Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Kế hoạch chuyên môn THCS - PGD bắc mê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.14 KB, 15 trang )

Ubnd Huyện Bắc Mê cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Phòng GD&ĐT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: / KH-GDTrH Bắc Mê, ngày tháng năm 2009

K HOCH
CH O THC HIN NHIM V CHUYấN MễN TRUNG HC C S
NM HC 2009 - 2010

Cn c quyt nh s 4385/Q - BGD&T ngy 30/06/2009 ca B trng B
Giỏo dc & o to v vic ban hnh k hoch thi gian nm hc 2009 - 2010 ca
giỏo dc mm non, giỏo dc ph thụng v giỏo dc thng xuyờn;
Cn c ch th s: 4899/CT-BGD&T ngy 04/08/2009 ca B GD&T v
nhim v trng tõm ca giỏo dc mm non, giỏo dc ph thụng, giỏo dc thng
xuyờn v giỏo dc chuyờn nghip nm hc 2009 - 2010;
Cn c vo quyt nh s: 3129/Q-UBND ngy 26/8/2009 v k hoch thi
gian nm hc 2009 - 2010 ca giỏo dc Mm non, giỏo dc Ph thụng, giỏo dc
thng xuyờn; v ch th s: 17/CT-UBND ngy 26/8/2009 v nhim v giỏo dc
o to nm hc 2009-2010 ca UBND Tnh H Giang
Cn c vo cụng vn s: 673/SGD-THPT ngy 19 thỏng 8 nm 2009 ca S
GD&T H giang v hng dn thc hin nhim v Trung hc nm hc 2009
2010;
Cn c vo c im tỡnh hỡnh giỏo dc trung hc ca Huyn Bc Mờ;
Phũng Giỏo dc v o to Bc Mờ xõy dng k hoch hot ng Trung hc c
s trong nm hc 2009- 2010 gm nhng ni dung sau:
A, NHNG VN CHUNG
I - NHIM V TRNG TM:
1. Nhn thc y , ton din ch nm hc 1 c s, l nh hng cho
cụng tỏc ch o, thc hin nhim v giỏo dc o to:
Nm hc 2009 - 2010 vi ch "Nm hc i mi qun 1ý v nõng cao cht
lng giỏo dc", ng thi tip tc thc hin cú hiu qu nh hng ch o ca
Huyn u, HND, UBND Huyn v phng chõm ca Ngnh v giỏo dc o to ú


l: " Gi vng k cng, tng cng i ng , duy trỡ s s, nõng cao cht lng" .
Ch nm hc ca B v ca Ngnh cú ý ngha ht sc quan trng, ú va l mc
tiờu, va l ni dung, va l phng phỏp, .. . nh hng nhng vn trng tõm v
cụng tỏc giỏo dc o to ton Ngnh nm hc 2009 - 2010. õy l c s xõy dng
k hoch, thc hin thng li cỏc nhim v nm hc.
1
2. Thực hiện hiệu quả các cuộc vận động của ngành GD&ĐT:
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh " theo chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị,
trung ương Đảng gắn chặt với việc triển khai thực hiện chỉ thị số 33/2006/CT-TTg
ngày 08/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ "về chống tiêu cực và khắc phục bệnh
thành tích trong giáo dục"; cuộc vận động " Hai không " với 4 nội dung của Bộ
GD&ĐT. Tiếp tục chấn chỉnh và tăng cường nề nếp kỷ cương, đảm bảo môi trường
giáo dục lành mạnh. Kiên quyết ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong
giáo dục như xét tốt nghiệp THCS, xét lên lớp, kiểm tra đánh giá học sinh, dạy thêm
học thêm và chạy theo thành tích trong công tác thi đua khen thưởng. Nghiêm túc
đánh giá kết quả 3 năm thực hiện chỉ thị và cuộc vận động nói trên.
Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo và triển khai sâu rộng cuộc vận động "Mỗi
thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo" với các yêu cầu theo
Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/04/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Trong năm học, mỗi nhà giáo và cán bộ quán lí giáo dục có 1 đổi mới trong dạy học
hoặc quản lí được áp dụng trong thực tiễn. Các đơn vị cần lập hồ sơ vào ngay từ đầu
năm học để theo dõi, đăng kí, quản lí các kết quả đổi mới này.
3. Triển khai sâu rộng phong trào thi đua "Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực" của Ngành GD&ĐT:
Các trường phải xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện phong trào thi đua. Trong
đó cần tập trung vào:
+ Kế hoạch kí kết liên ngành triển khai thực hiện phong trào thi đua với tổ chức
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Phụ Nữ ...tại các xã;
+ Kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể thực hiện phong trào thi đua của đơn

vị, trong đó nhất thiết phải có các phần : Đánh giá thực trạng của đơn vị so với các
tiêu chí; mục tiêu phấn đấu của đơn vị; các nội dung, phương pháp, tiến độ thực hiện
mục tiêu thông qua 5 nội dung của phong trào thi đua được cụ thể hóa bằng các chỉ
số, các sản phẩm, các hoạt động chuyên đề;
+ Dựa trên các tiêu chí của Bộ, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các trường tổ
chức đánh giá, xếp loại và báo cáo về Phòng GD&ĐT để Phòng GD&ĐT xếp loại các
trường . Trong năm học 2009- 2010, báo cáo kết quả xếp loại trường học thân thiện,
học sinh tích cực của các đơn vị được thực hiện thành 02 đợt (đợt 1 : kết thúc học kì I;
đợt 2 :kết thúc năm học)
+ Đây là phong trào thi đua được triển khai thực hiện trong nhiều năm, vì
thế các đơn vị cần lập hồ sơ quản lí, theo dõi tiến độ và kết quả thực hiện phong trào
nhằm làm cơ sở định hướng cho các hoạt động tiếp theo, vừa là cơ sở pháp lí để kiểm
tra, đánh giá, xếp loại của các cơ quan quản lí giáo dục các cấp.
4. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường bồi
dưỡng, đào tạo học sinh năng khiếu, học sinh khá giỏi:
2
Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt để nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện. Khắc phục triệt để tình trạng dạy học theo lối đọc - chép, nhìn – chép. Phối
hợp tốt với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương để vận động học sinh đến
trường, duy trì ổn định sĩ số học sinh, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, đi học
thất thường ở cấp THCS.
Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục trung học.
Thực hiện tốt chương trình SGK THCS trong toàn Huyện.
Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lí và giảng dạy, tiếp tục thực hiện và đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, tổ chức
thi theo đúng các văn bản, thông tư hiện hành.
5. Tăng cường bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao chất 1ượng đội ngũ. Phát
triển trường lớp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa:
Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/06/2004 của Bạn Bí thư Trung
ương Đảng v/v xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý

giáo dục. Nghị quyết 04 chuyên đề về GD&ĐT của Tỉnh uỷ Hà Giang nhằm tạo sự
chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển Giáo dục đào tạo.
Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất chính trị,
đạo đức, năng lực chuyên môn vững vàng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình
SGK phổ thông.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất nhà trường
theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá. Triển khai quy hoạch mạng lưới trường lớp của
Ngành trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục, chú trọng công tác xây dựng trường
chuẩn quốc gia.
II - NHIỆM VỤ CỤ THỂ :
1. Công tác tư tưởng chính trị
Tiếp tục tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ X; Nghị quyết Hội nghị trung ương 9 khóa X của Đảng; Thông báo kết luận của
Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, phương hướng
phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020; Nghị quyết số 04 chuyên đề về Giáo dục
đào tạo của Tỉnh uỷ Hà Giang và các Nghị quyết của Huyện để nâng cao nhận thức
chính trị, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong việc thực thi nhiệm vụ, chấp hành
chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Nâng cao nhận thức và hiện
thực hóa các nội dung của cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh để nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân và các
nội dung khác như:
- Tình hình phát triển KT- XH của Huyện Bắc Mê.
- Chỉ thị số 40 - CT/TW của Ban Bí thư về việc xây dựng nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục; Qui định đạo đức nhà giáo theo Quy định số
16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/04/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
3
Đặc biệt, đối với cán bộ giáo viên chưa tham gia hoặc chưa hoàn thành chương
trình bồi dưỡng chính trị hè năm 2009, nhất thiết các đơn vị phải có kế hoạch bồi
dưỡng và hoàn thành trong năm 2009.
2. Thực hiện kế hoạch giáo dục:

2.1. Kế hoạch năm học:
- Ngày tựu trường: 15/8/2009
- Ngày khai giảng: 05/09/2009
- Học kì I: 19 tuần; ngày kết thúc học kì I: 25/12/2009
- Ngày bắt đầu học kì II: 04/01/2010
- Học là II: 18 tuần, ngày kết thúc học kì II. 14/05/2010.
- Kết thúc năm học chậm nhất vào ngày 25/5/2010
- Thi học sinh giỏi:
+ Cấp Trường: Tổ chức trong tháng 11/2009
+ Cấp Huyện: Trong tháng 12/2009
+ Cấp tỉnh vòng I: Trong tháng 1/2010
+ Cấp tỉnh THCS vòng II: Ngày 11/03/2010.
- Thi Giáo viên giỏi:
+ Cấp Trường: Tổ chức từ tháng 11- tháng 12/2009
+ Cấp Huyện: Dự kiến tháng 01/2010
+ Cấp tỉnh: Dự kiến tháng 03/2010
- Xét công nhận tốt nghiệp THCS hoàn thành chậm nhất ngày 15/06/2010.
- Tuyến sinh vào các lớp đầu cấp hoàn thành chậm nhất ngày 31/07/2010 .
2.2. Thực hiện chương trình các môn học:
2.2.1. Những vấn đề chung:
Ngay từ đầu năm, các nhà trường phải xây dựng kế hoạch hoạt động năm học
2009 - 2010. Các đơn vị phải nghiêm túc thực hiện đầy đủ các môn học theo Kế hoạch
giáo dục, quy chế chuyên môn do Bộ GD&ĐT quy định. Giáo viên phải thực hiện
theo Phân phối chương trình các môn học và Hoạt động giáo dục với thời lượng (37
tuần) do Sở GD&ĐT ban hành. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học (như
xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, công tác kiểm tra đánh giá ...) nhất thiết
phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức kĩ năng cấp THCS được ban hành kèm theo Quyết
định số 16/2006/QĐ - BGD&ĐT ngày 5/5/ 2006 (Tài liệu đã được in đến các trường).
Các nhà trường thực hiện nghiêm túc, hiệu qua các tiết sinh hoạt tập thể (chào cờ, sinh
hoạt lớp) hoặc các hoạt động giáo dục theo các chủ đề của cấp học được quy định

trong chương trình. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống của nhà trường.
Các đơn vị cần có kế hoạch tăng cường, củng cố cơ sở vật chất trường học, tu
sửa bàn ghế, vệ sinh trường học, cấp phát và bảo quản sách giáo khoa (SGK), sách
giáo viên thiết bị dạy học, ... thường xuyên nhằm đảm bảo những điều kiện tối thiểu
phục vụ cho công tác dạy và học. Việc sử dụng SGK phổ thông và tài liệu giảng dạy,
học tập thực hiện theo công văn số 6631/BGDĐT- GDTrH ngày 25/07/2008 của Bộ
GD&ĐT, giữ gìn và sử dụng SGK cũ thực hiện theo công văn số 416/TBTH ngày
20/8/2002 của Sở GD&ĐT Hà Giang.
4
Phân công, bố trí giáo viên giảng dạy đảm bảo hợp lí, đồng thời tạo điều kiện
cho giáo viên nắm được chương trình, nội dung kiến thức của bộ môn trong toàn cấp
học Tuyệt đối không được bố trí giáo viên dạy chéo ban, dạy không đúng chuyên môn
được đào tạo. Bố trí giáo viên dạy số tiết/ tuần không quá nhiều so với quy định, tránh
tình trạng giáo viên làm việc với cường độ cao, ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy.
Lãnh đạo các đơn vị cần bố trí giáo viên có kinh ghiệm giảng dạy ở lớp đầu cấp để
học sinh làm quen dần với phong cách, phương pháp học của cấp học, đặc biệt ưu tiên
bố trí giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt giảng dạy ở các lớp cuối cấp.
Chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức
sinh hoạt chuyên môn theo các chuyên đề cho Cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên
đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong năm học, mỗi trường phải tổ chức ít nhất 3 hội
thảo chuyên đề chuyên môn (có kế hoạch, tài liệu, hồ sơ và kỉ yếu hội thảo lưu trữ).
Khuyến khích tổ chức hội thảo chuyên đề cấp trường, liên trường, khối, liên khối. Nội
dung các chuyên đề nên tập trung vào một số vấn đề như: về kiến thức, kĩ năng, giáo
án của môn học; việc vận dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của
học sinh; nghiệp vụ quản lí trường học; thăm lớp, dự giờ, thao giảng chuyên môn; kĩ
thuật kiểm tra đánh giá; việc sử dụng thiết bị dạy học; .. . Tăng cường bồi dưỡng, tự
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Đảm bảo cho giáo viên phải nắm
vững nội dung chương trình SGK, biết áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và
sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học.
Các trường nhất thiết phải có chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc sử

dụng, bảo quản thường xuyên, có hiệu quả thiết bị dạy, học được cung cấp, định kì
kiếm tra 2 tháng/lần có biên bản xác nhận, sửa chữa, bảo dưỡng (nếu có) kèm theo.
Đối với những bộ môn khoa học thực nghiệm phải đảm bảo thực hiện đủ các bài thí
nghiệm, thực hành quy định trong phân phối chương trình. Đẩy mạnh phong trào thi
đua sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học. Khuyến khích giáo viên tự làm đồ
dùng hoặc mô hình dạy học áp dụng trong giảng dạy của bộ môn.
Việc kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh THCS được thực hiện theo Quyết định
số 40/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/10/2006 và Quyết định số 51/2008/QĐ-BGD&ĐT
ngày 15/09/2008 về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học
phố thông. Riêng môn Thể dục, mỹ thuật, âm nhạc việc kiểm tra, đánh giá theo hình
thức xếp loại: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém trên địa bàn toàn huyện. Đề kiểm tra,
đánh giá học sinh phải kết hợp giữa kiểm tra trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm
khách quan đảm bảo theo Chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu người học phải hiểu
bài, vận dụng được kiến thức, chống học vẹt, học thuộc lòng, máy móc. Các đề kiểm
tra dưới 45 phút không có phần trắc nghiệm khách quan. Các đề đêm tra 45 phút
trở lên có thể có phần trắc nghiệm khách quan. Nếu có, thì phần trắc nghiệm khách
quan chỉ chiếm tối đa 20% tổng số điểm, phần tự luận chiếm ít nhất 80% tổng số
điểm. Nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá để kết quả học tập phản ánh đúng điều
kiện, thực chất dạy và học của đơn vị. Đảm bảo trong đề kiểm tra có các câu hỏi ghi
nhớ chỉ nên chiếm 40% tổng số điểm (thang điểm l0), Câu hỏi kiểm tra kỹ năng chiếm
40% tổng số điểm và câu hỏi phát triển tư duy, vận dụng kiến thức chiếm 20% tổng số
điểm.
5
Việc thăm lớp, dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm tiết dạy đối với giáo viên thực
hiện theo văn bản số 10227/THPT ngày 11/09/2001 của Bộ GD&ĐT và Chuẩn kiến
thức kĩ năng. Các đơn vị cần chỉ đạo và thực hiện tốt việc dự giờ thăm lớp đối với
giáo viên. Mỗi giáo viên phải được Ban giám hiệu hoặc Tổ chuyên môn dự ít nhất 5
tiết/năm học. Hoạt động thăm lớp dự giờ có thể thực hiện theo định kì hoặc đột xuất.
Ngoài ra, trong năm học mỗi giáo viên phải được đi dự ít nhất 15 tiết (8 tiết của học
kỳ I, 7 tiết của học kỳ II) của đồng nghiệp.

Công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém: Ngay từ đầu
năm học các đơn vị, cơ sở giáo dục khảo sát, phân loại trình độ học sinh. Trên cơ sở
đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém. Kế
hoạch cần thể hiện rõ về thời gian, nội dung dạy học, phân công giáo viên, .. .một cách
cụ thể theo từng tháng, từng kì. Hoạt động này cần tiến hành ngay từ tháng 10/2009
cho đến khi kết thúc năm học.
Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp ở các trường THCS.
Tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS để làm tốt công tác
phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.
Tiếp tục chuẩn hóa nâng cao chất lượng đội ngũ, trình độ chuyên môn của giáo
viên, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và tin học.
Đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ cho công tác dạy và học. Thực hiện giải quyết
đầy đủ chế độ của cán bộ, giáo viên theo quy đinh của nhà nước. Theo chương trình
GDPT, các hoạt động giáo dục đã được quy định thời lượng số tiết học cụ thể như các
môn học khác. Đối với giáo viên được phân công thực hiện Hoạt động ngoài giờ lên
lớp, Hoạt động giáo dục hướng nghiệp được tính tiết dạy như các môn học khác. Hoạt
động giáo dục tập thể (chào cờ, sinh hoạt lớp) là nhiệm vụ của Ban giám hiệu, giáo
viên chủ nhiệm lớp, không tính là tiết dạy học.
2.2.2. Cụ thể:
Hướng dẫn và chỉ đạo giáo viên bám sát các văn bản số 6181/THPT ngày
19/02/2002; số 5738/THPT ngày 08/7/2003 về việc thực hiện chương trình lớp 6, lớp
7, lớp 8, lớp 9 cho các vùng miền đảm bảo phù hợp và hiệu quả.
Đảm bảo 100% các trường đều học ngoại ngữ. Ở những nơi có điều kiện kinh tế
xã hội phát triển, việc học ngoại ngữ thực hiện theo văn bản hướng dẫn số 4826/THPT
ngày 06/6/2002 của Bộ GD&ĐT. Phấn đấu hết năm 2010, học sinh tốt nghiệp THCS
vào học THPT đều phải học môn tiếng Anh chương trình 7 năm. Thực hiện nghiêm
túc chương trình hướng nghiệp dạy nghề PT theo các văn bản hướng dẫn của Bộ
GD&ĐT, Sở GD&ĐT; Đảm bảo 100 % học sinh lớp 9 phải được học nghề Phổ thông
phù hợp với từng trường. (Tổ chức học nghề Phổ thông như năm học 2008-2009)
Đối với việc tổ chức dạy - học các môn Mĩ thuật, âm nhạc, nếu thiếu giáo viên thì

phải lựa chọn nội dung dạy học phù hợp, đảm bảo 100% các trường thực hiện đủ nội
dung, chương trình môn học.
- Tổ chức triển khai cuộc thi Giải toán qua mạng Intemet cho học sinh cấp THCS,
tổ chức thi từ cấp trường, cấp huyện thị, cấp tỉnh. Thành lập đội tuyển học sinh dự thi
cấp Quốc gia (có văn bản hướng dẫn cụ thể sau).
6

×