Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Điều tra kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của dân tộc thái ở huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

NGUYỄN VĂN HOÀN

ĐIỀU TRA KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÂY THUỐC
CỦA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA,
TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

NGUYỄN VĂN HOÀN

ĐIỀU TRA KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÂY THUỐC
CỦA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA,
TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 8420101.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn: TS. Bùi Văn Thanh
TS. Nguyễn Thị Kim Thanh



Hà Nội – Năm 2018


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Bùi Văn Thanh và TS.
Nguyễn Thị Kim Thanh, là những người Thầy, Cô đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hoàn thành bản Luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị cán bộ tại phòng Thực vật Dân tộc học,
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, đã giúp đỡ tốt rất nhiều trong quá trình thực hiện
đề tài này. Cảm ơn Ủy ban Nhân dân huyện Quan Hóa cũng như các cán bộ, người dân
tại địa phương đã hết lòng giúp đỡ trong quá trình điều tra thực địa.
Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, anh chị và các bạn trong
Bộ môn Khoa học Thực vật đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu, học tập tại Bộ môn. Cảm ơn các cá nhân và tập thể Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại
học, các thầy cô trong Ban Chủ nhiệm khoa đã giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, những người thân yêu
đã ở bên giúp đỡ, ủng hộ, động viên để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Văn Hoàn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 2
1.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên Thế giới .........................................................2
1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam ...........................................................7
1.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Thanh Hoá .......................................................13
1.4. Khái quát về khu vực nghiên cứu ...........................................................................15
1.5. Khái quát về dân tộc Thái .......................................................................................16
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 19
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................19
2.2. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu .........................................................19
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................19
2.2.3. Thời gian thực hiện..............................................................................................19
2.2.4. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................20
2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................20
2.4. Các phương pháp nghiên cứu .................................................................................20
2.4.1. Phương pháp điều tra cộng đồng .........................................................................20
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật học ................................................................21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 24
3.1. Thành phần loài các cây thuốc được dân tộc Thái tại huyện Quan Hóa sử dụng ..24
3.1.1. Sự đa dạng trong các bậc taxon ...........................................................................24
3.1.2. Đa dạng về dạng thân của nguồn cây thuốc ở huyện Quan Hóa .........................31
3.1.3. Đa dạng về môi trường sống của nguồn cây thuốc ở huyện Quan Hóa ..............32
3.1.4. Các loài cây thuốc quý, hiếm thuộc diện bảo tồn ................................................34
3.2. Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa ..................35


3.2.1. Kinh nghiệm sử dụng các bộ phận làm thuốc .....................................................35
3.2.2. Các phương thức sử dụng cây thuốc ...................................................................37

3.2.3. Các nhóm bệnh sử dụng cây thuốc để chữa trị ....................................................39
3.2.4. Một số bài thuốc của đồng bào dân tộc Thái ở khu vực nghiên cứu ...................40
3.3. So sánh kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào Thái ở các khu vực lân cận
.......................................................................................................................................42
3.3.1. So sánh kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của người Thái ở các khu vực. ...........43
3.3.2. Một số loài cây thuốc được sử dụng phổ biến bởi người Thái ............................44
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 49
Kết luận..........................................................................................................................49
Kiến nghị .......................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 51
Tài liệu tiếng Việt ..........................................................................................................51
Tài liệu tiếng Anh ..........................................................................................................55
Trang web ......................................................................................................................56
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu điều tra Thực vật dân tộc học
Phụ lục 2. Một số hình ảnh cây thuốc tại khu vực nghiên cứu
Phụ lục 3. Danh lục các loài cây thuốc được đồng bào Thái tại huyện Quan Hoá, tỉnh
Thanh Hoá sử dụng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Khu BTTN: Khu Bảo tồn thiên nhiên
PRA:

Participatory rural appraisal - Đánh giá nông thôn có sự tham gia
của người dân

RRA :

Rapid rural appraisal - Đánh giá nhanh nông thôn


TCN:

Trước Công nguyên


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu .............................................................. 19
Hình 3.1. Cấu trúc thành phần các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu ...... 26
Hình 3.2. Cấu trúc thành phần các lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
.................................................................................................................. 27
Hình 3.3. Các họ giàu loài ................................................................................ 29
Hình 3.4. Cấu trúc dạng thân của cây thuốc tại khu vực nghiên cứu ............... 31
Hình 3.5. Phân bố các loài cây thuốc theo môi trường sống ............................ 33
Hình 3.6. Các bộ phận được sử dụng làm thuốc .............................................. 36
Hình 3.7. Các phương thức sử dụng thuốc ....................................................... 38
Hình 3.8. Các nhóm bệnh được điều trị ........................................................... 40


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cấu trúc thành phần các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu ..... 24
Bảng 3.2. Đa dạng các lớp trong ngành Ngọc lan ............................................ 26
Bảng 3.3. Sự phân bố số lượng loài trong các họ............................................. 28
Bảng 3.4. Số lượng chi và loài của các họ giàu loài nhất ................................ 28
Bảng 3.5. Các chi giàu loài nhất ....................................................................... 30
Bảng 3.6. Đa dạng về dạng thân của cây thuốc ở khu vực nghiên cứu............ 31
Bảng 3.7. Sự đa dạng của cây thuốc theo môi trường sống ............................. 32
Bảng 3.8. Danh sách các loài cây thuốc thuộc diện bảo tồn ............................ 34
Bảng 3.9. Các bộ phận được sử dụng làm thuốc .............................................. 35
Bảng 3.10. Số các bộ phận được làm thuốc ở mỗi loài cây thuốc ................... 37

Bảng 3.11. Các phương thức sử dụng thuốc .................................................... 37
Bảng 3.12. Các nhóm bệnh được điều trị ......................................................... 39
Bảng 3.13. Một số bài thuốc của đồng bào Thái ở huyện Quan Hóa .............. 41
Bảng 3.14. So sánh kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào Thái ở các
khu vực ............................................................................................................. 43
Bảng 3.15. So sánh kinh nghiệm sử dụng cây thuốc chữa bệnh của người Thái
ở Quan Hóa và một số khu vực lân cận............................................................ 45
Bảng 3.16. So sánh kinh nghiệm sử dụng bộ phận cây thuốc của người Thái ở
Quan Hóa và một số khu vực lân cận ............................................................... 47


MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm ở Châu
Á, được đánh giá là một trong những quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao. Hệ
Thực vật Việt Nam cũng được biết đến rất đa dạng và phong phú. Đồng thời, Việt
Nam còn là Quốc gia đa dạng về nền văn hóa với 54 dân tộc anh em sinh sống trên
khắp lãnh thổ. Mỗi dân tộc ở mỗi vùng miền lại có những tri thức khác nhau về cách
sử dụng cây cỏ để phục vụ cuộc sống của họ. Với mức độ đa dạng về hệ thực vật và
văn hóa như vậy, chúng ta đang kế thừa một kho tàng tài nguyên quý giá của các dân
tộc trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế [10].
Quan Hóa là huyện miền núi biên giới, cách trung tâm tỉnh Thanh Hóa 140
km về phía Tây, tài nguyên rừng còn tương đối nguyên sơ so với các huyện khác của
tỉnh Thanh. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 82.013,8 ha, chiếm 82,83% diện tích
huyện, nằm rải rác ở các xã như: Nam Động, Nam Tiến, Phú Sơn,… Quan Hóa có 5
dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Thái là chủ yếu với khoảng 30.000 người
(chiếm 65,60%) [69]. Đáng chú ý, trên địa bàn huyện Quan Hóa có hai khu BTTN là
Pù Hu và Pù Luông với diện tích lần lượt là 23.249,45 ha, và 17.662 ha. Ngoài ra,
còn có Khu Bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động. Ba khu bảo tồn này có
giá trị cao về đa dạng sinh học [69].
Đã có một số nghiên cứu về kinh nghiệm sử dụng thực vật làm thuốc của dân

tộc Thái ở các vùng tuy nhiên chưa có công bố nào về tri thức sử dụng cây thuốc của
đồng bào Thái ở huyện Quan Hóa. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Điều tra kinh
nghiệm sử dụng cây thuốc của dân tộc thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa”
với những mục tiêu sau:
- Lập danh lục những loài cây thuốc được đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quan
Hoá, tỉnh Thanh Hoá sử dụng.
- Tổng hợp kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và ghi nhận một số bài thuốc của
đồng bào Thái ở huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên Thế giới
Trong lịch sử phát triển các dân tộc, các Quốc gia thì sự phát triển của xã hội
loài người trên Thế giới gắn liền với lịch sử phát hiện và sử dụng cây thuốc. Cây
thuốc là một trong những nhóm tài nguyên thực vật có giá trị quan trọng hàng đầu và
là tài sản vô cùng quý giá mà thiên nhiên ưu đãi cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Ngoài
việc được ghi chép lại trong sách vở thì y học cổ truyền còn được lưu truyền qua từng
thế hệ bằng lời nói và thực hành ở nhiều nơi trên thế giới.
Các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai Cập cổ đại ghi
chép lại trong khoảng thời gian 3.600 năm trước đây với 800 bài thuốc và trên 700
cây thuốc, trong đó có Lô hội, Kỳ nam, Gai đầu... Họ cũng sử dụng cây Lô hội (Aloe
barbadensis) để chữa trị vết thương cho các chiến binh. Người Trung Quốc cổ đại đã
ghi nhận 365 vị thuốc và loài cây làm thuốc trong bộ Thần nông bản thảo (khoảng
5.000 năm trước đây) [31].
Nhiều thế kỷ TCN người Hy Lạp đã biết trồng và sử dụng thực vật làm thuốc.
Năm 79 - 23 (TCN), nhà tự nhiên học người La Mã: Plinus soạn thảo bộ sách: "Vạn
vật học" gồm 37 tập giới thiệu 1000 loài cây có ích. Năm 60 - 20 (TCN), thầy thuốc

Dioscorides người Hy Lạp giới thiệu 600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh. Đồng
thời, ông cũng là người đặt nền móng cho nền y dược học [14].
Trong đời sống hằng ngày các thổ dân da đỏ ở Trung Mỹ đã dùng một số loại
cây cỏ để trị các chứng viêm, sưng và làm thuốc trường thọ. Người Ai Cập cổ và
người La Mã thường sử dụng loài Cúc (Chamomile recutita) đắp lên vết thương cho
chóng lành sẹo; việc dùng Tỏi (Allium sativan) làm thuốc cũng đã có hàng ngàn năm
trước đây, người Ai Cập khi xây dựng các kim tự tháp ăn rất nhiều tỏi để tăng cường
sức lực chống lại bệnh tật, các binh sĩ ăn nhiều tỏi để lấy dũng khí trước khi ra trận.
Người Philipin dùng cải ma (Blumea lacera) trong điều trị ho và mau lành vết
thương. Cây bạc hà (Mentha arvensis) được nhiều nước trên thế giới sử dụng phổ
biến trong y học dân gian như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản... [33]

2


Nhân dân Trung Quốc dùng tỏi để chữa bệnh đau màng óc và xơ vữa động
mạch, chữa huyết áp cao và viêm nhiễm đường ruột. Ở Trung Quốc, nhân sâm (Panax
ginseng) từ 3000 năm trước Công nguyên đã được nói đến như một thần dược để tăng
cường sinh lực cơ thể, kéo dài tuổi thọ. Vào đầu thế kỷ thứ II người Trung Quốc cũng
đã biết dùng các loài cây cỏ để chữa bệnh như: nước chè đặc, rễ cây cốt khí củ
(Polygonum cuspidatum), vỏ rễ cây táo tầu (Zizyphus vulgaris) …để chữa vết thương;
dùng các loài nhân sâm (Panax) để phục hồi ngũ quan, trấn tĩnh tinh thần, chế ngự
cảm xúc, chặn đứng kích động, giải trừ lo âu, sáng mắt, khai sáng trí tuệ, gia tăng sự
thông thái cũng đã được sử dụng phổ biến từ lâu ở nước này.
Gần đây, với sự tiến bộ của khoa học, các nhà khoa học của Trung Quốc cũng
tiến hành nhiều nghiên cứu cũng như các thử nghiệm lâm sàng của nhiều loài cây
thuốc trong chữa bệnh từ các triệu chứng viêm, bổ trợ thần kinh cho đến hỗ trợ điều
trị ung thư. Chẳng hạn như nghiên cứu của Li X. J. (2014) về Triptolide, một hợp
chất chiết xuất từ loài Tripterygium wilfordii đã cho thấy nhiều biểu hiện dược lý, bao
gồm: chống thấp khớp, chống viêm, chống khối u và các đặc tính bảo vệ thần kinh.

Đây là một gợi mở để có thể đưa hoạt chất này vào điều trị lâm sàng phổ biến thay vì
chỉ dừng lại ở dạng bài thuốc y học cổ truyền như hiện tại [54]. Trong một nghiên
cứu khác, Lin L. đã chỉ ra khả năng trị liệu của loài Polygonum multiflorum đối với
các bệnh Alzheimer, bệnh Parkinsons, tăng lipid máu, viêm và ung thư, do sự hiện
diện của các stilben, quinon, flavonoid, phospholipid và các hợp chất khác trong cây.
Tác giả cũng cảnh báo việc tách chiết các hoạt chất của loài này không triệt để có thể
dẫn đến một số tác dụng phụ gây độc cho gan và thận [54].
Người Ấn Độ cổ đại đã ghi chép nền y học của các bộ tộc Hindu khoảng 2000
năm trước, trong đó có các loài cây gây buồn ngủ, ảo giác, chữa rắn cắn... [52] Nhân
dân Ấn Độ dùng lá cây Ba chẽ (Desmodium triangulare) sao vàng sắc đặc để chữa
kiết lỵ và tiêu chảy. Không những vậy, một số nghiên cứu cũng chỉ ra cây thuốc được
sử dụng nhiều từ xa xưa đến hiện đại, từ những khu vực xa xôi hẻo lánh, những bộ
tộc thiểu số cho đến những khu vực nông thôn hay thành phố [49,50,62]. Trong hệ
thống y học của người Trung Quốc, 80% bài thuốc cổ truyền có sử dụng các loài thực

3


vật bậc cao. Họ cũng có nhiều áp dụng y học cổ truyền vào ứng dụng trong điều trị
lâm sàng [64,70]. Sử dụng thực vật làm thuốc khá phổ biến ở các nước Châu Á như
Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonexia, Malaixia cũng như ở Ấn độ, Pakistan,
Bangladesh, SriLanka và Nepan (Husain, 1991). Tại Nhật Bản, có đến 42,7% dân số
sử dụng thuốc cổ truyền trong các hoạt động chữa bệnh với tổng giá trị của y học cổ
truyền lên đến 150 triệu USD/năm (1983). Tại Ấn Độ, có 400 loài trong tổng số 7.500
loài cây thuốc thường xuyên được sử dụng với lượng lớn ở các xưởng sản xuất thuốc
nhỏ và khoảng 540 loài cây thuốc thường được sử dụng ở các bài thuốc khác nhau
trong hệ thống y học Ayuveda, Unani và Siddha. Xuất nhập khẩu cây thuốc của Ấn
Độ tăng 3 lần, trong thập niên 90 của thế kỉ XX; doanh thu từ hoạt động buôn bán
dược thảo trong nước và xuất khẩu đạt 1 tỷ USD/năm [51].
Ở châu Phi, sự đa dạng của ngành thảo dược cổ truyền lớn hơn bất kỳ châu lục

nào khác. Việc sử dụng liệu pháp điều trị bằng cây thuốc ở châu Phi đã có từ thời xa
xưa. Những bản viết tay có từ thời Ai Cập cổ đại (1950 TCN) đã liệt kê hàng chục
loài cây thuốc và công dụng của chúng. Trong bản giấy cói của dân tộc Ebers (khoảng
1500 TCN) ghi lại hơn 870 toa thuốc và công thức, 700 loài dược thảo và các chứng
bệnh, từ bệnh phổi cho đến các vết thương do cá sấu cắn. Việc buôn bán dược thảo
giữa các vùng Trung Đông, Ấn Độ và Đông Bắc châu Phi đã có ít nhất từ 3000 năm
trước. Từ thế kỷ V đến thế kỷ XIII, các thầy thuốc Ả Rập là những người có công
đầu trong sự tiến bộ của ngành y. Vào giữa thế kỷ XIII, nhà thực vật học Ibn El Beitar
đã xuất bản cuốn “Các vấn đề y khoa” thống kê chủng loại cây thuốc ở Bắc Phi.
Ở các quốc gia thuộc châu Phi vẫn còn tồn tại rất nhiều các thổ dân, dân tộc
thiểu số khác nhau. Chính vì vậy việc tìm hiểu, ghi nhận và bảo tồn các kinh nghiệm
quý báu này cũng góp phần vào sự phát triển của ngành y tế của Lục địa Đen nói
riêng và trên Thế giới nói chung. Điều này đã được thể hiện qua nhiều nghiên cứu áp
dụng các công nghệ hiện đại nhằm tách chiết, phân tích các thành phần, cũng như
đánh giá hiệu quả sử dụng của các loài cây thuốc dân gian [52,57]. Năm 2013, Marcel
T. Bayor đã tiến hành phân lập được những hợp chất có tính kháng khuẩn được chiết
xuất từ rễ loài Ba đậu (Croton membranaceus). Kết quả cho thấy chiết xuất methanol

4


thu được có hoạt tính kháng khuẩn và nấm đáng kể, mở ra những bước tiến mới trong
điều trị bệnh sởi [56]. Nyunaï Nyemb trong khi thu dịch chiết của loài Cỏ cứt lợn
(Ageratum conyzoides) thử nghiệm điều trị trên chuột cũng thu được những kết quả
tích cực. Hoạt chất chống oxy hoá có tác dụng làm giảm lượng đường trong mẫu nước
tiểu của chuột thí nghiệm là tiền đề cho những hy vọng điều trị và ngăn ngừa căn
bệnh tiểu đường ở người [59]. Năm 2015, Sayyara I. và cộng sự đã đưa ra danh sách
15 loài thảo dược truyền thống được người dân Azerbaijan sử dụng trong điều trị các
bệnh liên quan đến gan, mật. Trong nghiên cứu này tác giả đề cập chi tiết những thành
phần hoạt chất, nồng độ cũng như các đặc tính cấu trúc hoá học của chúng [61].

Những quốc gia ở châu Âu dường như gắn liền với sự phát triển của nền y học
hiện đại. Y học dân tộc Bungari “Đất nước của hoa hồng” đã coi hoa hồng là một vị
thuốc chữa được nhiều bệnh, người ta đã dùng cả hoa, lá và rễ làm thuốc tan huyết ứ
và bệnh phù thũng. Ngày nay người ta đã chứng minh rằng trong cánh hoa hồng có
chứa một lượng tanin, glucosid, tinh dầu đáng kể. Tinh dầu này không chỉ được dùng
để chế nước hoa mà còn được dùng để chữa nhiều bệnh như chống trầm cảm, chống
viêm, điều hòa kinh nguyệt,...
Tuy không có nguồn tài nguyên thực vật đa dạng và phong phú như ở những
châu lục khác nhưng cũng có một số nghiên cứu về việc sử dụng các loại thảo dược
của những người dân du mục trên dãy An-pơ. Vitalini S. (2013) khi tiến hành phỏng
vấn hơn 100 người dân địa phương, chủ yếu là những người lớn tuổi, đã ghi nhận
được 66 loài cây thuốc thuộc 35 họ. Trong đó có 3 loài lần đầu được ghi nhận công
dụng sử dụng làm thuốc ở khu vực núi cao (Sempervivum montanum L.,
Rhododendron ferrugineum L. và Panicum miliaceum L.) [66]. Năm 2015, Siviero,
A. đã ghi nhận nhiều hiệu quả của curcumin trong điều trị nhiều bệnh mãn tính và
trong một số loại ung thư in vitro và in vivo. Đồng thời trong nghiên cứu này tác giả
cũng đưa ra một số chiến lược phát triển dược phẩm để nâng cao hiệu quả sử dụng
của curcumin [63]. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra thành phần các loài cây thuốc
được sử dụng bởi dân tộc Kurd và Zaza ở khu vực Đông Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ [60].
Tại Mỹ, quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới những năm gần đây cũng

5


có sự quan tâm nghiên cứu về vai trò của thành phần thực vật làm thuốc trong đời
sống con người [65].
Bên cạnh việc phát hiện những tác hại của cây độc đối với con người và gia
súc, người ta cũng đã sử dụng nhiều cây độc làm thuốc như cà độc dược, mã tiền,
hoàng đàn, trúc đào, ô đầu, bách bộ… bởi vì hoạt chất của những cây này có tác dụng
chữa bệnh khi dùng đúng bệnh và liều lượng. Các họ thực vật có nhiều cây độc là họ

Thầu dầu, họ Trúc đào, họ Cà, họ Đậu, họ Mã tiền... số loài cây độc ở vùng nhiệt đới
nhiều hơn vùng ôn đới và hàn đới [29].
Một bước phát triển lớn của ngành y học là các sản phẩm và dịch chiết tự nhiên
liên quan đến chữa bệnh đã được quan tâm nghiên cứu nhiều, đặc biệt là việc xác
định thành phần hóa học và cấu trúc hóa học của các hợp chất. Tính đến năm 2013,
các đánh giá về danh sách một số dược phẩm ở một số nước cho thấy ít nhất có
khoảng 120 hợp chất khác nhau từ thực vật được sử dụng như những loại biệt dược
để cứu sống con người [60]. Các hợp chất này được sàng lọc từ khoảng 6% tổng số
các loài thực vật. Như vậy, nguồn tài nguyên thực vật chưa khai thác cần được điều
tra để chữa các bệnh hiểm nghèo như AIDS, ung thư, đái đường… là vô cùng lớn.
Những hợp chất được tách ra từ các bài thuốc cây cỏ của Trung Quốc đã được đưa
vào thị trường Tây Âu là Ephedrin, Artemisinin được tách ra từ cây Thanh hao hoa
vàng (Artemisia annua L.), có tính năng lớn trong điều trị sốt rét.
Năm 1948 Shen-chi-Shen phân lập được hoạt chất Odorin từ cây Hẹ (Allium
ramosum L.) ít độc đối với động vật cấp cao nhưng lại có tính kháng khuẩn mạnh.
Ngoài ra, Alkaloids trong cây Hẹ còn có tác dụng với vi khuẩn, nấm. Trong nhiều
loài Ba gạc (Rauvolfia spp.) chiết được chất Resecpin và Serpentin làm thuốc hạ huyết
áp.
Vinblastin và vincristin được chiết từ cây Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.)
G. Don) vừa có tác dụng hạ huyết áp vừa chống ung thư. Digitakin strophantin được
chiết từ các loài Sừng dê (Steophanthus spp.) dùng làm thuốc trợ tim từ nhiều thập kỉ
nay. Thời gian gần đây, các thành tựu nghiên cứu cấu trúc, hoạt tính của các hợp chất

6


hoá học tự nhiên bằng con đường tổng hợp hoặc bán tổng hợp và một số loại thuốc
chữa trị bệnh có hiệu quả cao lần lượt ra đời. [53]

1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam

Nguồn cây thuốc ở Việt Nam đặc biệt phong phú và đa dạng về thành phần
loài. Dường như tất cả các nhóm và ngành thực vật (kể cả nấm) đều có các loài được
sử dụng để làm thuốc. So với khoảng 11.000 loài thực vật bậc cao đã biết thì cây làm
thuốc chiếm tới trên 37,26% [46]. So với một số nhóm cây có ích khác như: cây gỗ
700 loài, cây chứa tinh dầu 657 loài, song mây và tre nứa trên 130 loài..., rõ ràng số
loài cây được sử dụng làm thuốc lớn hơn rất nhiều. Ngay từ thời cổ xưa nhân dân đã
biết sử dụng thực vật làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay nền y học cổ truyền nước ta đã
phát triển khá mạnh. Để đạt được những thành tựu này, chúng ta không thể không kể
đến công của Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông… [31]
Cùng với tiến trình lịch sử, nền y học cổ truyền Việt Nam cũng dần phát triển
gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của các danh Y nổi tiếng đương thời. Đời nhà Lý
(1020 – 1224) có nhà sư Nguyễn Minh Công tức Nguyễn Chí Thành đã dùng nhiều
cây cỏ chữa bệnh cho nhân dân và nhà Vua, nên được Tấn phong “Quốc sư” Triều
Lý. Đời nhà Trần (1225 – 1399) có sự kiện, Phạm Ngũ Lão thừa lệnh Hưng Đạo
Vương - Trần Quốc Tuấn xây dựng một vườn thuốc lớn dùng cây thuốc để chữa bệnh
cho quân sỹ trên núi gọi là “Sơn Dược”, hiện vẫn còn di tích để lại tại một đồi thuộc
xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng. Năm 1429, Chu Tiên đã biên soạn
cuốn “Bản thảo cương mục toàn yến” là cuốn sách thuốc đầu tiên xuất bản. Có hai
danh y nổi tiếng cùng thời đó là Phạm Công Bân (thế kỷ XIII) và người thầy thuốc
nổi tiếng Tuệ Tĩnh. Tuệ Tĩnh tên thực là Nguyễn Bá Tĩnh (thế kỷ XIV), ông là người
đã biên soạn ra bộ “Nam dược Thần hiệu” gồm 11 quyển với 496 vị thuốc nam, trong
đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc thực vật và 3932 phương thuốc đơn giản để trị 184
chứng bệnh của 10 khoa lâm sàng. Ông còn viết cuốn “Hồng nghĩa giác tư y thư”,
tóm tắt công dụng của 130 loài cây thuốc cùng 13 đơn thuốc và cách trị cho 37 chứng
sốt khác nhau. Trong “Nam dược thần hiệu” có ghi: Tô mộc (Caesalpinia sappan L.)

7


vị mặn, tính bình không độc, trừ huyết xấu, trị đau bụng thương phong, sưng lở; Sử

quân tử (Quisqualis indica L.) có vị ngọt, tính ôn, không độc vào hai kinh tỳ vị, chữa
5 chứng cam ở trẻ em, tiểu tiện, sát khuẩn, chữa tả lị; Sầu đâu rừng (Brucea javanica
(L.) Merr.) có vị đắng, tính hàn, có độc, sát trùng, trị đau ruột non, nhiệt trong bàng
quang, điên cuồng và ghẻ lở; Lá móng (Lawsonia inermis L.) chữa hắc lào, lở loét
ngoài da, tê mỏi, viêm đường hô hấp, gan…; Bạc hà (Mentha arvensis L.) chữa sốt,
nhức đầu [38].
Tuệ Tĩnh sinh ra vào đời Trần, trong lúc triều đình và giới quan lại quyền quý
sính dùng thuốc Bắc thì thầy thuốc Tuệ Tĩnh với tinh thần độc lập tự chủ đã đề xưởng
ra quan điểm “Nam dược trị Nam nhân” qua tác phẩm “Nam dược thần hiệu” (được
bổ sung và in lại vào 1761) với những phương thuốc giản dị và có sẵn ở Việt Nam
[17].
Đến Thế kỷ 18, Hải Thượng Lãn Ông đã tổng hợp những thành tựu của nền y
học phương Đông, áp dụng sáng tạo vào điều kiện tự nhiên và bệnh tật ở nước ta
thành bộ sách “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập chia thành 66 quyển. Ông
là người am hiểu nhiều về y học, sinh lý học, nghiên cứu nhiều sách viết về y dược.
Trong 10 năm khổ công tìm tòi nghiên cứu, ông đã viết bộ “Y tôn tâm lĩnh” gồm 66
quyển đề cập tới nhiều vấn đề y dược như: “Y huấn cách ngôn”, “Y lý thân nhân”,
“Lý ngôn phụ chính”, “Y nghiệp thần chương” xuất bản năm 1772. Trong bộ sách
này ngoài sự kế thừa “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh ông còn bổ sung thêm 329
vị thuốc mới. Trong quyển “Lĩnh nam bản thảo”. Ông đã tổng hợp được 2854 bài
thuốc chữa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian. Mặt khác ông mở trường đào tạo y sinh,
truyền bá tư tưởng và hiểu biết của mình về y học. Do vậy Lãn Ông được mệnh danh
là ông tổ sáng lập ra nghề thuốc Việt Nam [17]. Cùng thời với ông còn có hai trạng
nguyên là Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh đã biên soạn bộ “Vạn phương tập nghiêm”
gồm 8 quyển.
Vào thời kỳ Tây Sơn và nhà Nguyễn (1788 – 1883) có tập “Nam dược”, “Nam
dược chỉ danh truyền”, “La Khê phương dược”... của Nguyễn Quang Tuân ghi chép

8



500 vị thuốc Nam dùng trong dân gian để chữa bệnh. Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ,
nhà văn hoá yêu nước lớn của nước ta cũng có tác phẩm truyện thơ “Ngư tiều y thuật
vấn đáp” có nhắc đến những kinh nghiệm dân gian về sử dụng các loại thảo dược.
Đến năm 1858, Trần Nguyên Phương đã kể tên và mô tả công dụng của trên 100 loài
cây thuốc trong cuốn “Nam bang thảo mộc” [38].
Trong thời kỳ Thực dân Pháp đô hộ nước ta, với vai trò là “Mẫu quốc”, Pháp
cũng có nhiều sự đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng mang đậm
nét văn hoá phương Tây, trong đó cũng có cả những công trình nghiên cứu. Một số
nhà Thực vật học, Dược học người Pháp đã có những nghiên cứu về hệ thực vật Việt
Nam nói chung cũng như về các loài cây thuốc nói riêng, nhưng mục đích chủ yếu là
để phục vụ khai thác tài nguyên. Điển hình là Crevost và Petelotđã xuất bản bộ
“Catalogue des produits de I’zndochine” (1928-1935) trong đó ở tập V đã mô tả 368
cây thuốc và vị thuốc. Đến năm 1952, Petelot bổ sung và xây dựng bộ “Les plantes
m’edicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập đã thống kê 1482 vị
thuốc thảo mộc trên 3 nước Đông Dương [38].
Từ ngày hòa bình lặp lại ở miền Bắc và sau ngày giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm nhiều đến dược liệu, khuyến khích
điều tra nghiên cứu nguồn cây thuốc nước nhà. Rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên
cứu quan tâm đến vấn đề này và bỏ công sức ra nghiên cứu tìm hiểu. Đáng chú ý là
tác phẩm “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” của Viện Dược liệu đã nghiên cứu về các
mặt danh pháp, phân loại thực vật, phân bố sinh thái, trồng trọt, hóa học chuyển biến,
dược lý công dụng những cây thuốc đã được khai thác và sử dụng lâu đời trong dân
gian. Từ năm 1962-1965, GS. TS. Đỗ Tất Lợi cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và
vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập, đến năm 1969 tái bản thành 2 tập, giới thiệu trên 500
vị thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc, động vật và khoáng vật. Năm 2004, Viện Dược
liệu xuất bản tài liệu “Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” đã thống
kê được ở Việt Nam có: 11.000 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 3.800 loài
thực vật bậc cao và thấp (kể cả nấm) được dùng làm thuốc [8]. Sách đã giới thiệu 63
loại bệnh được chữa trị bằng cây thuốc. Năm 2012, Võ Văn Chi tái bản cuốn “Từ


9


điển cây thuốc Việt Nam”, theo thống kê ở Việt Nam có hơn 4.700 loài cây cỏ dùng
làm thuốc [12]. Năm 2016, Viện Dược liệu công bố 5.117 loài, thuộc 1.823 chi, 360
họ của 8 ngành thực vật bậc cao có mạch, cùng với một só loài thuộc nhóm Tảo lớn,
Rêu và Nấm lớn có công dụng làm thuốc đã biết ở nước ta [45].
Nguồn tri thức sử dụng cây thuốc từ những cộng đồng dân tộc thiểu số là vô
cùng giá trị, vì họ có cuộc sống gần gũi, gắn liền với thiên nhiên. Việc sử dụng cây
thuốc vừa là để phục vụ cho đời sống, vừa là nét đẹp đặc sắc của mỗi dân tộc. Nước
Việt Nam ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, cùng với đó là một kho tàng tri
thức vô cùng phong phú và đặc sắc.
Được thành lập từ năm 1962, đến nay viện Dược liệu đã tiến hành nhiều cuộc
điều tra nguồn tài nguyên dược liệu, kinh nghiệm sử dụng thực vật làm thuốc trong
cộng đồng trên phạm vi toàn quốc; xác định những cây thuốc có giá trị chữa bệnh và
giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu biện pháp bảo tồn, phát triển các loại cây làm thuốc.
Nghiên cứu xây dựng các quy trình khai thác bền vững các loài cây thuốc đạt tiêu
chuẩn thực hành khai thác tốt (GCP). Đặc biệt chú trọng đến những cây thuốc có
nguy cơ cao bị xâm hại, khai thác quá mức. [44].
Bên cạnh ý nghĩa sử dụng cây thuốc trong y học dân tộc, theo kết quả nghiên
cứu của: Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Việt Tựu (1986) Trịnh Gia Ân, Phạm Đình Sửu
(1971, 1979) Lê Tùng Châu (1991)… nguồn cây thuốc ở Việt Nam đã và sẽ có nhiều
triển vọng là nguyên liệu dùng để chiết xuất các hợp chất tự nhiên làm thuốc của
ngành công nghiệp dược. Tính đến năm 2007 đã có 701 loài cây thuốc điều tra có
tính kháng khuẩn và một số loài cây thuốc chính thức được đưa vào sản xuất thuốc
đại trà như: Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L.) Vằng đắng (Coscinium
fenestratum (Gaertn.) Colebr), Sừng dê (Strophanthus divergens Graham.), Ba gạc
(Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill.)… Ngoài ra vấn đề tìm kiếm các thuốc mới từ
nguồn gốc cây cỏ ở Việt Nam cũng đầy triển vọng. Theo công bố của Trần Ngọc

Ninh (1994), Lê Trần Đức (1995) các nhà khoa học Việt Nam bước đầu đã biết được
hợp chất Taxol từ các loài Thông đỏ (Taxus spp.) có tác dụng chống ung thư. Việc

10


ứng dụng những kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam nói
chung, các dân tộc ít người nói riêng là rất cần thiết, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên
cây thuốc, bảo tồn nguồn gen, cùng những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc chữa bệnh
phong phú trong y học cổ truyền [28].
Những năm gần đây, đã có nhiều tác giả thực hiện những công trình điều tra,
nghiên cứu về hiện trạng, tình hình sử dụng các loài cây thuốc. Các công trình này đã
góp phần bổ sung dữ liệu cho nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú của nước ta từ
Nam ra Bắc. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã có nhiều công trình nghiên
cứu về tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam. Các công trình nghiên cứu này đã cập nhật và bổ sung cho dữ liệu về cây thuốc
dân tộc ở Việt Nam [2,3,15].
Năm 2016, Lê Thị Thanh Hương và Nguyễn Trung Thành đã công bố kết quả
nghiên cứu về tri thức sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên
với 745 cây thuốc cùng 180 bài thuốc. [27]
Kết quả nghiên cứu cây thuốc ở khu BTTN Hòn Bà, tỉnh Khánh Hoà của Trần
Thị Ngọc Diệp đã ghi nhận 515 loài chiếm 11,52% số loài cây thuốc ở Việt Nam
[13].
Năm 2017, Đỗ Thanh Tuân công bố 346 loài cây thuốc được dùng cho 28
nhóm bệnh ở hai huyện ven biển Thái Thuỵ và Tiền Hải của tỉnh Thái Bình. Đồng
thời, tác giả cũng phân lập và xác định 15 hoạt chất từ cây Tầm bóp (Physalis
angulata) có khả năng ứng dụng dược liệu [43]. Nguyễn Thị Lương khi nghiên cứu
kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào Chăm và K’Ho ở khu BTTN Núi Ông
tỉnh Bình Thuận đã ghi nhận 158 loài thực vật được sử dụng làm thuốc, trong đó có
6 loài thuộc diện cần được bảo vệ [32]. Đặc biệt công bố của Đặng Ngọc Phái về số

cây được sử dụng làm thuốc ở thành phố Đà Nẵng lên tới gần 1.000 loài với 31 loài
thuộc diện bảo tồn.[36]
Ngoài việc điều tra sự đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc, nhiều tác giả
cũng tiến hành phân tích, tách chiết và thử nghiệm các hoạt tính của các hoạt chất

11


trong cây thuốc. Điều này góp phần làm tăng tính hiệu quả của việc khai thác và sử
dụng nguồn tài nguyên cây thuốc sẵn có ở nước ta. Có thể kể đến một số công trình
của Viện Dược liệu như các nghiên cứu về tách hoạt chất thuộc nhóm flavonoid
[18,20,21,49] nhằm ứng dụng trong điều chế dược phẩm. Một số nghiên cứu khác
của Nguyễn Thuỳ Dương và Nguyễn Thị Hồng Anh (2017) cũng tiến hành phân lập
và ghi nhận tác dụng của một số hoạt chất có trong loài Toả dương (Balanophora
laxiflora) [1,16]
Có thể thấy, từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng các loài thực vật trong rừng làm
thuốc chữa bệnh. Rất nhiều bài thuốc đã được lưu truyền trong dân gian từ đời này
sang đời khác, mang ý nghĩa và giá trị cao. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển của
con người, nhu cầu sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng tăng cao.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề bảo tồn cây thuốc cũng như gìn giữ các
bài thuốc [42].
Thực tế cho thấy có nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Dao, Sán
Dìu (Ba Vì, Tam Đảo), người Cao Lan (Tuyên Quang), người Cơ Ho, Raglai, Chăm
(Bình Thuận, Ninh Thuận)…, tuy không có lý thuyết âm dương, hàn nhiệt, ngũ hành,
lục khí như y học cổ truyền Trung Quốc, hoặc như y học cổ truyền chính thống Việt
Nam, nhưng từ lâu đời họ đã hình thành tập quán sử dụng thực vật, có những quan
điểm riêng trong cách trị bệnh, có những cây thuốc quý báu và kinh nghiệm chữa
bệnh rất hay mà ít người biết đến. Có thể kể đến như người Raglai và Cơ Ho vùng
Kà Lon biết sử dụng cây thuốc có sẵn tại khu vực để chữa bệnh. Ngoài những bệnh
thông thường như cảm sốt, đau đầu, đau bụng… còn nổi tiếng chữa bệnh phụ nữ sau

khi sinh (hầu như người đàn ông sau 35 tuổi đều biết) như huyết trắng, sa tử cung…
Người Chăm nổi tiếng chữa bệnh về dạ dày, thấp khớp, suy nhược thần kinh, gãy
xương… bài thuốc ngừa thai cho phụ nữ bằng lá cây gừng núi và bài thuốc giải độc
lá ngón của cộng đồng người dân tộc Giẻ Triêng ở xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei;
chữa bệnh hắc lào bằng cây kiến cò và chữa đau khớp bằng cây thuốc của dân tộc
Mường ở xã Đăk Long, huyện Đăk Glei; chữa bệnh đau lưng bằng quả chuối hột rừng
của dân tộc Gia Rai... [33]

12


Khoảng hai mươi năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ thiên
nhiên, trong đó bao gồm các loại thảo dược có xu hướng tăng nhanh. Việc khai thác
quá mức đã dẫn đến tình trạng suy giảm nghiêm trọng các loài cây thuốc, trong đó
nhiều loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt diệt. Khu vực núi Ba Vì có hơn 500 loài thuốc
nam, người dân tộc Dao ở đây biết được khoảng 300 loài cây dùng cho những bài
thuốc cổ truyền. Thế nhưng nguồn cây thuốc hiện đang dần cạn kiện, một số loài
thậm chí không thể tìm lại được nữa để làm thuốc. Đặc biệt ở những khu vực giáp
ranh với Trung Quốc, tình trạng “chảy máu” những cây thuốc do những thương lại
Trung Quốc thu mua với số lượng lớn cũng góp phần không nhỏ vào việc làm suy
giảm nguồn tài nguyên quý giá này. Thậm chí, nhiều người dân tộc khai thác cây
thuốc mà không hiểu rõ mục đích và công dụng.
Trên thực tế, mọi tác động đến tự nhiên đều hết sức phức tạp, nếu không được
tiến hành dựa trên cơ sở khoa học sẽ gây ra sự mất thăng bằng trong tự nhiên, dẫn
đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, cần có những nghiên cứu, điều tra về hiện
trạng cây thuốc dân tộc cũng như tri thức bản địa về việc sử dụng cây thuốc nhằm tạo
cơ sở cho việc bảo tồn cây thuốc cũng như bản sắc văn hoá, tri thức dân tộc Việt
Nam.

1.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Thanh Hoá

Thanh Hóa là một tỉnh lớn, đứng thứ 5 về diện tích, thứ 3 về số dân trong số
các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương. Thanh Hóa là tỉnh có nhiều thành phần
dân tộc, trong đó người Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất (84,4%), người Mường (8,7%),
người Thái (6%). Các dân tộc thiểu số khác như Mông, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa, Cao
Lan, Thổ... chiếm tỷ lệ không đáng kể (gần 1%). Các dân tộc ít người sống chủ yếu
ở các huyện vùng núi cao và biên giới, việc chữa bệnh cho nhân dân xưa nay là do
các ông Lang, bà Mế vì vậy kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và các bài thuốc dân gian
của người dân tộc rất đa dạng, phong phú [70]. Tuy nhiên cho tới nay chưa có một
công trình nào nghiên cứu toàn diện về cây thuốc, bài thuốc của các dân tộc miền núi
Thanh Hóa.

13


Trong thời gian gần đây, đã có một số đề tài, luận văn thạc sĩ của các trường
đại học nghiên cứu về cây thuốc ở Thanh Hóa. Phạm Hồng Ban (2009) đã xác định
được có 75 loài cây có giá trị làm thuốc tại khu Bảo tồn Xuân Liên [4]. Lê Đình Việt
(2012) khi điều tra kinh ngiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Mường tại xã
Quan Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận 130 loài cây thuốc được
người Mường tại địa phương dùng chữa trị cho 20 nhóm bệnh [47]. Nguyễn Bá Tâm
(2017) trong nghiên cứu của mình đã ghi nhận 587 loài cây thuốc mọc tự nhiên, thuộc
442 chi, 158 họ, của 5 ngành Thực vật bậc cao có mạch tại Khu BTTN Pù Luông.
Đồng thời tác giả cũng đưa ra nhiều giải pháp để gìn giữ và phát triển nguồn tài
nguyên cây thuốc quý giá tại đây [4].
Người Thái phần lớn sống ở vùng Tây Bắc, và một số vùng thuộc tỉnh Thanh
Hoá và Nghệ An. Chính vì vậy những nghiên cứu về cây thuốc của đồng bào Thái tại
chủ yếu là các kết quả nghiên cứu về người Thái ở vùng Tây Bắc. Những nghiên cứu
về cây thuốc của đồng bào Thái ở khu vực Bắc Trung Bộ hầu hết tập trung vào tỉnh
Nghệ An. Có thể kể đến như những nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự
đã công bố 231 loài cây thuốc được đồng bào Thái ở xã Thạch Giám huyện Tương

Dương sử dụng, con số này là 551 loài ở huyện Con Cuông [38]. Lê Thị Hương và
cộng sự ghi nhận 191 loài cây thuốc của đồng bào Thái ở xã Châu Cường, huyện Quỳ
Hợp [28]. Gần đây nhất, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thượng Hải (2017) ghi nhận
583 loài cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng người Thái huyện Quế Phong, tỉnh
Nghệ An [19].
Đáng chú ý, Luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Huệ (2009) khi nghiên cứu về
đồng bào Thái ở xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân đã thống kê được 178 loài của 75
họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao, phát hiện được 6 loài quí hiếm trong đó có 3 loài
thuộc danh lục đỏ cây thuốc đồng thời bổ sung 57 loài cho từ điển cây thuốc Việt
Nam của Võ Văn Chi [26]. Như vậy việc điều tra cây thuốc của đồng bào các dân tộc
miền núi Thanh Hóa đã và đang được tiến hành nhưng còn đơn lẻ, rời rạc. Vì vậy cần
phải tiến hành điều tra, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống trên qui mô
toàn tỉnh để thu thập cây thuốc, bài thuốc có giá trị để bảo tồn, không bị mai một.

14


Nhà nước cần có những chính sách đãi ngộ và kêu gọi hợp lý để mọi người đều có ý
thức bảo vệ kho tàng kinh nghiệm quý báu này. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống
người dân được nâng cao nên mọi người càng chú trọng đến sức khỏe của bản thân.
Do vậy, cần có sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại để bổ sung cho nhau
phục vụ sức khỏe cho mọi người ngày một tốt hơn.

1.4. Khái quát về khu vực nghiên cứu
Địa lý, hành chính
Quan Hóa là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa có vị trí địa lý
từ 20018’09” đến 20040’11” vĩ độ bắc và từ 104042’08” đến 105011’21” kinh độ đông.
Phía Bắc giáp với huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình.
Phía Tây giáp với huyện Mường Lát và một phần giáp với huyện Sầm Tớ (tỉnh Hủa
Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào). Phía Nam giáp với huyện Quan Sơn

và phía Đông giáp huyện Bá Thước.
Diện tích tự nhiên của huyện Quan Hóa là 996,17 km² gồm 17 xã: Hiền Chung,
Hiền Kiệt, Hồi Xuân, Nam Động, Nam Tiến, Nam Xuân, Phú Lệ, Phú Nghiêm, Phú
Sơn, Phú Thanh, Phú Xuân, Thành Sơn, Thanh Xuân, Thiên Phủ, Trung Sơn, Trung
Thành, Xuân Phú và 1 thị trấn Quan Hóa. Toàn huyện có 14 xã thuộc diện xã đặc biệt
khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ. [69]
Dân số
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2008, dân số toàn huyện có 9.790 hộ
dân với 45.883 nhân khẩu, gồm 5 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn: Dân tộc
Thái 30.094 người (chiếm 65,60%); Mường 11.117 người (chiếm 24,23%); Kinh
4.120 người (chiếm 8,97%); Mông 378 người (chiếm 0,82%); Hoa 174 người (chiếm
0,38%).
Mật độ dân số bình quân khoảng 46,3 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên:
0,95%. Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện có 22.637 người trong độ tuổi lao động,

15


chiếm 49,3%. Trong đó số lao động có khả năng lao động là 21.145 người, chủ yếu
là lao động thuần nông. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng đạt 15%. [69]
Kinh tế - Xã hội
- Tốc độ tăng trưởng bình quân: 12%
- Thu nhập bình quân đầu người: 4,9 triệu đồng
- Thu ngân sách trên địa bàn: 4.099 triệu đồng.
- Tỷ trọng NN-CN-TMDV: 65,1% - 18% - 16,9%
Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện còn 4.213 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 43,03%
so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện.
Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 30a, đến 31/12/2009 toàn huyện chỉ còn 4.113
hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 41,38%.
Trong năm 2009 thực hiện xóa hoàn toàn 100% số nhà tạm trên địa bàn huyện

với tổng số 1490 nhà. [6]

1.5. Khái quát về dân tộc Thái
Dân tộc Thái ở Việt Nam
Địa bàn cư trú của người Thái Việt Nam chủ yếu ở Tây Bắc, một số ít ở Tây
Thanh Hóa, Nghệ An. Người Thái có nền kinh tế truyền thống mạnh về nông nghiệp
làm ruộng nước. Theo đó, họ có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn,
bắc máng lấy nước. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người
Thái cũng phát rẫy, làm nương, trồng lúa cạn và hoa màu, cùng nhiều thứ cây quả, củ
khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải và có một số nơi làm
đồ gốm.
Người Thái ở nhà sàn, dáng vẻ khác nhau: nhà mái tròn khum hình mai rùa,
hai đầu mai rùa, hai đầu mái hồi có khau cút; nhà 4 mái mặt bằng sàn hình chữ nhật
gần vuông, hiên có lan can; nhà sàn dài, cao, mỗi gian hồi làm tiền sảnh; nhà mái
thấp, hẹp lòng, gần giống nhà người Mường.

16


Về phương tiện vận chuyển thì gánh là phổ biến, ngoài ra gùi theo kiểu chằng
dây đeo vắt qua trán, dùng ngựa cưỡi, thồ nay. ở dọc các con sông lớn họ rất nổi tiếng
trong việc xuôi ngược bằng thuyền đuôi én [71].
Văn hóa dân gian của người Thái vô cùng phong phú. Đó là những thần thoại,
cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao… Người Thái cũng có có các điệu xoè, các
loại sáo lam và tiêu, có hát thơ, đối đáp giao duyên phong phú. Những tác phẩm thơ
ca nổi tiếng của dân tộc Thái như Xống chụ xon xao, Khum Lú nàng úa đều là những
di sản văn hóa quý báu mà người Thái còn bảo lưu cho tới nay trong cộng đồng.
Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ văn học, luật tục được ghi chép
lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là Khắp tay. Đó là lối
ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe,

múa sạp, ném còn đã trở thành những di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng của cộng
đồng này [71].
Dân tộc Thái ở tỉnh Thanh Hoá
Dân tộc Thái có nguồn gốc lâu đời gắn bó với quê hương Thanh Hoá; với
223.316 nhân khẩu hiện nay, Dân tộc Thái có số dân chiếm 35,6% trong số các dân
tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá. Táy đăm (Thái đen), Táy dọ (Thái trắng) là 2 nhánh
chính của người Thái tỉnh Thanh Hoá. Đồng bào trong nhóm thái Trắng (Táy dọ) chủ
yếu cư trú ở huyện Thường Xuân (48.142 người) và 1 số xã miền núi của huyện Như
xuân, Triệu Sơn. Phần đông là đồng bào nhóm Thái đen sinh sống trên địa bàn miền
núi vùng cao như: Quan Hoá, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát, Lang Chánh. Các
dòng họ lớn của người Thái là: họ Hà, họ Phạm, họ Lang, họ Lò, họ Vi... Cùng với
nhiều Mường lớn như: Mường Khoàng, Mường Ca da, Mường xia, Mường mìn,
Mường ha, Chiềng Vạn, Mường ký v.v...
Cũng như nhiều vùng khác, người Thái ở Thanh Hoá thuộc nhóm ngôn ngữ
Tày - Thái. Các tục lệ thờ cúng tổ tiên: cúng trời đất, cúng bản mường và những lễ
nghi như: Cầu mưa , Cầu mùa, Lễ hội phấn trá, Mường Ca da, Mường Xia... thường
được tổ chức trong dịp khởi đầu một năm mới. Do quan niệm về cái chết là tiếp tục

17


×