Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo từ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

VŨ THỊ KHÁNH HUYỀN

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI
TẠO TỪ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

VŨ THỊ KHÁNH HUYỀN

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
TỪ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lưu Đức Hải

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS. TS Lưu Đức Hải, không sao chép các công trình nghiên cứu của
người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì công
trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc
rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Vũ Thị Khánh Huyền

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS.
Lưu Đức Hải, Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học
Quốc gia Hà Nội, đã trực tiếp chỉ bảo, tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu
tham khảo và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị cán bộ làm việc tại Chi cục Bảo vệ môi
trường và Trung tâm quan trắc - phân tích tài nguyên môi trường, Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, đã giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình trong
quá trình cung cấp tài liệu và đi điều tra khảo sát thực địa.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo, cán bộ trong Khoa
Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tham gia giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại khoa.
Tôi cũng rất cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động
viên và giúp đỡ trong thời gian vừa qua.
Hà Nội, tháng 7 năm 2019

Học viên
Vũ Thị Khánh Huyền

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
4. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 5
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam ............................................ 5
1.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................... 5
1.1.2. Địa hình ............................................................................................................. 5
1.1.3. Thời tiết, khí hậu ................................................................................................ 7
1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................... 9
1.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 12
1.2.Tiềm năng năng lượng của chất thải rắn và các phương pháp xử lý chất thải rắn .. 17
1.2.1.Tiềm năng năng lượng của chất thải rắn ............................................................ 17
1.2.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn ................................................................ 18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 22
2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 22

2.1.1. Quan điểm nghiên cứu ..................................................................................... 22
2.1.2. Quản lý tổng hợp chất thải rắn (ISWM) ........................................................... 22
2.1.3. Công nghệ thu hồi năng lượng từ chất thải rắn (EFW – energy from waste) ..... 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 30
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .............................................................. 30

iii


2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ........................................................... 31
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học ...................................................................... 31
2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................ 32
2.2.5. Phương pháp dự báo khối lượng chất thải rắn .................................................. 32
2.2.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính ......................................................... 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 35
3.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Nam ............................... 35
3.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ..................................................... 35
3.1.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp ................................................ 41
3.1.3. Thực trạng phát sinh chất thải rắn nông nghiệp ................................................ 43
3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại địa bàn tỉnh Hà Nam .................................... 46
3.2.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt......................................................... 46
3.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp .................................................... 48
3.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp ................................................... 49
3.3. Đánh giá tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn tỉnh Hà Nam ............................. 50
3.3.1. Tiềm năng năng lượng sử dụng nhiệt trực tiếp ................................................. 50
3.3.2. Tiềm năng năng lượng từ thu khí methane ....................................................... 51
3.3.3. Tiềm năng sản xuất ethanol .............................................................................. 53
3.3.4. Dự báo khối lượng chất thải rắn và tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn tại
tỉnh Hà Nam .............................................................................................................. 54
3.4. Các phương án sử dụng năng lượng từ chất thải rắn tại tỉnh Hà Nam .................. 57

3.4.1. Công nghệ đốt rác đồng phát nhiệt điện đối với chất thải rắn sinh hoạt và chất
thải rắn công nghiệp................................................................................................... 57
3.4.2. Công nghệ biogas xử lý chất thải chăn nuôi ..................................................... 63
3.4.3. Bếp khí hóa sử dụng vật liệu cellulose ............................................................. 65
3.4.4. Các biện pháp tăng cường sử dụng hiệu quả EFW............................................ 66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 72
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp


CTRNN

Chất thải rắn nông nghiệp

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

EFW

Năng lượng từ chất thải rắn
(Energy from waste)

HDPE

Poly ethylene tỷ trọng cao
(High density polyethylene)

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)

ISWM

Quản lý tổng hợp chất thải rắn
(Intergrated solid waste management)

KCN


Khu công nghiệp

NPV

Giá trị hiện tại thuần
(Net present value)

PVC

Polyvinyl clorua

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

VAC

Vườn - ao - chuồng

v


DANH MỤC BẢNG

Tên bảng
Bảng 1.1. Dân số và mật độ dân số tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2013-2017….


Trang
12

Bảng 2.1. Các công nghệ biến đổi CTR thành năng lượng………………..
Bảng 2.2. Năng suất ethanol lý thuyết từ một số nguyên liệu……………..
Bảng 3.1. Biến động dân số đô thị và nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn

25
27

2013-2017………………………………………………………………….
Bảng 3.2. Ước tính lượng CTRSH của Hà Nam giai đoạn 2013÷2017……

35
35

Bảng 3.3. Ước tính lượng rác thải nguy hại trong thành phần CTRSH của
Hà Nam giai đoạn 2013÷2017……………………………………………..
Bảng 3.4. Thành phần chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình………………
Bảng 3.5. Thành phần chất thải rắn phát sinh từ chợ………………………
Bảng 3.6. Thành phần CTRSH tại các cơ quan, trường học………………..

36
37
38
39

Bảng 3.7. Tổng hợp thành phần CTRSH tỉnh Hà Nam……………………. 41
Bảng 3.8 Thành phần CTR phân theo ngành sản xuất……………………... 42

Bảng 3.9. Thành phần CTR công nghiệp tỉnh Hà Nam……………………. 43
Bảng 3.10. Tình hình sản xuất lúa, ngô tại Hà Nam giai đoạn 2013-2017… 44
Bảng 3.11. Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm……………………….. 44
Bảng 3.12.Khối lượng phụ phẩm nông nghiệp từ canh tác lúa, ngô………. 45
Bảng 3.13. Số lượng phân phát sinh của đàn gia súc, gia cầm…………….
Bảng 3.14. Số điểm thu gom rác thải tại các huyện và thị trấn trên địa bàn
tỉnh Hà Nam………………………………………………………………..
Bảng 3.15. Nhiệt lượng của CTRSH và CTRCN tại Hà Nam …………….

46

Bảng 3.16. Tiềm năng sinh khí biogas của CTR chăn nuôi ……………….
Bảng 3.17. Tiềm năng sản xuất ethanol ……………………………………
Bảng 3.18. Tổng hợp tiềm năng năng lượng từ CTR tại Hà Nam…………
Bảng 3.19. Dự báo khối lượng CTRSH đến năm 2025 ……………………

53
53
54
55

Bảng 3.20. Dự báo CTRCN tỉnh Hà Nam đến năm 2025………………… .
Bảng 3.21. Dự báo CTRNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam ……………………
Bảng 3.22. Các số liệu chính của nhà máy đốt rác phát điện………………
Bảng 3.23. Nguồn doanh thu và chi phí của dự án ………………………..
Bảng 3.24. Dòng tài chính của dự án ………………………………………

56
56
59

61
62

Bảng 3.25. Bảng đánh giá một số công nghệ thu hồi năng lượng từ CTR....
Bảng 3.26. Cho điểm các biện pháp tuyên truyền phân loại CTRSH ……..

67
68

vi

47
50


DANH MỤC HÌNH

Tên hình

Trang

Hình 1.1. Bản đồ địa hình tỉnh Hà Nam …………………………

6

Hình 2.1: Hệ thống phân cấp quản lý chất thải rắn………………

23

Hình 2.2. Hiệu suất phát điện của công nghệ lên men methane…


26

Hình 2.3. Hệ thống đốt rác thu hồi năng lượng………………….

29

Hình 3.1. Nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn tỉnh Hà Nam….

40

Hình 3.2. Sơ đồ lò đốt CTRSH và CTRCN……………………..

58

Hình 3.3. Công nghệ biogas xử lý chất thải chăn nuôi…………..

63

Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ bếp khí hóa …………………………

65

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, biến đổi khí hậu là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trên phạm vi toàn
cầu, ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các vùng lãnh thổ và các lĩnh vực trong đời sống xã

hội. Trong đó, Việt Nam là một trong số rất ít các nước chịu tác động nặng nề nhất.
Ngày 05 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về
Biến đổi khí hậu, khẳng định Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý
nghĩa sống còn. Trong đó, một trong các nhiệm vụ chiến lược nhằm Giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính là “Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới”,
“Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ, thiết bị, sản phẩm tiêu dùng sử
dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng năng lượng phi hóa thạch”. Nguyên nhân bởi trữ
lượng các nguồn năng lượng hóa thạch có hạn, có khả năng cạn kiệt trong tương lai và
vấn đề phát thải khí nhà kính đang trở thành mối lo ngại toàn cầu. Nhu cầu sử dụng
năng lượng không ngừng tăng nên việc tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo và thay
thế vô cùng quan trọng. Ngoài các nguồn năng lượng tái tạo dựa vào tự nhiên như
năng lượng mặt trời, năng lượng gió hay thủy triều, vv... thì chất thải ngày nay được
nghiên cứu tận dụng như một nguồn nguyên nhiên liệu mới “vô tận” chứ không chỉ là
tác nhân gây ô nhiễm. “Vô tận” bởi lượng rác thải phát sinh gia tăng cùng với sự phát
triển của xã hội và sự bùng nổ dân số. Mặc dù các phong trào tái sử dụng, tái chế rác
thải, nhất là chất thải nhựa, ngày càng phổ biến; các lối sống thân thiện với tự nhiên
ngày càng lan rộng (mô hình 3R, lối sống Zero waste,…) nhưng thực tế không thể triệt
tiêu hoàn toàn sự phát sinh rác thải mà nhằm mục tiêu giảm thiểu lượng rác thải bỏ.
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nước phát triển các công nghệ biến rác thải thành
các dạng năng lượng. Tuy nhiên, ở nước ta, công nghệ này còn khá mới mẻ, chủ yếu
áp dụng công nghệ sản xuất biogas từ chất thải nông nghiệp, các nguồn chất thải rắn
khác còn chưa được xử lý một cách hợp lý, gây ô nhiễm môi trường. Do đó, nếu có thể
áp dụng công nghệ để thu hồi các dạng năng lượng từ chất thải rắn thì sẽ giảm áp lực
đối với nhu cầu nhiên liệu hoá thạch và giảm lượng rác thải bỏ mang đến bãi chôn lấp.
Tại tỉnh Hà Nam, mỗi ngày phát sinh trung bình khoảng 440 tấn chất thải rắn
sinh hoạt (CTRSH), chỉ khoảng 60% lượng rác thải sinh hoạt được vận chuyển xử lý
đạt yêu cầu. Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều bất cập
trong quá trình thu gom – vận chuyển – xử lý, toàn tỉnh không có bãi chôn lấp hợp vệ
1



sinh, chỉ có hai lò đốt rác đang vận hành nhưng thường gặp tình trạng quá tải, không
đáp ứng đủ nhu cầu xử lý chất thải rắn ngày một gia tăng, có những ngày phải dừng
tiếp nhận rác thải sinh hoạt từ các huyện chuyển về. Tình trạng quá tải khiến rác tồn
đọng cộng thêm phát sinh mới hình thành nên một số bãi rác tạm tự phát, hình thức xử
lý sau đó chủ yếu là đốt tại chỗ hoặc chôn lấp tạm thời, không đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật, không hợp vệ sinh, mất cảnh quan sinh thái và gây ô nhiễm môi trường cục bộ.
Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ tạo thành một lượng lớn khí CO 2, CH4,
NH3, H2S, chất hữu cơ bay hơi,… Do không được chôn lấp hợp vệ sinh, các loại khí
trên đều phát tán trực tiếp vào môi trường không khí gây mùi khó chịu, ô nhiễm nặng
nề. Đặc biệt, khí CO2 và CH4 còn là hai loại khí gây “Hiệu ứng nhà kính” đóng góp
nhiều nhất cho hiện tượng ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Giảm số lượng các bãi
rác tạm, không hợp vệ sinh, tức là giảm phát thải các loại khí nhà kính phát sinh từ
các bãi rác, bãi chôn lấp, các lò đốt rác chính là góp phần ứng phó và giảm nhẹ biến
đổi khí hậu .
Do đó, cần tìm một giải pháp khác thay thế cho biện pháp đốt bỏ chất thải rắn
hiện tại. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá tiềm năng phát triển năng
lượng tái tạo từ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Nam” nhằm góp phần cải thiện
chất lượng môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Nam
nói riêng và thực hiện mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Hà Nam.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Có được bức tranh về hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà
Nam (Nguồn gốc, số lượng, thành phần, đặc điểm chất thải rắn; Hiện trạng thu gom,
vận chuyển và xử lý)
-Tính toán tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn đến năm 2025;
- Lựa chọn phương án công nghệ phù hợp với địa phương.

2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu đề ra trên cần trả lời các câu hỏi sau:
- Lượng chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Nam khoảng bao nhiêu, phát sinh từ
các nguồn nào? Có đặc điểm về thành phần và tính chất như thế nào?
2


- Hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn hiện nay tại tỉnh Hà Nam?
- Tiềm năng thu hồi năng lượng từ các loại chất thải rắn tại Hà Nam trong
trương lai?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Chất thải rắn và các dạng năng lượng có thể thu hồi từ
chất thải rắn. Có nhiều dạng nhiên liệu, năng lượng có thể thu được nếu chất thải rắn
được phân loại và xử lý phù hợp, có thể kể đến như khí đốt (biogas, khí bãi rác),
etanol, nhiệt từ đốt rác... Tuy nhiên, do nguồn thải đa dạng và hầu như chưa được
phân loại tại nguồn nên chất thải rắn sinh hoạt thường lẫn cả một số chất thải rắn nguy
hại, chất thải rắn xây dựng. Đây là bài toán khó đối với chính quyền địa phương trong
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
Phạm vi nghiên cứu: trong địa bàn tỉnh Hà Nam. Hà Nam là một tỉnh nhỏ thuộc
Đồng bằng Sông Hồng, có diện tích tự nhiên là 86.193 ha – đứng thứ 62/63 tỉnh thành
phố cả nước và dân số khoảng 805.727 người (2017). Tỉnh Hà Nam có 01 thành phố
Phủ Lý và 5 huyện (Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm và Kim Bảng), chia
thành 116 đơn vị hành chính cấp xã. Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến giao thông quan
trọng chạy qua cùng các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu Giang và các
sông nhân tạo như sông Nhuệ, sông Sắt... Trung bình mỗi ngày, trên toàn tỉnh phát
sinh khoảng 440 tấn rác thải sinh hoạt, nhưng chỉ khoảng 60% lượng rác thải sinh
hoạt được vận chuyển xử lý đạt yêu cầu. Biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay
của tỉnh Hà Nam chủ yếu là đốt. Một vài bãi chôn lấp quy mô nhỏ chôn lấp xử lý rác
cho các xã liền kề nhưng đều không đủ các tiêu chuẩn hợp vệ sinh, không có hệ thống
thu gom khí phát sinh. Hai lò đốt rác đang vận hành nhưng thường xuyên rơi vào tình

trạng quá tải khiến lượng rác tồn đọng nhiều.

4. Cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam
1.2.Tiềm năng năng lượng của chất thải rắn và các phương pháp xử lý chất thải

rắn
3


Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Nam
3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại địa bàn tỉnh Hà Nam
3.3. Đánh giá tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn tỉnh Hà Nam
3.4. Các phương án sử dụng năng lượng từ chất thải rắn tại tỉnh Hà Nam
KẾT LUẬN

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam
1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Nam là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng Châu thổ sông Hồng, được bao
quanh bởi TP. Hà Nội ở phía Bắc và Tây Bắc; tỉnh Hòa Bình ở phía Tây; tỉnh Nam

Định ở phía Nam; tỉnh Ninh Bình ở phía Nam - Tây Nam; và tỉnh Thái Bình, tỉnh
Hưng Yên ở phía Đông, có tọa độ địa lý nằm trong khoảng:
105o45’00” đến 106o10’00” Kinh độ Đông
20o20’00” đến 20o45’00”

Vĩ độ Bắc

Hà Nam có 01 thành phố là Phủ Lý và 5 huyện, bao gồm: Duy Tiên, Lý Nhân,
Bình Lục, Thanh Liêm và Kim Bảng. Trong đó, có 116 đơn vị hành chính cấp xã,
gồm có 7 thị trấn, 11 phường và 98 xã. Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến giao thông
quan trọng chạy qua. Về đường bộ, đường sắt có các tuyến giao thông huyết mạch nối
thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Nam như trục đường Quốc lộ 1A, đường cao tốc Cầu
Giẽ - Ninh Bình [13].

1.1.2. Địa hình
Hà Nam có diện tích tự nhiên là 86.195,6 ha. Địa hình Hà Nam có sự tương
phản rõ ràng, bao gồm: dạng địa hình núi đá vôi vách đứng, dạng địa hình đồng
bằng và dạng đồi thấp xâm thực, đỉnh tròn nằm xen kẽ tại vùng chuyển tiếp hai dạng
địa hình trên.
-Dạng địa hình núi đá vôi: phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam tỉnh Hà
Nam, trên địa bàn 2 huyện Thanh Liêm và Kim Bảng với độ cao tuyệt đối lớn nhất
khoảng +419m và mức địa hình cơ sở địa phương dao động từ +10m đến +14m. Các
núi đá vôi tập trung thành dải, bị phân cắt mạnh, sườn dốc đứng, nhiều đỉnh nhọn.
Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp đặc biệt là khai thác đá và
sản xuất vật liệu xây dựng.
-Địa hình đồng bằng: phân bố trên một diện tích rộng ở các huyện Duy Tiên,
Bình Lục, Lý Nhân, thành phố Phủ Lý và một phần thuộc các huyện Kim Bảng,
Thanh Liêm. Bề mặt địa hình khá bằng phẳng, nhưng do hình thành giữa các sông,
cao độ các khu vực trong dạng địa hình này không đồng nhất. Cụ thể, đồng bằng Duy
5



Tiên, Kim Bảng có cao độ trung bình +3 đến +4m; Lý Nhân +2m đến+3m; đồng bằng
phía Đông huyện Thanh Liêm, Bình Lục +1m đến +3m; nơi thấp nhất là cánh đồng xã
An Lão huyện Bình Lục, cao độ chỉ đạt 1m. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống
sông ngòi khá dày đặc, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…,
nhưng nhạy cảm với lũ lụt, ngập úng về mùa mưa và nhạy cảm với chất thải từ hoạt
động công nghiệp, khai khoáng.
- Địa hình đồi thấp: bao gồm các đồi xâm thực, xói mòn, dạng bát úp nằm xen
kẽ hoặc ven rìa địa hình núi đá vôi; phân bố thành một dải (tại khu vực các xã Thanh
Lưu, xã Liêm Sơn) hoặc đứng độc lập (tại các xã Thanh Bình, Thanh Lưu, Đọi Sơn).
Đây là vùng thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp [13].

Hình 1.1. Bản đồ địa hình tỉnh Hà Nam [13]
Địa hình đa dạng, thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp, khai khoáng,
nông nghiệp, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do có địa hình ô trũng ở giữa các sông và bề mặt
địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống các dòng chảy, nên vấn đề lũ lụt, ngập úng và
nhạy cảm với ô nhiễm được tạo ra từ những nguồn thải trong và ngoài tỉnh là những

6


yếu tố bất lợi làm gia tăng mức độ các áp lực của các hoạt động phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh lên các thành phần môi trường.

1.1.3. Thời tiết, khí hậu
Hà Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thuộc
tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và
gió mùa Đông Nam, đặc điểm nổi bật nhất là sự tương phản giữa mùa Đông và mùa Hè.
Theo số liệu điều tra do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam cung cấp các

số liệu liên quan đến hạn hán và lũ lụt từ năm 2011-2014 như sau: Năm 2015 tình hình
hạn hán vụ Đông Xuân tiếp tục xảy ra, mực nước trên các sông xuống rất thấp. Tình
hình lũ lụt năm 2016 xuất hiện 02 đợt lũ, Mực nước đỉnh lũ tại Phủ Lý có ở mức xấp xỉ
báo động II (3,5m), cao hơn đỉnh lũ năm 2015 (3,0 m). Mực nước đỉnh lũ năm trên sông
Hồng tại Yên Lệnh xấp xỉ báo động I [13].
- Lượng mưa
Lượng mưa trung bình từ năm 2012 đến năm 2016 biến động khá lớn, thấp nhất
vào năm 2015 là 1.246 mm cao nhất vào năm 2016 là 1.917,9 mm. Lượng mưa trung
bình trong những năm gần đây khoảng 1.732 mm/năm, chia hai mùa rõ rệt là mùa mưa
và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm,
tập trung các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau [14].
- Độ ẩm
Nhìn chung độ ẩm không khí trung bình hàng năm khu vực Hà Nam tương đối lớn,
dao động từ 81,8– 84%. Diễn biến độ ẩm phụ thuộc vào lượng mưa nên trong một năm
thường có hai thời kỳ, một thời kỳ độ ẩm cao và một thời kỳ độ ẩm thấp [14].
- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình các năm gần đây chênh lệch nhau tương đối lớn, dao động
trong khoảng 24 -25 0C, các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6, 7, 8, 9, tháng có
nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm thường là tháng 1, 2, 12 [14].
- Nắng và bức xạ :
Tổng số giờ nắng trong năm tại Hà Nam thấp nhất năm 2013 là 1004,8 giờ và
cao nhất trong năm 2015 là 1.482 giờ nắng, mùa hè chiếm khoảng 82% số giờ nắng cả
năm, các tháng có giờ nắng cao là tháng 5, 6, 7, 8, 9,11.

7


Bức xạ mặt trời là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong
vùng, ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô nhiễm. Tầng bức
xạ trung bình hàng ngày ở Hà Nam là 100-120 kcal/cm2. Các tháng có bức xạ cao

nhất là các tháng mùa hè (tháng 6, tháng 8 và tháng 9) và thấp nhất là các tháng mùa
Đông [14].
- Đặc điểm Thủy văn
Chảy qua tỉnh Hà Nam có các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và
các sông đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, sông Nông Giang, v.v…
+ Hệ thống các sông chính:
Sông Hồng chảy dọc ranh giới phía Đông, Đông Bắc tỉnh Hà Nam với chiều dài
khoảng 38,6 km, rộng trung bình từ 500 - 600 m, đáy sông sâu từ (-6,0 m) đến (-8,0 m)
cá biệt tới (-15 m). Hàm lượng phù sa, bùn cát lắng đọng ở lòng sông rất lớn nhưng
luôn được di chuyển bồi hoàn do hoạt động vận chuyển bồi lắng không ngừng của
dòng chảy.
Sông Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nam với chiều dài khoảng 47,6 km, có
chiều rộng khoảng 150 - 250 m, chảy qua thành phố Phủ Lý và các huyện Kim Bảng,
Thanh Liêm; đáy sâu trung bình từ (-3,0 m) đến (-5,0 m), cá biệt có đoạn sâu tới (-9,0
m). Tại Phủ Lý lưu lượng nước Sông Đáy vào mùa khô khoảng 105m3/s và mùa mưa
khoảng 400 m3/s.
Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ xã Thụy Phương huyện Từ
Liêm, thành phố Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài đoạn qua Hà Nam là 16 km
gặp sông Đáy và sông Châu ngay tại Phủ Lý. Sông Nhuệ là trục tưới tiêu chính của hệ
thống thuỷ lợi thành phố Hà Nội có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ đóng mở cống
Liên Mạc. Là sông tiêu thuỷ lợi, thoát của Hà Nội qua một số khu vực làng nghề Hà
Nội, vì thế nguồn nước của sông bị nhiễm bẩn. Vào mùa nước kiệt, chiều sâu nước ở
một số đoạn chỉ còn - 0,6m đến - 0,8m.
Sông Châu bắt nguồn từ Tắc Giang, Duy Tiên nhận hợp lưu của sông Nông Giang
đến An Mông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và Bình
Lục nhánh này chảy ra trạm bơm tưới tiêu Hữu Bị rồi ra sông Hồng và một nhánh làm ranh
giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục nhánh này ra sông Đáy tại thành phố Phủ Lý. Sông
8



Châu có chiều dài khoảng 58,6 km. Mực nước trung bình năm là + 2,18 m; Mực nước cao
nhất là + 4,00 m [14].
+ Hệ thống sông nhỏ và mạng lưới các ao, hồ, đầm:
Sông Nông Giang ở phía bắc huyện Duy Tiên (ranh giới với huyện Phú Xuyên
của Hà Nội) dài chừng 12,5 km. Sông Biên Hoà nằm trên lãnh thổ huyện Bình Lục và
huyện Thanh Liêm dài khoảng 15,5 km. Sông Ninh (Ninh Giang): Sông Ninh khởi
nguồn từ bờ hữu sông Châu, tại địa phận thôn Thanh Trực, xã An Ninh, huyện Bình
Lục. Sông Ninh có chiều dài 29,5 km. Sông đi ra khỏi huyện Bình Lục ở địa phận
thôn Lan, xã An Lão đi vào huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Sông Sắt: Là một chi lưu
của Sông Châu khởi nguồn ở bờ hữu gần cầu An Bài, xã Đồng Du, huyện Bình Lục.
Sông Sắt dài 9,75 km, đổ nước vào sông Ninh ở cửa sông gần thôn Giải Động, xã An
Đổ đối diện bên kia sông là xã Trung Lương [13].
Những sông này tạo nên mạng lưới dòng chảy phong phú góp phần tiêu nước
và cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân.
Mạng lưới ao, hồ, đầm là một bộ phận trong hệ thống thủy văn, chúng chiếm
khoảng 7,6% diện tích tự nhiên của tỉnh, chúng lưu giữ một khối lượng nước khá lớn
đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong sản xuất và đời sống. Các ao, hồ
nhỏ được hình thành trong quá trình đắp đê làm bối, vượt đất làm nền làm công trình
giao thông, kênh mương, cầu cống. Do đặc điểm địa hình đồng bằng Hà Nam thấp với
mức phổ biến từ 1,5 – 5 m, cho nên để có được nền đất cao cho các công trình hầu hết
phải vượt đất tôn nền và hình thành nên những ao, hồ [13].

1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
1.1.4.1. Tài nguyên đất đai
Tài nguyên đất đai với địa hình đa dạng là nguồn lực quan trọng cho sự phát
triển kinh tế của tỉnh Hà Nam. Hà Nam có diện tích tự nhiên 851 km2 nằm trong vùng
trũng của đồng bằng sông Hồng và giáp với vùng núi của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây
Bắc. Phía Tây của tỉnh là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và
đồi rừng.
Hà nam có một quỹ đất khá đa dạng, là tiềm năng để phát triển sản xuất nông

nghiệp cũng như để mở rộng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với hệ
9


thống bốn con sông lớn cùng các sông nhỏ chảy qua làm cho đất đai thêm màu mỡ và
tạo một nguồn nước dồi dào cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ đời
sống dân cư.
Theo Báo cáo số 35/BC- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ngày 30
tháng 03 năm 2017 kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
tỉnh Hà Nam năm 2016 thì tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh tính đến 31/12/2016 là
86.193 ha. Cơ cấu diện tích các loại đất như sau:
a. Diện tích đất nông nghiệp:
Đất nông nghiệp 53.676 ha, chiếm 62,27% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong
đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp 42.288 ha, chiếm 49,06% so với tổng diện tích tự
nhiên.
+ Đất trồng cây hàng năm 38.784 ha, chiếm 45,00% so với tổng diện tích tự
nhiên.
+ Đất trồng lúa 33.886 ha, chiếm 39,31% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất trồng cây hàng năm khác 4.899 ha, chiếm 5,68% so với tổng diện tích tự
nhiên.
+ Đất trồng cây lâu năm 3.504 ha, chiếm 4,07% so với tổng diện tích tự
nhiên.
- Đất lâm nghiệp 5.271 ha, chiếm 6,11% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất rừng sản xuất 836 ha, chiếm 0,97 % so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất rừng phòng hộ 4.434 ha, chiếm 5,14% so với tổng diện tích tự nhiên.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản 4.596 ha, chiếm 5,33% so với tổng diện tích tự nhiên.
- Đất nông nghiệp khác 1.521 ha, chiếm 1,76% so với tổng diện tích tự nhiên.
b. Diện tích đất phi nông nghiệp:
Đất phi nông nghiệp 30.287 ha, chiếm 35,14% so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất ở 6.192 ha, chiếm 7,18 % so với tổng diện tích tự nhiên.
10


+ Đất ở tại nông thôn 5.349 ha, chiếm 6,21 % so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất ở tại đô thị 842 ha, chiếm 0,98% so với tổng diện tích tự nhiên.
- Đất chuyên dùng 18.972 ha, chiếm 22,01% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất trụ sở cơ quan 98 ha, chiếm 0,11% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất quốc phòng 193 ha, chiếm 0,22% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất an ninh 311 ha, chiếm 0,36% so với tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp 917 ha, chiếm 1,06% so với tổng diện tích tự
nhiên.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 4.552 ha, chiếm 5,28% so với tổng diện
tích tự nhiên.
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng 12.901 ha, chiếm 14,97% so với tổng diện tích
tự nhiên.
- Đất tôn giáo 166 ha, chiếm 0,19% so với tổng diện tích tự nhiên.
- Đất tín ngưỡng 136 ha, chiếm 0,16% so với tổng diện tích tự nhiên.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 951 ha, chiếm 1,10 % so với tổng diện tích tự nhiên.
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 2.899 ha, chiếm 3,36% so với tổng diện tích tự
nhiên.
- Đất có mặt nước chuyên dùng 852 ha, chiếm 0,99% so với tổng diện tích tự
nhiên.
- Đất phi nông nghiệp khác 120 ha, chiếm 0,14% so với tổng diện tích tự nhiên.
c. Diện tích đất chưa sử dụng:
Đất chưa sử dụng 2.231 ha, chiếm 2,59% so với tổng diện tích tự nhiên, trong
đó:
- Đất bằng chưa sử dụng 331 ha, chiếm 0,38% so với tổng diện tích tự nhiên.
- Đất đồi núi chưa sử dụng 353 ha, chiếm 0,41% so với tổng diện tích tự nhiên.
- Núi đá không có rừng cây 1.546 ha, chiếm 1,79% so với tổng diện tích tự

nhiên.
11


1.1.4.2. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Hà Nam chủ yếu là đá carbonate (có trữ lượng
trên 7,4 tỷ m³). Nguồn đá này cung cấp cho sản xuất xi măng, xây dựng, bột mịn cho xây
trát, bột nhẹ thương phẩm. Đá quý: đá vân hồng tím nhạt ở huyện Thanh Liêm, Kim Bảng,
có vỉa cao 60 m, dài 30 – 40 m, song cũng có vỉa dài tới gần 200 m; Đá vân mây da báo ở
Thanh Liêm; Đá đen tập trung ở Bút Sơn. Đất sét với tổng trữ lượng 393,1 triệu tấn (trong
đó, đất sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng 331 triệu tấn; đất sét làm gạch ngói 62 triệu
tấn). Than bùn có trữ lượng trên 11 triệu m³ tại vùng Hồ Tam Chúc – Ba Sao, hồ Đồng
Hán, Xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng (nguyên liệu này có thể làm phân vi sinh và một số
chất phụ gia khác). Cát xây dựng ở Hà Nam rất dồi dào, đặc biệt là nguồn cát đen ở bãi ven
sông Hồng dài 10 km, bãi sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ hàng năm cung cấp cho san
lấp và xây dựng, có khả năng cung cấp cho tỉnh ngoài hàng triệu m³ [13].

1.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.5.1.Về dân số, lao động
Hà Nam có diện tích đất tự nhiên nhỏ, chỉ 86.193 ha nhưng dân số là 805.727
người (năm 2017); mật độ dân số trung bình trên toàn tỉnh là 935 người/km2 (năm
2017), cao gấp 3,38 lần so với mật độ trung bình trong cả nước và phân bố không đều.
Bảng 1.1. Dân số và mật độ dân số tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2013-2017
Năm
2013
2014
2015
2016
2017


Tổng số dân (người)
795.980
799.381
802.705
803.720
805.727

Mật độ (người/km2)
924
927
931
932
935
Nguồn: Niên giám thống kê 2017 tỉnh Hà Nam

Trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa xã hội của dân cư phát triển khá
cao, thu nhập và đời sống của đa số dân cư đã được cải thiện và nâng cao đáng kể.
Đặc điểm nổi trội của cư dân và nguồn lực con người Hà Nam là truyền thống lao
động cần cù, vượt lên mọi khó khăn để phát triển sản xuất, truyền thống hiếu học,
giàu sức sáng tạo trong phát triển kinh tế, mở mang văn hóa xã hội. Đây là một nguồn
lực đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
12


1.1.5.2. Cơ sở hạ tầng
- Công nghiệp
Trong quá trình thực hiện các mục tiêu về phát triển khu công nghiệp (KCN)
theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII, dưới sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp thực hiện của các sở, ngành liên quan, các
khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần

vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp
tích cực cho ngân sách địa phương.
Đến nay, Hà Nam có 08 khu công nghiệp tập trung được Thủ tướng Chính phủ
chấp thuận, với diện tích 1.773 ha, trong đó có 04 khu công nghiệp đã đi vào khai thác
và hoạt động như khu công nghiệp Đồng Văn I, khu công nghiệp Đồng Văn II, khu
công nghiệp Hòa Mạc, khu công nghiệp Châu Sơn; hạ tầng các khu công nghiệp này
đã cơ bản được đầu tư xây dựng đồng bộ, thu hút được 163 dự án (vốn FDI là 74 dự
án, vốn trong nước là 89 dự án), vốn đầu tư đăng ký là 681 triệu USD và 8.709 tỷ
đồng.
Trong những năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong
các khu công nghiệp tăng nhanh, góp phần đưa tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp
trong khu công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số giá trị giá trị sản
xuất toàn tỉnh. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tăng liên
tục và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Hà Nam.
Đến nay các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã tạo việc làm mới cho gần 14.000
lao động trong và ngoài tỉnh, nâng tổng số lao động làm việc trong các khu công
nghiệp lên 30.000 lao động.
Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ chế, chính sách để
thu hút được các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng có năng lực và kinh nghiệm đối với
04 khu công nghiệp được Thủ tướng chấp thuận năm 2008, trọng tâm là thu hút chủ
đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng và khu công nghiệp Đồng Văn
III, phấn đấu đến năm 2015 có thể đầu tư xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư.
-Giao thông

13


Ngoài mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội
với bên ngoài, mạng lưới giao thông nội tỉnh và giao thông nông thôn cũng phát triển,
đến nay đã hình thành mạng lưới khép kín. Trong số 167 km đường cấp tỉnh quản lý

đã có 112 km (67,1%) được rải nhựa, chất lượng tốt, trong đó có 42 cầu đường với
tổng chiều dài hơn 1.000 m. 72,1% số đường cấp huyện cũng đã được rải nhựa. Hàng
nghìn km đường cấp xã quản lý và đường giao thông trong thôn xóm đã được bê tông
hóa hoặc rải nền cứng. Nối hai bờ sông Đáy giữa khu vực thành phố Phủ Lý là 4 cây
cầu bê tông vĩnh cửu. Các phương tiện giao thông cơ giới có thể đi lại thuận tiện dễ
dàng đến hầu hết các xã, thôn trong tỉnh.
Năng lực vận chuyển hàng hóa của ngành giao thông vận tải tỉnh trong những
năm gần đây đạt 1.333 nghìn tấn/năm, với khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt trên
55 triệu tấn/km. Hiện tại và trong giai đoạn tới, tỉnh đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh quy
hoạch nâng cấp và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, đặc biệt là phát triển giao thông
ở các xã miền núi để khai thác, phát triển kinh tế vùng Tây Đáy.
-Hệ thống thủy lợi, thủy nông, cấp, thoát nước
Hệ thống thủy lợi, thủy nông đã căn bản đảm bảo chủ động tưới tiêu cho nông
nghiệp và tiêu úng, thoát lũ, phòng tránh tác hại thiên tai cho nhân dân, các cơ sở kinh
tế - xã hội trên địa bàn. Với sự đầu tư từ nguồn ngân sách của trung ương, của tỉnh,
diện mạo và năng lực hệ thống công trình đê điều, thủy lợi của tỉnh đã đổi thay cơ
bản. Trong năm 2013, toàn tỉnh đã tu bổ, nâng cấp công trình đê điều với khối lượng
25.161 m3 bê tông, 961.918 m3 đất đào đắp, 144.702 m3 đá hộc, đá răm, 74,7 tấn
thép với tổng kinh phí thực hiện là 270 tỷ 140 triệu đồng. Công tác triển khai xây mới,
cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi được thực hiện với tổng kinh phí 487 tỷ 238
triệu đồng. Vật tư dự trữ chống lụt, bão trên các tuyến đê chính của các huyện, thành
phố đã đáp ứng được yêu cầu phòng, chống lụt bão.
Hệ thống cấp, thoát nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cũng đã và đang được
quy hoạch phát triển, đảm bảo cấp, thoát nước cho các nhà máy xí nghiệp công
nghiệp, các cơ sở thương mại, dịch vụ và các khu dân cư trên địa bàn. Hệ thống cấp
nước sạch với công suất 25.000 m3/ngày. 97% số hộ dân ở thành phố Phủ Lý và hàng
trăm nghìn hộ ở khu vực nông thôn (54%) đã có nước sạch dùng cho sinh hoạt.

14



Hiện nay và trong giai đoạn tới, hệ thống thủy lợi, thủy nông, cấp, thoát nước
tiếp tục được nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa.
- Mạng lưới truyền tải, phân phối điện
Được xây dựng, mở rộng đến hầu hết các thôn xã. Các hộ dân cư và cơ sở sản
xuất kinh doanh, cơ quan hành chính sự nghiệp ở thành phố Phủ Lý và các huyện đã
được cung cấp và sử dụng điện lưới quốc gia. Công suất điện đủ tải, giờ cao điểm ít
khi bị sụt áp. Giá điện sinh hoạt nông thôn ổn định. Năm 2013, sản lượng điện thương
phẩm Công ty Điện lực Hà Nam thực hiện là 886,836 triệu kWh; giá bán bình quân
đạt 1.369,1 đồng/kWh; tỷ lệ tổn thất điện năng là 8,93%. Công ty đã thực hiện việc
tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn được 105 xã với 230.147 khách hàng, trong đó
223.258 công tơ 1 pha, 6.889 công tơ 3 pha.
Trong những năm tới, Hà Nam đang tiếp tục cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện
đạt tiêu chuẩn quốc gia và xây dựng một số hệ thống, công trình mới đáp ứng nhu cầu
điện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của
tỉnh.
- Chỉ tiêu kinh tế - xã hội viễn thông và thông tin liên lạc
Hiện tại, hạ tầng mạng lưới thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh ngày
càng hiện đại, đồng bộ. Hệ thống cáp viễn thông đã được các doanh nghiệp triển khai
đồng bộ với hạ tầng giao thông đô thị tại hầu hết các khu công nghiệp, khu dân
cư. 100% các xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp, cụm công nghiệp có điểm phục
vụ bưu chính, viễn thông. 100% các xã trên địa bàn hoàn thành tiêu chí nông thôn mới
về thông tin truyền thông.
Năm 2014, tổng số thuê bao điện thoại là 750.000; số máy điện thoại bình
quân/100 dân là 91,82; tổng số thuê bao ADSL là 41.000; số thuê bao ADSL/100
dân là 5,16; 880 trạm thu phát sóng thông tin di động 2G và 3G. 116 xã, phường, thị
trấn, hầu hết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có đường truyền dẫn cáp đồng,
cáp quang phục vụ phát triển thuê bao điện thoại cố định, di động, thuê bao
Internet. Doanh thu dịch vụ ngành thông tin và truyền thông tăng trưởng bình quân
13%/năm. Hệ thống các quy hoạch ngành đã được hoàn thiện đang triển khai thực

hiện. 95% cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh và huyện ứng dụng công nghệ thông
15


tin trong chỉ đạo điều hành. Cổng Thông tin điện tử của tỉnh ngày càng được khai thác
hiệu quả với 25 cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố. Cổng Thông tin điện tử của tỉnh cung cấp 1.462 thủ tục hành chính công
với 12 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 được liên kết, tích hợp trên môi trường mạng
đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân.
- Cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại, tài chính, tín dụng, ngân
hàng
Ngày càng mở rộng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao dịch và sử dụng các
dịch vụ này của dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội, các nhà đầu tư sản xuất kinh
doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tại các huyện, thành phố đã
có mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển, Ngân hàng Nông nghiệp… Một số nơi có các chi nhánh của các ngân hàng
thương mại cổ phần, ngân hàng phục vụ người nghèo và các quỹ tín dụng nhân dân.
1.1.5.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hà nam là một tỉnh mới được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày
01/01/1997. Với khoảng thời gian ngắn lại phải trải qua nhiều khó khăn thử thách do
mới chia tách, nhưng tỉnh đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng
bộ tỉnh về những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, tập trung khắc phục những khó khăn
to lớn của một tỉnh mới chia tách, góp phần làm cho tình hình kinh tế -xã hội của tỉnh
có những chuyển biến tiến bộ trên một số mặt và đang đi vào thế ổn định. Nền kinh tế
tăng trưởng khá, GDP giao thời tách tỉnh 1996-1998 tăng bình quân 7,4%/năm (cả
nước tăng 8,5%/năm trong cùng thời kỳ). Theo Báo cáo của UBND tỉnh Hà Nam tình
hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2017, tổng sản phẩm trong tỉnh
(giá so với 2010) ước đạt 24.730,8 tỷ đồng, tăng 11,62% so với năm 2015, vượt kế
hoạch.

Do nền kinh tế tăng trưởng khá, thực hiện tốt các chương trình xoá đói giảm
nghèo, khuyến khích cá nhân và gia đình sản xuất kinh doanh giỏi nên đời sống của
các tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm chỉ còn 4,24%
năm 2017. Các chương trình văn hoá, giáo dục, y tế được triển khai góp phần quan
trọng thúc đẩy các mặt hoạt động xã hội phát triển lành mạnh. Hà nam là một tỉnh dẫn
16


×