Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ 2 NHÂN đôi ADN và PHIÊN mã IN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.5 KB, 4 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

KHÓA: LUYỆN THI CẤP TỐC THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: NHÂN ĐÔI ADN VÀ PHIÊN MÃ
I. LUYỆN TẬP LÍ THUYẾT VỀ NHÂN ĐÔI ADN
Câu 1 [15249]: Trong quá trình nhân đôi của ADN, một mạch được tổng hợp liên tục, mạch kia tổng hợp
gián đoạn. Hiện tượng này xảy ra do
A. mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ - 5’.
B. mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’ - 3’.
C. mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN.
D. mạch mới luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN.
Câu 2 [15380]: Mục đích của tái bản ADN là
A. chuẩn bị cho tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào.
B. chuẩn bị cho tế bào tổng hợp một lượng lớn prôtêin.
C. chuẩn bị tái tạo lại nhân con của tế bào.
D. chuẩn bị tái tạo lại toàn bộ các bào quan của tế bào.
Câu 3 [15382]: Trong quá trình tự nhân đôi ADN, enzim ligaza tác dụng nối các đoạn okazaki
A. ở mạch tổng hợp liên tục.
B. ở mạch được tổng hợp cùng chiều tháo xoắn.
C. ở mạch mạch mới được tổng hợp theo chiều từ 3’ đến 5’.
D. ở mạch được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn.
Câu 4 [15392]: Yếu tố nào sau đây cần cho quá trình tái bản ADN?
A. mARN.
B. tARN.
C. Ribôxôm.
D. Nuclêôtit.
Câu 5 [15398]: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là:
A. Trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
B. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo 2 hướng và ngược chiều nhau
C. 2 ADN mới được hình thành, 1 ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc thay đổi


D. 2 ADN mới được hình thành hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu
Câu 6 [15400]: Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau:
….A T G X A T G G X X G X ….
Trong quá trình nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự
A. ….T A X G T A X X G G X G….
B. ….A T G X A T G G X X G X…
C. ….U A X G U A X X G G X G….
D. ….A T G X G T A X X G G X T….
Câu 7 [15401]: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN ở sinh vật nhân thực diễn ra ở :
A. nhân và ti thể.
B. nhân tế bào.
C. nhân và các bào quan ở tế bào chất.
D. nhân và một số bào quan.
Câu 8 [15410]: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
I. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
II. Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
III. Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ => 3’ để tổng hợp mạch mới theo
chiều 3’ => 5’.
IV. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN
ban đầu.
V. Enzim ADN pôlimeraza tự tổng hợp 2 mạch mới bổ sung với 2 mạch khuôn
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 9 [15404]: Khi nói về quá trình tự nhân đôi của ADN có các nội dung:
I. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào của tế bào nhân thực.
II. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
III. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
IV. Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'.

V. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ
Y
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 1


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

VI. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Số nội dung nói đúng là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 10 [15390]: Có bao nhiêu lí do sau đây được dung để giải thích cho hiện tượng từ một phân tử ADN mẹ có thể tạo ra
2 ADN con giống hệt ADN mẹ?
I. ADN có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung.
II. ADN được cấu tạo từ hai mạch theo nguyên tắc bổ sung.
III. ADN có khối lượng và kích thước lớn, bền vững tương đối.
IV. ADN có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo tồn.
Số nội dung giải thích đúng là:
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Câu
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
A
D
D
A
A
D
B
D
D
II. LUYỆN TẬP KIẾN THỨC VỀ PHIÊN MÃ
Câu 1 [15847]: Phiên mã là sự truyền thông tin di truyền từ phân tử
A. ADN mạch kép sang phân tử ADN mạch kép.
B. ARN mạch đơn sang phân tử ADN mạch kép.
C. ARN mạch đơn sang phân tử ARN mạch đơn.
D. ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.
Câu 2 [15848]: Loại enzim nào sau đây tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã?
A. ARN pôlimeraza.
B. ADN pôlimeraza.
C. Enzim nối ligaza.
D. Enzim nối helicase.

Câu 3 [15818]: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là:
A. G liên kết với X, X liên kết với G, A liên kết với T, G liên kết với X
B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G
C. A liên kết với U, G liên kết với T
D. A liên kết với X, G liên kết với T
Câu 4 [15819]: Nơi enzim ARN – pôlimerase bám vào chuẩn bị cho phiên mã gọi là
A. Vùng mã hoá
B. vùng điều hoà
C. một vị trí bất kì trên ADN
D. vùng kết thúc
Câu 5 [15820]: Quá trình nhân đôi ADN và phiên mã giống nhau ở chỗ
A. đều diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
B. đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C. đều có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza.
D. mạch mới đều được tổng hợp theo chiều 3’ – 5’.
Câu 6 [15822]: Trong quá trình tổng hợp ARN không xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. G trên mạch gốc liên kết với X của môi trường.
B. X trên mạch gốc liên kết với G của môi trường.
C. A trên mạch gốc liên kết với T của môi trường.
D. T trên mạch gốc liên kết với A của môi trường.
Câu 7 [15823]: Một phân tử ARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là adenin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba nào sau đây
có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên?
A. ATX, TAG, GXA, GAA.
B. TAG, GAA, ATA, ATG.
C. AAG, GTT, TXX, XAA.
D. AAA, XXA, TAA, TXX.
Câu 8 [15824]: Sau khi tổng hợp xong ARN thì mạch gốc của gen có hiện tượng nào sau đây?
A. Bị enzim xúc tác phân giải.
B. Xoắn lại với mạch bổ sung với nó trên ADN.
C. Liên kết với phân tử ARN.

D. Rời nhân để di chuyển ra tế bào chất.
Câu 9 [15842]: Một đoạn mạch gốc của 1 gen ở một loài sinh vật nhân thực có trình tự các nucleotit là
5’GTAXTTAAAGGXTTX3’. Nếu đoạn mạch gốc này tham gia phiên mã thì đoạn phân tử mARN được tổng hợp từ
đoạn mạch gốc của gen trên có trình tự nucleotit tương ứng là:
A. 5’ GUAXUUAAAGGXUUX3’
B. 3’XAUGAATTTXXGAAG5’
C. 5’GAAGXXUUUAAGUAX3’
D. 3’GUAXUUAAAGGXUUX5’
Câu 10 [15926]: Trong các phát biểu sau đây. Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
I. Chỉ một trong hai mạch của gen làm mạch khuôn trong quá trình phiên mã.
II. Mạch khuôn của gen có chiều 3'-5' còn mARN được tổng hợp thì có chiều ngược lại 5'-3'.
III. Tuỳ theo loại enzim có lúc mạch thứ nhất, có lúc mạch thứ hai của gen được dùng làm mạch khuôn.
IV. Khi biết tỉ lệ % hay số lượng từng loại ribônuclêôtit trong phân tử mARN ta suy ra được tỉ lệ % hay số lượng mỗi loại
nuclêôtit của gen và ngược lại.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 2


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Câu
Đáp án

1
D


2
A

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
3
4
5
6
B
B
B
C

7
B

8
B

9
C

10
A

III. DẠNG BÀI: TÍNH SỐ MẠCH CŨ VÀ SỐ MẠCH MỚI
Câu 1 [15442]: Một phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn
E.coli này sang môi trường chỉ chứa N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 7 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử
ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?

A. 125.
B. 126.
C. 128.
D. 132.
Câu 2 [15443]: Một phân tử ADN tiến hành nhân đôi một số lần liên tiếp. Sau quá trình nhân đôi rạo ra một số phân tử
ADN mới gồm có 6 mạch được cấu tạo từ nguyên liệu hoàn toàn mới và 2 mạch được cấu tạo cũ. Số lần nhân đôi của
phân tử ADN trên là.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
15
Câu 3 [15444]: Phân tử ADN của một vi khuẩn chỉ chứa N nếu chuyển nó sang môi trường chỉ có N14 thì sau 10 lần
phân đôi liên tiếp có tối đa bao nhiêu vi khuẩn con có chứa N14?
A. 1023
B. 2046
C. 1024
D. 1022
Câu 4 [15445]: Có 10 phân tử ADN nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 140 mạch pôlinuclêotit mới lấy
nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là :
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
15
Câu 5 [15446]: Giả sử dùng N đánh dấu phóng xạ để chứng minh ADN tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn. Đưa 1
phân tử ADN có mang N15 vào môi trường có chứa toàn N14 và cho ADN nhân đôi 4 lần liên tiếp, thì tỷ lệ các phân tử
ADN có chứa N15 trong các ADN được tạo ra là:
A. 1/8.
B. 1/32

C. 1/16.
D. 1/4.
Câu 6 [15492]: Một gen có chiều dài 0,51 μm. T chiếm 20%. Gen nhân đôi 2 lần liên tiếp, số nucleotit loại A môi trường
cung cấp là:
A. 1440
B. 1800
C. 1920
D. 960
Câu 7 [15494]: Một phân tử ADN nhân đôi x lần số mạch đơn mới trong tất cả các phân tử ADN con là:
A. 2x
B. 2x – 1
C. 2.2x
D. 2.2x - 2
Câu 8 [15495]: Một gen nhân đôi một số lần, tổng số mạch đơn chứa trong các gen con nhiều gấp 16 lần số mạch đơn có
trong gen lúc đầu. Số lần gen đã nhân đôi là
A. 2 lần.
B. 3 lần.
C. 4 lần.
D. 5 lần.
Câu 9 [15500]: Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi
trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các
E. coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 10 [15716]: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E.
coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử
ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
A. 30.

B. 8.
C. 16.
D. 32.
Câu 11 [15726]: Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 , Đưa tế bào này vào
môi trường chỉ có N14, qua quá trình phân bào đã tạo ra 16 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E. coli có
chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 12 [15728]: Có 6 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch pôlynucleotit mới lấy
nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Mỗi ADN ban đầu đã nhân đôi
A. 5 lần.
B. 3 lần.
C. 4 lần.
D. 6 lần.
Câu 13 [15729]: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy
nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
15
Câu 14 [15732]: Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N phóng xạ.Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có
N14 thì sau 3 lần sao chép sẽ có bao nhiêu phân tử ADN chỉ chưa hoàn toàn N14
A. 6
B. 8
C. 4
D. 2
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!


Trang 3


Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Câu 15 [15441]: Khi gen thực hiện 5 lần nhân đôi, số gen con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội
bào cung cấp là:
A. 30
B. 32
C. 16
D. 31

Câu
Đáp án

1
B

2
B

3
C

4
D

5
A


ĐÁP ÁN ĐÚNG:
6
7
8
9
B
D
C
A

10
A

11
A

12
C

13
B

14
A

15
A

IV. DẠNG BÀI: TÍNH SỐ NUCLEOTIT MÔI TRƯỜNG CUNG CẤP

Câu 1 [15423]: Một phân tử ADN có chiều dài 510 nm, khi tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào cần cung cấp
A. 3000 nuclêôtit.
B. 15000 nuclêôtit.
C. 2000 nuclêôtit.
D. 2500 nuclêôtit.
0
Câu 2 [15429]: Một gen có cấu trúc dạng B dài 5100 A , khi tự nhân đôi 3 lần liên tiếp. Số nuclêôtit tự do môi trường
nội bào cần cung cấp là
A. 21000.
B. 24000
C. 16800.
D. 19200
0
Câu 3 [15424]: Một gen dài 5100 A và có 3900 liên kết hiđrô, nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nulêôtit tự do mỗi loại cần
môi trường cung cấp là :
A. A = T = 4200, G = X = 6300
B. A = T = 5600, G = X = 1600
C. A = T = 2100, G = X = 600
D. A = T = 4200, G = X = 1200
Câu 4 [15425]: Phân tử ADN có 3000 nuclêôtit có G = 600. Khi gen nhân đôi liên tiếp 2 lần, cần môi trường nội bào
cung cấp số lượng nuclêôtit thuộc mỗi loại là
A. T = A = 2700; G = X = 1800.
B. A = T = 1800; G = X = 2700.
C. A = T = 1200; G = X = 1800.
D. A = T = 1200; G = X = 1800.
Câu 5 [15428]: Trên một mạch của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại: A=60; G=120; X=80; T=30. Phân tử ADN
nhân đôi 2 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp từng loại nuclêôtit cho quá trình nhân đôi là là:
A. A = T = 90; G = X = 200.
B. A = G = 180; T = X = 110.
C. A = T = 180; G = X = 110.

D. A = T = 270; G = X = 600.
Câu 6 [15436]: Một gen có chiều dài bằng 3230 ăngstron, khi gen nhân đôi hai lần đã sử dụng 1140 nucleotit loại guanin
của môi trường. Số nucleotit loại X của gen nói trên bằng
A. 1140.
B. 380.
C. 579.
D. 1900.
Câu 7 [15440]: Trên 1 mạch đơn của gen có có số nu loại A = 60, G =120, X= 80, T=30. Khi gen nhân đôi liên tiếp 3 lần,
môi trường cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là:
A. A = T = 90, G = X = 200.
B. A = T= 630, G = X = 1400.
C. A= T = 180, G = X = 400.
D. A =T = 270, G = X = 600.
Câu 8 [15876]: Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử
mARN sơ khai là
A. 15.
B. 5.
C. 10.
D. 25.
15
Câu 9 [15762]: Phân tử ADN ở vi khuẩn E. coli chỉ chứa N phóng xạ. Nếu chuyển E. coli này sang môi trường chỉ có
N14 thì sau 4 lần sao chép sẽ có bao nhiêu phân tử ADN không còn chứa N15?
A. Có 14 phân tử ADN
B. Có 2 phân tử ADN
C. Có 8 phân tử ADN
D. Có 16 phân tử ADN
Câu 10 [15759]: Khi gen thực hiện 4 lần nhân đôi, số gen con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội
bào cung cấp là :
A. 16
B. 15

C. 14
D. 8
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
A
A
A
D
B
B
B
A
C
Lưu ý: Để xem video chữa và lời giải chi tiết từng câu. Các em xem tại HOC24H.VN =>
KHÓA: LUYỆN THI CẤP TỐC THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Các em nên bám sát theo khoá học trên Hoc24h.vn để có được đầy đủ tài liệu ôn tập và kiến thức.


Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 4



×