Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BÀI 7 đề 2 LUYỆN tập PHẦN GIẢM PHÂN IN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.25 KB, 4 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: LUYỆN TẬP PHẦN GIẢM PHÂN

Dạng bài: Xác định số giao tử tạo ra trong quá trình Giảm phân, số hợp tử tạo thành
Câu 1 ( ID:25338 ): Một học sinh khi quan sát quá trình phân bào ở các tế bào của một cơ thể lưỡng bội dưới kính
hiểm vi đã vẽ được sơ đồ mô tả các giai đoạn khác nhau như hình ảnh bên dưới. Bạn hãy giúp học sinh này sắp xếp
lại trật tự các hình ảnh theo trật tự tương ứng với các kì: đầu → giữa → sau → cuối.

A. a → b → c → d.
B. d → a → c → b.
C. c → d → b → a.
D. b → d → a → c.
Câu 2 ( ID:25339 ): Ở một loài người ta thấy cơ thể sản sinh ra loại giao tử có ký hiệu AB DE h X. Loài này có số
nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) là
A. 4
B. 8
C. 12
D. 10
Câu 3 ( ID:25406 ): Có 1 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân số tinh trùng tạo thành là:
A. 4
B. 8
C. 12
D. 2
Câu 4 ( ID:25407 ): Từ 3 tế bào sinh trứng trải qua quá trình phát sinh giao tử tạo ra số tế bào trứng là
A. 3
B. 6
C. 9
D. 12


Câu 5 ( ID:25408 ): Có 20 tế bào phát sinh giao tử đực tham gia giảm phân. Số tinh trùng được tạo ra là
A. 20
B. 10
C. 40
D. 80
Câu 6 ( ID:25348 ): Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của một loài động vật là 6,6 pg. Trong
trường hợp phân bào bình thường, hàm lượng ADN nhân của mỗi tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân II là
A. 3,3pg
B. 26,4 pg
C. 13,2 pg
D. 6,6pg
Câu 7 ( ID:25349 ): Quan sát một nhóm tế bào sinh tinh của một cơ thể ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, giảm
phân bình thường; người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có tổng số 128 nhiễm sắc thể kép đang phân li về
hai cực của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là
A. 8.
B. 16.
C. 32.
D. 64.
Câu 8 ( ID:25409 ): Có 5 tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần sau đó tất cả tế bào tạo ra đều
chuyển sang vùng chín của một loài giảm phân. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là.
A. 20
B. 128
C. 160
D. 640
Câu 9 ( ID:25409 ): Một tế bào sinh dục đực của 1 loài động vật (2n = 24) nguyên phân 3 đợt ở vùng sinh sản rồi
chuyển qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra tinh trùng. Số lượng tinh trùng bằng:
A. 132
B. 64
C. 32
D. 16

Câu 10 ( ID:25411 ): Một tế bào sinh dục cái của của 1 loài động vật (2n = 24) nguyên phân 5 đợt ở vùng sinh sản
rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra trứng. Số lượng trứng bằng:
A. 32
B. 64
C. 124
D. 16
Câu 11 ( ID:25412 ): Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20, Có 30 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình
thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân II thống kê trong tổng số các tế bào con có bao nhiêu NST ở trạng thái
đơn
A. 1200.
B. 600.
C. 2400.
D. 1000.
Câu 12 ( ID:25413 ): Một tế bào sinh dục của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, một nửa số
tế bào con tiếp tục tham gia giảm phân, tổng số phân tử ADN trong các tế bào con ở kì sau của lần giảm phân 2 là
A. 192.
B. 1536.
C. 768.
D. 384.
Câu 13 ( ID:25414 : Một tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài có cặp NST giới tính XY, thực hiện nguyên phân liên
tiếp một số đợt tạo ra các tế bào con. Các tế bào con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình
thường tạo 128 tinh trùng chứa NST Y. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai là
A. 4
B. 7
C. 6
D. 5
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 1



Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Câu 14 ( ID:25415 ): Có một số tế bào sinh tinh ở một loài thú giảm phân bình thường tạo ra 128 tinh trùng chứa
NST giới tính Y. Các tế bào sinh tinh nói trên có số lượng bằng:
A. 16
B. 32
C. 64
D. 128
Câu 15 ( ID:25416 ): Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chín tiến hành giảm phân bình thường. Nếu
các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có bao nhiêu NST?
A. 38.
B. 37.
C. 35.
D. 36.
Câu 16 ( ID:25417 ): Ở 1 loài ong mật, 2n = 32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tuỳ
điều kiện về dinh dưỡng, còn trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực. Một ong chúa đẻ được một số trứng
gồm trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh. Các trứng nói trên nở thành ong thợ và ong đực chứa tổng số
155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng 2% số ong thợ con. Số ong thợ con là
A. 4800.
B. 3600.
C. 2400.
D. 9600.
Câu 17 ( ID:62753 ): Một sinh vật lưỡng bội có kiểu gen AABb. Hai gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác
nhau, trong một tế bào của sinh vật (được minh họa hình dưới đây). Tế bào này trải qua giai đoạn nào của chu kỳ tế
bào (kí tự + là các cực của tế bào)?

A. giảm phân I.
B. có thể là nguyên phân hoặc giảm phân.
C. nguyên phân.

D. giảm phân II.
Câu 18( ID:62757 ): Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào?
A. Kì đầu giảm phân I và giảm phân II, nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
B. Kì giữa giảm phân II, nhiễm sắc thể kép xếp 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào.
C. Kì cuối giảm phân II, mỗi nhiễm sắc thể đơn tương đương với một crômatit ở kì giữa.
D. KÌ sau giảm phân II, hai crômatit trong mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động.
Câu 19 [69533]: Trong giảm phân, hai cromatit của nhiễm sắc thể kép tách nhau ra thành hai nhiễm sắc thể đơn xảy
ra ở
A. kì đầu của giảm phân I.
B. kì sau của giảm phân I.
C. kì sau của nguyên phân.
D. kì sau của giảm phân II.
Câu 20 ( ID:25361 ): Ở một loài sinh vật, khi quan sát các tế bào sinh dục đang giảm phân bình thường của một cá
thể dưới kính hiển vi người ta bắt gặp tế bào A được mô tả ở hình bên dưới.

Một số kết luận được rút ra như sau:
I. Tế bào A đang ở kì sau của quá trình giảm phân II với số lượng nhiễm sắc thể là 2n = 8.
II. Theo lí thuyết, cơ thể này tạo ra các giao tử bình thường có n = 4.
III. Mỗi gen trên nhiễm sắc thể của tế bào A trong giai đoạn này đều có 4 alen.
IV. Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 8.
Số kết luận đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Dạng bài : Xác định số loại giao tử tạo ra
Câu 21 ( ID:25340 ): Xét 1 tế bào sinh dục cái của 1 loài động vật có kiểu gen là AaBb. Tế bào đó tạo ra số loại trứng là
A. 1 loại.
B. 2 loại.
C. 4 loại.

D. 8 loại.
Câu 22 ( ID:25341 ): Xét 1 tế bào sinh dục đực của 1 loài động vật có kiểu gen là AaBbDd. Tế bào đó tạo ra số loại tinh
trùng là
A. 1 loại.
B. 2 loại.
C. 4 loại.
D. 8 loại.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 2


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Câu 23 ( ID:25342 ): Tế bào xôma ruồi giấm chứa 8 nhiễm sắc thể. Điều này có nghĩa là nếu giảm phân hình thành giao
tử không có đột biến và trao đổi chéo thì có thể tạo ra số loại giao tử là
A. 4
B. 8
C. 16
D. 32
Câu 24 ( ID:25343 ): Ở ngô 2n = 20 NST, trong quá trình giảm phân có 5 cặp NST tương đồng, mỗi cặp xảy ra trao đổi
chéo 1 chỗ thì số loại giao tử được tạo ra là:
A. 210.
B. 215.
C. 212.
D. 213.
Câu 25 ( ID:25344 ): Có 2 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình
thành tinh trùng. Biết trong giảm phân không xảy ra trao đổi chéo và đột biến. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 2
B. 6

C. 4
D. 8
Câu 26 ( ID:25345 ): Bộ NST của ruồi giấm 2n = 8 NST, các NST trong mỗi cặp tương đồng đều khác nhau về cấu trúc.
Nếu trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST tương đồng mà mỗi cặp NST xảy ra trao đổi chéo ở 1 chỗ thì số loại giao tử
được tạo ra là:
A. 24.
B. 27.
C. 25.
D. 28.
Câu 27 ( ID:25346 ): Ở một loài khi không có sự trao đổi chéo và đột biến có thể tạo tối đa 4096 loại giao tử khác nhau
về nguồn gốc nhiễm sắc thể. Số nhiễm đơn trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là
A. 8
B. 24
C. 12
D. 48
Câu 28 ( ID:25347 ): Ở một loài lưỡng bội, khi không có sự trao đổi chéo và đột biến có thể tạo tối đa 4096 loại giao tử
khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể. Số nhiễm đơn có trong tế bào, khi tế bào đang ở kỳ sau của nguyên phân là
A. 24.
B. 8.
C. 12.
D. 48.
Câu 29 ( ID:25350 ): Ở một cơ thể của một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24, trong đó có 4 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng
có cấu trúc giống nhau, giảm phân hình thành giao tử có trao đổi chéo đơn xảy ra ở 2 cặp nhiễm sắc thể. Số loại giao tử
tối đa có thể tạo ra là
A. 256.
B. 1024.
C. 4096.
D. 512.
Câu 30 ( ID:25353 ): Có 5 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbDdeeHh tiến hành giảm phân bình thường
hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là

A. 8.
B. 16.
C. 5.
D. 10.
Câu 31 ( ID:25354 ): Loài ruồi giấm có 2n = 8, kí hiệu bộ NST là AaBbDdXY. Trong điều kiện bình thường, giảm phân
không xảy ra trao đổi chéo. Hai tế bào sinh tinh sẽ cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 4.
B. 16.
C. 8.
D. 2.
Câu 32 ( ID:25419 ): Ở một loài côn trùng, con cái có cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XX (2n = 32), con đực có cặp
NST giới tính XO (2n = 31). Khi côn trùng đực giảm phân có khả năng tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng trong trường
hợp không xảy ra đột biến và trao đổi chéo, các cặp NST tương đồng đều mang cặp gen dị hợp?
A. 215 loại.
B. 215 + 1 loại.
C. 216 + 1 loại.
D. 216 loại.
Câu 33 ( ID:25355): Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào
đơn bội.
B. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8.
C. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân.
D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
Câu 34 ( ID:25356 ): Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào:

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao


Trang 3


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Xét các phát biểu sau:
I. Tế bào 1 đang ở kì sau của nguyên phân với bộ NST 2n = 4.
II. Tế bào 2 đang ở kì sau của giảm phân 2 với bộ NST 2n = 8.
III. Cơ thể mang tế bào 1 có thể có kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp.
IV. Cơ thể mang tế bào 2 có kiểu gen AaBb.
V. Tế bào 1 và tế bào 2 đều ở kì sau của quá trình nguyên phân với bộ NST 2n = 4.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 35 ( ID:25357 ): Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBb XDhXdH giảm phân bình thường nhưng xảy ra trao đổi
chéo (hoán vị gen) ở một trong hai tế bào, các giao tử tạo ra đều có sức sống, theo lý thuyết, số loại giao tử tối thiểu có
thể tạo ra là:
A. 1.
B. 2.
C. 8.
D. 4.
Câu 36 ( ID:25358 ): Ở một cá thể ruồi giấm cái, xét 2 tế bào sinh dục có kiểu gen là: Tế bào thứ nhất
hai

AB
dd; tế bào thứ
ab


AB
Dd. Khi cả hai tế bào giảm phân bình thường, trên thực tế.
aB

A. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra nhiều hon so với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra.
B. số loại trứng tối đa được tạo ra từ tế bào thứ nhất và tế bào thứ hai là 8 loại.
C. số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra nhiều hon so với số loại trứng tế bào thứ nhất sinh ra.
D. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra bằng với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra.
Câu 37 ( ID:25418 ): Ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo giao tử. Biết không xảy ra đột
biến và không có trao đổi chéo, 3 tế bào này giảm phân tạo ra số loại giao tử tối đa. Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử
được tạo ra là
A. 1:l:l:l:l:l.
B. 2 : 2 :1:1.
C. 1:1:1:1.
D. 1:1:1:1:1:1:1:1.
Câu 38 ( ID:25359 ): Có 4 tế bào sinh tinh trong cá thể đực có kiểu gen AaBb trải qua giảm phân bình thường tạo tối đa
các loại giao tử. Biết không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo. Có bao nhiêu dãy tỉ lệ sau đây là có thể đúng với
các loại giao tử này:
(1) 1 : 1.
(2) 1 :1 : 1 : 1.
(3) 1 : 1 : 2 : 2.
(4) 1 : 1 : 3 : 3.
(5) 1 :1 : 4 : 4.
(6) 3 : 1
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 39 ( ID:25360): Ở ruồi giấm, cho 3 tế bào Aa
nhất và nhiều nhất

A. 2 và 6.

Bd D
X Y. Quá trình tạo giao tử diễn ra bình thường, số loại giao tử ít
bD

B. 2 và 12.

C. 1 và 3.

Câu 40 ( ID:25362 ): Ba tế bào sinh giao tử có kiểu gen

D. 2 và 8.

Ab
Dd thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết
aB

quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ giao tử dưới
đây có tối đa bao nhiêu tỉ lệ giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của ba tế bào trên?
(1) 1: 1.
(2) 1: 1: 1: 1.
(3) 1: 1: 1: 1: 1: 1.
(4) 1 : 1: 2 : 2.
(5) 5 : 5: 1:1.
(6) 3 : 3 : 1 : 1
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.


ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án

1
B
16
A
31
A

2
B
17
A
32
D

3
A
18
B
33

D

4
A
19
D
34
C

5
D
20
C
35
D

6
D
21
A
36
D

7
D
22
B
37
A


8
D
23
C
38
C

9
C
24
B
39
A

10
A
25
C
40
B

11
A
26
B

12
C
27
B


13
C
28
D

14
C
29
B

15
D
30
D

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao

Trang 4



×