Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề vùng châu thổ sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 206 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

PHAN THỊ THU HÀ

VỐN XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ TRONG SẢN XUẤT TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP Ở CÁC LÀNG NGHỀ VÙNG CHÂU THỔ
SÔNG HỒNG
(Nghiên cứu trƣờng hợp làng Hạ Thái, xã Duyên Thái và làng
Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thƣờng Tín, Hà Nội)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

PHAN THỊ THU HÀ

VỐN XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ TRONG SẢN XUẤT TIỂU THỦ
CÔNG NGHIỆP Ở CÁC LÀNG NGHỀ VÙNG CHÂU THỔ
SÔNG HỒNG
(Nghiên cứu trƣờng hợp làng Hạ Thái, xã Duyên Thái và làng
Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thƣờng Tín, Hà Nội)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62310301



LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN TUẤN ANH

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dƣới
sự hƣớng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Tuấn Anh. Các dữ liệu định tính và định
lƣợng trong luận án này đƣợc tôi trực tiếp thu thập, giám sát quá trình thu thập ở
các địa bàn khảo sát và xử lý để đo lƣờng và phân tích các nội dung nghiên cứu
mà đề tài đặt ra. Kết quả nghiên cứu của luận án này hoàn toàn mới và không
trùng lặp với các nghiên cứu đã có. Tôi xin cam đoan kết quả này hoàn toàn
trung thực và đáng tin cậy.
Tác giả

Phan Thị Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh đã tận tình
hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa Xã hội học, bộ
phận phụ trách đào tạo sau đại học của khoa Xã hội học, Ban Giám hiệu, phòng Đào
tạo sau đại học của trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong công việc để tôi có thể tập trung hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Duyên Thái và xã Trát Cầu của
huyện Thƣờng Tín, Hà Nội đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu

của luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, lãnh
đạo Viện Nghiên cứu Phụ nữ đã luôn tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các
bạn sinh viên đã luôn khuyến khích, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Nghiên cứu sinh

Phan Thị Thu Hà


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................7
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................8
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................9
2.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................9
2.2. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................10
3.1. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................10
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................10
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .....................................................11
4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................11
4.2. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................11
4.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................11
5. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................12
6. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................12

7. Khung phân tích ..................................................................................................13
8. Cấu trúc của luận án ............................................................................................14
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................15
1.1. Dẫn nhập ..........................................................................................................15
1.2. Hƣớng nghiên cứu về vốn xã hội trong chuẩn bị nguyên liệu sản xuất ...........15
1.3. Hƣớng nghiên cƣ́u về vốn xã hội trong tiếp thu kỹ năng sản xuấ t

, áp dụng

công nghệ sản xuất và gia công sản phẩ m ..............................................................17
1.4. Hƣớng nghiên cứu về vốn xã hội trong huy động vốn tài chính .....................20
1.5. Hƣớng nghiên cứu về vốn xã hội của phụ nữ trong huy động nhân công .......25
1.6. Hƣớng nghiên cứu về vốn xã hội trong tiêu thụ sản phẩm ..............................28
1.7. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu .............................................30

1


Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................32
2.1. Dẫn nhập ..........................................................................................................32
2.2. Các khái niệm công cụ .....................................................................................32
2.2.1. Vốn xã hội...................................................................................................32
2.2.2. Làng nghề ...................................................................................................35
2.2.3. Hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp ...............................................................36
2.2.4. Sản xuất và quá trình sản xuất ...................................................................36
2.2.5. Tiểu, thủ công nghiệp .................................................................................37
2.2.6. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ....................................................................37
2.3. Các lý thuyết vận dụng trong luận án ..............................................................39
2.3.1. Lý thuyết vốn xã hội ...................................................................................39

2.3.2. Lý thuyết vai trò giới ..................................................................................50
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................54
2.4.1. Phương pháp phân tích tài liệu ..................................................................54
2.4.2. Phương pháp quan sát ...............................................................................55
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp ...........................55
2.4.4. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi ....................................................56
2.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...........................................................................59
2.5.1. Huyện Thường Tín .....................................................................................59
2.5.2. Xã Duyên Thái và xã Tiền Phong ..............................................................61
2.5.3. Làng nghề Hạ Thái và làng nghề Trát Cầu ...............................................62
Chƣơng 3. VỐN XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ
SẢN XUẤT ...............................................................................................................66
3.1. Dẫn nhập ..........................................................................................................66
3.2. Vốn xã hội của phụ nữ trong việc mua nguyên liệu sản xuất ..........................66
3.2.1. Mạng lưới xã hội của phụ nữ trong viê ̣c mua nguyên liệu ........................67
3.2.2. Lòng tin trong mối quan hệ giữa phụ nữ và người bán nguyên liệu .........72

2


3.2.3. Quan hệ có đi có lại trong mối quan hệ giữa phụ nữ và người bán nguyên
liệu .............................................................................................................................84
3.3. Vốn xã hội của phụ nữ trong tiếp thu kỹ năng và áp dụng kỹ thuật, công
nghệ.........................................................................................................................89
3.3.1. Mạng lưới xã hội của phụ nữ trong viê ̣c tiế p thu kỹ năng sản xuấ t ...........90
3.3.2. Mạng lưới xã hội của phụ nữ và viê ̣c tiế p thu kỹ thuật, công nghệ mới ....92
3.3.3. Mạng lưới xã hội của phụ nữ và viê ̣c trang b ị máy móc, công cụ sản xuất
mới .............................................................................................................................97
3.4. Vốn xã hội của phụ nữ trong huy động vốn tài chính ....................................101
3.4.1. Mạng lưới huy động vốn tài chính của phụ nữ ........................................101

3.4.2. Lòng tin trong mối quan hệ của phụ nữ và người cho vay vốn tài chính 113
3.5. Tiểu kết chƣơng 3 ..........................................................................................119
Chƣơng 4. VỐN XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ TRONG TỔ CHỨC SẢN XUẤT
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP ..................................................................................121
4.1. Dẫn nhập ........................................................................................................121
4.2. Vốn xã hội của phụ nữ trong huy động nhân công sản xuất ..........................121
4.2.1.Mạng lưới xã hội của phụ nữ và viê ̣c huy động nhân công cho sản xuất
...................................................................................................................121
4.2.2. Lòng tin trong mối quan hệ của phụ nữ và người lao động ..................132
4.2.3. Quan hệ có đi, có lại trong mối quan hệ giữa phụ nữ và lao động bên
ngoài ........................................................................................................................138
4.3. Vốn xã hội của phụ nữ trong thuê gia công sản xuất .....................................144
4.3.1. Mạng lưới xã hội của phụ nữ và viê ̣c thuê gia công sản xuất .................145
4.3.2. Lòng tin và quan hệ có đi, có lại trong mối quan hệ giữa phụ nữ và người
nhận gia công ..........................................................................................................149
4.4. Tiểu kết chƣơng 4 ..........................................................................................157
Chƣơng 5. VỐN XÃ HỘI CỦA PHỤ NỮ TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 159
5.1. Dẫn nhập ........................................................................................................159
5.2. Mạng lƣới khách hàng của phụ nữ hai làng nghề ..........................................159
3


5.3. Lòng tin của phụ nữ trong mối quan hệ với khách hàng quan trọng .............168
5.4. Quan hệ có đi, có lại trong mối quan hệ giữa phụ nữ và các khách hàng ......182
5.5 Tiểu kết chƣơng 5 ...........................................................................................184
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................186
1. Kết luận .............................................................................................................186
2. Khuyến nghị ......................................................................................................190
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................194
Tiếng Việt ..........................................................................................................194

Tiếng Anh ..........................................................................................................195
Website ..............................................................................................................200

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Một số đặc điểm nhân khẩu học của phụ nữ ở hai làng nghề .................59
Bảng 3. 1. Mối quan hệ của phụ nữ Trát Cầu với ngƣời bán nguyên liệu ................71
Bảng 3. 2. Mối quan hệ của phụ nữ Hạ Thái với ngƣời bán nguyên liệu .................72
Bảng 3. 3. Cách mua nguyên liệu phổ biến theo địa bàn khảo sát............................74
Bảng 3. 4. Cách thức thanh toán tiền nguyên liệu theo mối quan hệ của phụ nữ và
ngƣời bán nguyên liệu thứ nhất .................................................................................78
Bảng 3. 5. Cách thức thanh toán tiền nguyên liệu theo nhóm tuổi của phụ nữ ........79
Bảng 3. 6. Hồi quy logistic dự đoán ảnh hƣởng của số năm sản xuấ t và số lao đô ̣ng
thuê ngoài đế n viê ̣c thanh toán tiề n mua nguyên liê ̣u ...............................................80
Bảng 3. 7. Hồi quy logistic dự đoán tác đô ̣ng của hoạt động duy trì mối quan hệ với
ngƣời bán nguyên liệu đế n khả năng gặp trƣờng hợp không tốt về nguyên liệu ......87
Bảng 3. 8. Ngƣời truyền đạt kỹ năng nghề nghiệp/bí quyết sản xuất cho phụ nữ ....91
Bảng 3. 9. Ngƣời quyết định áp dụng kỹ thuật/công nghệ mới ................................96
Bảng 3. 10. Ngƣời giới thiệu/giúp đỡ kỹ thuật/công nghệ mới theo địa bàn khảo sát
...................................................................................................................................97
Bảng 3. 11. Ngƣời quyết định mua máy móc/công nghệ sản xuất mới ..................100
Bảng 3. 12. Các nguồn vay vốn sản xuất của phụ nữ hai địa bàn khảo sát ............104
Bảng 3. 13. Hồi quy logistic dự đoán tác động của sự tham gia các tổ chức chính
thức đến khả năng vay vốn tài chính từ các tổ chức chính thức .............................107
Bảng 3. 14. Hồi quy logistic dự đoán tác động của số lao động thuê bên ngoài và số
tuổi của phụ nữ đến khả năng vay vốn tài chính từ ngân hàng thƣơng mại. ..........108
Bảng 3. 15. Tình trạng tham gia “chơi họ” của phụ nữ ..........................................109
Bảng 3. 16. Nguồn vốn nghĩ đến đầu tiên khi có khó khăn về vốn ........................111

Bảng 3. 17. Ngƣời đứng ra vay vốn sản xuất ở hai địa bàn khảo sát ......................112
Bảng 3. 18. Ngƣời quyết định sử dụng vốn vay ở hai địa bàn khảo sát .................112
Bảng 3. 19. Việc trả lãi và thế chấp tài sản khi vay vốn của phụ nữ hai địa bàn khảo
sát ............................................................................................................................116
Bảng 3. 20. Hình thức giao dịch giữa phụ nữ và ngƣời cho vay vốn .....................117
Bảng 4. 1. Số lƣợng ngƣời lao động trung bình trong một hộ sản xuất ở hai làng
nghề .........................................................................................................................122
Bảng 4. 2. Ngƣời thân tham gia sản xuất ở Hạ Thái và Trát Cầu ...........................124
Bảng 4. 3. Sự tham gia các hoạt động sản xuất của các thành viên trong gia đình
.................................................................................................................................133
Bảng 4. 4. Các hoạt động duy trì mối quan hệ với ngƣời lao động ở hai địa bàn khảo
sát ............................................................................................................................141
Bảng 4. 5. Hồi quy logistic dự đoán ảnh hƣởng của “thƣởng cho nhân công khi họ
làm tốt” tới khả năng “gặp khó khăn từ ngƣời lao động” .......................................143
5


Bảng 4. 6. Những ngƣời đƣợc thuê gia công sản phẩm theo địa bàn khảo sát .......148
Bảng 4. 7. Hình thức thỏa thuận với ngƣời nhận làm gia công ở hai địa bàn khảo sát
.................................................................................................................................151
Bảng 4. 8. Các hoạt động duy trì mối quan hệ của phụ nữ với ngƣời nhận gia công
theo địa bàn khảo sát ...............................................................................................154
Bảng 5. 1. Loại hình của khách hàng theo địa bàn khảo sát ...................................160
Bảng 5. 2. Những khách hàng là ngƣời bên ngoài làng của phụ nữ hai địa bàn khảo
sát ............................................................................................................................163
Bảng 5. 3. Ngƣời giới thiệu khách hàng cho phụ nữ hai địa bàn khảo sát .............167
Bảng 5. 4. Ngƣời quyết định mối quan hệ với khách hàng theo cách thức tạo dựng
mạng lƣới khách hàng ............................................................................................168
Bảng 5. 5. Cách thức chuyển hàng của phụ nữ ở Hạ Thái và Trát Cầu ..................173
Bảng 5. 6. Cách thức thanh toán của khách hàng theo địa bàn khảo sát ................174

Bảng 5. 7. Cách thức cam kết với khách hàng của phụ nữ theo địa bàn khảo sát ..178
Bảng 5. 8. Cách thức cam kết với khách hàng của phụ nữ hai địa bàn khảo sát theo
loại hình khách hàng ...............................................................................................179
Bảng 5. 9. Ngƣời đã từng không trả tiền hàng cho phụ nữ hai địa bàn khảo sát ....181
Bảng 5. 11. Các hoạt động duy trì mối quan hệ với các khách hàng quan trọng của
phụ nữ hai địa bàn khảo sát .....................................................................................183
Bảng 5. 12. Các hoạt động duy trì mối quan hệ với các khách hàng quan trọng theo
địa bàn khảo sát .......................................................................................................184

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1. Số lƣợng cửa hàng bán nguyên liệu cho phụ nữ trong 12 tháng qua
theo địa bàn khảo sát .................................................................................................68
Biểu đồ 3. 2. Ngƣời quyết định mối quan hệ với ngƣời bán nguyên liệu .................73
Biểu đồ 3. 3. Cách thanh toán tiền nguyên liệu thƣờng gặp của phụ nữ theo ..........76
Biểu đồ 3. 4. Cách thức cam kết khi mua chịu nguyên liệu của phụ nữ ...................83
Biểu đồ 3. 5. Các hoạt động duy trì mối quan hệ với ngƣời bán nguyên liệu ..........85
Biểu đồ 3. 6. Ngƣời giới thiệu hoặc giúp đỡ để có kỹ thuật/công nghệ ở hai địa bàn
khảo sát ......................................................................................................................95
Biểu đồ 3. 7. Ngƣời giới thiệu/giúp đỡ để mua máy móc/công cụ sản xuất .............99
Biểu đồ 4. 1. Việc tham gia sản xuất của các con theo số con của phụ nữ ............125
Biểu đồ 4. 2. Số lƣợng ngƣời lao động đã thuê trong 12 tháng qua .......................127
Biểu đồ 4. 3. Mạng lƣới thuê nhân công của phụ nữ .............................................129
Biểu đồ 4. 4. Cách thức tìm ngƣời lao động ở hai địa bàn khảo sát .......................131
Biểu đồ 4. 5. Thời gian làm việc trung bình một ngày của các thành viên gia đình
.................................................................................................................................134
Biểu đồ 4. 6. Cách thức thỏa thuận với ngƣời lao động của phụ nữ .......................136
Biểu đồ 4. 7. Những khó khăn từ phía ngƣời lao động ở hai địa bàn khảo sát…...137

Biểu đồ 4. 8. Các hoạt động duy trì mối quan hệ với ngƣời lao động của phụ nữ theo
các mạng lƣới khác nhau .........................................................................................142
Biểu đồ 4. 9. Lý do thuê mạng lƣới gia công của phụ nữ .......................................154
Biểu đồ 4. 10. Các hoạt động duy trì mối quan hệ với ngƣời nhận gia công của phụ
nữ .............................................................................................................................154
Biểu đồ 5. 1. Loại hình khách hàng của phụ nữ......................................................160
Biểu đồ 5. 2. Mạng lƣới khách hàng của phụ nữ ....................................................163
Biểu đồ 5. 3. Cách thức tìm kiếm khách hàng của phụ nữ .....................................165
Biểu đồ 5. 4. Ngƣời quyết định mối quan hệ với khách hàng ................................167
Biểu đồ 5. 5. Cách thức đặt hàng của các khách hàng ............................................172
Biểu đồ 5. 6. Cách thức thanh toán của khách hàng có quan hệ làm ăn với phụ nữ
đƣợc một năm ..........................................................................................................176
Biểu đồ 5. 7. Cách thức cam kết của khách hàng với phụ nữ .................................177

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vốn xã hội là một chủ đề nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở
các lĩnh vực khác nhau. Mỗi ngành khoa học xem xét vốn xã hội dƣới những góc
nhìn của mình nhằm khám phá bản chất, các thành tố và ảnh hƣởng tích cực và tiêu
cực của nó ở các cấp độ xã hội, tổ chức và cá nhân. Việc vận dụng vốn xã hội trong
tất cả các lĩnh vực đã mang đến nhiều lợi ích. Trong đó, đối với lĩnh vực kinh tế,
vốn xã hội đã đƣợc coi là một “mắt xích bị mất” (missing link) trong sự phát triển
kinh tế khi thiếu vắng trong các mô hình tăng trƣởng kinh tế trƣớc đây. Tuy nhiên,
sau này nhiều nhà kinh tế đã khẳng định vốn xã hội có thể giúp huy động các nguồn
lực thúc đẩy và tạo ra các thành tựu kinh tế ở các quốc gia [Woolcock, 1998;
Woolcock, 2001; Woolcock & cộng sự, 2000; Mačerinskienė & Aleknavičiūtė,
2011]. Trong một nghiên cứu về vốn xã hội đối với kinh tế hộ gia đình ở Indonesia,

Gootaert (1999) đã chỉ ra vốn xã hội mang lại lợi ích lâu dài đối với các hộ gia đình
bằng việc tạo điều kiện tiếp cận tín dụng xóa đói giảm nghèo. Nhà chính trị học
ngƣời Mỹ Fukuyama (2002) đã nghiên cứu các doanh nghiệp ở Mỹ Latinh và thấy
rằng vốn xã hội đã hỗ trợ nhiều ngƣời vƣợt qua khó khăn trong giai đoạn khủng
khoảng kinh tế. Ở các hoạt động kinh tế, vốn xã hội là chuẩn mực thúc đẩy sự hợp
tác và giảm chi phí giao dịch giữa các bên liên quan [Fukuyama, 2001]. Từ những
phát hiện về vai trò của vốn xã hội trong kinh tế của nghiên cứu đi trƣớc, tác giả
luận án đặt ra vấn đề nghiên cứu cần tìm hiểu là vốn xã của các cá nhân, cụ thể là
ngƣời phụ nữ trong phát triển kinh tế. Cho đến nay, không có nhiều nghiên cứu đề
cập đến vốn xã hội của phụ nữ trong hoạt động kinh tế một cách riêng biệt. Các tác
giả chủ yếu bàn về vốn xã hội của khách thể nói chung mà không có sự phân tách
theo giới. Ở những nghiên cứu đề cập riêng vốn xã hội của phụ nữ thƣờng tập trung
vào vốn xã hội của phụ nữ trong phát triển nghề nghiệp nói chung, một số các lĩnh
vực nhƣ kinh doanh, nông nghiệp… [Nuria Gonzalez-Alvarez & Vanesa SolisRodriguez, 2011; Cetin & cộng sự, 2016, Padmaja & Bantilan, 2005; Mupetesi &
cộng sự, 2012; Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2012]. Khi tìm hiểu một số khía cạnh liên

8


quan, các nghiên cứu chỉ ra mạng lƣới xã hội của phụ nữ có quy mô nhỏ hơn nam
giới [Gonzalez-Alvarez & Solis-Rodriguez, 2011]. Bên cạnh đó, mạng lƣới xã hội
của phụ nữ mang tính chất co cụm, dựa vào các mạng lƣới đồng dạng, thân thiết
nhƣ gia đình, bạn bè, hàng xóm… [Padmaja & Bantilan, 2005; Mupetesi & cộng sự,
2012]. Việc tham gia các tổ chức chính thức ngoài cộng đồng của phụ nữ còn thấp
[Mupetesi & cộng sự, 2012]. Nghiên cứu của Woodley (2012) cũng khẳng định ở
nơi làm việc phụ nữ thƣờng tham gia các nhóm cùng giới tính và ở vị trí thấp hơn
nam giới [Woodley, 2012]. Đó là những rào cản đối với phụ nữ khi muốn cải thiện
vị trí, thăng tiến nghề nghiệp, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế hộ gia
đình. Mặc dù vậy, vốn xã hội mà phụ nữ có đƣợc đã giúp họ tiếp cận các nguồn lực
kinh tế nhƣ thông tin, tín dụng, phƣơng tiện lao động… Điều đó phần nào giúp họ

khẳng định và nâng cao vị thế trong gia đình và ngoài cộng đồng. Nhƣ vậy, mặc dù
một số nghiên cứu có tìm hiểu về vốn xã hội của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế
nhƣng vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn chƣa đƣợc
nhắc đến. Bên cạnh đó, Hạ Thái và Trát Cầu là hai làng nghề có lịch sử lâu đời của
huyện Thƣờng Tín, Hà Nội. Phụ nữ là lực lƣợng lao động chính thực hiện sản xuất
ra các sản phẩm sơn mài và chăn, ga, gối, đệm ở hai làng nghề này. Chính vì vậy,
tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ
công nghiệp ở các làng nghề vùng Châu thổ sông Hồng (Nghiên cứu trường hợp
làng Hạ Thái, xã Duyên Thái và làng Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường
Tín, Hà Nội)” nhằm mở rộng sự hiểu biết về vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất
tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề. Trên cơ sở những phát hiện từ số liệu thu thập
trên thực tế, nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ những quan điểm lý thuyết đã có
về vốn xã hội cũng nhƣ đƣa ra một số khuyến nghị nâng cao vai trò của vốn xã hội
cho phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án này góp phần mở rộng hiểu biết về vốn xã hội của phụ nữ trong sản
xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề thông qua việc chỉ ra thực trạng về vốn xã
9


hội của phụ nữ và việc vận dụng vốn xã hội để huy động các nguồn lực cần thiết
cho quá trình sản xuất ra các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Từ đó, luận án khái
quát một số quan điểm lý thuyết về vấn đề nói trên.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của luận án đƣợc thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất, luận
án mang lại cơ sở dữ liệu có độ tin cậy cao về vốn xã hội của phụ nữ và việc sử
dụng vốn xã hội trong quá trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đó là cơ sở quan
trọng để các nhà hoạch định chính sách đƣa ra các quyết định phù hợp trong lĩnh
vực kinh tế nói chung và dành riêng cho phụ nữ. Thứ hai, từ các phát hiện nghiên

cứu, luận án đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực cũng nhƣ hạn
chế các mặt tiêu cực của vốn xã hội đối với hoạt động phát triển kinh tế của phụ nữ
ở các làng nghề. Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo
phục vụ hoạt động giảng dạy một số môn học: xã hội học đại cƣơng, xã hội học
kinh tế, xã hội học giới và xã hội học văn hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là đem lại một sự hiểu biết tƣơng đối có hệ
thống và cập nhật , tƣ̀ góc nhin
̀ xã hô ̣ i ho ̣c , về vai trò của vốn xã hội của phụ nữ
trong quá trình tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề vùng châu thổ sông Hồng trong
giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn hƣớng tới đề xuất một số khuyến
nghị để tăng cƣờng những mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của vốn xã hội
trong quá trình sản xuất tiểu thủ công nghiệp của phụ nữ ở các làng nghề.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Phân tić h việc sử dụng vốn xã hội của phụ nữ trong quá trình chuẩn bị sản
xuất tiể u thủ công nghiê ̣p trên các phƣơng diê ̣n : mua nguyên liệu; tiếp thu kỹ năng,
áp dụng kỹ thuật, công nghệ và huy động vốn tài chính.

10


- Tìm hiểu việc sử dụng vốn xã hội của phụ nữ trong quá trình tổ chức sản
xuất tiể u thủ công nghiê ̣p qua viê ̣c huy động nhân lực sản xuất và thuê gia công sản
xuất.
- Làm rõ quá trình sử dụng vốn xã hội của phụ nữ đố i với viê ̣c tiêu thụ các
sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Vốn xã hội của phụ nữ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề
vùng Châu thổ sông Hồng.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Những phụ nữ đã kết hôn, đang là chủ hộ hoặc vợ của chủ hộ sản xuất tiểu
thủ công nghiệp ở hai làng nghề. Trong luận án, nữ chủ hộ hoặc vợ của chủ hộ sản
xuất tiểu thủ công nghiệp tham gia khảo sát đƣợc gọi chung là “phụ nữ”.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án hƣớng tới nghiên cứu vốn xã hội
của phụ nữ trong quá trình sản xuất, bao gồm ba giai đoạn: chuẩn bị sản xuất, tổ
chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Về địa bàn nghiên cứu: Luận án khảo sát thực địa tại làng nghề sản xuất
sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái và làng nghề sản xuất chăn, ga, gối, đệm Trát Cầu,
xã Tiền Phong, huyện Thƣờng Tín. Đây là hai địa bàn trong có truyền thống sản
xuất nghề tiểu thủ công lâu đời. Đồng thời, phụ nữ ở hai làng nghề là lực lƣợng lao
động khá đông đảo tham gia vào các quá trình sản xuất.
- Về thời gian thu thập thông tin trên địa bàn: Nghiên cứu thực địa nhằm thu
thập thông tin phục vụ luận án đƣợc thực hiện từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 6
năm 2017.

11


5. Câu hỏi nghiên cứu
Phụ nữ ở hai làng nghề Hạ Thái và Trát Cầu đã vận dụng v ốn xã hội (cụ thể
là mạng lƣới xã hội , lòng tin, và sƣ̣ có đi có la ̣i ) nhƣ thế nào trong quá trình chuẩn
bị sản xuất, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất tiể u thủ công
nghiê ̣p trên các phƣơng diê ̣n : mua nguyên liê ̣u , tiế p thu kỹ năng , áp dụng kỹ
thuâ ̣t/công nghệ, huy đô ̣ng vố n tài chin
́ h , huy đô ̣ng nhân lực sản xuất, thuê gia công
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm?

Các loại vốn xã hội của phụ nữ , bao gồ m vố n xã hô ̣i co cu ̣m vào trong và
vố n xã hô ̣i vƣơn ra bên ngoài , đã đƣơ ̣c vâ ̣n du ̣ng nhƣ thế nào trong quá trình chuẩn
bị sản xuất , tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất ở hai làng
nghề Hạ Thái và Trát Cầu trên các phƣơng diê ̣n : mua nguyên liê ̣u , tiế p thu kỹ năng ,
áp dụng kỹ thuật /công nghê ,̣ huy đô ̣ng vố n tài chính , huy đô ̣ng nhân lực sản xuất ,
thuê gia công sản xuất và tiêu thụ sản phẩm?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Vố n xã hô ̣i (cụ thể là mạng lƣới xã hội , lòng tin, và sự có đi có lại ) của phụ
nƣ̃ ở hai làng nghề Ha ̣ Thái và Trát Cầ u đã có nhƣ̃ng tác đô ̣ng tích cƣ̣c lẫn nhƣ̃ng hê ̣
quả tiêu cực trong quá triǹ h chuẩn bị sản xuất , tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản
phẩ m của các hô ̣ sản xuấ t tiể u thủ công nghiê ̣p

ở hai địa phƣơng này

trên các

phƣơng diê ̣n: mua nguyên liê ̣u , tiế p thu kỹ năng , áp dụng kỹ thuật /công nghê ̣, huy
đô ̣ng vố n tài chiń h, huy đô ̣ng nhân công sản xuấ t , thuê gia công sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
Nế u vốn xã hội co cụm vào trong đƣơ ̣c phụ nƣ̃ hai làng nghề Ha ̣ Thái và Trát
Cầ u vâ ̣n du ̣ng trong quá trình mua nguyên liệu , tiế p thu kỹ năng , áp dụng công
nghê ̣/kỹ thuật thì vốn xã hội vƣơn ra bên ngoài lại đƣợc họ vận dụng đối với việc
tiêu thu ̣ sản phẩm . Trong khi đó , cả vốn xã hội co cụm vào trong lẫn vốn xã hội
vƣơn ra bên ngoài đƣơ ̣c phụ nữ hai làng nghề Hạ Thái và Trát Cầu vâ ̣n du ̣ng để phát
triể n vố n tài chính, huy đô ̣ng nhân công và thuê gia công sản xuất.

12


7. Khung phân tích

Làng nghề Hạ Thái và Trát Cầu
Đặc điểm hộ sản xuất (Số thế
hệ, số con, số năm sản xuất,
đăng ký kinh doanh…)

Đặc
điểm
nhân
khẩu xã hội
của PN
(tuổi,
trình độ
học vấn,
tình
trạng
hôn
nhân)

Quá trình chuẩn bị sản xuất:

Vố n xã
hô ̣i của
phụ nữ

- Mua nguyên liê ̣u
- Tiế p thu kỹ năng, áp dụng
kỹ thuật/công nghê ̣

- Mạng
lƣới xã hô ̣i


- Huy đô ̣ng vố n tài chính
Quá trình tổ chức sản xuất:

- Lòng tin
- Sƣ ̣ có đi,
có lại

-

Huy đô ̣ng nhân công sản
xuấ t

-

Thuê gia công sản xuấ t

Quá trình tiêu thu ̣ sản phẩ m

-

Bố i cảnh kinh tế , xã hội,
văn hóa của hai làng

-

Đặc điểm của sản xuấ t tiể u
thủ công nghiệp ở hai làng

Khung phân tí ch ở trên đinh

̣ hƣớng viê ̣c triể n khai nô ̣i dung nghiên cƣ́u của luâ ̣n án
cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, vố n xã hô ̣i của phu ̣ nƣ̃ ở hai làng nghề đƣơ ̣c phân tích trên
ba phƣơng diê ̣n: Mạng lƣới xã hội, lòng tin và sự có đi có lại giữa phụ nữ ở các làng
nghề này và những ngƣời liên quan đến họ trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩ m. Thứ hai, tác giả luận án sẽ xem xét ba thà nh tố này của vốn xã hội trong ba

13


giai đoa ̣n của sản xuấ t và tiêu thu ̣ sản phẩ m ở các làng nghề

, bao gồ m : Quá trình

chuẩ n bi ̣sản xuấ t , quá trình sản xuất, và quá trình tiêu thụ sản phẩm . Trong mỗi quá
trình đó, tác giả luận án sẽ làm rõ tác động tích cực và tiêu cực của các thành tố của
vố n xã hô ̣i đố i với nhƣ̃ng hoa ̣t đô ̣ng cu ̣ thể , bao gồ m : mua nguyên liê ̣u ; tiế p thu kỹ
năng, áp dụng kỹ thuật , công nghê ;̣ huy đô ̣ng vố n tài chính ; huy đô ṇ g nhân công;
thuê gia công sản xuất và tiêu thu ̣ sản phẩ m . Thứ ba, tác giả cũng chú ý đến sự ảnh
hƣởng của một số đặc điểm nhân khẩu học xã hội và đặc điểm hộ sản xuất của phụ
nữ ở hai làng nghề đối với vốn xã hội của họ trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Thứ tư, khung này cũng đinh
̣ hƣớng tác giả phân tić h vố n xã hô ̣i của phu ̣ nƣ̃ trong
sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở hai làng nghề Hạ Thái và Trát Cầu

. Trong đó , tác

giả luận án chú ý đến bối cảnh của hai làng này bao gồ m nhƣ̃ng đă ̣c điể m chung về
kinh tế , văn hóa, xã hội và các đă ̣c điể m của quá trin
̀ h sả n xuấ t tiể u thủ công nghiê ̣p
ở hai nơi này. Ba điể m này sẽ đinh

̣ hƣớng cho tác giả trong viê ̣c triể n khai các nô ̣i
dung của luâ ̣n án .
8. Cấu trúc của luận án
Luận án đƣợc cấu thành bởi ba phần chính gồm: Mở đầu, Nội dung, Kết luận
và khuyến nghị. Phần nội dung bao gồm 5 chƣơng, trong đó Chƣơng 1 sẽ tổng quan
các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chƣơng 2 trình bày cơ sở lý
luận, phƣơng pháp nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu. Chƣơng 3 phân tích vốn xã
hội của phụ nữ trong các hoạt động chuẩn bị sản xuất, cụ thể là mua nguyên liệu,
tiếp thu kỹ năng, áp dụng kỹ thuật, công nghệ và vay vốn tài chính. Chƣơng 4 bàn
về vốn xã hội của phụ nữ trong tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp, bao gồm huy
động nhân công và thuê gia công sản xuất. Chƣơng 5 của luận án quan tâm đến vốn
xã hội của phụ nữ trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

14


Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Dẫn nhập
Do nhận đƣợc sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực, số
lƣợng nghiên cứu về vốn xã hội khá đồ sộ từ nghiên cứu lý thuyết đến những
nghiên cứu thực nghiệm. Tác giả luận án quan tâm đến các nghiên cứu về vốn xã
hội trong hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất tiểu thủ công nghiệp để nắm đƣợc
vấn đề nghiên cứu đã đƣợc các tác giả đi trƣớc đề cập đến ở mức độ nào. Từ đó,
luận án sẽ chọn lựa và kế thừa kết quả các nghiên cứu, là cơ sở để tìm hiểu những
nội dung chƣa hoặc ít đƣợc bàn đến. Phần tổng quan dƣới đây sẽ trình bày về vốn
xã hội nói chung và vốn xã hội của phụ nữ theo các khâu sản xuất: Chuẩn bị nguyên
liệu; Tiếp thu kỹ năng, áp dụng kỹ thuật và công nghệ sản xuất; huy động vốn tài
chính; thuê mƣớn nhân công; tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để phù hợp với
các nội dung thực tiễn mà tác giả tìm hiểu. Có thể thấy, các nghiên cứu nói tới vốn

xã hội trong các công đoạn sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn hạn chế. Do đó, phần
tổng quan này không chỉ đề cập đến các nghiên cứu về tiểu thủ công nghiệp mà
những nghiên cứu về quá trình sản xuất nói chung của các doanh nghiệp nhỏ, siêu
nhỏ hoặc các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp ở nông thôn để phù hợp với quy mô
sản xuất phổ biến ở hai làng nghề khảo sát. Ở mỗi công đoạn sản xuất, tác giả tìm
hiểu các nghiên cứu đi trƣớc đã phát hiện vốn xã hội có từ đâu, đƣợc sử dụng ra sao
để các chủ thể có đƣợc những nguồn lực cần thiết cho sản xuất.
1.2. Hƣớng nghiên cứu về vốn xã hội trong chuẩn bị nguyên liệu sản xuất
Tác giả Nguyễn Vũ Quỳnh Anh (2015) có một nghiên cứu về thực trạng sử
dụng và vai trò của vốn xã hội trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vừa và
nhỏ của ba làng nghề đồng bằng sông Hồng là: làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Bắc
Ninh), làng nghề mộc Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội), làng nghề tái chế kim loại
màu Văn Ô, Xuân Phao (Văn Lâm, Hƣng Yên). Giữa doanh nghiệp và ngƣời bán
nguyên liệu có sự tin tƣởng lẫn nhau nên phƣơng thức giao dịch tƣơng đối thuận
tiện. Đa số chỉ gọi điện mua nguyên liệu để cửa hàng mang đến, làm giảm thời gian
15


và chi phí tìm và thu mua nguyên liệu sản xuất. Đặc thù của làng nghề ở nông thôn
Việt Nam là sƣ tƣơng trợ lẫn nhau. Các doanh nghiệp chịu sự ràng buộc, quy định
của cộng đồng làng xã về cách thức ứng xử trong cuộc sống và hoạt động sản xuất,
kinh doanh [Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, 2015]
Tác giả Birley (1985) đã đề cập đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đối với ngƣời kinh doanh về nguyên liệu thô, trang thiết bị, không gian,
ngƣời lao động… Điều đó đặc biệt quan trọng đối với ngƣời bắt đầu khởi sự kinh
doanh ở một thị trƣờng mới [Birley, 1985].
Shresha (2015) quan tâm đến vấn đề xây dựng vốn xã hội trong quan hệ hợp
tác sản xuất nông nghiệp ở nông thôn Nepal. Những ngƣời tham gia cùng nhóm
nông nghiệp đã hỗ trợ nhau khi các thành viên gặp khó khăn về nguyên liệu sản
xuất nhƣ phân bón và hạt giống [Shrestha, 2015].

Nghiên cứu của Abenakyo & cộng sự cho thấy những hộ gia đình có vốn xã
hội cao huy động đƣợc nhiều tài sản nhƣ các đồ dùng gia đình (quần áo, giƣờng tủ,
bàn ghế), các tài sản hữu hình (xe đạp, xe máy, đài phát thanh, điện thoại di động,
điện thoại), công cụ sản xuất (cuốc, rìu, máy bơm phun, xe rùa) và gia súc. Vốn xã
hội cao hoặc thấp trong nghiên cứu đƣợc các tác giả quy ƣớc số lƣợng các nhóm, tổ
chức mà hộ gia đình đó tham gia [Abenakyo & cộng sự, 2007].
Trong nghiên cứu của Siberge & cộng sự (2017), việc mua và tổng hợp một
số nguyên liệu thô có thể khó khăn cho một doanh nhân. Đối với các doanh nghiệp
vi mô, họ sẽ lấy vật liệu từ trang trại của đồng nghiệp. Bởi vì những ngƣời này có
thể trồng các vụ khác nhau để có nguyên liệu tổng hợp ở những thời điểm khác
nhau của năm. Chẳng hạn, một số loại cây hàng năm nhƣ ngô không có sẵn nếu
trƣớc mùa vụ, họ có thể thay thế bằng cây lâu năm (nhƣ lá chuối). Bên cạnh đó, họ
có thể tận dụng trang trại của bạn bè, các thành viên trong gia đình mở rộng và các
nhà máy chế biến thực phẩm để có đƣợc nguyên liệu thô cho phân bón hữu cơ.
[Siberge & cộng sự, 2017].

16


Nghiên cứu của Huse (2014) cho thấy những doanh nghiệp sản xuất bia thủ
công ở Na-uy thƣờng dựa vào một mạng lƣới chính thức hoạt động tốt (wellfunctioning) để nhập các nguyên liệu từ nhà cung cấp nƣớc ngoài. Bởi vì thị trƣờng
nguyên liệu sản xuất bia không đƣợc thiết lập tốt ở Na-uy. Tuy nhiên, sau đó họ đã
bắt đầu sử dụng các nguyên liệu từ địa phƣơng để tạo nên tính độc đáo cho sản
phẩm [Huse, 2014].
Nhƣ vậy, các nghiên cứu đã cho thấy có vốn xã hội tồn tại trong quan hệ
giữa ngƣời sản xuất và ngƣời bán nguyên liệu. Điều đó đƣợc phản ánh qua phƣơng
thức đặt hàng thuận lợi và không mất thời gian là gọi điện thoại. Một số tác giả đã
chỉ ra ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những ngƣời cùng cộng đồng
sản xuất đã hỗ trợ, giúp đỡ nguyên liệu cho ngƣời sản xuất trong giai đoạn khởi sự
kinh doanh hoặc gặp khó khăn về nguyên liệu đầu vào. Vốn xã hội cao (đƣợc tính

bằng số lƣợng các tổ chức trong cộng đồng mà thành viên trong gia đình tham gia)
là lợi thế để ngƣời sản xuất huy động công cụ lao động và nguyên liệu sản xuất.
1.3. Hƣớng nghiên cƣ́u về vốn xã hội trong tiếp thu kỹ năng sản xuất, áp dụng
công nghệ sản xuất và gia công sản phẩm
Trƣơng Thị Nga đã nghiên cứu vốn xã hội ở một vùng ven đô của thành phố
Hà Nội. Các gia đình làm cùng nghề trong làng thƣờng xuyên học hỏi và chia sẻ,
truyền đạt kinh nghiệm cho những ngƣời trong mạng lƣới xã hội mình quen biết để
cùng làm ra những sản phẩm có chất lƣợng phục vụ cho ngƣời tiêu dùng. Việc giúp
đỡ nhau về kiến thức, kinh nghiệm chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm bạn bè với 38,5%
[Trƣơng Thi Nga,
2013].
̣
Nghiên cứu của Teshome & cộng sự (2011) bàn về lợi ích phi kinh tế mà
các hiệp hội tự nguyện mang lại cho phụ nữ ở Ethiopia. Nghiên cứu chỉ ra rằng
các thành viên hiệp hội nhận đƣợc những lợi ích về xã hội cao hơn kinh tế. Cụ
thể, phụ nữ tham gia các hiệp hội giúp tăng cƣờng mối quan hệ, sự đoàn kết với
ngƣời dân địa phƣơng. Họ cũng đƣợc củng cố sự tự tin vào bản thân và lòng tin
đối với cộng đồng. Khi gặp khó khăn hay có ngƣời thân/họ hàng qua đời, họ
17


đƣợc các thành viên khác giúp đỡ, giảm sự căng thẳng, buồn đau. Những hiệp
hội này không giúp đỡ các thành viên về tiền bạc, tín dụng hay tín chấp ngân
hàng. Tuy nhiên, phụ nữ đƣợc học hỏi và cung cấp thông tin từ những thành viên
có trình độ học vấn, vị thế kinh tế xã hội khác nhau. Mặc khác, không hỗ trợ vốn
vay, phụ nữ trong các hiệp hội đƣợc hỗ trợ về nguyên liệu và lao động [Teshome
& cộng sự, 2011].
Nghiên cứu của Shrestha đã cho thấy các thành viên hợp tác cá nhân
(individual cooperative members) tiếp cận với công nghệ và thông tin. Khi họ thăm
các trang trại của ngƣời khác, họ có thể thấy các thành viên khác đang làm thứ gì đó

mới mẻ. Họ học đƣợc từ kinh nghiệm của ngƣời khác và cố gắng sử dụng kiến thức
và kỹ năng họ đã quan sát khi sản xuất ở trang trại của họ. Khi tham gia vào các tổ
chức tự nguyện, các thành viên học hỏi kiến thức và kinh nghiệm của các thành
viên khác và những ngƣời hiểu biết. Họ thƣờng tìm kiếm lời khuyên từ những thành
viên có kinh nghiệm nếu gặp vấn đề gì trong làm ăn. Đặc biệt ngƣời đứng đầu giúp
đỡ các thành viên truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho các thành viên khác
[Shrestha, 2015].
Nghiên cứu của Hoàng & cộng sự (2006) đã cho thấy một phát hiện tƣơng tự
ở một cộng đồng nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Những nông dân địa phƣơng
đã sử dụng vốn xã hội co cụm khi tiếp cận các công nghệ trồng lúa hiện đại. Những
ngƣời đƣợc tham dự các lớp tập huấn nông nghiệp thƣờng về truyền đạt các kiến
thức cho ngƣời thân, họ hàng. Khi có vấn đề về sản xuất, họ thƣờng trao đổi với họ
hàng thân thiết. Đây cũng là kênh thông tin phi chính thức quan trọng đối với ngƣời
dân địa phƣơng trong khi tiếp cận của họ đối với phƣơng tiện truyền thông hạn chế
và thiếu sự tƣơng tác trực tiếp với chính quyền địa phƣơng và các thiết chế khác.
Bên cạnh ngƣời thân và họ hàng, những ngƣời nông dân đƣợc khảo sát còn tiếp thu
đổi mới công nghệ từ những ngƣời hàng xóm. Họ đƣợc nghe công nghệ từ hàng
xóm hoặc nhìn bản thử nghiệm trong trang trại của hàng xóm [Hoàng & cộng sự,
2006].

18


Abenakyo & cộng sự (2007) đã nghiên cứu vốn xã hội và sinh kế của các gia
đình nông dân ở Uganda. Họ đã phát hiện ra các hộ gia đình có vốn xã hội trung
bình và cao thƣờng có kỹ năng giải quyết vấ đề tốt, giúp đỡ ngƣời khác giải
quyết vấn đề sản xuất nông nghiệp, có khả năng nghiên cứu và thử nghiệm các
công nghệ khác nhau. Kiến thức và kỹ năng của họ do sự tƣơng tác và chia sẻ
giữa họ và các thành viên trong một mạng lƣới hoặc giữa các mạng lƣới. Vốn xã
hội cao hoặc thấp trong nghiên cứu đƣợc các tác giả quy ƣớc số lƣợng các nhóm,

tổ chức mà hộ gia đình đó tham gia. Vốn xã hội là một cái khung hỗ trợ việc học
tập thông qua sự tƣơng tác theo chiều ngang và chiều dọc trong các mạng lƣới
[Abenakyo & cộng sự, 2007].
Theo nghiên cứu của Silberg & cộng sự (2017), những doanh nghiệp sản
xuất phân bón hữu cơ thuê lao động để thực hiện các công việc biến nguyên liệu
thô thành phân bón nhƣ nghiền nguyên liệu thô, trộn/sục khí, sàng phân và đóng
gói. Thỉnh thoảng những quá trình này đòi hỏi có nhiên liệu và điện nếu sử dụng
máy móc. Tuy nhiên, lao động vẫn mang tính chất quyết định. Thực hiện các
công đoạn này đòi hỏi kiến thức và kỹ năng mới sản xuất phân bón hữu cơ có
chất lƣợng. Do đó, họ cần thông tin liên quan đến tỷ lệ tổng hợp các nguyên liệu
thô. Các chủ doanh nghiệp có thể biết đƣợc điều đó từ nhân viên am hiểu hoặc
các đồng nghiệp có kinh nghiệm trong nông nghiệp hoặc các ngành liên quan.
Các tác giả khẳng định học tập xã hội nhƣ vậy có thể nâng cao kỹ thuật chế biến
[Silberg & cộng sự, 2017].
Nghiên cứu của Brata đã khám phá mối quan hệ giữa vốn xã hội và các mạng
lƣới xã hội và sự đổi mới trong sản xuất tiểu thủ công nghiêp ở Bantul, Yogykarta,
Indonesia. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hầu hết các nhà sản xuất thủ công mỹ nghệ
đã thực hiện nhiều đổi mới trong năm năm qua. Những cải tiến mới nhất là đổi mới
quản lý, đổi mới tiếp thị và đổi mới sản phẩm. Nguồn thông tin chính về đổi mới
sản xuất và đổi mới quy trình và đổi mới dịch vụ là kinh nghiệm của ngƣời sản
xuất. Cụ thể, phƣơng pháp thử - sai của họ là nguồn thông tin để tiến hành đổi mới
sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới dịch vụ và quản lý. Đồng thời, nghiên cứu đã
19


tìm hiểu vai trò của các mạng lƣới xã hội đối với việc đổi mới của các doanh
nghiệp. Các mạng lƣới bao gồm: gia đình hoặc bạn bè thân, đối tác công việc, hiệp
hội ngƣời sản xuất và các tổ chức khác. Kết quả cho thấy, vai trò của các mạng lƣới
xã hội này tƣơng đối nhỏ. Trong các mạng lƣới xã hội mạnh nhất của ngƣời sản
xuất là mối quan hệ với gia đình và bạn bè thân thiết, gần gũi, tin cậy và sẵn sàng

chia sẻ thông tin [Brata, 2011].
Huse (2014) đã nghiên cứu vai trò của vốn xã hội trong quá trình phát triển
các nhà máy bia ở Nauy. Trong giai đoạn đầu, chủ doanh nghiệp xây dựng và mở
rộng mạng lƣới nghề nghiệp phi chính thức để tiếp thu công thức chế biến và sự tƣ
vấn trực tiếp nhằm tránh các sai xót trong quá trình vận hành. Đó là những ngƣời đã
có kinh nghiệm sản xuất bia thủ công [Huse, 2014].
Có thể thấy, các nghiên cứu đã chỉ ra mạng lƣới mà ngƣời sản xuất thƣờng
học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, trƣớc hết là những ngƣời làm cùng nghề nghiệp. Họ
có thể quan sát hoặc trao đổi trực tiếp cách thức sản xuất của ngƣời khác và áp dụng
cho các hoạt động của mình. Bên cạnh đồng nghiêp, ngƣời cùng mạng lƣới nghề
nghiệp, ngƣời thân trong gia đình, họ hàng và hàng xóm đã có sự hỗ trợ ngƣời sản
xuất khi có vấn đề về kỹ thuật. Ngoài ra, các nghiên cứu còn đề cập đến vai trò của
các tổ chức, hiệp hội mà ngƣời sản xuất tham gia với tƣ cách là thành viên. Họ học
hỏi kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, công nghệ sản xuất từ những thành viên khác có
kiến thức, kinh nghiệm cao hơn. Là thành viên của các tổ chức, họ có cơ hội đƣợc
tham dự các lớp tập huấn về sản xuất.
1.4. Hƣớng nghiên cứu về vốn xã hội trong huy động vốn tài chính
Các nghiên cứu đã tìm hiểu việc huy động vốn tài chính phục vụ sản xuất
của các chủ thể khác nhau nhƣ: hộ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các
doanh nghiệp gia đình, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ… Những nguồn vốn khá đa
dạng nhƣng quan trọng nhất là mạng lƣới những ngƣời thân trong gia đình và bạn
bè thân thiết.

20


Nghiên cứu của Trƣơng Thị Nga (2013) tại một xã thuộc huyện Gia Lâm, Hà
Nội đã chỉ ra vai trò của vốn xã hội trong huy động vốn tài chính trong sản xuất của
ngƣời dân nơi đây. Đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các hộ gia đình chủ yếu
dựa vào các mạng lƣới quen biết nhƣ anh em họ hàng, làng xóm thân cận, ngƣời

quen, bạn bè trong làng để vay vốn khi cần nguồn lực này ở các công đoạn sản xuất.
Bên cạnh đó, không chỉ vay vốn, ở địa phƣơng này còn diễn ra hình thức chung vốn
giữa anh em họ hàng (23,1%) [Trƣơng Thị Nga, 2013].
Cũng nghiên cứu vốn xã hội của hộ sản xuất ở nông thôn, Nguyễn Thị Ánh
Tuyết & cộng sự (2015) đã khẳng định tính hữu ích của vốn xã hội trong huy động
vốn tài chính phát triển ngành thủ công mỹ nghệ. Cụ thể, bạn bè và họ hàng là
nguồn vốn vay quan trọng thứ hai sau Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn. Đây là nguồn vốn hiệu quả trong trƣờng hợp đột xuất hoặc khó tiếp cận với
các nguồn vốn khác. Họ hàng cũng hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình sản xuất kinh
doanh. Họ sống trong không gian gần và hay gặp gỡ, tiếp xúc, đã quen biết nhau
trên 3 năm. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ vay vốn từ các tổ chức chính trị xã hội không
cao, kể cả cho vay trực tiếp hay tín chấp. Các tác giả chỉ ra điểm hạn chế của vay
vốn từ ngân hàng thƣơng mại khi hộ sản xuất phải thế chấp sổ đỏ, nhà cửa. Một số
hộ sản xuất gặp khó khăn vì không có sổ đỏ, nhà cửa đã nhờ họ hàng đã thể nhờ
họ hàng, ngƣời thân bảo lãnh để vay vốn tƣ nhân [Nguyễn Thị Ánh Tuyết & cộng
sự, 2015].
Trong nghiên cứu của Shrestha (2015), việc tham gia nhóm nghề nghiệp đã
giúp cho các hộ sản xuất nông nghiệp có cơ hội tiếp cận với tín dụng vi mô. Đây
cũng là lý do chính tham gia nhóm của nhiều ngƣời. Những thành viên thỉnh thoảng
có thể vay tiền của nhau do đã có sự tin tƣởng lẫn nhau [Shrestha, 2015].
Trong nghiên cứu của Padmaja & Bantilan (2005) việc tham gia một số
nhóm phi chính thức ở địa phƣơng nhƣ nhóm tự lực (SHs), nhóm tín ngƣỡng pooja,
nhóm tiết kiệm tín dụng đã giúp phụ nữ một bang miền Tây Ấn Độ khẳng định
đƣợc vị thế của mình trong gia đình và ngoài cộng đồng. Những phụ nữ gặp nhiều
21


×