Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Chu trình mưa ngày đêm và sự biến đổi của nó trên khu vực tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------

Họ và tên: Nguyễn Văn Huấn

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

CHU TRÌNH MƢA NGÀY ĐÊM VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NÓ
TRÊN KHU VỰC TÂY NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------

Họ và tên: Nguyễn Văn Huấn

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

CHU TRÌNH MƢA NGÀY ĐÊM VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NÓ
TRÊN KHU VỰC TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành: Khí tƣợng và Khí hậu học
Mã số: 8440222.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS PHAN VĂN TÂN



Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nỗ lực, cố gắng của bản thân, luận văn “Chu trình mƣa
ngày đêm và sự biến đổi của nó trên khu vực Tây Nguyên.” đã hoàn thành.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới GS. TS Phan
Văn Tân người đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ rất tận tình trong suốt thời gian
thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học
Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội và toàn thể quí Thầy, Cô đã giảng dạy,
giúp đỡ trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ viên chức Đài Khí
tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc
gia và các đồng nghiệp đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn.
Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn còn có
phần hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh được thiếu sót, vì vậy kính mong quí
Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện
hơn./.
Hà Nội, tháng 3 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Văn Huấn


TÓM TẮT

Phân tích đánh giá diễn biến chu trình ngày của mưa theo không gian, thời
gian có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dự báo thời tiết. Luận văn này tập trung
nghiên cứu sự biến đổi ngày đêm của lượng mưa theo các mùa trong năm, nhằm xác
định rõ hơn quy luật mưa trên khu vực Tây Nguyên. Khu vực nghiên cứu được phân
thành các vùng điều kiện địa lý khác nhau, số liệu được sử dụng trong luận văn là
các chuỗi số liệu mưa giờ từ năm 1980-2017. Phương pháp nghiên cứu áp dụng
trong luận văn là phương pháp thống kê khí hậu. Kết quả nhận được cho thấy phân
bố mưa theo thời gian trong năm có sự khác biệt khá rõ theo các vùng địa lý, khu
vực phía Bắc, vùng trung tâm và phía Nam Tây Nguyên lượng mưa lớn nhất trong
năm tập trung vào tháng 8, tháng 9; trong khi các tỉnh thuộc phía Đông Tây Nguyên
đỉnh mưa năm lại lùi về tháng 10, tháng 11. Diễn biến mưa trong ngày ở khu vực
phía Bắc và phía Đông thể hiện mưa tập trung nhiều vào khoảng từ 15-19 giờ, cao
nhất vào 17 giờ trong ngày; vùng Nam Tây Nguyên mưa sớm hơn so với những
vùng khác, cao nhất vào thời điểm 15 giờ trong ngày, từ sau 23 giờ đến 10 giờ sáng
là thời điểm có lượng mưa thấp trong ngày trên toàn khu vực Tây Nguyên.
ABTRACT


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 3. KếT QUả VÀ THảO LUậN ...............................................................2
TỔNG QUAN ............................................................................................................3
1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CứU TRÊN THế GIớI VÀ TRONG NƢớC ..................................3
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................3
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ……………………. ………………………… 7

CHƢƠNG 1: SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................8
2.1 NGUồN Số LIệU ...................................................................................................8
2.2 PHƢƠNG PHÁP Xử LÝ, TÍNH TOÁN ....................................................................9

2.2.1 Xử lý số liệu ................................................................................................9
2.2.2 Phương pháp tính toán ...............................................................................9
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................13
3.1 ĐặC ĐIểM CHế Độ MƢA ở TÂY NGUYÊN ...........................................................13
3.1.1 Vùng Bắc Tây Nguyên ............................................................................13
3.1.2 Vùng Đông Tây Nguyên ..........................................................................13
3.1.2 Vùng giưã Tây Nguyên ............................................................................13
3.1.3 Vùng Nam Tây Nguyên ...........................................................................14
3.2 CHU TRÌNH NGÀY ĐÊM CủA LƢợNG MƢA TRUNG BÌNH GIờ, LƢợNG MƢA GIờ
LớN NHấT VÀ Độ LệCH CHUẩN TRÊN KHU VựC TÂY NGUYÊN ...............................15

3.2.1 Khu vực phía bắc Tây Nguyên ................................................................15
3.2.2 Khu vực Đông Tây Nguyên .......................................................................24
3.2.3 Khu vực giữa Tây Nguyên…………………………………………………….

33

3.2.4 Khu vực Nam Tây Nguyên ........................................................................42
3.3 TầN SUấT XUấT HIệN MƢA VÀO CÁC GIờ TRONG NGÀY ..................................51
3.3.1 Khu vực phía Bắc Tây Nguyên .................................................................51
3.3.2 Khu vực phía Đông Tây Nguyên ...............................................................53


3.3.3 Khu vực giữa Tây Nguyên ........................................................................54
3.3.4 Khu vực Nam Tây Nguyên ........................................................................56
3.4 TầN SUấT BắT ĐầU MƢA, KếT THÚC VÀ CƢờNG Độ MƢA ..................................58
3.4.1 Tần suất giờ bắt đầu, kết thúc mưa ..........................................................58
3.4.2 Tần suất cường độ mưa giờ ......................................................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................677



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
SEC

Ý nghĩa
Đông nam Trung Quốc

PHVT

Phản hồi vô tuyến

NWP

Mô hình số trị


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Biến trình mưa trung bình giờ mùa khô khu vực phía Bắc Tây Nguyên 17
Hình 3.2: Độ lệch chuẩn mưa giờ mùa khô khu vực Bắc Tây Nguyên……….…...17
Hình 3.3: Lượng mưa lớn nhất giờ trong mùa khô khu vực Bắc Tây Nguyên........18
Hình 3.4: Biến trình mưa trung bình giờ mùa mưa khu vực phía Bắc Tây Nguyên. ….20
Hình 3.5 Độ lệch chuẩn mưa giờ mùa mưa khu vực Bắc Tây Nguyên…………....21
Hình 3.6 Lượng mưa giờ lớn nhất khu vực Bắc Tây Nguyên…………………… 22
Hình 3.7 Biểu đồ lượng mưa giờ trung bình giờ nhiều năm khu vực Bắc Tây Nguyên... ….23
Hình 3.8 Biểu đồ độ lệch chuẩn lớn nhất và trung bình khu vực Bắc Tây Nguyên........23
Hình 3.9 Biến trình mưa trung bình giờ mùa khô khu vực Đông Tây Nguyên……….25
Hình 3.10 Độ lệch chuẩn mưa giờ mùa khô khu vực Đông Tây Nguyên…………26
Hình 3.11 Lượng mưa lớn nhất giờ trong mùa khô khu vực Đông Tây Nguyên…........27

Hình 3.12 Biến trình mưa trung bình giờ mùa mưa khu vực Đông Tây Nguyên……...28
Hình 3.13 Độ lệch chuẩn mưa giờ mùa mưa khu vực Đông Tây Nguyên………...30
Hình 3.14 Lượng mưa giờ lớn nhất mùa mưa khu vực Đông Tây Nguyên………..31
Hình 3.15 Biểu đồ lượng mưa giờ trung bình giờ nhiều năm khu vực Đông Tây Nguyên…….31
Hình 3.16 Biểu đồ độ lệch chuẩn lớn nhất và trung bình khu vực Đông Tây Nguyên………32
Hình 3.17 Lượng mưa giờ lớn nhất khu vực Đông Tây Nguyên…………………..32
Hình 3.18 Lượng mưa giờ trung bình mùa khô khu vực giữa Tây Nguyên……….34
Hình 3.19 Độ lệch chuẩn mưa giờ mùa khô khu vực giữa Tây Nguyên…………...35
Hình 3.20 Lượng mưa lớn nhất giờ trong mùa khô khu vực giữa Tây Nguyên…...36
Hình 3.21 Biến trình mưa trung bình giờ mùa mưa khu vực giữa Tây Nguyên……….37
Hình 3.22 Độ lệch chuẩn mưa giờ mùa mưa khu vực giữa Tây Nguyên………….39
Hình 3.23 Lượng mưa giờ lớn nhất mùa mưa khu vực giữa Tây Nguyên…………40
Hình 3.24 Biểu đồ lượng mưa giờ trung bình giờ khu vực giữa Tây Nguyên….....40
Hình 3.25 Biểu đồ độ lệch chuẩn lớn nhất khu vực giữa Tây Nguyên…………….41


Hình 3.26 Lượng mưa giờ lớn nhất khu vực giữa Tây Nguyên……………………41
Hình 3.27 Lượng mưa giờ trung bình mùa khô khu vực Nam Tây Nguyên….........42
Hình 3.28 Độ lệch chuẩn mưa giờ mùa khô khu vực Nam Tây Nguyên…………..44
Hình 3.29 Lượng mưa giờ lớn nhất trong mùa khô khu vực Nam Tây Nguyên…...45
Hình 3.30 Biến trình mưa trung bình giờ mùa mưa khu vực Nam Tây Nguyên…..46
Hình 3.31 Độ lệch chuẩn mưa giờ mùa mưa khu vực Nam Tây Nguyên……….....47
Hình 3.32 Lượng mưa giờ lớn nhất mùa mưa khu vực Nam Tây Nguyên……..….48
Hình 3.33 Lượng mưa trung bình giờ nhiều năm khu vực Nam Tây Nguyên….….49
Hình 3.34 Biểu đồ độ lệch chuẩn lớn nhất khu vực Nam Tây Nguyên………........50
Hình 3.35 Lượng mưa giờ lớn nhất khu vực Nam Tây Nguyên……………..…….50
Hình 3.36 Tần suất có mưa tại các giờ trong ngày các trạm Bắc Tây nguyên…….53
Hình 3.37 Tần suất có mưa tại các giờ trong ngày các trạm Đông Tây nguyên…...54
Hình 3.38 Tần suất có mưa tại các giờ trong ngày các trạm giữa Tây nguyên…….56
Hình 3.39 Tần suất có mưa tại các giờ trong ngày các trạm Nam Tây nguyên…...57

Hình 3.40 Tần suất thời gian bắt đầu, kết thúc mưa…………...…………………. 60
Hình 3.41 Tần suất bắt đầu có mưa giờ trên cả khu vực Tây Nguyên ………...….60
Hình 3.42 Tần suất cường độ mưa trong một giờ tại khu vực Tây Nguyên…….…63

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách trạm và độ dài chuỗi số liệu………………………….……... 8
Bảng 3.1. Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm và tỉ trọng ………………….....14
Bảng 3.2 Bảng tần suất cường độ mưa giờ %…………………………….... …….64


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Mưa là một trong những yếu tố khí tượng có tính bất đồng nhất và biến động
lớn theo không gian và thời gian. Sự hình thành mưa phụ thuộc phức tạp vào nhiều
quá trình khác nhau như các hình thế thời tiết, độ ổn định khí quyển, đặc điểm địa
lý, điều kiện địa hình của địa phương. Hiểu biết đầy đủ về quy luật biến thiên theo
không gian và thời gian của mưa sẽ góp phần nâng cao chất lượng các bản tin dự
báo.
Biến trình hay chu trình mưa ngày đêm là một trong những đặc trưng mưa
hiện đang được nhiều nhà khoa học quan tâm, nhất là ở các vùng nhiệt đới. Chu
trình mưa ngày đêm là một trong những dạng dao động nổi bật nhất của khí hậu trên
các vùng nhiệt đới. Việc hiểu làm rõ được biên độ và pha của chu trình ngày đêm
của mưa rất quan trọng đối với mô hình hoá khí hậu khu vực vì nó liên quan đến các
quá trình hình thành mây cũng như vai trò của các nguồn bức xạ, nguồn nước.
Ngoài ra, thông tin về quy luật biến đổi mưa như thời điểm mưa, cường độ mưa
trong ngày có thể là những thông tin hữu ích để hiểu được bản chất của các quá
trình hình thành mưa, qua đó cung cấp thông tin cho công tác dự báo thời tiết
nghiệp vụ.
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá chu trình mưa ngày đêm và sự biến đổi
mùa của nó ở Việt Nam nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng, vì vậy là rất

quan trọng và cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn
ra hết sức phức tạp, khó lường như hiện nay.
Tây nguyên là một trong 7 vùng khí hậu Việt Nam có hai mùa tương phản rõ
rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 10 hoặc đầu tháng 11. Mùa khô kéo
dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên
cứu về mưa ở Tây Nguyên nhưng hầu như chưa có công trình nào đề cập đến chu
trình ngày của mưa ở đây. Cùng với tầm quan trọng đối với khoa học, việc hiểu biết
và nắm được quy luật của chu trình mưa ở đây còn có ý nghĩa phục vụ thực tiễn,
đặc biệt đây là nơi trồng và xuất khẩu cà phê, hồ tiêu nổi tiếng của thế giới.

1


2. Mục tiêu của đề tài
- Chỉ ra được sự phân hoá theo không gian và sự biến đổi của chu trình mưa
ngày đêm ở Tây Nguyên
- Xác định được sự biến đổi mùa của chu trình mưa ngày đêm ở Tây
Nguyên
3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở công cụ thống kê, các đặc trưng về mưa nói chung và chu trình
mưa nói riêng trên khu vực Tây Nguyên sẽ được xử lý, tính toán, phân tích.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu chu trình mưa ngày
đêm và sự biến đổi mùa trên khu vực Tây Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trên chuỗi số liệu mưa giờ từ 1980 đến
2017.
5. Cấu trúc luận văn
Nội dung của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và
phụ lục, được bố cục thành 3 chương như sau:
Chƣơng 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Chƣơng 2. Số liệu và phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết quả và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Bài toán nghiên cứu biến trình ngày đêm của mưa đã được nhiều tác giả trên
thế giới đề cập, đặc biệt trong những năm gần đây. Sau đây là một số công trình tiêu
biểu:
Guixing Chan, và cộng sự (2008), đã sử dụng số liệu vệ tinh kết hợp với các
mô hình để nghiên cứu sự biến đổi theo không gian của chu trình mưa ngày đêm và
mùa của lượng mưa trên khu vực đông nam Trung Quốc (SEC). Kết quả cho thấy
phân bố không gian của các chu trình ngày đêm đối với SEC có tính dao động mùa
mạnh và có sự khác biệt rõ ràng giữa các khu vực. Biên độ dao động ngày đêm của
lượng mưa khá nhỏ vào mùa xuân nhưng đầu mùa hè biên độ dao động này lớn hơn
nhiều so với mùa xuân. Trong khu vực SEC lượng mưa buổi sáng chiếm phần lớn
tổng lượng mưa trong ngày, đặc biệt là các thung lũng, vùng đồng bằng và các khu
vực xa bờ. Nghiên cứu chỉ ra tần suất xuất hiện mưa cao vào buổi sáng ở miền Tây
SEC. Nhưng phía Đông SEC lượng mưa buổi sáng tương đương với lượng mưa
buổi chiều. Ngược lại, phân bố không gian của các chu trình ngày đêm của lượng
mưa vào mùa hè chủ yếu phụ thuộc vào địa hình. Buổi sáng (chiều) mưa chủ yếu
xảy ra ở các vùng thung lũng, lưu vực sông và đại dương. Lượng mưa đạt cực đại
vào buổi chiều trở thành đặc điểm nổi bật ở miền Nam Trung Quốc. Về mùa hè
mưa xảy ra rải rác vào buổi sáng ở miền Trung Trung Quốc, điều này có thể liên

quan đến sự dịch chuyển về phía bắc của dải mưa mùa hè.
Theo Tianjun Zhou (2009), lượng mưa trong mùa hè phía Đông Trung Quốc
có biến trình ngày rõ rệt. Mưa đạt cực đại vào nửa đêm ở phía đông cao nguyên Tây
Tạng và giữa phía trên thung lũng sông Dương Tử là rất rõ. Phía Nam đất liền
Trung Quốc và phía Đông Bắc Trung Quốc có lượng mưa đạt lớn nhất vào chiều
muộn. Chu trình ngày đêm của lượng mưa mùa hè tại khu vực Trung Đông Trung
Quốc giữa sông Dương Tử và thung lũng sông Hoàng Hà được đặc trưng bởi hai

3


đỉnh có thể so sánh được, một là vào buổi sáng sớm, một vào cuối chiều. Các pha
ngày đêm của giáng thuỷ mùa hè phía Đông Trung Quốc được xác định cụ thể bởi
thời gian của các trận mưa. Những trận mưa kéo dài trong 1-3 giờ thường thể hiện
cực đại xung quanh chiều tối, trong khi những trận mưa kéo dài hơn 6 giờ thường
xảy ra trong thời gian từ giữa đêm đến trưa và đạt cực đại lúc gần sáng sớm. Trong
khi biến đổi theo mùa của pha ngày đêm là nhỏ ở phía Tây nam Trung Quốc, đỉnh
mưa ở miền Đông nam Trung Quốc dịch chuyển rõ rệt từ chiều muộn trong mùa
nóng sang sáng sớm trong mùa lạnh, thể hiện sự biến đổi mạnh mẽ theo mùa. Khả
năng phát triển mây khác nhau trên hai khu vực có thể là nguyên nhân đóng góp vào
sự khác biệt.
Keiko Yamamoto (2007, 2008) đã phân tích chu trình ngày của phản hồi vô
tuyến (PHVT) ra đa của khu vực phía Bắc Thái Lan và phía Bắc Lào bằng việc sử
dụng số liệu ra-đa thời tiết Viên Chăn (từ năm 2007). Thời kỳ phân tích là 5 tháng
từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 8 năm 2008 và sản phẩm CAPPI 3 km được tạo ra
liên tục 7.5 phút một với bán kính 270 km. Kết quả cho thấy, vào tháng 4, thời điểm
trước khi gió mùa hoạt động, PHVT trung bình tháng của khu vực đạt cực đại xung
quanh 17 giờ. Mặt khác, cực đại dao động xung quanh 1 giờ vào tháng 7, tháng mà
biến trình ngày thể hiện rất rõ. Hệ thống mây đối lưu thì di chuyển từ Tây Nam đến
Đông Bắc.

Nghiên cứu của Gang Zhang, và cộng sự (2015) đã cung cấp sự hiểu biết tốt
hơn về chu kỳ ngày đêm của lượng mưa mùa nóng (tháng 6 đến tháng 9) trên khu
vực Tây Phi. Lượng mưa từ hệ thống quan trắc lượng mưa vùng nhiệt đới và các
trường khí quyển từ mô hình động lực trên các vùng được sử dụng để đánh giá giai
đoạn 1998-2013 và phân tích cho năm 2006. Trong cả hai trường hợp nghiên cứu,
hầu hết các vùng của Tây Phi đều có duy nhất lượng mưa đạt đỉnh vào buổi chiều
hoặc ban đêm. Trung bình ở Tây Phi chu kỳ ngày đêm có hai đỉnh, nhưng loại chu
trình ngày đêm này lại không điển hình trên quy mô không gian nhỏ hơn. Hệ thống
mưa thường được tạo ra vào buổi chiều và lan truyền về phía Tây, kéo dài vào ban
đêm. Lượng mưa đêm có liên quan với sự lan truyền về phía Tây của các hệ thống

4


gây mưa và nói chung không ổn định ở địa phương. Lượng mưa đêm xuất hiện
thường xuyên nhất khoảng kinh độ 3-100 kinh vùng hạ lưu các khu vực có đỉnh
điểm mưa vào buổi chiều. Lượng mưa trong chu kỳ ngày đêm có liên chặt chẽ với
thời gian của các trận mưa lớn.
Scott Curtis (2004) đã mô tả sự biến đổi chu trình ngày đêm trong mùa hè ở
miền Nam Mexico, Trung Mĩ và các đại dương lân cận. Ông đã sử dụng bộ dữ liệu
vệ tinh về gió để nghiên cứu yếu tố địa hình tác động đến chu trình mưa. Tác giả
xác định rằng lượng mưa tăng vào buổi tối trên mặt đất trong khi lượng mưa cực đại
ở bờ biển Thái Bình Dương là ban ngày.
Tanaka và cộng sự (2013) đã nghiên cứu sự biến đổi ngày đêm của lượng
mưa tại bốn trạm trong và xung quanh Manaus (03°S, 60°W) bằng cách sử dụng
của nghiên cứu này với dữ liệu mưa giờ từ 2006 đến 2011, với phương pháp tính
toán số liệu của Tanaka và cộng sự (2013) là: Dữ liệu mưa được xử lý chi tiết theo
giờ (HP) thu được tại bốn trạm quanh khu vực Manaus trong giai đoạn 2006-2011
để phân tích. Chuỗi số liệu trong 6 năm nghiên cứu gồm có có 6 × 365 × 24 giờ.
Năm nhuận số liệu ngày 29 tháng 2 không được đưa vào để tính toán, hay nói cách

khác là không dùng số liệu ngày 29-2 để tính trong nghiên cứu này.
Như vậy nếu cho P (i, j, k) là lượng mưa theo giờ thứ i của ngày thứ j của
năm thứ k. HP trung bình cho giờ thứ I dược đưa ra bởi công thức sau:

Trong đó J và K là số ngày và số năm. Tần số mưa (FP), số lượng trận mưa,
giờ thứ I của ngày đưa ra:

Trong đó C(i, j, k) = 1 if P(i, j, k) ≥ 1 mm. Sự kiện mưa C(I,j,k)=0.

5


Tổng trong phương trình 1 và 2 thường quá số ngày trong năm (365) và số
năm dữ liệu (là 6). Nếu trong một ngày cụ thể hoặc trong một tháng cụ thể dữ liệu
bị thiếu, thì không được được tính. Tương tự, trung bình cho một tháng cụ thể trong
năm có thể được xác định. Điều quan trọng cần nhớ là một sự kiện mưa được xác
định là C (i, j, k) = 1 chỉ khi tỷ lệ mưa lớn hơn hoặc bằng 1 mm/h.
Nghiên cứu chỉ ra các biến thiên mưa trong quy mô lớn cũng như quy mô
nhỏ rất quan trọng đối với sự thay đổi lượng mưa trong lưu vực. Gió mậu dịch ổn
định mang lại độ ẩm cho lục địa Nam Mỹ từ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Chu kỳ theo mùa trong vận chuyển độ ẩm xác định mùa mưa và ít mưa (hoặc mùa
khô). Đối lưu có tổ chức và quy mô nhỏ là nguyên nhân cho các trận mưa trong lưu
vực sông Amazon. Các hiệu ứng địa phương như gió brizơ sông điều khiển chu kỳ
ngày đêm của các trạm gần sông hơn.
Nghiên cứu chỉ ra sự biến đổi lượng mưa tại bốn trạm trong và xung quanh
Manaus ở trung tâm lưu vực sông Amazon được nghiên cứu với các quan trắc hàng
giờ trong khoảng thời gian 6 năm cho phép phân tích hợp lý để tìm ra sự khác biệt
giữa mùa mưa và mùa khô, cũng như sự khác biệt giữa rừng và khu đô thị. Tần suất
các trận mưa của trạm rừng và trạm đô thị khác nhau, chủ yếu là do độ ẩm cao hơn
trong rừng do thoát hơi nước. Lượng mưa ban ngày thường xuyên hơn lượng mưa

vào ban đêm. Các trạm rừng có lượng mưa thường xuyên hơn các trạm thành phố.
Số giờ mưa phổ biến tại các trạm rừng (12 – 16h địa phương) khác với các trạm
thành phố (10 – 14h địa phương) nằm gần các con sông hơn.
Lượng mưa mùa mưa chiếm 80% lượng mưa hàng năm, phù hợp với tần suất
mưa lớn hơn trong mùa này. Hiệu ứng gió brizơ sông - đất liền rất quan trọng đối
với tần suất lớn hơn của các trận mưa vào buổi sáng tại các trạm gần các con sông.
Sự thay đổi hoàn toàn của các trận mưa cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các trạm
rừng và đô thị. Sự thoát hơi nước của thảm thực vật giữ cho độ ẩm cao giúp lượng
mưa thường xuyên hơn và cao hơn trên rừng. Ngay cả ở một khu vực rừng nhiệt đới
có lượng mưa cao hơn, tần suất lớn nhất của các sự kiện là cường độ mưa thấp và
khi cường độ mưa tăng lên, số lượng các sự kiện giảm nhanh chóng. Các kết quả

6


trong nghiên cứu này có giá trị liên quan chặt chẽ đối với khu vực Manaus. Mặc dù
khả năng áp dụng kết quả đối với lưu vực sông Amazon lớn hơn còn hạn chế, nên
đề cập rằng các thành phố dọc theo sông Amazon như Santar cũng có sự tương
phản giữa rừng, thành phố và sông nơi kết quả có thể được sử dụng.
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trong nước đã có những nghiên
cứu bước đầu về hoàn lưu, cơ chế, biến động mùa mưa ở Việt Nam. Nguyễn Đức
Ngữ (2007) đã nghiên cứu tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi trường
kinh tế xã hội ở Việt Nam. Nghiên cứu đã tính toán và chỉ ra các đợt Elnino,
LaNina và tác động của nó đến một số yếu tố khí tượng thủy văn như nhiệt độ,
lượng mưa, hoạt động của bão… cho một khu vực cụ thể ở Việt Nam.
Ngô Đức Thành và Phan Văn Tân (2012) đã sử dụng phương pháp kiểm
nghiệm phi tham số Mann Kendall và phương pháp ước lượng xu thế của Sen để
đánh giá xu thế biến đổi của 7 yếu tố khí tượng cho giai đoạn 1961-2007. Kết quả
cho thấy lượng mưa giảm ở phía Bắc vĩ tuyến 17 và tăng ở phía Nam [3]

Vũ Thanh Hằng và các cộng sự (2009) đã sử dụng số liệu lượng mưa ngày
tại các trạm quan trắc ở bảy vùng khí hậu Việt Nam thời kỳ từ năm 1961 đến 2007
để xác định xu thế biến đổi của lượng mưa ngày cực đại. Kết quả phân tích cho
thấy, trong thời kỳ từ năm 1961 đến 2007, hầu hết trên khắp cả nước đều thể hiện
xu thế tăng lên của lượng mưa ngày cực đại ngoại trừ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đặc
biệt tăng mạnh trong những năm gần đây. Sự biến đổi đó cũng có những khác biệt
giữa các thời đoạn, trong những thời đoạn ngắn xu thế tăng/giảm là không đồng
nhất giữa các vùng khí hậu [1].
Nói chung, ở Việt nam chưa có công trình nghiên cứu nào đã công bố đề cập
đến biến trình ngày đêm của mưa ngoại trừ một vài khóa luận tốt nghiệp đại học
ngành khí tượng của sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội. Vì vậy có thể nói luận văn này là công trình đầu tiên ở Việt Nam đề cập
đến vấn đề này.

7


CHƢƠNG 2: SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguồn số liệu
Số liệu được sử dụng trong luận văn là tập số liệu mưa giờ được khai thác từ
17 trạm khí tượng trên khu vực Tây Nguyên. Danh sách trạm và thông tin về các
chuỗi số liệu được trình bày trong bảng 2.1.Trong số 17 trạm có các trạm cấp 1 là:
Pleiku, Buôn Mê Thuột, Đăk Nông, Đà Lạt, còn lại là các trạm cấp 2 (An Khê,
AYunPa, Yaly, Đăk Tô, Kon Tum, Eahleo, Buôn Hồ, Lăk, Ma Đrăk, Đăk Min, Liên
Khương là trạm cấp 2.
Thiết bị đo lượng mưa giờ được đo giờ là Vũ lượng ký Xiphong (do Liên Xô
sản xuất) và SL1 – SL3 do Trung Quốc sản xuất. Độ chính xác của thiết bị đo
0.1mm. Kết quả quan trắc là các giản đồ được thiết bị ghi lại theo thời gian. Các trị
số ghi trên giản đồ được qui toán và đọc số liệu chính xác đến 0.1mm.
Bảng 2.1. Danh sách trạm và độ dài chuỗi số liệu

TT

Tên trạm

Kinh độ

Vĩ độ

Thời gian
quan trắc

Tổng số năm

1

ĐắcTô

107.50

14.39

1990-2017

27

2

KonTum

108.00


14.21

1991-2017

26

3

Yaly

107.45

14.12

2002-2017

15

4

Pleiku

108.01

13.58

1980-2017

37


5

AnKhê

108.39

13.57

1981-2017

36

6

Ayunpa

108.27

13.23

1980-2017

37

7

EaHleo

108.12


13.13

2002-2017

15

8

BuônHồ

108.16

12.55

1982-2017

35

9

BMT

108.03

12.40

1980-2017

37


10

EaKmat

108.08

12.41

1997-2017

20

11

Lắk

108.12

12.22

1991-20017

26

8


12


M'Đrắc

108.45

12.44

1980-2017

37

13

ĐắkMil

107.37

12.27

1992-2017

25

14

ĐắkNông

107.41

12.00


1980-2017

37

15

ĐàLạt

108.27

11.57

1980-2017

37

16

LiênKhương

108.25

11.44

2008-2017

9

17


BảoLộc

107.49

11.32

1980-2017

37

2.2 Phƣơng pháp xử lý, tính toán
2.2.1 Xử lý số liệu
Trên cơ sở công cụ thống kê, các đặc trưng về mưa nói chung và chu trình
mưa nói riêng trên khu vực Tây Nguyên sẽ được xử lý, tính toán, phân tích.
Một giờ (trong ngày) được xem là có mưa nếu lượng mưa đo được trong giờ
đó ít nhất bằng 0.1mm. Những trường hợp không mưa hoặc có mưa nhưng lượng
mưa đo được dưới 0.1mm (thực tế là không đo được với độ chính xác của thiết bị)
thì lượng mưa được gán mưa bằng 0, coi như không có mưa. Số liệu bị mất (không
thực hiện quan trắc) thì không được bổ khuyết. Tóm lại kết quả tính toán trong luận
văn đều dựa trên bộ số liệu có thực.
2.2.2 Phƣơng pháp tính toán
Các đặc trưng của mưa được xử lý theo từng giờ, từng ngày, từng tháng
trong năm, nghĩa là các đặc trưng được xem là hàm của thời gian trong ngày, các
tháng trong năm và tại các trạm.
Các đặc trưng được tính toán gồm:
- Trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (Dx) của lượng mưa giờ tính cho
những trường hợp có mưa (tức là dung lượng mẫu là tổng số trường hợp có mưa
với lượng mưa đo được =>0.1mm).
- Lượng mưa giờ cực đại là trị số lớn nhất của chuỗi lượng mưa ứng với từng
giờ, tháng, năm tại trạm.


9


- Tần suất có mưa (tại giờ nào đó trong ngày) được xác định bằng tỉ số
trường hợp có mưa trên tổng số trường hợp có số liệu quan trắc. Đại lượng này đặc
trưng cho xác suất xuất hiện mưa tại từng giờ trong ngày của các tháng và tại các
trạm.
- Tần suất thời điểm bắt đầu một trận mưa là tần suất mà tại thời điểm (giờ
trong ngày) đó mưa bắt đầu xảy ra mà trước đó không có mưa.
- Tần suất kết thúc một trận mưa là tần suất mà tại thời điểm đó mưa chấm
dứt, (tức là giờ tiếp theo không có mưa).
- Vì trong quá trình xử lý các chuỗi số liệu được tách thành từng tháng được
xem là một quan trắc nên “thời điểm bắt đầu mưa” sẽ không được tính cho giờ đầu
tiên (1 giờ sáng), và “thời điểm kết thúc mưa” sẽ không được tính cho giờ cuối cùng
của ngày (12 giờ đến) hay giờ thứ 24).
Các công thức tính toán các đặc trưng được trình bày như sau:
1. Trung bình mưa của giờ thứ t của tháng m tại trạm St được tính bởi:
Mean (St, m, t) =

1
𝑁

𝑦𝑟2
𝑦=𝑦𝑟1

𝑁𝑑𝑎𝑦
𝑑=1

𝑅(𝑆𝑡, 𝑦, 𝑚, 𝑡)


(1)

Trong đó: N= (yr2 –yr1 + 1) × Nday
yr1, yr2 là năm bắt đầu và kết thúc có từ số liệu
Nday số ngày trong tháng
Mean là trung bình
St: trạm; m: tháng; t: giờ
2. Độ lệch chuẩn (Dx) của lượng mưa giờ tính cho những trường hợp có
mưa
Dx (St, m, t) =

1
𝑁

𝑦𝑟2
𝑦=𝑦𝑟1

𝑁𝑑𝑎𝑦
𝑑=1

𝑅(𝑆𝑡, 𝑦, 𝑚, 𝑑, 𝑡) − 𝑀𝑒𝑎𝑛(St, m, t) (2)

10


3. Lượng mưa giờ lớn nhất của chuỗi lượng mưa ứng với từng giờ, tháng,
năm tại trạm được tính bởi:
Max = Max (R(St, y, m, d, t))


(3)

Trong đó: R là lượng mưa giờ lớn nhất
St: Trạm cần tính lượng mưa giờ lớn nhất
Y: Năm; m: tháng; d: ngày; t: giờ
4. Tần suất mưa (Rreq) vào giờ thứ t trong ngày của tháng m của trạm St
được tính bởi:
Rreq (St, m, t) =

𝑆ố 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 ℎợ𝑝 𝑐ó 𝑚ư𝑎 𝑅(St ,m ,t)≥0.1
𝑠ố 𝑛𝑔 à𝑦 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑟ắ𝑐

(4)

Trong đó: 𝑅 𝑆𝑡, 𝑚, 𝑡 ≥ 0.1
5. Tần suất bắt đầu các sự kiện mưa từng giờ trong ngày (bắt đầu có mưa)
Start : Tần suất thời điểm bắt đầu một trận mưa mưa là tần suất mà tại thời
điểm (giờ trong ngày) đó mưa bắt đầu xảy ra mà trước đó không có mưa.
- Vì trong quá trình xử lý các chuỗi số liệu được tách thành từng tháng được
xem là một quan trắc nên “thời điểm bắt đầu mưa” sẽ không được tính cho giờ đầu
tiên (1 giờ sáng), như vậy Start – Freg: được tính từ 2h đến 24h
Start (St, m, t) =

1
𝑁

𝑦𝑟2
𝑦=𝑦𝑟1

𝑁𝑑𝑎𝑦

𝑑=1

𝑆𝑡𝑎𝑟𝑡 𝑆𝑡, 𝑦, 𝑚, 𝑡 ∗ 100%

(5)

Lưu ý rằng thời gian bắt đầu có mưa một trận mưa được định nghĩa là ít nhất
có 2 giờ mưa liên tục có lượng nhỏ nhất ≥ 0.1
6. Tần suất kết thúc một sự kiện mưa từng giờ trong ngày được ký hiệu End
(kết thúc một trận mưa)
- Tần suất kết thúc một trận mưa là tần suất mà tại thời điểm đó mưa chấm
dứt, (tức là giờ tiếp theo không có mưa).

11


- Vì trong quá trình xử lý các chuỗi số liệu được tách thành từng tháng được
xem là một quan trắc nên “thời điểm kết thúc mưa” sẽ không được tính cho giờ cuối
cùng của ngày (giờ thứ 24), như vậy End – Freg: được tính từ 02 giờ 23 giờ.

End (St, m, t) =

1
𝑁

𝑦𝑟2
𝑦=𝑦𝑟1

𝑁𝑑𝑎𝑦
𝑑=1


𝐸𝑛𝑑 𝑆𝑡, 𝑦, 𝑚, 𝑡 ∗ 100%

Thời gian được tính bắt đầu kết thúc một trận mưa được định nghĩa là ít nhất
có 2 giờ liên tục không có mưa.

12


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm chế độ mƣa ở Tây Nguyên
Trên cơ sở bộ quan trắc số liệu quan trắc mưa giờ từ 17 trạm của khu vực
Tây Nguyên một số đặc trưng khí hậu đã được tính toán tổng hợp như trong bảng
3.1 từ đó có thể thấy lượng mưa năm trên khu vực Tây Nguyên là khá lớn, phổ biến
từ 1700- 3000mm. Có thể nhận thấy rằng phân bố trên Tây Nguyên phân hóa thành
4 vùng khá rõ, sau đây sẽ được phân tích chi tiết hơn cho từng vùng.
3.1.1 Vùng Bắc Tây Nguyên
Lượng mưa năm khu vực Bắc Tây Nguyên dao động từ 1793.0mm –
2310.6mm; Mùa mưa kéo dài 6 tháng có lượng ≥ 100mm (từ tháng V- X), các
tháng mùa khô từ (XI- IV) năm sau; Tổng lượng mưa mùa mưa từ 1656.4mm 12009.8mm, tỷ trọng lượng mưa mùa mưa chiếm 88.4% - 90.8%, tháng có lượng
mưa lớn nhất là tháng VIII lượng đạt 474.1mm, chiếm tỷ trọng 23% lượng mưa
năm. Tổng lượng mưa toàn mùa khô chỉ khoảng 213.8mm – 216.9mm, kéo dài
trong 6 tháng, chiếm tỷ trọng từ 9.2-11.6% năm.
3.1.2 Vùng Đông Tây Nguyên
Độ cao điạ hình vùng cao nguyên có độ cao 750m trở lên đến 2000m. Tổng
lượng mưa năm phân bố không đều. Mùa mưa kéo dài trong 7- 8 tháng bắt đầu từ
khoảng tháng IV đến tháng XII, với tổng lượng mưa mùa mưa 1168.4- 1923.5mm,
chiếm 90.4- 92.6% tỷ trọng lượng mưa năm. Từ khoảng tháng I đến tháng III năm
sau là các tháng mùa khô với tổng lượng mưa từ 106.6- 205.0mm, lượng mưa thấp
chiếm 7.1- 9.6% tỷ trọng lượng mưa năm.

3.1.2 Vùng giƣã Tây Nguyên
Vùng khí hậu này chiếm phần lớn diện tić h Tây Nguyên chủ yếu phần diện
tích có độ cao địa hình < 750m và xen kẽ một ít khu vực núi cao > 750m. Đặc trưng
lượng mưa từ 1554.7- 1991.0mm, mùa mưa kéo dài trong 6 - 7 tháng bắt đầu từ
khoảng tháng V đến tháng XI, với tổng lượng mưa mùa mưa 1405.0- 1846.3mm,

13


chiếm 86.7- 93.7% tỷ trọng lượng mưa năm. Từ khoảng tháng X đến tháng IV năm
sau là các tháng mùa khô với tổng lượng mưa từ 140.9- 156.7mm, lượng mưa thấp
chiếm 7.3- 9.6% tỷ trọng lượng mưa năm.
3.1.3 Vùng Nam Tây Nguyên
Bao gồm toàn bộ diện tić h phía Nam Tây Nguyên, mùa mưa kéo dài trong 89 tháng bắt đầu từ khoảng tháng III đến tháng XI, với tổng lượng mưa mùa mưa
1423.2- 2757.7mm, chiếm 88.2- 93.4% tỷ trọng lượng mưa năm. Từ khoảng tháng
XII đến tháng III năm sau là các tháng mùa khô với tổng lượng mưa từ 134.3189.8mm, lượng mưa thấp chiếm 6.1-11.8% tỷ trọng lượng mưa năm.
Nhìn chung lượng mưa khu vực Tây Nguyên phân bố rất không đồng đều
giữa các khu vực và ngay trong một vùng nhỏ , lượng mưa cũng phụ thuộc chặt chẽ
điều kiện điạ lý ngoài ra còn theo điạ hình . Lượng mưa lớn thường tập trung ở các
khu vực Đắk Nông, Bảo Lộc; lượng mưa thấp hơn thường tập trung phiá Đông Tây
Nguyên Tây Nguyên; Ayunpa, An Khê.
Bảng 3.1. Tổng lƣợng mƣa trung bình nhiều năm và tỉ trọng

ĐắcTô

2.4

6.7

44.9


94.6

213.6

274.6

320.6

403.4

285.2

159.1

58.4

10.0

1873.3

Tỉ trọng
% mùa
mưa
88.4

KonTum

1.0


7.2

40.9

95.9

240.1

263.4

315.3

343.3

309.3

185.7

62.1

8.4

1872.6

88.5

Yaly

0.7


7.0

40.4

91.5

217.9

228.8

322.2

344.0

310.4

163.4

59.2

7.6

1793.0

88.5

Pleiku

3.1


5.3

27.5

88.9

232.7

338.0

384.7

474.1

365.8

214.4

68.3

10.7

2213.6

90.8

Tên trạm

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12


Tổng
năm

AnKhê

24.3

10.8

20.1

60.8

147.1

113.6

127.3

141.1

203.0

333.8

323.4

135.0

1640.3


92.9

Ayunpa

2.2

3.7

13.7

58.6

163.0

131.7

128.3

159.0

220.0

215.3

151.2

28.3

1275.0


91.6

EaHleo

2.9

1.2

19.1

97.3

241.6

232.7

307.4

352.0

393.0

190.6

129.0

24.3

1991.0


92.7

BuônHồ

6.4

5.9

18.7

85.0

192.3

203.5

188.7

253.3

263.1

189.3

114.8

33.7

1554.7


90.4

BMT

4.5

3.7

29.9

89.7

244.5

255.0

253.9

312.2

326.2

218.7

96.2

22.4

1857.0


86.7

EaKmat

3.7

4.1

26.8

80.7

238.6

266.7

251.4

306.6

322.4

204.1

102.4

25.7

1833.1


92.3

Lắk

2.3

2.8

19.7

79.2

231.5

285.8

290.6

356.9

320.4

236.1

112.6

29.7

1967.7


93.2

M'Đrắc

55.4

25.1

33.7

90.9

188.2

114.4

119.5

131.5

220.8

379.2

497.5

272.4

2128.5


90.4

ĐắkMil

3.5

6.8

42.2

151.9

246.2

228.7

234.8

255.3

285.5

234.7

94.1

20.5

1804.2


90.7

ĐắkNông

16.9

36.0

101.0

171.5

275.3

322.9

394.8

442.4

407.3

255.8

81.3

20.4

2525.6


93.9

ĐàLạt

8.7

20.6

72.2

175.9

213.3

205.0

228.7

243.7

281.9

246.6

103.0

32.8

1832.5


92.7

LiênKhương

4.6

12.9

50.5

133.8

218.1

183.6

187.6

183.6

270.6

245.9

92.4

29.4

1613.0


88.2

BảoLộc

56.9

58.4

126.4

225.3

255.0

330.3

394.7

479.2

400.6

356.6

189.6

79.9

2952.8


93.4

14


Từ Bảng 3.1 có thể thấy mùa mưa khu vực Tây Nguyên kéo dài phổ biến
khoảng 6 tháng bắt đầu từ khoảng tháng V- X hàng năm ; thời gian còn lại từ XI
đến IV năm sau là mùa khô . Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm điạ hình của mỗi vùng
thì mùa mưa lại có những khác biệt đáng kể : Các khu vực núi thấp và thung lũng
thấp (An khê, Ayunpa, Madrăk) mùa mưa kéo dài 7 tháng bắt đầu từ tháng V
nhưng kết thúc chậm hơn một tháng khoảng tháng XII ; Vùng Tây Nam (Đăk Nông,
Bảo Lộc) mùa mưa kéo dài 8, có khi đến 9 tháng bắt đầu sớm hơn ở cuối tháng III
hoặc đầu tháng IV và kết thúc trong tháng X hoặc tháng XI.
Thời gian mưa lớn tập trung chủ yếu trong các tháng từ VII - IX, tháng có
lượng mưa lớn nhất là tháng VIII . Điều này phù hợp với sự phân bố mưa khu vực
nửa phiá Tây Cao Nguyên . Những vùng thung lũng phiá Đ ông thời kỳ mưa lớn đã
bị chậm đi từ một đến hai tháng và tháng mưa lớn n

hất cũng đã dich
̣ về khoảng

tháng IX- X hàng năm.
Phân bố không gian của lượng mưa khu vực Tây Nguyên có sự phân hóa rất
rõ theo điạ hình, sự khác biệt giữa phía Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn.
3.2 Chu trình ngày đêm của lƣợng mƣa trung bình giờ, lƣợng mƣa giờ
lớn nhất và độ lệch chuẩn trên khu vực Tây Nguyên
3.2.1 Khu vực phía Bắc Tây Nguyên
Khu vực phía Bắc Tây Nguyên gồm các trạm Đăk Tô, Kon Tum, Pleiku,
Ialy. Diễn biến theo mùa của lượng mưa trong khu vực phía Bắc Tây Nguyên, tiến

hành tính toán biểu diễn sự biến đổi một ngày đêm. Hình 3.1 cho thấy trong các
tháng XI, XII lượng mưa trung bình giờ thường dưới 2mm và có biến thiên nhỏ của
lượng mưa trung bình giữa các giờ có lượng mưa. Điều này chỉ ra rằng các trận mưa
hầu như có cùng cường độ vào tất cả các giờ trong ngày. Tuy nhiên cần quan tâm
vào 8 giờ đối với trạm Yaly nếu có mưa thì có lượng mưa lớn hơn các trạm khác
với lượng mưa khoảng 3.5-5mm/giờ. Ngoài ra các trận mưa vào cuối giờ chiều
trong các tháng I, II, III và IV luôn có xu hướng mạnh hơn. Lượng mưa lớn nhất tập
trung vào lúc 17 giờ, nửa đêm và sáng sớm với biến thiên từ 5 – 15mm, sau thời

15


gian 19 giờ đến 14 giờ hôm sau lượng mưa trung bình giờ rất nhỏ dưới 1mm. Trạm
Ialy, gần hồ hơn so với tất cả các trạm khác, có lượng mưa giờ trung bình lớn hơn
trong thời gian đêm muộn và sáng sớm (24-2giờ) so với ba trạm khác. Sự khác biệt
giữa các biến đổi một ngày đêm tại trạm Ialy có thể quy cho một phần là do trạm
gần hồ thủy điện.
Như vậy lượng mưa tập trung nhiều nhất trong khoảng 15-19 giờ, nói chung
các giờ ban ngày 6-14 giờ, ban đêm 19-5 giờ lượng mưa ít hơn. Mưa xảy ra vào
khoảng thời gian từ sau 19giờ -13 giờ hôm sau là thấp nhất, lượng mưa cao nhất vào
khoảng 17-18 giờ.
Điều cần quan tâm ở đây là vào các giờ chiều tối lúc 19 giờ, nửa đêm 23-24
giờ và đầu giờ sáng trong các tháng I,II,III nếu có mưa cường độ mưa thường có
lượng mưa khá lớn ở tất cả các trạm.

16


×