Tải bản đầy đủ (.pdf) (258 trang)

Quản lý chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 258 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGÔ TRUNG HÀ

QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 9 14 01 14

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGÔ TRUNG HÀ

QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 9 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đức Chính

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Ngô Trung Hà

i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tác giả đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, đôn đốc của quý Thầy, Cô, bạn bè,
đồng nghiệp và các thành viên trong gia đình.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời trân trọng cảm ơn
tới GS.TS.NGND. Nguyễn Đức Chính - người Thầy, người hướng dẫn khoa học
đã tận tình và kiên trì giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, gợi ý
những ý tưởng, những góp ý quý báu, những nhận xét mang tính xây dựng cho
luận án ngay từ khi còn ở dạng đề cương và trong thời gian thực hiện luận án.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các Thầy, Cô giáo, các nhà
khoa học, cán bộ thuộc Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu, hoàn thành chương trình đào tạo và luận án tiến sĩ.
Chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và các quí cơ quan đã tạo
điều kiện và nhiệt tình cộng tác giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện các nội
dung nghiên cứu của luận án.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và tri ân đến các thành viên trong gia đình đã
luôn chia sẻ, khích lệ, tạo động lực, hy sinh công sức, tình cảm và thời gian để
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành được nhiệm vụ học tập và
nghiên cứu khoa học.

Tác giả luận án

Ngô Trung Hà

ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ACCSTP
Bộ VH-TT-DL
CBQL
CBT

CNTT
CL
CSVC
CTĐT
DL
ĐBCL
ĐH
ĐHQGHN
ĐT
GD
GD ĐH
GD&ĐT

GV
HTQT
KT-ĐG
KTĐQG
KT-XH
MRA-TP

NCKH
NL
POHE
PP
PPD-H
QL
QLCL
QLGD
SV
VHCL

ASEAN Common Competency Standards for Tourism
Professionals
Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch
Cán bộ quản lý
Competency based training (Đào tạo dựa theo năng lực)
Cao đẳng
Công nghệ thông tin
Chất lượng
Cơ sở vật chất
Chương trình đào tạo
Du lịch
Đảm bảo chất lượng

Đại học
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đào tạo
Giáo dục
Giáo dục đại học
Giáo dục và Đào tạo
Giảng viên
Hợp tác quốc tế
Kiểm tra đánh giá
Khung trình độ quốc gia
Kinh tế - xã hội
Mutual
Recognition
Arrangement
on
Tourism
Professionals (Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong
ASEAN về nghề du lịch)
Nghiên cứu khoa học
Năng lực
Profession Oriented Higher Education (Giáo dục đại học
theo định hướng nghề nghiệp)
Phương pháp
Phương pháp dạy - học
Quản lý
Quản lý chất lượng
Quản lý giáo dục
Sinh viên
Văn hóa chất lượng
iii



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG QUÁ TRÌNH
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH ...................... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý chất lượng giáo dục đại học và đào tạo
nhân lực ngành du lịch .......................................................................................... 7
1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý chất lượng giáo dục đại học .....................................7
1.1.2. Các nghiên cứu về đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch ................14
1.1.3. Đánh giá chung ..................................................................................................22
1.2. Quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch ................................ 23
1.2.1. Quá trình đào tạo ............................................................................................... 23
1.2.2. Đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch .............................................. 24
1.3. Quản lý chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ........................ 30
1.3.1. Khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng ................................................. 30
1.3.2. Khái niệm quản lý chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học và
các thành tố của hệ thống quản lý chất lượng ................................................... 32
1.3.3. Các cấp độ của quản lý chất lượng .................................................................... 34
1.3.4. Cấp độ quản lý chất lượng phù hợp với quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại
học....................................................................................................................... 36
1.3.5. Quản lý chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch.. 38
1.4. Cấu trúc hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại
học ngành du lịch ................................................................................................ 39
1.4.1. Cấu trúc tổng quát của hệ thống ........................................................................ 39
1.4.2. Các thành tố của hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân lực
trình độ đại học ngành du lịch .......................................................................... 39
1.4.3. Các công việc quản lý chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại
học ngành du lịch .............................................................................................. 46
1.4.4. Chủ thể quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân lực

trình độ đại học ngành du lịch .......................................................................... 49
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ
đại học ngành du lịch .......................................................................................... 51
1.5.1. Nhu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động ......................................... 51
1.5.2. Thể chế, chính sách và cơ chế quản lý giáo dục ................................................ 51
1.5.3. Sự phát triển của khoa học và công nghệ ........................................................... 52
1.5.4. Yêu cầu hội nhập trong khu vực và cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo du lịch 52
1.5.5. Sự thay đổi của các cơ sở giáo dục đại học có ngành du lịch ........................... 53
Kết luận Chƣơng I .......................................................................................................53

iv


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG QUÁ TRÌNH
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH ....................... 56
2.1. Khái quát thực trạng nhân lực du lịch và đào tạo nhân lực trình độ đại học
ngành du lịch Việt Nam ...................................................................................... 56
2.1.1. Khái quát thực trạng nhân lực du lịch Việt Nam ............................................... 56
2.1.2. Thực trạng một số vấn đề chung trong đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành
du lịch tại Việt Nam ............................................................................................ 57
2.1.3. Hạn chế cơ bản trong đào tạo nhân lực du lịch ................................................. 59
2.2. Khái quát về triển khai đảm bảo chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam...... 60
2.2.1. Một số kết quả trong triển khai đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ............. 60
2.2.2. Một số khó khăn trong triển khai đảm bảo chất lượng giáo dục đại học .......... 62
2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân lực
trình độ đại học ngành du lịch ............................................................................ 64
2.3.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................... 64
2.3.2. Xây dựng mô hình khảo sát ................................................................................ 64
2.3.3. Phạm vi, đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát .................................... 65
2.3.4. Tổ chức khảo sát và thu thập ý kiến ...................................................................65

2.4. Thực trạng triển khai và chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du
lịch ...................................................................................................................... 68
2.4.1. Thực trạng triển khai quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch .68
2.4.2. Thực trạng chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch so với
khung năng lực ...................................................................................................72
2.5. Thực trạng đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học
ngành du lịch ...................................................................................................... 79
2.5.1. Thực trạng nhận thức về hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân
lực trình độ đại học ngành du lịch .....................................................................79
2.5.2. Thực trạng hiện diện của hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân
lực trình độ đại học ngành du lịch .....................................................................80
2.5.3. Thực trạng triển khai vận hành các qui trình đảm bảo chất lượng quá trình đào
tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch ......................................................81
2.5.4. Thực trạng hiệu quả trong vận hành các qui trình đảm bảo chất lượng quá trình
đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch ...............................................83
2.5.5. Đánh giá chung về hiệu quả của hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình đào
tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch ......................................................84
2.5.6. Đánh giá mức độ phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động
trong việc quản lý đào tạo năng lực cho sinh viên đại học ngành du lịch .........84
2.5.7. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến đảm bảo chất lượng
quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch ...............................86

v


2.5.8. Đánh giá mức độ quan tâm đến các yếu tố thuộc hệ thống đảm bảo chất lượng
quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch ...............................88
2.5.9. Nhu cầu hệ thống tổng thể đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình
độ đại học ngành du lịch ....................................................................................90
2.6. Đánh giá chung về thực trạng đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân lực

trình độ đại học ngành du lịch ............................................................................ 91
2.6.1. Điểm mạnh .......................................................................................................... 91
2.6.2. Điểm yếu ............................................................................................................. 91
2.6.3. Cơ hội ................................................................................................................. 92
2.6.4. Thách thức .......................................................................................................... 92
2.7. Một số kinh nghiệm quốc tế trong đào tạo đại học ngành du lịch chất lượng cao
và đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo ............................................................ 93
2.7.1. Kinh nghiệm tại Thụy Sĩ ..................................................................................... 93
2.7.2. Kinh nghiệm tại Hà Lan ..................................................................................... 96
2.7.3. Kinh nghiệm tại Malaysia...................................................................................98
2.7.4. Kinh nghiệm tại Thái Lan ................................................................................. 100
2.7.5. Hướng dẫn của ASEAN về đào tạo và đánh giá năng lực để thực hiện MRA
trong du lịch (MRA-TP) ....................................................................................102
2.7.6. Một số bài học kinh nghiệm .............................................................................. 103
Kết luận Chƣơng 2 .................................................................................................... 104
CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH VÀ CÁC BIỆN PHÁP
TRIỂN KHAI ............................................................................................................. 106
3.1. Các nguyên tắc đề xuất hệ thống và các biện pháp ..........................................106
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ ..................................................................106
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ..................................................................106
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi ........................................................................................107
3.2. Hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học
ngành du lịch ....................................................................................................107
3.2.1. Đề xuất hệ thống ...............................................................................................107
3.2.2. Mô tả hệ thống và nội dung đảm bảo chất lượng .............................................108
3.2.3. Đảm bảo chất lượng các yếu tố Đầu vào .........................................................110
3.2.4. Đảm bảo chất lượng các yếu tố Quá trình .......................................................116
3.2.5. Đảm bảo chất lượng các yếu tố Đầu ra ...........................................................122
3.3. Biện pháp triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân lực

trình độ đại học ngành du lịch ..........................................................................127
NHÓM BIỆN PHÁP 1: Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo
nhân lực trình độ đại học ngành du lịch ...........................................................127
3.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức quán triệt sự cần thiết áp dụng phương thức đảm bảo
chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch đến mọi
cấp lãnh đạo và thành viên ...............................................................................127
vi


3.3.2. Biện pháp 2: Ban hành các văn bản, qui chế, tài liệu thực hiện đảm bảo chất
lượng quá trình đào tạo ngành du lịch và tổ chức thi đua nhằm nâng cao chất
lượng công việc .................................................................................................132
3.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức xác định nội dung và hoàn thiện các qui trình đảm bảo
chất lượng đối với Đầu vào - Quá trình - Đầu ra của quá trình đào tạo nhân lực
trình độ đại học ngành du lịch..........................................................................136
NHÓM BIỆN PHÁP 2: Tổ chức vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống đảm bảo chất
lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch .....................141
3.3.4. Biện pháp 4: Tổ chức tập huấn đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các qui
trình đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du
lịch ..................................................................................................................141
3.3.5. Biện pháp 5: Tổ chức lực lượng, triển khai vận hành và cải tiến hệ thống đảm
bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch ......144
NHÓM BIỆN PHÁP 3: Cung cấp những điều kiện hỗ trợ để xây dựng và vận hành hệ
thống đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du
lịch ....................................................................................................................151
3.3.6. Biện pháp 6: Phát triển môi trường văn hóa chất lượng, hệ thống thông tin đảm
bảo chất lượng và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong đào tạo nhân lực trình
độ đại học ngành du lịch ..................................................................................151
3.3.7. Biện pháp 7: Điều tiết hoạt động đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân
lực trình độ đại học ngành du lịch để thích ứng với các yếu tố tác động ........156

3.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của biện pháp đã đề xuất ........ 158
3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm ........................................................................................158
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề
xuất ...................................................................................................................160
3.5. Thử nghiệm biện pháp đã đề xuất .................................................................... 165
3.5.1. Tổ chức thử nghiệm ..........................................................................................165
3.5.2. Kết quả thử nghiệm...........................................................................................167
Kết luận Chƣơng 3 .................................................................................................... 171
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 173
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................... 176
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 177
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 184

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Quá trình phát triển của khoa học QLCL
Bảng 1.2. Mã số đào tạo trình độ đại học ngành du lịch
Bảng 1.3. Các giai đoạn phát triển chính của quản lý chất lượng
Bảng 1.4. Nội dung quản lý quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học
ngành du lịch
Bảng 2.1. Tên gọi ngành/chuyên ngành đào tạo du lịch tại các trường đại
học

Trang số
8
25
34

46
57

Bảng 2.2. Các học phần cơ sở ngành và ngành trong chương trình đào tạo
đại học du lịch

69

Bảng 2.3. Sự cần thiết của các nhóm năng lực trong quá trình đào tạo cử
nhân đại học ngành du lịch

73

Bảng 2.4. Đánh giá mức độ liên hệ, phối hợp giữa các trường ĐH và
doanh nghiệp trong việc ĐBCL đào tạo năng lực cho SV ngành du lịch

84

Bảng 2.5. 10 trường quản lý khách sạn quốc tế hàng đầu thế giới theo
đánh giá của Thế giới nghề nghiệp quốc tế (World for an International
Career)

94

Bảng 3.1. Chuyển hóa tiêu chuẩn năng lực nghề sang chương trình đào
tạo
Bảng 3.2. Mẫu khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
đã đề xuất
Bảng 3.3. Mức độ cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất
Bảng 3.4. Mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả tính toán sự tương quan giữa các mức độ
Cấp thiết và Khả thi của các biện pháp
Bảng 3.6. Mẫu khách thể thử nghiệm biện pháp

139

Bảng 3.7. Đánh giá về tổ chức biện pháp thử nghiệm
Bảng 3.8. Đánh giá về nội dung qui trình kiểm tra đánh giá năng lực đối
với quá trình ĐT đại học du lịch đã được tập huấn

viii

159
160
162
164
166
169
170


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Vòng tròn Deming
Hình 1.2. Sơ đồ mô hình CIPO về quá trình đào tạo

Hình 1.3. Các thành phần của quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học
ngành du lịch
Hình 1.4. Các thành tố của hệ thống quản lý chất lượng quá trình đào tạo
trình độ đại học
Hình 1.5. Các cấp độ quản lý chất lượng (phỏng theo Sallis, 2002)

Hình 1.6. Cấu trúc hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân
lực trình độ đại học ngành du lịch

Trang số
7
24
27
33
36
40

Hình 1.7. Mô hình tiêu chuẩn năng lực nghề trong du lịch
Hình 2.1 : Dự báo nhu cầu nhân lực du lịch đến năm 2030
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu thực trạng hệ thống ĐBCL quá trình đào
tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch
Hình 2.3. Qui trình xử lý dữ liệu
Hình 2.4. Qui trình kiểm định EFA và MRA
Hình 2.5. Quá trình học đại học và khả năng kết nối với nghề nghiệp của
SV du lịch ở Việt Nam
Hình 2.6. Quá trình học đại học và khả năng kết nối với nghề nghiệp của
SV du lịch ở nước ngoài
Hình 2.7. Tổng quan chương trình đào tạo cử nhân Kinh doanh Khách
sạn, Du lịch và Dịch vụ Quốc tế của Học viện GIHE (Thụy Sĩ)

42

Hình 2.8. Mối quan hệ trong hệ thống ĐBCL GD ĐH ở Thái Lan
Hình 2.9. Mô hình năng lực theo tiêu chuẩn ngành du lịch của ASEAN
Hình 3.1. Hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình
độ đại học ngành du lịch


101

ix

56
64
67
67
70
71
95

102
108


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức về khung năng lực đối với cử nhân đại học ngành
du lịch
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của cơ sở sử dụng lao động du lịch về Nhóm năng
lực cơ bản
Biểu đồ 2.3. So sánh yêu cầu của doanh nghiệp và hiện trạng năng lực
của SV ngành du lịch - Nhóm NL chung và một số năng lực quản lý
Biểu đồ 2.4. Đánh giá của cơ sở sử dụng lao động du lịch về Nhóm NL
chung và NL quản lý của SV tốt nghiệp ĐH DL
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của cơ sở sử dụng lao động về năng lực hiện có
của SV ĐH ngành du lịch
Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng của khối doanh nghiệp lưu trú đối với kỹ
năng của SV ngành du lịch sau khi tốt nghiệp

Biểu đồ 2.7. Mức độ hài lòng của khối doanh nghiệp lữ hành đối với kỹ
năng của SV ngành du lịch sau khi tốt nghiệp
Biểu đồ 2.8. Mức độ quan tâm đối với hệ thống ĐBCL quá trình đào tạo
nhân lực trình độ ĐH ngành du lịch
Biểu đồ 2.9. Nhận thức về hệ thống ĐBCL quá trình ĐT ngành du lịch
tại các cơ sở GD ĐH
Biểu đồ 2.10. Sự hiện diện của các qui trình ĐBCL quá trình ĐT ĐH
ngành du lịch
Biểu đồ 2.11. Mức độ vận hành qui trình ĐBCL trong quá trình ĐT SV
ĐH ngành du lịch
Biểu đồ 2.12. Hiệu quả thực hiện các qui trình ĐBCL quá trình ĐT ĐH
ngành DL
Biểu đồ 2.13. Đánh giá chung về hiệu quả vận hành hệ thống ĐBCL quá
trình ĐT trình độ ĐH ngành DL
Biểu đồ 2.14. Mức độ tác động đến từng qui trình trong hệ thống ĐBCL
Biểu đồ 2.15. Ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến tổng thể hệ thống
ĐBCL quá trình đào tạo SV ĐH du lịch
Biểu đồ 2.16. Sự quan tâm đến các yếu tố của hệ thống ĐBCL quá trình
đào tạo trình độ ĐH ngành du lịch
Biểu đồ 2.17. Sự cần thiết của các yếu tố trong hệ thống ĐBCL quá trình
đào tạo trình độ ĐH ngành du lịch
Biểu đồ 2.18. Nhu cầu về hệ thống tổng thể ĐBCL quá trình ĐT nhân lực
trình độ ĐH ngành du lịch
Biểu đồ 2.19. Nhu cầu về các nội dung cần triển khai của hệ thống ĐBCL
quá trình ĐT nhân lực trình độ ĐH ngành du lịch
x

Trang số
72
74

75
76
77
78
78
79
80
81
82
83
84
87
88
89
90
90
91


Biểu đồ 3.1. Mẫu khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
Biểu đồ 3.2. Tổng hợp kết quả kiểm tra lần 1
Biểu đồ 3.3. Tổng hợp kết quả kiểm tra lần 2

Trang số
159
168
168

Biểu đồ 3.4. Phân bố tần suất kết quả điểm trong 2 lần kiểm tra


168

Biểu đồ 3.5. So sánh phân bổ tần suất kết quả đánh giá trong 2 lần
kiểm tra

169

xi


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Xu thế xã hội phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt trong thế kỷ 21 và cuộc cách
mạng 4.0 đã đặt cho GD nói chung và GD ĐH nói riêng đòi hỏi phải ĐT nguồn nhân
lực có chất lượng cao, có thể thích nghi tốt và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
thời hội nhập. Các biện pháp QL nhằm nâng cao chất lượng ĐT nguồn nhân lực là một
vấn đề thời sự đang được quan tâm. Tính cấp bách của vấn đề không chỉ trong phạm
vi toàn ngành GD&ĐT mà còn được thể hiện trong đường lối của Đảng và luật pháp
của nhà nước về công tác GD&ĐT như: Luật GD (2005, 2019), Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI,
Theo đó vẫn cần Thực hiện
đồng bộ các biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng GD, ĐT… Tiếp tục đổi mới
cơ chế QL GD, ĐT … Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, QL
mục tiêu, chất lượng GD, ĐT. Nghị quyết 29/NQ/TW thông qua tại Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa XI kỳ họp lần thứ 8 (năm 2013) tiếp tục nêu rõ các
chỉ đạo về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT trong bối cảnh hội nhập, trong đó
nhấn mạnh: Phát triển GD và ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Mục

tiêu giáo dục là phát triển năng lực công dân, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Trong bối cảnh trên, giáo dục Việt Nam cần tìm ra những cách tiếp cận hiện đại, phù
hợp đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn phát triển nguồn nhân lực quốc gia, vươn
tới chuẩn chung về chương trình ĐT, về mô hình QL. Chất lượng đào tạo và hệ thống
quản lý để quá trình đào tạo có chất lượng từ cấp chương trình đào tạo đến cấp cơ sở
giáo dục đã trở thành chủ đề thời sự nhiều năm qua.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển bền vững kinh tế, văn hoá, xã hội
và môi trường, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng, những năm qua du lịch Việt Nam
đã có sự tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình 25-30 /năm nhưng cũng vẫn đang
phải đối mặt với những bất cập về nhiều mặt, trong đó có yếu tố về chất lượng nhân
lực không chỉ tại nơi sử dụng lao động mà ngay từ quá trình đào tạo tại các trường có
ngành du lịch chưa cao. Sự bất cập về chất lượng nhân lực du lịch này là thực tế đáng
phải quan tâm trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức đi vào hoạt
động và các quốc gia ASEAN đang rất tích cực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập. Với việc ký kết Thỏa thuận thừa nhận lẫn
nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP) các nước thành viên đang dồn nhiều
nguồn lực để triển khai mạnh mẽ việc đào tạo nhân lực theo Tiêu chuẩn chung
ASEAN về nghề du lịch, trong đó tiếp cận năng lực đã được lựa chọn làm “xương
sống” của toàn hệ thống. Một cách mặc nhiên và rõ ràng, đào tạo dựa trên năng lực
đã trở thành là một xu hướng đào tạo tiên tiến trong phát triển nhân lực du lịch khu
vực ASEAN và rộng hơn, nhằm tạo điều kiện hình thành các năng lực hành nghề cần
thiết cho người lao động, tăng sức cạnh tranh. Do đó, tại Việt Nam, việc xác định rõ
1


ràng khung năng lực cần thiết mà các vị trí việc làm trong lĩnh vực du lịch đòi hỏi và
nhanh chóng triển khai mô hình ĐT nhân lực du lịch theo hướng phát triển năng lực
người học đã ngày càng trở nên cấp bách.
Bên cạnh thay đổi về phương thức đào tạo, việc thực hiện quản lý xuyên suốt

quá trình đào tạo, tập trung đảm bảo tại “đầu ra” các cử nhân có đủ các năng lực mà
nhà tuyển dụng yêu cầu và s n sàng làm việc hiệu quả là vấn đề cần giải quyết. Để có
được nguồn nhân lực tốt nghiệp trình độ ĐH ngành du lịch thành thạo các năng lực
chuyên môn, quản lý, giao tiếp dịch vụ đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong quản lý
quá trình ĐT tại các cơ sở GD đại học, vừa phù hợp trình độ phát triển của cơ sở, vừa
đảm bảo hướng theo các tiêu chuẩn chất lượng xuất phát từ thực tiễn, vừa có thể giúp
các nhà trường tập trung quản lý chặt chẽ mọi yếu tố cấu thành nên quá trình đào tạo,
từ tuyển sinh cho đến đánh giá tốt nghiệp và cập nhật thông tin SV ngành du lịch sau
khi tốt nghiệp, đảm bảo mỗi yếu tố này góp phần tạo ra chất lượng của quá trình ĐT.
Từ những lý do trên đề tài “ Quản lý chất lƣợng quá trình đào tạo nhân lực
trình độ đại học ngành du lịch” đã được chọn để nghiên cứu.
2.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận án đề xuất khung năng lực cần
có của người tốt nghiệp trình độ đại học ngành du lịch và hệ thống QLCL quá trình
đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch cùng các biện pháp triển khai hệ thống.
3.

Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1.

Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch.

3.2.

Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống quản lý chất lượng quá trình đào tạo trình độ đại học ngành du lịch.

4.

Câu hỏi nghiên cứu

- Quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch trong các xu thế
hội nhập đang đặt ra cho các nhà quản lý những vấn đề gì về chất lượng? Khung năng
lực đầu ra đối với người tốt nghiệp trình độ đại học ngành du lịch cần như thế nào để
họ có thể đáp ứng được yêu cầu của cơ sở sử dụng lao động?
- Có thể xây dựng hệ thống QLCL quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học
ngành du lịch với cấu trúc, các thành tố và nội dung như thế nào? Cần có những biện
pháp nào để triển khai hệ thống quản lý chất lượng này?
5.

Giả thuyết khoa học

Du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhưng chất lượng nhân lực phục vụ
còn bộc lộ nhiều bất cập về năng lực và khả năng thích ứng với môi trường luôn thay
đổi. Nếu xác định được khung năng lực đầu ra đối với người tốt nghiệp trình độ đại
học ngành du lịch, lấy đó làm định hướng cho quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại
2


học ngành du lịch, đồng thời xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình này với
các biện pháp vận hành khả thi thì sẽ tạo ra chất lượng cho cả quá trình - được thể hiện
qua năng lực của cử nhân đại học du lịch đáp ứng được yêu cầu của cơ sở sử dụng lao
động trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế về du lịch và đổi mới giáo dục đại học.
6.


Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu và tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan về quản lý chất
lượng quá trình đào tạo trình độ đại học nói chung và đào tạo ngành du lịch nói riêng
làm cơ sở lý luận cho việc lựa chọn cấp độ quản lý chất lượng phù hợp và xác định cấu
trúc của hệ thống quản lý chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành
du lịch.
- Khảo cứu kinh nghiệm, nghiên cứu khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý
chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch.
- Đề xuất hệ thống QLCL (ở cấp độ đảm bảo chất lượng) phù hợp với quá
trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch tại Việt Nam và các biện pháp
triển khai hệ thống.
7.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Tập trung nghiên cứu ĐBCL ở cấp chương trình đào tạo (trong đó bao gồm
chương trình và quá trình thực hiện các chương trình đào tạo) đối với quá trình đào tạo
các ngành thuộc du lịch (sau đây gọi ngắn gọn là đào tạo ngành du lịch như đã thể hiện
trên tên đề tài) tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Việc xác định phạm vi đào tạo
ngành du lịch được căn cứ trên Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học tại
Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo, bao gồm ngành đào tạo về du lịch và có liên quan gần phục vụ du lịch
như quản trị dịch vụ du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn du lịch, .
- Khảo sát thực trạng về QLCL quá trình đào tạo ngành du lịch tại các cơ sở
giáo dục đại học ở Việt Nam. Thời gian khảo sát từ 2013 đến nay. Khảo sát thực trạng
được thực hiện trên mẫu gồm 489 người, trong đó có 145 giảng viên, cán bộ quản lý
cấp khoa và trường của cơ sở đào tạo ĐH có khoa/ngành du lịch, đơn vị đảm nhiệm
công tác đảm bảo chất lượng, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; 61 cán bộ, chuyên
viên tại cơ sở tuyển dụng lao động đã và làm việc cùng các sinh viên tốt nghiệp đại

học ngành du lịch; 283 sinh viên đại học ngành du lịch (năm thứ 3 và năm thứ 4).
- Việc thử nghiệm các biện pháp triển khai hệ thống QLCL được thực hiện
bước đầu trong giới hạn kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả đối với một số nội dung
cơ bản và ở 1 - 2 nhà trường cụ thể.
8.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

8.1.

Phương pháp luận

- Tiếp cận cấu trúc hệ thống: QLCL quá trình đào tạo ngành du lịch tại các cơ
sở giáo dục ĐH là một tiểu hệ thống trong tổng thể hệ thống quản lý của nhà trường.
3


Bản thân hệ thống QLCL quá trình đào tạo ngành du lịch này lại bao gồm trong nó các
tiểu hệ thống QL các yếu tố thuộc Đầu vào - Quá trình - Đầu ra cấu thành quá trình
ĐT. Mỗi yếu tố này lại bao gồm một loạt công việc có mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng
đến nhau. Việc xây dựng qui trình, tiêu chuẩn cho mỗi công việc thuộc hệ thống và
vận hành chúng hiệu quả sẽ mang lại chất lượng cho mỗi công việc và từ đó tạo nên
chất lượng của toàn hệ thống. Việc nghiên cứu, đề xuất cấu trúc, hệ thống QLCL và
biện pháp triển khai hệ thống QLCL quá trình ĐT trình độ ĐH ngành du lịch cần chú ý
đến mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố, tiểu hệ thống thành phần này trong bối
cảnh đổi mới giáo dục, phát triển và hội nhập du lịch.
- Tiếp cận logic - lịch sử: việc xuất phát từ chuẩn năng lực nghề nghiệp mà cơ
sở sử dụng lao động du lịch yêu cầu để xác định khung năng lực làm định hướng đầu ra
cho quá trình đào tạo cử nhân ngành du lịch trong trường ĐH và đề xuất hệ thống
QLCL được đặt trong mối quan hệ biện chứng với tiến trình phát triển lịch sử của khoa

học QL, của QLCL đào tạo, của lịch sử phát triển ngành du lịch Việt Nam, phù hợp
với những yêu cầu vận động, đổi mới của thời kỳ hội nhập quốc tế và thực hiện Thỏa
thuận thừa nhận lẫn nhau về du lịch trong ASEAN (MRA-TP).
- Tiếp cận năng lực: quá trình đào tạo cử nhân ĐH ngành du lịch cần lấy
khung năng lực (với các năng lực cụ thể) làm định hướng mục tiêu, đảm bảo quá trình
này đạt được chất lượng đã đề xuất, thể hiện ở việc SV ĐH ngành du lịch thành thạo
các năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm mà họ đảm nhiệm sau khi ra trường.
- Tiếp cận quản lý chất lượng: Chất lượng là hệ quả của quá trình quản lý.
QL từng công việc, từng thành phần theo qui trình và chuẩn mực một cách có hệ thống
sẽ tạo ra chất lượng của thành phần đó. Tất cả các thành phần của hệ thống QL quá
trình ĐT có chất lượng sẽ tạo cho cả hệ thống đạt được chất lượng. Có ba cấp độ
QLCL nhưng trong thực tế các trường ĐH hiện nay đề tài chọn cấp độ đảm bảo chất
lượng làm tiếp cận chính cho nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và các đề xuất.
- Tiếp cận quá trình và thực tiễn: các vấn đề nghiên cứu đều có quá trình phát
triển riêng cần được tôn trọng và xem xét khách quan. Việc nghiên cứu đề tài cũng
bám sát vào thực tiễn quá trình ĐT và QL tại các cơ sở GD ĐH có ngành du lịch. Các
biện pháp đề xuất nhằm phục vụ cho mục đích hoàn thiện, nâng cao chất lượng quá
trình ĐT tại các nhà trường thực tế tại Việt Nam và năng lực của người tốt nghiệp trình
độ ĐH ngành du lịch, từng bước góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch.
8.2.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

8.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Hồi cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng; các văn bản của Chính phủ, của các
cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo và du lịch, các tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa
học có liên quan tới quản lý chất lượng, quản lý giáo dục đại học, xu thế tiên tiến trong
đào tạo đại học du lịch theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, định hướng phát triển
du lịch và các tài liệu liên quan khác. Các phương pháp này giúp phân tích, tổng hợp
4



tài liệu nhằm xác định rõ các khái niệm cơ bản, thuật ngữ, cấu trúc, mô hình cần thiết
và sắp xếp chúng thành một hệ thống lý thuyết của đề tài, làm cơ sở cho việc phân
tích, xử lý, hệ thống hóa lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn.
Bên cạnh đó phương pháp khái quát các nhận định độc lập cũng được sử dụng
nhằm tổng kết, đúc rút từ những quan điểm độc lập ra những luận điểm khái quát về
vấn đề nghiên cứu.
8.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra thực trạng thông qua phiếu hỏi đối với
GV, SV và CBQL các trường ĐH có ngành/khoa du lịch và cán bộ tại các cơ sở sử
dụng lao động du lịch về thực trạng năng lực của SV tốt nghiệp, thực trạng QLCL quá
trình đào tạo nhân lực trình độ ĐH ngành du lịch, các yếu tố ảnh hưởng, đánh giá về
các thành tố cần có, cần hoàn thiện trong hệ thống QLCL quá trình đào tạo nhân lực
trình độ đại học ngành du lịch,
Phương pháp này cũng được dùng cho giai đoạn
khảo nghiệm và thử nghiệm quản lý.
Phương pháp trao đổi, phỏng vấn trực tiếp, xin ý kiến chuyên gia theo chủ đề
được sử dụng để tìm hiểu sâu thêm các vấn đề cần nghiên cứu về thực tiễn tại Việt
Nam phù hợp với đề tài.
Phương pháp quan sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm được dùng để thu thập
thêm thông tin thực tế, có ý nghĩa đối với nội dung nghiên cứu.
8.2.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học với sự hỗ trợ của các phần mềm máy
tính SPSS và MS Excel để xử lý, phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra
đánh giá, nhận định, kết luận có cơ sở khoa học.
Sử dụng phương pháp trực quan hóa, mô hình hóa thông qua các biểu đồ, sơ đồ,
đồ thị, bảng biểu,
giúp hiểu vấn đề nghiên cứu dễ dàng hơn và tìm ra bản chất vấn
đề mà đề tài đang cần hướng tới.

Các luận điểm cần bảo vệ
Xuất phát từ các câu hỏi đã nêu, các luận điểm cần bảo vệ bao gồm:
- Mặc dù quá trình đào tạo nhân lực ngành du lịch ở bậc ĐH ở Việt Nam hiện
nay còn những bất cập về chất lượng, song cần thiết và có thể xây dựng được khung
năng lực đầu ra đối với người tốt nghiệp trình độ đại học ngành du lịch làm định
hướng cho các hoạt động đào tạo và quản lý chất lượng.
- Cần thiết và có thể xây dựng được hệ thống QLCL (ở tầng bậc ĐBCL) quá
trình đào tạo nhân lực trình độ đại học ngành du lịch. Việc áp dụng hệ thống QLCL
này (thông qua phát triển qui trình cho từng lĩnh vực QL và vận hành chúng một cách
nghiêm ngặt; đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống) sẽ giúp tạo ra chất lượng ở
từng công việc và của cả quá trình ĐT nhân lực trình độ đại học ngành du lịch, góp
phần đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập.
9.

5


- Các biện pháp nhằm vận hành, triển khai hệ thống ĐBCL được đề ra trong
luận án có tính thực tiễn và khả thi trong điều kiện các cơ sở giáo dục đại học ngành
du lịch tại Việt Nam.
10.

Những đóng góp mới của luận án

10.1. Về mặt lý luận:
- Góp phần hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về quản lý chất lượng;
quản lý chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại học; và đào tạo nhân lực
trình độ đại học ngành du lịch; quản lý chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ
đại học ngành du lịch
- Xây dựng được khung năng lực của người tốt nghiệp trình độ đại học ngành

du lịch.
- Chỉ ra cấu trúc hệ thống ĐBCL quá trình đào tạo nhân lực trình độ ĐH
ngành du lịch và xác định được các yếu tố cơ bản thuộc các nhóm Đầu vào - Quá trình
- Đầu ra cần QL để quá trình đào tạo này đạt chất lượng yêu cầu.
10.2. Về mặt thực tiễn
- Phân tích để lựa chọn cấp độ QLCL phù hợp với các cơ sở đào tạo trình độ
đại học ngành du lịch.
- Đề xuất hệ thống QLCL (ở cấp độ ĐBCL) quá trình đào tạo nhân lực trình
độ đại học ngành du lịch phù hợp với thực tiễn GD ĐH Việt Nam.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm triển khai hệ thống ĐBCL quá trình đào tạo
nhân lực trình độ đại học ngành du lịch vào thực tiễn các cơ sở GD ĐH hiện nay.
11.

Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận án được trình bày trong ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình
độ đại học ngành du lịch
Chương 2: Cơ sở thực tiễn về quản lý chất lượng quá trình đào tạo nhân lực
trình độ đại học ngành du lịch
Chương 3: Hệ thống quản lý chất lượng quá trình đào tạo nhân lực trình độ đại
học ngành du lịch và các biện pháp triển khai.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH


1.1.

Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý chất lƣợng giáo dục đại học và đào
tạo nhân lực ngành du lịch

1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý chất lượng giáo dục đại học
1.1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trào lưu chất lượng đã có từ thế kỷ XX. Năm 1924, Walter A. Shewhart đã đề
ra phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm bằng thống kê (SPC), là nguồn gốc cơ
bản của QLCL tổng thể sau này. Các nguyên lý cơ bản của kiểm soát chất lượng đã
được giải thích chi tiết trong công trình “Kiểm soát tính kinh tế chất lượng sản phẩm”
của Walter A. Shewhart xuất bản năm 1931. Sau đó, W.Edwards Deming tiếp tục phát
triển hệ thống này trên quan điểm: Chất lượng là trách nhiệm của tất cả mọi người, và
cho ra đời chu trình Deming như Hình 1.1 dưới đây với các bước: Lập kế hoạch (P) Thực hiện (D) - Kiểm soát (C) - Hành động (A). Chu trình PDCA đã phản ánh thực
chất của quá trình quản lý là sự cải tiến liên tục, không ngừng thông qua hình ảnh
đường tròn lăn thuận chiều kim đồng hồ trên một mặt phẳng nghiêng.

Hình 1.1. Vòng tròn Deming [25]
Khái niệm quản lý chất lượng cùng vấn đề kiểm tra và QLCL đã phát triển
nhanh chóng, trở thành chủ đề lớn của QL tại Nhật Bản trong suốt thập kỷ 40 - 50 của
thế kỷ XX với sự đóng góp của những nhà QL người Mĩ như W. Edwards Deming,
Joseph Juran, Philip B. Crosby và A. Feigenbaum. Không chỉ còn là chất lượng của
sản phẩm vật chất thông thường, chất lượng của tất cả các vấn đề trong phạm vi một tổ
chức đều trở thành trọng tâm quản lý. Ngoài những tên tuổi như Shewhart, Edward
Deming, Crosby, ... thì ngay từ những năm giữa thế kỷ XX, QLCL cũng đã được quan
tâm bởi nhiều nhà nghiên cứu khác như Eli Whitney (người Mỹ), Winslow Taylor,
Karl Friedrich Bens (người Đức) về QLCL từng công đoạn của sản phẩm.
7



Nhìn một cách khái quát, có thể mô tả lịch sử nghiên cứu và phát triển của khoa
học QLCL trên thế giới qua các giai đoạn như Bảng 1.1 sau đây.
Bảng 1.1. Quá trình phát triển của khoa học QLCL
Giai đoạn

Nội dung chính

Trước 1900

Chất lượng như là một yếu tố đầy đủ của thợ lành nghề

1900 - 1920

Kiểm soát chất lượng bởi quản đốc

1920 - 1940

Kiểm soát chất lượng dựa trên thanh tra

1940 - 1960

Kiểm soát quá trình thống kê (SPC)

1960 - 1980

Bảo đảm chất lượng/Kiểm soát chất lượng tổng thể bởi
phòng chất lượng (TQC)

1980 - 1990


Quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

1990 - 2000

TQM, văn hóa của cải tiến liên tục

2000 - nay

QLCL toàn tổ chức
(Nguồn: dựa theo Edward Sallis (2002) [87]).

Liên quan đến QLCL giáo dục đại học, nhiều nghiên cứu đã cho thấy vấn đề
phấn đấu nâng cao chất lượng ĐT bao giờ cũng được xem là một trong những nhiệm
vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở GD ĐH nào. Mặc dù vậy, QLCL trong GD ĐH
vẫn là khái niệm khó định nghĩa, đo lường và có nhiều quan điểm khác nhau.
Theo Bogue và Sauders (1992), những đại diện của trường phái lý thuyết về
mối quan hệ giữa sứ mạng và mục tiêu cho rằng: Chất lượng là sự phù hợp với những
tuyên bố sứ mệnh và kết quả đạt được của mục tiêu trong phạm vi các chuẩn mực
được chấp nhận công khai [dẫn theo 26, tr. 22]. Trường ĐH chất lượng cao, theo định
nghĩa của Green (1994), là nơi tuyên bố sứ mệnh và mục tiêu đã chứa đựng ý nghĩa
chất lượng và được thực hiện một cách có kết quả và hiệu quả [dẫn theo 26, tr.22] .
Trong xu thế hội nhập và phát triển, chất lượng GD ĐH không đơn thuần là vấn đề của
riêng một quốc gia mà còn có tính khu vực và quốc tế, tiêu biểu là Tuyên ngôn
Bologna (1999) về tương lai GD ĐH ở châu Âu trong đó đề cập việc công nhận lẫn
nhau về quá trình và chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục, sự tham gia trong công
tác ĐBCL của nhiều tổ chức như: Mạng lưới ĐBCL GD ĐH quốc tế (INQAHE), Hiệp
hội chất lượng các trường ĐH Úc (AUQA), mạng lưới ĐBCL ASEAN (AUN),
Một tư tưởng mà Dale và Boaden đã thể hiện trong “Quản lý chất lượng”
(1994) là: Những nhà trường cố gắng thay đổi văn hóa vì những lý do khác nhau. Một

yếu tố quan trọng trong qui trình nâng cao chất lượng, có ý nghĩa rộng và bao trùm
toàn trường chính là sự thay đổi văn hóa chất lượng. Luis Eduarda Gonzalez (1998) lại
mô tả quan niệm về chất lượng ĐT trong các trường ĐH như một hệ thống bao gồm
8


tính phù hợp (Relevance), các nguồn lực (Resource), quá trình và hiệu quả
(Efficiency), trong đó sự phù hợp được coi là đóng vai trò quyết định đối với chất
lượng đào tạo [12]. Một cách chủ yếu của việc xác định các chỉ số tiêu chuẩn chất
lượng của nhà trường là sử dụng cách tiếp cận hệ thống và xác định các thành phần
đầu vào, quá trình và đầu ra. Như đã đề cập trước đó, vấn đề chủ yếu là về sự độc lập
giữa quá trình và kết quả; kết quả tại một giai đoạn trở thành đầu vào đối với giai đoạn
tiếp theo (chẳng hạn, sự hài lòng công việc của GV và chất lượng giảng dạy). Trong
một hội thảo về QLCL trong các tổ chức GD, các nhà QL GD cấp cao tham gia đã
trích dẫn 5 chỉ số chất lượng bao gồm: Kỷ luật và đúng giờ của SV và đội ngũ GV,
nhân viên; Sạch sẽ, tiện ích và bảo quản khu trường; Xuất sắc trong thành tích học
thuật; Xuất sắc trong thành tích phi học thuật ; Xu hướng của nhà trường và sự hài
lòng của khách hàng.
Khoa học công nghệ phát triển như vũ bão kéo theo đòi hỏi chất lượng trong
GD ngày càng được nâng cao để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế tri thức. Vấn
đề QLCL trong các cơ sở GD ĐH theo các mô hình khác nhau cũng đã được nhiều nhà
khoa học nghiên cứu trên thế giới khai thác, vận dụng vào thực tiễn đa dạng của GD,
không chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn trong bối cảnh quốc tế và toàn cầu hóa. Nhiều
công trình đã được dịch hoặc xuất bản tại Việt Nam. Trong số này có thể kể tới:
nghiên cứu về lý thuyết giá trị gia tăng trong giáo dục của Austin (1985); các nghiên
cứu của J.M Juran về ứng dụng QLCL tổng thể trong giáo dục; “Quản lý chất lượng
theo phương pháp Nhật” của Kaoru Ishukawa (1990) [77]; nghiên cứu về các khía
cạnh thể hiện chất lượng như sự xuất sắc, hoàn hảo, sự phù hợp và thể hiện giá trị của
Harvey và Green (1993); John S.Oakawa (1994) với “Quản lý chất lượng đồng bộ”
[75]; tác phẩm của Dan Waters (1998) “Thế kỷ XXI - Phương thức quản lý vượt trên

cả người Nhật Bản và người Trung Quốc” [70]; nghiên cứu về bảo đảm chất lượng
trong giáo dục ĐH ở Hoa Kỳ và Anh Quốc của E.Stanley và W. Patrick (1998);...
Tác giả Jonk West - Burnham (1997) đã tổng hợp các nghiên cứu chi tiết mang
tính hệ thống về các quan niệm liên quan đến chất lượng, khách hàng, quản lý quá
trình, văn hóa,
trong “Managing Quality in School” [76]. Các vấn đề về nguồn gốc,
khái niệm, triết lý, mô hình QLCL cũng đã được Hoy W.K và Miskel C.G luận bàn chi
tiết trong “Educational Admistration: Theory, Research, and Practice” (2012) [73].
Trong “Leading for Quality” (2000), Silva Roncelli - Vaupot (2000) cho rằng
có ba cách tiếp cận sau được sử dụng làm công cụ trong QLCL giáo dục [89]: kiểm
soát chất lượng giáo dục; ĐBCL giáo dục; và QLCL tổng thể. Tác giả quan niệm
QLCL GD là hệ thống nhằm ĐBCL GD thông qua việc sử dụng những quá trình thích
hợp để QL và giám sát GV, CBQL, nhân viên và cả người học với tư cách là những
người thực hiện. Hệ thống này có mục đích là gắn kết quá trình đào tạo với cơ chế và
những điều kiện phù hợp nhằm ĐBCL trong từng từng bộ phận, từng giai đoạn của
quá trình đào tạo. Cần có kế hoạch rõ ràng cho cả quá trình với các sản phẩm được
9


định hình thiết kế trước và chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu đã xác định. Điều
rất quan trọng là hệ thống đào tạo phải được định kỳ rà soát, kiểm tra. Đây là một mô
hình có tính hợp lý và khả dụng trong QLCL giáo dục ở Việt Nam.
Tác giả Marmar Mukhopadhyay (2006), trong cuốn sách “Total Quality
Management in Education” [82] đề cập đến chất lượng trong GD, áp dụng các nguyên
tắc, triết lý, khách hàng, đánh giá của nhà trường, phát triển nhân lực, lãnh đạo, thực
hiện TQM ... Theo quan điểm của Sherr và Lozier (1991) thì QLCL tổng thể là mô
hình ba chiều bao gồm thiết kế, đầu ra và quá trình.
Xuất phát từ mô hình QLCL trong sản xuất, kinh doanh, mô hình “Các chỉ số
thực hiện của các ĐH Mỹ” (Performance Indicators in Higher Education) là sáng kiến
của các nhà nghiên cứu và QL thuộc trường ĐH Mỹ để vận dụng QLCL vào lĩnh vực

GD ĐT. Mô hình này đã đặt ra 21 chỉ số làm cơ sở đánh giá đầu vào, quá trình và đầu
ra của hệ thống QLCL toàn diện [13].
Trong một nghiên cứu có tiêu đề “Quản lý chất lượng trong GD đại học: Tổng
quan các vấn đề và thông lệ quốc tế” được đăng trên “Tạp chí quốc tế về chất lượng và
tiêu chuẩn” [104], các tác giả người Anh là Maureen Brookes và Nina Becket (2007)
đã tổng kết các tài liệu và thực tiễn QLCL GD ĐH từ năm 1996 đến 2006 tại 34 quốc
gia, đưa ra tóm tắt các mô hình QLCL được áp dụng trong GD ĐH và các mô hình
QLCL được phát triển cho GD ĐH. Các mô hình QLCL trong GD ĐH tiêu biểu bao
gồm: Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model); Mô hình EFQM;
Mô hình BS 5750; Mô hình ISO 9001: 2000; Mô hình QLCL tổng thể (TQM) [dẫn
theo 14, tr.46-59].
1.1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề QLCL trong các cơ sở giáo dục nói chung và cơ sở giáo
dục đại học nói riêng được coi là một đề tài quan trọng, có tính thời sự trong nhiều
năm gần đây, luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và quản lý. Ngay từ
giai đoạn 2000 - 2004, Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế
về bảo đảm chất lượng giáo dục, tập trung vào giáo dục ĐH. Trong nhiều năm sau đó,
vấn đề chất lượng GD và QLCL GD đã được chủ trương hóa qua nghị quyết các kỳ
Đại hội Đảng, pháp lý hóa qua Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục đại học 2012 [45].
Chiến lược phát triển GD Việt Nam 2011 - 2020 [48] đã ban hành xác định mục tiêu
đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học hướng đến chất lượng. Các văn bản trên
đã thể hiện sự quan tâm của các cấp quản lý Nhà nước đối với công tác QLCL, đòi hỏi
việc thực hiện phải theo một qui trình khoa học, nghiêm túc. Những văn bản pháp quy
này tuy không đi sâu trực tiếp vào các yêu cầu cụ thể của QLCL GD ĐH nhưng các
nội dung của chúng đã đề cập nhiều vấn đề về chất lượng GD, các điều kiện ĐBCL,
công tác kiểm định chất lượng GD,
Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp và rộng, các
văn bản đối với lĩnh vực này còn mang tính vĩ mô nên việc nghiên cứu vận dụng các
10



tiêu chuẩn quốc tế mang tính đồng bộ áp dụng vào công tác QLCLĐT là cần thiết đối
với các cơ sở GD trong xu thế hội nhập sâu rộng hiện nay.
Ở tầm vĩ mô, để quản lý và nâng cao chất lượng ĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ban hành một số văn bản liên quan đến chất lượng GD ĐH, quy định tiêu chí để đánh
giá kết quả giáo dục đào tạo, kiểm định chất lượng trường ĐH, tự đánh giá chất lượng
như Quyết định ban hành quy định tạm thời về chất lượng trường ĐH (2013) [3],
Thông tư ban hành quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học (2017)
[6], các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục
Về các đề tài, công trình nghiên cứu các cấp, năm 2000 Trung tâm Đảm bảo
chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển Giáo dục thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội đã
triển khai đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng
đào tạo dùng cho các trường đại học Việt Nam” [21]. Lần đầu tiên ở Việt Nam, công
trình nghiên cứu này đã cho ra đời Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và điều kiện đảm
bảo chất lượng đào tạo dùng cho các trường đại học Việt Nam bao gồm 26 tiêu chí
thuộc 6 lĩnh vực hoạt động của trường đại học. Viện Chiến lược và Chương trình giáo
dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện công trình nghiên cứu mã số: B2004-CTGD-01 về “Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng giáo dục và đánh giá chất
lượng giáo dục” (2004) [60]. Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất mô hình
quản lý chất lượng đào tạo ĐH ở Việt Nam” năm 2004 do Phan Văn Kha làm chủ
nhiệm và Viện nghiên cứu phát triển giáo dục là cơ quan chủ trì đã đánh giá thực trạng
QLCL đào tạo ĐH ở Việt Nam, xác định những quan điểm trong QLCL và thiết kế mô
hình QLCL đào tạo ĐH ở Việt Nam [28].
Không chỉ ở cấp độ nghiên cứu chính sách vĩ mô của cấp Nhà nước, có nhiều
nhà QLGD, nhà khoa học Việt Nam như Nguyễn Đức Chính, Trần Khánh Đức, Phạm
Thành Nghị, Trần Kiểm, Lưu Thanh Tâm, Nguyễn Lộc,
đã nghiên cứu, biên soạn
các tài liệu, giáo trình đề cập đến vấn đề chất lượng và QLCL, các mô hình QLCL vận
dụng trong GD ĐH.
Tác giả Nguyễn Đức Chính đề cập đến bộ tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh
giá chất lượng, đưa ra các quy chuẩn về cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục để nâng

cao chất lượng đào tạo và cũng đã tập trung phân tích các lý thuyết kiểm định chất
lượng trong GD ĐH và mô hình kiểm định và đảm bảo chất lượng trong GD ĐH [14].
Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về KĐCL và QLCL giáo dục do Nguyễn Đức Chính
làm chủ nhiệm (1999-2000) đã khẳng định sự phù hợp của mô hình ĐBCL có hướng
tới một số yếu tố của TQM với các điều kiện đặc thù của GD. Trong tài liệu chuyên
khảo về “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học” (2002, tái bản 2011) [14] tác
giả đã tiếp tục nêu lên các quan niệm về chất lượng giáo dục ĐH và các mô hình
QLCL giáo dục ĐH Việt Nam.
Tác giả Đỗ Công Vịnh với đề tài B98-49-74: “Nghiên cứu các biện pháp QLCL
ĐT ở bậc ĐH phù hợp với đổi mới GD ĐH hiện nay” [62] đã nêu các mô hình và giải
11


pháp nhằm QLCL trong bối cảnh các trường ĐH. Trong công trình “Quản lý chất
lượng giáo dục đại học”, Phạm Thành Nghị (2000) đã tóm lược một số vấn đề cơ bản
về chất lượng và QLCL đào tạo đại học, tập trung nghiên cứu các chỉ số, chuẩn mực,
hình thức đánh giá, đảm bảo chất lượng và QLCL tổng thể trong GD ĐH. Các vấn đề
nghiên cứu sẽ rõ ràng hơn nếu được bổ sung các số liệu thống kê về thực trạng [dẫn
theo 41]. Trong đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng GD
và đánh giá chất lượng GD”, Nguyễn Hữu Châu (2006) đã tiếp cận mô hình QLCL
giáo dục và đào tạo CIMO với quan niệm: Chất lượng của một hệ thống giáo dục là sự
phù hợp với mục tiêu của hệ thống [12].
Tác giả Trần Khánh Đức nghiên cứu vận dụng ISO trong QLCL hàng hóa và
TQM sang QLCL giáo dục, đào tạo cũng như mối quan hệ giữa ISO và TQM trong
QLCL đào tạo [25], cơ sở lý luận và thực tiễn bảo đảm chất lượng đào tạo ĐH và trung
học chuyên nghiệp khối ngành kỹ thuật (2002). Trong đề tài khoa học cấp Bộ (B200052-TĐ 44) (2001) “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn bảo đảm chất lượng đào tạo
ĐH và trung học chuyên nghiệp” [24] và tài liệu chuyên khảo về “Quản lý và kiểm
định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM” (2004) [25], tác giả đã trình bày
cơ sở lý luận về bảo đảm chất lượng đào tạo ĐH và trung học chuyên nghiệp, nghiên
cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất mô hình tổng thể quá trình đào tạo ĐH và bộ tiêu

chí đáng giá chất lượng đào tạo ĐH theo quan điểm ISO và QLCL tổng thể TQM,
chuẩn mực, qui trình vận dụng ISO & TQM trong kiểm định chất lượng ĐT ở đại học.
Các thao tác để xây dựng mô hình QLCL (trừu tượng hóa, nắm bắt các khía
cạnh chính, tạm thời bỏ qua những nội dung không quan trọng khác nhằm tìm ra bản
chất của sự vật và hiện tượng) đã được các nhà nghiên cứu Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc
Hải, Đặng Quốc Bảo (2006) luận giải trong cuốn “Quản lí giáo dục” [30].
Tác giả Trần Kiểm (2007) cũng nghiên cứu, đề xuất nhiều mô hình quản lý, đề
cập sâu đến nội dung quản lý theo tiếp cận dựa vào nhà trường (School Basic
Management) và QLCL tổng thể (TQM). Trong cuốn sách có tiêu đề “Tiếp cận hiện
đại trong giáo dục” tác giả giới thiệu khái quát về QLCL như một tiếp cận quản lý và
đưa ra nhiều mô hình quản lý, xâm nhập sâu vào nội dung quản lý tiếp cận dựa vào
nhà trường. Các mô hình QL này theo hướng cơ chế tự chủ (về nhân sự, tài chính và
chương trình) của các cơ sở GD ĐH [dẫn theo 26].
Ngoài các tác giả kể trên, có thể điểm qua một số luận án tiến sỹ nghiên cứu về
QLCL trong giáo dục đào tạo gần đây. Luận án TS “Hoàn thiện mô hình quản lý đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường ĐH Việt Nam” của Trịnh Ngọc
Thạch (2008) [46] đã nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý ĐT
nguồn nhân lực chất lượng cao trong giáo dục ĐH ở một số quốc gia ở Đông Á, Hoa
Kỳ và Trung Quốc.
Theo quan điểm của Nguyễn Quang Giao (luận án TS QLGD: “Xây dựng hệ
thống đảm bảo chất lượng quá trình dạy học các môn chuyên ngành ở trường Đại học
12


×