Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá và hoàn thiện công nghệ xử lý nước thải tại một số cơ sở giam giữ nhằm áp dụng xây dựng mới trạm xử lý nước thải cho một trại tạm giam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LÊ VĂN HẢI

ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẠI
MỘT SỐ CƠ SỞ GIAM GIỮ NHẰM ÁP DỤNG XÂY DỰNG MỚI TRẠM
XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHO MỘT TRẠI TẠM GIAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LÊ VĂN HẢI

ĐÁNH GIÁ VÀ HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẠI
MỘT SỐ CƠ SỞ GIAM GIỮ NHẰM ÁP DỤNG XÂY DỰNG MỚI TRẠM
XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHO MỘT TRẠI TẠM GIAM
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 8520320.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN QUY

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ vô cùng tận tình của gia đình, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và các cơ
sở liên quan.
Trước hết tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Văn Quy đã tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi trường – Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và bộ môn Công
nghệ Môi trường nói riêng đã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết
trong suốt khóa học.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ, tạo
điều kiện từ cơ quan nơi tôi công tác và từ các cơ sở giam giữ của Công an các tỉnh
Điện Biên, thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về sự
chia sẻ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận
văn của mình!

Hà Nội, Ngày

Tháng
Học viên

Lê Văn Hải

Năm 2019


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 3

1.1. Tổng quan về nƣớc thải sinh hoạt .................................................................. 3
1.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải sinh hoạt..................................................................................... 3
1.1.2. Khả năng gây ô nhiễm môi trường của nước thải sinh hoạt................................................. 3
1.2. Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải sinh hoạt .................................................. 5
1.2.1. Phương pháp cơ học......................................................................................................................... 5
1.2.2. Phương pháp xử lý hóa lý ............................................................................................................... 7
1.2.3. Phương pháp xử lý sinh học............................................................................................................. 7
1.3. Tổng quan về nƣớc thải sinh hoạt từ các CSGG thuộc ngành Công an .... 11
1.4. Tổng quan về phân tích, đánh giá công nghệ môi trƣờng........................... 16
1.4.1. Tổng quan chung về đánh giá công nghệ môi trường .........................................................16
1.4.2. Hiện trạng đánh giá công nghệ môi trường trên Thế giới và ở Việt Nam......................17
1.5. Tổng quan điều kiện tự nhiên các khu vực thuộc phạm vi nghiên cứu ..... 24
1.5.1. Điều kiện tự nhiên khu vực Trại tạm giam thuộc Công an thành phố Đà Nẵng ........24
1.5.2. Điều kiện tự nhiên khu vực Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Điện Biên...................26
1.5.3. Điều kiện tự nhiên khu vực Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế .....27
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 29
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 29
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 29
2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu, tài liệu thứ cấp................................................29
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa..................................................................................29


2.2.3. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu .............................................................29
2.2.4. Phương pháp so sánh, đánh giá và tổng hợp ..........................................................................31
2.2.5. Phương pháp tính toán ..................................................................................................................31
2.2.6. Phương pháp phân tích đánh giá công nghệ ..........................................................................31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 35
3.1. Nguồn phát sinh và lƣu lƣợng nƣớc thải tại 02 Trại tạm giam ...................... 35
3.1.1. Trại tạm giam thuộc Công an thành phố Đà Nẵng ..............................................................35
3.1.2. Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Điện Biên.........................................................................36

3.2. Công nghệ xử lý của hệ thống xử lý nƣớc thải tại 02 CSGG ........................... 38
3.3. Đánh giá công nghệ của 02 hệ thống xử lý nƣớc thải tại 02 cơ sở giam giữ..... 44
3.3.1. Đánh giá công nghệ tại Trại tạm giam thuộc CATP Đà Nẵng…………………….44
3.3.2. Đánh giá công nghệ tại Trại tạm giam thuộc CA tỉnh Điện Biên............50
3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khi áp dụng CNXL cho hệ thống
XLNT tại Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế ......................... 56
3.4.1. Hiện trạng nước thải tại Trại tạm giam của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế .56
3.4.2. Đặc tính nước thải tại Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế ................57
3.4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khi áp dụng công nghệ xử lý.........59
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..……64
PHỤ LỤC………………………………………………………………… …………66


DANH MỤC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 1.1. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

4

2


Bảng 1.2. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

5

3

Bảng 1.3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

5

4

Bảng 1.4. Lợi ích từ việc đánh giá công nghệ môi trường

17

Bảng 1.5. Hệ thống các tiêu chí đánh giá và thang điểm đánh giá sự
5

phù hợp của công nghệ xử lý nước thải (Theo Tổng cục môi trường-Sổ
tay tài liệu kỹ thuật)

19

6

Bảng 1.6. Điều kiện áp dụng đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý

24


7

Bảng 2.1. Một số các phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất
lượng môi trường nước

30

8

Bảng 3.1. Bảng chấm điểm tính phù hợp công nghệ xử lý nước thải
của Trại tạm giam của Công an thành phố Đà Nẵng

45

9

Bảng 3.2. Đánh giá tính phù hợp của công nghệ áp dụng

50

10

Bảng 3.3. Bảng chấm điểm tính phù hợp công nghệ xử lý nước thải
của Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Điện Biên

51

11

Bảng 3.4. Đánh giá tính phù hợp của công nghệ áp dụng


56

12

Bảng 3.5. Một số các chỉ tiêu nước thải tại Trại tạm giam thuộc Công
an tỉnh Thừa Thiên - Huế

57

13

Bảng 3.6. Bảng tổng hợp điểm đánh giá

59


DANH MỤC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

1

Hình 1.1: Dạng dẫn thải trực tiếp nước thải vào hệ thống cống thải chung

13


2

Hình 1.2: Dạng dẫn thải trực tiếp nước thải vào hệ thống cống thải
chung trong đó nước tắm giặt đổ chung vào khu vực bể phốt

13

3

Hình 3.1. Trại tạm giam thuộc Công an thành phố Đà Nẵng trên ảnh vệ tinh

35

4

Hình 3.2. Trại tạm giam thuộc Công an tỉnh Điện Biên trên ảnh vệ tinh

37

Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ XLNT tại các CSGG tại Đà Nẵng và Điện Biên

39

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD


Nhu cầu ôxy sinh hóa

COD
CATP

Nhu cầu ôxy hóa học
Công an thành phố

CBCS
CSGG

Cán bộ, chiến sỹ
Cơ sở giam giữ

DO

Ôxy hòa tan

NTSH

Nước thải sinh hoạt

TG

Trại giam

TGD
TTG


Trại giáo dưỡng
Trại tạm giam

SS
VSATTP
VSV
XLNT

Chất rắn lơ lửng
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Vi sinh vật
Xử lý nước thải


MỞ ĐẦU
Cho đến thời điểm hiện tại, Bộ Công an đang quản lý 70 Trại tạm giam
(TTG) và 673 nhà tạm giữ, các cơ sở giam giữ (CSGG) này phân bố tại 63 tỉnh,
thành phố thuộc 8 khu vực trong cả nước theo phân vùng địa lý (Tây Bắc, Đông
Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Bắc trung bộ, Nam trung bộ, Tây Nguyên, Đông nam bộ,
Tây nam bộ). Trong những năm qua, công tác xây dựng ở các Trại tạm giam, nhà
tạm giữ thuộc Bộ Công an đang từng bước được cải thiện hơn. Hệ thống các
CSGG phát triển theo các giai đoạn khác nhau và từng giai đoạn đã có những cải
tiến phù hợp với những điều kiện mới. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống các
CSGG này vẫn chưa có tiêu chuẩn chính thức nào được ban hành đề cập một cách
cụ thể về thiết kế xây dựng, bảo vệ môi trường, hơn nữa việc tận dụng các cơ sở
cũ từ thời Pháp để cải tạo sử dụng đã không còn phù hợp với thời đại, không đáp
ứng được các tiêu chuẩn về xây dựng và môi trường, song song với đó, việc chăn
nuôi, canh tác trong khuôn viên các CSGG gây ô nhiễm môi trường cả trong và
ngoài khu vực của CSGG, khiến cho tình trạng môi trường tại đa số các CSGG
trên toàn quốc ngày càng trở nên bức xúc. Lưu lượng nước thải của các CSGG

thường không ổn định, lượng nước thải này thay đổi theo quy mô các cơ sở và
thay đổi theo số lượng can phạm nhân tăng giảm bất thường, có những thời điểm
lên đến hàng ngàn người tại một số CSGG trọng điểm. Bên cạnh đó, đặc tính của
NTSH của các CSGG ngoài những đặc của NTSH thông thường thì còn tiềm ẩn
các thành phần nguy hại phát sinh từ nước vệ sinh của các đối tượng mang bệnh y
tế và đặc biệt là các bệnh xã hội.
Nắm bắt được thực trạng đó, Lãnh đạo Bộ Công an đã giao Tổng cục Hậu Cần Kỹ thuật Bộ Công an triển khai các dự án nhằm cải thiện chất lượng môi trường cho
các CSGG với nhiệm vụ trọng tâm là xử lý nước thải(XLNT). Cho đến nay, các dự
án bảo vệ môi trường ngành công an đã được triển khai tại nhiều CSGG trọng yếu
trên toàn quốc. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế chưa cho phép, việc đầu tư chủ yếu
vẫn dồn lực cho các cơ sở trọng điểm và đang có nhu cầu bức thiết trong XLNT với

1


công nghệ xử lý chủ yếu là công nghệ sinh học theo các phương án khác nhau, tùy
theo điều kiện tự nhiên, địa hình mà các đơn vị được giao nhiệm vụ đã chọn các giải
pháp thi công thích hợp nhằm giải quyết vấn đề nước thải của các CSGG.
Công nghệ sinh học là một công nghệ XLNT truyền thống, có nhiều ưu điểm
phù hợp với điều kiện Việt Nam được áp dụng trong XLNT cho các CSGG. Tuy
nhiên việc đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý sau thời gian sử dụng vẫn chưa
được thực sự quan tâm. Việc đánh giá tính phù hơp trong lựa chọn công nghệ đã áp
dụng là cần thiết nhằm chỉ ra được tính phù hợp với điều kiện của từng cơ sở cũng
như chỉ ra được các điểm chưa hợp lý để cải tạo nâng cao hiệu quả xử lý của trạm
XLNT đã xây dựng, đồng thời làm cơ sở dữ liệu tham khảo cho các dự án xây dựng
trạm XLNT tiếp theo.
Vì vậy, việc lựa chọn và thực hiện đề tài luận văn: “Đánh giá và hoàn thiện
công nghệ xử lý nước thải tại một số cơ sở giam giữ nhằm áp dụng xây dựng mới
trạm xử lý nước thải cho một trại tạm giam” là cấp thiết, đáp ứng nhu cầu thực
tiễn đặt ra.

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá được hiện trạng công nghệ của hệ thống
XLNT đang vận hành tại Trạm XLNT của một số CSGG thuộc Bộ Công an, trên cơ
sở đó đề xuất giải pháp khả thi nâng cao hiệu quả của hệ thống XLNT để áp dụng
thực tế cho Trại tạm giam của Công an Thành phố Huế.
Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát, đánh giá thực trạng (về đặc điểm, quy mô, …) các CSGG;
- Nguồn gốc, lưu lượng và đặc tính nước thải các Trại tạm giam khu vực
nghiên cứu;
- Đánh giá công nghệ xử lý của một số hệ thống XLNT đang vận hành tại các
Trại tạm giam;
- Đề xuất giải pháp khả thi nâng cao hiệu quả XLNT cho các hệ thống xử lý
được nghiên cứu để làm cơ sở áp dụng cho hệ thống XLNT sẽ được xây dựng mới
tại Trại tạm giam thuộc Công an Thành phố Huế.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nƣớc thải sinh hoạt
1.1.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt (NTSH) phát sinh từ các hoạt động như: tắm, giặt giũ, tẩy
rữa, vệ sinh cá nhân, ...chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường
học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải của một
khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm hệ thống
thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả
năng cung cấp nước của nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung
tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và
nông thôn, do đó lượng nước thải tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa
thành thị và nông thôn. NTSH ở các trung tâm đô thị thường được thoát bằng hệ
thống thoát nước dẫn ra các sông rạch, còn ở các vùng ngoại thành và nông thôn do

không có hệ thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào
các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm.
Thành phần NTSH gồm 2 loại:
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh;
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất
rửa trôi do vệ sinh sàn nhà.
1.1.2. Khả năng gây ô nhiễm môi trường của nước thải sinh hoạt
NTSH chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả các
thành phần vô cơ, VSV và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong
NTSH dao đông trong khoảng 150 - 450 mg/L theo trọng lượng khô bao gồm các
chất hữu cơ dễ bị phân hủy và các chất hữu cơ khó phân hủy, trong đó các hợp chất
như protein (40 - 50 %); hydratcarbon (40 - 50 %) gồm tinh bột, đường, xenlulo,và
các chất béo (5 - 10 %). Các chất dễ phân hủy như cacbonhydrat, protein chủ yếu
làm suy giảm lượng oxy hòa tan trong nước dẫn đến suy thoái tài nguyên thủy sản
và làm giảm chất lượng nước mặt. Các chất khó phân hủy (Khoảng 20 - 40 % trong
tổng số chất hữu cơ có trong NTSH) gồm nhiều hợp chất hữu cơ tổng hợp. Hầu hết

3


chúng có độc tính với sinh vật và con người. Chúng tồn tại lâu dài trong môi trường
và cơ thể sinh vật gây độc tích lũy, ảnh hưởng nguy hại đến cuộc sống. Chất rắn lơ
lửng hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá
trình quang hợp của tảo, rong, rêu…Chất rắn có khả năng gây trở ngại cho phát
triển thủy sản, cấp nước sinh hoạt nếu chúng có nồng độ cao. Tiêu chuẩn của WHO
đối với nước uống không chấp nhận tổng chất rắn hòa tan (TDS) cao hơn 1200
mg/L.
Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy
sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi
lắng. Các chất rắn được tạo ra trong quá trình xói mòn, phong hóa địa chất hoặc do

nước chảy tràn từ đồng ruộng. Ngoài ra các loại VSV gây bệnh hiện hữu trong nước
thải đưa ra sông góp phần làm cho các bệnh, đặc biệt là các bệnh đường ruột
(thương hàn, tả, lỵ…) gia tăng do lây lan qua đường ăn uống và sinh hoạt.
NTSH chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất
hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các VSV. Trong điều kiện lao
động bình thường, tải lượng chất thải ô nhiễm có trong nước thải phát sinh được thể
hiện trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Khối lƣợng
(g/ngƣời/ngày)
BOD5
45 - 54
COD
72 - 102
TSS
170 - 220
Chất lơ lửng
70 - 145

Dầu mỡ
10 - 30
Tổng Nitơ
6 - 12
Nitơ hữu cơ
2,4 - 4,8
Amoni
3,6 - 7,2
Tổng phốt pho
0,8 - 4
Coliform
106 - 109 (MPN/100mL)
(Nguồn: Rapid Environmental Assessment WHO)
Thông số

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (1993) thì chất ô nhiễm và nồng độ
chất ô nhiễm của NTSH được thể hiện một cách định lượng như trong Bảng 1.2:

4


Bảng 1.2. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT

Chất ô nhiễm

Đơn vị

Giá trị


1

BOD5

mg/L

250

2

COD

mg/L

500

3

SS

mg/L

220

4

Tổng N

mg/L


40

5

Amoni ( NH4+ )

mg/L

20

6

Tổng Coliform

MNP/10 mL

106 - 109

7

Fecalcoliform

MNP/10 mL

105 - 106

8

Trứng giun sán Trứng/10 mL


103

(Nguồn: Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO)
NTSH được xử lý bằng hệ thống các bể tự hoại. Thành phần nước thải trước
và sau khi xử lý bằng bể tự hoại được thể hiện trong Bảng 1.3:
Bảng 1.3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Không xử Qua bể tự
QCVN 14

hoại
2008/BTNMT
0
Nhiệt độ
C
20 - 28
25 - 30
pH
7,0 - 7,6
7,2 - 7,5
5-9

SS
mg/L
220
200
50
TDS
mg/L
600
600
1000
COD
mgO2/L
500
300
BOD5
mgO2/L
250
150
50
NO3mg/L
50
30
50
Coliform
MNP/10 mL 106 - 109
5.000
5.000
( Nguồn: Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO)

Thông số


Đơn vị

1.2. Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải sinh hoạt
1.2.1. Phương pháp cơ học
Xử lý cơ học nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất không tan (rác, cát, nhựa,
dầu mỡ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi...) ra khỏi nước thải, điều hòa lưu lượng và
nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Các công trình XLNT bằng phương pháp
cơ học thông dụng gồm:
- Song chắn và lưới chắn rác:

5


+ Song chắn rác: Song chắn rác thường đặt trước hệ thống XLNT hoặc có thể
đặt tại các miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích
thước lớn như: Nhánh cây, gỗ, lá cây, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác.
Đồng thời bảo vệ các công trình và thiết bị phía sau như bơm, tránh ách tắc đường
ống, mương dẫn;
+ Lưới chắn rác: Lưới chắn rác dùng để khử các chất lơ lửng có kích thước
nhỏ, thu hồi các thành phần quý không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích
thước nhỏ.
- Bể lắng cát : Bể lắng cát nhằm loại bỏ cát, sỏi, đá dăm, các loại xỉ khỏi nước
thải. Trong nước thải, bản thân cát không độc hại nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng
hoạt động của các công trình và thiết bị trong hệ thống như ma sát làm mòn các
thiết bị cơ khí, lắng cặn trong các kênh hoặc ống dẫn, làm giảm thể tích hữu dụng
của các bể xử lý và tăng tần số làm sạch các bể này. Vì vậy trong các trạm xử lý
nhất thiết phải có bể lắng cát và phải tính toán thế nào để cho các hạt cát và các hạt vô
cơ cần giữ lại sẽ lắng xuống còn các chất lơ lửng hữu cơ khác trôi đi.
- Bể điều hòa: Bể điều hòa được dùng để duy trì dòng thải và nồng độ các chất ô

nhiễm vào công trình, làm cho công trình làm việc ổn định, khắc phục những sự cố vận
hành do dao động về nồng độ và lưu lượng của quá trình XLNT gây ra và nâng cao
hiệu suất của quá trình xử lý sinh học. Bể điều hòa có thể được phân theo chức năng
thành 3 loại như: điều hòa lưu lượng; điều hòa nồng độ và điều hòa cả lưu lượng và
nồng độ.
- Bể tách dầu mỡ: Các công trình này thường được ứng dụng khi XLNT công
nghiệp. Nhằm loại bỏ các tạp chất có khối lượng riêng nhỏ hơn nước. Các chất này
sẽ bị bịt kín lỗ hổng giữa các vật liệu lọc trong bể sinh học...và chúng cũng phá hủy
cấu trúc bùn hoạt tính trong bể Aeroten, gây khó khăn trong quá trình lên men cặn.
- Bể lắng: Bể lắng tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo
nguyên tắc trọng lực. Các bể lắng có thể bố trí nối tiếp nhau. Quá trình lắng tốt có thể
loại bỏ đến 90 - 95 % lượng cặn có trong nước thải. Vì vậy, đây là quá trình quan
trọng trong quá trình XLNT, thường bố trí xử lý ban đầu hay sau xử lý sinh học. Để

6


tăng cường quá trình lắng có thể thêm vào chất đông tụ sinh học. Tùy điều kiện, có
thể áp dụng các loại bể lắng khác nhau: lắng ngang; lắng đứng; lắng li tâm…
- Bể lọc: Nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách
cho nước thải đi qua lớp vật liệu lọc. Các loại bể lọc thường được áp dụng như: Lọc
qua vách lọc; lọc với vật liệu lọc dạng hạt; lọc chậm; lọc nhanh; lọc áp lực.
1.2.2. Phương pháp xử lý hóa lý
Trong dây chuyền công nghệ xử lý, công đoạn xử lý hóa lý thường được áp
dụng sau công đoạn xử lý cơ học. Phương pháp hóa lý được sử dụng để loại khỏi
nước thải các hạt lơ lửng phân tán, các chất hữu cơ và vô cơ hòa tan, có nhiều ưu
điểm như:
- Loại được các hợp chất hữu cơ không bị oxy hóa sinh học;
- Không cần theo dõi các hoạt động của VSV;
- Có thể thu hồi các chất khác nhau;

- Hiệu quả xử lý cao và ổn định hơn.
Trong xử lý NTSH, phương pháp đông tụ và keo tụ được sử dụng để làm trong
và khử màu nước thải bằng cách dùng các chất keo tụ (phèn), các chất trợ keo tụ để
liên kết các chất rắn ở dạng lơ lửng và dạng keo có trong nước thải thành những
bông có kích thước lớn hơn.
1.2.3. Phương pháp xử lý sinh học
Công trình xử lý sinh học thường được đặt sau khi nước thải đã được xử lý sơ
bộ qua các công trình cơ học, hóa học, hóa lý.
 Công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên
- Cánh đồng tưới, cánh đồng lọc: Việc XLNT bằng cánh đồng tưới, cánh đồng
lọc dựa trên khả năng giữ các cặn nước ở trên mặt đất, nước thấm qua đất như đi
qua lọc. Nhờ có oxy trong lỗ hổng và mao quản của lớp đất, các VSV hiếu khí hoạt
động phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn, càng xuống sâu lượng oxy càng ít và
quá trình oxy hóa các chất hữu cơ giảm dần. Quá trình oxy hóa nước thải chỉ xảy ra
ở lớp nước mặt sâu 1,5m.

7


Cánh đồng tưới và cánh đồng lọc là những mảnh đất được san phẳng hay tạo
dốc không đáng kể và được ngăn cách tạo thành các ô bằng các bờ đất.
- Hồ sinh học: Đây là phương pháp xử lý đơn giản nhất và đã được áp dụng từ
xưa. Phương pháp này cũng không yêu cầu kỹ thuật cao, vốn đầu tư ít, chi phí hoạt
động thấp, quản lý đơn giản và hiệu quả cũng khá cao. Quy trình được tóm tắt như
sau:
Nước thải → loại bỏ rác, cát, sỏi... → Các ao hồ ổn định → Nước đã xử lý.
+ Hồ hiếu khí: gồm 2 loại: Hồ làm thoáng tự nhiên và hồ làm thoáng nhân tạo.
+ Hồ kị khí: Ao kị khí là loại ao sâu, ít hoặc không có điều kiện hiếu khí.
+ Hồ tùy nghi: Là sự kết hợp hai quá trình song song: phân hủy hiếu khí các
chất hữu cơ hòa tan có đều ở trong nước và phân hủy kị khí (chủ yếu là CH4) cặn

lắng ở vùng lắng.
Ao hồ tùy nghi được chia làm ba vùng: Lớp trên là vùng hiếu khí, vùng
giữa là vùng kị khi tùy tiện và vùng phía đáy sâu là vùng kị khí. Chiều sâu của
hồ khoảng 1 - 1,5 m.
 Các công trình xử lý hiếu khí nhân tạo:
Xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo có thể kể đến hai quá trình cơ
bản: Quá trình xử lý sinh trưởng lơ lủng và xử lý sinh trưởng bám dính.
Các công trình tương thích của quá trình xử lý sinh học hiếu khí như: Aeroten
bùn hoạt tính (VSV lơ lửng), bể thổi khí sinh học tiếp xúc (VSV bám dính), bể lọc
sinh học, tháp lọc sinh học, bể sinh học tiếp xúc quay...
Công trình xử lý sinh học hiếu khí: Quá trình XLNT sử dụng bùn hoạt tính dựa
vào sự hoạt động sống của si sinh vật hiếu khí. Bùn hoạt tính là các bông cặn có mầu
nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải và là nơi cư trú để phát triển của
vô số vi khuẩn và VSV khác. Các VSV đồng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải
thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho sự sống. Trong quá trình phát triển VSV sử
dụng các chất để sinh sản và giải phóng năng lượng nên sinh khối của chúng tăng lên
nhanh. Như vậy các chất hữu cơ có trong nước thải được chuyển hóa thành các chất
vô cơ như H2O, CO2 không độc hại cho môi trường.

8


Quá trình sinh học có thể diễn ra tóm tắt như sau:
Chất hữu cơ + VSV + oxy = NH3 + H2O + Năng lượng + Tế Bào mới
Hay có thể viết:
Chất thải + Bùn hoạt tính + Không khí = Sản phẩm cuối + Bùn hoạt tính dư.
+ Bể Aeroten: Bể Aeroten là công trình bê tông cốt thép hoặc bằng sắt thép,
hình khối chữ nhật hoặc hình tròn. Nước thải chảy qua suốt chiều dài bể và được
sục khí, khuấy đảo nhằm tăng cường oxy hoà tan trong nước, thúc đẩy quá trình
phân huỷ chất hữu cơ của VSV hiếu khí.

+ Bể lọc sinh học: Là công trình được thiết kế nhằm mục đích phân hủy các chất
hữu cơ có trong nước thải nhờ quá trình oxy hóa diễn ra trên bề mặt vật liệu tiếp xúc.
Trong bể chứa đầy vật liệu tiếp xúc, là giá thể cho VSV sống bám. Có 2 dạng:
+ Bể lọc sinh học nhỏ giọt: Là bể lọc sinh học có lớp vật liệu lọc không ngập
nước. Giá trị BOD của nước thải sau khi làm sạch đạt tới 10 ÷ 15mg/L. Với lưu
lượng nước thải không quá 1000 m3/ngày.
+ Bể lọc sinh học cao tải: Lớp vật liệu lọc đặt ngập trong nước. Tải trọng nước
thải tới10 ÷ 30m3/m2ngđ tức là gấp 10 ÷ 30 lần ở bể lọc sinh học nhỏ giọt.
- Đĩa quay sinh học RBC (Rotating biological contactors)
RBC gồm một loại đĩa tròn xếp liền nhau bằng polystyren hay PVC. Những
đĩa này được nhúng chìm trong nước thải và quay từ từ. Trong khi vận hành, sinh
vật tăng trưởng sẽ bám dính vào bề mặt đĩa và hình thành một lớp màng nhày trên
toàn bộ bề mặt ướt của đĩa.
Đĩa quay làm cho sinh khối luôn tiếp xúc với chất hữu cơ trong nước thải và
không khí để hấp thụ oxy, đồng thời tạo sự trao đổi oxy và duy trì sinh khối trong
điều kiện hiếu khí.
- Bể sinh học theo mẻ SBR (Sequence Batch Reactor)
SBR là một bể dạng của bể Aeroten. Khi xây dựng bể SBR nước thải chỉ cần
đi qua song chắn rác, bể lắng cát và tách dầu mỡ nếu cần, rồi nạp thẳng vào bể. Ưu
điểm là khử được các hợp chất Nitơ, phốtpho khi vận hành đúng quy trình hiếu khí,
thiếu khí và yếm khí.

9


Bể SBR hoạt động theo 5 pha: Pha làm đầy (fill); pha phản ứng, thổi khí
(React); pha lắng (settle); pha rút nước (draw) và pha chờ.
 Các công trình xử lý sinh học kị khí:
Phân hủy kị khí (Anaerobic Descomposotion) là quá trình phân hủy chất hữu
cơ thành các chất khí (CH4 và CO2) trong điều kiện không có oxy. Việc chuyển hóa

các axit hữu cơ thành khí mêtan sản sinh ra ít năng lượng. Năng lượng hữu cơ
chuyển hóa thành khí vào khoảng 80 - 90 %.
Hiệu quả xử lý phụ thuộc vào nhiệt độ nước thải, pH, nồng độ MLSS. Nhiệt
độ thích hợp cho phản ứng sinh khí là từ 32 - 35oC.
Ưu điểm nổi bật của quá trình xử lý kị khí là lượng bùn sinh ra rất thấp, vì thế
chi phí cho việc xử lý bùn thấp hợn nhiều so với các quá trình xử lý hiếu khí.
Trong quá trình lên men kị khí, thường có 4 nhóm VSV phân hủy vật chất hữu
cơ nối tiếp nhau:
- Thủy phân: Các VSV thủy phân (Hydrolytic) phân hủy các chất hữu cơ dạng
polyme như các polysaccharide và protein thành các các phức chất đợn giản hoặc
chất hòa tan như amino axit, axit béo.... Kết quả của sự bẻ gãy mạch cacbon chưa
làm giảm COD.
- Axit hóa: Ở giai đoạn này, vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan
thành chất đơn giản như axit beo dễ bay hơi, alcohols các axit lactic, methanol,
CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới, sự hình thành các axit có thể làm PH giảm
xuống 4.0.
- Axetic hóa (acetogenesis): Vi khuẩn axetic chuyển hóa các sản phẩm của
giai đoạn axit hóa thành axetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
- Metan hóa (methanogenesis): Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân
hủy kị khí. Axit acxtic, H2, CO2, axit formic và methanol chuyển hóa thành mêtan,
CO2 và sinh khối.
Bể UASB (Upflow anaerobic Sludge Blanket): Nước thải được đưa trực tiếp
vào phía dưới đáy bể và được phân phối đồng đều, sau đó chảy ngược lên xuyên
qua lớp bùn sinh học dạng hạt nhỏ (bông bùn) và chất hữu cơ bị phân hủy.

10


Các bọt khí mêtan và NH3, H2S nổi lên trên và được thu bằng các chụp thu khí
để dẫn ra khỏi bể. Nước thải tiếp theo đó chuyển đến vùng lắng của bể phân tách 2

pha lỏng và rắn. Sau đó ra khỏi bể, bùn hoạt tính thì hoàn lưu lại vùng lớp bông
bùn. Sự tạo thành bùn hạt và duy trì được nó rất quan trọng khi vận hành UASB.
Thường cho thêm vào bể 150 mg/L Ca2+ để đẩy mạnh sự tạo thành hạt bùn và 5 - 10
mg/L Fe2+ để giảm bớt sự tạo thành các sợi bùn nhở. Để duy trì lớp bông bùn ở
trạng thái lơ lửng, tốc độ dòng chảy thường lấy khoảng 0,6 - 0,9 m/h.
Hiện nay, nước thải tại các cơ sở gia giữ phần lớn đều chưa được xử lý đã thải
ra nguồn tiếp nhận gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe
con người. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật phù hợp để XLNT sinh hoạt
tại các CSGG là việc làm cần thiết nhằm loại bỏ các tác động tiêu cực đó.
1.3. Tổng quan về nƣớc thải sinh hoạt từ các CSGG thuộc ngành Công an
Nước thải phát sinh từ các CSGG thuộc ngành Công an có tính đặc thù không
cao, dòng thải này mang đầy đủ đặc tính như NTSH từ các cơ sở bình thường, tuy
có sự khác biệt về nồng độ và thành phần nhưng không quá lớn.
NTSH trong khu vực các CSGG có từ rất nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn
thải chủ yếu bao gồm:
- Nước thải từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày (tắm giặt. . .);
- Nước thải từ hệ thống nhà ăn;
- Nước thải từ các khu vực bể phốt, các công trình vệ sinh.
Đối với loại nước thải từ khu vực nhà tắm, giặt là có chứa nhiều thành phần
của xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa... Đây là các hợp chất gây tác động xấu đến môi
trường, chất lượng nước và hoạt động của VSV.
Qua các số liệu điều tra cho thấy: 100% các TG (Trại giam), TTG (Trại tạm
giữ), TGD (Trại giáo dưỡng) đều có nhiều nguồn thải khác nhau thải vào nguồn
nước thải chung và hầu hết các nguồn nước thải đều được thu hồi theo một hệ thống
cống chung (ngoại trừ nước mưa chảy tràn có hệ thống rãnh thu gom riêng hoặc
chảy tràn trên mặt đất). Hệ thống cống thu gom nước thải tại các TG, TTG, CSGD,
TGD thường không thải ra môi trường ngoài tại một điểm mà có nhiều điểm xả thải
khác nhau xung quan tường rào đơn vị. Đây là phương thức thu gom nước thải theo
kiểu “cổ điển” chưa tính tới các yếu môi trường.


11


Ngoại trừ các TG, TTG, CSGD, TGD mới được xây dựng, cải tạo, nâng cấp
có hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom nước thải tương đối đảm bảo. Hầu hết các cơ sở
xây dựng từ lâu đều không có hệ thống thu gom đảm bảo.
Nhìn chung, các TG, TTG, CSGD, TGD có sự khác biệt về sự đầu tư xây
dựng hệ thống thu gom, XLNT sinh hoạt. Đối với các TTG, NTG có tới 47,6% xây
dựng hệ thu gom thải nước thải từ khu vực phòng tắm, giặt đổ chung vào bể phốt
(theo thiết kế cũ như sơ đồ thu gom hình 1.2); và có 38,1% tách riêng nguồn nước
tắm giặt không cho vào bể phốt (như sơ đồ thu gom hình 1.1). Ở hệ thống TG, các
con số tương ứng là 30,8% và 69,2%. Việc thu gom nước thải từ các nguồn khác
nhau đưa vào bể phốt là rất nguy hiểm bởi việc này có thể gây ra hiện tượng “chết
bể phốt”. Khi hiện tượng “chết bể phốt” xảy ra thì tất cả các hệ thống bể phốt công
trình phụ không còn khả năng hoạt động. Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Qua thực tế báo cáo của các TG, TTG, TGD, có thể nhận thấy các vấn đề sau:
+ Hệ thống cống thoát nước thải tại các khu vực CBCS và khu vực phạm
nhân, học viên của các TG, TTG, TGD hầu hết đã và đang có biểu hiện xuống cấp.
Tại một số đơn vị, thống cống thải bị nứt, vỡ, ứ tắc, không có lắp đậy… không đảm
bảo việc thoát nước, phần lớn lượng nước thải bị ngấm xuống đất gây nguy cơ ô
nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm khu vực đơn vị đóng quân; đồng thời gây ô
nhiễm môi trường không khí.
+ Ngoại trừ một số TG, TTG, TGD được đầu tư xây dựng hệ thống XLNT
mới. Hầu hết nước thải của các đơn vị đổ trực tiếp vào các điểm nhận nước thải
chung của khu vực dân cư lân cận hoặc đổ ra sông hồ mà không thông qua bất kỳ
một biện pháp xử lý nào.
+ Hệ thống thu nhận nước thải tại các TG, TTG, CSGD, TGD là những hệ thống
thu nhận tổng hợp (bao gồm nhiều nguồn thải khác nhau, trong đó có nguồn từ khu vực y
tế). Do vậy, rất dễ trở thành nguồn dịch bệnh, nguồn gây ô nhiễm nước,… cho các khu
vực khác. Vì vậy, cần có biện pháp xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.


12


Khu văn
phòng

Khu
bếp ăn

Khu nhà
cán bộ

Khu
khác

Khu y
tế

Khu vệ sinh
công cộng

Nguồn bệnh
Cống thải II

Cống thải I (Cống hở)

Cống thải chung

Hệt thống cống thải công cộng


Hình 1.1. Dạng dẫn thải trực tiếp nước thải vào hệ thống cống thải chung
Khu văn phòng

Khu nhà ăn

Khu nhà ở
cán bộ

Khu y tế

Khu nhà tắm

Khu vực
khác

Khu nhà vệ sinh

Bể phốt

Khu vực khác
Hình 1.2. Dạng dẫn thải trực tiếp nước thải vào hệ thống cống thải chung
trong đó nước tắm giặt đổ chung vào khu vực bể phốt

13


Vấn đề XLNT là vấn đề bức xúc thứ hai về môi trường trong hệ thống giam
giữ trên toàn quốc (sau vấn đề khí thải). Hầu hết các CSGG (tỷ lệ 94 %) trong cả
nước đều không có hệ thống XLNT đạt tiêu chuẩn, cho đến thời điểm hiện tại chỉ có

một số cơ sở trọng điểm được đầu tư xử lý hạng mục nước thải. NTSH và nước thải
sản xuất (bao gồm chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản) không qua xử lý đều
đổ thẳng ra nguồn tiếp nhận như ao, hồ, sông, khe suối, đầm, mương, ruộng (80%),
cống rãnh đô thị (16 %), tự ngấm xuống đất (4 %). Nước thải từ khu nhà giam, từ
khu chăn nuôi thường không được xử lý, không phân luồng chảy tự do đổ vào các
nguồn tiếp nhận bên ngoài Trại giam, gây ô nhiễm môi trường, phát tán các mầm
bệnh. Các trại chưa có hệ thống và biện pháp XLNT phù hợp. Đặc biệt nước thải
không được xử lý từ hệ thống tự hoại của các buồng giam còn chảy tràn ra nguồn
tiếp nhận do thường xuyên bị quá tải. Tại một số cơ sở còn có hiện tượng sử dụng
nước thải chưa qua xử lý vào mục đích chăn nuôi, trồng trọt gây mối nguy hiểm
tiềm ẩn về bệnh dịch, mất VSATTP.
Nếu tính trung bình một người, một ngày thải ra 100 L thì lượng nước thải
trong các trại giam là 80.000  100 L = 8.000.000 = 8.000 m3/ngày
Do mật độ người trong các buồng giam cao và quá tải về sức chứa của các bể tự
hoại trong các nhà giam, thêm vào đó nước sử dụng còn hạn chế do vậy sự phân hủy
của phân không đủ thời gian lưu trong bể phốt thường tràn ra ngoài nguồn tiếp nhận
gây ô nhiễm nguồn thải, ô nhiẽm môi trường. Hiện trạng này xảy ra ở nhiều trại.
Một số trại, có nhà giam đặt tại vùng đất có cấu trúc địa chất dễ thẩm thấu
nước, nước thải không được thu gom tự chảy và ngấm xuống đất (ví dụ như Trại
Hoàng Tiến - Hải Dương). Điều này sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm rất nguy hiểm.
Một số trại sử dụng nguồn phân và nước thải từ rửa chuồng trại chăn nuôi
không qua xử lý để nuôi trồng thủy sản như cá, chăm bón rau xanh ... Điều này rất
nguy hại, tiềm ẩn những bệnh nguy hiểm cho vật nuôi, rau mầu làm mất VSATTP,
gây ô nhiễm môi trường (ví dụ như Trại An Giang nuôi cá bằng nguồn thải trực tiếp
từ chuồng lợn).

14


Nước thải từ các CSGG cũng có đặc trưng riêng so với NTSH thông thường.

Nước thải của các CSGG mang nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm khá cao do tỉ lệ mắc
bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm cao tiềm ẩn trong đa số phạm nhân và đi liền với đó
là phạm vi sinh hoạt nhỏ hẹp dễ lây bệnh. Ở khu dân cư số lượng người mang mầm
bệnh thường khoảng 1 - 2 % dân số, ở các CSGG tỉ lệ này gấp 10 - 20 lần. Sau khi
vào hệ thống nước thải ra ngoài Trại, nếu không được xử lý thì những mầm bệnh
này lan tỏa khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sinh vật, nhất là rau trồng thủy
canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc nhiều với nguồn nước tiếp nhận tăng
nguy cơ mắc bệnh cho khu dân cư mà nguồn này đi qua. Các bệnh có thể truyền
nhiễm qua nguồn nước này là bệnh tả, thương hàn, lỵ, bệnh do Leptospira, lao, do
amip, bệnh do virus đường tiêu hóa, giun sán…. Tuy nhiên số lượng vi sinh gây
bệnh trong nước thải thường thấp hơn nhiều so với loại không gây bệnh, hơn nữa
các phạm nhân bị giam giữ được theo dõi và quản lý nghiêm ngặt nên khi xảy ra
vấn đề sức khỏe, phát hiện mắc bệnh dễ lây nhiễm thì đơn vị giam giữ ngay lập tức
có biện pháp chữa trị và cách li ngay lập tức, điều này làm giảm nguy cơ mầm bệnh
đi vào nước thải khá nhiều.
Hình thức xử lý hiện tại đang được các trại áp dụng rất đơn giản (theo báo cáo
cơ sở hạ tầng thường niên của các đơn vị hậu cần cơ sở):
- Qua bể phốt đối với nước thải trong khu vệ sinh: 100 % số trại giam;
- Tách nước tắm giặt, vệ sinh buồng giam khỏi hệ thống hầm tự hoại và bán tự
hoại: 37,2 % số trại;
- Dùng biện pháp xử lý ao hồ sinh học tự nhiên: 13 % số trại được khảo sát
(2/15 trại).
Do mật độ người trong các trại tạm giam rất cao (trung bình 1 - 1,5 m2/người)
nên nước thải có mức độ ô nhiễm cao: chỉ số BOD và vi sinh rất cao.
Nước thải do lao động sản xuất của các trại tạm giam chủ yếu là nước thải từ
chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, nhưng do diện tích chất hẹp, lượng nước cấp
và nguồn cấp còn thấp nên thành phần ô nhiễm cũng cao. Chúng cũng không được

15



xử lý (100 % số trại) mà đổ chung vào hệ thống thải. Không phân luồng dòng thải
như nước tắm giặt khỏi nước vệ sinh hầm cầu chiếm tỷ lệ 46 %.
NTSH trại tạm giam có thành phần với các giá trị điển hình trung bình như
sau: COD = 500 mgO2/L; BOD5 = 250 mgO2/L; Chất rắn lơ lửng=220mg/L;
Phốtpho = 8 mg/L; và N-hữu cơ = 40 mg/L; pH = 6,8. Các giá trị về ô nhiễm có liên
quan đến chất hữu cơ đều rất cao.
Tình trạng không có hệ thống xử lý và nước thải chủ yếu được đưa thẳng vào
hệ thống thải của thành phố hoặc thải trực tiếp ra môi trường xung quanh không
đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh gây nên ô nhiễm nặng nề cho môi trường xung quanh.
Một số trại đã bị dân khu vực xung quanh khiếu kiện về tình trạng ô nhiễm do
nước thải gây ra (tỷ lệ bị khiếu kiện chiếm tỷ lệ 6,5 % số trại được khảo sát).
1.4. Tổng quan về phân tích, đánh giá công nghệ môi trƣờng
1.4.1. Tổng quan chung về đánh giá công nghệ môi trường
Hiện nay có 2 mô hình phổ được các nước tiên tiến trên Thế giới phát triển và
áp dụng để đánh giá công nghệ môi trường gồm mô hình EnTA (Environmental
Technology Assessment) và ETV (Environmental Technology Verification).
Mô hình đánh giá công nghệ môi trường EnTA do chương trình môi trường
Liên hợp quốc UNEP xây dựng và phát triển, được khuyến khích sử dụng tại các
nước đang phát triển. Mô hình này tập trung chủ yếu vào việc đánh giá lợi ích, hiệu
quả môi trường của các công nghệ sản xuất hoặc công nghệ thân thiện với môi
trường hơn là việc đánh giá các công nghệ môi trường.
Mô hình đánh giá công nghệ môi trường ETV được sử dụng tại nhiều quốc gia
phát triển (Anh, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản…). Mô hình này lần đầu tiên
được Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) phát triển vào năm 1995, được
chia làm nhiều loại khác nhau như: Quy trình đánh giá các công nghệ quan trắc môi
trường, công nghệ xử lý các chất thải rắn, nước thải, ô nhiễm không khí, cũng như
quy trình đánh giá công nghệ phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Thực tế cho thấy, mô hình ETV là mô hình tốt để đánh giá công nghệ môi
trường nhằm cung cấp cho người sử dụng công nghệ, các nhà chính sách và các cơ


16


quan hữu quan một cách tiếp cận để phân tích hiệu quả và lựa chọn công nghệ phù
hợp nhất và tốt nhất trong việc bảo vệ môi trường.
Sử dụng phương pháp để đánh giá công nghệ môi trường đem lại lợi ích to lớn
cho Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng như trong Bảng 1.4.
Bảng 1.4. Lợi ích từ việc đánh giá công nghệ môi trường
Doanh nghiệp
- Tránh khỏi các chi phí

Cộng đồng

Chính phủ
- Giảm phí y tế do tai nạn

- Chất lượng cuộc sống

ngăn ngừa ô nhiễm và làm nghề nghiệp và ô nhiễm;

cao hơn;

sạch môi trường;

- Tránh chi phí làm sạch

- Hạn chế rủi ro, tai nạn

- Tránh các vấn đề về luật


môi trường;

nghề nghiệp;

pháp và chi phí phạt;

- Khả năng quy hoạch và

- Giảm rủi ro ảnh hưởng

- Cải thiện hình ảnh công

quản lý môi trường tốt

sức khỏe do ô nhiễm công

ty trong cộng đồng và thị

hơn;

nghiệp;

trường;

- Duy trì hiệu quả kinh tế

- Duy trì các giá trị văn

- Giảm ảnh hưởng xấu


đang có trong việc sử

hóa, xã hội;

đến sức khỏe công nhân.

dụng tài nguyên địa

- Bảo đảm vệ sinh môi

phương.

trường của cộng đồng.

1.4.2. Hiện trạng đánh giá công nghệ môi trường trên Thế giới và ở Việt Nam
 Trên Thế giới
Hiện nay trên Thế giới, quy trình thẩm định công nghệ môi trường ít được sử
dụng rộng rãi do thị trường công nghệ môi trường được phát triển theo hướng kinh
tế thị trường nên người dùng sẽ cố gắng tìm hiểu và lựa chọn các công nghệ tốt nhất
và phù hợp nhất dựa trên các nhận xét mang tính chủ quan. Bên cạnh đó, các nhà
phát triển công nghệ môi trường thuộc các công ty hoặc nhà sản xuât luôn có xu
hướng đưa ra các công nghệ tiên tiến hơn nữa nhằm cạnh tranh trên thị trường.
Vậy nên, thay vì thẩm định công nghệ môi trường, các nước trên Thế giới có
xu hướng đánh giá công nghệ môi trường. Đánh giá công nghệ môi trường ở các
nước trên Thế giới được sử dụng không mang tính chất bắt buộc đối với các nhà sản

17



×