Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Nợ công cấp địa phương ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG QUỐC CƢỜNG

NỢ CÔNG CẤP ĐỊA PHƢƠNG Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG QUỐC CƢỜNG

NỢ CÔNG CẤP ĐỊA PHƢƠNG Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế chính tế
Mã số: 9310102.01

Giáo viên hƣớng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh
2. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

HÀ NỘI - 2019


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ..................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. iii
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NỢ CÔNG
VÀ NỢ CÔNG CẤP ĐỊA PHƢƠNG ............................................................ 7
1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ...................................................... 7
1.2. Các công trình trong nước........................................................................ 12
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 25
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NỢ CÔNG
VÀ NỢ CÔNG CẤP ĐỊA PHƢƠNG .......................................................... 27
2.1. Một số vấn đề lý luận về nợ công ............................................................ 27
2.1.1. Nợ công và các hình thức nợ công ........................................................ 27
2.1.2. Tác động của nợ công đối với nền kinh tế ............................................ 36
2.2. Tổng quan về nợ công cấp địa phương .................................................... 42
2.2.1. Khái niệm nợ công cấp địa phương ...................................................... 42
2.2.2. Quản lý nợ công cấp địa phương .......................................................... 43
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công cấp địa phương .............................. 45
2.3.1. Cơ cấu ngân sách nhà nước................................................................... 45
2.3.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quản lý nợ công ................... 49
2.3.3. Thâm hụt ngân sách nhà nước............................................................... 59
2.3.4. Chiến lược và tình hình phát triển kinh tế - xã hội ............................... 64
2.4. Kinh nghiệm về phân cấp quản lý nợ địa phương và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam .................................................................................................. 66
2.4.1. Kinh nghiệm của Pháp .......................................................................... 66


2.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................... 72
2.4.3. Bài học Kinh nghiệm cho Việt Nam ..................................................... 77
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG

CẤP ĐỊA PHƢƠNG Ở VIỆT NAM ............................................................ 79
3.1. Tổng quan về nợ công và quản lý nợ công của Việt Nam. ...................... 79
3.1.1. Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển: . 80
3.1.2. Phân bổ và sử dụng nguồn vốn vay hình thành nợ công ...................... 84
3.1.3. Khả năng trả nợ công của Việt Nam ..................................................... 88
3.1.4. Hoạt động kiểm tra và giám sát đảm bảo an toàn nợ công ................... 90
3.1.5. Hợp tác quốc tế, công khai minh bạch thông tin về nợ công................ 92
3.2. Thực trạng nợ công cấp địa phương ở Việt Nam..................................... 93
3.2.1. Phân cấp quản lý và hạn mức nợ công cấp địa phương ...................... 93
3.3.2. Mức nợ công cấp địa phương ............................................................. 104
3.2.3. Quản lý nợ công cấp địa phương ........................................................ 112
3.3. Đánh giá chung ...................................................................................... 117
3.3.1. Một số mặt đạt được............................................................................ 117
3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân. ......................................................... 118
CHƢƠNG 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NỢ CÔNG CẤP ĐỊA PHƢƠNG Ở VIỆT NAM .................. 124
4.1. Phương hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý nợ công cấp
tỉnh/thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 ............................ 124
4.1.1. Căn cứ pháp luật đề xuất ..................................................................... 124
4.1.2. Phương hướng ..................................................................................... 126
4.1.3. Mục tiêu............................................................................................... 130
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nợ công cấp địa phương ở Việt Nam...... 133
4.2.1. Nghiên cứu mở rộng quyền vay nợ của chính quyền địa phương cấp tỉnh133
4.2.2. Bảo đảm nợ công cấp địa phương cấp tỉnh ở mức an toàn và bền vững .. 135


4.2.3. Hoàn thiện hoạt động giám sát và cơ chế quản lý .............................. 140
4.2.4. Xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết để triển khai Luật quản lý nợ công
sửa đổi. .......................................................................................................... 144
4.2.5. Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở địa phương cấp tỉnh...................... 148

4.2.6. Chủ động bố trí nguồn lực tài chính trả nợ từ ngân sách địa phương. 151
KẾT LUẬN .................................................................................................. 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 159


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

Ký hiệu viết tắt

Nguyên nghĩa
Ngân hàng phát triển Châu Á
Bộ Tài chính
Bảo hiểm xã hội
Chính sách tiền tệ
Chính sách tài khóa
Cán cân thanh toán
Cán cân thương mại
Chính phủ
Công trái xây dựng tổ quốc
Doanh nghiệp nhà nước
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Quỹ tiền tệ quốc tế
Kho bạc Nhà nước
Kế hoạch và đầu tư
Ngân sách Nhà nước

Ngân sách Trung ương
Ngân sách địa phương
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hành Trung ương
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng phát triển Việt Nam
Viện trợ phát triển chính thức
Quản lý nợ
Trái phiếu Chính phủ
Tín phiếu Kho bạc
Thị trường chứng khoán
Giao dịch chứng khoán
Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Ngân hàng thế giới
Tổ chức thương mại thế giới

ABD
BTC
BHXH
CSTT
CSTK
CCTT
CCTM
CP
CTXDTQ
DNNN
FDI
GDP
IMF

KBNN
KHĐT
NSNN
NSTW
NSĐP
NHNN
NHTW
NHTM
NHCSXH
NHPTVN
ODA
QLN
TPCP
TPKB
TTCK
GDCK
UBCKNN
WB
WTO

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

1


Bảng 2.1

2
3
4

Bảng 2.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2

5

Bảng 3.3

6

Bảng 3.4

7

Bảng 3.5

8
9
10
11

Bảng 3.6
Bảng 3.7

Bảng 3.8
Bảng 4.1

12

Bảng 4.2

Nội dung
Phân định nguồn thu giữa NSTW và ngân sách
tỉnh
Nội dung cân đối NSNN hàng năm
Tình hình phát hành TPCP giai đoạn 2010 – 2015
Huy động vốn vay nước ngoài của Chính phủ
Giải ngân các khoản vay có BLCP giai đoạn 2010
– 2015
Thực hiện trả nợ Chính phủ giai đoạn 2010-2015
Trả nợ được Chính phủ bảo lãnh giai đoạn 2010 –
2015
Phân tích nợ công ở Việt Nam
Vay của Chính quyền địa phương
Nợ công chính quyền cấp tỉnh giai đoạn 2010-2015
Hạn mức nợ được Chính phủ bảo lãnh
Hạn mức bội chi và dư nợ của Chính quyền địa
phương

ii

Trang
54
61

81
82
83
89
89
91
105
105
132
133


DANH MỤC HÌNH VẼ

STT

Hình

1

Hình 1.1.

Nội dung
Nguồn gốc Nợ công

iii

Trang
29



LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng đẩy mạnh phân cấp tài chính hiện nay, ngoài phân cấp
quyền hạn thu, nhiệm vụ chi, hệ thống điều tiết, bổ xung, còn phân cấp quyền
vay nợ, tức là cho phép các địa phương có quyền vay nợ ở một mức độ nhất
định theo các quy định nhất định, đó cũng là một vấn đề lớn và mới của phân
cấp tài chính, ngân sách. Nợ chính quyền địa phương là toàn bộ các nghĩa vụ
nợ (bao gồm gốc và lãi vay) mà chính quyền địa phương phải trả ở một thời
điểm nhất định. Nợ chính quyền địa phương là một bộ phận của Nợ công (nợ
của chính phủ + Nợ được chính phủ bảo lãnh + Nợ của chính quyền địa
phương). Việc vay nợ của chính quyền địa phương có ý nghĩa làm công bằng
lợi ích giữa nhà nước trung ương và địa phương, giúp phân bỏ nguồn lực tôi
sưu, giảm chi phí hoạt động, ổn định nguồn lực ngân sách, tăng cường năng
lực của địa phương trong sử dụng các khoản tài trợ cho địa phương và cuối
cùng là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương…Tuy nhiên nếu
không có cơ chế quản lý tốt, các địa phương có thể vay nợ quá nhiều, vượt
quá năng lực trả nợ và không hiệu quả, có thể gây ra vỡ nợ hoặc dồn gánh
nặng trả nợ lên trung ương,vv như trường hợp một số địa phương ở Mỹ,
Trung quốc và một số nước hiện nay.
Nợ công của Việt nam từ 2012 đến nay theo số liệu thông kê của Chính
phủ vào khoảng 62-64% GDP. Trong các nguồn vay nợ, thì nợ của chính
quyền địa phương chiếm một tỷ lệ không lớn, chiếm khoảng 1,5% tổng số dư
nợ công và tương đương gần 0,9% GDP [20]. Nu chỉ căn cứ vào tỷ lệ trên, thì
nợ công của chính quyền địa phương không lớn và không quá đáng ngại. Tuy
nhiên, trên thực tế, nợ công của chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay
chưa được tính đầy đủ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nguồn thu ngân sách bị

1



giảm do nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu,
hàng năm, các địa phương vẫn phải dành nguồn ngân sách để thanh toán nợ
đọng xây dựng cơ bản ít nhất 30% và tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản nổi
lên như một mối nguy mới cho việc quản lý ngân sách và nợ công. Do vậy,
quản lý nợ công của địa phương hiện nay có vai trò, ý nghĩa ngày càng lớn
không chỉ trong việc chia sẻ khó khăn về ngân sách cho Trung ương mà còn
giúp phân bổ nguồn lực tối ưu và góp phần thúc đẩy phát triển ở địa phương ở
Việt Nam. Từ năm 2003 đến nay một số địa phương (Hà Nội, TP HCM, Đồng
Nai, Đà Nẵng, Hải Phòng…) đã phát hành trái phiếu địa phương cho đầu tư
phát triển ở địa phương và đã bước đầu có kết quả nhất định. Tuy nhiên hành
lang pháp lý cho vay nợ của chính quyền địa phương còn sơ sài, khiếm
khuyết, việc kiểm soát và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay còn nhiều bất
cập…Bên cạnh đó, để nâng cao trách nhiệm của chính quyền các tỉnh, thành
phố, tháng 9/2017, Chính phủ đã có Chỉ thị 37 về việc tăng cường quản lý,
giám sát vay về cho vay lại đối với chính quyền địa phương, trong đó Chính
phủ vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài cho các địa phương vay lại. Trước
đây, theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, khoản vay về cho vay lại
không tính trong hạn mức huy động vốn của chính quyền địa phương, vì vậy
việc giải ngân rút vốn không bị ảnh hưởng bởi hạn mức vay nợ. Tuy nhiên,
Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã đưa ra giới hạn về dư nợ tối đa của
từng địa phương, theo đó tất cả các khoản vay từ các nguồn như vay kiên cố
hóa kênh mương, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay tồn ngân
của Kho bạc Nhà nước và vay về cho vay lại từ nguồn vốn nước ngoài đều
phải tính trong hạn mức dư nợ tối đa theo quy định. Điều này, đặt ra nhiều
thách thức cho chính quyền địa phương trong việc xác định các dự án ưu tiên
vay vốn cũng như sử dụng vốn vay hiệu quả. Để làm được điều này, chính
quyền các tỉnh, thành phố cần lập được kế hoạch vay, trả nợ chi tiết, trong đó

2



phân chia theo từng nội dung: Vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của
Chính phủ, vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với chương trình kiên
cố hóa kênh mương và đường giao thông nông thôn, tạm ứng vốn nhàn rỗi
của Kho bạc nhà nước, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (nếu có)
và giao nhiệm vụ cho cơ quan chức năng của địa phương tổ chức thực hiện và
quản lý chặt chẽ, đúng quy định. Tuy nhiên với kinh nghiệm quản lý còn
nhiều hạn chế, thì đây thực sự là thách thức với các chính quyền đại phương ở
Việt Nam. Hiện nay, nợ của chính quyền địa phương chủ yếu phát sinh do
chính quyền địa phương đi vay để bổ sung vốn đầu tư xây dựng công trình kết
cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 của Luật Ngân sách nhà nước
năm 2002. Một số địa phương như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng đã
và/hoặc đang phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định tại
Nghị định 141/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Trong xu hướng đẩy mạnh tính
tự chủ và phân cấp tài khóa, việc phát hành trái phiếu của chính quyền địa
phương có thể sẽ tiếp tục được mở rộng thêm ở nhiều địa phương khác. Điều
này sẽ đặt ra nhiều thách thức mới cho Chính phủ trong việc vừa đẩy mạnh
phân cấp ngân sách, tạo sử chủ động cho địa phương trong huy động các
nguồn lực cho phát triển, vừa đảm bảo khả năng quản lý nợ của chính quyền
địa phương không vượt giới hạn cho phép, từ đó làm tăng gánh nặng nợ quốc
gia. Hiện nay, Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định
về quản lý nợ của chính quyền địa phương nhằm kiểm soát chặt chẽ nợ của
chính quyền địa phương từ lập kế hoạch vay nợ và việc huy động các nguồn
vốn vay; phân bổ, sử dụng vốn vay và bố trí nguồn lực tài chính của địa
phương để hoàn trả các khoản vay. Do đó, việc phân cấp tự chủ tài khóa và
vay nợ cho các địa phương có năng lực tài khóa tốt chưa hẳn là đáng ngại
bằng việc bao cấp vốn cho các địa phương có khả năng tự chủ tài khóa rất
kém. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nợ công địa phương trong bối cảnh chính


3


phủ tăng quyền về phân cấp quản lý NSNN, từ đó đánh giá những mặt được,
hạn chế để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả huy động cũng như sử dụng
các khoản nợ này đồng thời không làm tăng gánh nặng nợ công quốc gia là có
tính cấp thiết thời sự và có ý nghĩa khoa học. Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài
“Nợ công cấp địa phương ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu sinh của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án: nghiên cứu thực trạng nợ công cấp địa
phương ở Việt Nam, từ khuôn khổ pháp lý, đến quy mô, tỷ trọng nợ địa
phương trong tỷ trọng nợ quốc gia cũng như trong nguồn vốn ngân sách của
địa phương trên cơ sở chính sách phát triển kinh tế của đất nước và địa
phương ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý nợ công cấp địa phương ở Việt Nam từ nay đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục đích như vậy, luận án có các các nhiệm
vụ sau:
- Hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến nợ
công cấp địa phương trong đó nhấn mạnh mối quan hệ với phân cấp ngân
sách nhà nước giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương
trong việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực phát triển kinh tế
địa phương.
- Nghiên cứu kinh nghiệm về nợ công cấp địa phương và quản lý nợ
công cấp địa phương ở một số nước trên thế giới và một số bài học kinh
nghiệm rút ra cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng nợ công cấp địa phương ở Việt Nam
trong mối quan hệ với nợ công quốc gia hiện nay từ khuôn khổ pháp lý đến
quy mô, tỷ trọng nợ công địa phương để làm rõ những thành công và
những tồn tại, bất cập cùng nguyên nhân trong quản lý nợ công địa phương
ở Việt Nam.


4


- Đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý nợ công cấp địa
phương của Việt Nam đến năm 2025.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là nợ công cấp địa phương ở
Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu các vấn đề chung về nợ công cấp địa
phương của Việt Nam.
+ Về thời gian: từ năm 2003 là năm các địa phương bắt đầu phát hành
trái phiếu địa phương đến nay và đề xuất giải pháp đến năm 2025.
+ Về nội dung: nghiên cứu về thực trạng nợ công cấp địa phương và
quản lý nhà nước về nợ công cấp địa phương ở Việt Nam, với số liệu tập
trung chủ yếu ở các thành phố trực thuộc trung ương vì là chính vì đây là
những địa phương được chủ động vay nợ địa phương trên khuôn khổ quy
định của pháp luật của Việt Nam. Trong nghiên cứu quản lý nợ công cấp địa
phương tập trung chính vào mối quan hệ, sự phân cấp giữa trung ương và địa
phương trong huy động, sử dụng và hoàn trả các khoản nợ công của địa
phương cấp tỉnh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh …để tổng
hợp, phân tích và đánh giá sơ bộ những vấn đề chung trong phân cấp ngân
sách, quản lý nợ địa phương…Bên cạnh đó, luận án sử dụng phương phá trừu
tượng hóa khoa học, nghiên cứu nợ công trong mối quan hệ phân cấp giữa
trung ương và địa phương trong huy động nguồn lực tài chính cho phát triển,

cũng như phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Phương
pháp này dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ những tài liệu

5


nghiên cứu trước đây, các báo cáo về tình hình nợ công và một số tính toán
của tác giả về an toàn nợ công của Việt Nam nói chung và nợ chính quyền địa
phương nói riêng để từ đó xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết.
Dữ liệu nợ công của tác giả căn cứ vào các báo cáo của Quốc hội, Chính
phủ về nợ công quốc gia, báo cáo của UBND một số tỉnh/thành phố trực
thuộc trung ương về hoạt động NSNN và huy động vốn vay của địa phương.
5. Đóng góp của luận án:
- Hệ thống hóa và làm rõ các nội dung cơ bản về lý luận về nợ công cấp
địa phương trong mối quan hệ với nợ công quốc gia và phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước giữa chính quyền cấp trung ương và và chính quyền cấp địa
phương (ở Việt Nam là cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
- Nghiên cứu kinh nghiệm hình thành nợ công cấp địa phương và quản lý
nợ công cấp địa phương ở một số nước trên thế giới và rút ra một số bài học
cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng nợ công nói chung và nợ công cấp địa
phương ở Việt Nam nói riêng giai đoạn 2003 đến nay.
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ công
cấp địa phương cấp tỉnh/thành phố ở Việt Nam đến năm 2025.
6. Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án có
kết cấu 04 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về nợ công và nợ công
cấp địa phương

- Chương 2: Tổng quan lý luận và thực tiễn về nợ công và nợ công cấp
địa phương
- Chương 3: Thực trạng nợ công và quản lý nợ công cấp địa phương ở
Việt Nam
- Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nợ công cấp
địa phương ở Việt nam.

6


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NỢ CÔNG
VÀ NỢ CÔNG CẤP ĐỊA PHƢƠNG
Nợ công của địa phương nhìn chung là sự phân cấp của chính quyền
trung ương cho chính quyền các địa phương trong việc vay nợ hay huy động
các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế xã hội của đại phương và khả
năng hoàn trả các khoản vay, huy động này từ địa phương. Do đó, để nghiên
cứu về nợ công chúng ta không thể không bàn đến các vấn đề về quản lý ngân
sách và phân cấp ngân sách của một quốc gia. Phân cấp ngân sách bắt nguồn
từ các nước phát triển và đã lan rộng sang mọi khu vực trên thế giới trong 3
thập kỷ trở lại đây. Xuất phát từ xu hướng này đã có nhiều nghiên cứu đã
được tiến hành về nợ công trong mối qua hệ với nợ quốc gia và phân cấp
ngân sách. Các nghiên cứu này đề cập không chỉ tập trung vào khái niệm,
nguyên tắc, điều kiện nay nợ của đại phương mà còn đi sâu vào nghiên cứu
hoạt động quản lý nợ địa phương với các quy định về phân cấp ngân sách như
việc thiết kế các hệ thống bổ sung; phân cấp quyền vay nợ; các tác động tới
ổn định vĩ mô và phát triển kinh tế địa phương…Xuất phát từ cách đặt vấn đề
này, luận án đi sâu nghiên cứu tổng quan các công trình theo các hướng sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc
- Nghiên cứu của các nhà kinh tế tân cổ điển về nợ công
Các nhà kinh tế tân cổ điển vào những năm 50 đã đưa ra khái niệm và

phân tích vấn đề phân cấp, đại diện là Charles M. Tiebout (1956), Musgrave
(1959) đã tập trung làm rõ nguồn gốc, các nguyên tắc và nội dung phân cấp
ngân sách, cụ thể là việc phân chia quyền hạn, trách nhiệm về chi, về thu
nhằm đảm bảo cho phân cấp trong lĩnh vực ngân sách hoạt động. Các nghiên
cứu này cũng chỉ ra thứ tự thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trong
phân cấp ngân sách, theo đó phân cấp nhiệm vụ chi phải được xem là bước

7


đầu tiên trong quá trình phân cấp. Những nghiên cứu này về cơ bản liên quan
tới các ưu tiên giảm chi tiêu công, cân bằng ngân sách, hạn chế các dịch vụ và
chuyển giao trách nhiệm tới các cấp chính quyền thấp hơn hoặc trực tiếp tới
các cộng đồng dân cư, đây là những nghiên cứu thuộc lĩnh vực lựa chọn công
cộng. Các nghiên cứu này cho rằng các cấp chính quyền gần đây nhất sẽ có áp
lực cung cấp các dịch vụ tốt nhất, họ cho rằng phân cấp sẽ cho phép chính
quyền địa phương quyết định mức dịch vụ tối ưu đồng thời tạo ra sự cạnh
tranh giữa các chính quyền địa khi phân cấp tạo ra cơ hội cho cử tri di chuyển
từ địa bàn hành chính này tới địa bàn hành chính khác có hoạt động cung ứng
dịch vụ hiệu quả. Musgrave (1959), Oates (1972) cũng cho rằng chính quyền
địa phương có cơ sở để thiết kế và quản lí các chương trình phát triển vì các
lực lượng thị trường và các quá trình chính trị buộc họ phải hành động một
cách hiệu quả. Các chính quyền địa phương gần dân hơn sẽ nắm bắt nhu cầu
của công chúng tốt hơn và có khả năng đàm phán với người đóng thuế để có
mức thuế phù hợp nhất. Nói cách khác chính quyền địa phương cho phép cư
dân lựa chọn các loại dịch vụ và mức độ dịch vụ theo nhu cầu của họ. Nghiên
cứu này cũng chỉ ra rằng các chính quyền địa phương có khả năng tổ chức các
dịch vụ công tốt hơn do có khả năng gắn kết chi phí với lợi ích sử dụng dịch
vụ công thông qua việc sử dụng thuế tài sản và phí đối với người sử dụng để
chi trả cho các hàng hóa công cộng.

- Tình hình nghiên cứu nợ công của các nhà kinh tế học hiện đại
Oates (1995), De Mello (1999), Hausmann và cộng sự (1998), Gavin và
Hausmann (1998) và Stein (1988) cũng đã thực hiện một loạt nghiên cứu về
phân cấp và chỉ ra rằng phân cấp không chỉ có vai trò quan trọng trong việc
cung ứng dịch vụ công mà còn tạo ra tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.
Cohen, J.M., và Peterson, S.B. (1997, 1999) nghiên cứu, xác định rõ các
cấp chính quyền khác nhau có khả năng khác nhau trong việc quản lí các hoạt

8


động kinh tế cũng như phân phối lại thu nhập. Các nghiên cứu này cho rằng
chính quyền địa phương và chính quyền bang nên đảm nhiệm việc phân bổ
các quỹ phát triển đường xá, cơ sở hạ tầng, trong khi chính phủ đảm nhiệm
việc phân bổ cac quỹ phân phối lại, liên quan tới các chương trình phúc lợi xã
hội cho người nghèo, người khuyết tật. Manor (1999), Prud‟ home (1995),
Smoke (2005) đã nghiên cứu về quá trình phân cấp và cho rằng chính phủ nên
kiểm soát các nguồn lực của nhà nước để hướng tới việc phát triển vào một
khu vực nhất định của đất nước. Họ cho rằng chính phủ có thể quản lí chi phí
cố định cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn, tránh manh mún, thiếu quy
hoạch trong đầu tư phát triển hạ tầng của tất nước. Họ cho cũng rằng, về cơ
bản, và đặc biệt là ở các nước đang phát triển, chính phủ ở vị trí tốt hơn trong
việc tiếp cận thông tin và các thị trường tài chính quốc tế.
Balh và Johannes 1994; Campbell 2003; De Mello 2000; Montero và
Samuels 2004; Rodden 2004; Rodriguez 1997; Rondinelli và Shabbir Cheema
1981 đã tập trung vào nghiên cứu quá trình phân cấp các nguồn lực tài chính
ở châu Mĩ La Tinh hoặc tăng nguồn thu ở cấp địa phương thông qua các
chính sách khuyến khích của trung ương hoặc phân cấp chi tiêu bằng cách
tăng các khoản bổ sung từ trung ương đến địa phương. Họ cho rằng quá trình
này không thể thực hiện một cách toàn diện bởi 3 lí do:

Liên quan đến rủi ro đạo đức khi chính quyền địa phương vay nợ quá
nhiều so với khả năng trả nợ của họ buộc chính phủ phải hỗ trợ khi họ không
trả được, kéo theo các bất ổn vĩ mô.
Đó là việc tạo ra những động cơ méo mó. Các nghiên cứu này cho thấy
việc phân cấp tạo ra rất ít động lực cho các chính quyền địa phương, tăng
nguồn thu của họ, vì họ trông chờ vào các nguồn bổ sung cân đối từ trung
ương cũng như các khoản hỗ trợ có mục tiêu. Cuối cùng thì liên quan tới vấn
đề hành chính. Các nghiên cứu chỉ ra thực tế là rất nhiều các thị trưởng/chủ

9


tịch tỉnh có trình độ chuyên môn hạn chế, không đủ khả năng quản lí các
nguồn lực lớn được phân cấp. Bên cạnh đó chính phủ đôi khi cũng kiểm soát
chặt chẽ việc bầu cử ở địa phương, do đó các áp lực chính trị là rất hạn chế.
Tiếp đó các nghiên cứu tập trung vào việc hài hòa giữa ưu tiên quốc gia
và vấn đề tự chủ ở địa phương (Rondilli và Shabbir Cheema 1981; Taliercio
2004; Falleti 2005).Những nghiên cứu này cho rằng để quá trình phân cấp
hiệu quả, chính phủ nên cho phép và khuyến khích các chính quyền địa
phương đánh thuế dân cư để chi trả cho việc cung ứng các dịch vụ công của
họ. Song điều này là rất khó thực hiện.
Ở góc độ chính trị cũng có nhiều các nghiên cứu về phân cấp, tập trung
vào mối quan hệ giữa phân cấp và vấn đề dân chủ (Bradhan và Mookherjee
1988; Escobar – Lemmon 2001; Fukasaku và Haumann 1998; Grindle 2007;
Litvack và Seddon 1998; Prud‟homme 1995). Các nghiên cứu này cho rằng
quá trình phân phối sẽ cải thiện mối quan hệ giữa dân cư và chính quyền, tăng
trách nhiệm giải trình, tính nhạy cảm của các quyết định công cộng trước các
nhu cầu của công chúng. Tuy nhiên các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các
nội dung trên chỉ đạt được khi chính quyền địa phương có quyền tự chủ nhất
định trong việc đặt ra các ưu tiên của họ và có năng lực để thực hiện các chức

năng mà họ tự quyết định.
Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu về việc chuyển giao các chương
trình xã hội cho địa phương (Kaufman và Nelson 2004; Levy 2008a; BrachetMarquez 2002). Vào những năm 90 các nghiên cứu về phân cấp tập trung vào
việc thiết lập hệ thống quản trị hiệu quả, một quá trình ra quyết định chủ động
và vấn đề kiểm soát chính quyền địa phương khi có sự tham gia của dân
chúng ngày càng tăng (Delamaz và Villar 2005; Narayan và Patesch 2002;
Smith 2009b). Một số nghiên cứu sau này đã tập trung làm rõ hơn vấn đề
quản trị phân cấp, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn phân cấp ở các

10


nước trên thế giới. D. Ebel and Serdar Yilmaz (2002), Teresa Ter – Minassian
(1997); Ngân hàng thế giới, 2005. Phân cấp ở Đông Á để chính quyền địa
phương phát huy tác dụng.
Nghiên cứu các cơ chế bổ sung ngân sách giữa TW và địa phương cũng
đã thực hiện (Teresa Ter – Minassian 1997), Richard M. Bird (2001). Xuất
phát từ nguyên tắc phân cấp thu chi, các nghiên cứu này chỉ ra rằng, do các
tiêu chí phân cấp nhiệm vụ chi và nguồn thu khác nhau, nên không có gì để
đảm bảo cân đối thu – chi ở chính quyền địa phương. Bổ sung giữa các cấp
chính quyền, do đó, xuất hiện theo phân cấp ngân sách. Sự tồn tại của chúng
được củng cố hơn nữa bở sự tồn tại của các tác động ngoại ứng và chức năng
phân phối lại. Đối với một số hệ thống bổ sung, vấn đề cốt lõi là phải xác định
được tổng quỹ dành cho mục đích bổ sung; cơ chế, cách thức phân bổ quỹ bổ
sung tới các cấp chính quyền.
Bên cạnh các nghiên cứu về phân cấp thu, chi, hệ thống bổ sung các
nghiên cứu về phân cấp quyền vay nợ và phát triển một thị trường nợ cho các
nhu cầu vốn đầu tư của các địa phương cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm thực hiện. Arik Levinson (1998), “Banlanced budget and business
cycle: Evidence from the States”, National Tax Journal, Vol. 51, pp. 75-32;

Building local credit system (Petterson and Ahaman 1997); Maria E.Freire
and Maecela Huertas and Eenjaamin Darche (1998), “Sub-national access to
the capital market: The Latin American experiences”, International
conference on sub-national debt market in developing and transition
countries”, World bank; Samir EL Daher (2000), “Specialized Financial
Intermediaries for Local Governments – A Market-based Tool for Local
Infrastructure Finance”, In Infrastructure Notes, Urban No. FM-8d, World
Bank… Các nghiên cứu này cho rằng do các hoạt động ngân sách có tính chu
kỳ và nhu cầu chi đầu tư thường vượt quá khả năng nguồn thu tại một thời

11


điểm, cộng với các sản phẩm từ đầu tư công thường được sử dụng lâu dài cho
nhiều thế hệ, nên họ đã chỉ ra rằng phân cấp về quyền vay nợ được xem là
một cấu thành không thể thiếu trong quá trình phân cấp ngân sách. Tuy nhiên,
do có những hạn chế nhất định về mức độ tự chủ đối với nguồn thu và để hạn
chế các lạm dụng vay mượn của các cấp chính quyền địa phương, các nghiên
cứu này cũng đi sâu làm rõ các đặc thù đối với các thể chế hoạt động trên thị
trường nợ địa phương và các chế tài đối với việc vay nợ của các cấp chính
quyền địa phương.
1.2. Các công trình trong nƣớc
- Nghiên cứu về nợ công nói chung
Vũ Minh Long (2013) về Khủng hoảng nợ công tại một số nền kinh tế
trên thế giới: Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, biện pháp khắc phục và những
hàm ý chính sách cho Việt Nam. Nghiên cứu này được xây dựng nhằm mục
đích tổng hợp lý thuyết cùng những diễn biễn và phản ứng chính sách thực tế
từ các cuộc khủng hoảng nợ lớn trong lịch sử cũng như cuộc khủng hoảng nợ
công châu Âu gần đây nhằm đưa ra được một cái nhìn toàn cảnh về khủng
hoảng nợ công. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ phân tích thực trạng nhằm

đánh giá về tình hình cũng như rủi ro nợ công của Việt Nam dựa trên những
số liệu cập nhật nhất. Cuối cùng, nghiên cứu sẽ đưa ra một số gợi ý chính
sách giúp cải thiện tình hình nợ công của nhằm tránh những rủi ro khủng
hoảng mà Việt Nam có thể gặp phải trong thời gian sắp tới.
Nguyễn Tuấn Tú (2012). Nghiên cứu chỉ ra trong bối cảnh nợ công châu
Âu đang lan rộng và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa tìm ra lối thoát,
nhiều chuyên gia nghiên cứu đã cảnh báo nợ công của Việt Nam cũng đang ở
mức nguy hiểm và có xu hướng gia tăng nhanh. Có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn
trong chi tiêu công, trả nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam, đòi hỏi phải
có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề này để có những giải pháp quản lý nợ công

12


một cách hiệu quả trong thời gian tới. Bài viết phân tích thực trạng nợ công
hiện nay ở Việt Nam, những nguyên nhân dẫn đến nợ công và đề xuất một số
giải pháp kiểm soát nợ công trong bối cảnh nợ công ở nhiều nước trên thế
giới tiếp tục lan rộng và khó kiểm soát. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đi đến kết
luận quản lý nợ công ở Việt Nam vẫn chưa thực hiện hiệu quả. Trong những
tháng đầu năm 2012, sự phá sản của tập đoàn Vinalines lại một lần nữa cảnh
báo tình trạng nợ công của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng nhanh và theo đánh giá
của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đến năm 2015, nợ công của Việt Nam có khả
năng là 86,2 tỷ USD, chiếm 65% GDP. Vì vậy, việc triển khai kịp thời các
chính sách và biện pháp quản lý nợ công là một nhiệm vụ quan trọng đối với
Chính phủ và các ngành, các cấp để có thể quản lý nợ công tại Việt Nam một
cách an toàn, hiệu quả.
Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2015) đã nêu khái quát các đặc điểm nợ
công của Việt Nam, trong đó phân tích các điểm khác biệt trong thống kê về
nợ công của Việt Nam so với thông lệ quốc tế. Về cơ bản, cách tiếp cận của
Việt Nam bỏ qua rủi ro phát sinh từ các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nằm

ngoài Chính phủ và các quỹ bảo hiểm xã hội. Nghiên cứu cho rằng cần thiết
phải đồng bộ hóa chuẩn mực thống kê về nợ công của Việt Nam so với thế
giới để giúp kiểm soát tốt hơn những rủi ro nợ công. Do tỷ lệ lớn nợ công
được huy động bằng nguồn trong nước, rủi ro xảy ra khủng hoảng thanh toán
nợ ở Việt Nam về lý thuyết là không lớn. Tuy nhiên mặt khác, nợ công trong
nước cũng đang gây những tác động tiêu cực đến nền kinh tế như làm tăng
mặt bằng lãi suất, ảnh hưởng đến đầu tư khu vực tư nhân, và tạo ra áp lực lạm
phát trong trung hạn. Tuy nhiên quan trọng hơn, chúng tôi cho rằng tác động
tiêu cực của nợ công cần được hiểu về bản chất như là rủi ro tích lũy của
chính sách tài khóa lỏng lẻo và chi tiêu đầu tư công thiếu hiệu quả. Mức trần
nợ công cần được xem xét dưới giác độ một ràng buộc cứng để cải thiện hiệu

13


quả của chính sách tài khóa, bên cạnh ý nghĩa là ngưỡng an toàn để ngăn chặn
một cuộc khủng hoảng nợ công có thể xảy ra trong tương lai. Vì lý do đó,
việc duy trì mức trần nợ công cố định có ý nghĩa thiết yếu trong kiểm soát các
rủi ro vĩ mô trong trung hạn. Thay vì nới rộng trần nợ công, cần thực hiện các
biện pháp cứng rắn để đưa và duy trì nợ công ở ngưỡng cho phép.
Ủy Ban Kinh tế Quốc hội (2013) về tình hình nợ công cũng như triển
vọng trong tương lai ở Việt Nam. Nghiên cứu này nghiên cứu kinh nghiệm
khủng hoảng nợ công ở khu vực Mỹ La tinh và Châu Âu, trên cơ sở so sánh
đối chiếu với thực trạng nợ công của Việt Nam để nghiên cứu ảnh hưởng của
nợ công đến các chỉ số kinh tế vĩ mô và hoạt động của doanh nghiệp tại Việt
Nam. Nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ ra Việt Nam là một quốc gia kém phát
triển đang chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam vẫn phải dựa
nhiều vào đầu tư công để thực hiện các mục tiêu phát triển. Thâm hụt ngân
sách liên tục trong một thời gian dài cũng làm gia tăng nợ công của quốc gia.
Đến ngày 31/12/2011, nợ công là 54,9% cao hơn nhiều so với mức 36% GDP

vào năm 2001 và 44% vào năm 2005. Nghiên cứu cho rằng trên các phương
diện kỹ thuật, vấn đề nợ công chưa đạt đến ngưỡng rất nghiêm trọng như ở
một số nước thành viên khu vực đồng Euro. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng nợ
công châu Âu cũng phần nào có tác động trực tiếp và gián tiếp đến Việt Nam,
do EU là một đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư quan trọng. Hơn nữa, cuộc
khủng hoảng nợ công ở châu Âu và các nguyên nhân liên quan chính là
những bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình phát triển - nhất là khi
mô hình phát triển còn dựa nhiều vào đầu tư công và nợ công. Từ đó, nghiên
cứu chỉ ra Việt Nam cần quan tâm hơn đến việc chuyển đổi mô hình tăng
trưởng của mình từ “chiều rộng” sang “chiều sâu”. Việt Nam phải quan tâm
hơn đến kỷ luật ngân sách, nhất là liên quan đến chi tiêu công và đầu tư công.
Bên cạnh những hệ lụy đối với bất ổn kinh tế vĩ mô, đầu tư công đang gặp

14


phải nhiều vấn đề liên quan đến dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả. Siết chặt kỷ
luật đầu tư công và chi tiêu công sẽ làm giảm quy mô chi ngân sách cần thiết
để đạt các mục tiêu phát triển, qua đó giúp thâm hụt ngân sách và nợ công trở
nên bền vững hơn. Liên quan đến việc kiểm soát và nâng cao kỷ luật ngân
sách, minh bạch thông tin liên quan đến chi tiêu công và đầu tư công sẽ là
những yêu cầu quan trọng. Bảo đảm minh bạch thông tin trên phương diện
này còn giúp tăng cường giám sát của cộng đồng đối với hiệu quả đầu tư công
và chi tiêu công, qua đó giúp phòng ngừa những rủi ro liên quan đến nợ công.
Về phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa là một vấn đề Việt Nam cần lưu tâm hơn. Đây là việc làm cần
thiết nhằm hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó tạo dựng môi trường
thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và tạo nguồn lực cho đầu tư công. Việt Nam
cần đẩy mạnh quá trình hợp tác với các nước khác nhằm hướng tới bảo đảm
an ninh tài chính chung ở khu vực. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

ngày càng sâu rộng, những khó khăn tài chính ở các quốc gia xung quanh sẽ
nhanh chóng gây ra các tác động lây lan đối với nền kinh tế Việt Nam và
ngược lại.
Nghiên cứu của Phan Duy Minh và Nhữ Trọng Bách (2013) về“Phòng
ngừa khủng hoảng nợ công của Việt Nam” ngoài đưa ra các lý luận về nợ
công và khủng hoảng nợ công đề tài đã có những đánh giá và đưa ra các con
số quan trọng về nợ công của Việt Nam hiện nay đó là tổng nợ công của Việt
Nam hiện nay xấp xỉ 60% GDP nhưng nợ nước ngoài chiếm ¾ và chủ yếu là
nợ ODA với thời gian trả nợ dài và lãi suất tương đối thấp (dưới 3%/năm),
mỗi một năm chính phủ Việt Nam đã phải trả nợ gốc và lãi cho nước ngoài
gần 1,5 tỷ USD, 2,4 tỷ USD vào năm 2020… Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra
những nguy cơ khủng hoảng nợ công của Việt Nam và đề xuất giải pháp
phòng ngừa nguy cơ khủng hoảng, các giải pháp quan trọng đã được kể đến là

15


phải có chiến lược nợ công dài hạn do Quốc hội phê chuẩn; phải xác định xử
lý nợ của các DNNN là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách; phải phấn đấu giảm
mạnh bội chi NSNN; tăng cường quản lý vay và sử dụng nợ công; thành lập
Ban Quản lý nợ công thuộc Quốc hội.
- Nghiên cứu về phân cấp và nợ công địa phương ở Việt Nam
Ở Việt Nam những năm qua phân cấp trong lĩnh vực ngân sách đã và
đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với việc trao quyền phân cấp thu – chi, phân bổ
ngân sách trên địa bàn, các tỉnh/thành phố trực thuộc TW cũng đã được trao
quyền vay nợ (Khoản 3 điều 8 Luật NSNN 2002). Cho tới nay, cũng đã có
nhiều nghiên cứu xoay quanh các góc độ khác nhau của phân cấp, cụ thể là:
Các nghiên cứu của Bộ Tài chính (2002) về “Cơ sở lý luận và thực tiễn
hoàn thiện phân cấp ngân sách cho các cấp chính quyền trong điều kiện mới”
và Lê Chi Mai (2006) về “Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương

thực trạng và giải pháp đã tập trung vào nhiệm vụ thu – chi của trung ương,
của địa phương ở các góc độ như phạm vi nhiệm vụ chi, nguồn thu phân cấp
cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương, quyền hạn về phân bổ ngân
sách trên địa bàn; quyền hạn về xây dựng một số chế độ, tiêu chuẩn, định
mức chi phù hợp với đặc thù địa phương; quyền hạn về vấn đề vay nợ…
Sau khi thực hiện luật NSNN 2002, với các cơ chế phân cấp mới, nghiên
cứu khảo sát thực tế việc phân bổ NSNN ở các tỉnh thành phố cũng đã
được thực hiện.Trên cơ sở đó, các nghiên cứu đã đánh giá thực trạng phân
cấp NSNN ở các Tỉnh, thành phố trong cả nước, chỉ ra tình trạng trăm hoa
đua nở trong phân cấp thu – chi giữa các tỉnh, một phần gắn với đặc thù
phát triển của tỉnh, nhưng phần nhiều có xu hướng giữ lại tỉnh các nguồn
thu dễ, phân cấp các thu nhỏ, lẻ, khó. Nghiên cứu này chỉ giới hạn trong 2
năm đầu thực hiện luật NSNN 2002 và không đề cập đến hệ thống bổ sung
cân đối và phân cấp vay nợ cho địa phương.

16


Bên cạnh nghiên cứu về việc phân cấp các nhiệm vụ thu - chi giữa các
cấp chính quyền, nghiên cứu về thực quyền ngân sách của địa phương (Thực
quyền của chính quyền địa phương trong mô hình phân cấp ngân sách Việt
Nam hiện nay, Nguyễn Thị Hải Hà (2006); Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân
sách Việt Nam cho các cấp chính quyền địa phương, Đào Xuân Liên, 2007;
Đỗ Trọng Khanh và Lê Văn Cương, 2012. Tăng cường hiệu quả phân cấp
Ngân sách Nhà nước; PGS.TS. Đặng Văn Thanh, 2004. Phân cấp quản lý tài
chính nhà nước: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện) cũng đã chỉ ra, cơ chế
phân cấp NSNN theo luật 2002 mặc dù đã trao những quyền hạn mới cho
tỉnh, nhưng tính tự chủ của tỉnh còn nhiều hạn chế. Đối với cấp huyện, xã
thẩm quyền còn hạn chế hơn, do không thực hiện phân bổ NSNN và do tỉnh
thường chỉ phân cấp các nguồn thu nhỏ lẻ cho huyện, xã.

Nghiên cứu, đánh giá hệ thống điều tiết, bổ sung ngân sách (Luận cứ xây
dựng và hoàn thiện cơ chế điều tiết, bổ sung giữa những NSTW và NSĐP
trong điều kiện hiện nay – Bộ Tài chính (2002)) đã đặt trọng tâm vào các quy
chế, quy định, định mức phân bổ ngân sách, chỉ ra rằng các tiêu chí phân bổ
ngân sách đã hợp lý hơn (các tiêu chí mang tính vật chất, không phản ánh
trung thực nhu cầu chi tiêu, gây bất lợi cho các địa phương nghèo, địa phương
vùng sâu, vùng sa đã dần được thay thế bằng các tiêu chí phản ánh nhu cầu
chi tiêu khách quan hơn, phù hơn); hệ số vùng, miền cũng đã tính đến những
khác biệt về chi phí cung cấp dịch vụ, về khả năng xã hội hóa của các địa
phương (hệ số vùng đô thị thường thấp nhất – loại trừ một số lĩnh vực như
mội trường, QLNN, thể dục thể thao; hệ số đối với vùng cao, hải đảo cao nhất
và khoảng cách hệ số đã dãn rộng); các lĩnh vực chi cũng được chi tiết, cụ thể
hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu khảo sát hệ thống định mức phân bổ NSNN
theo luật NSNN 2002 cũng đã được thực hiện (Khảo sát nghiên cứu phương
pháp xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách địa phương ở Việt Nam

17


×