Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Khu di tích Lam Kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.11 KB, 3 trang )

KHU DI TÍCH LAM KINH.
Bia Vĩnh Lăng
Khu di tích lịch sử Lam Kinh thuộc địa phận xã Xuân Lam – huyện Thọ Xuân – Tỉnh Thanh Hoá.
Cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phí Tây Bắc. Đây là một địa danh lịch sử được Bộ Văn hóa
– Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1962. Khu di tích Lam Sơn gồm Khu
Hoàng Thành, Thái Miếu và cung điện. Đây là căn cử của cuộc khởi nghĩa chống quân Minh
trong suốt 10 năm.
Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu ( gọi là Du Sơn), mặt Nam nhìn ra sông Chu – có
núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía
Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam
– Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ Vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề
ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo
cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu
Thái miếu… nguy nga tráng lệ.
Ngày nay khu điện Lam Kinh đang được đầu tư tôn tạo để khôi phục lại một Tây kinh xưa, góp
phần khôi phục giữ gìn nét văn hóa truyền thống, kiến trúc độc đáo của Việt Nam thế kỷ thứ XV,
đồng thời cũng là một điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Theo thanhhoa.gov.vn
Người dân Thanh Hoá không gọi là “đến” Lam Kinh mà gọi là “về” Lam Kinh. Thể hiện sự tôn
kính đối với mảnh đất thiêng. Là nơi khởi thuỷ của của những chiến thắng Hào Hùng. Về với đất
Lam Kinh là về với cội nguồn – là về với Hội thề Lũng Nhai. Về với nơi bắt đầu của một trong
những triều đại huy hoàng nhất của lịch sử.
Về với Lam Kinh chúng ta không thể không ghé thăm Bia Vĩnh Lăng. Đât là biểu tượng của Lam
Kinh. Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Nam thành điện Lam
Kinh. Bia làm bằng đá trầm tích biển (được vận chuyển từ biển theo sông Hoàng – Sông Nhà Lê)
nguyên khối cao 2,97m; rộng,94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá
trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3 ,46m; rộng 94m; cao 0,94m kể cả đế. Trên bia ghi ngắn
gọn, cô đọng cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng Lê Lợi – Vua lê Thái Tổ. Do Nguyễn Trãi biên
soạn.
Nhà bia được dựng lại năm 1961 ( trên các tảng kê chân cột đá cũ) nền nhà có hình gần vuông
mỗi cạnh là 8,80m và nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4
cột theo kiểu nhà Lê.


Nghệ thuật trang trí tinh xảo, phong cách trang trí trên bia phù hợp với nội dung văn bia do
Nguyễn Trãi soạn. Văn bia ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của
vua Lê Thái Tổ.
Bia Vĩnh Lăng là một công trình quý giá có ý nghĩa lớn lao trong kho tàng di sản văn hóa Việt
nam
Bia Vĩnh Lăng ở Lam Kinh
LỄ HỖI LAM KINH.
Lễ Hội Lam Kinh được tổ chức vào hai ngàyy 21, 22 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ngày 22 là ngày
mất của Lê Lợi. Để tỏ lòng biết ơn đối với người đã liều mình cứu Chúa – Lê Lai nên trước khi
chết Lê Lới có căn dặn phải làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ ông 1 ngày. Ở Thanh Hoá có câu:
“Hăm mốt Lê Lai, Hăm hai Lê Lợi” là như vậy.
Trong Khu di tích có:
Lăng Lê Thái Tổ và bia Vĩnh Lăng ;
Hựu lăng – Lăng vua Lê Thái Tông;
Lăng Khôn Nguyên – Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (mẹ Vua Lê Thánh Tông);
Chiêu Lăng – Lăng vua Lê Thánh Tông;
Dụ Lăng – Lăng vua Lê Hiến Tông;
Kính Lăng – Lăng vua Lê Túc Tông;
Đền Lê Lai.
Về Lam Kinh như thế nào?
1. Từ Thành Phố Thanh Hoá. Đi theo quốc lộc 47 về phía tây khoảng 50km. Từ Thành Phố các
bạn Sinh viên vì ít tiền có thể đi xe Buýt số 4. Tuyến xe này sẽ đưa bạn đến khu di tích mà không
cần phải đổi xe hay đi bộ nhiều. ( Nên lên xe buýt tại Chợ vườn Hoa mới hoặc tại bến xe phía
tây).
2. Từ Hà Nội các bạn có thể đi theo đường Hồ Chí Minh, qua rừng Cúc Phương. Cuối địa phận
huyện Ngọc Lặc – Thanh Hoá rẽ trái khoảng 5km sẽ đến nới. Đường này thuận tiện hơn.
Du khách có thể về Lam Kinh từ chiều 20/8 (âm lịch) dự lễ từ tối ngày 20/8. Có thể cắm trại
trong khuôn viên Khu di tích.
Các đặc sản mạ bạn có thể tìm thấy ở đây là Bánh gai Tứ Trụ – Thanh Hoá.
Nếu khách lưu trú lại có thể ở các Nhà nghỉ ở Thị trấn Lam Sơn các khu di tích 3km.

Chúc các bạn tìm được sự thanh tịnh – niềm vui – hạnh phúc. Khi về với đất thiêng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×