Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Cơ giới hóa nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.35 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ
----------

BÀI TẬP NHÓM

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN QUA
GVHD:

Huỳnh Viết Thiên Ân
Nhóm:

09

1. Nguyễn Thị Hạnh 43K04
2. Nguyễn Thị Nở 43K04
3. Nguyễn Thị Thu 43K04
4. Nguyễn Thị Thúy Hậu 43K04
5. Trần Thị Thùy Linh 43K04

1


Đà Nẵng 2019

2



MỤC LỤ

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG
THÔN..........................................................................................................................................................4
1.1. Khái niệm.........................................................................................................................................4
1.1.1. Cơ giới hóa là gì?.......................................................................................................................4
1.1.2. Cơ giới hóa trong nông nghiệp..................................................................................................4
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp..................................4
1.2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài..............................................................................................................4
1.2.2. Nhóm yếu tố thuộc về các cơ sở sản xuất nông nghiệp............................................................5
1.3. Vai trò và đặc điểm của cơ giới hóa đối với nông nghiệp...........................................................6
1.3.1. Vai trò của cơ giới hóa đối với nông nghiệp.............................................................................6
1.3.2. Đặc điểm của cơ giới hóa đối với nông nghiệp........................................................................6
1.4. Các hình thức của cơ giới hóa nông nghiệp.................................................................................7
1.4.1. CGH bộ phận.............................................................................................................................7
1.4.2. CGH tổng hợp............................................................................................................................7
1.4.3. CGH tự động (tự động hóa).......................................................................................................7
1.4.4. Nông nghiệp 4.0 và CGH nông nghiệp.....................................................................................7
PHẦN 2: CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM........................................8
2.1.

Đặc điểm nông thôn Việt Nam.................................................................................................8

2.1.1.

Điều kiện tự nhiên...............................................................................................................8

2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội............................................................................................................8
2.2. Thực trạng cơ giới hóa nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam trong thời gian qua.................10

2.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc cơ giới hóa nông nghiệp......................................................10
2.2.2. Trang bị động lực cho sản xuất nông nghiệp..........................................................................11
2.2.3. Mức độ cơ giới hóa trong ngành nông, lâm, thủy sản............................................................12
2.2.4. Trình độ cơ giới hóa nông nghiệp...........................................................................................15
2.2.5. Các hình thức tổ chức thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp.....................................................16
2.3. Thành tựu và hạn chế...................................................................................................................16
2.3.1 Thành tựu..................................................................................................................................16
2.3.2 Hạn chế.....................................................................................................................................17
PHẦN 3: KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT.....................................................................17
3.1.

Kiến nghị...................................................................................................................................17
3


3.2.

Giải pháp..................................................................................................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................20

4


PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CƠ GIỚI HÓA NÔNG
NGHIỆP Ở NÔNG THÔN
Trong xu thế hội nhập kinh tế của nước ta và khu vực và thế giới thì việc nâng cao chất
lượng và hạ giá thành sảm phẩm là một yếu tố cạnh tranh rất quan trọng. Hầu hết các
sản phẩm của nước ta có chất lượng thấp và giá thành cao nên chưa cạnh tranh được
với các nước khác. Vì vậy, nhà nước cần phải có các biện pháp giải quyết các vấn đề

liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ chế
biến, cơ giới hóa, tiêu thụ sản phẩm. Trên thực tế, Việt Nam là một nước nông nghiệp
và có xu hướng chuyển đổi thành một nước công nghiệp phát triển. Để làm được
những điều này thì nước ta cần đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa
vào sản xuất nông nghiệp.
Và để làm rõ vấn đề trên thì nhóm nghiên cứu đề tài : “THỰC TRẠNG CƠ GIỚI HÓA
NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA”
1.1. Khái niệm
1.1.1. Cơ giới hóa là gì?
Cơ giới hóa là sử dụng máy móc thay cho hoặc giảm nhẹ cho lao động chân tay và
nâng cao hiệu suất làm việc và gia tăng năng suất.
1.1.2. Cơ giới hóa trong nông nghiệp
CGHNN là hiện đại hóa quá trình canh tác, sản xuất theo hình thức canh tác hiện đại
(thâm canh, tăng vụ, bón thúc... trong trồng trọt), hiệu quả nhờ vào việc ứng dụng khoa
học công nghệ, khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao năng suất của
nông sản như gia súc, cá, gia cầm và cây trồng. Cụ thể là hoạt động này gồm đổi
mới máy móc dùng trong nông nghiệp và phương pháp canh tác, ứng dụng công nghệ
di truyền, kỹ thuật canh tác, hệ thống tưới tiêu, đê điều, chuồng trại để đạt được hiệu
quả, hiệu suất kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, tìm, liên kết và tạo ra các thị
trường mới để tiêu thụ, áp dụng các bằng sáng chế bảo vệ thông tin di truyền và thương
mại toàn cầu.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp
1.2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài
- Điều kiện tự nhiên: bao gồm khí hậu, thời tiết, đặc biệt là diện tích và địa hình ảnh
hưởng lớn đến việc sử dụng máy móc:
+ Điều kiện khí hậu thủy văn: Khí hậu thủy văn ngoài việc ảnh hưởng đến năng suất
sản xuất, còn ảnh hưởng đến việc đưa máy móc vào sản xuất.
+ Điều kiện diện tích và địa hình: những vùng có diện tích manh mún nhỏ lẻ hoặc địa
hình không bằng phẳng sẽ khó khăn trong việc đưa máy móc vào sản xuất. Ngược lại,
5



những vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, diện tích của các thửa ruộng lớn là
điều kiện thuận lợi để thực hiện cơ giới hóa.
- Cơ sở hạ tầng: Việc đẩy mạnh cơ giới hóa chịu tác động bởi yếu tố hạ tầng nông thôn,
đó là hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng; hệ thống thủy lợi; quy mô
đồng ruộng, trong đó hệ thống giao thông nông thôn và trực tiếp là giao thông nội đồng
và quy mô đồng ruộng là những yếu tố tác động rất lớn đến việc đưa máy móc nông
nghiệp vào sản xuất.
- Chính sách của Nhà nước và của địa phương: Việc đầu tư mua sắm máy móc, các
phương tiện cơ giới đòi hỏi nguồn vốn lớn. Trong khi đó, vốn tích lũy của người nông
dân còn thấp.
- Thị trường: Thực tế cho thấy, thị trường cơ giới hóa được tổ chức thành 2 loại thị
trường chính, đó là thị trường cung ứng các loại máy nông nghiệp và phương tiện cơ
giới (trong đó có dịch vụ bảo hành, sửa chữa) và thị trường cung ứng dịch vụ cơ giới
sản xuất nông nghiệp (dịch vụ làm đất, thu hoạch, vận chuyển, v.v
1.2.2. Nhóm yếu tố thuộc về các cơ sở sản xuất nông nghiệp
- Điều kiện kinh tế của cơ sở sản xuất:
+ Thu nhập của các cơ sở sản xuất (hộ, cơ sở sản xuất nông nghiệp) còn thấp ảnh
hưởng đến việc mua sắm máy móc, công cụ phục vụ sản xuất.
+ Chi phí của dịch vụ cơ giới hóa: Đây là khoản chi phí mà người nông dân thuê dịch
vụ cơ giới phải bỏ ra để trả cho người cung cấp dịch vụ cơ giới hóa, đồng thời ảnh
hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay còn tương đối dồi dào. Tuy
nhiên, với xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ nhanh như hiện nay thì trong tương lai gần nguồn lao động trong nông nghiệp
sẽ giảm nhanh chóng và việc phải tiến hành cơ giới hóa, đưa máy móc vào sản xuất
nông nghiệp là yêu cầu rất cần thiết.
- Đặc điểm xã hội của các cơ sở sản xuất:
+ Điều kiện phong tục tập quán, phương thức sản xuất ảnh hưởng đến việc sử dụng

máy móc vì đa số nông dân, các sơ sở chăn nuôi, trồng trọt vẫn còn tư tưởng sản xuất
tiểu nông với việc sử dụng công cụ thô sơ và sức lao động là chính.
+ Độ tuổi của người nông dân: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ giới
vào sản xuất nông nghiệp. Ở nhiều nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng, những người
nông dân trẻ tuổi thường mạnh dạn đầu tư sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất do họ
có tư tưởng muốn vươn lên làm giàu trong thời kỳ có đủ sức khỏe.
6


+ Trình độ của người nông dân: CGHNN đòi hỏi người nông dân phải thay đổi tư duy
từ sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa có quy mô lớn.
- Đặc điểm ruộng đất: Sự manh mún về ruộng đất là nguyên nhân cản trở trực tiếp đến
việc đưa máy móc vào sản xuất. Ngược lại, ruộng đất được quy hoạch bài bản, diện
tích rộng lớn và có hệ thống giao thông nội đồng phát triển sẽ tạo điều kiện hết sức
thuận lợi để đưa các loại máy móc vào sản xuất
- Quy mô của cơ sở sản xuất nông nghiệp: việc đẩy mạnh cơ giới hóa chịu ảnh hưởng
trực tiếp bởi yếu tố thuộc về quy mô sản xuất (sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, hạn chế về diện
tích đất canh tác, vốn và lao động, ...).
- Tiền công lao động ở khu vực phi nông nghiệp: Thực tế cho thấy, sự hấp dẫn về thu
nhập ở khu vực ở khu vực phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng, thương mại và
dịch vụ) đã tạo ra sự di chuyển đáng kể của lực lượng lao động nông nghiệp sang làm
việc ở các khu vực này và cũng đồng nghĩa rằng sẽ tác động tích cực đến việc tăng
cường áp dụng cơ giới trong sản xuất.
1.3. Vai trò và đặc điểm của cơ giới hóa đối với nông nghiệp
1.3.1. Vai trò của cơ giới hóa đối với nông nghiệp
CGHNN luôn gắn liền với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, nhiều loại máy
móc thiết bị cũng đã được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để thay thế lao
động thủ công, giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ, giảm tổn thất trong
nông nghiệp. Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp sẽ làm giảm chi phí
đầu vào, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận so với không áp dụng cơ

giới hóa. Ngoài ra, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp sẽ giải quyết được
tình trạng thiếu lao động nông nghiệp do nguồn lao động từ lĩnh vực nông nghiệp di
chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp
1.3.2. Đặc điểm của cơ giới hóa đối với nông nghiệp
CGHNN diễn ra ở 3 cấp độ khác nhau:
- Cơ giới hóa dựa vào sức lực của con người: Ở cấp độ này, các phương tiện thủ công
(dụng cụ cầm tay và máy móc được sử dụng bằng tay) được thực hiện bởi sức mạnh cơ
bắp của con người. Dụng cụ cầm tay có đặc điểm là dễ sản xuất, sử dụng và sửa chữa
với chi phí thấp.
- Cơ giới hóa dựa vào sức kéo động vật: sử dụng sức kéo của động vật (trâu, bò,
ngựa, ...) được xem như là một phương tiện cơ giới trong sản xuất nông nghiệp. Làm
đất và vận chuyển vật tư, sản phẩm nông nghiệp là những công đoạn được thực hiện
chủ yếu bởi gia súc kéo. Việc sử dụng sức kéo động vật đã giúp cho các cơ sở sản xuất
nông nghiệp mở rộng diện tích gieo trồng và tăng năng suất nông nghiệp.

7


- Cơ giới hóa dựa vào các phương tiện máy móc:. Các phương tiện cơ giới là các loại
máy móc chủ yếu sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Sự ra đời các loại máy nông
nghiệp đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các cơ sở sản xuất và ngành nông
nghiệp, cụ thể là giảm mức độ nặng nhọc cho người lao động, tăng năng suất nông
nghiệp.
1.4. Các hình thức của cơ giới hóa nông nghiệp
Dựa vào cách thức và tỷ lệ áp dụng máy móc ở trong các khâu sản xuất nông nghiệp,
chúng ta có thể phân loại các hình thức CGHNN như sau:
1.4.1. CGH bộ phận
Cơ giới hóa bộ phận (từng khâu riêng lẻ) trong sản xuất nông nghiệp được hiểu là việc
sử dụng máy móc, công nghệ một cách riêng lẻ và rời rạc, không có tính hệ thống và
thường ưu tiên trước hết được thực hiện ở những công việc năng nhọc tốn nhiều sức

lao động.
Ví dụ như trong sản xuất lúa, cơ giới hóa bộ phận được thực hiện trước hết ở các khâu
nặng nhọc nhất như làm đất, thu hoạch, vận chuyển,…
1.4.2. CGH tổng hợp
Cơ giới hóa tổng hợp trong sản xuất nông nghiệp là sử dụng liên tiếp các hệ thống máy
móc vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Đặc trưng của quá trình này là việc
áp dụng hệ thống máy móc trong sản xuất nông nghiệp, đó là những tổng thể máy bổ
sung lẫn nhau và hoàn thành liên tiếp tất cả các quá trình lao động sản xuất sản phẩm.
1.4.3. CGH tự động (tự động hóa)
Cơ giới hóa tự động (tự động hóa): là giai đoạn cao nhất của việc áp dụng cơ giới hóa
trong sản xuất nông nghiệp. Quá trình này sử dụng hệ thống máy móc với phương tiện
tự động để hoàn thành liên tiếp tất cả các quá trình sản xuất từ lúc chuẩn bị đến lúc kết
thúc cho sản phẩm. Đặc trưng của quá trình này là một phần lao động chân tay với lao
động trí óc, con người giữ vai trò giám đốc, giám sát, điều chỉnh quá trình sản xuất
nông nghiệp.
1.4.4. Nông nghiệp 4.0 và CGH nông nghiệp
Đặc điểm của nền nông nghiệp 4.0 là các hoạt động sản xuất nông nghiệp được kết nối
mạng bên trong lẫn bên ngoài đơn vị. Nông nghiệp 4.0 đạt đến một trình độ tự động
hóa cao nhất, với việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách toàn diện vào quản lý
quá trình sản xuất cũng như tiêu dùng. Điều này có nghĩa rằng trình độ cơ giới hóa đạt
ở mức cao nhất, tức là mang tính đồng bộ, tự động hóa và được điều khiển bởi công
nghệ cảm biến.

8


PHẦN 2: CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm nông thôn Việt Nam
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nông thôn Việt Nam trải rộng trên 7 vùng sinh thái khác nhau :

-

Vùng núi và trung du BắcBộ.

-

Vùng Đồng bằng sông Hồng.

-

Vùng khu 4.

-

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

-

Vùng Tây Nguyên.

-

Vùng Đông Nam Bộ.

-

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Địa hình vùng đất liền của Việt Nam khá đặc biệt với hai đầu phình ra (Bắc bộ và Nam
bộ) ở giữa thu hẹp và kéo dài (Trung bộ).


Địa hình miền Bắc tương đối phức tạp. Rừng núi trải dài từ biên giới Việt Trung
cho đến tây Thanh Hóa với nhiều núi cao như Phanxipăng (3.142m), nhiều khu rừng
nhiệt đới, và nhiều dãy núi đá vôi như Cao Bằng, Bắc Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình,
Phong Nha - Kẻ Bàng ... với hàng loạt hang động, mái đá. Cùng với nhiều loại thực vật
khác nhau, rừng Việt Nam còn có hàng trăm giống thú vật quý hiếm; nhiều loại đá,
quặng, tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển con người.

Địa hình Trung bộ với dải Trường Sơn trải dọc phía tây về giải đồng bằng hẹp
ven biển. Vùng đất đỏ Tây Nguyên ,vùng ven biển Trung bộ và cực nam Trung bộ, nơi
cư trú của đồng bào nhiều dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam là khu vực nông
nghiệp trù phú, có điều kiện khai thác thuỷ, hải sản hết sức thuận lợi.

Địa hình Nam Bộ bằng phẳng, thoải dần từ đông sang tây là vựa lúa của cả
nước, hàng năm đang tiếp tục lấn ra biển hàng trăm mét.
Việt Nam có nhiều sông ngòi. Hai con sông lớn Hồng Hà và Cửu bắt nguồn từ cao
nguyên Vân Nam (Trung Quốc) bồi đắp lên hai châu thổ lớn là đồng bằng Bắc Bộ và
đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam còn có hệ thống sông ngòi phân bổ đều khắp từ
bắc tới nam với lưu vực lớn, nguồn thuỷ sản phong phú, tiềm năng thuỷ điện dồi dào
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và tụ cư của con người, hình thành nền văn minh
lúa nước lâu đời của người Việt bản địa.
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
 Kinh tế
9


Nông thôn còn mang nặng tính chất thuần nông.
Cơ cấu xuất khẩu thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tuyệt đối, còn công nghiệp và
dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé. Tính chất thuần nông đó đã làm cho sản xuất mang
nặng tính chất tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hoá thấp, năng suất đất đai, năng suất lao

động, thu nhập và đời sống thấp.
Cấu trúc cây trồng cho thấy có sự khác biệt địa lý lớn.


Có một tỉ trọng lớn các tỉnh phía Bắc trồng lúa, đi kèm với trồng ngô và sắn.


Ở phía Nam, ít trồng lúa hơn mà tập trung nhiều hơn vào cây trồng lâu năm như
hoa quả.

Các tỉnh ở Tây Nguyên tập trung mạnh vào cà phê, có trồng thêm hoa quả, lúa
và ngô.
Cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Giao
thông, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn gây trở ngại cho
việc tổ chức sản xuất và lưu thông hàng hoá. Mạng lưới thuỷ lợi tuy đã được mở rộng
nhưng không đồng bộ nên hiệu quả sử dụng còn thấp.Việc cung ứng điện cho nông
thôn tuy có nhiều tiến bộ nhưng còn ít, mới chủ yếu phục vụ đời sống và thuỷ lợi, chưa
đáp ứng được nhu cầu điện cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Mạng
lưới điện chưa có quy hoạch đồng bộ, thiếu an toàn, giá thành điện năng cao. Cơ sở chế
biến và bảo quản nông sản phẩm còn thiếu và yếu về mọi mặt nên đã hạn chế đến quá
trình chuyên môn hoá, tập trung hoá sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp.
 Xã hội:
Dân cư sống ở nông thôn nước ta chiếm 64,08% (~ 61.830.351 người) so với tổng số
dân cư trên cả nước năm 2018.
Về mặt tổ chức hành chính thì nông thôn Việt Nam được chia thành các đơn vị
cơ bản là xã, và thôn. Thông thường một xã gồm một làng nhưng cũng có xã gồm một
vài làng. Mỗi thôn gồm một xóm, cũng có thôn gồm một vài xóm.Tại thời điểm
01/7/2016, cả nước có 8.978 xã, 79.899 thôn (ấp, bản); giảm 93 xã (giảm 1%) và giảm
1.005 thôn (giảm 1,2%) so thời điểm 01/7/2011. Số lượng xã, thôn trên địa bàn nông
thôn giảm đáng kể so với năm 2011 là do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng

trong những năm gần đây, trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng giảm 43 xã (giảm
2,2%), 169 thôn (giảm 1,1%); Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung giảm 40 xã
(giảm 1,6%), 955 thôn (giảm 4,5%).
Tỷ lệ tăng dân sốở khu vực nông thôn còn khá cao gây nên sức ép trên nhiều
mặt như về ruộng đất, nhà ở và việc. Từđó đã hay gây ra những tệ nạn xấu, gây ra áp
10


lực lớn cho thành phố. Tình trạng di dân từ nông thôn ra thành phố để tìm kiếm cơ hội
tốt hơn cho cuộc sống ngày càng tăng.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nông thôn tuy có được cải thiện từ
sau đổi mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhìn chứng số hộ trung bình và
nghèo chiếm đại đa số. Lương thực tuy có tạm đủ nhưng chất lượng bữa ăn còn thấp.
Tình hình giáo dục ở nông thôn đã được mở rộng góp phần nâng cao trình độ
dân trí nhưng số mù chữ còn chiếm khoảng 10-15%, nhiều học sinh trong độ tuổi đến
trường nhưng thất học, tỷ lệ học sinh phổ thông trung học còn quá thấp, chất lượng
giảng dạy còn nhiều hạn chế. Mạng lưới y tếở nông thôn tuy có phát triển nhưng bệnh
tật của nhân dân còn nhiều, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, đặc biệt
ở bà mẹ, trẻ em còn khá cao.
Tình hình an ninh, chính trị, xã hội nông thôn nói chung có ổn định hơn trước.
Tuy nhiên tình hình dân chủ, công bằng xã hội, luật pháp, kỷ cương chưa đảm bảo, tệ
nạn xã hội chưa giảm, truyền thống tốt đẹp về đạo đức và lối sống chưa được phát huy
đầy đủ.
2.2. Thực trạng cơ giới hóa nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam trong thời gian
qua
2.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc cơ giới hóa nông nghiệp
- Công tác “dồn điền đổi thửa” bước đầu đã đạt được kết qủa tích cực, số thửa bình
quân từ 6-8 thửa/hộ giảm xuống còn 3-4 thửa/hộ. Hầu hết các máy nông nghiệp công
suất vừa và nhỏ đáp ứng phục vụ cho đối tượng này, nên số máy móc, thiết bị trong hộ
nông dân năm 2013 tăng 50% so với năm 2008, bình quân máy kéo, máy nông nghiệp

các loại của 100 hộ nông nghiệp có 4,8 chiếc; trang trại có 24 chiếc; hợp tác xã có 4,5
chiếc; doanh nghiệp có 19 chiếc.
- Hệ thống đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa, hệ thống kênh mương
được kiên cố hoá cơ bản đáp ứng tưới, tiêu cho lúa và một số cây rau màu.
Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại sau:
- Công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất chưa đầy đủ, chưa đảm
bảo cho nhu cầu phát triển, cơ giới hoá, hiện đại hoá.
- Chất lượng các công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho phát triển
nông nghiệp còn thấp, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng nhu cầu phát triển của các
vùng, miền: Nhiều hệ thống thuỷ lợi xuống cấp, không đồng bộ nên hiệu quả thấp, chỉ
phát huy được 60-70% công suất thiết kế, mới 23% kênh mương được kiên cố hoá, tình
trạng thẩm thấu lãng phí nước còn khá phổ biến. Đường giao thông liên vùng, liên xã,
đường trong các vùng sản xuất xuống cấp, không đảm bảo kỹ thuật; kho bảo quản, chợ
thương mại vừa thiếu lại xuống cấp.
11


- Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của nông dân thấp (số liệu điều tra 2011, vốn tích
lũy bình quân một hộ nông thôn 16,8 triệu đồng) khả năng tích luỹ để đầu tư, mua sắm
máy móc, trang thiết bị sản xuất của nông dân gặp nhiều khó khăn.
- Quy mô đồng ruộng ở nước ta nhìn chung vẫn phân tán, manh mún. Hộ có diện tích
lúa dưới 0,5 ha chiếm 85%; từ 0,5 đến dưới 1 ha chiếm 8,5%; từ 1-dưới 2 ha chiếm
4,4% và trên 2 ha chiếm 2,1%, bình quân mỗi hộ có sử dụng đất lúa 0,44 ha đất (số liệu
điều tra nông lâm thủy sản năm 2011). Điều này đã hạn chế việc xây dựng kết cấu hạ
tầng kỹ thuật nội đồng (cứng hoá các mương thuỷ lợi, đường cho di chuyển máy
móc...) cũng như việc áp dụng cơ giới hoá có hiệu quả.
2.2.2. Trang bị động lực cho sản xuất nông nghiệp
Trong những năm qua, cơ giới hóa nông nghiệp ở nước ta đã đạt được một số bước
phát triển tích cực. Tuy nhiên, nếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, mức
độ trang bị động lực cho nông nghiệp của nước ta vẫn còn rất thấp, làm hạn chế sự phát

triển của ngành nông nghiệp.
Tính đến năm 2015, các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp tại Việt Nam khá đa
dạng các chủng loại bao gồm: động cơ đốt trong đến 30 mã lực, máy làm đất (máy cày
4 và 2 bánh), máy thu hoạch (gặt đập liên hợp, gặt lúa xếp dãy, máy tuốt lúa), máy bơm
nước, máy phun thuốc sâu, máy bảo quản và chế biến (xay xát lúa gạo, máy sấy).
+ Với thị trường động cơ diesel nhỏ (dưới 30 mã lực), máy kéo và máy nông
nghiệp có thể phân làm 3 mảng chính: Sản phẩm nội địa, sản phẩm Trung Quốc,
sản phẩm là các loại máy cũ nhập khẩu từ Nhật, Hàn Quốc… Sản phẩm nội địa
chủ yếu do các đơn vị của Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt
Nam (VEAM) sản xuất và lắp ráp có tính chất công nghiệp, có kiểm định. Ngoài
ra, có một số doanh nghiệp trong nước lắp ráp máy nông nghiệp, động cơ Trung
Quốc dưới dạng CKD.
+ Bên cạnh sự phổ biến của các loại máy nông nghiệp hiện đại là các loại máy
nông nghiệp tự chế của nông dân. Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Cơ khí
nông nghiệp Việt Nam, hiện cả nước có khoảng trên 100 loại thiết bị máy móc
trong sản xuất nông nghiệp với hàng trăm nhà sáng chế trên toàn quốc.
Theo các cơ quan chức năng, số lượng, chủng loại máy, thiết bị nông nghiệp có mức
tăng khả quan với số lượng máy kéo tăng gần hai lần, máy gặt tăng gần ba lần, máy
phun thuốc bảo vệ thực vật tăng gần sáu lần,... Công suất các loại máy kéo làm động
lực cho máy nông nghiệp cũng có xu hướng chuyển dịch từ máy có công suất nhỏ
(dưới 15 mã lực) sang sử dụng máy có công suất cỡ trung (18 đến 35 mã lực) và cỡ lớn
(hơn 35 mã lực). Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của Việt Nam trung bình đạt 1,6 mã lực
12


(HP)/ha canh tác, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (4 HP/ha), Trung Quốc (8 HP/ha),
Hàn Quốc (10 HP/ha).
2.2.3. Mức độ cơ giới hóa trong ngành nông, lâm, thủy sản
Để nhận diện đầy đủ bức tranh toàn cảnh về thực trạng cơ giới hóa nông ngiệp nông

thôn Việt Nam, phần này sẽ làm rõ và chi tiết về tình hình trang bị động lực và mức độ
cơ giới ở một số lĩnh vực sản xuất chính yếu của Việt Nam, bao gồm: trồng trọt, chăn
nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.
 Đối với sản xuất nông nghiệp
Những năm gần đây, việc cơ giới hóa (CGH) trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong
sản xuất lúa được nhiều địa phương, doanh nghiệp chú trọng đầu tư, góp phần đáng kể
giúp nông dân giảm công lao động, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên,
theo đánh giá chung, việc CGH trong sản xuất nông nghiệp còn chưa đồng đều giữa
các ngành hàng, vùng miền và nông dân chưa thật sự được hưởng lợi từ các chính sách
ưu đãi của Nhà nước...
Mức độ cơ giới hóa bình quân cả nước một số khâu trong sản xuất nông nghiệp đã đạt
mức độ cao, thí dụ: Làm đất trồng cây hằng năm đạt 93%; phun thuốc bảo vệ thực vật
cho lúa, chè, cà-phê hay mía đạt hơn 75%; vận chuyển gần 100%;…. Cùng với đó số
lượng máy động lực, máy nông nghiệp sử dụng trong nông nghiệp có mức tăng nhanh,
như: máy gặt đập liên hợp, máy chế biến thức ăn gia súc, máy chế biến thức ăn thủy
sản, máy phun thuốc trừ sâu…
* Về trồng trọt:
Theo Bộ NN và PTNT, hết năm 2018, mức độ CGH ở khâu làm đất cho cây hằng năm
(lúa, mía, ngô, rau màu) đạt khoảng 94%; khâu gieo lúa bằng công cụ sạ hàng và cấy
đạt 42%; khâu chăm sóc, phun thuốc BVTV (lúa, mía, chè) đạt 77%; khâu thu hoạch
lúa 50% (riêng các tỉnh đồng bằng đạt 90%). Mức độ tăng trưởng số lượng máy móc,
thiết bị trong sản xuất nông nghiệp tăng 2% so với năm 2017. CGH nông nghiệp đã
giảm công lao động, bảo đảm sản xuất trong khung thời vụ tốt nhất, góp phần nâng cao
năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của một số nông sản, từ đó tạo ra các sản
phẩm nông nghiệp xuất khẩu tốt. Mặt khác, CGH cũng thúc đẩy quá trình liên kết sản
xuất, hình thành nhiều mô hình liên kết doanh nghiệp với nông dân sản xuất trên cánh
đồng lớn kết hợp các dịch vụ gặt, sấy khô, cho thuê kho bảo quản.
Trong sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc, khâu cơ giới làm đất tăng từ 65% năm 2008 lên
83% năm 2017. Vùng Đồng bằng sông Hồng có mức độ cơ giới hóa cao nhất, một số
tỉnh đạt gần 100% như Thái Bình, Nam Định, Hải Dương... Vùng cơ giới hóa thấp nhất

là trung du miền núi phía Bắc. Khâu thu hoạch lúa có tốc độ cơ giới hóa tăng khá
nhanh, từ 13% năm 2008 lên 42% (năm 2017). Một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng có
13


mức độ cơ giới hóa thu hoạch cao như: Nam Định, Thái Bình đạt gần 90%. Các địa
phương này chủ yếu sử dụng máy gặt đập liên hợp, chiếm 30% so cả nước với khoảng
7.000 chiếc.

Với nhiều loại cây trồng khác, cơ giới hóa trong khâu làm đất đạt khá, nhưng khâu thu
hoạch bằng máy lại ngược lại. Điển hình như các vùng rau chuyên canh cơ giới hóa
khâu làm đất, tưới đạt gần 90%, khâu thu hoạch vẫn làm thủ công. Hay trong sản xuất
ngô, khâu làm đất, gieo hạt, chăm sóc ở các vùng sản xuất bằng phẳng, tập trung như:
Sơn La, Nghệ An, Thanh Hóa cơ giới hóa đạt khoảng 70%, nhưng trong khâu thu
hoạch, cơ giới hóa lại đạt rất thấp khoảng 5%.
Trong sản xuất mía cũng vậy, cơ giới hóa khâu làm đất ở những vùng mía sản xuất tập
trung tại một số tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An... đạt trên 85%, tuy nhiên trong khâu
trồng bằng máy chỉ đạt khoảng 30%; thu hoạch đạt khoảng 25%. Trong bối cảnh hiện
nay, giá đường xuống thấp nên giá thu mua mía của các nhà máy chỉ khoảng từ
750.000 - 850.000 đồng/tấn. Tuy nhiên, để thu hoạch được 1 tấn mía, nhiều nơi nông
dân phải trả từ 300.000 - 320.000 đồng/tấn cho công thu hoạch, bốc vác. Tình trạng
này khiến nông dân không còn mặn mà với cây mía, đặc biệt một số vùng nông dân
chuyển sang trồng sắn. Để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành mía nguyên liệu, nông
dân có lời, cần cơ cấu lại các biện pháp canh tác và quy trình công nghệ theo hướng cơ
giới hóa, hiện đại hóa, áp dụng tiến bộ công nghệ mới thay thế phương pháp canh tác
truyền thống.
* Về chăn nuôi:
Không chỉ trong trồng trọt được áp dụng việc cơ giới hóa mà trong lĩnh vực chăn nuôi
cũng được người dân chú trọng áp dụng bằng cách đầu tư hệ thống chuồng kín, đầu tư
hệ thống thiết bị làm mát, sưởi ấm, quạt thông gió trong chăn nuôi; trang bị hệ thống

máy bơm cấp nước rửa chuồng trại, sử dụng máy bơm để cấp, thoát nước trong ao, hồ,
máy hút bùn cải tạo đáy ao, xây hầm Biogas chạy máy phát điện đun nấu,... Bên cạnh
đó, người dân cũng đã sử dụng hệ thống máng ăn, máng uống tự động giúp điều chỉnh
14


hợp lí lượng thức ăn, nước uống. Qua đó, việc đưa cơ giới hóa vào trong chăn nuôi góp
phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cho
người chăn nuôi, góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh, ngăn ngừa mầm bệnh xâm
nhập, cũng như giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. Không chỉ hệ thống chuồng trại,
cơ giới hóa trong chế biến thức ăn cũng được chú trọng bằng cách sử dụng các máy
móc như máy băm cỏ, máy ép, cuốn rơm cỏ cho trâu,bò; máy nghiền trộn thức ăn…

Ảnh: Trang trại chăn nuôi khép kín của Cty Phát Đạt
Dưới đây là số liệu thống kê tính đến năm 2013 về mức độ cơ giới hóa trong chăn nuôi
của Việt Nam:
- Đối với khâu chuồng trại: Hộ nuôi gà qui mô công nghiệp sử dụng hệ thống chuồng
trại khép kín từ cung cấp nước, thức ăn tự động, tạo tiểu khí hậu và thu gom trứng đạt
33%. Hộ nuôi lợn qui mô công nghiệp sử dụng chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ
thống làm mát và sưởi ấm cho lợn con, hệ thống máng ăn, núm uống tự động đạt
khoảng 35%.
- Đối với khâu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp năm 2013 chiếm khoảng 65%,
được sản xuất trên dây chuyền công nghệ và thiết bị tiên tiến, đồng bộ. Có 241 cơ sở,
nhà máy, công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, tổng công suất thiết kế 18
triệu tấn (tăng 4,2 lần so với năm 2000; 1,4 lần so với năm 2006). Sản lượng thức ăn
chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt 13,6 triệu tấn tăng 7,1% so với năm 2012. Đối với
chăn nuôi nông hộ chăn nuôi trâu, bò đã đầu tư máy thái cỏ, băm rơm, cây đạt 45%.
 Đối với ngành lâm nghiệp
Tính đến năm 2011, việc đưa máy móc vào sản xuất lâm nghiệp hầu như chưa đáp ứng
được nhu cầu. 70% khối lượng công việc được làm bằng thủ công chỉ có 30% khối

lượng công việc là được cơ giới hóa. Việc áp dụng cơ giới hóa chỉ mới được thực hiện
hai khâu chặt hạ và vận chuyển, còn nhiều khâu sản xuất quan trọng chiếm tỷ lệ khối
lượng công việc lớn như trồng, chăm sóc, chữa cháy, vận xuất và bốc xếp thì tỷ lệ áp
dụng cơ giới hóa thấp khoảng 2-5%.
15


Trồng, chăm sóc và phát triển rừng là khâu đầu tiên trong chu trình sản xuất lâm
nghiệp. Nó có ý nghĩa rất lớn để tạo ra diện tích rừng, tăng độ che phủ và sản lượng
rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Khâu này cũng là khâu tốn nhiều công sức lao động
nhưng tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa chỉ đạt 3% còn 97% khối lượng công việc là làm thủ
công. Cuốc hố trồng cây, đóng bầu ương cây giống, trồng cây đều làm bằng tay.
Để chữa cháy rừng hiện nay cũng chủ yếu là dùng cành lá để dập lửa, chỉ một số rất ít
các vườn quốc gia, trung tâm chữa cháy rừng được trang bị một số thiết bị nhưng còn
hạn chế và không đạt hiệu quả như mong đợi. Tỷ lệ chữa cháy rừng bằng máy chỉ đạt
2%. Đặc biệt, khâu phun thuốc trừ sâu bệnh hại cây lâm nghiệp đến nay hầu như không
có thiết bị máy móc nào.
 Đối với ngành thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giống thủy sản, chăn
nuôi công nghiệp. Các mô hình đã sử dụng các thiết bị máy tiên tiến trong nuôi và chế
biến thức ăn thủy sản, tỷ lệ cơ khí hóa cao. Một số trang thiết bị máy móc được đưa
vào nuôi trồng thủy sản như hệ thống lắng lọc trong nuôi tôm, thiết bị cho ăn tự động,
thiết bị tạo bọt khí oxi cho ao nuôi thủy sản,….
Trong việc đánh bắt thủy sản: tính đến năm 2018, cả nước có 96.000 tàu cá trong đó có
46.491 tàu có chiều dài từ 6-12m, 8.914 tàu có chiều dài từ 12-15m, 27.484 tàu có
chiều dài từ 15-24m, 2.958 tàu có chiều dài từ 24m trở lên. Tàu làm bằng gỗ chiếm
98,6%, còn lại là tàu làm bằng thép hoặc các vật liệu mới. Đến nay, trên toàn quốc có
82 cảng cá đang hoạt động tại địa bàn của 27 tỉnh, thành phố ven biển, 9 cảng đáp ứng
cho tàu cá công suất lớn nhất là 1.000CV và 02 cảng đáp ứng cho tàu cá công suất lớn
nhất là 2.000CV cập cảng.

2.2.4. Trình độ cơ giới hóa nông nghiệp.
Trình độ CGHNN là một trong những thước đo quan trọng nhằm đánh giá việc đẩy
mạnh cơ giới hóa theo chiều sâu (chất lượng). Hình thức áp dụng cơ giới hóa trong các
cơ sở sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là cơ giới hóa bộ phận và cơ giới hóa
tổng hợp, trong đó phần lớn là cơ giới hóa bộ phận.
Từ một nền kinh tế có trình độ còn tương đối thấp so với các nước trong khu vực,
chúng ta tiến hành cơ giới hoá trong đIều kiện công nghiệp nặng chưa phát triển, chúng
ta chưa tự nghiên cứu chế tạo được hàng loạt máy móc cho nông nghiệp. Hiện nay
ngành cơ khí mới chỉ sản xuất ra được những chiếc máy loại nhỏ, nhưng chưa chế tạo
được phần động cơ, phần lớn là lắp ráp. Công nghiệp nước ta chưa đáp ứng nhu cầu
sửa chữa và sản xuất phụ tùng thay thế cho máy móc nông nghiệp loại vừa và loại lớn.
Vì vậy, hiệu quả cơ giới hoá nông nghiệp đem lại chưa cao. Cơ giới hoá nông nghiệp
gần đây sử dụng các loại máy móc nhỏ được sản xuất trong nước và nhập ngoại.
16


- Các cơ sở chế tạo máy nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu là xưởng cơ khí địa
phương nhỏ lẻ, còn rất yếu về kỹ thuật thiết kế và công nghệ chế tạo. Do đó, các chi
tiết máy chưa được tiêu chuẩn hóa và có chất lượng thấp. Hệ quả là làm tăng chi phí
bảo trì, sửa chữa và làm giảm khả năng cạnh tranh của máy móc thiết bị Việt Nam trên
thị trường.
- Về công nghiệp chế tạo máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, hiện ngành cơ
khí trong nước sản xuất được động cơ diesel công suất đến 30 HP phục vụ sản xuất
máy động lực, máy kéo với năng lực 40.000 chiếc/năm, chiếm 30% thị phần trong
nước…
- Ngành cơ khí chế tạo máy trong nước cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện mới chỉ
đáp ứng 33% thị trường nội địa nhưng chất lượng máy còn thiếu ổn định và hầu hết là
máy có công suất nhỏ.
Những nguyên nhân dẫn đến trình độ cơ giới hóa chưa cao:
Thứ nhất, Sản xuất nông nghiệp phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, qui mô đồng ruộng

manh mún, kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều yếu kém, chưa tạo điều kiện ứng dụng
máy móc trong sản xuất. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật thì hiệu quả tăng thêm cho
mỗi gia đình không lớn.
Thứ hai, công tác nghiên cứu khoa học công nghệ về cơ khí nông nghiệp còn nhiều bất
cập, chậm chuyển giao vào sản xuất. Một số sáng chế, sáng kiến, cải tiến máy móc của
nông dân được đánh giá cao, song chỉ sản xuất được ở quy mô nhỏ lẻ, đơn chiếc, chắp
vá và thiếu tính tiêu chuẩn, nên giá thành cao, hoạt động không ổn định và không thể
trở thành sản phẩm hàng hóa.
Thứ ba, nguồn nhân lực chưa có trình độ hiểu biết cũng như kỹ năng sử dụng máy móc
thiết bị khoa học công nghệ cao.
2.2.5. Các hình thức tổ chức thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp
Hiện nay, việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đều được thực hiện tại
các cơ sở sản xuất nông nghiệp với 3 hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu đó là hình
thức sản xuất theo quy mô nông hộ, trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp, trong đó
tỷ lệ áp dụng cũng như mức độ cơ giới hóa cao đều tập trung ở các doanh nghiệp và
trang trại. Điều này phản ánh một thực tế là chỉ có những cơ sở sản xuất nông nghiệp
quy mô lớn mới đáp ứng khả năng và các nguồn lực để tăng cường áp dụng cơ giới
hóa.
2.3. Thành tựu và hạn chế
2.3.1 Thành tựu
Đạt được một số thành tựu đáng kể như:
17


- Năm 2018, Hợp tác xã Công nghệ cao Bản Mé, xã Thanh Hưng (huyện Ðiện Biên)
được Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ 150 triệu đồng mua máy làm mạ và máy cấy. Thực
hiện cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật đã tăng sản lượng lúa 10%, giảm 40-50%
chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay, 13/22ha sản xuất lúa chất lượng cao của HTX
đã được dồn điền đổi thửa, trong quá trình sản xuất cơ giới hóa toàn bộ từ khâu làm
đất, làm mạ đến gieo cấy với các giống lúa có giá trị kinh tế cao.

- Không chỉ giảm chi phí đầu tư, cơ giới hóa sản xuất còn giúp giải quyết được bài toán
thiếu lao động mùa vụ. Giai đoạn 2014-2018, tỷ lệ cơ giới hóa tại cánh đồng Mường
Thanh và các khu vực sản xuất lúa tập trung: Khâu làm đất đạt trên 90%; khâu thu
hoạch đạt trên 50%; đối với sơ chế, chế biến chè đạt trên 90%; sơ chế, xát vỏ cà phê
đạt 100%... Ðối với các diện tích sản xuất nhỏ, lẻ, đất dốc, địa hình phức tạp thì nông
dân đầu tư và được hỗ trợ các công cụ, máy móc nhỏ phù hợp với điều kiện, đặc điểm
sản xuất của từng khu vực. Ðiển hình như xã Thanh Xương được huyện Ðiện Biên hỗ
trợ 8 máy cấy kéo tay. Phương pháp cấy này có nhiều ưu điểm như: Giảm 1/2 chi phí
thuốc bảo vệ thực vật, 1/3 chi phí về phân bón, công lao động, đặc biệt là sử dụng
phương pháp cấy này khử lẫn rất hiệu quả.
- Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa quyết định đến việc bảo đảm thời
vụ và tăng hệ số sử dụng ruộng đất, mang lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện
tích canh tác.
- Đầu tư áp dụng cơ giới hóa nâng cao chất lượng nông sản, giảm giá thành sản phẩm,
nâng cao dời sống nông dân xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.
2.3.2 Hạn chế
- Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là giải pháp rất quan trọng để nâng cao
năng suất, nhưng ngành công nghiệp cơ khí hỗ trợ cho nông nghiệp ở Việt Nam còn
nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng. Hiện nay, hầu hết máy móc thiết bị của doanh
nghiệp đều phải nhập khẩu từ nước ngoài do ngành chế tạo máy phuc vụ nông nghiệp ở
Việt Nam còn rất thô sơ, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Ngân sách của các tỉnh còn hạn chế nên chưa hỗ trợ được nhiều cho người dân.
- Trình độ của người dân còn thấp. Chưa tiếp cận được với các máy móc hiện đại.
Cùng với việc vẫn duy trì các phương thức sản xuất truyền thống.
- Đa phần các loại máy móc thì chỉ áp dụng được cho các địa hình bằng phẳng. Khi
đưa vào các khu vực địa hình khác thì khó đạt được năng suất và hiệu quả cao.
PHẦN 3: KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
3.1. Kiến nghị
- Chất lượng máy móc:Thị trường máy móc thiết bị nông nghiệp nước ta đa dạng về
chủng loại, mẫu mã, xuất xứ nhưng hầu như không qua khảo nghiệm, giám định chất

18


lượng bởi bất kỳ một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào. Đã có không ít mẫu máy
được nhập khẩu từ Trung Quốc, những mẫu máy đã qua sử dụng và cả do một số trong
nước chế tạo có chất lượng không bảo đảm hoặc không phù hợp đang được đưa vào sử
dụng trong sản xuất nông nghiệp. Việc đưa vào sử dụng máy móc, thiết bị kém chất
lượng không phù hợp với điều kiện sản xuất không những hiệu quả làm việc thấp gây
thiệt hại cho người sử dụng mà còn tiềm ẩn các nguy cơ gây mất an toàn, vệ sinh, phá
hoại môi trường và có nguy cơ biến nước ta trở thành bãi rác của thế giới, gây tổn thất
cao trong nông nghiệp.
- Vốn đầu tư cơ giới hóa: Phần lớn diện tích của các huyện đồng bằng ven biển là đồng
ruộng trũng, sình lầy nên máy gặt đập liên hợp xuống thu hoạch thường bị sa lầy. Mặc
dù Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ lãi suất mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất
nông nghiệp nhưng trên thực tế việc tiếp cận hỗ trợ vẫn còn nhiều khó khăn. Thủ tục
vay còn rườm rà, phải qua nhiều bước thẩm định từ hồ sơ vay tiền đến hồ sơ mua máy,
thiết bị. Vì vậy, người dân vẫn không mấy mặn mà.
- Trình độ hiểu biết về cơ giới hóa: Người nông dân chưa có trình độ hiểu biết cũng
như kỹ năng sử dụng máy móc thiết bị khoa học công nghệ cao. Chúng ta lại chưa đào
tạo được đội ngũ công nhân nông nghiệp lành nghề để có thể về nông thôn làm việc.
Phần lớn người vận hành máy móc nông nghiệp đều chưa qua tào đạo, trình độ rất
thấp, thêm nữa, số lượng kỹ sư, cao đẳng, công nhân trong các cơ sở chế tạo máy móc
rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu. Tiêu chí của nông nghiệp hiện đại là chuyển 70%
lao động nông nghiệp sang làm các ngành nghề khác, chỉ 30% làm trong ngành sản
xuất nông nghiệp, điều này còn xa vời với chúng ta.
3.2. Giải pháp
-Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về chất
lượng máy móc, thiết bị cơ điện phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu ban hành
quy định về khảo nghiệm mẫu đối với các máy móc, thiết bị cơ điện nông nghiệp trước
khi đưa vào sử dụng, ban hành các quy định về việc kiểm tra giám sát chất lượng máy

móc thiết bị cơ điện nông nghiệp khi nhập khẩu, chế tạo, xuất xưởng và trong sử dụng.
- Ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cơ giới hóa. Từ năm 2010 đến nay, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nông dân đẩy mạnh CGH trong sản
xuất nông nghiệp như Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm
tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg; Quyết định số
68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Đồng
thời, năm 2015, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP
năm 2018 sửa đổi Nghị định số 55...
19


- Đề ra mục tiêu cần quy hoạch phát triển cụ thể các loại máy móc, thiết bị phù hợp
điều kiện của từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi, nhất là những vùng sản xuất
nông nghiệp tập trung, hàng hóa bằng máy, thiết bị tiên tiến, hiện đại có năng suất, chất
lượng, hiệu quả cao, giảm tổn thất trong nông nghiệp; góp phần thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, lao động, nâng cao thu nhập cho nông dân và nâng cao tính cạnh tranh
nông nghiệp.Bên cạnh đó các bộ, ngành và địa phương cần triển khai có hiệu quả việc
cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa lớn gắn với lợi thế từng
vùng và thị trường, từ đó ứng dụng các loại máy, thiết bị nông nghiệp phù hợp.
Ví dụ: Tại các tỉnh phía bắc, cần đẩy mạnh CGH vào sản xuất lúa với các loại máy kéo
đa năng, công suất nhỏ để áp dụng vào khâu làm đất, bơm nước, vận chuyển. Ngoài ra,
các loại cây trồng khác như mía, sắn nên sử dụng các loại máy trồng, chăm sóc, thu
hoạch có công suất trung bình, phù hợp điều kiện canh tác và địa hình của vùng. Tại
các tỉnh trọng điểm sản xuất lúa có diện tích lớn, tương đối tập trung như: Thái Bình,
Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, nên phát triển các công ty dịch vụ cơ khí
nông nghiệp sử dụng máy kéo có công suất lớn, xây dựng các cơ sở làm mạ công
nghiệp, sử dụng máy cấy; máy gặt đập liên hợp. Với vùng Bắc Trung Bộ, một số vùng
sản xuất tập trung có diện tích lớn như mía, ngô ở Nghệ An, Thanh Hóa cần đẩy mạnh

CGH ở các khâu gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch mía, ngô, cao-su, xử lý chế biến
phụ phẩm nông nghiệp.
- Địa phương cần khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị vào sản xuất nông nghiệp
trên cơ sở tổ chức lại sản xuất và triển khai có hiệu quả các chính sách kích cầu đối với
CGH nông nghiệp; tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù
hợp, hiệu quả, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo
chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, đẩy mạnh CGH đồng bộ như sản
xuất lúa, mía...; hình thành các tổ chức dịch vụ CGH ở nông thôn, phân công lại lao
động để nâng cao hiệu quả việc áp dụng CGH.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách để các đơn vị và nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn
vay ưu đãi, từ đó mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị vào sản xuất, đồng thời rà soát, bổ
sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách về cơ điện nông nghiệp, nghiên cứu khoa học
công nghệ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có sáng chế máy, thiết bị phục vụ sản
xuất nông nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Viện Khoa học kỹ thuật Việt Nam: />Bài
tiểu
luận
của
khoa
Kinh
tế
trường
ĐH
Tây
Nguyên:

/>Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp trường ĐH
/>
Kinh

tế

Huế:

/>fbclid=IwAR04jdR74EJRU3dJNmlwgZZ5hqagp-iqwAU7l1F9etn5XAovPllH701hPM
/>fbclid=IwAR3a2abudYK2JrS3pc1weCM0Sa90FMWL6OCF_9NL76G1IK5ueFEFx6rJ
lDc
/>tabid=622&idmid=&ItemID=16177&fbclid=IwAR31yfP70Xv8XUyszaHEa_mZ3ebg5
gS1gK-8Tfah8V_m27ACEVcMXdsqYyw
/>fbclid=IwAR3Iz8wVU2cy5FYOUYuvCGuGRp0db8MTlL3Ph0fYRVk37YgvDPxfdB
Aopf4
/> />%CC%81t-nong-nghie%CC%A3p.html?
fbclid=IwAR323_3PTPJiyKagFv8_XXs7O37Sypu_TOQEMfc3L7mlL9RRAE5TAUw
pIeY
/> /> />21


/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />
22



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×