Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Đánh giá của khách du lịch nội địa về hoạt động quảng cáo của công ty du lịch thanh toàn eco tours huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.47 KB, 76 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ của cô Ths. Lê Thị Thanh Xuân là người đã luôn theo sát và tận
tình hướng dẫn cho em từ khi tiến hành lựa chọn đề tài, làm bảng hỏi và cho
đến khi xử lý dữ liệu, kết thúc nghiên cứu.
Bên cạnh đó, em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Du Lịch Đại Học
Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu
trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu mà còn là
hành trang quý báu để chúng em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị
cán bộ công nhân viên trong công ty du lịch Thanh Toàn Eco Tours đã luôn tạo
mọi điều kiện cho em trong việc thu thập dữ liệu và hoàn thành đề tài này.
Chân thành cảm ơn những người bạn đã luôn đồng hành động viên em trong
suốt thời gian qua, em cũng muốn dành lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình em
nguồn hậu phương vững chắc và cũng là nơi nuôi nấng em nên người.
Cuối cùng , tuy đã nỗ lực hết sức, nhưng với khả năng và thời gian có hạn nên
nghiên cứu của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy, em rất mong nhận
được sự quan tâm, chỉ bảo, góp ý tận tình của quý thầy, cô giáo để ngày càng
nâng cao và hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
Một lần nữa em xin trân trọng cám ơn!
Huế, năm 2019
Sinh viên

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

1


Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

MỤC LỤC

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

2

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

DANH MỤC CÁC BẢNG

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

3

Lớp:K49 QLLH1



Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

4

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp
phần quan trọng cho thu nhập kinh tế quốc dân của các nước trên thế giới. Du
lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà nó đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến và được ví như là "con gà đẻ trứng vàng" của nhiều quốc gia trên
thế giới. Du lịch được xem là một ngành công ngiệp không khói đem lại nguồn
thu ngoại tệ khổng lồ cho đất nước, cũng như giải quyết vấn đề việc làm cho
người dân ,cũng như thúc đẩy bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa của
quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam.Vì vậy du lịch đã trở thành một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia trên thế giới.

Ngày nay nền kinh tế các nước trên thế giới phát triển một cách mạnh mẽ,
đời sống nhân dân cũng được cải thiện, mức sống được nâng cao vì vậy nhu cầu
du lịch là một thứ thiết yếu của mọi người, nắm bắt được xu thế thời đại nên các
nước chú trọng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của
đất nước, huy động tất cả nguồn lực để tập trung cho nguồn cung du lịch. Trong
môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, mọi công ty du lịch muốn phát triển
một cách bền vững thì chữ tín phải được đặt lên hàng đầu. Muốn vậy không thể
nói suôn mà cần có chiến lược cụ thể, trong đó chiến lược nghiên cứu thị trường
để thu hút khách là một nhân tố không thể thiếu trong du lịch hiện nay. Trong đó
chiến lược quảng cáo trong du lịch được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và
chú trọng để phát triển hình ảnh của công ty.
Thông qua quảng cáo, các công ty du lịch được mọi người biết đến và các
doanh ngiệp có thể thu hút mọi người mua sản phẩm du lịch của công ty, đó cũng
như là một bản hợp đồng về chất lượng sản phẩm du lịch của công ty với khách
hàng, do vậy các doanh nghiệp đã đầu tư một cách mạnh mẽ vào công tác quảng
cáo như thời gian, tiền bạc, nhân lực để tăng hình ảnh của công ty đối với khách
hàng cũng như khẳng định chất lượng sản phẩm du lịch của công ty . Trong môi
trường du lịch đang phát triển một cách mạnh mẽ thì mỗi doanh ngiệp phải có
các chiến lược tiếp thị hiệu quả để thu hút khách hàng riêng cho mình, đặc biệt là
SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

5

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh


công tác quảng cáo.
Ở Việt Nam, trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước, các cấp, các ngành cùng với sự mở cửa nền kinh tế, gia nhập vào tổ chức
thương mại thế giới WTO, hoạt động du lịch đã có những bước tiến triển khởi
sắc và đạt được những kết quả đáng kể qua đó nhà nước tăng cường các hoạt
động quảng bá du lịch trong và ngoài nước, thúc đẩy các công ty du lịch quảng
bá sản phẩm du lịch một cách tối đa trong đó công ty du lịch bầu trơi mới cũng
tang cường hoạt đông quảng bá sản phẩm du lịch của công ty trong và ngoài
nước.
- Trong quá trình thực tập tại Công Ty TNHH Du Lịch Thanh Toàn Eco
Tour, đây là một môi trường làm việc rất năng động, mọi người cùng cố gắng tất
cả vì mục tiêu của công ty, với sự quan tâm về các chiến lược xúc tiến sản phẩm
đặc biệt là công tác quảng cáo của công ty nên tôi đã lựa chon đề tài “Đánh giá
của khách du lịch nội địa về hoạt động quảng cáo của công ty du lịch Thanh
Toàn Eco Tours Huế” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp .
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung.
Mục đích chính của bài nghiên cứu là trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tìm
hiểu các hoạt đông quảng cáo của công ty, các loại hình quảng cáo ,phương tiện
quảng cáo , thông điệp quảng cáo cho từng thị trường và xác định thị trường mục
tiêu và động cơ của người mua. Qua đó cho ta thấy vai trò quảng cáo đối với hoạt
động kinh doanh của công ty. Từ đó đưa ra một số định hướng, giải pháp thúc
đẩy hoạt động quảng cáo du lịch của công ty.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, quảng cáo, các điều
kiện để phát triển quảng cáo và công tác xúc tiến sản phẩm du lịch của công ty để
thu hút khách hàng.
- Tình hình quảng cáo của công ty đối với thị trường khách nội địa của công
ty du lịch Thanh Toàn Eco Tour Huế

- Tìm ra ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động quảng cáo của công ty dựa

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

6

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

trên những phần đánh giá của khách du lịch nội địa. Qua đó đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hoạt động quảng cáo sản phẩm du lịch của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quảng cáo của công ty TNHH du lịch
Thanh Toàn Eco Tour Huế
Đối tượng khảo sát: Du khách tham gia các chương trình du lịch của công
ty Thanh Toàn Eco Tour Huế
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về nội dung.
Đề tài nghiên cứu trọng tâm vào công tác quảng cáo của công ty,qua đó
thấy được những thuận lợi và khó khăn trong phương thức quảng cáo, từ đó đưa
ra nhưng giải pháp để nâng cao chất lượng quảng cáo trong thời gian tới.
3.2.2. Về không gian
Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH du lịch Thanh Toàn Eco Tour Huế
Địa chỉ: Cụm 8, Thôn Thanh Thủy Chánh – Xã Thủy Thanh, Thị Xã Hương

Thủy, Thừa Thiên Huế.
Điện thoại: (84.234) 3965997
Fax: (84.234) 3965997
3.2.3. Về thời gian
Đề tài chỉ tập trung ngiên cứu hoạt động quảng cáo của công ty trong 3 năm
2016_2018
- Thời gian nghiên cứu: Từ 12/2018 đến 04/2019
- Thời gian điều tra nghiên cứu: 15 -30/3/2019
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu không chỉ là những vấn đề lý luận mà còn là vấn
đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định sự
thành công của mọi công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp là công cụ,
giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công công nghệ để
chúng ta thực hiện công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp được vận dụng

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

7

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

chủ yếu trong bài là phương pháp kết hợp với các hình thức nghiên cứu gồm:
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
- Số liệu thứ cấp. Thu thập từ những nguồn như thông tin khác nhau như:

báo chí, internet, tạp chí khoa học
- Số liệu sơ cấp. Điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng thông qua bảng
hỏi
Công thức tính kích cỡ mẫu:
Xác định quy mô mẫu theo công thức của Linus Yamane:
n=
Trong đó: n là quy mô mẫu
N là kích thước tổng thể. N ( đây chính là tổng lượt khách đến với công ty
Thanh Toàn Eco Tour năm 2018).
Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép giữa tỷ lệ mẫu và
tổng thể là e = 10%.
=> n =
n ≈ 100
Số phiếu điều tra cần thu thập >= 100 phiếu.
4.2. Phương pháp phân tích xử lý số liệu
Sau khi thu thập, tiến hành chọn lọc, xử lý, phân tích để đưa ra những thông
tin phù hợp cần thiết để nghiên cứu.
( sử dụng phần mềm SPSS for Window – version 22.0)
- Sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến theo thang đo Likert với các mức
độ từ 1. Rất không đồng ý cho đến 5. Rất đồng ý.
- Thống kê mô tả
Thống kê tần suất (Prequency), mô tả (Descriptive), phần trăm (Percent)
- Phân tích, kiểm định
- Kiểm định phương sai ANOVA
Kiểm định phương sai ANOVA là kiểm định sự khác biệt giữa các trung
bình (điểm bình quân gia quyền về tỷ lệ ý kiến đánh giá của khách hàng theo

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền


8

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

thang điểm Likert). Phân tích này nhằm cho thấy được sự khác biệt hay không
giữa các ý kiến đánh giá của các nhóm khách hàng được phân tổ theo các tiêu
thức khác nhau như độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính …
Giả thiết:
Ho: Không có sự khác biệt giữa các trung bình của các nhóm được phân
loại.
H1 : Có sự khác biệt giữa các trung bình của các nhóm được phân loại.
Với độ tin cậy 95%, (α là mức ý nghĩa của kiểm định, α = 0.05)
Nếu Sig <= 0.05: Đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết Ho
Nếu Sig >= 0.05: Chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết Ho
5.. Dự kiến kết quả đạt được
Đánh giá được chất lượng quảng cáo của công ty đối với thị trường du lịch
và đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng quảng cáo
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 phần :
Phần 1. Đặt vấn đề
Phần 2. Nội dung và kết quả ngiên cứu
Phần nội dung gồm 3 chương chính
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề ngiên cứu
Chương 2. Phân tích đánh giá hoạt động quảng cáo thị trường khách du lịch

nội địa của công ty du lịch Thanh Toàn Eco Tour Huế.
Chương 3. Giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quảng cáo thu hút
khách du lịch nội địa tại công ty dịch vụ và du lịch Thanh Toàn Eco Tour Huế.
Phần 3. Kết luận và kiến nghị

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

9

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A. Cơ sở lý luận.
1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về du lịch
1.1.1.1. khái niệm du lịch
Mặt dù hoạt động du lịch đã được hình thành và phát triển
từ rất lâu nhưng đến nay khái niệm “du lịch” được hiểu với nhiều
ý nghĩa ở các quốc gia khác nhau với nhiều góc độ khác nhau với
quan điểm của các nhà nghiên cứu du lịch . Bản thân khái niệm
“du lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.

TheoTổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization),
một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc Theo Du lịch bao gồm tất cả
mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục
đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong
mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành
nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục
nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định
cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm
tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi
trường sống khác hẳn nơi định cư
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển
của cư dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di
chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm
của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và
hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời
của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

10

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

việc thường xuyên của họ”

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch song có
thể khái quát về du lịch là. Đó là sự di chuyển của một người từ
nơi địa điểm này sang địa điểm khác ra khỏi nơi cư trú nhằm đáp
ứng nhu cầu của bản thân tại điểm đến trong khoảng thời gian
nhất định và quay trở về nơi cư trú ban đầu.
1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch.
- Là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên
của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng
liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ
ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài việc tiến hành
các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái
niệm khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc
tế và khách du lịch trong nước và áp dụng cho cả khách đi du
lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có nghỉ qua đêm
Theo Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch (tiền thân của tổ
chức du lịch thế giới): “Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan
ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải trí, nghỉ ngơi hay công việc
như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”.
Địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Du khách từ bên ngoài
đến địa điểm du lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận
thức với môi trường xung quanh, tham gia vào các hoạt động
thư giãn, giải trí, thể thao, văn hoá kèm theo việc tiêu thụ những
giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của
ngành du lịch”.
1.1.1.3. Phân loại.
Theo tổ chức Du lịch thế giới (WTO), khách du lịch bao gồm:
Khách du lịch quốc tế (International tourist):
Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền


11

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia.
Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là
những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước
ngoài.
Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những
người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài
đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước.
Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du
lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến. Đây là thị trường
cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút khách trong một
quốc gia.
Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch
trong nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài
Theo Luật du lịch của Việt Nam:
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ
trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở
nơi đến
Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch

và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra
nước ngoài du lịch
Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): là công dân Việt
nam và người nước ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi
phạm lãnh thổ Việt Nam
1.1.2. Khái niệm về lữ hành và công ty lữ hành
1.1.2.1. Khái niệm về lữ hành
Theo quan niệm chung “ Lữ hành là sự đi lại di chuyển của
con người từ nơi này đến nơi khác”. Theo cách đề cập này thì
hoạt động du lịch bao gồm yếu tố lữ hành, nhưng không phải tất

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

12

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch.
Theo quan niệm của Việt nam “Lữ hành chỉ là một lĩnh vực
kinh doanh trong ngành du lịch, lữ hành bao gồm những hoạt
động tổ chức, sắp xếp các chương trình du lịch cho khách”
- Khái niệm về công ty lữ hành trong du lịch
Ở Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa. “Doanh
ngiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập,

được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, kí
kết hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du
lịch đã bán cho khách du lịch” (Thông tư hướng dẫn thực hiện
Nghị định 09/CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý các doanh
nghiệp du lịch TCDL_Số 715/TCDL ngày 9/7/1994). Theo quy chế
quản lý lữ hành_TCDL ngày 29/4/1995 và theo cách phân loại
tổng cục du lịch việt nam thì các công ty lữ hành gồm 2 loại:
công ty lữ hành quốc tế và nội địa.
Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc
biệt. kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và
thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch.
Ngoài ra công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động
trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc
thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo
phục vụ nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên tới khâu
cuối cùng.
1.1.3. Quảng cáo chương trình du lịch
1.1.3.1. Khái niệm quảng cáo trong du lịch
Có rất nhiều khái niệm về quảng cáo :
• Theo hiệp hội Marketing Mỹ (AMA): “Quảng cáo là bất cứ
loại hình nào của sự hiện diện không trực tiếp của hàng hoá,

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

13

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp

Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

dịch vụ hay tư tưởng hành động mà người ta phải trả tiền để
nhận biết người quảng cáo”
• Theo Philip Kotler : “Quảng cáo là những hình thức truyền
thông trực tiếp được thực hiện thông qua các phương tiện truyền
tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí” Quảng cáo là
những hình thức trình bày gián tiếp và khuếch trương ý tưởng,
sản phẩm hay dịch vụ được người bảo trợ nhất định trả tiền.
Người chi tiền cho quảng cáo không chỉ có các doanh nghiệp,
mà còn có các tổ chức của Nhà nước và các tổ chức xã hội
quảng cáo sự nghiệp của mình. Quảng cáo là một trong năm
công cụ chủ yếu mà các doanh nghiệp sử dụng để hướng thông
tin thuyết phục vào người mua và công chúng mục tiêu. Quảng
cáo là một hình thức truyền tải thông điệp có hiệu quả về chi phí
1.1.3.2: Mục tiêu của hoạt động quảng cáo
Trong thiết kế chương trình quảng cáo thì trước tiên phải xác
định được mục tiêu quảng cáo.Mục tiêu này phải xuất phát từ
những quyết định trước đó về thị trường mục tiêu. Định vị trí
trong thị trường và marketing_mix. Mục tiêu quảng cáo được
chia thành ra làm 3 mục tiêu
+ Mục tiêu thông tin
- Thông báo một chương trình mới của công ty
- Thông báo cho thị trường biết việc thay đổi giá
- Nêu ra những dịch vụ hiên có của công ty
- Giảm bớt nỗi lo ngại của người mua
- Tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp
Quảng cáo thông tin được dùng nhiều trong giai đoạn giới

thiệu sản phẩm khi mục tiêu chủ yếu là tạo nên nhu cầu ban

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

14

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

đầu.
+ Mục tiêu nhắc nhở.
- Chú trọng cho khách hàng là sản phảm dich vụ sắp tới
người mua sẽ cần sản phẩm đó
- Thông báo cho khách hàng về địa điểm có thể mua sản
phẩm đó
- Nhắc nhở người mua về sự có mặt của sản phẩm trong thời
kỳ trái mùa vụ
- Duy trì sự biết đến sản phẩm ở mức độ cao
Quảng cáo nhắc nhở vô cùng quan trọng đối với những sản
phẩm ở thời kỳ sung mãn của chu kỳ sống
+ Mục tiêu thuyết phục
- Tăng cường độ tin cậy về sản phẩm dich vụ
- Thay đổi nhận thức của người mua về các tính chất của
sản phẩm
- Thuyết phục người mua mua ngay

- Thuyết phục người mua tiếp người chào hàng và mở giao
dịch
1.1.3.3 Yêu cầu và nguyên tắc quảng cáo
Phải xác định được nội dung mà doanh nghiệp muốn quảng
cáo phải dựa vào đối tượng nghành nghề kinh doanh cũng như
sản phẩm của doanh nghiệp

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

15

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

Phải có một tiêu đề hấp dẫn khách hàng
Câu đầu tiên của bài quảng cáo cần phải nhấn mạnh đề tài
quảng cáo sản phẩm
Chú trọng đến lợi ích chứ không phải là những đặc điểm
khác biệt của sản phẩm
Nhấn mạnh sự chú ý của người tiêu dùng vào chất lượng của
sản phẩm.
Nghiên cứu hành vi, sở thích và động lực sử dụng sản phẩm
hay dịch vụ của mọi người để có chiến lược phù hợp hơn.
Tận dụng những mối quan hệ của “khách hàng” của bạn để
quảng bá sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

1.1.3.4 Thông điệp của một quảng cáo
Thông điệp quảng cáo là một yếu tố cực kỳ quan trọng
quyết định sự thành công của một chiến dịch quảng cáo. Mỗi
thông điệp quảng cáo có những ý tưởng hay mức độ sáng tạo
khác nhau không nhất thiết phải tương đương với số tiền bỏ ra
để làm quảng cáo thành công. Một chiến dịch quảng cáo có thể
được chi ít ngân sách hơn nhưng đem lại thành công hơn do yếu
tố sáng tạo trong thông điệp quảng cáo.
Khi làm thông điệp quảng cáo thì phải trải qua ba bước.
Thiết kế thông điệp.
Khi thiết kế một thông điệp của sản phẩm cần được quyết
định như một bộ phận của quá trình phát triển khái niệm sản
phẩm. Nó biểu hiện lợi ích chủ yếu mà sản phẩm đó đem lại. Và
sau một thời gian thông điệp có thể phải thay đổi nhưng sản
phẩm có thể không thay đổi, nhất là khi người tiêu dùng đang

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

16

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

tìm kiếm những lợi ích khác của sản phẩm hay khi họ hoặc
doanh nghiệp phát hiện ra những công dụng mới của sản phẩm

đó
Đánh giá và lựa chon thông điệp.
Người làm công tác quảng cáo phải đánh giá các thông điệp
quảng cáo khác nhau . Một quảng cáo hay tập trung về một vấn
đề cốt lõi của thông điệp.Phải nêu lên những thế mạnh và chất
lượng của sản phẩm.Nội dung thông điệp có thể được đánh giá
dựa trên tính phù hợp với mong muốn, tích độc đáo và trung
thực. Khi quảng cáo sản phẩm thì nội dung truyền đạt phải chú
trọng nói những gi mà khách hàng mong muốn một sản phẩm.
nó phải có gì độc đáo, đặc biệt không thể lẫn lộn với các sản
phẩm khác.
Thực hiện thông điệp.
Thông điệp của một quảng cáo không chỉ phụ thuộc vào
điều nó nói cái gì ( nội dung truyền đạt), mà còn ở cách nói ra
sao để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm ( cách truyền
đạt)
1.1.3.5 Lợi ích quảng cáo trong trong doanh ngiệp du lịch
Quảng bá hình ảnh của công ty đối với khách hàng, nâng
cao thương hiệu của công ty.
Thúc đẩy doanh thu của công ty tăng lên. Thu hút một lượng
khách lớn.
Quảng cáo là sự đầu tư nhằm tiêu thụ một sản phẩm dịch
vụ có chất lượng tốt nhưng không được gắn nhãn hiệu nỗi tiếng,
không được thông tin cho khách hàng là các đại lý du lịch và

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

17

Lớp:K49 QLLH1



Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

khách du lịch thì tình hình tiêu thụ của các sản phẩm dịch vụ đó
vẫn chậm. Quảng cáo góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm,
quảng cáo có một lợi thế là hệ thống thông tin và các kênh, các
loại hình quảng cáo có thể truyền hình ảnh của các sản phẩm
dịch vụ đến nhiều người ở nhiều thị trường khác nhau. Thông
qua quảng cáo, các doanh nghiệp du lịch có thể xây dựng một
hình ảnh lâu dài cho sản phẩm dịch vụ của mình. Qua mỗ thông
điệp quảng cáo ấn tượng , người nhận tin là khách hàng sẽ quan
tâm đến sản phẩm dịch vụ đó. Khi thông điệp quảng cáo thực sự
khơi dậy nhu cầu du lịch của họ , chắc chắn tạo được niêm tin
và thôi thúc khách hàng mua sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp.
1.1.3.6: Các loại hình phương tiện quảng cáo
Trong lĩnh vực quảng cáo, một phương tiện thông tin là một
kênh thông tin. Nó là phương tiện để đăng tải các thông điệp
bán hàng của nhà quảng cáo cho các khách hàng tiềm năng.
Thực tế, đó là phương tiện mà nhà quảng cáo sử dụng để truyền
các thông điệp của họ tới một nhóm lớn các khách hàng tiềm
năng và bằng cách đó, làm cho khoảng cách giữa người sản xuất
và người tiêu thụ rút ngắn lại
Phương tiện quảng cáo bao gồm các loại báo chí, truyền
hình, tạp chí, website, iternet


và quảng cáo ngoài trời. Mỗi

phương tiện có một số ưu thế và hạn chế
+In lịch
In lịch tặng cho các cá nhân, đoàn thể quen biết và khách
hàng mỗi dịp tết. trên các tờ lịch có hình ảnh của các điểm du
lịch và tên của công ty

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

18

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

+ Báo chí
Ưu điểm. Đây là loại hình đã có từ lâu đời và được sử dụng
phổ biến một cách rông rãi đây là một hinh thưc quảng cáo linh
hoạt, kịp thời, bao quát được thị trường được nhiều người chấp
nhận, độ tin cậy cao, chi phí quảng cáo trên báo chí ít tốn kém
và dễ chuẩn bị.
Nhược điểm. Thời gian sống của quảng cáo quá ngắn và tính
chất địa phương rõ nét của nó, chất lượng tái hiện kém và ít
người đọc.
+ Thư trực tiếp

Đây là hình thức quảng cáo mang tính cá nhân trực tiếp, các
doanh nghiệp lữ hành gửi đến khách hàng những thư từ như thư
cảm ơn vì đã sử dụng hay lưu tâm đến sản phẩm dịch vụ của
công ty, thư giới thiệu các chương trình du lịch của công ty.
Ưu điểm. Khả năng tiếp cận thị trường cao và hiệu quả ,tác
động trực tiếp tới từng khách hàng, số lương thư gửi hoàn toàn
linh động, không có giới hạn về kích thước. Bí mật các đối thủ
cạnh tranh khó có thể biết đến sản phẩm của công ty . Khách
hàng phản hồi lại tích cực
Nhược điểm. Chi phí cao, khó khăn trong việc lập danh sách
khách hàng.
+ Truyền hình.
Đây là hình thức quảng cáo lý tưởng của một doanh nghiệp,
là một phương tiện truyền tải thông tin có khả năng thâm nhập

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

19

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

vào nhiều loại thị trường khác nhau, gây sự chú ý với tất cả các
đối tượng.
Ưu điểm. Đây là loại hình quảng cáo ngày càng phát triển,

thâm nhập được tất cả thị trường từ nông thôn đến thành thị.
Gây sự chú ý đối với tất cả mọi người không kể giới tính, tuổi
tác, trình độ văn hoá, mức thu nhập và các nền văn hoá. Là loại
hình quảng cáo kết hợp cả hình ảnh âm thanh, và cử động khơi
dựng cảm xúc và gây sự chú ý cho khách hàng.
Nhược điểm. Giá cao, nhiều người quảng cáo gây sự nhàm
chán
+Tạp chí
Ưu điểm. Địa bàn công chúng chọn lọc, tin cậy và uy tín,
chất lượng tái hiên tốt , tồn tại lâu và nhiều người đọc
Nhược điểm. Chuẩn bị quảng cáo trên tạp chí đòi hỏi nhiều
về thời gian hơn so với trên báo, việc điều chỉnh quảng cáo cũng
khó khăn và tốn kém hơn
+ Website,internet
Uư điểm. Là các hình thức quảng cáo trên các website,
google search, các mạng xã hội, các forum, E-Maketing, hiệu
quả có thể đo lường được luôn, đối tượng khách hàng tiềm năng
cho nhiều sản phẩm đang có xu hướng sử dụng internet ngày
càng tăng. Thời gian tồn tại lâu.
Nhược điểm. Là một hình thức mới, chưa được khai thác
nhiều, dịch vụ còn nhiều thiếu sót
+ Quảng cáo in ( tập gấp, cataloge)
Ưu điểm. Gây ấn tượng với khách hàng, chứa đựng thông
tin một cách đầy đủ, trang trí một cách bắt mắt, gọn nhẹ cho
người khách hàng.
SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

20

Lớp:K49 QLLH1



Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

Nhược điểm. Dễ bị lạc hậu nên phải chỉnh sữa nhiều lần, chi
phí quảng cáo cao
+ Quảng cáo ngoài trời.
Ưu điểm. Linh hoạt tần xuất lặp lại cao, giá rẻ, ít cạnh tranh.
Nhược điểm. Công chúng ít được chon lọc, hạn chế tính sáng
tạo. không để lại ấn tương xâu sắc.
1.1.3.7: Ngân sách quảng cáo
Khi tiến hành quảng cáo ,các doanh nghiệp sẽ phải quyết
định ngân sách quảng cáo cho sản phẩm được quang cáo . Vai
trò là đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm . Nhưng họ phải xác định
đúng số tiền cần thiết cho hoạt động quảng cáo . Và mặc dù
quảng cáo được xem như là một khoản chi phí lưu động, thực ra
một phần chi phí đó là vốn đầu tư để tạo nên giá trị vô hình gọi
là uy tín (hay vốn ban đầu của nhãn hiệu)
Những yếu tố cần xem xét khi xác định ngân sách quảng
cáo.
- Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm. Những sản phẩm
mới thường đòi hỏi ngân sách quảng cáo lớn để tạo sự biết đến
và khuyến khích dùng thử, những sản phẩm sung mãn chỉ được
hỗ trợ bằng ngân sách nhỏ hơn theo tỉ lệ với doanh thu bán
hàng.
- Thị phần và điều kiện sử dụng. Những nhãn hiệu có thị
phần lớn thường đòi hỏi chi phí quảng cáo ít hơn tính theo doanh

thu bán hàng để duy trì thị phần của mình. Để tạo thị phần bằng
cách tăng qui mô thị trường đòi hỏi chi phí quảng cáo lớn hơn.
Ngoài ra nếu tính chi phí trên ấn tượng thì việc tiếp cận những
người tiêu dùng một nhãn hiệu được sử dụng rộng rãi ít tốn kém
hơn là tiếp cận những người tiêu dùng nhiều nhãn hiệu ít được
sử dụng.

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

21

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

- Cạnh tranh trên một thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh
và chi phí quảng cáo lớn, một nhãn hiệu phải được quảng cáo
mạnh mẽ hơn để loại trừ những thông tin nhiễu tạp của thị
trường.
- Tần suất quảng cáo. Số lần lặp lại cần thiết để dưa thông
điệp của nhãn hiệu đến được người tiêu dùng cũng góp phần
quyết định ngân sách quảng cáo.
1.1.3.8: Phạm vi, cường độ, tần suất quảng cáo
Vấn đề của việc lựa chọn phương tiện truyền thông là tìm
kiếm những phương tiện truyền thông có hiệu quả về chi phí cao
nhất để đảm bảo số lần tiếp xúc mong muốn với công chúng

mục tiêu. Để chọn phương tiện truyền thông, người quảng cáo
cần biết rõ mình muốn quảng cáo với phạm vi nào, tần suất lặp
lại là bao nhiêu, và cường độ tác động đến mức nào để đạt được
những mục tiêu quảng cáo.
Phạm vi quảng cáo(R). Biết được số khách hàng tiếp xúc
được với mục đích quảng cáo cáo cụ thể trên phương tiện truyền
thông ít nhất một lần trong một khoảng thời gian nhất định.
Doanh nghiệp phải định rõ chiến dịch quảng cáo của mình sẽ
đến được với bao nhiêu khách hàng trong thị trường mục tiêu
mà doanh nghiệp hướng đến.
Tần suất quảng cáo(F). Là số lần khách hàng tiếp xúc với
thông điệp quảng cáo của công ty trong một khoảng thời gian
nhất định và trên loại hình phương tiện nào. Người quảng cáo
cũng phải định rõ xem một người hay hộ gia đình trong thị
trường mục tiêu, trong thời hạn nào đó, sẽ nhận được quảng cáo
mấy lần. Cần phân biệt số lần tiếp xúc với quảng cáo của người

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

22

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

tiêu dùng và số lần xuất hiện của quảng cáo trên các phương

tiện truyền thông.
Cường độ tác động(I). Là giá trị định lượng của khách hàng
khi tiếp xúc qua một phương tiện quảng cáo nhất định. Người
quảng cáo cũng phải quyết định mức độ tác động mà quảng cáo
phải có được mỗi khi đến được với khách hàng mục tiêu. Quảng
cáo trên truyền hình thường có tác động mạnh hơn qua truyền
thanh, vì truyền hình vừa có âm thanh vừa có hình ảnh.
1.1.3.9: Đánh giá hiệu quả quảng cáo
Công tác quảng cáo cần được đánh giá liên tục.Các nhà
ngiên cứu dùng nhiều kỹ thuật để đo lường hiệu quả truyền
thông và doanh số do tác động của quảng cáo.
-Nghiên cứu hiệu quả truyền thông
Nghiên cứu hiệu quả truyền thông nhằm tìm cách xác định
một quảng cáo có truyền đạt hiệu quả hay không. Phương pháp
gọi là trắc nghiệm văn bản quảng cáo được thực hiện trước và
sau khi đưa văn bản đó vào phương tiện truyền thông thực sự.
Có ba phương pháp chính để trắc nghiệm trước:
- Nghiên cứu hiệu quả doanh số
Nghiên cứu hiệu quả truyền thông cho phép người quảng cáo
nhận ra hiệu quả truyền thông của quảng cáo, nhưng chưa phản
ánh được gì về tác động của nó đối với doanh số. Một quảng cáo đã
làm tăng số người biết đến sản phẩm lên 20% và tăng sở thích đối
với nhãn hiệu lên 30% thì đã kéo doanh số lên được bao nhiêu ?
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

23

Lớp:K49 QLLH1



Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

2.1. Vài nét về hoạt động quảng bá du lịch ở Việt Nam
Trong những năm gần đây Việt Nam tăng cường quảng bá
du lịch Việt Nam đến với các quốc gia trên thế giới. Qua các
phương tiện truyền thông, website, internet, báo chí…. Tiêu biểu
mới đây là giới thiệu những hình ảnh đẹp ngỡ ngãng về danh
lam thắng cảnh của việt nam qua clip “Welcome to Vietnam” do
Bộ Ngoại giao thực hiện trong những ngày qua đã gâyđược ấn
tượng tốt trong cộng Việt Nam và Thế giới
Đoạn clip dài hơn 7 phút với việc tái hiện rất nhiều địa danh,
cảnh đẹp của đất nước bằng công nghệ flycam đã khiến không
chỉ những người dân trong nước mà bạn bè thế giới đi từ bất
ngờ này đến bất ngờ khác. Từ đỉnh Fansipan, cột cờ Lũng Cú - Hà
Giang, thác Bản Giốc hùng vĩ, Thủ đô Hà Nội cổ kính với Văn
Miếu - Quốc Tử Giám đến Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế, Huế,
di tích Mỹ Sơn… những địa danh tưởng chừng như quen thuộc lại
xuất hiện một cách tuyệt vời và giàu cảm xúc đến vậy.
Đoạn clip đã lan truyền rất nhanh trên cộng đồng mạng. Một
điểm cộng nữa là không chỉ bằng tiếng Việt, “Welcome to
Vietnam” còn có tới 9 ngôn ngữ khác nhau, tức là người dân ở
nhiều quốc gia trên thế giới sẽ có cơ hội được nhìn ngắm, chiêm
ngưỡng hình ảnh giang sơn gấm vóc Việt Nam.
Tổng cục Du lịch đã phối hợp với dự án chương trình phát
triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do
Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU-ESRT) thực hiện clip quảng

bá dài 30 giây. Đoạn clip đã tái hiện những canh đẹp của đát
nước, văn hóa vùng miền

giữa các dân tộc việt nam và các

vùng biển đảo của việt nam.
Với việc đầu tư rầm rộ vào quảng cáo du lịch Việt Nam nên
số lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng đông .

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

24

Lớp:K49 QLLH1


Chuyên đề tốt nghiệp
Xuân

GVHD: ThS. Lê Thị Thanh

Về khách du lịch nội địa, trong 11 tháng đầu năm 2018,
lượng khách nội địa ước đạt 53,8 triệu lượt khách, trong đó,
khách lưu trú ướt đạt 26,6 triệu lượt.
Về khách du lịch quốc tế đến Việt Nam khách quốc tế đến
Việt Nam năm 2018 ước đạt 7.943.651 lượt khách, tăng nhẹ ở
mức 0,9% so với năm 2017.
2.2. Vài nét về hoạt động quảng bá du lịch ở Huế
Sau gần một năm vào Huế để quay phim tham gia cuộc thi
sáng tác phim quảng bá du lịch Huế 2017, anh Khuất Duy Long

(Hà Nội), tác giả giành giải nhất cuộc thi với tác phẩm “Hue‘s
Hidden Charm”, quyết định quay trở lại lần thứ hai để sáng tác
ảnh nghệ thuật, tham gia cuộc thi “Ảnh đẹp Du lịch Thừa Thiên
Huế năm 2018”, do Sở Du lịch tổ chức.
Cuộc thi sáng tác lô gô, slogan và phim quảng bá du lịch
Huế 2017 đã thu hút tổng cộng gần 200 tác phẩm, tạo ra được
nhiều hiệu ứng tích cực, tăng khả năng nhận diện thương hiệu
cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế… Đó là lý do mà trong năm
2018, ngành du lịch tiếp tục tổ chức cuộc thi về sáng tác ảnh.
Với mong muốn kích thích những người đam mê nghệ thuật
nhiếp ảnh đến Huế, trải nghiệm vùng đất Cố đô và sáng tác
nghệ thuật. Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch nhấn
mạnh, cuộc thi còn để giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về văn
hoá, con người, các danh lam thắng cảnh, du lịch đặc trưng của
Huế đến với du khách trong và ngoài nước.
Các chương trình, hội nghị hợp tác quảng bá du lịch Huế
luôn được sở Du lịch tỉnh ưu tiên để phát huy tối đa lợi thế của
tỉnh nhà. Tháng 4/2019, du lịch Huế ký hợp đồng với trang
FayFay.com để tiến hành đưa ra những chương trình quảng bá du

SVTH: Lê Thị Thanh Tuyền

25

Lớp:K49 QLLH1


×