I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC T NHIấN
CAO TH THNG HUYN
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu
đối với CáC CƠ Sở GIAM GIữ TRONG NGàNH CÔNG AN TạI
KHU VựC BắC TRUNG Bộ và đề xuất các giảI pháp thích ứng
LUN N TIN S KHOA HC MễI TRNG
H NI - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CAO THỊ THƯƠNG HUYỀN
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI
CÁC CƠ SỞ GIAM GIỮ TRONG NGÀNH CÔNG AN TẠI KHU VỰC
BẮC TRUNG BỘ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 62440301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học
1. GS.TS Phạm Quang Cử
2. GS.TS Hoàng Xuân Cơ
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực từ đề tài nghiên cứu của tôi. Một số kết quả đã được
chúng tôi công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành với sự đồng ý của đồng tác giả
phù hợp với các quy định hiện hành. Các số liệu, thông tin tham khảo, chứng minh và so
sánh từ các nguồn khác đã được trích dẫn theo đúng quy định. Việc sử dụng các nguồn
thông tin, số liệu này chỉ phục vụ cho mục đích học thuật.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này và các kết quả
nghiên cứu trong luận án của mình.
Tác giả
Cao Thị Thương Huyền
LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của Trung tướng, GS.TS
Phạm Quang Cử, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật - Bộ Công an và
GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại
học Quốc gia Hà Nội. NCS xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai Thầy đã hết
lòng tận tình hướng dẫn NCS thực hiện luận án này.
NCS xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo các cơ quan và các thầy/cô, các đồng nghiệp,
các nhà khoa học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ NCS trong
học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu luận án. Cảm ơn cơ quan tôi đã và đang
công tác là Trung tâm Kiểm định, Viện Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an và Phòng
Kỹ thuật Hóa Lý nghiệp vụ và Công nghệ môi trường, Viện Kỹ thuật Hóa học Sinh học
và Tài liệu nghiệp vụ, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an. Cảm ơn đơn vị đào tạo
là Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, Khoa Môi trường và
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Cảm ơn đơn vị phối
hợp nghiên cứu là Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Khí Hậu và Viện Khoa học Khí
tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
NCS cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS Nguyễn Trọng Hiệu, PGS.TS Mai
Trọng Thông, PCG.TS Nguyễn Chu Hồi, Đại tá Lê Văn Phái, TS Mai Văn Khiêm, TS
Nguyễn Đăng Mậu, ThS Trương Thị Thanh Thủy, Phạm Thị Hải Yến, Hà Trường
Minh, Trần Trung Nghĩa, Đào Việt Hưng và các nhà khoa học khác cũng như các bạn
bè đồng nghiệp đã giúp đỡ chân tình, góp ý và xây dựng những nội dung nghiên cứu
của luận án.
NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị và những người thân yêu
trong gia đình, đặc biệt là người chồng - người đồng chí, TS. Hoàng Minh Huệ, và các
con là những nguồn động viên tinh thần quí giá và luôn sát cánh, chăm lo, sẻ chia để
NCS hoàn thành luận án.
Mặc dù, NCS đã có nhiều cố gắng, song bản luận án có thể còn sai sót. Kính mong
nhận được sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy/cô, sự đóng góp của các nhà khoa học, các
đồng chí, đồng nghiệp và những người quan tâm để NCS nâng cao chất lượng luận án và
hoàn thiện hơn nữa những nghiên cứu khoa học của mình./.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2018
Tác giả
Cao Thị Thương Huyền
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 9
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 9
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 10
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 12
5. Luận điểm bảo vệ .................................................................................................. 13
6. Đóng góp mới của luận án .................................................................................... 13
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................... 13
8. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 14
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIAM GIỮ TRONG NGÀNH
CÔNG AN................................................................................................................. 15
1.1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu......................................................................................................................... 15
1.1.1.Nghiên cứu về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới .......... 15
1.1.2.Nghiên cứu về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam ......... 19
1.1.3. Nghiên cứu về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với cơ sở giam giữ . 20
1.2. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về đánh giá tổn thương do biến đổi
khí hậu .................................................................................................................. 23
1.2.1. Khái niệm và cách tiếp cận đánh giá tính dễ bị tổn thương ...................... 23
1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về đánh giá tổn thương ................................... 26
1.3. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về giải pháp thích ứng và tích hợp vấn
đề biến đổi khí hậu vào chiến lược, kế hoạch phát triển ...................................... 32
1.3.1. Khái niệm và tổng quan về thích ứng với biến đổi khí hậu ....................... 32
1.3.2. Khái niệm và tổng quan về tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến
lược, kế hoạch phát triển ............................................................................ 34
1.4. Một số vấn đề lý luận và tổng quan về cơ sở giam giữ trong ngành Công an . 36
1.4.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ sở giam giữ có liên quan đến nghiên
cứu tác động của biến đổi khí hậu ............................................................. 36
1.4.2. Tổng quan về các cơ sở giam giữ trong ngành Công an ........................... 42
1.5. Một số điều kiện tự nhiên và khí hậu liên quan đến khu vực nghiên cứu........ 44
1
1.5.1. Điền kiện tự nhiên khu vực Bắc Trung Bộ ................................................ 44
1.5.2. Điều kiện khí hậu khu vực Bắc Trung Bộ ................................................. 44
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 46
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIAM GIỮ ............... 47
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với các cơ sở giam
giữ trong ngành Công an ...................................................................................... 47
2.1.1. Lựa chọn các hiện tượng khí hậu cực đoan để đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu ................................................................................................. 47
2.1.2. Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu để dự báo tính dễ bị tổn thương do
biến đổi khí hậu trong tương lai................................................................. 50
2.1.3. Lựa chọn chi tiết hóa điều kiện khí hậu khu vực nghiên cứu ..................... 51
2.1.4. Khung tiếp cận nghiên cứu ......................................................................... 52
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 54
2.2.1. Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu ..................................... 55
2.2.2. Phương pháp chuyên gia kết hợp điều tra xã hội học, khảo sát thực địa ... 56
2.2.3. Phương pháp ngoại suy các số liệu lịch sử ................................................. 56
2.2.4. Phương pháp ma trận .................................................................................. 56
2.2.5. Phương pháp bản đồ và GIS ....................................................................... 57
2.2.6. Phương pháp thống kê khí hậu ................................................................... 57
2.2.7. Phương pháp chỉ số tổn thương tối giản ..................................................... 58
2.3. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu ...................................................................... 62
2.3.1. Số liệu khí tượng......................................................................................... 62
2.3.2. Số liệu điều tra khảo sát .............................................................................. 63
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 64
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIAM
GIỮ TRONG NGÀNH CÔNG AN TẠI KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ ................ 65
3.1. Đánh giá điều kiện khí hậu các cơ sở giam giữ khu vực Bắc Trung Bộ ........... 65
3.1.1. Chi tiết hóa điều kiện khí hậu cho các cơ sở giam giữ khu vực Bắc Trung Bộ . 65
3.1.2. Xu thế biến đổi khí hâu tại các cơ sở giam giữ khu vực Bắc Trung Bộ ..... 69
3.1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu cho các cơ sở giam giữ tại khu vực Bắc Trung
Bộ trong thế kỷ 21 ..................................................................................... 72
3.2. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với các cơ sở giam giữ trong ngành
Công an tại khu vực Bắc Trung Bộ ...................................................................... 76
2
3.2.1. Đánh giá tác động đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự trong cơ sở
giam giữ ..................................................................................................... 76
3.2.2. Đánh giá tác động đối với cơ sở hạ tầng và lao động, sản xuất ................ 78
3.2.3. Đánh giá tác động đối với môi trường sống .............................................. 85
3.2.4. Đánh giá tác động đến sức khỏe cán bộ chiến sĩ và can phạm nhân ......... 88
3.2.5. Ma trận đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với các mặt công tác
của các cơ sở giam giữ ............................................................................... 96
3.2.6. Nhận định về mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các cơ sở
giam giữ khu vực Bắc Trung Bộ ............................................................. 100
3.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương và nguy cơ dễ bị tổn thương do các hiện tượng
khí hậu cực đoan đối với các cơ sở giam giữ tại khu vực Bắc Trung Bộ ........... 105
3.3.1. Đánh giá tính dễ bị tổn thương do các hiện tượng khí hậu cực đoan đối
với các cơ sở giam giữ tại khu vực Bắc Trung Bộ .................................. 105
3.3.2. Đánh giá nguy cơ dễ bị tổn thương trong tương lai do các hiện tượng cực
đoan cho các cơ sở giam giữ.................................................................... 114
3.3.3. Phân hạng tổn thương cho các cơ sở giam giữ ......................................... 124
3.4. Đánh giá công tác quản lý và thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Công
an đối với các cơ sở giam giữ trong ngành Công an .......................................... 127
3.4.1. Bộ máy quản lý về thích ứng với biến đổi khí hậu của Bộ Công an ...... 127
3.4.2. Công tác thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Công an đã thực hiện
đối với các cơ sở giam giữ ....................................................................... 130
3.5. Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cơ sở giam giữ132
3.5.1. Đề xuất khung thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cơ sở giam giữ .. 132
3.5.2. Đề xuất các nhóm giải pháp thích ứng chiến lược với biến đổi khí hậu . 134
3.5.3. Đề xuất một số giải pháp thích ứng cụ thể với biến đổi khí hậu cho các
cơ sở giam giữ tại khu vực Bắc Trung Bộ ............................................... 138
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 144
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 147
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
BCA
Bộ Công an
BĐKH
Biến đổi khí hậu
BTB
Bắc Trung Bộ
CA
Công an
CBCS
Cán bộ chiến sỹ
ccs
Các cộng sự
COP
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu
CMP
Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Kyoto
CPN
Can phạm nhân
CSGG
Cơ sở giam giữ
CSTT
Chỉ số tổn thương
CSTTTG
Chỉ số tổn thương tối giản
DBTT
Dễ bị tổn thương
HTKHCĐ
Hiện tượng khí hậu cực đoan
IPCC
Intergovernmental Panel on Climate Change - Ban Liên Chính phủ
về biến đổi khí hậu
PP
Phương pháp
NCS
Nghiên cứu sinh
THAHS
Thi hành án hình sự
TG
Trại giam
TP
Thành phố
TTG
Trại tạm giam
ƯPT
Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống lụt, bão và tìm kiếm
cứu nạn
JICA
The Japan International Cooperation Agency - Cơ quan Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản
UNDP
United Nations Development Programme - Chương trình Phát
triển của Liên hợp quốc
UNFCCC
United Nations Framework Convention on Climate Change - Công
ước Khung của Liên hiệp quốc về .biến đổi khí hậu
4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1:
Danh sách các cơ sở giam giữ tại khu vực Bắc Trung Bộ ....................... 11
Bảng 1.1: Đặc điểm cơ bản của các cơ sở giam giữ có liên quan đến biến đổi
khí hậu .............................................................................................. 41
Bảng 2.1. Phân cấp hạn hán .................................................................................... 49
Bảng 2.2. Đặc trưng các kịch bản RCP.................................................................... 51
Bảng 2.3. Tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của luận án ............................... 55
Bảng 2.4. Bảng phân cấp mức độ tổn thương theo chỉ số tổn thương tối giản .......... 59
Bảng 3.1. Thống kê thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan đến các trại
giam trong ngành Công an giai đoạn 2010-2014 .................................... 82
Bảng 3.2: Ma trận định tính tác động của biến đổi khí hậu đến các mặt công tác
của các trại giam khu vực Bắc Trung Bộ ................................................ 97
Bảng 3.3: Ma trận định tính tác động của biến đổi khí hậu đến các mặt công tác
của các trại tạm giam khu vực Bắc Trung Bộ ......................................... 98
Bảng 3.4: Phân cấp mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các cơ sở
giam giữ ................................................................................................... 99
Bảng 3.5: Ma trận định lượng tác động của biến đổi khí hậu đối với các mặt công
tác của các trại giam khu vực Bắc Trung Bộ ........................................... 99
Bảng 3.6: Ma trận định lượng tác động của biến đổi khí hậu đối với các mặt công
tác của các trại tạm giam khu vực Bắc Trung Bộ .................................. 100
Bảng 3.7: Ma trận định lượng tác động của biến đổi khí hậu đối với các cơ sở
giam giữ khu vực Bắc Trung Bộ ........................................................... 104
Bảng 3.8. Chỉ số tổn thương tối giản do các hiện tượng cực đoan cho các cơ sở
giam giữ tại khu vực Bắc Trung Bộ ...................................................... 106
Bảng 3.9. Mức độ tổn thương do các hiện tượng cực đoan cho các cơ sở giam giữ
tại khu vực Bắc Trung Bộ...................................................................... 107
Bảng 3.10. Phân hạng tổn thương theo ký hiệu ...................................................... 124
Bảng 3.11.Thứ tự sắp xếp các hiện tượng cực đoan trong tổ hợp mức độ tổn
thương ................................................................................................... 124
Bảng 3.12. Phân hạng tổn thương do các hiện tượng cực đoan đối với các cơ sở
giam giữ khu vực Bắc Trung Bộ ........................................................... 126
5
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Bản đồ vị trí các cơ sở giam giữ khu vực Bắc Trung Bộ ............................ 12
Hình 1.1: Tóm lược lịch sử chống biến đổi khí hậu của IPCC và UNFCCC ..............18
Hình 1.2. Cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên để đánh giá tính dễ bị tổn
thương và thích ứng .....................................................................................24
Hình 1.3. Các bước đánh giá tính dễ bị tổn thương theo hướng tiếp cận “từ trên
xuống” ..........................................................................................................25
Hình 1.4: Một ví dụ về cách tiếp cận “từ dưới lên” .....................................................26
Hình 1.5. Sơ đồ ứng phó với biến đổi khí hậu ............................................................. 32
Hình 1.6. Mối quan hệ giữa thích ứng và tính dễ bị tổn thương ..................................33
Hình 1.7. Quy trình xác định các giải pháp thích ứng ................................................33
Hình 1.8. Tích hợp chính sách theo chiều ngang và chiều dọc ...................................35
Hình 1.9. Qui trình tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào chính sách ......................... 35
Hình 1.10. Mô hình cơ cấu tổ chức của trại giam ........................................................ 39
Hình 2.1 Vùng hoạt động của bão Việt Nam ............................................................... 50
Hình 2.2. Khung tiếp cận nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với các cơ
sở giam giữ trong ngành Công an .................................................................53
Hình 2.3: Khung logic nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với các cơ sở
giam giữ trong ngành Công an .....................................................................54
Hình 2.4. Vị trí các trạm khí tượng được thu thập số liệu ...........................................62
Hình 3.1: Bản đồ phân bố nhiệt độ trung bình năm (oC) thời kỳ 1961-2014 tại khu
vực nghiên cứu .............................................................................................. 66
Hình 3.2: Bản đồ phân bố tổng lượng mưa năm (mm) thời kỳ 1961-2014 tại khu
vực nghiên cứu .............................................................................................. 66
Hình 3.3: Bản đồ phân bố mức độ biến đổi (a) nhiệt độ trung bình năm, (b) nhiệt
độ tối thấp và (c) nhiệt độ tối cao trung bình năm (oC/10 năm) thời kỳ
1961-2014 trên khu vực nghiên cứu ............................................................. 70
Hình 3.4: Bản đồ phân bố mức độ biến đổi (a) lượng mưa ngày lớn nhất
(mm/10năm), (b) số ngày rét đậm (ngày/10năm), (c) số ngày nắng nóng
(ngày/10năm), (d) lượng mưa năm (%/10 năm) thời kỳ 1961-2014 trên
khu vực nghiên cứu....................................................................................... 71
Hình 3.5: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) theo kịch bản RPC 4.5 cho
các thời kỳ a) 2046-2065 và b) 2080-2099 của các cơ sơ giam giữ ở khu
vực Bắc Trung Bộ ......................................................................................... 73
6
Hình 3.6: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) theo kịch bản RPC 8.5 cho
các thời kỳ a) 2046-2065 và b) 2080-2099 của các cơ sơ giam giữ ở khu
vực Bắc Trung Bộ ......................................................................................... 73
Hình 3.7. Biến đổi của lượng mưa năm (%) theo kịch bản RPC 4.5 cho các thời kỳ
a) 2046-2065 và b) 2080-2099 của các cơ sơ giam giữ ở khu vực Bắc
Trung Bộ .......................................................................................................75
Hình 3.8. Biến đổi của lượng mưa năm (%) theo kịch bản RPC 8.5 cho các thời kỳ
a) 2046-2065 và b) 2080-2099 của các cơ sơ giam giữ ở khu vực Bắc
Trung Bộ .......................................................................................................75
Hình 3.9: Thống kê các loại tội phạm do phạm nhân gây ra tại các trại giam trong
giai đoạn 2005-2013 .....................................................................................76
Hình 3.10: Địa điểm thực hiện hành vi trốn khỏi nơi giam giữ ...................................77
Hình 3.11: Cơ cấu sử dụng đất của các trại giam khu vực Bắc Trung Bộ...................79
Hình 3.12: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp của các trại giam
khu vực Bắc Trung Bộ ..................................................................................79
Hình 3.13: Hiện trạng giao thông cho các cơ sở giam giữ khu vực Bắc Trung Bộ .....80
Hình 3.14: Lượng điện sử dụng trung bình tháng của các cơ sở giam giữ khu vực
Bắc Trung Bộ ................................................................................................ 80
Hình 3.15: Cơ cấu sử dụng đất của các trại giam khu vực Bắc Trung Bộ...................81
Hình 3.16: Hiện trạng sử dụng nước tại các cơ sở giam giữ khu vực Bắc Trung Bộ
......................................................................................................................85
Hình 3.17: Lượng chất thải rắn sinh hoạt và y tế phát sinh hàng ngày tại các cơ sở
giam giữ khu vực Bắc Trung Bộ ..................................................................86
Hình 3.18: Diễn biến một số loại bệnh xảy ra đối với cán bộ chiến sỹ công tác tại
các trại giam ở khu vực Bắc Trung Bộ trong những năm gần đây ..............91
Hình 3.19: Diễn biến một số loại bệnh xảy ra đối với cán bộ chiến sỹ công tác tại
một số trại tạm giam ở khu vực Bắc Trung Bộ trong những năm gần đây
......................................................................................................................92
Hình 3.20. Diễn biến một số loại bệnh xảy ra đối với phạm nhân tại các trại giam
ở khu vực Bắc Trung Bộ trong những năm gần đây ....................................94
Hình 3.21. Diễn biến một số loại bệnh xảy ra đối với can phạm nhân tại các trại
tạm gian ở khu vực Bắc Trung Bộ trong những năm gần đây .....................95
Hình 3.22: Mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các cơ sở giam giữ khu
vực Bắc Trung Bộ (tính theo tỷ lệ cho các hiện tượng khí hậu cực đoan) .102
7
Hình 3.23: Mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các cơ sở giam giữ khu
vực Bắc Trung Bộ (tính theo các cơ sở giam giữ). .....................................103
Hình 3.24: Chỉ số tổn thương tối giản do rét hại đối với các cơ sở giam giữ khu
vực Bắc Trung Bộ .......................................................................................109
Hình 3.25: Chỉ số tổn thương tối giản do rét đậm đối với các cơ sở giam giữ khu
vực Bắc Trung Bộ .......................................................................................109
Hình 3.26: Chỉ số tổn thương tối giản do mưa lớn đối với các cơ sở giam giữ khu
vực Bắc Trung Bộ .......................................................................................111
Hình 3.27: Chỉ số tổn thương tối giản do bão đối với các cơ sở giam giữ khu vực
Bắc Trung Bộ ..............................................................................................111
Hình 3.28: Chỉ số tổn thương tối giản do nắng nóng đối với các cơ sở giam giữ
khu vực Bắc Trung Bộ ................................................................................113
Hình 3.29: Chỉ số tổn thương tối giản do hạn hán đối với các cơ sở giam giữ khu
vực Bắc Trung Bộ .......................................................................................113
Hình 3.30: Chỉ số tổn thương tối giản tổng hợp do các hiện tượng khí hậu cực đoan
đối với các cơ sở giam giữ khu vực Bắc Trung Bộ ....................................114
Hình 3.31. Mức độ biến đổi chỉ số tổn thương do rét hại cho các cơ sở giam giữ tại
khu vực Bắc Trung Bộ ................................................................................116
Hình 3.32. Mức độ biến đổi chỉ số tổn thương do rét đậm cho các cơ sở giam giữ
tại khu vực Bắc Trung Bộ ...........................................................................117
Hình 3.33. Mức độ biến đổi chỉ số tổn thương do mưa lớn cho các cơ sở giam giữ
tại khu vực Bắc Trung Bộ ...........................................................................121
Hình 3.34. Mức độ biến đổi chỉ số tổn thương do nắng nóng cho các cơ sở giam
giữ tại khu vực Bắc Trung Bộ ....................................................................122
Hình 3.35. Mức độ biến đổi chỉ số tổn thương do hạn hán cho các cơ sở giam giữ
tại khu vực Bắc Trung Bộ ...........................................................................123
Hình 3.36. Sơ đồ cơ chế quản lý của Cơ quan ƯPT Bộ Công an đối với các cơ sở
giam giữ ......................................................................................................127
Hình 3.37. Cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo ƯPT Bộ Công an ..................................128
Hình 3.38. Cơ cấu tổ chức của Ban chỉ huy ƯPT Tổng cục THAHS và Hỗ trợ tư
pháp .............................................................................................................129
Hình 3.39. Cơ cấu tổ chức của Ban chỉ huy ƯPT Công an Tỉnh ...............................130
Hình 3.40. Khung giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cơ sở giam giữ
trong ngành Công an ..................................................................................132
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong các thập kỷ gần đây ngày càng có nhiều bằng chứng xác thực về khí hậu
trái đất đang nóng lên. Theo Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), hiện tượng
nóng lên toàn cầu không còn đơn thuần là thảm hoạ môi trường mà đã trở thành nguy
cơ đe doạ quá trình phát triển bền vững của toàn thế giới.
Các dữ liệu khoa học về biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu và các công trình
nghiên cứu mô hình hoá đều chứng minh Việt Nam là một trong những nước bị ảnh
hưởng đặc biệt nghiêm trọng bởi những tác động bất lợi của BĐKH, mực nước biển
dâng, gia tăng lũ lụt và hạn hán cũng như bão [65]. BĐKH làm tăng thêm các khả năng
dễ bị tổn thương (DBTT) của phụ nữ, nam giới và trẻ em, các cộng đồng, các doanh
nghiệp, cũng như các ngành kinh tế và các vùng [65]. Tác động của BĐKH đối với
nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho
việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước [5].
Biểu hiện của BĐKH thường được xem xét theo sự biến đổi của các yếu tố nhiệt
độ, lượng mưa và các hiện tượng khí hậu cực đoan (HTKHCĐ). Sự biến đổi của các yếu
tố khí hậu và các HTKHCĐ đã tác động đến các thành phần tự nhiên, các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) và đời sống của con người
[49, 67]. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy BĐKH tác động đến nhiều ngành nghề lĩnh
vực khác nhau, từ nông nghiệp và an ninh lương thực, thủy sản; giao thông vận tải; xây
dựng, hạ tầng, phát triển đô thị/nông thôn; môi trường/tài nguyên nước/đa dạng sinh học,
kinh doanh dịch vụ, thương mại, du lịch và y tế, sức khỏe cộng đồng cũng như các vấn
đề xã hội khác,… Trong những vùng/khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của
các HTKHCĐ có khu vực Bắc Trung Bộ (BTB), đặc biệt ở dải ven biển và vùng núi [57].
Ngành Công an (CA) đang quản lý hệ thống các cơ sở giam giữ (CSGG) với hàng
trăm trại giam (TG), trại tạm giam (TTG). Hoạt động của các CSGG có vai trò quan trọng
trong công tác thi hành án hình sự (THAHS) và hỗ trợ, bổ trợ cho hoạt động tư pháp của
Cơ quan điều tra theo tố tụng hình sự. Công tác này còn thể hiện rõ quyền lực của nhà
nước trong phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và
công dân, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. So với cả nước, khu
vực BTB tập trung một loạt các CSGG trọng điểm của ngành CA, chiếm hơn 20% lượng
can phạm nhân (CPN) của toàn quốc. Đồng thời, BTB là vùng khí hậu có nhiều điều kiện
9
khí hậu khắc nghiệt, chịu tác động rất nặng nề của BĐKH và các HTKHCĐ.
Với hiện trạng như hiện nay của các CSGG trong ngành CA, trong bối cảnh
BĐKH mà biểu hiện chính của nó là nhiệt độ tăng, lượng mưa thay đổi theo chiều
hướng tiêu cực (không theo qui luật, khó dự báo), và đặc biệt là các HTKHCĐ (rét
đậm, rét hại, nắng nóng, hạn hán, mưa lớn, bão, lũ lụt,…) sẽ gia tăng mạnh mẽ làm ảnh
hưởng tiêu cực đến mọi mặt công tác của các CSGG. Bên cạnh việc sinh hoạt của cán
bộ chiến sỹ (CBCS) và CPN như điều kiện vệ sinh môi trường và nước sạch thiếu thốn,
giao thông đi lại khó khăn, dễ bị chia cắt … khi gặp các thiên tai khí hậu nêu trên. Các
thiên tai xảy ra cũng là cơ hội để các CPN lợi dụng thực hiện các hành vi quấy phá
buồng giam, gây mất trật tự và an ninh CSGG, có các đối tượng liều lĩnh còn trốn khỏi
nơi giam giữ gây nhiều cản trở cho công tác quản lý của các CSGG và trật tự an toàn
xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với ngành CA là phải có các nghiên cứu
về tác động của BĐKH cũng như xây dựng các biện pháp thích ứng và giảm thiểu tác
động của BĐKH tới các CSGG để đảm bảo an toàn cơ sở làm việc và công tác giam
giữ, cải tạo phạm nhân.
Đó là lý do nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tác
động của biến đổi khí hậu đối với các cơ sở giam giữ trong ngành Công an tại khu vực
Bắc Trung Bộ và đề xuất các giải pháp thích ứng” để làm luận án Tiến sĩ Khoa học
môi trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tác động của BĐKH đối với các CSGG trong ngành CA tại khu
vực BTB.
- Đánh giá được tính DBTT do BĐKH (thông qua các HTKHCĐ) đối với các CSGG
trong ngành CA tại khu vực BTB.
- Đề xuất được giải pháp thích ứng với BĐKH phù hợp cho các CSGG trong ngành
CA và tại khu vực BTB.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các CSGG trong ngành CA tại khu vực BTB,
bao gồm 10 TG: Thanh Cẩm, Thanh Phong, Thanh Lâm, Trại 5 (Thanh Hóa); Trại 3, Trại
6 (Nghệ An); Trại Xuân Hà (Hà Tĩnh); Trại Đồng Sơn (Quảng Bình); Trại Nghĩa An
(Quảng Trị); Trại Bình Điền (Thừa Thiên - Huế) và 06 TTG của 06 CA tỉnh (Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) (bảng 1 và hình 1).
10
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung và thời gian: Luận án nghiên cứu về đặc điểm khí hậu,
đánh giá tác động của BĐKH và các HTKHCĐ (rét đậm, rét hại, nắng nóng, hạn hán,
mưa lớn, bão) đến các CSGG với chuỗi số liệu dài 54 năm (1961-2014) và dự tính nguy
cơ DBTT do BĐKH đến các CSGG trong thế kỉ 21.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu về các CSGG (trại giam và trại tạm
giam) trong phạm vi khu vực BTB với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
Bảng 1: Danh sách các cơ sở giam giữ tại khu vực Bắc Trung Bộ
Stt
Mã
số
Vị trí địa lý
Cơ sở giam giữ
Huyện
Tỉnh
TỈNH THANH HÓA
I
1
A1
TG Thanh Phong
Nông Cống
Thanh Hóa
2
A2
TG Thanh Lâm
Như Xuân
Thanh Hóa
3
A3
TG Số 5
Yên Định
Thanh Hóa
4
A4
TG Thanh Cẩm
Cẩm Thủy
Thanh Hóa
5
B1
TTG CA tỉnh Thanh Hóa
TP Thanh Hóa
Thanh Hóa
TỈNH NGHỆ AN
II
6
A5
TG Số 3
Tân Kỳ
Nghệ An
7
A6
TG Số 6
Thanh Chương
Nghệ An
8
B2
TTG CA tỉnh Nghệ An
Nghi Lộc
Nghệ An
Thạch Hà
Hà Tĩnh
TP Hà Tĩnh
Hà Tĩnh
Đồng Hới
Quảng Bình
TP Đồng Hới
Quảng Bình
Cam Lộ
Quảng Trị
TP Đông Hà
Quảng Trị
Hương Trà
Thừa Thiên - Huế
TP Huế
Thừa Thiên - Huế
TỈNH HÀ TĨNH
III
9
A7
TG Xuân Hà
10
B3
TTG CA tỉnh Hà Tĩnh
TỈNH QUẢNG BÌNH
IV
11
A8
TG Đồng Sơn
12
B4
TTG CA tỉnh Quảng Bình
TỈNH QUẢNG TRỊ
V
13
A9
TG Nghĩa An
14
B5
TTG CA tỉnh Quảng Trị
TỈNH THỪA THIÊN – HUẾ
VI
15
A10
TG Bình Điền
16
B6
TTG CA tỉnh Thừa Thiên - Huế
11
Nguồn: Viện Khí tượng thủy văn và BĐKH
Biên tập: Cao Thị Thương Huyền
Hình 1: Bản đồ vị trí các cơ sở giam giữ khu vực Bắc Trung Bộ
(thu nhỏ từ tỷ lệ 1:1.000.000)
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan, cơ sở lý luận các nghiên cứu về BĐKH và tác động của
BĐKH đối với các CSGG.
- Nghiên cứu đặc điểm của khí hậu khu vực BTB nói chung và chi tiết hóa cho
các CSGG nói riêng.
- Xây dựng phương pháp đánh giá tác động BĐKH đối với các CSGG ngành CA
khu vực BTB; xây dựng phương pháp đánh giá tính chỉ số tổn thương do BĐKH (thông
qua các HTKHCĐ) đối với các CSGG;
12
- Đánh giá điều kiện khí hậu và hiện trạng có liên quan đến tác động của BĐKH
của các CSGG trong ngành CA tại khu vực BTB.
- Đánh giá tác động của BĐKH, tính DBTT do BĐKH đến các CSGG của ngành
CA tại khu vực BTB, lập bản đồ, số hoá các kết quả nghiên cứu.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH cho các CSGG trong
ngành CA tại khu vực nghiên cứu.
5. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: BĐKH đã tác động toàn diện đến các mặt công tác của các CSGG
tại khu vực BTB.
Luận điểm 2: Tính DBTT do tác động của BĐKH (thông qua các HTKHCĐ) ở
các mức độ khác nhau đối với các CSGG, phù hợp với điều kiện khí hậu và đặc điểm
tự nhiên của từng CSGG tại khu vực BTB.
Luận điểm 3: Khung thích ứng với BĐKH của các CSGG được đưa ra có sự khác
biệt so với các khung thích ứng khác.
6. Đóng góp mới của luận án
- Luận án đã phát triển chỉ số tổn thương với 3 biến số (phơi lộ, độ nhạy cảm và
khả năng thích ứng) thành chỉ số tổn thương tối giản, là chỉ số tổn thương thuần túy khí
hậu trong đó giả thiết độ nhạy cảm là toàn phần và khả năng ứng phó bằng 0, và sử
dụng các kết quả tính toán chỉ số này để đánh giá tính dễ tổn thương của các CSGG tại
khu vực BTB.
- Luận án đã thực hiện đánh giá thực trạng tổng thể các mặt công tác của các
CSGG trong ngành CA tại khu vực BTB trong bối cảnh BĐKH.
- Luận án nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH, tính DBTT do BĐKH đến
một đối tượng nghiên cứu mới là các CSGG trong ngành CA tại khu vực BTB. Từ đó,
Luận án đã đề xuất khung thích ứng với BĐKH tích hợp với chính sách phát triển của
ngành CA.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở cho các cấp quản lý trong ngành CA
tham khảo để thực hiện các công tác bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH.
- Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, quy hoạch các CSGG trong
ngành CA, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH ngành CA, sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, tập huấn trong ngành
CA về lĩnh vực BĐKH.
13
- Khi mở rộng phạm vi nghiên cứu, kết quả đề tài có thể ứng dụng để triển khai
xây dựng các biện pháp thích ứng với BĐKH vào các công tác khác của ngành CA
cũng như của các ngành có hoạt động tương tự.
8. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục các công trình khoa
học của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo, các phụ lục và 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu
đối với các cơ sở giam giữ trong ngành Công an.
Chương 2: Phương pháp và số liệu nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối
với các cơ sở giam giữ trong ngành Công an.
Chương 3: Đánh giá hiện trạng, tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các
giải pháp thích ứng đối với các cơ sở giam giữ trong ngành Công an tại khu vực Bắc
Trung Bộ.
14
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIAM GIỮ TRONG NGÀNH CÔNG AN
1.1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
1.1.1. Nghiên cứu về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trên thế giới
BĐKH là sự thay đổi của khí hậu do hoạt động của con người - trực tiếp hay
gián tiếp - làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và đóng góp vào sự biến động
khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được [9]. BĐKH liên quan đến sự
thay đổi trong trạng thái của khí hậu có thể được xác định (ví dụ như sử dụng các kiểm
tra thống kê) bởi những thay đổi trong giá trị trung bình và/hoặc sự thay đổi các thuộc
tính của nó, và trong thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc lâu hơn. BĐKH có thể
là do quá trình tự nhiên bên trong hoặc do những tác động từ bên ngoài, như sự thay
đổi của chu kỳ mặt trời, hoạt động của các núi lửa hoặc tác động liên tục của con người
tới các thành phần của khí quyển hay trong sử dụng đất [68].
Trong nửa cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu của thế kỷ 21, khoa học nghiên cứu
BĐKH trên thế giới gắn liền với nhiều hoạt động chính trị, xã hội. Thế giới đã sớm
nhận thức được mức độ nghiêm trọng của BĐKH nên đã hành động bằng sự ra đời các
hiệp định quốc tế quan trọng. Khởi đầu cho công cuộc ứng phó với BĐKH là sự ra đời
của Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC) (bản tiếng Anh [105]
và bản tiếng Việt [9]), là một trong những kết quả quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh
Trái đất Rio 1992 (Hội nghị bao gồm Tuyên bố của Liên hiệp quốc về Môi trường và
Phát triển bền vững với định nghĩa kinh điển về “Phát triển bền vững”). Từ đó, Hội
nghị Liên Hiệp Quốc về BĐKH được tổ chức thường niên (bắt đầu từ 1995), là nơi họp
mặt chính thức của các bên tham gia UNFCCC (gọi là Hội nghị các bên, viết tắt là
COP) để đánh giá quá trình đương đầu với BĐKH của toàn cầu, và COP đạt được các
kết quả chính như sau:
Nghị định thư Kyoto (COP 3, 1997) tạo ra các nghĩa vụ pháp lý ràng buộc cho
các quốc gia phát triển nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính của họ (giảm phát thải khí
nhà kính 5% vào năm 2012 so với năm 1990 [70]). Nghị định thư Kyoto có hiệu lực từ
2005 nên từ đó, COP cũng đồng thời là "Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư
Kyoto" (CMP); đồng thời thành viên của Công ước khung mà không phải thành viên
của Nghị định thư cũng có thể tham gia vào các cuộc họp liên quan tới Nghị định thư
trong vai trò là quan sát viên [113].
15
Do thời hạn năm 2012 của Nghị định thư Kyoto nên các nhà khoa học đã hối
thúc COP đưa ra Kế hoạch Hành động Bali (COP 13, 2007). Kế hoạch này đề cập đến
Quyết định 1/CP.13 đề ra khung đàm phán quốc tế về “... một quá trình toàn diện nhằm
thúc đẩy thực hiện Công ước đầy đủ, hiệu quả và bền vững thông qua các hành động
hợp tác lâu dài từ hiện tại cho đến năm 2012 và sau đó” [1], là một quá trình kế tục
Nghị định thư Kyoto trong việc đàm phán chiến lược khí hậu toàn cầu [8], cung cấp lộ
trình cho các cuộc đàm phán kết thúc tại Copenhagen [108].
Thỏa thuận Copenhagen (COP 15, 2009) đã đưa ra thỏa thuận cắt giảm phát thải
nhà kính đến năm 2020 với quyết định về giới hạn nhiệt độ toàn cầu tăng 2oC [93].
Thỏa thuận Copenhagen là một tài liệu chính trị 3 trang bao gồm tất cả năm phần của
Kế hoạch hành động Bali và đưa ra thỏa thuận về ba vấn đề chính trong các đàm phán:
giảm thiểu, minh bạch và tài chính (UNFCCC (2009) [102].
Thỏa thuận Paris thực hiện UNFCCC (Hiệp định Paris về Khí hậu) (COP 21CMP11, 2015) là thỏa thuận lịch sử về chống BĐKH, tháo gỡ các ràng buộc về hành
động và đầu tư hướng tới tương lai các-bon thấp, phục hồi lại và phát triền bền vững,
đạt được sự đồng thuận của 195 nước trên thế giới [110]. Lần đầu tiên các nước trên
thế giới tìm được tiếng nói chung về chống BĐKH, dựa trên trách nhiệm của mỗi nước
về lịch sử, hiện tại và tương lai. Các bên tham gia cam kết và không ngừng nỗ lực giảm
phát thải khí nhà kính với mục tiêu có tính tham vọng cao là giữ mức tăng nhiệt độ
trung bình vào cuối thế kỷ này dưới 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp, hướng tới mục
tiêu giới hạn mức tăng ở 1,5oC [110].
Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) là một cơ quan khoa học (tập hợp các
nhà khoa học của các nước thành viên Liên hiệp quốc) chịu trách nhiệm đánh giá các
nguyên nhân và hậu quả về BĐKH do hoạt động con người gây ra, được thành lập năm
1988 bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình môi trường Liên hiệp
quốc (UNEP) [114]. Quy mô và thành tựu nghiên cứu BĐKH trên thế giới được ghi
nhận tập trung thông qua kết quả hoạt động của IPCC trong từng thời kỳ, gắn liền với
các hiệp định quốc tế.
Nghiên cứu về BĐKH đã được thực hiện trong các báo cáo của IPCC: báo cáo
đầu tiên của IPCC (FAR, 1990) [78] khẳng định các bằng chứng khoa học về BĐKH
đã gây tiếng vang lớn, tác động đến không chỉ các nhà hoạch định chính sách mà cả
công chúng. Đây cũng là cơ sở để các nước, các tổ chức tham gia đàm phán và kết
quả là UNFCCC được ký kết vào năm 1992. Kết quả của Báo cáo lần thứ hai năm
1995 (SAR) [79] là đầu vào quan trọng cho các giới hạn phát thải được đưa ra ở Nghị
16
định thư Kyoto. Báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC (TAR, 2011) [80] đã khẳng
định bằng chứng của BĐKH do tác động của con người là ngày càng rõ rệt, đồng thời
báo cáo cũng đưa ra chi tiết những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu với các
khu vực trên thế giới. Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (AR4, 2007) [82] đưa ra
các luận chứng khoa học về BĐKH, các tác động và các giải pháp ứng phó tiếp tục
được công bố, là đầu vào cho các quyết định về giới hạn tăng 2 oC, cơ sở cho các thỏa
thuận hậu Kyoto. Báo cáo gần đây nhất của IPCC, báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5,
2013/2014) [83] đã công bố về hiện trạng BĐKH toàn cầu theo góc nhìn của vật lý
cơ bản và đưa ra kịch bản phát thải khí nhà kính mới, đường phân bố nồng độ khí nhà
kính đại diện (RCP).
Từ các kết quả tổng quan, NCS tổng hợp và đưa ra sơ đồ hóa (hình 1.1) mô tả sự
liên kết và một số mốc quan trọng trong quá trình chống lại BĐKH toàn cầu của IPCC
và hành động của thế giới (thông qua ý kiến và hành động của các quốc gia).
Tác động tiềm tàng của BĐKH được IPCC trình bày trong báo cáo thứ 4 [82]
theo các lĩnh vực chủ yếu như sinh thái, lương thực, công nghiệp, đới bờ, cư dân y tế
nguồn nước. Về sinh thái, nơi cư trú của nhiều hệ sinh thái có thể trở thành không thích
hợp do hạn hán, lũ lụt, khai thác tài nguyên quá mức,... Một số hải sản có vỏ chịu tác
động xấu của các quá trình axít hóa trong biển, về lương thực sản lượng lương thực dự
kiến tăng nhẹ ở các đới vĩ độ cao và trung bình, song lại giảm đi ở khu vực khác. Trên
phạm vi thế giới, sản lượng lương thực tăng lên nếu nhiệt độ chỉ tăng khoảng 1 - 3°C,
song lại giảm đi nếu nhiệt độ tăng nhiều hơn. Các đới bờ biển chịu nhiều rủi ro hơn do
xâm thực bờ biển và nước biển dâng. Đến khoảng thập kỷ 2080 có khoảng 20% dân số
phải hứng chịu lũ lụt do nước biển dâng. Trong lĩnh vực công nghiệp, chịu tổn thương
nhiều nhất là các cơ sở công nghiệp nằm trên các đồng bằng thấp và ven biển .
Bác cáo thứ 4 của IPCC [82] cũng đánh giá: Đối với cư dân, chịu nhiều tổn thất
trước BĐKH là các cộng đồng nghèo, về sức khỏe, hàng triệu người chịu ảnh hưởng
của BĐKH, bệnh tật gia tăng tỷ lệ tử vong cao hơn do có thêm nhiều hiện tượng thời
tiết cực đoan. Tuy nhiên, BĐKH được coi là có nhiều khả năng mang lại một số lợi ích
về sức khỏe ở ôn đới, song có ảnh hưởng tiêu cực ở nhiều nước, nhất là các nước đang
phát triển. Tác động của BĐKH đến nguồn nước được coi là nghiêm trọng nhất, trước
hết là gia tăng căng thẳng về nước. Dòng chảy dự kiến tăng 10 - 30% ở các vĩ độ trung
bình và một số vùng nhiệt đới nhiều mưa, bao gồm Đông Á, Đông Nam Á và giảm đi
10 - 30% trên hầu hết các khu vực khô hạn ở vĩ độ trung bình và vĩ độ thấp .
17
Chú thích: FAR, SAR, TAR, AR4, AR5, AR6: lần lượt là Báo cáo đánh giá lần thứ 1, 2, 3, 4, 5, 6 của IPCC; SROCC: Báo cáo đặc biệt về BĐKH, đại
dương và tầng sinh quyển; SR1.5: Báo cáo đặt biệt về tác động của sự ấm lên toàn cầu ở mốc 1,5oC; SR2: Báo cáo đặc biệt về BĐKH, sa mạc hóa, suy thoái đất,
quản lý đất bền vững, an ninh lương thực và các dòng khí nhà kính trong các hệ sinh thái trên cạn; MR:Báo cáo về phương pháp luận tinh lọc kiểm kê khí nhà
kính quốc gia theo hướng dẫn của IPCC 2006.
Hình 1.1: Tóm lược lịch sử chống biến đổi khí hậu của IPCC và UNFCCC (Nguồn: NCS)
18
1.1.2. Nghiên cứu về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực hiện UNFCCC và Nghị định thư Kyoto.
Trong Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, bao gồm Chương trình Nghị sự 21 của
Việt Nam ban hành năm 2004 [56] và Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh ban hành
năm 2012 [55] đều đề cập đến chiến lược ứng phó với BĐKH của Việt Nam.
Chiến lược quốc gia về BĐKH, ban hành kèm theo quyết định số 2139 /QĐ-TTg
ký ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ [54], theo đó mục tiêu chiến lược là tiến
hành đồng thời các giải pháp thích ứng và tăng cường năng lực thích ứng với tác động
của BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng
trưởng xanh, bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh BĐKH
toàn cầu và tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
Việt Nam cũng đã xây dựng và cập nhật liên tục các kịch bản BĐKH cho các
năm 2009, năm 2012 và gần nhất là năm 2016. Các kịch bản liên tục được chi tiết hóa
và cập nhật các phương pháp tính toán mới của thế giới.
Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi
trường công bố lần đầu vào năm 2009 [2] trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trong và
ngoài nước để kịp thời phục vụ các Bộ, ngành và các địa phương trong đánh giá tác
động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực và khu vực, đồng thời là cơ sở để phục vụ
việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) giai
đoạn 2010-2015. Mức độ chi tiết của các kịch bản mới chỉ giới hạn cho 7 vùng khí hậu
và dải ven biển Việt Nam.
Năm 2011, Chiến lược quốc gia về BĐKH được ban hành, xác định các mục tiêu
ưu tiên cho từng giai đoạn, theo đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cập nhật kịch bản
BĐKH và nước biển dâng 2012 [4] dựa trên các nguồn dữ liệu, các điều kiện khí hậu cụ
thể của Việt Nam và các sản phẩm của các mô hình khí hậu. Kịch bản khí hậu lần này
được xây dựng chi tiết đến cấp tỉnh, kịch bản nước biển dâng được chi tiết cho các khu
vực ven biển Việt Nam theo từng thập kỷ của thế kỷ 21.
Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 [5] được cập nhật
theo lộ trình đã được xác định trong Chiến lược quốc gia về BĐKH, nhằm cung cấp
những thông tin mới nhất về diễn biến, xu thế biến đổi của khí hậu và nước biển dâng
trong thời gian qua và kịch bản BĐKH và nước biển dâng trong thế kỷ 21 ở Việt Nam.
Kịch bản BĐKH chi tiết năm 2016 được xây dựng dựa trên cơ sở các số liệu khí tượng
thủy văn và mực nước biển của Việt Nam cập nhật đến năm 2014; số liệu địa hình được
19
cập nhật đến tháng 3 năm 2016; phương pháp mới nhất trong AR5 (2013) của IPCC; các
mô hình khí hậu toàn cầu và mô hình khí hậu khu vực độ phân giải cao; theo phương
pháp chi tiết hóa động lực kết hợp hiệu chỉnh thống kê sản phẩm mô hình. Các kịch bản
BĐKH và nước biển dâng có mức độ chi tiết đến đơn vị hành chính cấp tỉnh và các đảo,
quần đảo của Việt Nam. Bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng có mức độ chi tiết đến
cấp huyện và đến cấp xã đối với các khu vực có bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Kịch bản về
một số đặc trưng cực trị khí hậu được cung cấp để phục vụ công tác quy hoạch.
Biểu hiện của BĐKH, thường được xem xét theo sự biến đổi của các yếu tố nhiệt
độ, lượng mưa và các HTKHCĐ, đã tác động đến các thành phần tự nhiên, các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động KT-XH và đời sống của con người (Phụ lục
PL1.2 thể hiện các tác động nêu trên của BĐKH). Mặt khác, các tác động của BĐKH
thể hiện khác nhau theo các vùng địa lý. Tại mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi địa phương
(cấp tỉnh, huyện) tác động của BĐKH thể hiện với các mức độ khác nhau kể cả các
yếu tố tác động lẫn cường độ, quy mô tác động. Phụ lục PL1.3 trình bày tác động chính
của BĐKH đến các ngành/lĩnh vực KT-XH và đối tượng dễ bị tổn thương theo các
vùng địa lý tiêu biểu của Việt Nam. Theo đó, có nhiều ngành chịu tác động của BĐKH
từ nông nghiệp và an ninh lương thực, thủy sản; giao thông vận tải; xây dựng, hạ tầng,
phát triển đô thị/nông thôn; môi trường/tài nguyên nước/đa dạng sinh học, kinh doanh
dịch vụ, thương mại, du lịch; y tế và sức khỏe cộng đồng cũng như các vấn đề xã hội
khác. Các vùng địa lý được mô tả trong phần này bao gồm: Vùng ven biển và hải đảo,
vùng đồng bằng, vùng núi và trung du và vùng đô thị.
Các nghiên cứu hiện nay cho thấy BĐKH tác động đến nhiều ngành nghề lĩnh vực
khác nhau. Tuy nhiên, NCS nhận thấy chưa có nghiên cứu nào đánh giá tổng hợp tác
động của BĐKH cho ngành CA.
1.1.3. Nghiên cứu về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với cơ sở giam giữ
1.1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
BĐKH đã tác động đến tất cả các lĩnh vực KT-XH và lĩnh vực về tội phạm hay
phạm nhân. Vì thế, trên thế giới, đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng, có mối liên hệ giữa
khí hậu, BĐKH đến tội phạm (tỷ lệ phạm tội, hành vi phạm tội, kích động hành vi
phạm tội,...).
Nhiệt độ là tiêu chuẩn khí hậu phổ biến nhất được sử dụng để phân tích mối
tương quan giữa thời tiết và tăng hoặc giảm tỷ lệ tội phạm [71]. Cả nhiệt độ cao và thấp
đều có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của con người. Điều kiện khí hậu nhiệt độ cao
20
là môi trường tốt để phạm tội dễ thực hiện các hành vi bạo lực nhiều hơn là trong điều
kiện thời tiết ấm áp, dễ chịu.
Các cuộc tấn công không xâm phạm và các tội phạm về tài sản, như trộm cắp
hoặc trộm, có mối liên hệ chặt chẽ với nhiệt độ nóng hơn vào mùa đông. Murataya và
Gutierrez đưa ra giả thuyết rằng với “ thời tiết "tốt", người ta thường vắng mặt ở nhà”
[92], điều này làm tăng trộm cắp và các hành vi phạm tội tương tự. Một số loại tội phạm
cụ thể tăng trong thời tiết tốt, như bạo loạn, nơi có xác suất số vụ bạo động cao hơn rất
nhiều ở nhiệt độ trên 29,5oC. Trong báo cáo đặc biệt của Cục Thống kê Tư Pháp Mỹ
[84], Nghiên cứu "Biểu đồ theo mùa về khuynh hướng phạm tội" theo các dữ liệu được
khảo sát tại Mỹ từ năm 1993 -2010 chỉ rõ vào những dịp mùa hè nắng nóng cực điểm
chính là thời gian bạo lực gia đình xảy ra nhiều nhất. Cũng theo đó, các vụ hãm hiếp,
tấn công tình dục cũng như là bạo lực gia đình có xu hướng tăng cao nhất trong các
tháng hè và nhìn chung, tỉ lệ nạn nhân của tội phạm tình dục đã giảm nhưng tỉ lệ các
nạn nhận bị hãm hiếp hoặc tấn công tình dục vào mùa đông thì thấp hơn trung bình
khoảng 9% và mùa thu là 10% so với mùa hè.
S.J. Linning và ccs (2016) [98] đã nghiên cứu sự biến động về lượng tội phạm
về tài sản ở các thành phố có điều kiện khí hậu khác nhau và đưa ra nhận định rằng các
thành phố gặp nhiều thay đổi thời tiết trong năm sẽ có sự gia tăng nhiều về tội phạm về
tài sản trong các tháng mùa hè và các BĐKH khác nhau tác động lên các loại hình tội
phạm khác nhau.
C.H Yu và ccs (2016) [75] đã phân tích thực nghiệm đánh giá mối liên hệ giữa
bão và tỉ lệ tội phạm ở Đài Loan và kết quả nghiên cứu cho thấy: bão cường độ yếu và
trung bình làm gia tăng tội phạm trộm cắp ô tô, xe máy, bão cường độ trung bình và
mạnh sẽ làm giảm tỉ lệ tội phạm ma túy xuống 0,11 tội phạm/100.000 người.
Nghiên cứu rộng hơn về mối liên quan giữa BĐKH và tội phạm, R.Agnew
(2011) [97] lên tiếng cảnh báo về một viễn cảnh nguy hiểm liên quan đến an ninh môi
trường. BĐKH sẽ tác động đến tội phạm, làm gia tăng lượng tội phạm cũng như gia
tăng các loại hình tội phạm về lĩnh vực an ninh môi trường và các tội phạm này không
chỉ gia tăng với hình thức cá nhân mà còn phát triển dưới hình thức tập thể (các công
ty, tập đoàn) hay tội phạm xuyên quốc gia.
Một số nghiên cứu bước đầu đề cập đến các CSGG là các nghiên cứu về tâm lý
liên quan đến môi trường trong các TG như tâm lý của các cán bộ TG [76], tâm lý tội
phạm trong TG [73] hay nghiên cứu chất lượng cuộc sống của phạm nhân và cán bộ
21