Tải bản đầy đủ (.docx) (135 trang)

Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch City tour của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Du lịch Tự hào Việt Nam tại Thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
CITY TOUR CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
DU LỊCH TỰ HÀO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Như

Giảng viên hướng dẫn : Phan Thị Thùy Linh

Huế, tháng 05 năm 2019


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
CITY TOUR CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
DU LỊCH TỰ HÀO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HUẾ


Giảng viên hướng dẫn:
Phan Thị Thùy Linh

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Như
Lớp: K49-HDDL

Huế, tháng 05 năm 2019

SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh


Sau

bốn năm học tập và nghiên

cứu tại

Khoa Du Lịch – Đại học Huế cũng như sau thời
gian thực tập hai tháng tại Công ty tôi đã tiếp
thu được nhiều kiến thức bổ ích và kinh nghiệm
thực thế trong công tác làm việc tại một doanh
nghiệp. Đó là những cơ sở để tôi hoàn thành

khóa luận tốt nghiệp này

và đây cũng được

xem như là hành trang để bước vào đời.
Quây,tôimuốngởilờicámơnchân
đếnquýThầy,

CôgiáoKhoaDu

thành

Lịchđãtậntình

dạybảovàluônsátcánh

bêntôitrong

suốtbốnnămhọctạiKhoa.Tôicũngxin
thành

cám

ơnCô

giáoPhan

chân
Thị


Linhđãtậntìnhgiúpđỡtôihoànthành

Thùy
chuyên

đềnày.
Nhânđâytôicũngxin
thành

đếnBan

giám

gởilờicám

đốc,

bộ

ơnchân

phận

quản

lývàtập thể nhân viên Công tyTNHH Du lịch
Tự

Hào


Việt

Namđãtạomọiđiềukiện

thuậnlợichotôiđược

tham

gialàmviệc,thựctậptạikháchsạn.
Do còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm
thực

tế



được

thựchiệntrongthờigianngắnnênkhóa
luậnnàycònnhiềuthiếu
sót,kínhmongsựđánhgiá,giúpđỡcủaquýThầy,Co
âgiáovàcác

bạnđể

Khóa

luậnngàymộthoànthiệnhơn.
Huế, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Như

SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

SVTH: Nguyễn Thị Như

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

LỜI CAM ĐOAN
Tơicamđoanrằngđềtàinàylàdochínhtơithựchiện,cácsốliệuthuthậpvà
kếtquảphântíchtrongđềtàilàtrungthực,đềtàikhơngtrùngvớibấtkỳ

đềtài

nghiêncứukhoahọcnào.
Huế, ngày

tháng


năm 2019

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Như

SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
5. Kết cấu của đề tài...........................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM DU LỊCH CITY TOUR..........................................................................5
A. Cơ sở lý luận.................................................................................................5
1.1. Du lịch và chương trình du lịch.................................................................5
1.1.1. Khái niệm du lịch.................................................................................5

1.1.2. Khái niệm về chương trình du lịch.......................................................9
1.2. Khái quát sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch City tour.......................12
1.2.1. Khái niệm sản phẩm và Sản phẩm du lịch..........................................12
1.1.2. Sản phẩm du lịch City tour.................................................................19
II. Cơ sở thực tiễn............................................................................................21
1.1. Những cơng trình đã nghiên cứu...............................................................21
1.2. Về tầm quan trọng của việc phát triển chương trình du lịch mới trong
kinh doanh lữ hành..........................................................................................21
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỪ SẢN PHẨM
DU LỊCH CITY TOUR TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH TỰ HÀO
VIỆT NAM........................................................................................................23
2.1. Tình hình phát triển du lịch Thừa Thiên Huế............................................23
2.1.1. Tình hình khách du lịch......................................................................23
2.1.3. Cơ sở vật chất và hạ tầng phục vụ du lịch...........................................24
2.1.3. Lao động.............................................................................................25
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch ở Thành phố Huế.........................................26
2.2.1. Tự nhiên..............................................................................................26
SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

2.2.2. Nhân văn.............................................................................................27
2.3. Giới thiệu về Công ty TNHH Tự hào Việt Nam........................................30
2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty..................................30
2.3.2. Cơ cấu tổ chức....................................................................................31

2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty giai đoạn 2016 - 2018
......................................................................................................................... 32
2.5. Kết quả nghiên cứu...................................................................................34
2.5.1.Thông tin mẫu điều tra.........................................................................34
2.5.2. Số lần đi du lịch trong năm.................................................................35
2.5.3. Mục đích đi du lịch.............................................................................36
2.5.4. Kênh thông tin lựa chọn đi du lịch......................................................37
2.5.5. Nhân tố ảnh hưởng đến việc đi du lịch...............................................38
2.5.6. Cách thức tổ chức chương trình du lịch..............................................39
2.5.7. Quan niệm về chương trình du lịch.....................................................40
2.5.8. Phương tiện di chuyển........................................................................40
2.5.9. Hoạt động mong muốn tham gia.........................................................41
2.5.10. Phân tích các yếu tố khi lựa chọn một Tour du lịch..........................43
2.5.11. Điều chưa hài lòng............................................................................51
2.5.12. Mức độ du khách tham gia trở lại.....................................................52
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU
LỊCH CITY TOUR CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DU
LỊCH TỰ HÀO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HUẾ..................................53
3.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch City tour tại Thành phố Huế
đến năm 2030...................................................................................................53
3.2. Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch City tour của Thành phố Huế
......................................................................................................................... 54
3.2.1. Định hướng giải pháp.........................................................................54
3.2.2. Giải pháp vĩ mô..................................................................................55
3.2.2. Giải pháp vi mô..................................................................................56
3.3. Một số giải pháp giải quyết sản phẩm du lịch City tour của Công ty........57
3.3.1. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực..............................................58

SVTH: Nguyễn Thị Như


Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

3.3.2. Giải pháp về cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng........................................58
3.3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ..........................59
3.3.4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm du
lịch City tour.................................................................................................59
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................61
A. Kết luận.......................................................................................................61
B. Kiến nghị.....................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................64
PHỤ LỤC

SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu điều tra............................................................................35
Bảng 2.2: Đánh giả của khách hàng về các hoạt động mong muốn được tham gia

...........................................................................................................42
Bảng 2.3: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá các hoạt động mong muốn
được tham gia....................................................................................43
Bảng 2.4: Đánh giá của khách hàng về chương trình du lịch..............................44
Bảng 2.5: Đánh giá của khách hàng về giá cả.....................................................45
Bảng 2.6: Đánh giá của khách hàng về hoạt động marketing..............................46
Bảng 2.7: Đánh giá của khách hàng về yếu tố con người và dịch vụ khách........47
Bảng 2.8: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá các tiêu chí cơ sở vật chất
...........................................................................................................48
Bảng 2.9: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá các tiêu chí giá cả.................49
Bảng 2.10: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá các tiêu chí hoạt động
marketing...........................................................................................50
Bảng 2.11: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá yếu tố con người và dịch
vụ khách.............................................................................................50

SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Số lần du khách đi du lịch trong năm..............................................36
Biều đồ 2.2: Mục đích đi du lịch của du khách...................................................37
Biểu đồ 2.3: Kênh thông tin khách lựa chọn để đi du lịch...................................38
Biểu đồ 2.4: Nhân tố ảnh hưởng đến việc đi du lịch...........................................39

Biểu đồ 2.5: Cách thức tổ chức chương trình mong muốn..................................40
Biểu đồ 2.6: Quan niệm về chương trình du lịch.................................................41
Biểu đồ 2.7: Phương tiện di chuyển được ưa thích..............................................42
Biểu đồ 2.8: Các điểm tham quan được u thích...............................................51
Biểu đồ 2.9: Sự khơng hài lòng của khách hàng về dịch vụ................................52

SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đều coi
trọng phát triển du lịch và nó đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong đời sống.
Du lịch được xem như một ngành công nghiệp khơng khói đã góp phần phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Du lịch mang về một nguồn thu không
nhỏ cho nền kinh tế nước nhà.
Với những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lí, kinh tế và chính trị, Việt Nam có
rất nhiều thuận lợi để phát triển du lịch. Nằm ở trung tâm Đơng Nam Á, lãnh thổ
Việt Nam có vị trí giao lưu thuận lợi về cả đường biển, đường thủy và đường
hàng không. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị
trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Việt Nam là đất nước có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất phong
phú và đa dạng. Các đặc điểm đa dạng về cấu trúc địa hình biển và hải đảo, đồng
bằng, núi đồi, cao nguyên, làm cho lãnh thổ Việt Nam đa dạng về cảnh quan,

phong phú về hệ sinh thái có giá trị cao cho phát triển du lịch, đặc biệt là hệ sinh
thái biển, hệ sinh thái rừng, hang động. Bên cạnh đó, với lịch sử hàng nghìn năm
văn hiến, tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam cũng rất phong phú. Trong
hơn 40000 di tích lịch sử trên khắp miền đất nước, có hơn 2500 di tích đã được
Nhà nước cơng nhận và xếp hạng.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch ln là tiêu chí mà ngành du lịch Việt Nam
đặt lên hàng đầu. Đặc biệt, City tour là sản phẩm du lịch mà các doanh nghiệp lữ
hành hiện nay đang đẩy mạnh khai thác để tăng thêm tính thú vị cho du khách và
mang lại nguồn thu nhập cao. City tour đóng vai trị quan trọng trong việc giới
thiệu về các địa điểm du lịch nổi bật của thành phố, về văn hoá, phong tục tập
quán của người dân địa phương…
Thành phố Huế mang những giá trị văn hóa, lịch sử rất phong phú. Huế
được biết đến là một Cố Đơ xưa với những cơng trình kiến trúc độc đáo gồm
nhiều lăng tẩm, đình chùa, miếu mạo như Đại Nội Huế, Lăng của các vị vua,…..

SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

Ngồi những giá trị văn hóa được thể hiện qua lối kiến trúc đa dạng, Huế còn lưu
giữ một nền văn hóa phi vật thể khá đồ sộ như: nhã nhạc cung đình Huế,…
Cuộc sống thường ngày của người dân với những phong tục tập quán, sinh
hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa như: festival, Tết Nguyên
Tiêu,… đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên trữ tình,
thơ mộng, các làng nghề truyền thống như: Làng hương, Làng mây tre đan Bao

La, các món ăn đậm chất Huế,… làm cho Huế ngày càng trở nên hấp dẫn hơn
trong mắt du khách trong và ngồi nước.
Theo báo cáo, năm 2018 Thừa Thiên Huế đón tổng cộng hơn 3,8 triệu lượt
khách tham quan trong đó khách quốc tế ước đạt 1,55 triệu.
Nhận ra tầm quan trọng và giá trị của chương trình du lịch trong suốt q
trình thực tập ở cơng ty nên tơi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển
sản phẩm du lịch City tour của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Du lịch Tự
hào Việt Nam tại Thành phố Huế” cho khóa luận tốt nghiệp của mình với
mong muốn phát triển và nâng cao chất lượng chương trình City tour của công ty,
đưa du khách đến với Huế nhiều hơn nữa.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của nghiên cứu là khảo sát ý kiến của du khách về tiềm
năng và thực trạng của sản phẩm du lịch city tour của Công ty Trách Nhiệm Hữu
Hạn Du lịch Tự hào Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp để phát triển sản
phẩm. Mục đích này được thực hiện thơng qua các mục tiêu cụ thể sau:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến du lịch và phát triển sản
phẩm du lịch City tour.
 Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch
City tour tại công ty.
 Đưa ra một số giải pháp, chính sách nhằm phát triển sản phẩm du lịch
City tour và xây dựng một số chương trình du lịch City tour phục vụ cho việc
phát triển kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm du lịch City tour của Công ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Du lịch Tự hào Việt Nam tại Thành phố Huế.
SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn, điều tra trực tiếp
bằng bảng hỏi từ khách nội địa đã sử dụng sản phẩm du lịch city tour của công ty
trong 1 tháng từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 3 năm 2019.
 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi Thành phố Huế.
 Phạm vi thời gian: từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2019
4.Phương pháp nghiên cứu
a.Phương pháp thu thập số liệu:
 Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu, dữ liệu từ công ty như báo
cáo kết quả kinh doanh năm 2016 – 2018, thống kê lượng khách bình quân trong
năm, bảng cơ cấu lao động, các văn bản,… Các thông tin, số liệu về tài nguyên,
tiềm năng, tình hình hoạt động của sản phẩm du lịch City tour từ sách, tạp chí,
internet, khóa luận các năm trước.
 Thu thập số liệu sơ cấp: điều tra thông qua bảng hỏi, lựa chọn ngẫu nhiên
200 du khách đã sử dụng sản phẩm City tour của Công ty.
 Phương pháp chọn mẫu, công thức và quy mô mẫu
 Cách thức thu thập bảng hỏi: điều tra tại các điểm du lịch, trực tiếp ở công
ty và sau khi kết thúc tour
b. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
 Phân tích và thống kê bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0: thống kê tần
suất, kiểm định ANOVA
Với (1): Kiểm định Independent Sample T-Test
(2): Kiểm định One-way Anova
 Phương pháp kế thừa các tài liệu, số liệu, phân tích các tài liệu đã có về
tài ngun, tiềm lực, thực trạng hoạt động của loại hình du lịch City tour.
c.Phương pháp sơ đồ - bản đồ:

Sử dụng bản đồ du lịch, địa lí và sơ đồ có liên quan để xây dựng hình ảnh
khơng gian của hệ thống tuyến điểm cũng như xây dựng nội dung chương trình.

SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

5.Kết cấu của đề tài
Nội dung đề tài được chia làm 3 phần cụ thể như sau:
Phần I: Đặt vấn đề
1.Tính cấp thiết của đề tài
2.Mục đích nghiên cứu
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
5.Kết cấu của đề tài
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng của sản phẩm du lịch City tour của
Công ty TNHH Du lịch Tự hào Việt Nam tại Thành phố Huế.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch City tour của Công
ty TNHH Du lịch Tự hào Việt Nam tại Thành phố Huế.
Phần III: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Nguyễn Thị Như


Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM DU LỊCH CITY TOUR
A. Cơ sở lý luận
1.1. Du lịch và chương trình du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch
1.1.1.1. Khái niệm
Du lịch là một ngành kinh tế đã hình thành và phát triển khá lâu trên thế
giới, tuy nhiên vẫn chưa có một khái niệm thống nhất nào giữa các quốc gia, các
khu vực trên thế giới về khái niệm “du lịch”. Dựa theo Giáo trình kinh tế Du lịch
của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân do GS.TS Nguyễn Văn Đinh và PGS.TS
Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản năm
2008, chúng ta có thể thấy một số khái niệm về du lịch trong cả nước và trên thế
giới như sau:
Trên thế giới, định nghĩa về du lịch của Hội Nghị quốc tế về thống kê du
lịch ở Otawa, Canada(6/1991): “ Du lịch là hoạt động của con người đi tới một
nơi ngồi mơi trường thường xun trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng
thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi
khơng phải để tiến hành trong phạm vi vùng tới thăm.”
Theo quan niệm đầy đủ về góc độ kinh tế và kinh doanh du lịch; Khoa Du
lịch và khách sạn trường ĐH Kinh tế quốc dân đưa ra định nghĩa trên cơ sở tổng
hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và Việt Nam

trong những năm gần đây: “Du lịch là môt trong những ngành kinh doanh bao
gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và
dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn
uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt
động đó phải đem lại những lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước
làm du lịch và bản thân doanh nghiệp”.

SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005: Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên củ mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo Liên hiệp quốc tế về các tổ chức lữ hành chính thức (International
Union of Official Travel Organization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động
du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục
đích khơng phải để làm ăn, tức khơng phải để làm một nghề hay một việc kiếm
tiền sinh sống…
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch gồm
tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan,
khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giản
cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên
tục nhưng khơng q một năm ở bên ngồi mơi trường sống định cư nhưng loại

trừ các du hành có mục đích chính là kiếm tiền.
1.1.1.2. Các chức năng của du lịch
 Chức năng xã hội:
Du lịch có vai trong việc giữ gìn, hồi phục sức khỏe và tăng cường sức sống
cho nhân dân. Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật
và kéo dài tuổi thọ cho con người. Các cơng trình nghiên cứu về sinh học khẳng
định rằng: nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của cư dân trung bình
giảm 30%, bệnh đường hơ hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh
đường tiêu hóa giảm 20%.
Du dịch tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, hình thành
nhân cách tốt, lịng u nước, góp phần bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa của
dân tộc.
 Chức năng kinh tế:
Du lịch góp phần vào việc phục hồi sức khỏe cũng như khả năng lao động
và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh
tế rõ rệt. Du lịch dịch vụ là ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành
và cơ cấu lao động của ngành kinh tế. Du lịch là nguồn tÝ hu ngoại tệ hữu hiệu
SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

của nhiều nước, góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng , cơ sở vật chất kĩ thuật cho
cộng đồng.
 Chức năng sinh thái:
Du lịch giúp con người sống hòa nhập với thiên nhiên, nâng cao nhận thức

của con người về giá trị của tự nhiên, thay đổi hành vi đối với mơi trường thiên
nhiên. Du lịch kích thích bảo vệ, khơi phục và tối ưu hóa mơi trường thiên nhiên,
sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn lực tự nhiên.
 Chức năng chính trị:
Chức năng này thể hiện ở vai trò củ du lịch như là nhân tố thức đẩy và cũng cố
hịa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc.
1.1.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch
Hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của du lịch ngày càng rõ nét. Ở đâu du lịch
phát triển ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang sạch đẹp hơn, đời
sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các ngành
khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chổ cho hàng hóa và dịch vụ. Mỗi
năm hàng chục lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào nề nếp và
lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền
thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản
xuất hàng lưu niệm, hàng hóa thủ cơng mỹ nghệ bán cho khách, người dân có
thêm việc làm và thu nhập, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng
thu nhập, xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ dân ở khơng ít địa phương đã giàu lên
nhờ làm du lịch. Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tơn tạo, trùng tu các
di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, chính quyền
địa phương và dân cư giữ gìn, phát triển di sản. Tuyên truyền, quảng bá du lịch ở
nước ngồi và trong nước đã truyền tải được gía trị văn hóa đến bạn bè quốc tế,
khách du lịch và người dân
Điều quan trọng hơn cả là du lịch góp phần phát triển yếu tố con người
trong cng cuộc đổi mới. Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 90 vạn việc làm trực
tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu giữa các vùng miền trong nước
và nước ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội.
SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

1.1.1.4. Xu hướng phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay
Du lịch được coi là một ngành kinh tế quan trọng góp phần khơng nhỏ vào
sự phát triển của quốc gia. Dó đó việc xác định xu hướng phát triển du lịch là
một việc làm rất cần thiết. Trong thời hiện đại, số lượng khách đi du lịch ngày
càng tăng nhanh. Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự gia tăng này là do mức
sống của người dân ngày một được nâng cao, giá cả các dịch vụ thì hạ hơn trong
khi thu nhập của họ lại tăng dần. Mặt khác, các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du
lịch thì ngày càng thuận tiện, thoải mái. Và tại nơi ở thường xun của du khách
thì mức độ ơ nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng đã là nguyên nhân tác động
mạnh thúc đẩy họ đi du lịch.
Như chúng ta đã biết, điều kiện sống của người dân là nhân tố quan trọng
để du lịch phát triển. Thu nhập tăng thì nhu cầu du lịch và chi phí cho du lịch
cũng tăng nhanh. Thu nhập càng cao thì càng nhiều gia đình đi du lịch, thực tế
cho ta thấy điều đó là tại các khu nghỉ mát, số lượng phương tiện du lịch tăng lên
rất nhiều. Như vậy rõ ràng, mọi người muốn đi du lịch và thực hiện tiêu dùng du
lịch thì phải có điều kiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu
cầu du lịch nói chung thành cầu du lịch.
Bên cạnh thu nhập thì giáo dục cũng là nhân tố quan trọng kích thích du
lịch. Trình độ giáo dục được nâng cao thì nhu cầu thì nhu cầu cũng tăng lên rõ
rệt, mong muốn tiều hiểu để làm phong phú sự hiểu biết, từ đó thói quen đi du
lịch được hình thành.
Một điều kiên tất yếu để con người có thế tham gia vào hoạt động du lịch
đó là thời gian rảnh rổi. Thời gian rỗi sẽ tăng nếu con người sử dụng quỹ thời
gian của mình và có chế độ lao động hợp lý. Xu hướng chung trong điều kiện

phát triển hiện nay là giảm bớt thời gian làm việc và tăng thời gian nhàn rỗi. Hiện
nay đa số các nước trên thế giới đã chuyển sang chế độ làm việc năm ngày mỗi
tuần. Điều đó góp phần khơng nhỏ vào việc làm tăng đáng kể lượng du khách.
Ngoài ra, quá trình đơ thị hóa cũng có tác động tích cực đó là làm tăng nhu
cầu nghỉ ngơi, du lịch của người dân thành phố, họ muốn tìm những nơi có môi
trường trong lành để thư giản, phục hồi sức khỏe.

SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

Cuối cùng, một trong những nguyên nhân làm số lượng du khách tăng lên đó
là sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện giao thông ngày càng tiện nghi
hơn, thoải mái và dễ chịu hơn, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của du khách
khiến cho người già và trẻ em cũng tích cực tham gia vào hoạt động du lịch.
1.1.2. Khái niệm về chương trình du lịch
1.1.2.1. Khái niệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chương trình du lịch. Điểm thống nhất của
các định nghĩa là nội dung của các chương trình du lịch. Cịn điểm khác biệt xuất
phát từ giới hạn, những đặc điểm và phương thức tổ chức các chương trình du lịch.
Theo cuốn “Từ điển quản lý du lịch, khách sạn và nhà hàng” có 2 định nghĩa:
 Chương trình du lịch trọn gói (Inclusive Tour - IT) là các chuyến đi trọn
gói, giá của các chương trình du lịch bao gồm: vận chuyển, khách sạn, ăn uống…
và mức giá này rẻ hơn so với mua riêng lẻ từng dịch vụ.
 Chương trình du lịch trọn gói (Package Tour) là các chương trình du lịch

và mức giá bao gồm: vận chuyển, khách sạn, ăn uống… và phải trả tiền trước khi
đi du lịch.
Theo định nghĩa của Tổng cục du lịch Việt Nam: Chương trình du lịch
(Tour Programme) là lịch trình của chuyến du lịch bao gồm lịch từng buổi, từng
ngày, hạng khách sạn lưu trú, loại phương tiện vận chuyển, giá bán chương trình
và các dịch vụ miễn phí…
Theo nhóm tác giả Bộ mơn Du lịch, Đại học Kinh tế Quốc dân trong giáo
trình Quản trị kinh doanh lữ hành: “ Chương trình du lịch trọn gói là những
nguyên mẫu để căn cứ vào đó, người ta tổ chức các chuyến du lịch được đã được
xác định trước. Nội dung của chương trình du lịch thể hiện lịch trình chi tiết các
hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, tham quan. Mức giá
của chuyến bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hóa phát sinh trong q
trình thực hiện du lịch”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01-01-2006, tại mục 13
Điều 4 giải thích từ ngữ: “Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá
bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất
phát điểm kết thúc chuyến đi”.
SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

Từ định nghĩa trên ta có thể đi đến một định nghĩa về chương trình du lịch
một cách đầy đủ như sau: Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ hàng
hóa được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thỏa mãn ít nhất 2 nhu cầu khác
nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định trước

và bán trước khi tiêu dùng của khách
1.1.2.2. Cách thức xây dựng chương trình du lịch
Tour du lịch khi xấy dựng phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu như tính khả
thi, phù hợp với nhu cầu thị trường, đáp ứng những mục tiêu của cơng ty lữ hành,
có sức lơi cuốn thúc đẩy khách du lịch ra quyết định mua chương trình. Để đạt
được những u cầu đó, các chương trình du lịch được xây dựng theo quy trình
gồm những bước sau:
1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường (khách du lịch)
2. Nghiên cứ khả năng đáp ứng: Tài nguyên, các nhà cung cấp dịch vụ,
mức độ cạnh tranh trên thị trường…
3. Xác định khả năng và vị trí của cơng ty lữ hành
4. Xây dựng mục đích ý tưởng của chương trình du lịch
5. Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa
6. Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, bao gồm những điểm du lịch chủ yếu,
bắt buộc của chương trình.
7. Xây dựng phương án vận chuyển
8. Xây dựng phương án lưu trú ăn uống
9. Những điều chỉnh nhỏ bổ sung tuyến hành trình. Chi tiết hốt chương
trình với những hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí,…
10. Xác định giá thành và giá bán của chương trình
11. Xây dựng những quy định của chương trình du lịch.
Cần lưu ý rằng khơng phải bất cứ khi nào xây dựng một chương trình du
lịch phải trải qua tất cả các bước nói trên. Một người xây dựng chương trình phải
có đầy đủ những kiến thức về cầu, cung du lịch, am hiểu tường tận nhu cầu, sở
thích, thị hiếu của khách du lịch, có khả năng phát triển ra những hình thức du
lịch mới nội dung độc đáo trên cơ sở những hiểu biết về tài nguyên và các cơ sở
kinh doanh du lịch.

SVTH: Nguyễn Thị Như


Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

Để nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch người ta thường phải tiến hành
các hoạt động điều tra khảo sát và nghiên cứu thị trường. Thông thường các công
ty lữ hành thường xác định nhu cầu thị trường khách du lịch bằng những con
đường sau đây:
- Nghiên cứu tài liệu. Tìm hiểu về thị trường thơng qua các cơng trình
nghiên cứu, ý kiến chun gia, sách báo, tạp chí, niêm giám thống kê. Đây là
phương pháp ít tốn kém song đơi khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và xử lý
thông tin, mức độ tin cậy, phù hợp thường không cao.
- Thông qua các công ty du lịch gửi khách và các chuyến du lịch làm quen.
Hai công ty lữ hành (gửi khách và nhận khách) sẽ trao đổi các đồn chun gia,
địa diện để tìm hiểu thị trường và xác định khả năng của mỗi bên cũng như triển
vọng hợp tác. Cơng ty lữ hành sẽ có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách du
lịch, hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích của họ. Mặt khác sự trao đổi giữa hai bên
sẽ làm cho các ý kiến đưa ra có sức thuyết phục hơn.
- Các hình thức khác như điều tra trực tiếp, thuê các cơng ty marketing có
thể đạt hiệu quả cao xong chi phí thường khá lớn.
Khả năng đáp ứng thường thể hiện ở hai lĩnh vực cơ bản là tài nguyên du
lịch và khả năng sẵn sàng đón tiếp, phục vụ khách du lịch. Để lựa chọn các tài
nguyên du lịch đưa vào khai thác sử dụng trong các chương trình người ta
thường căn cứ những yếu tố sau:
- Giá trị đích thực của tài nguyên du lịch, sự nổi tiếng của nó là căn cứ ban
đầu. Vấn đề cốt lõi là tài nguyên du lịch có thể đem lại những giá trị về mặt tinh
thần. tri thức, cảm giác…cho khách du lịch.

- Sự phối hợp của tài nguyên du lịch đối với mục đích của chương trình du
lịch. Những giá trị mà tài nguyên đem lại có đáp ứng được những trông đợi của
du khách hay không và khoảng cách cũng như các yếu tố có tương ứng với
những giới hạn ràng buộc của khách du lịch hay không.
- Điều kiện phục vụ đi lại, an ninh trật tự và môi trường tự nhiên xã hội của
khu vực có tài nguyên du lịch.
Đôi khi các chuyên gia lập một danh sách theo thứ tự “ràng buộc” của các
tài nguyên du lịch, sau đó tiến hành lựa chọn trên cơ sở quỹ thời gian, tài chính

SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

và ý tưởng của một chương trình. Ý tưởng của chương trình là sự kết hợp cao
nhất và sáng tạo nhất giữa nhu cầu của khách và tài nguyên du lịch. Một ý tưởng
hấp dẫn không chỉ tạo ra một tên gọi lơi cuốn cho chương trình mà cịn là
phương hướng để có được những hình thức du lịch mới lạ. Tuy nhiên, trong thực
tế, rất khó tạo ra được một tên gọi hay cũng như một hình thức du lịch mới. Một
phần chủ yếu là các ý tưởng đều đã được khai thác triệt để.
Khi xây dựng phương án vận chuyển, yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất
là khoảng cách giữa các điểm du lịch trong chương trình và hệ thống phương tiện
vận chuyển trên các tuyến điểm đó.
Ngồi ra cần chú ý tới sự tiện lợi tốc độ, vận chuyển, các dịch vụ trong quá
trình vận chuyển, chất lượng vận chuyển, mức giá… Giới hạn về quỹ thời gian
trong một số yếu tố quyết định phương án vận chuyển.

Việc quyết định lựa chọn các khách sạn căn cứ vào các yếu tố sau đây:
 Vị trí và thứ hạng của khách sạn
 Chất lượng phục vụ
 Mức giá
 Mối quan hệ giữa công ty và khách sạn
Các chương trình tham quan, các hoạt động vui chơi giải trí phải góp phần
tạo nên sự phong phú và hấp dẫn của chương trình. Tất nhiên chúng khơng nên
tạo sự gấp gáp về thời gian và gánh nặng về tài chính.
1.2. Khái quát sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch City tour
1.2.1. Khái niệm sản phẩm và Sản phẩm du lịch
1.1.1.1. Khái niệm sản phẩm
Khái niệm sản phẩm theo quan điểm truyền thống: Sản phẩm là tổng hợp
các đặc tính vật lý học, hóa học, sinh học…có thể quan sát được, dùng thõa mãn
những nhu cầu cụ thể của sản xuất hoặc đời sống.
Khái niệm sản phẩm theo quan điểm của MARKETING: Sản phẩm là thứ
có khả năng thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi
ích cho họ và có thể đưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú
ý mua sắm và tiêu dùng. Theo đó, một sản phẩm được cấu tạo và hình thành từ
hai yếu tố cơ bản là yếu tố vật chất và yếu tố phi vật chất. Theo quan niệm này,
SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

sản phẩm phải vừa là cái “đã có”, vừa là cái “ đang và tiếp tục phát sinh” trong
trạng thái biến đổi không ngừng của nhu cầu. Ngày nay, người tiêu dùng hiện đại

khi mua một sản phẩm không chỉ chú ý đến nhiều khía cạnh phi vật chất, khía
cạnh hữu hình và các yếu tố vơ hình của sản phẩm
1.2.1.2. Sản phẩm du lịch
a) Những quan điểm về sản phẩm du lịch
Có nhiều quan điểm về sản phẩm du lịch, nhưng có thể xem xét 3 quan
điểm cơ bản sau:
 Quan điểm thứ nhất: Người ta xem xét mối quan hệ giữa các cơ sở cung
ứng sản phẩm cho khách du lịch trong quá trình đi du lịch.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), liên quan đến hoạt động du lịch
có 70 dịch vụ trực tiếp và trên 70 dịch vụ gián tiếp. Thông thường, khi đi du
lịch, khách sẽ sử dụng những sản phẩm dịch vụ cơ bản do các cơ sở kinh doanh
cung ứng.
Có thể thấy rằng: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều
loại dịch vụ hợp thành với mục đích cơ bản là thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của
khadch du lịch trong quá trình đi du lịch.
* Quan điểm thứ hai: Tài nguyên và sản phẩm du lịch.
Nói đến sản phẩm du lịch nhiều người thường nhắc đến tài nguyên du lịch
(trong đó bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn).
Tài nguyên du lịch là một khái niệm rất phong phú về nội dung và rộng về đối
tượng (từ hồ nước, bãi cỏ, dịng suối đến ngơi chùa, đình làng, hoặc một trung
tâm hội nghị, một sân vận động, một làng nghề…), nhưng trong thực tế không
phải là tài nguyên du lịch nào cũng được khai thác để phục vụ khách du lịch. Để
khai thác những tài ngun, địi hỏi phải có những điều kiện sau:
Trước hết, tài nguyên đó phải có tính hấp dẫn và sức thu hút khách du
lịch.Các nhà nghiên cứu về du lịch cho rằng tất cả các hiện tượng, sự vật sự kiện
của tự nhiên và xã hội có sức hấp dẫn và sức hút đối với khách du lịch được các
nhà kinh doanh du lịch giới thiệu cho khách nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và xã
hội cao, đó chính là tài ngun du lịch. Để tạo ra sức hấp dẫn và tính thu hút
khách, ngoài các yếu tố tự nhiên, điều quan trọng phải đầu tư trí tuệ và sức sáng
SVTH: Nguyễn Thị Như


Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

tạo của con người. Rất nhiều người so sánh tài nguyên du lịch và sự phát triển du
lịch nước ta với các nước trong khu vực nhưng sự so sánh này chưa hợp lý, nhiều
nơi khơng có nhiều tài ngun du lịch nhưng với trí tuệ và sự sáng tạo của con
người làm du lịch nơi đó trở thành một điểm du lịch của thế giới.
Thứ hai, để khai thác có hiệu quả tài ngun du lịch, địi hỏi phải có cơ sở
hạ tầng và các cơ chế chính sách đồng bộ cho khách du lịch vào - ra cũng như đi
du lịch thuận tiện. Đó là sân bay, bến cảng, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường
thủy, hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc… Nếu so sánh các vấn đề
này của nước ta với các nước trong khu vực, có thể thấy cịn xa Việt Nam mới
đuổi kịp các nước (Malaysia, Singapore và Thái Lan) về thu hút lượng khách du
lịch quốc tế, vì các sân bay quốc tế của họ có cơng suất từ 40-60 triệu lượt hành
khách/năm, trong khi đó các sân bay quốc tế của Việt Nam có cơng suất chỉ trên
10 triệu lượt hành khách/năm. Đó là chưz kể các nước này có hệ thống đường bộ,
đường sắt và cảng biển cho tàu du lịch vào - ra thông thường.
Thứ ba, Nhà nước phải có những cơ chế, chính sách thơng thống cho các
hoạt động du lịch phát triển. Đối với các nước phát triển du lịch chủ động
(inbound), nhà nước đã miễn thị thực cho các cơng dân các nước có nhu cầu đi
du lịch nước ngoài đến du lịch, tạo các điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho họ vào
du lịch. Có thể thấy các nước trong khu vực như : Thái Lan, Singapore,
Malaysia… đã miễn thị thực cho công dân trên 50 nước vào du lịch. Mặt khác,
nhà nước đã tổ chức quy hoạch cho phép các loại dịch vụ nhạy cảm phát triển để
phục vụ khách như casino…

Thứ tư, cần có sự hỗ trợ và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về mặt Luật
pháp của các Bộ, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển. Theo nghiên cứu
các văn bản pháp luật, hoạt động du lịch phải tuân thủ 66 luật và rất nhiều các văn
bản pháp quy hiện hành của nhà nước do các Bộ, ngành quản lý và kiểm tra, kiểm
sốt. Ví dụ: khách du lịch muốn vào - ra phải chấp hành pháp lệnh Xuất nhập

SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: Phan Thị Thùy Linh

cảnh, Luật Hải quan, Luật Đường sắt, Luật Đường thủy… Đến điểm tham
quan phải chấp hành các Luật về Di sản Văn hóa, Luật Bảo vệ mơi trường… Vì
thế các Bộ, ngành quản lý về Luật liên quan đến hoạt động du lịch khơng tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc trong các điều luật thì hoạt động du lịch khó mà phát
triển.
Thứ năm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Nói đến cơ sở
vật chất - kỹ thuật phục vụ, nơi mua sắm, nơi giải trí…tất cả những cơ sở này
phải đồng bộ với mục tiêu thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu của khách, đồng
thời kéo dài thời gian lưu lại của họ. Đó là nguyên lý chung nhưng để đảm bảo
cho sự phát triển du lịch tồn diện và có hiệu quả cao người ta thường phân định
ra 2 loại: điểm đến du lịch và điểm tham quan du lịch. Đối với điểm đến du lịch,
cần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ. Tại điểm tham quan du lịch không
cần xây dựng các khách sạn, cơ sở lưu trú cho khách tham mà chủ yếu tập trung
vào việc xây dựng cơ sở vật chất đón tiếp và phục vụ khách tham quan, các cơ sở
ăn uống, bán hàng, đặc biệt là hàng lưu niệm, giải trí… nhằm tạo ra sự trải

nghiệm và cảm xúc mạnh đối với khách. Vấn đề này liên quan mật thiết đến xây
dựng các chương trình du lịch ( tour) của doanh nghiệp lữ hành.
Vấn đề xây dưng điểm đến du lịch cũng như điểm đến tham quan du lịch
nằm trong quy hoạch và đồng bộ với quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của cả
nước cũng như của từng khu vực, từng tỉnh, thành phố. Việc xây dựng cơ sở vật
chất - kỹ thuật phục vụ du lịch phải có các cơ chế, chính sách và pháp luật của
nhà nước điều chỉnh.
Thứ sáu, Nhiều ý kiến tổng kết: “Xây dựng một khách sạn 5 sao đã khó,
nhưng đào tạo được con người đủ trình độ để vận hành khách sạn 5 sao cịn khó
gấp bội, nếu trình độ của con người chỉ đạt 2 sao thì sau 2 năm khách sạn sẽ
xuống cấp chỉ cịn 2 sao”. Điều này nói lên rằng, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch (phần cứng) quan trọng, nhưng quan trọng hơn là nguồn
nhân lực phục vụ du lịch (phần mềm). Nói đến nguồn nhân lực phục vụ du lịch,
mọi người thường nghĩ đến những cán bộ, công nhân viên làm việc trong ngành
Du lịch (lao động trực tiếp) mà chưa nghĩ đến đội ngũ lao động gián tiếp phục vụ
khách. Đó là những người làm trong cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa

SVTH: Nguyễn Thị Như

Lớp: K49-HDDL


×