Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Hướng dẫn các môn năm học 2009 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.99 KB, 28 trang )

Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009-2010- Môn Ngữ văn
( Đính kèm Công văn số 142/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 03/9/2009)
-----------------------------------------------------------
Để thực hiện tốt yêu cầu củng cố, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn
trong trường Phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang đề nghị các trường trung học cơ
sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) thực hiện tốt các hướng dẫn sau :
1. Về nội dung giảng dạy:
Đảm bảo truyền thụ kiến thức cơ bản đúng, chính xác, khoa học; thực hiện đúng phân
phối chương trình hiện hành; không tùy tiện cắt xén, dồn tiết, thay đổi chương trình. Một số
trường có thực hiện tăng tiết bộ môn Ngữ văn cho khối cuối cấp, cũng chỉ tập trung cho yêu
cầu luyện tập, ôn tập củng cố kiến thức; không được sử dụng tiết này để dạy trước chương
trình.
Để tiết dạy thêm sinh động và có chất lượng, các tiết dạy (nếu cần thiết) nên có đồ
dùng dạy học minh hoạ. Sở GDĐT khuyến khích các giáo viên làm thêm đồ dùng dạy học để
phục vụ sát với từng phần, từng bài theo phân phối chương trình.
2. Về phân phối chương trình dạy học tự chọn:
- Môn học tự chọn nâng cao (NC) của ban Cơ bản có thể thực hiện bằng 1 trong 2
cách:
+ Dạy học theo sách giáo khoa chuẩn (SGK) kết hợp với chủ đề tự chọn nâng cao
(CĐNC) của môn học đó.
+ Dạy học theo sách giáo khoa nâng cao.
Thời lượng dạy học CĐNC của môn học là thời lượng chênh lệch giữa thời lượng
dành cho chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Tài liệu CĐNC sử dụng cho cả giáo
viên và học sinh như SGK.
- Dạy học chủ đề tự chọn bám sát (CĐBS) là để ôn tập, hệ thống hoá, khắc sâu kiến
thức, kĩ năng (không bổ sung kiến thức mới nâng cao mới). Hiệu trưởng các trường THPT lập
Kế hoạch dạy học CĐBS (chọn môn học, ấn định số tiết/tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho
từng lớp, ổn định trong từng học kì trên cơ sở đề nghị của các tổ trưởng chuyên môn và giáo
viên chủ nhiệm lớp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tài liệu CĐBS lớp 10, dùng cho giáo viên để tham
khảo, không ban hành tài liệu CĐBS lớp 11, 12. Giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài giảng


CĐBS với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn.
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập CĐNC, CĐBS các môn học thực hiện theo
quy định tại Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Lưu ý: các bài dạy chủ đề TCNC, CĐBS bố trí trong các chương như các bài khác, có
thể có điểm kiểm tra dưới 1 tiết riêng nhưng không có điểm kiểm tra 1 tiết riêng, điểm chủ đề
tự chọn môn học nào tính cho môn học đó.
3. Về đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá:
a. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học (PPDH):
- Căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông làm cơ sở để
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, bảo đảm khách quan, thống nhất.
Những yêu cầu quan trọng của việc đổi mới PPDH là:
1
+ Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của
giáo viên.
+ Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên và học sinh,
thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lí, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với
bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng
tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất.
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, khuyến khích sử dụng hợp
lí công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện nghe nhìn một cách có hiệu quả.
+ Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong
thân thiện, khuyến khích, động viên học sinh học tập, tổ chức hợp lí cho học sinh làm việc cá
nhân và theo nhóm.
+ Tăng cường công tác chỉ đạo đổi mới PPDH, dự giờ thăm lớp của giáo viên, tổ chức
rút kinh nghiệm giảng dạy trong tổ chuyên môn, hội thảo chuyên môn cấp tổ, trường, cụm
trường.
b. Đổi mới kiểm tra, đánh giá (KTĐG):
- Những yêu cầu quan trọng trong việc chỉ đạo đổi mới KTĐG là:
+ Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và
hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình.

+ Trong quá trình dạy học, giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc tác phẩm, soạn bài
trước khi đến lớp, học thuộc lòng những bài, đoạn trích quan trọng; kết hợp một cách hợp lí
hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong KTĐG kết quả học tập của học
sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kì thi theo chủ trương của Bộ GDĐT; riêng kiểm tra
học kì (học kì I, học kì II) ở khối lớp 12 vẫn áp dụng hình thức kiểm tra tự luận theo kết cấu
đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành từ năm học 2008 – 2009.
+ Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, học sinh
THPT do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì,
kiểm tra học kì.
c. Đối với bộ môn Ngữ văn cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG theo hướng
hạn chế thói quen ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học; tăng
cường hướng dẫn học sinh kĩ năng làm bài đối với đề bài thuộc phạm vi nghị luận xã hội.
Trong quá trình dạy học, cần từng bước đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi
học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân.
4. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi: theo nội dung chương trình toàn cấp hiện hành, có
chú ý nâng cao kiến thức cho học sinh, tránh bồi dưỡng cho học sinh theo dạng tủ, đối phó.
Đối với kì thi chọn học sinh giỏi các cấp hình thức kiểm tra vẫn thực hiện như tinh
thần nội dung công văn số 162/SGDĐT-GDTrH-TX, ngày 8/9/2009 của Sở Giáo dục và Đào
tạo.
5. Ở chương trình môn Ngữ văn các cấp, đối với những tiết Văn có thêm phần Đọc
thêm, giáo viên cần dành thời lượng nhất định, hướng dẫn ngắn gọn cách thức đọc – hiểu bài
Đọc thêm, để học sinh đọc và nắm được sơ lược giá trị bao trùm về nội dung, nghệ thuật của
tác phẩm. Điều này, cũng cần được thể hiện trong giáo án.
--------------------------------------------------------
2
Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009-2010- Môn Lịch sử
( Đính kèm Công văn số 142/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 03/9/2009)
-----------------------------------------------------------
Để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và
học bộ môn Lịch sử, Sở GD&ĐT Kiên Giang đề nghị đơn vị thực hiện tốt các hướng dẫn sau

đây :
1/ Về nội dung giảng dạy và thực hiện PPCT cấp THCS và THPT:
- Đảm bảo truyền thụ đầy đủ, chính xác, khoa học kiến thức trọng tâm theo chuẩn kiến
thức từng bài, từng chương. Không tùy tiện đưa thêm các sự kiện vào bài dạy nhằm đảm bảo
tinh gọn kiến thức, đi sâu phân tích bản chất , mối quan hệ giữa các sự kiện cho học sinh hiểu
và vận dụng vào thực tiển, kiểm tra thi cử đảm bảo tính vừa sức với đối tượng học sinh .
- Thực hiện đúng phân phối chương trình, không tùy tiện cắt xén, dồn tiết . Thực hiện
đầy đủ các tiết lịch sử địa phương theo qui định . Đối với các trường có tổ chức dạy tăng tiết
hoặc có bố trí tiết dạy chủ đề tự chọn giáo viên phải sử dụng tiết này vào mục đích ôn tập, hệ
thống kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, tuyệt đối không sử dụng để giải quyết
chương trình chính khóa hoặc dạy trước chương trình .
- Tăng cường việc sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, sơ đồ hóa kiến thức, lược đồ,
bảng số liệu…) nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn, dạy cho học sinh kỹ năng tư duy bộ môn,
phân tích, so sánh, tổng hợp các sự kiện và rút ra nhận xét, bài học lịch sử giúp học sinh khắc
sâu kiến thức bộ môn.
- Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng việc đổi mới chương trình giáo dục Trung
học; GV cần thực hiện giảng dạy đủ nội dung và số tiết quy định, cần lưu ý việc soạn giảng,
ra đề kiểm tra bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng quy định. Thực hiện tốt việc ôn tập cho
học sinh tham gia các kỳ thi chọn HSG cấp trường, huyện( thị xã, thành phố) và cấp Tỉnh.
2/ Về hồ sơ chuyên môn : Thực hiện theo Hướng dẫn số 112/SGD&ĐT – GDTrH –
TX ngày 29/7/2009 gồm : Sổ bài soạn, sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần, sổ dự giờ thăm lớp .
Trong thực hiện các loại hồ sơ trên cần chú ý một số yêu cầu sau nhằm tăng tính hiệu quả
thiết thực của từng loại hồ sơ :
+ Sổ bài soạn :
- Soạn 03 cột : Hoạt động thầy và trò – Nội dung kiến thức cơ bản – Bổ sung
- Cần thiết kế qui trình dạy học thành các hoạt động của giáo viên, học sinh một cách
khoa học, hợp lý, trọng tâm để huy động tính tích cực học tập của học sinh, tránh lối truyền
thụ một chiều nhàm chán, thụ động hiệu quả thấp .
- Giáo án phải thể hiện rõ công việc chuẩn bị tiết học của giáo viên, học sinh về kiến
thức, đồ dùng dạy học ứng với từng đơn vị kiến thức trong bài .

- Phần củng cố bài cần có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận hoặc bảng
hệ thống kiến thức, so sánh tìm mối liên hệ nhằm đánh giá mức độ tiếp thu bài của học sinh.
+ Sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần :
Thực hiện đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, chú ý làm rõ các công việc cụ thể của
giáo viên về chuyên môn như : thực hiên chương trình, dự giờ, thao giảng, dạy thay – dạy bù,
hoạt động chuyên đề ngoại khóa, sử dụng thiết bị dạy học trong từng bài dạy, trao đổi kinh
nghiệm chuyên môn trong tuần …
+ Sổ dự giờ :
- Thực hiện đủ số tiết dự giờ và thao giảng theo qui định : Dự giờ 4 tiết / GV/ học kỳ;
Thao giảng 02 tiết /GV / học kỳ có đánh giá xếp loại .
3
- Tăng cường dự giờ rút kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp đối với các
bài khó, bài ôn tập …
- Sau các tiết dự giờ đồng nghiệp cần có nhận xét ưu , khuyết điểm về tiết dạy hoặc
đánh giá xếp loại cụ thể nhằm trao đổi giúp nhau nâng cao tay nghề, tránh việc chỉ xếp loại
mà không nêu nhận xét thiếu khách quan và mất tác dụng học tập kinh nghiệm lẫn nhau,
không lồng ghép ý kiến cá nhân. .
3/ Về đổi mới phương pháp dạy học:
- Giáo viên cần bám sát chuẩn kiến thức SGK, SGV, thời lượng PPCT của bài từ đó
xác định trọng tâm kiến thức và áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung,
từng kiểu bài, tránh ôm đồm kiến thức quá tải đối với học sinh .
- Tăng cường dạy học nêu vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan, tổ chức hoạt động nhóm
hợp lý nhằm phát huy tính tính cực của học sinh tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào quá
trình dạy học, phát biểu ý kiến, nêu vần đề đối với giáo viên và học sinh .
- Đổi mới hình thức kiểm tra miệng, cho học sinh tự đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức của
bạn, tự đánh giá và cho điểm, giáo viên giữ vai trò trọng tài điều chỉnh những sai sót trong
cách đặt câu hỏi, trả lời, cho điểm của học sinh .
- Yêu cầu học sinh phải có tập bài soạn để chuẩn bị bài mới trên cơ sở các bài tập giáo
viên giao vào cuối mỗi tiết học .
4/ Về sử dụng đồ dùng dạy học - ứng dụng CNTT vào dạy học bộ môn :

- Triệt để khai thác kênh hình SGK để minh họa cho kiến thức bài dạy .
- Sử dụng có hiệu quả các thiết bị tranh ảnh lược đồ đã được trang bị, tổ chức tốt việc tự
làm đồ dùng dạy học phục vụ trong giảng dạy . Tăng cường nội dung kiểm tra bằng lược đồ,
tranh ảnh trong kiểm tra viết 15 phút, 1 tiết ; sử dụng hình ảnh trực quan giúp học sinh tái
hiện kiến thức tránh ghi nhớ máy móc .
- Tăng cường việc ứng dụng CNTT trong dạy học, trong học kỳ mỗi giáo viên phải có ít
nhất 02 bài giảng điện tử (Power Point), các tiết dạy tốt nhất thiết phải sử dụng CNTT đạt
hiệu quả cao và trình bày hợp lý .
5/ Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bộ môn :
- Thực hiện đủ số lần kiểm tra theo qui định : kiểm tra miệng 100% học sinh; kiểm tra
15 phút; kiểm tra 1 tiết theo PPCT và kiểm tra học kỳ . Trường hợp học sinh vắng thiếu cột
điểm kiểm tra có lý do chính đáng giáo viên phải tiến hành kiểm tra bù lấy điểm theo đúng
qui chế .
- Do hạn chế về thời lượng nên PPCT không bố trí các tiết ôn tập kiểm tra 1 tiết, kiểm
tra học kỳ nên giáo viên cần chủ động vừa dạy vừa kết hợp hệ thống kiến thức giúp học sinh
ôn tập để kiếm tra . Cuối mỗi bài hoặc mỗi chương giáo viên cần thống nhất xây dựng đề
cương ôn tập cho học sinh dưới dạng câu hỏi bài tập và hướng dẫn trả lời ở dạng gợi mở
định hướng cho học sinh tự học .
- Đề kiếm tra của từng đơn vị phải đảm bảo kiến thức trọng tâm của chương trình, đảm
bảo tính vừa sức, khách quan và công bằng trong đánh giá kết quả học tập của học sinh .
- Kết hợp hợp lý giữa hai hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự
luận phù hợp với nội dung kiến thức cần kiểm tra và loại bài kiểm tra . Chú ý tính phân hóa
đối tượng học sinh phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu .
- Các trường tự ra đề thi Học kỳ đối với khối 10 và 11; khối 12 do Sở Giáo dục&Đào
tạo ra đề thống nhất trong toàn Tỉnh( nếu có sự chỉ đạo của Lãnh đạo Sở).
4
- Các trường THCS, THPT có lớp cấp THCS cần ra đề kiểm tra học kỳ tập trung cho
các khối lớp.
6/ Về thi chọn HSG:
Thực hiện theo công văn số 162/ SGDĐT-GDTrH-TX ngày 8/9/2009 của Sở GD&ĐT.

7/ Về thực hiện các tiết dạy Lịch sử địa phương :
- Thực hiện nghiêm túc các tiết dạy Lịch sử địa phương theo qui định tại PPCT .
- Nội dung Lịch sử địa phương được giảng dạy ở lớp 10,11,12 được qui định thống nhất
như sau :
+ Lớp 10 : Lịch sử Kiên Giang về tự nhiên, con người, văn hóa và lịch sử hành chính
+ Lớp 11 : Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực : thân thế, sự nghiệp, chiến công và lễ
hội văn hóa - Giỗ AHDT Nguyễn Trung Trực tại Kiên Giang
+ Lớp 12 : Kiên Giang thời chống Pháp, chống Mỹ và công cuộc đổi mới .
Trong khi chưa biên soạn được bộ giáo trình Lịch sử địa phương thống nhất để áp
dụng trong toàn Tỉnh, giáo viên có thể tham khảo các tài liệu liên quan để soạn giảng các
tiết Lịch sử địa phương như : Lược sử Nam bộ; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kiên Giang; Kiên
Giang 30 năm chiến tranh giải phóng ….
-----------------------------------
5
Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009-2010- Môn Địa lý
( Đính kèm Công văn số 142/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 03/9/2009)
----------------------------------------------------------------
Để thống nhất việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học môn Địa lý của GDTrH trên phạm
vi toàn tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn; Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên
Giang Hướng dẫn thực hiện việc giảng dạy môn Địa lý cấp Trung học như sau:
I. CÁC NHIỆM VỤ CHUNG.
1. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng việc thực hiện đổi mới chương trình giáo
dục THCS, lớp 10 THPT phân ban.
2. Chuẩn bị đủ thiết bị dạy học tối thiểu, đồng thời làm thêm đồ dùng dạy học cần thiết
phục vụ các bài có yêu cầu.
3. Thực hiện nghiêm chương trình hiện hành, nội dung giảng dạy đảm bảo chuẩn kiến
thức, kỹ năng trong chương trình.
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ.
1. Thực hiện quy chế chuyên môn.
1.1 Thực hiện phân phối chương trình: Các trường cần chỉ đạo chặt chẽ việc dạy - học

bộ môn Địa lý phải thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình (PPCT) do Sở GDĐT ban
hành.
- Tổng thời lượng dạy cho từng chương, phải bảo đảm thực hiện đúng, không nhanh
( bỏ bớt), không chậm ( kéo dài) so với thời lượng quy định cho từng chương.
- Tùy theo thực tế trường - lớp, thời lượng dạy cho từng bài không nhất thiết phải theo
đúng quy định trong PPCT; bài ấn định dạy trong 1 tiết có thể dạy hơn 1 tiết hoặc chưa đến 1
tiết. Tuy nhiên, việc thay đổi này phải được tính toán cẩn thận trong tổ bộ môn để không làm
thay đổi tổng số tiết/chương và nhất là bảo đảm thực hiện nội dung chương trình ở vào thời
điểm kết thúc từng học kỳ phải thống nhất như đã ghi trong PPCT.
- Phải đảm bảo dạy đủ các tiết thực hành của từng chương và của cả năm học.
- Các nội dung lý thuyết và thực hành phải được dạy học theo đúng trình tự ghi trong
PPCT.
- Các tiết ôn tập chưa quy định nội dung cụ thể, giáo viên cần căn cứ tình hình thực tế
để định ra những nội dung cho các tiết ôn tập nhằm củng cố, hệ thống kiến thức, kỹ năng theo
yêu cầu.
1.2 Đổi mới hoạt động tổ, nhóm chuyên môn ở trường trung học: Thường xuyên tổ
chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội
dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo
dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẳn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Trong các buổi họp tổ cần tập trung trao đổi về nội dung và phương pháp dạy các bài
khó ; tổ chức trao đổi, báo cáo kinh nghiệm và ứng dụng các sáng kiến, các phần mềm ứng
dụng trong dạy học Địa lý, giúp nâng cao tay nghề của giáo viên trong soạn giảng;
- Tổ bộ môn cần thống nhất các chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ tình cảm ( nếu có)
đối với từng bài để định hướng cho giáo viên soạn giảng và kiểm tra đánh giá học sinh ( Căn
cứ Bộ chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGD&ĐT).
1.3 Mỗi giáo viên thực hiện tối thiểu 2 tiết dạy rút kinh nghiệm và dự giờ 4 tiết/học kỳ;
việc đánh giá xếp loại giờ dạy giáo viên vẫn thực hiện theo văn bản số 10227/THPT ngày
11/9/2001 của Bộ GD&ĐT.
6

1.4 Tích cực khai thác có hiệu quả các đồ dùng dạy học đã được trang bị, tự làm thêm
đồ dùng dạy học đảm bảo đủ các đồ dùng dạy học tối thiểu cho từng tiết lên lớp.
1.5 Việc quy định số cột điểm tối thiểu cho 1 học sinh/học kỳ thực hiện đúng Quy chế
đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định
40/2006/QĐ-BGD&ĐT.
1.6 Trên cơ sở Hướng dẫn tạm thời về việc soạn giảng của Sở GDĐT, giáo viên nên đổi
mới cách soạn giảng theo hướng tổ chức các hoạt động trên lớp nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động sáng tạo của học sinh. Đối với giáo viên đạt kết quả tốt trong giảng dạy qua nhiều
năm có thể sử dụng giáo án cũ ( có điều chỉnh, bổ sung) nếu được Ban giám hiệu đồng ý phê
duyệt.
2. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH).
Đổi mới PPDH địa lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học địa lý
ở các nhà trường.
2.1 Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh phân tích, giải
thích các mối quan hệ địa lý, nhất là các mối quan hệ nhân quả; dành thời gian cho học sinh
thu thập, xử lý thông tin dựa vào bản đồ, lược đồ, các bảng biểu, tranh ảnh… để tìm kiến
thức, hình thành và rèn luyện các kỹ năng và phương pháp học tập địa lý.
Những nơi có điều kiện, giáo viên có thể tổ chức học ngoài thực địa nhằm tạo điều kiện
thuận lợi trong việc hình thành, củng cố cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm về địa lý
tự nhiên và địa lý kinh tế xã hội.
2.2 Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn: Tích cực khai
thác các phần mềm ứng dụng phục vụ soạn giảng, những kiến thức phù hợp từ Internet, cập
nhật thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy.
2.3 Cần đa dạng hóa các hình thức dạy - học ( cá nhân, theo nhóm, theo lớp… nhằm
hình thành và phát triển ở học sinh khả năng sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
2.4 Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập bộ môn và biết cách tự học, tiếp nhận
kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập.
3. Đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập Địa lý.
Đổi mới KTĐG phải gắn với việc thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và gắn với phong trào thi đua “ Xây dựng

trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra, qua đó
giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học, hướng dẫn học sinh phát huy điểm mạnh, khắc phục
điểm yếu trong học tập; các cấp quản lý cũng điều chỉnh các hoạt động dạy và học, kiểm tra
đánh giá một cách kịp thời.
3.1 Coi trọng KTĐG kỹ năng diễn đạt các sự vật, hiện tượng địa lý bằng lời nói, chữ
viết, sơ đồ; đọc và phân tích bản đồ, lược đồ; sử dụng sa bàn, máy chiếu và bồi dưỡng tình
cảm hứng thú học tập, thái độ đối với các vấn đề toàn cầu về bảo vệ môi trường sống, nhu
cầu tìm hiểu bổ sung vốn hiểu biết về đất nước, chủ quyền lãnh thổ của nước ta, các điều kiện
về kinh tế, xã hội, tài nguyên của quê hương, đất nước.
3.2 Tiếp tục đổi mới nội dung kiểm tra đánh giá theo hướng kiểm tra toàn diện kiến
thức và kỹ năng của học sinh. Đa dạng hóa các hình thức đánh giá tạo điều kiện giúp học sinh
biết tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Nghiêm túc, chính xác trong thực hiện kiểm tra đánh
giá để phản ánh trung thực chất lượng dạy và học bộ môn.
3.3 Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời
lượng và tính chất đề kiểm tra.
7
- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Bao gồm kiểm tra miệng ( cho điểm hoặc đánh giá
bằng nhận xét) có thể tiến hành vào đầu giờ hoặc trong quá trình dạy học; kiểm tra viết 15
phút, kiểm tra 1 tiết, cần vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Khi kiểm tra
miệng, cần chú ý rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng diễn đạt trước tập thể.
- Trong kiểm tra, đánh giá học kỳ cần chú trọng đánh giá kỹ năng phân tích, tổng hợp,
khái quát hóa kiến thức, rèn luyện khả năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề
trong học tập và thực tiễn, đặc biệt chú ý kỹ năng viết, kỹ năng trình bày một vấn đề. Các bài
kiểm tra cần đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng theo 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu,
vận dụng; phân hóa đối tượng học sinh, khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập trong Chương
trình giáo dục phổ thông.
3.4 Về hình thức kiểm tra đối với bài kiểm tra 1 tiết và bài kiểm tra học kỳ đối với khối
lớp 6 đến khối lớp 11 bắt buộc thực hiện kết hợp: trắc nghiệm khách quan và tự luận. Cụ thể:
Hình thức Số lượng câu hỏi Yêu cầu Thang điểm
Trắc nghiệm KQ 16 Đa dạng kiểu, loại 40%

Tự luận 2
Kiểm tra kiến thức 30%
Kiểm tra kỹ năng 30%
Tùy vào điều kiện thực tế của nhà trường, thời lượng kiểm tra học kỳ là 45 phút hoặc
60 phút.
Riêng học sinh lớp 12: hình thức kiểm tra tự luận, đề kiểm tra gồm 4 câu; trong đó phần
kỹ năng có 2 câu ( Vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích; nhận xét, phân tích bảng số liệu, Atlat địa
lý…). Đặc biệt đối với học sinh lớp 12 chú trọng rèn luyện kỹ năng khai thác Atlat địa lý.
4. Hướng dẫn giảng dạy Địa lý địa phương.
4.1 Việc giảng dạy Địa lý địa phương phải thực hiện đúng PPCT Sở GDĐT Kiên Giang
ban hành.
4.2 Để cập nhật kiến thức giảng dạy Địa lý địa phương Kiên Giang, giáo viên có thể
truy cập Website tỉnh Kiên Giang trên mạng Internet theo địa chỉ: www.kiengiang.gov.vn và
sách Địa lý các tỉnh, thành phố Việt Nam”- tập 6- NXB Giáo dục phát hành.
5. Nội dung ôn thi chọn học sinh giỏi.
5.1 Nội dung ôn thi chọn học sinh giỏi lớp 12 ( cấp tỉnh): tập trung vào 7 chuyên đề sau:
- Địa lý tự nhiên đại cương.
- Địa lý kinh tế - xã hội đại cương.
- Địa lý tự nhiên Việt Nam: Phần vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên.
- Địa lý tự nhiên Việt Nam: Nằm trong chương trình địa lý 12 học kỳ I.
- Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam: Phần dân cư - xã hội; các ngành kinh tế.
- Những kỹ năng cần tập trung rèn luyện:
+ Trên cơ sở các số liệu: chọn và vẽ biểu đồ thích hợp nhất.
+ Đọc và phân tích: Atlat, bản đồ, lát cắt, biểu đồ, đồ thị…
5.2 Nội dung ôn thi chọn học sinh giỏi lớp 9.
* Nội dung ôn thi chọn HSG cấp huyện.
- Địa lý tự nhiên Việt Nam ( Chương trình Địa lý lớp 8 - Học kỳ II).
- Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam ( Chương trình Địa lý lớp 9 - Học kỳ I)
- Những kỹ năng cần rèn luyện:
+ Vẽ biểu đồ, đồ thị.

+ Đọc và phân tích: Atlat, bản đồ, lát cắt, biểu đồ, đồ thị…
8
* Riêng thi chọn HSG cấp tỉnh: Phần địa lý KT-XH Việt Nam ( lớp 9), nội dung thi sẽ
đến hết bài 33.
----------------------------------------------------
9
Hướng dẫn cụ thể thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009-2010- Môn GDCD
( Đính kèm Công văn số 142/SGDĐT-GDTrH-TX ngày 03/9/2009)
-------------------------------------------------------------
1. Hướng dẫn dạy học:
- Đối với công tác giảng dạy: tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá góp phần thúc đẩy đổi
mới phương pháp dạy và học ở môn GDCD. Chú trọng cách thức thực hiện các bước của
những phương pháp đảm bảo khoa học, chính xác và việc xây dựng hệ thống câu hỏi mang
tính hợp lý, đạt yêu cầu và phương pháp về nội dung bộ môn nhằm giúp học sinh phát huy
tính tích cực học tập, sáng tạo của học sinh. Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chuẩn kiến
thức của chương trình, sách giáo khoa và vận dụng sách giáo viên, các tài liệu khác có liên
quan bộ môn cho chính xác, khoa học và chủ động để giảng dạy phù hợp từng bài, từng tiết ở
từng nội dung.
- Khi giảng dạy cần nhắm tới mục tiêu giúp học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo và
tính tự học là chính, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức để học sinh lĩnh hội kiến thức.
- Khi lên lớp phải có giáo án, giáo án phải đúng và đầy đủ như hướng dẫn, phải soạn kể
cả tiết thực hành ngoại khóa. Cần soạn giảng thật kỹ và chu đáo để dạy thật tốt bộ môn.
- Khi thực hiện tiết dạy yêu cầu học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa bộ môn và nên
kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh trước khi đến lớp.
- Khi trình bày bảng cố gắng trình bày ngắn gọn, đầy đủ, khoa học và hợp lý.
- Phương tiện thiết bị: khi giảng dạy cần sử dụng những phương tiện thiết bị bộ môn có
ở đơn vị và cố gắng làm thêm phương tiện, dụng cụ dạy học…để hỗ trợ cho công tác giảng
dạy.
- Đối với các lớp ở cấp trung học phổ phông nên cập nhật kiến thức về chuyên môn để
giảng dạy sao cho chính xác, phù hợp với thực tiễn.

- Nên soạn giáo án theo hướng có sử dụng bài giảng điện tử (bài trình chiếu), kết hợp
phương tiện CNTT.
- Đầu tư viết sáng kiến kinh nghiệm về bộ môn GDCD và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2. Thực hiện phân phối chương trình
- Đảm bảo thực nghiệm túc phân phối chương trình, kế hoạch động, thực hiện tốt về hồ
sơ sổ sách, sinh hoạt chuyên môn..
- Thực hiện các tiết thực hành ngoại khóa của bộ môn thực hiện như sau:
2.1. Đối với THPT:
+ Lớp 10:
Tiết 16: Giáo dục trật tự an toàn giao thông;
Tiết 34: Giáo dục phòng chống ma túy.
+ Lớp 11:
Tiết 33, 34: Giáo dục trật tự an toàn giao thông và GD phòng chống ma túy.
+ Lớp 12:
Tiết 16: Giáo dục trật tự an toàn giao thông;
Tiết 34: Giáo dục phòng chống ma túy.
2.2. Đối với THCS:
+ Lớp 6:
Tiết 18: Giáo dục trật tự an toàn giao thông;
( Nội dung các loại biển báo giao thông đơn giản)
Tiết 33: Giáo dục phòng chống ma túy.
10
Tiết 36: Giáo dục bảo vệ môi trường
+ Lớp 7:
Tiết 15: Giáo dục trật tự an toàn giao thông, bài 1;
Tiết 18: Giáo dục phòng chống ma túy.
Tiết 36: Giáo dục bảo vệ môi trường
+ Lớp 8:
Tiết 18: Giáo dục phòng chống ma túy.
Tiết 33: Giáo dục trật tự an toàn giao thông, bài 2;

Tiết 36: Giáo dục bảo vệ môi trường.
+ Lớp 9:
Tiết 15: Giáo dục trật tự an toàn giao thông;
(Nội dung và quy tắc của nhân dân khi tham gia giao thông)
Tiết 18: Giáo dục trật tự an toàn giao thông;
Tiết 36: Giáo dục bảo vệ môi trường
III. Kiểm tra đánh giá:
Tiếp tục thực hiện kết hợp hình thức kiểm tra tự luận (6 điểm) và trắc nghiệm (4 điểm)
Thời gian kiểm tra học kỳ là 45 phút hoặc 60 phút.
Các cột kiểm tra (miệng, 15 phút, 45 phút) và kiểm tra học kỳ theo phân phối chương
trình của bộ môn.
Đề kiểm tra học kỳ ở lớp 9, phòng GD&ĐT nên thống nhất ra đề cho các đơn vị thuộc
địa phương.
Đề kiểm tra học kỳ môn GDCD các khối lớp THPT tổ chức kiểm tra tập trung ở từng
đơn vị.
-------------------------------------------
11

×