (Vague Language) (1994) của Channell đã
nghiên cứu cách biểu đạt mơ hồ có hình thức khác trong tiếng Anh và phân
tích giá trị ngũ dụng của nó.
Banhks D. (1998) và Hyland K. (1998) đã quan tâm đến hàng rào về
học thuật, Gruber H. (1991,1993) và Orwell G. (2001) đã quan tâm đến hiện
tƣợng mơ hồ về nền chính trị. Có nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu hiện
tƣợng mơ hồ trong các lĩnh vực và phân tích chức năng ngữ dụng của nó.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ mơ hồ
- Ở Trung Quốc
Công trình đầu tiên nghiên cứu ngôn ngữ mơ hồ trong tiếng Trung là
bài luận văn Nghiên cứu lần đầu Ngôn ngữ mơ hồ của Ngũ Thiết Bình (1979),
việc này đã thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ mơ hồ Trung Quốc.
+ Dịch những thành quả nghiên cứu ngôn ngữ mơ hồ của nƣớc ngoài
Bài luận văn Nghiên cứu lần đầu Ngôn ngữ mơ hồ của Ngũ Thiết
Bình (1979) bắt đầu giới thiệu Tập mơ hồ của L.A.Zadeh và những thành quả

4



giành đƣợc của các nhà ngôn ngữ học dùng lý thuyết này. Mâu Bác và Lƣu
Hồng Huy đã dịch chung cuốn sách Triết học ngôn ngữ của William Alston,
đã nghiên cứu thảo luận tính mơ hồ của ngôn ngữ xem xét về góc độ triết học.
Cuốn sách Dẫn luận ngữ nghĩa học của Ngũ Khiêm Quang biên soạn đã trình
bày sự khác biệt của hai khái niệm ngôn ngữ học của R. Kempson là sự tối
nghĩa (Ambiguity) và sự mơ hồ (Vagueness).
Nói chung, số lƣợng bản dịch có nhiều nhƣng nội dung không thấu đáo.
+ Sự nghiên cứu lý thuyết của ngôn ngữ mơ hồ
a) Tính mơ hồ của ngữ nghĩa
Có nhiều học giả đã nghiên cứu thảo luận bản chất và nguyên nhân xảy
ra tính mơ hồ của ngữ nghĩa, nhƣ: Thạch An Thạch (1988,1991), Phù Đạt Duy
(1990), Trần Tân Nhân (1993 ), Ngô Chấn Quốc ( 2001 ) v.v... Việc này đã
mở rộng ảnh hƣởng của ngôn ngữ mơ hồ tại Trung Quốc.
Ngô Ngọc Chƣơng (1988) sử dụng phƣơng pháp so sánh từ nguyên học
để nghiên cứu tính mơ hồ của ngữ nghĩa. Trần Tân Nhân (1993) và Văn Húc
(1995) đã nghiên cứu tính mơ hồ của ngữ nghĩa xem xét về lý thuyết ngữ
nghĩa. Ngô Thế Hùng, Trần Duy Chấn đã sử dụng lý thuyết và phƣơng pháp
của Ngôn ngữ học tri nhận trong việc nghiên cứu tính mơ hồ của ngữ nghĩa,
đồng thời đã gợi ý phạm trù hoá có ảnh hƣởng với tính mơ hồ của ngữ nghĩa.
Ngô Chấn Quốc (2000, 2001) đã nêu ra ngữ nghĩa chức năng và miêu tả hiện
thức biểu hiện và phân loại của tính mơ hồ ngữ nghĩa.
b) Tính mơ hồ của ngữ âm và ngữ phát
Trong sách Nghiên cứu ngôn ngữ và Tập mơ hồ của Doãn Bân Dung đã
dùng phƣơng pháp mới để giải thích những khái niệm Ngữ âm học và Ngữ
pháp học, nhƣ nguyên âm và phụ âm, từ và phi từ v.v... Hà Tự Nhiên dùng
quan điểm Tập mơ hồ đã giải quyết vấn đề về danh từ có thể đếm đƣợc trong

5



tiếng Anh.
- Ở Việt Nam
Sách Câu sai và câu mơ hồ của Nguyễn Đức Dân và Trần Thị Ngọc
lang (1992). Trong sách này nghiên cứu câu mơ hồ trên chữ viết, chủ yếu
nghiên cứu mơ hồ từ vựng và mơ hồ cú pháp. Câu mơ hồ là một câu trong khi
có một biểu hiện duy nhất ở cấp độ ngôn ngữ này, lại có ít nhất hai cách biểu
hiện ở một cấp độ ngôn ngữ khác.
Nói chung, khi đứng trong một ngữ cảnh cụ thể, trong một tình huống
giao tiếp cụ thể thì nghĩa của một câu đƣợc xác định rõ ràng. Lúc đó, nhiều câu
mơ hồ có một nghĩa xác định. Tuy nhiên, không phải với mọi câu, cứ đứng
trong một ngữ cảnh cụ thể thì câu mơ hồ sẽ có cách hiểu xác định.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Bài luận văn này là nghiên cứu hiện tƣợng mơ hồ từ vựng và mơ hồ cú
pháp trong các văn bản ngoại giao tiếng Trung đối chiếu với tiếng Việt. Phạm
vi nghiên cứu chủ yếu là chuỗi phát ngôn, lời tuyên bố của ngƣời đứng đầu
chính phủ, các cán bộ cấp cao và ngƣời phát ngôn chính phủ đã phát biểu
trong các trƣờng hợp chính thức, hay đã dùng trong các văn kiện, bản báo cáo,
bản thông báo, tuyên bố v.v…
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích là phong phú việc nghiên cứu hiện tƣợng mơ hồ. Nhiệm vụ
nghiên cứu nó chủ yếu có 3 điểm: a) quy nạp hiện tƣợng mơ hồ trong các văn
bản ngoại giao tiếng Trung đối chiếu với tiếng Việt và phân loại mơ hồ từ
vựng và mơ hồ cú pháp; b) kết hợp Ngôn ngữ học với Ngữ dụng học để phân
tích từ vựng, cú pháp, nguyên nhân, nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự;
c) nghiên cứu sách lƣợc mơ hồ ngôn ngữ và cách khắc phục của ngƣời phát
ngôn Bộ ngoại giao.

6



5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
Tính mơ hồ là một trong những thành phần không thể thiếu đƣợc và tồn
tại rộng rãi trong sự giao tiếp ngôn ngữ. Những năm qua, ngôn ngữ mơ hồ và
hiện tƣợng mơ hồ luôn luôn là tiêu điểm chủ đề nghiên cứu. Từ nghiên cứu
ngữ nghĩa của lý thuyết mơ hồ đến nghiên cứu ngữ dụng trong các lĩnh vực
đều giành đƣợc những thành quả nổi bật. Trong đó, hiện tƣợng mơ hồ trong
ngôn từ ngoại giao đã thu hút nhiều học giả để nghiên cứu. Ngôn từ ngoại
giao là một phƣơng pháp để các nƣớc giao tiếp, cũng là một công cụ của nhà
ngoại giao bảo vệ lợi ích quốc gia mình, đồng thời thể hiện chính sách đối
ngoại của một quốc gia nào đó. Ngôn ngữ mơ hồ chính là một phƣơng pháp
của nhà ngoại giao sử dụng để đạt đƣợc một mục đích nào đó. Tuy nhiên mỗi
nƣớc một nền văn hóa truyền thống, có phƣơng thức tƣ duy và phƣơng thức
biểu đạt khác nhau. Nghiên cứu đề tài này có lợi cho sự thúc đẩy Trung Quốc
và Việt Nam hai nƣớc giao tiếp và cộng tác nhiều hơn, hiểu ngôn từ ngoại
giao và phƣơng thức nói của ngôn từ ngoại giao có tính mơ hồ để bảo vệ lợi
ích căn bản của hai nƣớc.
- Ý nghĩa thực tiễn
Trung Quốc Việt Nam hai nƣớc sơn thủy liền kề, nhân dân hai nƣớc có
lịch sử giao lƣu trao đổi lẫn nhau từ rất lâu. Theo sự phát triển nền kinh tế của
toàn cầu, Trung Quốc đã nêu ra chính sách “Mô ̣t vành đai mô ̣t con đƣờng” , tổ
chức hội nghị Thƣợng đỉnh lãnh đạo doanh nghiệp APEC tại Đà Nẵng, đã
thúc đẩy nền kinh tế của hai nƣớc Trung Quốc và Việt Nam có sự liên hệ với
ngày càng rộng hơn, sự phụ thuộc tƣơng trợ lẫn nhau cũng lớn, qua đó gắn kết
về lợi ích kinh tế cũng ngày càng chặt chẽ. Toàn cầu hóa, khu vực hóa về kinh
tế mang lại cơ hội và thách thức tƣơng đồng cho cả hai nƣớc. Trung Quốc và

7



Việt Nam không chỉ là bạn bè tốt, láng giềng tốt, sơn thủy nối liền, mà quan
trọng hơn là có lợi ích gắn chặt cùng nhau, là một khối chung có cùng chung
sinh mạng, chung mục tiêu. Vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu hiện tƣợng
mơ hồ của ngôn từ ngoại giao trong các văn bản ngoại giao tiếng Trung đối
chiếu với tiếng Việt.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài luận văn này sử dụng các phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp phân tích ngữ pháp ngữ nghĩa để phân tích mơ hồ từ
vựng, nghiên cứu nguyên nhân và nguyên tắc của hiện tƣợng mơ hồ, thậm chí
nghiên cứu phƣơng pháp khắc phục.
- Phƣơng pháp định lƣợng phân tích và định tính nghiên cứu kết hợp
lẫn nhau để nghiên cứu hiện tƣợng mơ hồ trong các văn bản ngoại giao tiếng
Trung và tiếng Việt. Thứ nhất, khách quan miêu tả ngữ liệu ngôn ngữ, sử
dụng kho ngữ liệu định lƣợng phân tích ngữ liệu và phân loại mơ hồ từ vựng
và mơ hồ cú pháp. Thứ hai, kết hợp ngôn ngữ học với ngữ dụng học để
nghiên cứu từ vựng, cú pháp, nguyên nhân và nguyên tắc của hiện tƣợng mơ
hồ. Thứ ba, nghiên cứu phƣơng pháp khắc phục.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có ba
chƣơng:
+ Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chƣơng này chủ yếu là giới thiệu những lý thuyết liên quan đến đề tài,
trình bày những khái niệm nhƣ: tính mơ hồ, ngôn ngữ mơ hồ, mơ hồ ngữ
nghĩa và mơ hồ ngữ dụng, hàng rào và ngôn ngữ ngoại giao.
+ Chƣơng 2. HIỆN TƢỢNG MƠ HỒ TỪ VỰNG TRONG CÁC VĂN
BẢN NGOẠI GIAO TIẾNG TRUNG (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)

8



Chƣơng này chủ yếu là sự kết hợp nhiều ngữ liệu trong văn bản ngoại
giao, miêu tả những đặc trƣng căn bản và hình thức biểu hiện của hiện tƣợng
mơ hồ ngôn từ ngoại giao về từ vựng, nghiên cứu những nguyên nhân và cách
khắc phục.
+ Chƣơng 3. HIỆN TƢỢNG MƠ HỒ CÚ PHÁP TRONG CÁC VĂN
BẢN NGOẠI GIAO TIẾNG TRUNG (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT)
Chƣơng này chủ yếu là sự kết hợp nhiều ngữ liệu trong văn bản ngoại
giao, miêu tả những đặc trƣng căn bản và hình thức biểu hiện của hiện tƣợng
mơ hồ ngôn từ ngoại giao về cú pháp, nghiên cứu những nguyên nhân và cách
khắc phục, hơn nữa, nghiên cứu hiện tƣợng mơ hồ trong nguyên tắc cộng tác,
nguyên tắc lịch sự và mối quan hệ của hai nguyên tắc.
Đối với hiện tƣợng mơ hồ từ vựng chúng ta cần sử dụng cách dịch bộ
phận (dịch bỏ, dịch trực tiếp, thay từ tính…) để biểu đạt chính xác nghĩa từ
vựng, đặc biệt phải chú ý cách dịch của số từ. Mà đối với hiện tƣợng mơ hồ
cú pháp chúng ta cần sử dụng cách dịch toàn bộ (cách biến mơ hồ thành chính
xác và cách lấy mơ hồ dịch mơ hồ).
Thông qua nghiên cứu về mơ hồ từ vụng và mơ hồ cú pháp có thể phát
hiện những đặc điểm trong văn bản ngoại giao, chúng ta có thể phát hiện
nhiều điểm thú vị trong lời nói của ngƣòi phát ngôn, và sử dụng những cách
dịch để biểu đạt chính xác nghĩa câu, làm cho câu từ trở nên lịch sử hơn, uyển
chuyển hơn. Thậm chí có thể giữ lại sĩ diện của hai bên để tránh khó xử trong
ngoại giao.

9


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tính mơ hồ và hiện tƣợng mơ hồ trong văn bản
1.1.1. Tính mơ hồ

Ngôn ngữ là sự thực hiện tƣ duy của con ngƣời, không thể tránh đƣợc
việc mang tính mơ hồ. Việc này đã thể hiện sự đặc trƣng căn bản của ngôn ngữ
và sự nhận thức phong phú của con ngƣời đối với thực chất ngôn ngữ.
- Định nghĩa về tính mơ hồ
Charles S. Peirce là nhà triết học đầu tiên nghiên cứu hiện tƣợng mơ hồ.
Năm 1902, ông đã định nghĩa mơ hồ là do ngôn ngữ biểu đạt không rõ ràng
mới gây ra: “khi sự vật đã xuất hiện mấy loại trạng thái, cho dù ngƣời nói đã
suy nghĩ những trạng thái này nhƣng vẫn không thể xác định đƣợc trạng thái
này là thuộc vào mệnh đề (proposition) này hay là trừ một mệnh đề nào đó.
Lúc đó, mệnh đề này tất là có mơ hồ.” (Ngũ Thiết Bình, 1999:136) Ở đây,
“không thể xác định đƣợc” là vì ngƣời nói có đặc điểm lời nói mơ hồ.
Tính mơ hồ phải nghiên cứu về ký hiệu (từ), sự chỉ và sự biểu. Thế thì
hiện tƣợng mơ hồ là gì? Ký hiệu mơ hồ (từ) là gì? Chúng ta phải nghiên cứu
rõ ràng.
- Hiện tƣợng mơ hồ và ký hiệu mơ hồ
Khi nghiên cứu thế giới khách quan chúng ta phát hiện đƣợc có những
sự vật hoặc hiện tƣợng không đƣợc sử dụng phƣơng pháp định lƣợng chính
xác hoặc logic để miêu tả hoặc xác định một giới hạn phân loại rõ ràng.
Nhƣng “không đƣợc” ở đây bao gồm 2 loại tình hình: một là sự vật không
đƣợc biểu thị bằng số từ. Ví dụ, chúng ta đã xác định một hiện tƣợng là tốt
nhƣng không thể biểu thị hiện tƣợng đó là tốt nhƣ thế nào. Hai là tuy sự vật
có thể sử dụng số từ hoặc logic phân rõ giới hạn, nhƣng phân tích nhƣ vậy là

10


trái với kinh nghiệm thực tế. Ví dụ, trong quang phổ có phạm vi sóng ánh
sáng có bảy màu sắc, sóng ánh sáng màu đỏ là 620 - 780nm, vì vậy nếu vƣợt
qua phạm vi này thì không phải màu đỏ nữa. Nhƣng mà trong kinh nghiệm
thực tế, đỏ và không đỏ không có giới hạn rõ ràng.

Vì những hiện tƣợng này không có giới hạn rõ ràng nên sẽ xuất hiện
những tình huống là có thuộc vào loại này hay không. Đó chính là hiện tƣợng
mơ hồ, ký hiệu biểu đạt những hiện tƣợng mơ hồ chính là ký hiệu mơ hồ.
Ví dụ, hiện tƣợng “sống lâu”. Một ngƣời sống từ 90 tuổi hoặc 80 tuổi là
“sống lâu”. Nhƣng hiện tƣợng sống từ 70 tuổi là “sống lâu” hay không, thì
không dễ xác định. Vì thế, đối tƣợng của từ “sống lâu” này miêu tả có phạm
vi mơ hồ, nên từ “sống lâu” cũng là mơ hồ. Tính mơ hồ là tính không xác
định do ngƣời sử dụng ký hiệu cảm thấy.
- Dùng ký hiệu học giải thích tính mơ hồ
Nghĩa của ký hiệu chính là sự chỉ (designation). Một ký hiệu có chức
năng sự chỉ (designate) và sự biểu (denote).
Tính mơ hồ là tính không xác định của mối quan hệ giữa sự chỉ một cái
hay nhiều cái của ngƣời sử dụng một ký hiệu nào đó với đối tƣợng của ngƣời
đó. Khi chúng ta nói từ này là mơ hồ hoặc là một hiện tƣợng mơ hồ, tất là nói
mối quan hệ giữa từ này với những hiện tƣợng mà nó thể hiện sự chỉ hay là
mối quan hệ giữa hiện tƣợng này với một từ nào đó có tính mơ hồ.
Ví dụ, “buổi trƣa” là một từ vựng mơ hồ. “12 giờ” chắc là buổi trƣa.
Lúc đó, sự chỉ định của “buổi trƣa” và một trong những sự biểu thị nó tức là
“12 giờ” có quan hệ ổn định. Nhƣng “11 giờ” và “13 giờ” có phải là “buổi
trƣa” hay không thì không dễ xác định. Vì vậy, đối với từ “buổi trƣa”, “11
giờ” và “13 giờ” là hiện tƣợng mơ hồ, là hai điểm mơ hồ, mối quan hệ nó có
tính không xác định tất là tính mơ hồ. Vì vậy, không đƣợc nói “buổi trƣa” là

11


hiện tƣợng mơ hồ, “11 giờ” mới là hiện tƣợng mơ hồ, nhƣng “buổi trƣa” chắc
chắn là một từ vựng mơ hồ.
Xem xét về ngƣời sử dụng ký hiệu, “tính không xác định” gồm hai loại:
một là nhƣ Peirce đã nói là do ngƣời sử dụng vô tri mới gây ra, hai là vì nhân

tố chủ quan của ngƣời sử dụng ký hiệu.
Nguyên nhân xuất hiện tính không xác định có 2 loại, một mặt là đối
tƣợng chỉ định của một từ vựng nào đó có “hiện tƣợng liên ngành”
(border-line cases), ví dụ chim cánh cụt, đà điểu. Mặc khác là nghĩa đen của
một từ vựng không đƣợc xác định trong nghĩa từ và cách dùng, ví dụ “sống
lâu” bao gồm 70 tuổi hay không lại không có một giới hạn rõ ràng nào.
1.1.2. Ngôn ngữ mơ hồ
Trong Tập mờ của Zadeh (1965) đã sử dụng từ “fuzziness”, ông cho
rằng “mơ hồ” và “mơ hồ nhạt” là hai khái niệm khác nhau. Lakoff (1972) đã
nêu ra khái niệm phạm trù, ông đã định nghĩa hàng rào là những từ vựng làm
cho sự việc trở nên mơ hồ hơn. Crystal và Davy (1975) đã trình bày 4 nguyên
nhân. Từ năm 1978, Channell bắt đầu nghiên cứu ngôn ngữ mơ hồ, đồng thời
định nghĩa ngôn ngữ mơ hồ là “một từ vựng hoặc cụm từ có thể đƣợc coi là
mơ hồ, chỉ 1) khi có thể so sánh với một từ vựng hoặc cụm từ khác nhƣng có
hàm ý giống nhau; 2) khi cố ý sử dụng những biểu đạt mơ hồ; 3) khi nghĩa nó
nguồn từ tính không xác định của từ vựng” ( Channe11,2000:20 ). Ông cũng
nói rõ “muốn hiểu đƣợc ngôn ngữ mơ hồ không chỉ phải biết từ vựng và ngữ
cảnh, mà còn phải biết nhũng lý thuyết ngữ dụng học.” (2000:198 )
1.1.3. Mơ hồ ngữ nghĩa và mơ hồ ngữ dụng
Chúng ta đều biết tính mơ hồ là một thuộc tính của ngôn ngữ còn là
một hiện tƣợng ngôn ngữ đã biểu hiện. Do đó tính mơ hồ có thể biểu hiện
trong ngữ nghĩa còn có thể biểu hiện trong ngữ dụng, hai bên gắn bó chặt chẽ,

12


bổ trợ cho nhau. Mơ hồ ngữ nghĩa khá là đơn giản và trực tiếp, chỉ quan tâm
đến đơn vị ngôn ngữ. Ví dụ:
(1) Ông ấy là một giáo sƣ.
(2) Ông ấy là một ngƣời tốt.

Trong câu (1) ông ấy hoặc là một giáo sƣ hoặc không phải là giáo sƣ,
ngữ nghĩa rõ ràng. Nhƣng trong câu (2) biểu ý khá là mơ hồ, “ngƣời tốt” ở
đây có thể hiểu là ngƣời lƣơng thiện hoặc là tốt tính. Tuy từ này có hàm ý rõ
ràng nhƣng giới hạn không rõ ràng, phải tốt nhƣ thế nào mới là ngƣời tốt? Đó
tất là mơ hồ ngữ nghĩa.
Khác với mơ hồ ngữ nghĩa, mơ hồ ngữ dụng chỉ “ngƣời nói sử dụng
những lời nói không xác định, mơ hồ và gián tiếp trong ngữ cảnh và toàn văn
để biểu đạt những hiện tƣợng ngoài ngôn ngữ cho ngƣời nghe” (Du Đông
Minh 1997:29). Mơ hồ ngữ dụng nữa so với mơ hồ ngữ nghĩa có mục đích rõ
ràng hơn, phải dựa vào ngữ cảnh, chủ thể giao tiếp từ vựng chọn lựa v.v... Ví
dụ:
(3)中方正在协调安排有关人员尽早回国。(摘自 2012 年 11 月 23 日
外交部发言人华春莹在例行记者会上的表态)
(3) Trung Quốc đang sắp xếp nhịp nhàng cho những công chức có liên
quan nhanh chóng về nƣớc. (Chuỗi phát ngôn của Hoa Xuân Huỳnh vào năm
2012 tháng 11 ngày 23)
Trong câu (3), từ “có liên quan” đã hạn chế phạm vi của “công chức”,
không chỉ rõ là những công chức nào, đó là một biểu đạt mơ hồ. Phải theo
ngữ cảnh và toàn văn mới biết “những công chức có liên quan” ở đây là
những ai. Trong câu (2) và (3) chúng ta có thể phát hiện đƣợc hai từ vựng
“ngƣời tốt” và “có liên quan” đều là những từ vựng mơ hồ ngữ nghĩa, hàm ý
không chỉ định, không có giới hạn rõ ràng. Nhƣng câu có từ “có liên quan” có

13


thể thấy đƣợc mục đích ngữ dụng nó là rất rõ, thuộc loại mơ hồ ngữ dụng. Do
đó, mơ hồ ngữ dụng là xây dựng trên mơ hồ ngữ nghĩa, sự nghiên cứu mơ hồ
ngữ dụng và mơ hồ ngữ nghĩa trên tinh thần thúc đẩy lẫn nhau, nhƣng không
phải là tất cả mơ hồ ngữ dụng đều phải dựa vào mơ hồ ngữ nghĩa. Ví dụ,

(4) Miếng vải này là 500 nhân dân tệ.
Khi bạn tôi nói đến giá của miếng vải đó là bao nhiêu thì tôi nói là 500
tệ chẵn, thế thì giá vải có chắc là 500 tệ không? Bất kể giá là 518 tệ hay là
498 tệ đều có thể nói là 500 tệ. Dĩ nhiên, có thể sử dụng những từ vựng mơ hồ
nhƣ khoảng, chừng, hơn v.v... nói là khoảng 500 tệ. Ở đây ta đã sử dụng một
số từ chính xác nhƣng lại biểu đạt khái niệm mơ hồ.
1.1.4. Hàng rào
Hàng rào (hedges) là do George Lakoff nêu ra, chỉ “từ vựng làm cho sự
vật mơ hồ”. Xem xét về ngữ dụng có thể chia thành 4 loại: lời uyển chuyển
trực tiếp (Plausibility Shields), lời uyển chuyển gián tiếp (Attribution Shields),
lời biến động trình độ (Adaptors) và lời biến động phạm vi (Rounders).
Lời biến động trình độ
(adaptors)
Hàng rào biến động
(approximators)

Lời biến động phạm vi

Hàng rào

(rounders)

(hedges)
Lời uyển chuyển trực tiếp
(plausibility shields)
Hàng rào uyển chuyển
(shields)

Lời uyển chuyển gián tiếp
(attribution shields)


1.2. Hiện tƣợng mơ hồ trong văn bản ngoại giao
1.2.1. Ngoại giao và ngôn ngữ ngoại giao
14


Ngôn ngữ ngoại giao là ngôn ngữ dùng trong ngoại giao để mọi ngƣời
giao tiếp với nhau dƣới bối cảnh thế hệ quốc gia và văn hóa khác nhau. Ngôn
ngữ ngoại giao có đặc trƣng đó là yêu cầu sự chính xác, phải dùng từ chính xác,
biểu ý hợp lý. Nhƣng tính mơ hồ cũng không thể thiếu đƣợc trong ngôn ngữ
ngoại giao.
H. Nichoson là nhà ngoại giao nổi tiếng nƣớc Anh. Ông từng nói ngôn
ngữ ngoại giao bao gồm 3 hàm ý: Thứ nhất, ngôn ngữ ngoại giao là chỉ ngôn
ngữ của ngƣời tham dự ngoại giao sử dụng để giao tiếp bằng chữ viết hoặc
khẩu ngữ, nhƣ tiếng Anh, tiếng Phát, tiếng Đức v.v... Thứ hai, ngôn ngữ ngoại
giao là chỉ từ vựng đặc biệt chuyên môn sử dụng trong ngoại giao, nhƣ uyển
chuyển, thông cáo, thông điệp v.v... Thứ ba, ngôn ngữ ngoại giao là các nhà
ngoại giao sử dụng những trần thuật (Guarded understatement ) hàm súc, thận
trọng mà không thiếu phần lịch sự, nho nhã trong ngoại giao để thực hiện mục
đích chính trị.
1.2.2. Những đặc trưng và loại hình của hiện tượng mơ hồ trong văn
bản ngoại giao
1.2.2.1. Đặc trưng
- Tính nhạy cảm của chính trị
Dịch thuật là một hành động vƣợt quá ngôn ngữ, không gian, thời gian
và văn hóa giao tiếp. Từ khi bắt đầu dịch thì không thể tránh đƣợc mang hình
thái ý thức, vì thế hoặc nhiều hoặc ít dịch ngôn ngữ bị chịu sự ảnh hƣởng đến
từ chính trị, nhất là ngôn từ ngoại giao.
Khi đƣa tin những thông cáo chính phủ, văn hiến chính trị và những
vấn đề nhạy cảm về lãnh thổ, chủ quyền, tôn giáo, dân tộc, quan hệ quốc tế và

lợi ích của quốc gia cho nƣớc ngoài, đặc biệt phải chú ý tính chính trị và giữ
vững lập trƣờng chính trị. Ngôn từ ngoại giao đa phần là lời nói có tính chính

15


trị, khi dịch phải chú ý ngữ nghĩa của những từ vựng và nghĩa hàm ẩn muốn
biểu đạt.
- Tính mơ hồ
Vƣơng Đông Phong nói rằng: “dịch thuật vốn là hình thái ý thức của
văn hoá địa phƣơng chuyển nhập vào hình thái ý thức của văn hoá nƣớc ngoài;
dịch thuật là một hành động có mục đích” (Vƣơng Đông Phong, 2003: 16-23).
Dĩ nhiên, cách dịch trong ngoại giao cũng không nằm ngoài vấn đề đó. Ngôn
từ ngoại giao là một công cụ để bảo vệ lợi ích quốc gia, có hai đặc tính thể
hiện sự thống nhất biện chứng của tính chính xác và tính mơ hồ. Ngoại giao là
xử lý những vấn đề giữa các nƣớc, không phải là vấn đề nhỏ nhặt, cho nên khi
sử dụng ngôn ngữ phải chú ý lịch sự và uyển chuyển. Ngôn từ ngoại giao có
những hiện tƣợng mơ hồ, nhƣ đúng mà nhƣ sai. Tuy ngôn từ ngoại giao mang
tính chính xác và tính mơ hồ, nhƣng sử dụng ngôn từ mơ hồ có thể khéo léo
tránh đƣợc sự bất đồng, cũng có thể giao tiếp thuận lợi để bảo vệ lợi ích quốc
gia.
1.2.2.2. Loại hình
- Quy chiếu mơ hồ
Lập trƣờng ngoại giao là sự hoạt động chính phủ hoặc là thông báo tin
tức, hai bên giao tiếp phải thảo luận những vấn đề về chính trị, quân sự hoặc
những tình hình quốc tế. Chủ đề liên quan đến chính trị hoặc quân sự, nếu
phải chỉ rõ ràng một vấn đề nào đó thì sẽ rất cho khó xử. Cách khái quát cũng
là một phƣơng pháp ngôn ngữ mơ hồ để tránh kết quả khó xử và không lịch
sự, ví dụ, “các lãnh đạo các nƣớc”, “quốc gia có liên quan”, “những vấn đề
này” v.v...

- Lập trƣờng mơ hồ
Trong ngoại giao có những lời phải nói trực tiếp mà có những lời phải

16


nói mát. Vì đó, sử dụng những câu phủ định để đạt tới mục đích đặc biệt là
một phƣơng pháp ngôn ngữ mơ hồ. Kempson đã từng nói, câu phủ định có thể
làm cho câu uyển chuyển hơn và xuất hiện những ý nghĩa khác. Ví dụ, Các
nhà ngoại giao thƣờng dùng những câu phủ định biểu thị ý kiến không đồng ý
nhƣ: “...không đồng ý...”, “...không mong muốn...” hay là “...không ủng hộ...”,
“...cự tuyệt chấp nhận...”; dùng “...không phủ nhận...”, “...không phản đối...”
biểu thị thái độ chấp nhận; dùng “không thể chấp nhận đƣợc...” ám thị kiên
quyết phản đối. Khi dịch câu phủ định ta không những cần phải hiểu nghĩa
đen của câu còn phải hiểu nghĩa bóng của câu.
1.3. Tiểu kết
Chƣơng này chủ yếu trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến hiện
tƣợng mơ hồ trong các văn bản ngoại giao. Ngôn ngữ mơ hồ là ngôn ngữ biểu
đạt khái niệm mơ hồ. Ngôn ngữ mơ hồ là tiêu điểm nghiên cứu, từ nghiên cứu
ngữ nghĩa của lý thuyết mơ hồ đến ngữ dụng trong các văn bản đều giành
đƣợc những thành quả to lớn. Trong đó, hiện tƣợng mơ hồ trong ngôn ngữ
ngoại giao đã thu hút nhiều học giả nghiên cứu. Hiện tƣợng mơ hồ trong các
văn bản ngoại giao chia thành 2 loại là quy chiếu mơ hồ và lập trƣờng mơ hồ,
có 2 đặc điểm là tính nhạy cảm chính trị và tính mơ hồ. Ngôn ngữ mơ hồ tất
là một phƣơng tiện của các nhà ngoại giao sử dụng để đạt tới một mục đích
nào đó trong môi trƣờng ngoại giao.

17



Chƣơng 2.
HIỆN TƢỢNG MƠ HỒ TỪ VỰNG
TRONG CÁC VĂN BẢN NGOẠI GIAO TIẾNG TRUNG
ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT
2.1. Mơ hồ từ vựng và những biểu hiện mơ hồ từ vựng trong văn
bản ngoại giao
Hiện tƣợng mơ hồ từ vựng là chỉ những từ vựng có tính mơ hồ do
ngƣời phát ngôn Bộ ngoại giao giải quyết những vấn đề gai góc. Ví dụ, nhà
ngoại giao không nói “cự tuyệt” mà nói “suy nghĩ thêm”; nếu phải biểu đạt
“đồng ý” phải dùng từ “chú ý”, “đồng tình”, “ca ngợi”; nếu phải cảnh cáo đối
phƣơng cũng có những từ vựng biểu đạt, ví dụ, “đang quan tâm tới sự phát
triển của việc này” là thƣờng dụng, nhƣng “sắp sử dụng những phƣơng pháp ”
là cảnh cáo leo thang.
Bài luận văn này chủ yếu là phân tích mấy loại từ vựng nhƣ sau.
2.1.1. Hiện tượng mơ hồ từ vựng có cấu tạo gốc danh từ
Tính mơ hồ của danh từ chủ yếu là từ vựng biểu thị thời gian, không
gian rất nổi bật. Từ vựng biểu thị thời gian và không gian có tính mơ hồ là vì
thời gian có tính liên tục vô thủy vô chung và không gian có tính lập thể có
thể vô hạn mở rộng. Ngƣời phát ngôn thƣờng dùng từ vựng biểu thị thời gian
và không gian để làm nhạt cƣờng độ của thông tin đã cung cấp, vì vậy, có thể
tránh đƣợc những vấn đề nhạy cảm. Ví dụ:
(4) 2011 年 10 月 10 日,外交部发言人刘为民主持例行记者会。
问:请介绍越共中央总书记阮富仲访华的相关安排。
答:中联部已就此发布了消息。
应中共中央总书记、国家主席胡锦涛的邀请,越共中央总书记阮富

18


仲将于 11 日至 15 日对中国进行正式访问。

访华期间,胡锦涛、吴邦国、温家宝、贾庆林等中国党和国家领导
人将分别与他就共同关心的国际和地区问题交换意见。除北京外,阮富
仲总书记还将赴外地访问。
..
(Tiếng việt: (4) Vào ngày 10 tháng 10 năm 2011, ngƣời phát ngôn Bộ
Ngoại giao Liu Weimin đã tổ chức một cuộc họp báo thƣờng xuyên.
Hỏi: Xin hãy giới thiệu với chúng tôi về những sắp xếp cho Tổng Bí thƣ
của Ủy ban Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nguyễn Phú Trọng đến
thăm Trung Quốc.
Trả lời: Cục liên lạc Trung ƣơng Trung Quốc đã phát hành một thông
điệp về điều này.
Theo lời mời của Tổng Bí thƣ Trung ƣơng CPC và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào,
Tổng Bí thƣ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức
Trung Quốc từ ngày 11 đến ngày 15.
Trong chuyến thăm này, Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc, Ôn Gia Bảo,Giả
Khánh Lâm cùng các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc Trung Quốc sẽ tiến hành
trao đổi ý kiến với Nguyễn Phú Trọng về các vấn đề có liên quan đến quốc tế
cũng nhƣ trong nƣớc mà hai bên cùng quan tâm. Ngoài Bắc Kinh, Tổng bí thƣ
Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ đến thăm các địa phƣơng khác nữa.)
Sau sự sắp xếp của Tổng Bí thƣ Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc
có lẽ là không có quyền công bố tin tức này, hoặc nó đƣợc bảo lƣu nhƣ một bí
mật đối ngoại. Ngƣời phát ngôn đã sử dụng một danh từ “bên ngoài” để tóm
tắt rộng rãi các thỏa thuận sau chuyến thăm của Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú
Trọng. Các thông tin phù hợp với các nguyên tắc công bố.
(5) Ngày 08/11/2018, Ngƣời phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị
Thu Hằng đã chủ trì buổi họp báo thƣờng kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

19



×