Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Truyện ngắn đỗ bích thúy dưới góc nhìn địa văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.44 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌCKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ VIẾT TAM

TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY
DƢỚI GÓC NHÌN ĐỊA - VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨVĂN HỌC

\

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌCKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ VIẾT TAM

TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY
DƢỚI GÓC NHÌN ĐỊA - VĂN HÓA
Chuyên ngành : Văn Học Việt Nam
Mã số

: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨVĂN HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Văn Đức


Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác
giả trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể.
Không có bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.
Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên

Đỗ Viết Tam


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy
giáo, PGS. TS Hà Văn Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình,
chu đáo và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Sự chỉ
bảo tận tâm của thầy đã mang lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến
thức cũng như kỹ năng hết sức quý báu để có thể hoàn thiện đề tài một cách
tốt nhất.
Tôi cũng xin được cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý thầy giáo, cô
giáo ở Phòng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô giáo khoa Văn học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy cô giáo bộ
môn Văn học Việt Nam, khoa Văn học – những người mà trong thời gian qua
đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước trưởng thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè –
những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và
thực hiện thành công luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Văn học Việt

Nam (khóa học 2017– 20119) đã luôn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cảm
xúc trong những ngày tháng tôi học tập tại mái trường Nhân văn..
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Đỗ Viết Tam

năm 2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA - VĂN HÓAVÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA ĐỖ BÍCH THÚY ............................................... 7
1.1. Văn hóa và văn học .................................................................................. 7
1.1.1. Văn hóa ................................................................................................... 7
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học .................................................. 10
1.2. Địa - văn hóa và văn học ........................................................................ 12
1.2.1. Địa - văn hóa ......................................................................................... 12
1.2.2. Địa - văn hóa trong nghiên cứu văn học .............................................. 13

1.3. Hành trình sáng tác của Đỗ Bích Thúy ................................................ 14
1.3.1. Hành trình sáng tác ............................................................................... 14
1.3.2. Quan điểm sáng tác ............................................................................... 18
Chƣơng 2. DẤU ẤN ĐỊA - VĂN HÓA TÂY BẮCTRONG TRUYỆN
NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY .............................................................................. 21
2.1. Đặc điểm vùng đất Tây Bắc .................................................................. 21
2.2. Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc ......................................................... 26
2.2.1. Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội .................................................................. 27
2.2.2. Thiên nhiên thơ mộng trữ tình ............................................................ 34
2.3. Con ngƣời vùng cao Tây Bắc ............................................................... 37
2.3.1. Con người thuần hậu, giản dị và chất phác .......................................... 37
2.3.2. Con người chịu thương chịu khó........................................................... 41


2.3.3. Con người sâu nặng nghĩa tình ............................................................. 44
2.4. Đời sống sinh hoạt con ngƣời Tây Bắc ................................................. 49
2.4.1. Đời sống sinh hoạt gia đình .................................................................. 49
2.4.2. Đời sống văn hóa cộng đồng ................................................................ 54
Chƣơng 3. PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN BẢN SẮC ĐỊA - VĂN
HÓATRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ BÍCH THÚY ................................... 60
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................. 60
3.1.1. Khái lược về nhân vật ........................................................................... 60
3.1.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ............................................... 61
3.1.3. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật .................................................... 64
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu ......................................................................... 68
3.2.1. Ngôn ngữ ............................................................................................... 68
3.2.2. Giọng điệu trần thuật ............................................................................ 76
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật ..................................................... 82
3.3.1. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 83
3.3.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................. 87

3.4. Biểu tƣợng văn hóa ................................................................................ 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nền văn học Việt Nam hiện đại, những sáng tác về đề tài miền núi
ở vùng đất Tây Bắc tạo dấu ấn hấp dẫn với người đọc. Nhiều nhà văn viết về
mảnh đất này bằng tình yêu tha thiết và sâu nặng, trở thành những cây bút, cái
tên gắn liền với Tây Bắc như Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Tống Ngọc Hân, Mã
Anh Lâm…Tác phẩm của họ là nguồn tư liệu văn hóa độc đáo và đặc sắc về
vùng đất phía Bắc của Tổ Quốc, giúp chúng ta hình dung và lưu giữ được
phần nào những giá trị văn hóa mang đặc trưng riêng của của vùng núi Tây
Bắc. Đỗ Bích Thúy cũng là một trong những cái tên được nhắc đầu tiên khi
nói đến đề tài miền núi với một phong cách riêng. Đọc các sáng tác của Đỗ
Bích Thúy về đề tài miền núi, ta dễ dàng nhận thấy nguồn tư liệu dồi dào, tạo
dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc bởi văn phong nhẹ nhàng, tinh tế, sâu
sắc, giàu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Chị đã thổi tình yêu quê hương
vào văn chương, giúp chúng ta hiểu được phần nào những tình cảm mộc mạc,
chân thực mà đầy xúc động của nhà văn với quê hương của mình. Đỗ Bích
Thúy với tài năng văn chương nghệ thuật độc đáo cùng một sự học, trau dồi
và nỗ lực đáng khâm phục. Chị xứng đáng được coi là một nhà văn tiêu biểu
đầu thế kỉ XXI. Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng từng đánh giá: “Và tôi không
ngại khi khẳng định rằng, Đỗ Bích Thúy là một trong những nhà văn nữ xuất
sắc nhất hiệnnay” [30; tr 8]. Trong số các nhà văn viết về đề tài miền núi thì
Đỗ Bích Thúy là một cây bút được nhắc khá nhiều trong các công trình
nghiên cứu.Chị cũng thường được nói đến bên cạnh những tên tuổi khác cùng
viết về mảnh đất và con người miền núi Tây Bắc. Điều đó khẳng định vị thế
của chị trong dòng chảy văn học Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu về nhà

văn Đỗ Bích Thúy là hết sức cần thiết.
1.2. Có thể có nhiều hướng nghiên cứu về các sáng tác truyện ngắn của
Đỗ Bích Thúy, với luận văn này, chúng tôi triển khai từ góc nhìn địa - văn hóa.

1


Văn hóa tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống con người, trong đó có
văn chương nên từ trước đến nay, nghiên cứu văn học từ văn hóa được giới
nghiên cứu và giảng dạy văn học quan tâm. Tiếp cận văn hóa học là một trong
những hướng tiếp cận liên ngành được vận dụng nhiều trong văn chương. Tìm
hiểu tác phẩm văn chương từ góc nhìn địa - văn hóa tức là đã đặt tác phẩm văn
chương đó trở lại với chính môi trường đã sản sinh ra nó, để nhận thấy được
mối quan hệ gắn bó hai chiều giữa tác phẩm văn học với đời sống. Từ tác phẩm
văn chương, ta sẽ hiểu hơn về một vùng đất và từ những hiểu biết về địa - văn
hóa của vùng đất đó, chúng ta sẽ nắm được những giá trị cốt lõi của tác phẩm
văn chương. Vì thế chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy
dưới góc nhìn Địa - văn hóa để có thêm một cái nhìn về sáng tác của nhà văn
nặng lòng với vùng đất và con người miền núi này.
2. Lịch sử vấn đề
Đỗ Bích Thúy từ khi xuất hiện trên văn đàn văn học, những tác phẩm
của chị đã được bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình văn học đánh giá cao.
Chính vì vậynó đã trở thành đối tượng khảo sát nghiên cứu của nhiều nhà phê
bình và một loạt các luận văn trong thời gian gần đây, đặc biệt là những tập
truyện ngắn viết về đề tài miền núi.
Nhà văn Chu Lai đánh giá cao về Đỗ Bích Thúy. Theo ông, thành công
của Đỗ Bích Thúy là mang đến cho người đọc một “món ăn lạ”, khiến họ
được sống trong một mảnh đất lạ mà “tất cả được miêu tả dịu nhẹ, chênh
vênh, chấm phá, không dài dòng, không đa ngôn”. Ông cũng cho rằng: “chất
bình dị, xôn xao, chân thật không chỉ là tiêu chí trong các cuộc thi văn của

Tạp chí mà còn là đặc trưng của nền văn học”[34; tr102]. Cũng chính yếu tố
đó làm nên cái duyên và sức gợi của nhà văn trẻ Đỗ Bích Thúy. Chu Lai cũng
chỉ ra những nhược điểm của tập truyện Sau những mùa trăng là sự thử
nghiệm sang mảng đề tài khác còn vụng về, gượng gạo (Sông còn chảy mãi,
Phía sau kí ức). Những tìm tòi trong cách thể hiện của Đỗ Bích Thúy (cảm

2


hứng giọng điệu, cốt truyện…) được Chu Lai ghi nhận bước đầu.
Nhà văn Trung Trung Đỉnh trong bài viết Đọc truyện ngắn Đỗ Bích
Thúy in trên báo Văn nghệ số 5, ra ngày 3/2/2007 nêu cảm nhận khá sâu sắc
về văn phong Đỗ Bích Thúy: “Đỗ Bích Thúy có khả năng viết truyện về cảnh
sinh hoạt truyền thống của con người miền cao một cách tài tình. Không
truyện nào là không kể về cách sống, lối sinh hoạt, nết ăn ở và cả quang cảnh
sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán. Truyện nào cũng hay cũng mới, cũng lạ
mặc dù các tác giả không hề cố ý đưa vào chi tiết lạ. Thế mà đọc đến đâu ta
cũng sững sờ và bị chinh phục bởi những chi tiết rất đặc sắc chỉ người miền
cao mới có”[15; tr 58].
Nhà phê bình Lê Thanh Nghị đã viết: “Những khát vọng về hạnh phúc,
những tâm sự cháy bỏng về lẽ sống, ý thức về những ngày hiện tại ở một vùng
độc đáo, đầy kỷ niệm, đã tạo ra trong ngòi bút của Đỗ Bích Thúy niềm xúc
động chân thành, chảy dạt dào trên trang viết” [41; tr 3]. Phải chăng vì thế
mà khi nhìn nhận, đánh giá về tác phẩm của chị, các nhà nghiên cứu luôn
đứng ở góc nhìn văn hóa để thấy được chiều sâu văn hóa trong mỗi câu
chuyện, mỗi nhân vật, mỗi cảnh huống, hay hình ảnh, ngôn ngữ… của quê
hương Hà Giang được tái hiện lại. Có thể thấy một điều rằng, không ít nhà
nghiên cứu đã tiếp cận tác phẩm của Đỗ Bích Thúy dưới nhiều góc độ khác
nhau, ở nhiều khía cạnh nội dung và nghệ thuật. Tiêu biểu như: Truyện ngắn
về đề tài dân tộc miền núi phía bắc qua các tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ

Bích Thúy, Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Minh Trường, Luận văn Th.s ĐH
KHXH & NV HN, 2009); Tiếp cận sáng tác của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn
Ngọc Tư từ phương diện giá trị văn học - văn hóa (Dương Thị Kim Thoa,
Luận văn Th.s ĐH KHXH& NV- HN, 2008); Nghệ thuật trần thuật trong
truyện ngắn Đỗ Bích Thúy (Ngô Thị Yên, Luận văn Thạc sĩ Trường đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2011); Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ góc
độ thể loại (Nguyễn Thị Thu Thủy, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Khoa

3


học Xã hội và Nhân văn,2012)….
Ngoài ra, sáng tác của Đỗ Bích Thúy được chú ý, đề cập nhiều trên các tạp
chí, các trang báo: Tạp chí văn học, Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Văn nghệ quân
đội... Tiêu biểutác giả Hà Anh với bài viết Đỗ Bích Thúy: nếu làm độc giả thất
vọng tôi thà chịu cũ được đăng tải trên trang ngày
25/12/2005. Tác giả Dương Bình Nguyên có bài viết Nhà văn Đỗ Bích Thúy:
viết vì nhu cầu nội tâm
viết Nhà

trên trang 21/6/2006 và bài

văn Đỗ Bích Thúy –

sự mềm mại quyết liệt trên trang

. Trên trang phongdiep.net có bài viết Đỗ Bích Thúy –
tôi đã không nghĩ rằng người phụ nữ có thể hi sinh nhiều đến thế, ngày
23/1/2009. Tại địa chỉ ra ngày 23/11/2009 có bài Đường
đến với văn chương của một người viết trẻ của tác giả Lê Hương Thủy… Đỗ

Bích Thúy vùng với những tác phẩm của mình đã tạo được những ấn tượng sâu
sắc trong lòng độc giả.
Những công trình, bài viết đó đã tiếp cận và nghiên cứu tác phẩm của
nhà văn dưới góc độ văn hóa, tuy nhiên, để nhìn nhận và nghiên cứu một
cách sâu sắc và chuyên biệt ở góc nhìn địa - văn hóa thì qua sự khảo sát của
chúng

tôi,

chưa



một

côngtrìnhnàothựchiện.Từđóthôithúcchúngtôithựchiệnđềtàiluậnvănnày.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Chúng tôi tìm hiểu truyện ngắn Đỗ Bích thúy dưới góc nhìn
Địa - văn hóa , khám phá giá trị thẩm mỹ của tác phẩm để từ đó khẳng định
sự đóng góp của nhà văn đối với nền văn học về đề tài miền núi nói riêng và
văn học Việt Nam nói chung.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích đó chúng tôi thực hiện các nhiệm
vụ sau:
- Tìm hiểu về con người, sự nghiệp văn học và quan điểm sáng tác của
nhà văn Đỗ Bích Thúy.

4


- Đi sâu vào tìm hiểu các tập truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy. Khái quát

đặc điểm, phân tích biểu hiện cái nhìn nhìn đia - văn hóa trên cả hai phương
diện nội dung và nghệ thuật. Từ đó thấy được mạch ngầm văn hóa miền núi
Tây Bắc trong các tác phẩm cụ thể.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng của đề tài là tìm hiểu Truyện ngắn
Đỗ Bích Thúy dưới góc nhìn Địa - văn hóa
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi khảo sát của luận văn là các tập truyện
ngắn của Đỗ Bích Thúy viết về mảnh đất và con người miền núi:Sau những
mùa trăng (2001), Những buổi chiều ngang qua cuộc đời(2003), Tiếng đàn môi
sau bờ rào đá (2006), Người đàn bà miền núi(2008), Mèo đen(2011), Đàn bà
đẹp(2013).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp liên ngành giữa địa lý và văn hóa:
Phương pháp liên ngành cần thiết cho luận văn này để nhìn nhận tác
phẩm văn chương từ nhiều góc độ khác nhau.Các yếu tố địa lí, khí hậu, điều
kiện tự nhiên sẽ tác động đến việc hình thành cung cách sinh hoạt, quan hệ
ứng xử của con người và ở chiều ngược lại, con người cũng sẽ có thái độ ứng
xử với cảnh quan, môi trường sống của riêng mình.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp giúp chúng tôi hướng đến phân tích
đặc điểm của thiên nhiên, hình tượng con người và đời sống sinh hoạt được tác
giả miêu tả trong tác phẩm, từ đó đưa ra những nhận định khái quát về những
dấu ấn địa - văn hóa vùng núi Tây Bắc trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu:
So sánh - đối chiếu sẽ giúp đặt tác phẩm trong nền chung của văn học
về đề tài miền núi và từ đó thấy được giá trị của tác phẩm trong dòng chảy
văn học Việt Nam nói chung và văn học về đề tài miền núi nói riêng.
6. Cấu trúc luận văn

5



Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc
gồm 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về Địa - văn hóa và hành trình sáng tác của
Đỗ Bích Thúy
Chương 2: Dấu ấn Địa - văn hóa Tây Bắc trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy
Chương 3: Phương thức thể hiện bản sắc Địa - văn hóa Tây Bắc trong truyện
ngắn Đỗ Bích Thúy

6


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA - VĂN HÓA
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA ĐỖ BÍCH THÚY
1.1. Văn hóa và văn học
1.1.1. Văn hóa
Văn hóa là một khái niệm có nội hàm rộng và được nhìn nhận ở nhiều
góc độ, bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống con người. Văn hóa với vai trò là
nền tảng và cơ sở cho mọi ngành khoa học, văn học, xã hội học, tâm lí học,
toán học, vật lý học, sinh học, âm nhạc, ngôn ngữ học…Chính vì có phạm vi
lớn như vậy nên văn hóa nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau. Cuối thế
kỷ XX đầu thế kỷ XIX và đặc biệt trong thời kì toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề
văn hóa lại càng được các nhà nghiên cứu đề cập đến nhiều hơn bao giờ
hết.Tính đến nay, văn hóa có nhiều công trình nghiên cứu về nó và đem lại
nhiều kết quả bất ngờ, thú vị. Hơn thế, văn hóa còn được vận dụng liên ngành
trong nghiên cứu ở lĩnh vực khác. Mỗi một công trình nghiên cứu lại đưa ra
cách hiểu, khái niệm văn hóa riêng. Vì vậy văn hóa có nội hàm rộng và không
thể khẳng định đâu là khái niệm hòa thiện và chính xác. Theo GS. Phan Ngọc
đã thông kê trên thế giới hiện nay đã có khoảng 400 định nghĩa khác nhau về

văn hóa [42, tr7]. Văn hóa trong bước tiến qua các thời kì lại được hiểu theo
những cách riêng. Chẳng hạn, ở Trung Quốc trong thời kì cổ đại, văn hóa
được hiểu là cách thức điều hành xã hội của tầng lớp thống trị và mục đích
giáo huấn và cảm hóa co người.Còn ởcác nước phương Tây cổ đại, khái niệm
văn hóa gốc Hy Lạp, La Mã (cuture) có nghĩa là vun xới, trồng trọt, chăm sóc
và cầu cúng.Văn hóa với nội hàm phong phú như vậy, mỗi học giả lại dựa
trên những cứ liệu riêng, cơ sở riêng, góc độ riêng và vấn đề mà mình nghiên
cứu mà đưa ra khái niệm.
Nhà nghiên cứu E.B Tylor (1832 - 1917) người Anh đã đưa ra một khái
niệm văn hóa được nhiều người đồng tình. Quan điểm về văn hóa của ông

7


trong cuốn Primitive culture (văn hóa nguyên thủy) là“một tổng thể phức hợp
bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất
cả những khả năng và thói quan mà con người đạt được với tư cách là một
thành viên trong xã hội” [79; tr 13].
Trong thế kỉ XX, F.Boas đã nhận định:“Văn hóa là tổng thể các phản
ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá
nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân
trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người
khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với
nhau” [77; tr 149]. Khái niệm này đề cập đến mối quan hệ giữa cá nhân, tập
thể và môi trường là cơ sở hình thành văn hóa của con người.
Đáng chú ý vào năm 1982, tổ chức UNESCO đã đưa ra khái niệm
chính thức về văn hóa trong Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì tại Mexico:
“Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật
chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một
nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những

lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những
tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy
xét bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc
biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính
nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình
là một phương án chưa hoàn thànhđặt ra để xem xét những thành tựu của bản
thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những
công trình vượt trội lên bản thân” [52; tr 23].
Ở Việt Nam, tuy vấn đề nghiên cứu văn hóa được đặt ra muộn hơn
nhưng cũng có không ít những nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra những
khái niệm về văn hóa khác nhau. Tiêu biểu như GS Trần Quốc Vượng quan
niệm “Văn hóa… là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người… để từ đó hình

8


thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát của con người đối
với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là cái vai trò của con người trong vũ trụ đó,
với hệ thống những chuẩn mực, là những giá trị, những biểu tượng, những
quan niệm… tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con
người”. [76; tr 35]. Còn GS Trần Ngọc Thêm thì cho rằng “văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [52;tr 25].Đó là hai nhà nghiên cứu
tiêu biểu trong lĩnh vực văn hóa.
Còn rất nhiều định nghĩa khác nữa nhưng chúng đều thể hiện rằng văn
hóa có mối liên hệ mật thiết tới mọi mặt khác của đời sống xã hội. Những
định nghĩa tiêu biểu trên về văn hóa đều được đa số các nhà nghiện cứu đồng
tình. Những định nghĩa này cung cấp thêm góc nhìn mới về những khía cạnh
khác của văn hóa. Những tư liệu thiết thực về đời sống con người càng trở

nên phong phú nhờ những khám phá mới về văn hóa.
Có thể thấy rằng khái niệm về văn hóa được các nhà nghiên cứu đề cập
trên rất nhiều phương diện và có nhiều khám phá, tìm tòi mới mẻ và thú vị, nó
cũng làm nguồn tư liệu quan trọng cho đời sống con người. Tựu chung lại văn
hóa có những đặc điểm sau:Văn hoá là một hoạt động sáng tạo, mang tính lịch
sử riêng có của con người. Con người trở nên khác biệt so với những sinh vật
khác là nhờ có văn hóa. Do được chi phối bởi môi trường tự nhiên và xã hội
cùng với những nét tính cách của cộng đồng dân tộc nên văn hóa ở mỗi cộng
đồng dân tộc và ở mỗi quốc gia có những đặc trưng riêng. Với cách tiếp cận
như đã nêu, chúng ta có thể khẳng định: văn hóa là sản phẩm do con người
sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên, đấu
tranh xã hội… nhằm mục đích sinh tồn và văn hóa là nấc thang cao nhất đưa
con người vượt lên trên những loài động vật khác.
Và văn học, với sứ mệnh là nhân học, là sản phẩm của con người, do
con người và vì con người nên sự ảnh hưởng của văn hóa tới văn học là điều

9


đương nhiên. Vì vậy, dưới góc nhìn văn hóa, các nghiên cứu văn học ngày
càng có nhiều hơn những khám phá mới mẻ, làm vững thêm mối quan hệ giữa
văn học và đời sống con người.
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Văn học là một thành tố của văn hóa cùng với triết học, đạo đức, tôn
giáo....Sau khi các hướng nghiên cứu từ tác giả, từ thi pháp,… dần trở nên
phổ biến trong văn học thì hướng nghiên cứu từ văn hóa đã đem lại những
khám phá mới mẻ.Văn học dựa trên văn hóa để tạo nên thế giới của riêng
mình. Văn hóa chính là “sân khấu” thể hiện các giá trị của văn học, là “chìa
khóa” giải mã các bí ẩn của nghệ thuật. Ngược lại, văn học phản ánh văn hóa,
dựng lại mô hình văn hóa thông qua thế giới nghệ thuật. Ngoài ra, văn học

còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng cho văn hóa phát triển. Ta
có thể ví văn hóa như một con sông lớn, văn học như nhánh sông nhỏ. Sông
lớn đầy nước thì sông nhỏ mới đầy và nhiều nhánh sông nhỏ góp lại điều tiết
nước cho sông lớn. Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu chú
trọng hơn đến cái nhìn văn hóa và đã đem lại nhiều công trình có giá
trị.Nghiên cứu văn hóa hiện nay đã đem lại rất nhiều những công trình có giá
trị.
Trương Tửu trong cuốn Kinh thi Việt Nam đã chủ trương đi theo hướng
lấy văn hóa để cắt nghĩa văn học khi xem xét hiện tượng Hồ Xuân Hương.
Hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương còn là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà
nghiên cứu khác như nhà Việt Nam học người Nga N. Niculin, nhà nghiên
cứu Lê Trí Viễn hay nhà văn Nguyễn Tuân. Điểm chung của các nhà nghiên
cứu là đều nhận ra sự ảnh hưởng của yếu tố tục mang đậm văn hóa dân gian
trong thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Đỗ Lai Thúy đã tinh ý khi nhìn ra đây
chính là cơ sở để nghiên cứu sâu hơn trong cuốn chuyên luận Hồ Xuân
Hương, hoài niệm phồn thực.Hướng nghiên cứu này cũng được chú ý bởi Lê
Nguyên Cẩn với những công trình như Tiếp cận văn học từ cái nhìn văn hóa

10


đưa ra những quan điểm sâu sắc về mối liên hệ giữa văn hóa và văn học hay
Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa đã áp dụng phân tích tác phẩm quen thuộc
“Truyện Kiều”.Ông cho rằng “Tính văn hóa của tác phẩm văn học thể hiện
trước hết qua cách nhìn nghệ thuật mang tính dân tộc về con người và cuộc
đời, qua quan niệm ứng xử thẩm mĩ mang đặc trưng và phù hợp với chuẩn
mực đời sống tâm lí đạo đức và truyền thống dân tộc. Tính văn hóa của tác
phẩm văn học còn thể hiện qua cách thứcxây dựng nhân vật, xây dựng cốt
truyện, cách thức mô hình hóa hoặc điển hình hóa. Tính văn hóa của tác
phẩm văn học cũng được thể hiện qua các hình thức ngôn từ nghệ thuật được

dùng để diễn tả hình tượng mà thường gặp qua các hình thức biểu đạt dân
gian, qua hệ thống các hình ảnh biểu trưng, qua các mẫu đề”. [9; tr 23].Có
thể khẳng định văn hóa tác động sâu sắc đến văn học thông qua sự cảm nhận,
thẩm thấu những giá trị văn hóa của những nhà văn, nhà thơ trong sáng tác.
Vì vậy, mỗi người nghệ sĩ khi cầm bút có cá tính sáng tạo nghệ thuật, những
nét đặc trưng rất riêng từ việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, lựa chọn chủ
đề, tư tưởng thẩm mỹ đến việc lựa chọn các chi tiết, tình huống ...tất thảy đều
thể hiện những nét đặc trưng văn hóa của cộng đồng, dân tộc trong thời kì
lịch sửđó.
Tuy văn học là một thành tố, bộ phận của văn hóa, phản ánh văn hóa
nhưng văn học mang tính chất “động”, nó cũng tác động trở lại đối với văn
hóa, điều chỉnh văn hóa. Những nhà văn với nghệ thuật ngôn từ đã khẳng
định những giá trị văn hóa dân tộc, nhân bản, đồng thời họ phê phán, đấu
tranh những biểu hiện phản văn hóa.Văn học có vai trò lưu giữ và những giá
văn hóa dân tộc qua từng thời kì lịch sử. Chẳng hạn, nhà văn Nguyên Tuân
trong tập truyện Vang bóng một thời khắc họanhững cách sống đẹp của con
người Việt Nam như: uống trà, chơi chữ, thưởng hoa, thả thơ… đang dần mất
đi dưới triều đại phong kiến suy tàn, nhà văn thông qua văn học để bảo lưu
nó. Và như vậy, những nét văn hóa “tao nhã” đó sống cùng những tác phẩm

11


của ông, gợi cho người đọc hình dung về một quá khứ huy hoàng. Nói cách
khác, từ các tác phẩm văn học phản ánh văn hóa đã có ảnh hưởng lớn đến tư
tưởng, tình cảm con người, giúp con người điều chỉnh cách sống và ứng xử
với văn hóa. Cần nhấn mạnh rằng, các nhà văn nhà thơ chân chính luôn
hướng đến những giá trị văn hóa tốt đẹp trong các tác phẩm của mình, đồng
thời luôn cố gắng loại bỏ những văn hóa “rác” tạo nên những tác động tích
cực. Nhà văn luôn là người định hướng và thức tỉnh mọi người trong ứng xử

văn hóa.
Như vậy, từ những nghiên cứu trên, ta có thể chắc chắn rằng giữa văn
hóa và văn học có mối liên hệ mật thiết, không thể tách rời. Nhà văn chỉ có
thể sáng tác dựa trên vốn văn hóa của mình. Vì vậy, văn hóa ảnh hưởng đến
văn học là điều tất yếu. Ngược lại, đây cũng là cơ sở vững chắc để các nhà
nghiên cứu văn học nhìn nhận một tác phẩm trên góc độ văn hóa và làm
phong phú thêm hệ thống lý luận văn học Việt Nam.
1.2. Địa - văn hóa và văn học
1.2.1. Địa - văn hóa
Nếu như văn hóa là một khái niệm gần gũi, quen thuộc thì địa - văn hóa
lại là một khái niệm mới mẻ và có phần xa lạ . Địa - văn hóa là sự tổng hòa
của hai chuyên ngành khoa học: địa lí và văn hóa. Hai khái niệm có vẻ
không liên quan này lại được kết hợp trong một hướng nghiên cứu mới khá có
sức thuyết phục. Khái niệm địa - văn hóa được sử dụng đầu tiên trong lĩnh
vực địa lý và trở thành phương pháp nghiên cứu liên ngành trong địa lý. Nhà
địa lý học người Pháp Joel Bonnemaison trong công trình nghiên cứu“Culture
and Space” ông vận dụng và tiếp cận địa - văn hóa vào trong lĩnh vực địa lý.
Công trìnhđược viếtbằng tiếng Pháp đã được học trò và vợ của ông tập hợp
sau khi ông qua đời. Ông đưa ra những biểu hiện của địa - văn hóa gồm: Môi
trường địa lý, lãnh thổ và biểu tượng địa lý. Trong công trình nghiên cứu của
mình, Joel Bonnemaison phản ánh mối liên hệ giữa văn hóa của các cư dân và

12


không gian địa lý, hay đúng hơn là những đặc trưng không gian điển hình của
cư dân - một cảnh quan vừa được con người nhận thức vừa mang đậm màu
sắc tâm thức, tâm linh.
Như vậy, địa - văn hóa có thể hiểu là hướng nghiên cứu liên ngành xem
xét mối quan hệ giữa cảnh quan địa lý và đời sống văn hóa của con người,

những mối tác động qua lại của hai yếu tố này trong những vùng lãnh thổ nhất
định. Các yếu tố địa lý sẽ quy định cung cách sinh hoạt, ứng xử của con người
và ngược lại, con người sẽ có những tác động trở lại cảnh quan. Đây là một
mối quan hệ khá hài hòa và sự tác động lên nhau là tất yếu. Nhìn từ hướng
nghiên cứu này chúng ta có thể thấy được vị trí của con người trong tự nhiên
cũng như những tác động giữa thiên nhiên và con người.
Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu này cũng đã được vận dụng trong
nghiên cứu văn hóa, đặc biệt với sự đóng góp của giáo sư Trần Quốc Vượng
với công trình Việt Nam cái nhìn địa văn hóa ông đã sử dụng hướng tiếp cận
địa văn hóa để tìm hiểu nhiều địa danh trên đất nước ta như: Hà Nội, Phú
Thọ, Bắc Ninh, Côn Đảo... từ đó làm cơ sở, làm nguồn tư liệu quý báu để vận
dụng trong nghiên cứu ở nhiều vùng đất văn hóa khác trên đất nước ta. .
1.2.2. Địa - văn hóa trong nghiên cứu văn học
Trong văn học, địa - văn hóa cũng được một số nhà nghiên cứu vận
dụng trong công trình nghiên cứu của mình.Tác giả Phạm Tiết Khánh - TS đại
học Vinh trong bài viết Đặc điểm truyện cổ tích Khmer Nam Bộ tiếp cận từ
hướng lí thuyết địa - văn hóa đăng trên tạp chí nghiên cứu văn học, ông dùng
lý thuyết địa - văn hóa để chỉ ra nhiều tác phẩm văn học dân gian trên thế giới
tuy cách xa nhau về vị trí địa lý nhưng có cốt truyện giống hoặc cùng motif
với nhau. Tác giả Đặng Hiển với cuốn tiểu luận Văn học dưới góc nhìn Địa văn hóa có sự vận dụng góc nhìn địa văn hóa trong nghiên cứu văn học Việt
Nam. Ông nhấn mạnh mỗi nhà văn đều có một vùng đất hay không gian nghệ
thuật để sáng tác của riêng mình. Tất cả các yếu tố như: điều kiện tự nhiên,

13


đời sống vật chất và tinh thần, lối sống, phong tục tập quán của con người tạo
thành yếu tố địa - văn hóa.Từ các yếu tố địa - văn hóa được các nhà văn, nhà
thơ thể hiện qua tác phẩm văn học. Ta biết đến một hồn thơ Chế Lan Viên gắn
liền với mảnh đất Quảng Tri, Bình Định nơi ông sinh ra và lớn lên; một

Hoàng Cầm với những lễ hội dân gian đặc sắc vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh);
một Nguyễn Trung Thành gắn bó sâu nặng với đồng bào Tây Nguyên; hay
nhà văn Nam Cao viết về những người nông dân ở làng Đại Hoàng...Mỗi một
vùng đất nó có thể trở thành đề tài văn học hấp dẫn với người đọc qua sự
hiểu biết, vốn sống và tài năng của các nhà văn nhà thơ.Vốn sống của tác giả,
những hiểu biết của tác giả về vùng đất chính là cơ sở để làm nên những giá
trị địa văn hóa cho tác phẩm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những nhà
địa lí, những nhà văn hóa học sẽ làm tốt hơn nhà văn ở điểm này, bởi lẽ, địa
văn hóa trong văn học còn là sự xâm nhập của vùng đất ấy vào trong tâm hồn
của nhà thơ, nhà văn, trở thành những hình tượng, cảm xúc. Địa văn hóa trong
văn học cũng không có nghĩa là khu biệt văn học về phạm vi của những địa
phương nhỏ hẹp, bởi cái chất chung, cái nền văn hóa chung của quốc gia, dân
tộc đã trở thành gốc rễ của bản thân mỗi con người.
Trong cuốn tiểu luận của mình Đặng Hiển cũng khái quát yếu tố địa văn hóa có trong văn học bao gồm: con người và hiện thực địa phương, ngôn
ngữ chung có sự điểm xuyết của ngôn ngữ địa phương và cuối cùng là toàn bộ
cảnh sắc thiên nhiên...tất cả đi vào thơ văn trở thành hình tượng nghệ thuật
độc đáo trong tác phẩm.
Ở luận văn này, chúng tôi cũng vận dụng những yếu tố đia - văn hóa
mà Đặng Hiển khái quát để tìm hiểu mảnh đất Hà Giang - vùng cực Bắc Tổ
quốc trong các tập truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy được nhìn từ góc độ địa văn hóa.
1.3. Hành trình sáng tác của Đỗ Bích Thúy
1.3.1. Hành trình sáng tác

14


Đỗ Bích Thúy có thể nói là nhà văn nữ xuất sắc của văn học Việt Nam
đương đại. Các tác phẩm của chị luôn đọng lại trong lòng người đọc những vẻ
đẹp đầy chất thơ của văn hóa dân tộc miền núi phía Bắc. Chỉ mới xuất hiện
trên văn đàn nhưng các sáng tác của Đỗ Bích Thúy đã nhanh chóng chiếm

được cảm tình của độc giả. Không chỉ truyện ngắn mà còn ở nhiều thể loại
khác chị cũng đạt được những thành tựu nhấtđịnh.
Đỗ Bích Thúy sinh ngày 13 tháng 04 năm 1975 tại Hà Giang, mảnh đất
đã đi vào kí ức và các sáng tác của chị. Đó là mảnh đất hồn hậu với người dân
chất phác, hiền lành, những vẻ đẹp đầy chất thơ chính là ngọn nguồn cảm
hứng bấttậnchosángtáccủachị.Dùđiđâu,vềđâunhữngtrangviếtcủaĐỗBích Thúy
luôn “nhưng nhức” tình yêu thương dành cho vẻ đẹp của đất trời và con người
nơi đây.
Đỗ Bích Thúy sáng tác và đến với văn chương khi chị 19 tuổi. Sau khi
ước mơ làm nhiều nghề, cuối cùng văn chương đến với chị một cách tự nhiên:
“Đúng là cuộc đời tôi đã có những biến động không ngờ và tất cả đều dẫn dắt
tôi đến với con đường văn chương. Là học sinh giỏi văn (từng đi thi học sinh
giỏi văn toàn quốc), nhưng tôi thất vọng với ý định sẽ trở thành cô giáo. Học
xong Cao đẳng Tài chính - Kế toán, chưa kịp nhận việc thì có một vị khách
tìm đến tận nhà “mời” tôi về làm việc tại Hội Văn nghệ Hà Giang sau khi ông
đọc truyện ngắn của tôi trên Báo Tiền Phong. Các chú trên tỉnh đến Hội Văn
nghệ chơi nói: “Cháu còn trẻ thế, ngồi đây làm gì cho phí, sang làm báo đi”.
Tôi chuyển sang làm phóng viên Báo Hà Giang. Bốn năm trời lăn lộn với
nghề báo, thường xuyên phải đi công tác vùng sâu, vùng xa nhưng tôi thấy
yêu nghề. Tôi tự nhủ, mình sẽ gắn bó lâu dài với nghề báo nên đi học tiếp tại
Phân viện Báo chí Tuyên truyền. Đang học năm cuối, nghe bạn bè khuyên, tôi
gửi ba truyện ngắn tham dự cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân
đội và đoạt giải nhất, nên khi ra trường các chú bảo tôi về làm việc ở tạp chí.
Nếu làm việc ở quê, chắc chắn tôi không viết được nhiều như bây giờ.” [29].

15


Đỗ Bích Thúy viết văn vì nhu cầu nội tâm là chính, chị viết văn như sự trả ơn,
nên trong cuộc đời viết văn của mình chị đã định hình một cách viết không

quá ồn ào, hoa mĩ mà giản đơn và trong trẻo như vùng cao, như tâm hồnchị.
ĐỗBíchThúyđếnvớivănchươngnhưmộtcáiduyêntiềnđịnh.Vănchương
vốn không phải là một cái nghề mà là một cái “nghiệp”, nhưng để có cái
“nghiệp” đó cũng cần phải một cái duyên, một cái tâm và cái tài. Cái tâm để
cảm, để nhận và để sẻ chia, cái tài để thể hiện ra được trên trang giấy bằng
ngòi bút thì cái duyên để đến được, gắn bó được với công việc không kém
phần khổ ải đó. Cái duyên đã đến và chị liên tục gặt hái được những thành
công, khẳng định chỗ đứng của mình trong nền văn học đương đại khi chùm
ba truyện ngắn: Sau những mùa trăng, Đêm cá nổi, Ngải đắng trên núiđạt giải
nhất cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1998 - 1999.
Sau khi cô sinh viên “già nhất” khóa 16 của Phân viện Báo chí tuyên truyền
ra trường, cánh cửa “nhà số 4” (cách gọi thân mật Tạp chí Văn nghệ Quân
đội) đã rộng mở chào đón. Và môi trường làm việc mới đó đã giúp chị hoàn
thiện lối viết, khẳng định phong cách nghệ thuật của mình. Năm 2003 – 2004,
tham gia cuộc thi sáng tác Văn học tuổi trẻ do Nxb Thanh niên và báo Văn
nghệ tổ chức, chị đạt giải ba với tiểu thuyết Bóng của cây sồi. Năm 2005,
truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đácủa chị được đạo diễn Đỗ Quang
Hải chuyển thể thành phim Chuyện của Paovà đạt giải Cánh diều vàng của
Hội điện ảnh Việt Nam thì người ta thực sự chú ý đến một luồng gió mới
mang hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, tiếng nói, hơi thở của con
người TâyBắc.
Ba truyện ngắn đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ
Quân đội càng thể hiện rõ hơn sự thống nhất trong giọng văn, cách kể và đề
tài sáng tác của chị. Và quả thật chị đã mang đến một sắc màu mới, một
hương vị mới cho văn đàn. Nói như nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng
trong bài viết Văn nghệ trẻ sau chiến tranh thì: “Đỗ Bích Thúy là một bông

16



hoa trong rừng hoa đa sắc màu mới ươm trồng”. Nhưng lúc ấy, có lẽ khái
niệm nhà văn vẫn chưa hoàn toàn có trong cô sinh viên Phân viện Báo chí
tuyên truyền. Đỗ Bích Thúy chia sẻ “Tôi đã viết Ngải đắng ở trên núi như đã
viết nhiều cái khác, trên giường tầng, trong một căn phòng chật hẹp ở kí túc
xá đại học. Tôi đã phải ngồi khoanh chân trên giường, viết trên

một cái mặt

bàn rất bé, trước mặt luôn là bức tường có treo ảnh cha mẹ. Bên ngoài bức
tường là Hà Nội nhộn nhịp và náo động. Tôi đã chỉ có một bức tường gạch để
cách ly với phố xá - thế giới xa lạ với những trang viết của tôi, càng xa lạ với
nỗi hoài niệm không bao giờ dứt trong tôi. Song hình như, chính trong bối
cảnh bấp bênh, mong manh ấy tôi viết thuận hơn, xuôi hơn thì phải...”
( Nhà thơ Chế Lan Viên
đã chính xác khi phát biểu một quy luật như của muôn đời “Khi ta ở chỉ là nơi
đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”, chính cái hồn đất, hồn người Tây Bắc đã
làm nên mạch nguồn, cái hồn văn Đỗ BíchThúy.
Đỗ Bích Thúy cũng có viết về Hà Nội nhưng có lẽ các tác phẩm gắn
với mảnh đất Hà Giang nơi chị sinh ra và lớn lên là thành công hơn cả. Nhà
văn đã khai thác được chiều sâu phức tạp trong cuộc sống cũng như nhân
cách, phẩm chất và những nét đẹp văn hóa của con người vùng núi một cách
chân thành nhất.
Đỗ Bích Thúy đã xuất bản các tập truyện ngắn Sau những mùa trăng
(2001), Những buổi chiều ngang qua cuộc đời(2003), Tiếng đàn môi sau bờ rào
đá (2006), Người đàn bà miền núi(2008), Mèo đen(2011), Đàn bà đẹp(2013)…
Không chỉ thành công vang dội ở thể loại truyện ngắn, Đỗ Bích Thúy còn
sáng tác và thành công ở nhiều thể loại khác như: Tiểu thuyết: Dưới bóng cây
sồi (NXB Thanh niên, 2005), Cửa hiệu giặt là(NXB Phụ Nữ, 2014), Cánh
chim kiêu hãnh(NXB Quân đội, 2014)...
Tóm lại, bằng việc xây dựng những nhân vật người phụ nữ chịu nhiều

thiệt thòi, số phận éo le, trắc trở, Đỗ Bích Thúy đã chỉ cho độc giả một mảng

17


màu tối trong bức tranh hiện thực ở vùng cao, nơi thân phận con người luôn
bếp bênh và đau đớn. Ở nơi đó có những ước nguyện, những khát vọng hạnh
phúc tình yêu, sự yên bình , thanh thản đang bị khuất lấp bởi những bóng núi
vô hình nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là một tình yêu chân thành, dung dị
được gửi gắm trong từng trang văn của tácgiả.
1.3.2. Quan điểm sáng tác
Văn chương được coi là một loại hình nghệ thuật mà sản phẩm là
những tác phẩm văn học được nhà văn sáng tạo ra. Mỗi nhà văn khi sáng tác
đều có tư tưởng và quan điểm nghệ thuật riêng mình. Mỗi nhà văn muốn
thành công đều cần một quan điểm sáng tác. Tác phẩm văn học ở đó thể hiện
quan điểm cũng như tư tưởng nghệ thuật của mỗi nhà văn. Có thể nói đó là
ngọn hải đăng soi đường để mỗi nhà văn có thể tránh những đảo đá ngầm
củacuộcsống,đểbiếtđâulàphươnghướngđếnmỗikhichôngchênh.VớiĐỗBích
Thúy thì quan điểm sáng tác của chị giản dị, chân thành mà thiết nghĩ, cũng là
quan điểm, là mục đích của mỗi nhà văn tiến bộ. Viết để trải lòng mình, viết
vì một sự thôi thúc, viết để tri ân, để trả nghĩa... vùng đất miền núi Tây Bắc.
Xin dẫn lại lời chị trong bài trả lời phỏng vấn Nếu làm độc giả thất vọng tôi
thà cũ kỹ đăng trên vnepress để thấy rõ điều đó: “tôi luôn bị thúc ép một cách
vô hình, rằng mình còn đang nợ nơi sinh thành ra mình một món nợ rất lớn.
Và nhất định, bằng tất cả sức lực và trí tuệ, mình phải tìm cách trả được”.
Viết để trải lòng mình nên mỗi trang văn của Đỗ Bích Thúy là một trang ăm
ắp tình cảm nồng ấm, yêu thương trân trọng và cả sự biết ơn cho con người
cùng đất nơi đây. Vậy nên, dẫu là ở hình ảnh những nhân vật có mang trong
mình những đặc điểm tính cách, suy nghĩ và hành động tiêu cực thì bên trong
sâu thẳm vẫn không mất đi vẻ giản dị, mộc mạc, nét đẹp thuần khiết như nước

suối đầu nguồn - dẫu chỉ ẩn chứa, chỉ bộc lộ trong những cảnh huống đặc biệt
lắm. Viết để trải lòng mình nên dù một hình ảnh thiên nhiên hay cả một bức
tranh nghệ thuật thì Đỗ Bích Thúy vẫn cho người đọc thấy niềm tự hào, sự

18


gắn bó tha thiết của chị với mảnh đất ấy.
Đềtàimiềnnúi là đề tài quen thuộc và được nhiều tác giả khai thácnhư:
Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Ma Văn Kháng, Cao Duy Sơn... và ĐỗBíchThúy
cũng lựa chọn đề tài quen thuộc ấy nhưng chị đãýthứcrấtrõcon đường
đi riêng của mình. Chị có quan niệm sâu sắc về chỗ đứng và cách nhìn của
nhà văn về đề tài này này. Như ai đó cho rằng, nếu các nhà văn viết về đề tài
miền núi là người khách nhìn nhận, đánh giá bằng con mắt khách quan thì Đỗ
Bích Thúy là người trong cuộc nhìn nhận, đánh giá bằng ánh mắt vừa của
người trong cuộc, người từng sống, từng trải qua và chưa bao giờ vợi bớt lòng
yêu thương. Chị không ngần ngại khi dám so sánh về tâm thế, về quan điểm
sáng tác với các nhà văn khác cùng khác đề tài miền núi. Chị từng nói: “Một
nhà văn miền xuôi lên viết về đề tài miền núi sẽ khác hơn một nhà văn ở đó
mấy năm và viết về miền núi, lại càng khác hơn người sinh ra ở đó viết về nơi
ấy. Nếu những nhà văn miền xuôi viết thành công về đề tài miền núi với tâm
thế của người miền xuôi thì tôi lại khác. Tôi muốn là người trong cuộc để viết
thật tự nhiên về cuộc sống và con người vùng cao quê tôi.” (Điểm tựa và đích
đến của một cây bút nữ). Và không thể phủ nhận, một nhà văn gốc gác là
người miền núi cũng sẽ có cách cảm, cách thể hiện khác hơn, sẽ khó cái tâm
trạng vừa cảm thấy mới lạ, háo hức, bất ngờ... Cũng trong bài viết đó, chị
chia sẻ : “Họ viết về chính họ, những cái đã tồn tại, ăn sâu vào văn hóa của
họ bao đời nay. Còn tôi là người miền xuôi nhưng sinh ra và lớn lên giữa
những người miền núi. Tôi hiểu họ nhưng không phải là họ. Có lẽ vì vậy mà
đối với mình, những nét văn hóa vùng cao vừa thấy nhớ, vừa thấy đặc sắc,

vừa thấy lạ”.
Không phải dựng lại không gian văn hóa Tây Bắc trên trang sách
cũng không phải chỉ bộc lộ những nét riêng biệt như một nét đặc trưng khu
biệt của văn hóa cộng đồng mình mà trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, cái
văn hóa ấy được lồng trong một tình cảm tha thiết, mãnh liệt. Vậy nên, dù là

19


×