Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về quyền phụ nữ tiếp cận từ chủ nghĩa nữ quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 220 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----

TRẦN QUỐC CƢỜNG

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN PHỤ NỮ
- TIẾP CẬN TỪ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----

TRẦN QUỐC CƢỜNG

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN PHỤ NỮ
- TIẾP CẬN TỪ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số
: 62 31 02 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Nguyễn Linh Khiếu
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP ĐHQG


Cán bộ hƣớng dẫn

Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án tiến sĩ

PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu

Hà Nội - 2019

GS.TS Đỗ Quang Hƣng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án là công trình nghiên cứu độc lập và hoàn toàn
mới của tác giả; luận án không trùng lặp, sao chép bất kỳ công trình khoa
học nào, nếu sao chép, trùng lặp tôi xin chịu trách nhiệm trước tổ chức!

NGHIÊN CỨU SINH

Trần Quốc Cƣờng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1


Bình đẳng giới

BĐG

2

Chính trị quốc gia

CTQG

3

Chính phủ

CP

4

Cán bộ

CB

5

Đảng Cộng sản

ĐCS

6


Giáo dục - Đào tạo

GD - ĐT

7

Hội Liện hiệp Phụ nữ Việt Nam

HLHPNVN

8

Khoa học - công nghệ

KH - CN

9

Khoa học xã hội nhân văn

KHXHNV

10

Nhà xuất bản

NXB

11


Nghị định



12

Nghiên cứu khoa học

NCKH

13

Phụ nữ

PN

14

Quân đội nhân dân

QĐND

15

Trang

Tr.

16


Xã hội chủ nghĩa

XHCN


MỤC LỤC
Trang
1
MỞ ĐẦU
8
Chƣơng 1 TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1.
Tình hình nghiên cứu về nữ quyền và chủ nghĩa nữ quyền
8
1.2.
Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ
26
1.3.
Đánh giá tổng quan nghiên cứu và những nội dung luận
31
án cần tiếp tục nghiên cứu
37
Chƣơng 2 CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ PHƢƠNG PHÁP
TIẾP CẬN TỪ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN
2.1.
Chủ nghĩa nữ quyền
37
2.2.

Tiếp cận từ chủ nghĩa nữ quyền
56
2.3.
Sự cần thiết phải tiếp cận từ chủ nghĩa nữ quyền trong
65
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ
70
Chƣơng 3 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN
PHỤ NỮ - TIẾP CẬN TỪ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN
3.1.
Khái niệm và cấu trúc tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ
70
3.2.
Nguồn gốc hình thành nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
81
quyền phụ nữ
3.3.
Nội dung quyền phụ nữ trong tư tưởng Hồ Chí Minh
98
128
Chƣơng 4 GIÁ TRỊ VÀ ĐỊNH HƢỚNG VẬN DỤNG TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN PHỤ NỮ Ở
NƢỚC TA HIỆN NAY
4.1.
Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ
128
4.2.
Tình hình thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
157
4.3.

Định hướng vận dụng và giải pháp thực hiện quyền phụ
172
nữ ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
190
KẾT LUẬN
194
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
196
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
213
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ là nội dung quan trọng trong
hệ thống tư tưởng của Người, đã có giá trị to lớn góp phần vào sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người nói chung
và giải phóng lực lượng phụ nữ nói riêng. Suốt cuộc đời cách mạng, dù trong
bất cứ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm và tích cực đấu
tranh giành quyền cho phụ nữ. Trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển
của đất nước hiện nay, việc nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền phụ nữ là rất cần thiết, đó là tất yếu khách quan để thúc đẩy và thực
hiện có hiệu quả quyền phụ nữ trong thời kỳ mới.
Quyền phụ nữ là nhu cầu, phẩm giá vốn có của con người, là thành quả
đấu tranh và động lực phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài người, là một
trong những giá trị tinh thần quý báu, cao cả nhất của nền văn minh nhân loại
trong thời đại ngày nay. Thực hiện đầy đủ, triệt để quyền con người của phụ
nữ ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây là một vấn đề trọng tâm của quá

trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như tiến trình hội nhập và phát triển
toàn diện của đất nước.
Phụ nữ chiếm hơn một nửa dân số thế giới, họ có ảnh hưởng to lớn đến
hạnh phúc, ổn định của gia đình và là thước đo để đánh giá sự phát triển của xã
hội. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ (MDG) mà Việt Nam đã cam kết thực hiện, đó cũng là cơ sở quan
trọng cho Đảng, Nhà nước hoạch định ra đường lối, chủ trương trong lãnh đạo,
chỉ đạo công tác phụ nữ và thực hiện quyền của phụ nữ ở nước ta hiện nay:
“Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện
tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng” [61, tr. 163].
Công ước CEDAW Liên Hợp quốc (Công ước về xóa bỏ tất cả các hình
thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ) chính thức được cam kết và thực hiện ở
Việt Nam (từ 1982), đã làm cho các cấp, các ngành, các địa phương thay đổi
3


cách nhìn nhận về quyền phụ nữ. Phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội thể hiện và
khẳng định vị trí vai trò của mình trong gia đình cũng như các hoạt động chính
trị - xã hội; tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước tăng
lên, hoạt động giao lưu đối ngoại Giới trong khu vực và quốc tế ngày càng được
mở rộng theo tinh thần đa phương hóa, đa dạng hóa. Hiện nay, quyền phụ nữ
được thực hiện ngày càng đầy đủ và được pháp luật thừa nhận.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, bên cạnh những
thành tựu đã đạt được, nước ta còn tồn tại nhiều rào cản và những vấn đề bất cập
trong thực hiện quyền phụ nữ vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Tình
trạng phân biệt đối xử chống lại phụ nữ vẫn còn tồn tại; còn nhiều hạn chế trong
bảo đảm các quyền nhân thân của phụ nữ; nhiều phụ nữ bị xâm hại đến quyền,
sức khỏe, thân thể và chịu những định kiến về giới trong xã hội. Số liệu của tổng
cục thống kê năm 2014 cho biết: 58,3% số phụ nữ tiến hành điều tra đã thừa
nhận bản thân bị ít nhất một hình thức bạo hành, 27% phụ nữ phải chịu một

trong các hình thức bạo hành ở thời điểm 12 tháng gần nhất. Và con số 3% là số
phụ nữ đã bị lạm dụng tình dục khi bản thân họ chưa đủ 15 tuổi [193, tr. 46].
Quyền tham chính của phụ nữ còn gặp nhiều rào cản, tỷ lệ phụ nữ tham
gia cấp ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 ở cấp xã chỉ đạt 19,69%; cấp huyện là
14,3%, cấp tỉnh là 13,3%, cấp trung ương chỉ đạt 10% [193, tr.82]. Nhiều cơ
quan, tổ chức chưa coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, đề bạt cán bộ nữ,
chưa hình thành tổ chức bộ máy, việc phân công, bố trí cán bộ nữ lãnh đạo,
quản lý phần lớn còn mang nặng định kiến giới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ cho tới nay đã có nhiều nhà khoa
học, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu ở các mức độ và phạm vi
khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ tiếp
cận dưới khung lý thuyết chính trị nữ quyền thì chưa có công trình nào nghiên
cứu với tính chất chuyên biệt, độc lập. Tác giả luận án nhận thấy, nhiều công
trình không sử dụng cách tiếp cận từ chủ nghĩa nữ quyền, nên chưa có cách nhìn
nhận và đánh giá tổng quát từ nhiều chiều, do đó chưa đưa ra được đầy đủ những
nội dung mới, phương thức, điều kiện để thực hiện quyền phụ nữ hiện nay.
4


Với những lý do trên, tác giả lựa chọn chủ đề Tư tưởng Hồ Chí Minh
về quyền phụ nữ - tiếp cận từ chủ nghĩa nữ quyền làm đề tài luận án tiến sĩ
Khoa học Chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận và áp dụng khung lý thuyết
chủ nghĩa nữ quyền, luận án làm rõ nội dung và giá trị của tư tưởng Hồ Chí
Minh về quyền phụ nữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Tổng quan, khái quát kết quả tình hình nghiên cứu về quyền phụ nữ và
tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ trong các nghiên cứu trước.

Xây dựng khung lý thuyết chủ nghĩa nữ quyền và phương pháp tiếp cận
từ chủ nghĩa nữ quyền.
Làm rõ nội hàm khái niệm và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền
phụ nữ khi tiếp cận từ chủ nghĩa nữ quyền.
Luận giải một số giá trị và định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu đối tượng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung và giá trị của tư
tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ đầu năm 1920 cho đến cuối năm 1969.
4. Phƣơng pháp luận của luận án và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời
kỳ về công tác phụ nữ và thực hiện quyền phụ nữ.
5


4.2. Phương pháp chính trong nghiên cứu luận án
Trên cơ sở tiếp cận, phân tích hệ thống tài liệu có liên quan đến tư
tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ, đấu tranh giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền
phụ nữ, luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
triết học Mác - Lênin cùng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Nghiên cứu tổng quan các công trình có liên quan đến luận án và những
vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết, tác giả sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.
Nghiên cứu về chủ nghĩa nữ quyền và tiếp cận từ chủ nghĩa nữ quyền,

tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chính trị học.
Nghiên cứu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của phụ nữ, tác
giả sử dụng phương pháp logic - lịch sử.
Nghiên cứu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của phụ nữ, tác giả
sử dụng phương pháp thống kê, khái quát hoá, điều tra, so sánh và phương
pháp tư vấn của chuyên gia .v.v..
Các phương pháp nói trên được kết hợp, vận dụng linh hoạt trong từng
nội dung của luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền
phụ nữ từ cách tiếp cận chủ nghĩa nữ quyền.
Phân tích nội hàm và khái quát nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền phụ nữ từ phương pháp tiếp cận chủ nghĩa nữ quyền.
Làm rõ giá trị và định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền
phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa của luận án
Tiếp tục khẳng định và phát triển các quan điểm của Hồ Chí Minh về
đấu tranh giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền phụ nữ và sự tiến bộ của phụ nữ
ở Việt Nam hiện nay.
6


Góp phần khẳng định tính khoa học, toàn diện của di sản Hồ Chí Minh
cũng như sự cần thiết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ ở
Việt Nam hiện nay.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu học tập trong
các nhà trường, cơ quan, đơn vị về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư
tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Luấn án kết cấu gồm có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan những nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Chương 2: Chủ nghĩa nữ quyền và phương pháp tiếp cận từ chủ nghĩa
nữ quyền.
Chương 3: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ - tiếp cận
từ chủ nghĩa nữ quyền.
Chương 4: Giá trị và định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu về nữ quyền và chủ nghĩa nữ quyền
Cùng với sự phát triển của xã hội, chủ nghĩa nữ quyền cũng có lịch sử
hình thành và phát triển qua các thời kỳ, quá trình đó gắn liền với đời sống
kinh tế, chính trị, văn xóa, xã hội của phụ nữ. Những công trình khoa học
nghiên cứu về nữ quyền và chủ nghĩa nữ quyền bắt nguồn và có mối quan hệ
chặt chẽ với hệ tư tưởng chính trị, văn hóa, pháp luật, tôn giáo của xã hội
đương thời.
* Tiếp cận nghiên cứu từ thuyết nữ quyền tự do
Thuyết nữ quyền tự do có căn nguyên từ Làn sóng nữ quyền thứ nhất,
nó đề cập đến những vấn đề quan trọng về sự bình quyền giữa nam và nữ, yêu
cầu pháp luật thừa nhận người phụ nữ cũng có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm như đàn ông trong xã hội.
Công trình khoa học tiêu biểu cho chủ nghĩa nữ quyền tự do vào thế kỷ
XVIII là A Vindication of the Rights of Woman [241] (Sự biện minh cho các
quyền phụ nữ), được xuất bản tại LonDon năm 1792 của tác giả người Anh
Mary Wollstonecraft (1759 - 1799). Từ cách tiếp cận đời sống chính trị của phụ
nữ những năm giữa thế kỷ XVIII, công trình của bà đã mạnh mẽ ủng hộ sự bình

đẳng của phụ nữ và đã thúc ép ngành giáo dục thực hiện cải cách theo hướng
ủng hộ nữ quyền. Với mười ba chương, tác giả đã khái quát về: Quyền và nghĩa
vụ liên quan của nhân loại được xem xét; các quan sát về tình trạng suy thoái mà
phụ nữ bị giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tác giả tỏ rõ thái độ không
chấp nhận quan điểm phổ biến rằng: “Phụ nữ là những đồ trang trí bất lực của
một hộ gia đình” [241, tr. 68]. Công trình của tác giả đã để lại dấu ấn lớn và có
sự đóng góp nhất định về mặt lý luận đối với lý luận chủ nghĩa nữ quyền.
Trên cơ sở pháp luật của quốc gia, nhiều công trình đã đi sâu nghiên
cứu hệ thống cơ sở pháp lý, hiến pháp ủng hộ nữ quyền, nhiều tác giả đã nêu
ra những bất công trong hiến pháp của một số nước khi đã tước quyền hoặc
8


không có những điều khoản trong hiến pháp để bảo đảm cho họ thực hiện
quyền chính đáng của mình trong đời sống chính trị. Tiêu biểu có một số công
trình The Subjection of Women [235] (Sự khuất phục của phụ nữ) là công
trình nghiên cứu của John Stuart Mill (1806 - 1873), xuất bản năm 1869.
Trong công trình, tác giả nhấn mạnh đến việc ủng hộ, hợp lý hoá luật pháp và
các thể chế pháp lý, phổ cập quyền bầu cử nam, nữ, và việc ra quyết định
chính trị theo định hướng hạnh phúc của con người chứ không phải là các
quyền tự nhiên hoặc chủ nghĩa bảo thủ. Đồng thời, tác giả tranh luận mạnh
mẽ về một số nguyên tắc gây tranh cãi như: Bảo vệ chủ nghĩa thực nghiệm
cấp tiến trong logic, toán học và ủng hộ quan điểm: Hành động đúng tỷ lệ khi
họ có khuynh hướng thúc đẩy hạnh phúc; sai lầm vì chúng có xu hướng tạo ra
sự đảo chiều của hạnh phúc, đây là trọng tâm trong triết học đạo đức của ông.
Công trình của tác giả đã để lại giá trị rất lớn về mặt lý luận cho việc thực
hiện quyền phụ nữ ở xã hội đương thời và cả trong thời kỳ hiện nay.
* Tiếp cận nghiên cứu từ Thuyết nữ quyền theo chủ nghĩa Mác xít
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn nữ quyền được thể hiện
trong các công trình nghiên cứu về đấu tranh giải phóng phụ nữ, thực hiện

bình đẳng giới. Năm 1884, công trình nghiên cứu Nguồn gốc của gia đình,
của chế độ tư hữu và của nhà nước [6] của Ph.Ăngghen xuất bản lần đầu tiên
tại Xuyrich (Đức). Trong công trình của mình, với cách tiếp cận từ cuộc sống
hôn nhân gia đình, Ph. Ăngghen đã đề cập đến vấn đề nữ quyền qua luận giải
mối quan hệ biện chứng giữa tình yêu, hôn nhân, gia đình. Ph.Ăngghen khẳng
định: “Đó là những giá trị cao quý của con người, là những quyền hết sức cơ
bản của con người - quyền được tự do yêu đương và tự do kết hôn”[6, tr.
636]. Quyền tự do yêu đương và tự do kết hôn này không chỉ là quyền cơ bản
của người đàn ông, mà cả của người đàn bà. Ông viết: “Kết hôn vì tình yêu đã
được tuyên bố là quyền của con người; hơn nữa, không những là Droit de
L’homme (quyền của người đàn ông), mà còn là - đây là ngoại lệ - Droit de
Lafemme (quyền của người đàn bà)” [6, tr. 68]. Tư tưởng của Ph. Ăngghen về
9


quyền phụ nữ đã cống hiến rất lớn về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu
đối với chủ nghĩa nữ quyền, đây là cơ sở để xác định chế độ hôn nhân cá thể
và gia đình một vợ một chồng đã xuất hiện và duy trì cho đến tận ngày nay.
Tư tưởng của ông đã gợi mở nhiều vấn đề quan trọng về lý luận chủ nghĩa nữ
quyền, đã làm rõ được nhiều nội dung cơ bản về quyền phụ nữ trong phạm vi
gia đình, vai trò của phụ nữ trong hôn nhân và những yêu cầu về mặt pháp lý
để bảo đảm cho người phụ nữ thực hiện đầy đủ quyền của mình.
Lý luận chủ nghĩa nữ quyền tiếp tục phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn
khi V.I.Lênin công bố hàng loạt các nghiên cứu về chế độ xã hội, cách mạng giải
phóng dân tộc, thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở nước Nga những năm hai
mươi của thế kỷ XX. Sau khi chính quyền Xô viết được thành lập, V.I.Lênin đã có
nhiều chủ trương thúc đẩy từng bước thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Trong bài viết Chủ nghĩa tư bản và lao động nữ, được V.I.Lênin viết
ngày 10 tháng 5 năm 1913, sau đó được Báo Sự Thật đăng trên số 102 của
năm đó. Tiếp cận từ đời sống chính trị của phụ nữ trong gia đình và lao động

sản xuất, trong công trình, tác giả đã chỉ ra cảnh ngộ cơ cực, bị áp bức, phải
chịu nhiều bất công của phụ nữ trong các gia đình tiểu nông, thị dân, thủ
công, nhân viên công chức nhỏ. V.I.Lênin đã từng viết: “Hàng triệu người
phụ nữ đang trong những gia đình, họ đang sống trong những kiếp gia nô, họ
ra sức lo ăn và lo mặc cho toàn gia đình bằng những xu nhỏ mà họ đã phải trả
bằng những sự cố gắng phi thường suốt ngày và bằng những sự tiết kiện hầu
như tất cả - chỉ trừ tiết kiệm sức lao động bản thân” [132, tr. 173].
Trong hầu hết những luận điểm của C. Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về
phụ nữ, giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ được xây dựng
trên cơ sở của triết học Mácxít, đây là phương pháp tiếp cận khoa học và cũng là
cơ sở lý luận để phát triển khoa học về giới, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới
trong xã hội hiện đại. Nghiên cứu thuyết nữ quyền theo chủ nghĩa Mác xít đã hệ
thống và nhấn mạnh đến nhiều các quan điểm như: Trong xã hội tồn tại giai cấp
thì không thể có được sự bình đẳng giới, nguyên nhân của sự áp bức là do chế độ
10


tư bản cộng với chế độ nam trị. Đây là những quan điểm rất có giá trị, đóng vai trò
luận giải nhiều nội dung quan trọng của chủ nghĩa nữ quyền mà đề tài luận án của
tác giả sẽ kế thừa, phát triển và vận dụng luận giải cơ sở hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về quyền phụ nữ.
* Thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa.
Những quan điểm của thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa nhấn mạnh
tính cộng đồng và chống lại chủ nghĩa cá nhân. Đây là phương pháp tiếp cận
khá hiện đại và tiến bộ, tương đối phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện
nay. Tiếp cận từ phương pháp này, các nhà lý luận cho rằng, quyền bình đẳng
chỉ có đầy đủ ý nghĩa khi xác định quyền sở hữu chung và sự hợp tác thay thế
tài sản cá nhân và sự cạnh tranh. Phụ nữ chịu áp bức của cả hai yếu tố là giai
cấp và giới. Nhưng nhiều người lại tỏ ra mong muốn gom và thâu tóm toàn bộ
những nguyên nhân mà dẫn đến sự áp bức đối với phụ nữ vào cùng một phạm

trù. Nhiều nhà nghiên cứu về nữ quyền không đồng tình với quan điểm đó và
chỉ ra rằng: rất khó có thể tìm kiếm một khái niệm bao hàm tất cả những điều
như vậy. Bởi vì, chủ nghĩa nữ quyền là rất đa dạng và phong phú, bao gồm
nhiều giai cấp, nhiều thành phần sắc tộc. Một số công trình lý giải và đóng vai
trò minh chứng tiêu biểu cho điều đó là:
Le Deuxuème Sexe (The Second Sex - Giới thứ hai) [254], được xuất
bản năm 1949 và dịch sang tiếng Anh là The second Sex, bởi Paperback, là
công trình tiêu biểu của Simone De Beauvoir (1908 - 1986), bà là đại diện cho
thuyết nữ quyền hiện sinh vào đầu thế kỷ XX. Tác giả được biết đến là nhà
chính trị học người Pháp, đồng thời cũng là một triết gia đấu tranh cho nữ
quyền. Trong công trình, tác giả thảo luận về cách đối xử với phụ nữ trong
suốt lịch sử, đây là nghiên cứu thường được coi là một tuyên ngôn của triết
học nữ quyền và là điểm xuất phát của chủ nghĩa nữ quyền giai đoạn hai. Tác
giả đi sâu phân tích yếu tố “là người khác” của phụ nữ và cho rằng nam giới
có quyền quyết định mọi việc, thâm chí họ còn có quyền quyết định cả đến sự
sống của phụ nữ. bởi vì họ là cái tôi và là người tự do.
11


Qua nhận định đó cho chúng ta thấy rằng: Tác giả tiếp cận đến con
người phụ nữ ở hai góc độ đó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố thuộc về văn
hóa rất phức tạp và phụ nữ thực chất là một cơ thể sống, sinh tồn có đặc tính
nữ. Đồng thời, tác giả đặt ra câu hỏi: Khía cạnh nào mang tính giải phóng
cho phụ nữ nhiều hơn?. Đây là một trong những tư tưởng tiến bộ, có đóng
góp rất nhiều về mặt lý luận đối với chủ nghĩa nữ quyền hiện đại ngày nay.
* Tiếp cận chủ nghĩa nữ quyền trong các nghiên cứu ở Việt Nam
Một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề phụ nữ,
quyền phụ nữ, bình đẳng nam nữ là công trình Nam nữ bình quyền của tác giả
Đặng Văn Bảy [17], tác giả bắt đầu nghiên cứu công trình từ năm 1925, hoàn
thành và xuất bản vào năm 1927 tại nhà in Tam Thanh (Sài Gòn). Trong công

trình nghiên cứu của mình, tác giả đã phân tích tình trạng phụ nữ bị mất
quyền và sự bất bình đẳng nam - nữ dưới cách nhìn nhận địa vị của phụ nữ
trong xã hội, sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con gái và con trai
trong gia đình. Theo ông, sự bất bình đẳng này là không hợp với công lý và
nhân đạo. Đặng Văn Bảy viết: “Tôi đề xướng nam nữ bình quyền là do thấy
phần nhiều đàn bà con gái bị chê bỏ, hiếp đáp, còn đàn ông con trai lại quá tự
do.... Ai đã mến phép công bình cũng chẵng(chẳng) ghét vơ gì đến cái Nam
Nử (nữ) bình quyền nầy(này”) [17, tr. 4]. Theo ông, phụ nữ được giáo dục sẽ
là nguồn lực to lớn trong sự nghiệp giành độc lập và kiến tạo đất nước. Đây là
quan điểm rất tiến bộ của ông về quyền của phụ nữ và phát huy vai trò của
phụ nữ tại thời điểm lúc bấy giờ.
Vấn đề phụ nữ [27] là công trình nghiên cứu của Phan Bội Châu (1867
- 1940) - nhà yêu nước và cách mạng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được
xuất bản vào đầu năm 1929 tại Duy Tân thư xã - Huế. Phan Bội Châu có quan
điểm tiến bộ về phụ nữ và sớm có ý thức vận động phụ nữ tham gia vào công
cuộc giải phóng dân tộc, đề tài phụ nữ là một trong những mảng đề tài lớn
trong các tác phẩm của ông. Trong công trình, tác giả trình bày khái quát về
địa vị của phụ nữ; nữ quyền và nhụ nữ vận động. Qua đó, tác giả nhấn mạnh
12


đến quyền của phụ nữ với tư cách là con người cũng như với tư cách là dân
của một nước. Một bước tiến trong nhận thức về nữ quyền của Phan Bội Châu
là ông đã đề cao vấn đề vận động phụ nữ, liên kết đoàn thể phụ nữ. Ở thời
điểm này ông là người duy nhất đặt vấn đề này ra. Phan Bội Châu cho rằng:
Trong xã hội bây giờ, rất cần có phụ nư vận động, nhưng muốn vận động
được phụ nữ thì phải nhận thức rõ được vị trí và vai trò của phụ nữ. Đồng
thời, ông cho rằng, cần thiết nhất là việc tập trung nâng cao cho được trình độ
trí thức cho tầng lớp phụ nữ.
Từ năm 1930 trở đi, trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ, cùng với sự phát

triển của báo chí và kỹ thuật in ấn, xuất bản, người dân Việt Nam đã có điều
kiện được tiếp cận với những tư tưởng mới, tư tưởng dân chủ, nữ quyền và
bình đẳng nam nữ. Quá trình nhận thức tư tưởng nữ quyền, bình đẳng nam nữ
ở Việt Nam chịu tác động và được quy định bởi những ảnh hưởng lâu dài của
hệ tư tưởng Nho giáo vào đời sống xã hội, đặc biệt là những định kiến của xã
hội về địa vị và thân phận của phụ nữ trong xã hội. Các công trình nghiên cứu
về chủ đề nữ quyền và bình đẳng nam nữ được nghiên cứu trong thời kỳ này
không chỉ phản ánh quá trình nhận thức về những tư tưởng tự do và bình đẳng
mà còn là di sản về tinh thần của người dân Việt Nam, là nguồn tư liệu quý
cho các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như
lịch sử phong trào nữ quyền, cuộc vận động giải phóng phụ nữ ở Việt Nam
trong những năm nửa đầu thế kỷ XX.
Với những thành tích xuất sắc của các thế hệ phụ nữ Việt Nam trong
kháng chiến chống Pháp và những năm chống Mỹ ác liệt, năm 1966, Phạm
Văn Đồng kết hợp với Nhà xuất bản Phụ nữ, công bố công trình Phong trào
ba đảm đang trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước [53]. Tác giả nhấn mạnh
đến vai trò và ý chí, nghị lực kiên cường của các thế hệ phụ nữ Việt Nam, đó
là nguồn sức mạnh không thể thiếu trong đấu tranh và bảo vệ thành quả cách
mạng nước nhà. Bên cạnh việc kêu gọi phụ nữ cống hiến sức người, sức của
cho chiến trường, tăng gia sản xuất ở hậu phương, tác giả cũng đưa ra yêu
13


cầu: Đảng, Nhà nước, Chính phủ cần đào tạo ra nhiều cán bộ phụ nữ có lòng
dũng cảm và trình độ hơn nữa để tiếp tục cùng Đảng, Nhà nước, nhân dân
Bắc Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.
Công trình Phải đứng trên quan điểm giai cấp mà nhận xét vấn đề phụ
nữ [51] do nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành năm 1967 là công trình của Lê Duẩn,
đây là công trình nghiên cứu độc lập và công phu của ông trong suốt nhiều
năm lãnh đạo đất nước và phong trào phụ nữ Việt Nam. Bằng những lý luận

khúc triết, tác giả đã trình bày hệ thống những quan điểm về giai cấp và đấu
tranh giai cấp ở các nước trên thế giới và sứ mệnh của giai cấp công nhân ở
Việt Nam trong vai trò là lực lượng tiên phong lãnh đạo nhân dân tiến hành
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho nước nhà. Cùng với đó,
tác giả nhấn mạnh đến việc thực hiện đấu tranh giải phóng phụ nữ, bảo đảm
quyền của phụ nữ phải xuất phát từ quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp,
luôn coi phụ nữ là một lực lượng, một tầng lớp quan trọng của xã hội và cách
mạng. Phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để họ gia nhập vào giai cấp
công nhân Việt Nam, để họ đủ sức cùng với các lược lượng khác lãnh đạo
phong trào phụ nữ nói riêng và phong trào cách mạng nói chung.
Những công trình nghiên cứu trong thời kỳ này ở Việt Nam chịu tác
động rất lớn từ công cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc,
nhiều công trình đã đề cập đến vai trò to lớn của phụ nữ trong cách mạng đấu
tranh giải phóng dân tộc, sự tiên phong của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
lãnh đạo phong trào phụ nữ.
* Thuyết nữ quyền theo tư tưởng cấp tiến (triệt để)
Bắt đầu xuất hiện từ những năm cuối 1960 đầu 1970 thời kỳ này, nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề phụ nữ bị áp bức bởi đàn ông trong gia đình và
ngoài xã hội được công bố. Là nhà lý luận nữ quyền của thế kỷ XX, Shulamith
Firestone (1945-2012) đã trở thành một nhà hoạt động sớm trong phong trào phụ
nữ. Tháng 10 năm 1970, bà hoàn thành công trình The Dialectic of Sex [253]
(Phép biện chứng về giới), được nhà xuất bản William Morrow and Company
14


xuất bản thành sách. Trong công trình của mình, Firestone đã nhận định những lý
do được coi là những thất bại của các phong trào đòi quyền của phụ nữ (quyền của
phụ nữ chưa bao giờ thắng) và đề xuất các yếu tố cho một giải pháp: Không bao
giờ thỏa hiệp về các nguyên tắc cơ bản; nâng cao ý thức để chuẩn bị cho việc sử
dụng các quyền tự do; xóa bỏ các nguyên tắc áp bức phụ nữ. Công trình của bà đã

được ghi nhớ vì đóng góp nhiều về mặt lý luận đối với chủ nghĩa nữ quyền.
Công trình Sexual Politics [236] (Chính sách tình dục) của tác giả Kate
Millet được nhà xuất bản Garden City, New York: Doubleday xuất bản thành
sách năm 1970 là công trình nghiên cứu độc lập, công phu của bà. Trong công
trình của mình, tác giả đã nhấn mạnh và hoan nghênh nền chính trị giới tính
cần đa dạng hơn, công trình nghiên cứu Sexua Politics của bà đã được xem
như là một văn bản cổ điển của nữ quyền, là một trong những cuốn sách nữ
quyền đầu tiên của thập niên này để nâng cao ý thức nam giới. Công trình
Sexua Politics là một chuẩn mực lý thuyết quan trọng cho chủ nghĩa nữ quyền
giai đoạn thứ hai của những năm 1970. Qua công trình, tác giả đã truyền đạt
cho phụ nữ những kiến thức về nền dân chủ, đưa chủ nghĩa nữ quyền theo
một hướng khác gọi là giới tính chủ nghĩa nữ quyền.
Những quan điểm tiến bộ của một số công trình nghiên cứu về nữ
quyền trong thời kỳ này cơ bản nhất quán khẳng định vai trò của phụ nữ trong
gia đình gắn liền với chế độ gia trưởng. Thực ra, đây là hệ thống những quan
điểm nhấn mạnh đến hai yếu tố quyền lực và thống trị. Cũng có thể được hiểu
là sự tôn ti trật tự và sự cạnh tranh. Ở đây, nam giới chính là lực lượng áp bức
phụ nữ, thống trị phụ nữ.
Những năm gần đây, trên cơ sở kết thừa và phát triển những mảng kiến
thức lớn về nữ quyền của những học giả, nhà nghiên cứu, các sĩ phu đi trước,
nhiều công trình của các tác giả, nhóm tác giả trong và ngoài nước được nghiên
cứu trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển nên đã nghiên cứu một cách
khá toàn diện, tiếp cận dưới nhiều góc độ để làm nổi bật quyền và thực hiện
quyền của phụ nữ trong đời sống chính trị. Những công trình tiêu biểu đó là:
15


Lê Thị Nhâm Tuyết, tác giả của công trình Pn trong thế giới đương đại”, Tạp chí Triết học (4).
201



91.Hồ Chí Minh: Toàn tập (2011), tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
92.Hồ Chí Minh: Toàn tập(2011), tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
93.Hồ Chí Minh: Toàn tập(2011), tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
94.Hồ Chí Minh: Toàn tập(2011), tập 9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
95.Hồ Chí Minh: Toàn tập(2011), tập 10, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
96.Hồ Chí Minh: Toàn tập(2011), tập 11 NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
97.Hồ Chí Minh: Toàn tập(2011), tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
98.Hồ Chí Minh: Toàn tập(2011), tập 13, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
99.Hồ Chí Minh: Toàn tập(2011), tập 14, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
100. Hồ Chí Minh: Toàn tập(2011), tập 15, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
101. Hội đồng Bầu cử quốc gia (2016), “Báo cáo kết quả bầu cử Hội đồng
nhân dân các cấp khóa XIV”, Hà Nội.
102. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2009), Cẩm nang cán bộ phụ nữ cấp cơ sở,
NXB Phụ nữ, Hà Nội.
103. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2003), Sổ tay cán bộ hội phụ nữ cơ sở, NXB
Phụ nữ, Hà Nội.
104. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2015), Phụ nữ Việt Nam phát huy
truyền thống Hai Bà Trưng trong xây dựng và bảo vệ đất nước, NXB
Phụ nữ, Hà Nội.
105. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1966), Phụ nữ hai miền Nam Bắc cùng
nhau thi đua chống Mỹ cứu nước, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
106. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1968), Tài liệu huấn luyện tổ trưởng, tổ
phó phụ nữ, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
107. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1970), “Luật hôn nhân và gia đình”,
NXB Phụ nữ, Hà Nội.
108. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1974), Điều lệ hội liên hiệp phụ nữ Việt
Nam, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
109. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam(1974), Nghị quyết Đại hội phụ nữ Việt
Nam lần thứ tư, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

110. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1970), Hồ Chủ Tịch với vấn đề giải
phóng phụ nữ, NXB Phụ nữ, Hà nội.
202


111. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2007), Văn kiện Đại hội Đại biểu phụ
nữ toàn quốc lần thứ X, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
112. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2009), Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ
công tác phụ nữ, tập 1, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
113. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội Đại biểu phụ
nữ toàn quốc lần thứ XI, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
114. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2012), Quan điểm của Đảng, Nhà nước và
Chủ tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ và công tác phụ nữ, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
115. Joanna Barsh (2013), Cách người phụ nữ xuất chúng lãnh đạo: Mô hình
đột phá cho công việc và cuộc sống (Dịch: Uông Xuân Vy, Vi Thảo
Nguyên), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
116. Nguyễn Thị Quốc Khánh (2012), Thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
117. Nguyễn Linh Khiếu (1999), Nghiên cứu và đạo tào giới ở Việt Nam,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
118. Kôlôngtai A.M (1982), Vấn đề giải phóng phụ nữ (Nguyễn Nhất Thẩm
dịch), NXB Phụ nữ, Hà Nội.
119. Bùi Thị Ngọc Lan (2007), Những vấn đề giới - Từ lịch sử đến hiện đại,
NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
120. Đặng Thị Linh (1996), Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện
nay - thực trạng và giải pháp, Luận án Phó tiến sĩ, Hà Nội.
121. Quế Lâm (2014), Vai trò, địa vị của người phụ nữ Việt Nam - Những ghi
nhận mang tính lịch sử về nữ giới và quyền nữ giới, NXB Lao động Xã
hội, Hà Nội.

122. Nguyễn Thị Ngọc Lâm (2001), Phụ nữ Quân đội trong sự nghiệp kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
123. Liên hợp quốc (1945), Hiến chương Liên hợp quốc.
124. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn nhân quyền.
125. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự.
203


126. Liên hợp quốc (1979), Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).
127. Liên hợp quốc (1992), Khuyến nghị số 19 về loại bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ, thông qua tại kì họp lần thứ 11.
128. V.I. Lênin: Toàn tập(1979), NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
129. V.I Lênin (1979), “Chào mừng những người cộng sản Pháp, Ý và Đức”,
V.I Lênin Toàn tập, Tập 44, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
130. V.I Lênin (1979), “Dàn bài luận cương Về vai trò và nhiệm vụ của công
đoàn trong những điều kiện của chính sách kinh tế mới”, Lênin Toàn
tập, Tập 39, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
131. V.I. Lê Nin (1955), “Phụ nữ và cách mạng” (Hoàng Tâm dịch), NXB Sự
thật, Hà Nội.
132. V.I.Lênin, Toàn tập (1980), Tập 23, NXB Tiến Bộ, Mátxcơva.
133. V.I.Lênin, Toàn tập (1975), Tập 5, NXB Tiến Bộ, Mátxcơva.
134. V.I.Lênin, Toàn tập (1977), Tập 42, NXB Tiến Bộ, Mátxcơva.
135. V.I.Lênin: Toàn tập (1977), Tập 39, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
136. V.I.Lênin (1946), “Cách mạng giải phóng phụ nữ” (Hoàng Nguyễn Thuý
biên dịch), Đại học Thư Xá.
137. V.I.Lênin (1906), “Vấn đề ruộng đất và những kẻ phê phán Mác”, Tạp
chí Giáo dục (2).
138. Nguyễn Bá Linh (1994), Tư tưởng Hồ Chí Minh một số nội dung cơ bản,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

139. Nguyễn Thị Mão (1999), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ”, Tạp chí nghiên cứu lý luận (9).
140. C.Mác (1967), Về vấn đề giải phóng phụ nữ, NXB Sự thật, Hà Nội.
141. C.Mác và Ph.Ănghen (1960), Vấn đề giải phóng phụ nữ, NXB Sự thật, Hà Nội.
142. Dương Thanh Mai (2007), Việt Nam bảo vệ thành công Báo cáo lần thứ
5 và 6 về việc thực hiện Công ước CEDAW, NXB Công an Nhân dân,
Hà Nội.
143. Nguyễn Hữu Minh (2008), Bình đẳng giới ở Việt Nam: Phân tích số
liệu điều tra, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
204


144. Nguyễn Thị Mão (1996), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và
xây dựng đội ngũ cán bộ nữ”, Tạp chí nghiên cứu lý luận (9).
145. Ngân hàng Thế giới (2011), Phân tích tình hình thế giới tại Việt Nam
năm 2011.
146. Nhà xuất bản Le Monde (2010), Hồ Chí Minh - nhân vật giành độc lập
cho Việt Nam, Paris, Pháp.
147. Nguyễn Thị Ninh (2008), “Công tác cán bộ nữ trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Cộng sản (788).
148. Nguyễn Thị Kim Ngân (2009), “Hai năm thực hiện Luật bình đẳng giới
và giải pháp thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới”, Tạp
chí Lao động và xã hội (369), tr.2-4.
149. Ofam (2015), Nữ giới lãnh đạo trong hệ thống chính trị: niềm tin và sự
lựa chọn của công chúng, NXB Hồng Đức.
150. Đông Phong (2010), “CEDAW- 30 năm ngày Công ước được phê chuẩn
trên toàn cầu và việc thực hiện tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Lao
động và Xã hội (23).
151. Phùng Hữu Phú (1995), Chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí
Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

152. Lê Chân Phương (2006), Phong trào phụ nữ “ba đảm đang” trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
153. Lương Hoa Phương (2014), Gương sáng phụ nữ học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
154. Kim Phượng (2014), Vai trò, địa vị của người phụ nữ Việt Nam – Những
ghi nhận mang tính lịch sử về nữ giới và quyền nữ, NXB Lao động Xã
hội, Hà Nội.
155. Lê Thị Quý (2009), Gia đình học, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
156. Lê Thị Quý (2014), Sổ tay truyền thông về phòng, chống buôn bán phụ
nữ và trẻ em, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
157. Như Quỳnh (2009), Bác Hồ với sự tiến bộ của phụ nữ, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
158. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946), Hiến pháp,
Hà Nội.
205


159. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Hiến pháp,
Hà Nội.
160. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp,
Hà Nội.
161. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp,
Hà Nội.
162. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Bộ luật Lao
động, Hà Nội.
163. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật
Hình sự, Hà Nội.
164. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Bầu
cử Đại biểu Quốc hội, Hà Nội.
165. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Bộ luật Lao
động, Hà Nội.

166. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Hà Nội.
167. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất
đai, Hà Nội.
168. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật Dân
sự, Hà Nội.
169. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bình
đẳng giới, Hà Nội.
170. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Bầu cử
Đại biểu Quốc hội, Hà Nội.
171. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Giáo
dục, Hà Nội.
172. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Bộ luật Lao
động, Hà Nội.
173. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp,
Hà Nội.
206


174. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo
hiểm xã hội, Hà Nội.
175. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hôn
nhân và Gia đình, Hà Nội.
176. Quỹ Phát triển phụ nữ Liên hợp quốc (2006), Thiết lập lại quyền cho phụ
nữ, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
177. Rea Abada Chiongson (2009), CEDAW và pháp luật (Dịch: Lê Thành
Long, Vũ Ngọc Bình), Quỹ Phát triển phụ nữ Liên Hợp Quốc.
178. Sheryl Sandberg (2015), Dấn thân (Trần Thị Ngân Tuyến dịch), NXB
Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
179. Trần Thiên Tỵ (1932), Vấn đề phụ nữ ở Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội.

180. Vũ Thị Minh Thắng (2010), Vai trò của phụ nữ trong đời sống chính trị
Việt Nam (1945 – 1975) qua sự đánh giá của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đề tài QX. 04-16, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
181. Phạm Minh Thảo (2001), Dự báo xu thế nữ giới thế kỷ XXI, NXB Lao
động, Hà Nội.
182. Mai Thị Thư (1978), Women in Vietnam, NXB Ngoại ngữ, Hà Nội.
183. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2010), Công tác phụ nữ
trong Quân đội nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
184. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2009), Cẩm nang Cán bộ
Hội phụ nữ cơ sở, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
185. Lê Thị Nhâm Tuyết (1975), Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
186. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2015), Nữ quyền - những vấn đề lý
luận và thực tiễn, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
187. Nguyễn Thị Thập (2014), Phụ nữ miền Nam với Bác Hồ, NXB Văn hóa
Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
188. Đỗ Thị Thạch (chủ biên) (2008), Khoa học giới: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, NXB Chính trị Hành chính, Hà Nội.
207


×