Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Thuyết minh dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ Ô long tỉnh Lạng Sơn www.lapduandautu.vn | 0903034381

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 51 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN

TRỒNG CHÈ VÀ CHẾ BIẾN CHÈ
CÔNG NGHỆ OLONG

Chủ đầu tư:
Địa điểm: Tỉnh Lạng Sơn

___ Tháng 03/2019 ___


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

BÁO CÁO TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN

TRỒNG CHÈ VÀ CHẾ BIẾN CHÈ
CÔNG NGHỆ OLONG
CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

Giám đốc


CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU
TƯ ...
Giám đốc

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

2


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU........................................................................................ 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư. .................................................................................. 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án. ........................................................................... 6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ......................................................................... 7
IV. Các căn cứ pháp lý. ..................................................................................... 11
V. Mục tiêu dự án. ............................................................................................. 13
V.1. Mục tiêu chung. ......................................................................................... 13
V.2. Mục tiêu cụ thể. ......................................................................................... 14
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN ..................... 15
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án........................................... 15
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. ................................................... 15
I.2. Điều kiện kinh tế xã hội. ............................................................................. 16
II. Quy mô đầu tư của dự án. ............................................................................. 18
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường....................................................................... 18
II.2. Quy mô đầu tư của dự án ........................................................................... 23
III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án. ........................................... 24
III.1. Địa điểm xây dựng.................................................................................... 24
III.2. Hình thức đầu tư. ...................................................................................... 24

IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án. ............... 24
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án. ............................................................... 24
IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án. ........ 24
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ................................ 26
I. Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình. .......................................... 26
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

3


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. ..................................... 27
II.1. Quy trình sản xuất trà ô long viên và trà sợi dạng móc câu ...................... 27
II. Quy trình sản xuất bột matcha ...................................................................... 31
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ............................. 32
I. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. 32
I.1. Chuẩn bị mặt bằng dự án. ............................................................................ 32
I.2. Phương án tái định cư.................................................................................. 32
II. Các phương án xây dựng công trình. ............................................................ 32
III. Phương án tổ chức thực hiện. ...................................................................... 33
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án. .......... 33
IV.1 Phân đoạn và tiến độ thực hiện.................................................................. 33
IV.2 Hình thức quản lý dự án. ........................................................................... 34
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ .......................................................................................... 35
I. Đánh giá tác động môi trường. ....................................................................... 35
I.1 Giới thiệu chung: .......................................................................................... 35
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường........................................... 35

I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ....................................... 36
I.4. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng .................................................. 36
II. Tác động của dự án tới môi trường. .............................................................. 36
II.1. Nguồn gây ra ô nhiễm ................................................................................ 37
II.2. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ............................................................. 38
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. ......... 39
II.4. Kết luận ...................................................................................................... 41
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU
QUẢ CỦA DỰ ÁN ........................................................................................... 42
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. ..................................................... 42
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

4


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

II. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. ............................................... 46
II.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ......................................................... 46
II.2 Phương án vay. ............................................................................................ 47
II.3. Các thông số tài chính của dự án. .............................................................. 48
KẾT LUẬN........................................................................................................ 50
I. Kết luận. ......................................................................................................... 50
II. Đề xuất và kiến nghị. .................................................................................... 50
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ........ 51
Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự ánError! Bookmark
not defined.
Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án.Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án.Error! Bookmark
not defined.

Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án.Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án.Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án.Error! Bookmark
not defined.
Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án. ... Error!
Bookmark not defined.
Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. ..... Error!
Bookmark not defined.
Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án. Error!
Bookmark not defined.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

5


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
 Chủ đầu tư

:

 Mã số doanh nghiệp :
 Đại diện pháp luật :
 Địa chỉ trụ sở
:

-


Chức vụ: Giám đốc

 Điện thoại :
Là một công ty ngành nghề sản xuất kinh doanh chính trồng chè và chế biến chè
xanh các loại trên vùng đất thị trấn nông trường Thái Bình huyện Đình Lập tỉnh Lạng
Sơn. Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 4900739834 do sở kế hoạch và
đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp ngày 09/7/2012.
Với định hướng kinh doanh của công ty là đầu tư nâng cấp nhà xưởng chế biến,
mua sắm bổ sung dây chuyền chế biến chè công nghệ Olong nhập khẩu từ Đài Loan.
Đầu tư trồng mới một vùng nguyên liệu chè đặc sản giống ô long thanh tâm để sản xuất
chế biến chè hữu cơ đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tạo nên một
thương hiệu chè đặc sản vùng Đình Lập trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Công ty TNHH MTV Tuyên Vinh lập Dự án đầu tư trồng chè đặc sản: ô long thanh
tâm gắn với việc: chế biến chè công nghệ ô long với hệ thống dây chuyền công nghệ
hiện đại đồng bộ từ Đài Loan và quá trình chuyển giao công nghệ, đào tạo công nhân
của các chuyên gia Đài Loan trong quá trình cung cấp thiết bị vận hành và đào tạo nguồn
nhân lực cho công ty trong khoảng thời gian từ 2 – 3 năm. Công suất của nhà máy và
hệ thống dây chuyền sản xuất từ chè xanh cho ra các sản phẩm trà Ô Long, trà Móc Câu
(trà Sợi), trà Búp Nõn, trà Hương vị các loại… sản lượng đạt 400 - 600 tấn chè búp
tươi/năm, thành phẩm sản xuất ra khoảng 80 – 120 tấn. Hiện tại công ty đã có sẵn Vườn
chè Olong – Ngọc Thúy với diện tích 1,5ha, đi kèm với đó là hệ thống dây chuyền chế
biến sản xuất trà với công suất 2,5 tấn/ca, nhưng do nhu cầu của thị trường cũng như thị
hiếu của người dân ngày một tăng cao, công ty chúng tôi quyết định đầu tư thêm vùng
nguyên liệu cũng như nâng cao dây chuyền sản xuất nhằm đáp ứng được đầu ra ổn định
và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chè xanh tại huyện Đình Lập và tỉnh Lạng
Sơn.
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381


6


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong



Tên dự án



Địa điểm xây dựng
:
- Khu II thị trấn nông trường Thái Bình
- Thôn Khe cháy xã Thái Bình huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn.


án.

Hình thức quản lý



Tổng mức đầu tư
: 63.594.249.000 đồng (Sáu mươi ba tỷ năm trăm chín
mươi bốn triệu hai trăm bốn mươi chín nghìn đồng)

: Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự


+ Vốn tự có (tự huy động)

: 0 đồng.

+ Vốn vay tín dụng

: 63.594.249.000 đồng.

III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
1. Giới thiệu về cây chè xanh
Chè là cây công nghiệp lâu năm, có chu kỳ sinh trưởng dài, mau cho sản phẩm,
hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Cây chè trồng một lần có thể thu hoạch từ 30 – 40 năm
hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và chăm sóc của con người.
Chè được chế biến ra nhiều sản phẩm đồ uống có giá trị hàng hóa và giá trị xuất
khẩu cao, thị trường tiêu dùng ổn định, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao.
Giá chè trên thị trường quốc tế trong những năm gần đây khá ổn định, bình quân từ
1200 – 1900 USD/ tấn chè đen và từ 200 – 300 USD/ tấn chè xanh, chè vàng.
Đặc biệt đối với sản phẩm chè đặc sản: giống chè ô long, bát tiên, ngọc thúy chế
biến theo công nghệ ô long có giá bán trên thị trường từ 500 – 700 ngàn VNĐ.
Chè của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Liên Bang Nga và các nước
Đông Âu, Thị trường Châu Á: bao gồm các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan,
Iran, Irắc, Cooet, Ả Rập Thống Nhất… các nước này chủ yếu nhập chè xanh và chè đen
từ Việt Nam.
Chè là cây trồng không tranh chấp về thổ nhưỡng và đất đai với cây lương thực,
trồng chè có tác dụng phủ đất trống, đồi trọc, chống xói mòn.
Phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du miền núi có tác dụng thu hút và điều hòa
lao động trong phạm vi cả nước.
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381


7


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

Cây chè góp phần công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế
cao ở những vùng chuyên canh trồng chè, giúp cải thiện và ổn định đời sống của người
dân miền núi trung du ở các tỉnh phía Bắc.
Các tỉnh miền Núi và Trung du Bắc Bộ có điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp,
người dân có kinh nghiệm trồng và chế biến chè, việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ
thuật vào sản xuất, đặc biệt là đưa các giống chè mới có chất lượng cao, năng suất ổn
định, phù hợp để sản xuất các sản phẩm trà như: Ô Long Thanh Tâm, Bát Tiên, Ngọc
Thúy vào trồng trên diện rộng đã giúp người dân nơi đây phát triển kinh tế, góp phần
xóa đói, giảm nghèo, từng bước đi lên để làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của
mình.
Từ những năm 1960 nông trường Thái Bình đã trồng và chế biến chè trên vùng đất
thị trấn nông trường và năm 2002 dự án đầu tư trồng mới trên 600 ha chè giống mới
nhập nội từ Đài Loan năng suất chất lượng thơm ngon. Vùng chè nguyên liệu đã vươn
ra xã Thái Bình, xã Lâm Ca và các khu vực khác trên đất Đình Lập. Đến nay, vùng
nguyên liệu chè tại huyện Đình Lập ước chừng hơn 600 ha với hàng nghìn hộ gia đình
tham gia. Phát triển cây chè không chỉ tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xóa
đói, giảm nghèo mà còn giúp nhân dân trong vùng làm giàu. Vì vậy, huyện Đình Lập,
thị trấn Thái Bình, các xã và các hộ gia đình ở đây đã đẩy mạnh phát triển cây chè nhằm
khai thác hết tiềm năng của vùng. Dự kiến kế hoạch phát triển vùng trồng chè tại huyện
Đình Lập đến năm 2020 lên đến 1.000 ha.
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g trà xanh
Thành phần

Hàm lượng


Thành phần cơ bản
Nước

99.9 g

Caffeine

12 mg

Chất béo

0g

Chất đạm

0.2 g

Năng lượng

0,96 kcal

Khoáng chất
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

8


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

Thành phần


Hàm lượng

Canxi (0%)

0 mg

Sắt (0%)

0.02 mg

Magiê (0%)

1 mg

Mangan (9%)

0.18 mg

Kali (0%)

8 mg

Natri (0%)

1 mg

Vitamin
Thiamine (B1)


0.007 mg

Riboflavin (B2)

0.06mg

Niacin (B3) (0%)

0.03mg

Vitamin B6 (0%)

0.005 mg

Vitamin C (0%)

0.03mg

Một số hình ảnh về cây chè xanh trên vùng đất Đình Lập

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

9


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

2. Thực tiễn vùng nguyên liệu tại huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn:
Được sự quan tâm của tỉnh với những chính sách phát triển cây chè xanh, tính đến
năm 2017 tại vùng chè huyện Đình Lập có khoảng hơn 600 ha chè giống mới, mỗi năm

cho sản lượng 2.000 tấn, tập trung tại Thị trấn nông trường Thái Bình, xã Thái Bình, xã
Lâm ca. Đây là nguồn nguyên liệu với sản lượng lớn, ổn định đáp ứng được nhu cầu về
nguyên liệu đầu vào của dự án.
Cây chè được trồng trên địa bàn huyện Đình Lập từ những năm 1962 rất phù hợp
với khí hậu thổ nhưỡng nên phát triển tốt trên các vùng đất của Thị trấn nông trường
Thái Bình xã Thái Bình xã Lâm Ca xã Cường Lợi. Những năm gần đây, diện tích trồng
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

10


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

chè giống mới Đài loan của huyện Đình Lập liên tục tăng mạnh . Trong 55 năm qua cây
chè đã khẳng định được giá trị của nó tại vùng đất Đình Lập - Lạng Sơn, là cây kinh tế
trên vùng đất dốc, cho thu nhập thường xuyên và ổn định. Trước đây cây chè được coi
là cây xóa đói, giảm nghèo, giờ đây nhờ đưa các loại chè giống mới năng suất cao vào
sản xuất cây chè thật sự trở thành cây làm giàu, bình quân 1 ha chè giống mới cho năng
suất ổn định đối với chè kinh doanh đạt từ 8 - 12 tấn chè búp tươi, giá trung bình từ 1113 triệu đồng/tấn, cho thu nhập từ 70-100 triệu đồng/năm. Nếu cây chè được chính
doanh nghiệp đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh cao độ theo tiêu chuẩn
chè hữu cơ có thể cho thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/năm; chu kỳ khai thác từ 40 -50
năm.
Là vùng đất có tiềm năng lớn để phát triển cây chè, loại cây trồng có giá trị kinh
tế cao nhưng thực tế phát triển chưa xứng với tiềm năng. Vì vậy, trong những năm tới
tỉnh Lạng Sơn khuyến khích phát triển vùng chè như một loại cây kinh tế chủ lực để
góp phần gia tăng giá trị kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Hướng tới mục tiêu này, tỉnh
Lạng Sơn đã xây dựng quy hoạch về vùng trồng có lợi thế như Đình Lập và một số vùng
trồng tập trung khác. Bên cạnh đó, tỉnh còn có chính sách đồng bộ về ưu đãi đầu tư phát
triển diện tích, hỗ trợ vốn, phát triển hạ tầng và hỗ trợ khoa học, kỹ thuật.
Phát triển sản xuất chè nhằm khai thác tiềm năng nông nghiệp trên địa bàn, góp

phần xây dựng nền nông nghiệp huyện Đình Lập phát triển toàn diện theo hướng hiện
đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao,
đảm bảo phát triển ổn định, bền vững. Từng bước thay đổi được tư duy, tập quán sản
xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóa, tập trung với các sản phẩm có chất lượng tốt
đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
Với mục tiêu tận dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên thiên nhiên, thổ nhưỡng và
chính sách phát triển của địa phương đối với cây chè xanh nhằm đưa thương hiệu chè
xanh Đình Lập gắn với chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ, nâng cao lợi thế cạnh
tranh của chè xanh trên thị trường trong và ngoài nước. Công ty chúng tôi phối hợp cùng
Công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư ... tiến hành nghiên cứu lập dự án “Trồng chè và chế
biến chè công nghệ olong”.
IV. Các căn cứ pháp lý.
 Luật Đất Đai của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số
45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

11


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất;
 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất;
 Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
 Luật Đầu tư của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2015 về

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Luật Xây dựng của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số
50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;
 Căn cứ Văn bản số 3428/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn thực hiện Luật Xây dựng;
 Luật Môi trường của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số
55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014;
 Nghị định Số: 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường;
 Luật Doanh nghiệp của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số
68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
 Căn cứ nghị định Số: 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp;
 Luật Phòng cháy chữa cháy của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam số 27/2001/QH10 ngày 29 tháng 06 năm 2001;
 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Phòng cháy và chữa cháy của Quốc
Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 40/2013/QH13 ngày 22 tháng
11 năm 2013;
 Căn cứ Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành luật PCCC;
 Luật Bảo hiểm Xã hội của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;
 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

12



Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

 Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Số: 32/2013/QH13 ngày 19/06/2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Căn cứ Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số: 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày
26/7/2013 của Ủy ban thường vụ quốc hội;
 Căn cứ Quyết định số: 43/2007/QĐ-BNN ngày 16/5/2007 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc: Ban hành quy định quản lý sản xuất,
chế biến và chứng nhận chè an toàn;
 Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn “Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn
quả lâu năm”;
 Quyết định số 869/QĐ-UBND, ngày 03/7/2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn về
“Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đình Lập thời
kỳ 2011-2020”;
 Quyết định số 1030/QĐ-UBND, ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn về
“Quy hoạch phát triển vùng cây nguyên liệu gắn với chế biến và xuất khẩu đến
năm 2020, tầm nhìn 2030”;
 Quyết định số 522/QĐ-UBND, ngày 06/4/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn về
“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế liên huyện Chi Lăng
- Hữu Lũng - Lộc Bình - Đình Lập đến năm 2020”;
 Quyết định số 2136/QĐ-UBND, ngày 30/12/2010 của UBND tỉnh Lạng Sơn về
“Phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Lạng Sơn thời
kỳ 2011 - 2020”;
 Kế hoạch số 117/KH-UBND, ngày 10/10/2013 của UBND huyện Đình Lập về
“Kế hoạch phát triển các vùng kinh tế theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội đến năm 2020”.
 Nghị quyết số 07-NQ/ĐH, ngày 03/8/2015 của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
XXII nhiệm kỳ 2015 - 2020.
V. Mục tiêu dự án.

V.1. Mục tiêu chung.
-

Góp phần xây dựng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh Lạng
Sơn;

-

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Công ty, kết hợp với công nghệ chế biến tiên

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

13


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

tiến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cung cấp cho thị trường;
-

Góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà và các tỉnh lân cận trong việc thu mua
nguyên liệu để sản xuất chế biến của dự án.

-

Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu nhập không chỉ
công nhân viên của Công ty mà còn nâng cao mức sống cho người dân trong việc
canh tác các loại cây trồng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến của dự án.

V.2. Mục tiêu cụ thể.

Tổ chức trồng vùng nguyên liệu chè phục vụ cho việc sản xuất của nhà máy …
Từng bước Thực nghiệm Phát triển cây nông nghiệp, triển khai phát triển sản xuất
với nông dân trong tỉnh.
Giải quyết lao động cho khoảng: 50 người
Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại để sản xuất chế biến
các sản phẩm từ chè với sản lượng hàng năm cụ thể, như sau:
-

93 tấn trà ô long viên/năm

-

47 tấn trà sợi dạng móc câu/năm

-

6 tấn bột matcha/năm

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

14


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án.
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.

Địa hình:

Huyện Đình Lập nằm trên trục đường nối giữa thành phố Lạng Sơn và tỉnh Quảng
Ninh, nối vùng biên giới Việt - Trung với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh Đông Bắc Bộ
của Việt Nam.
Phía Tây Đình Lập giáp huyện Lộc Bình; phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Đông
Nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang.
Địa hình Đình Lập là đồi núi dốc theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, bị chia
cắt mạnh bởi các dãy núi đất và các khe suối tạo thành các dải đất bằng hẹp.
Đình Lập là nơi bắt nguồn của 2 con sông lớn, sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ xã Bắc
Xa, chảy theo hướng Đông Bắc qua Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn, Thất Khê tới biên
giới Trung Quốc, chiều dài chảy qua địa bàn Đình Lập khoảng 40 km; sông Lục Lam
bắt nguồn từ xã Đình Lập, chảy về phía Nam tỉnh Bắc Giang, chiều dài chảy sông chảy
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

15


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

qua huyện là 50 km. Ngoài 2 con sông lớn kể trên, Đình Lập còn có 2 sông ngắn là
Đông Khuy và sông Tiên Yên cùng các con sông, khe suối nhỏ nằm rải rác trên địa bàn.
Khí hậu
Đình Lập có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 21,4oC, lượng
mưa trung bình 1,448mm; độ ẩm trung bình là 62%.
Tài nguyên
Ở Đình Lập đã phát hiện có Barit.
Trên địa bàn huyện Đình Lập có 4 loại đất, chủ yếu là đất mùn vàng nhạt trên đá
cát (Fq): 28.849 ha, đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): 86.380 ha, đất phù sa ngòi suối (Py):
120 ha, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): 1.333 ha.
I.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
Trong những năm từ 2010-2016, Đình Lập đã tập trung chỉ đạo xây dựng Đề án

phát triển giao thông nông thôn của huyện đến năm 2020 làm cơ sở để tổ chức huy động
các nguồn lực đầu tư. Mạng lưới giao thông được đầu tư đáng kể: Mở mới 8 tuyến
đường liên thôn rộng 3,5m chiều dài 34,6 km; làm mới 17 ngầm tràn và cầu bản; bê
tông hóa trên 60km đường trục thôn, ngõ xóm rộng từ 1,5-3m; hỗ trợ cống cho nhân
dân lắp đặt trên 100 điểm (cống) trên các trục xã, trục thôn,… với tổng kinh phí 160 tỷ
đồng (ngân sách 140 tỷ đồng). Con số huy động từ doanh nghiệp và nhân dân tuy không
lớn so với nhiều địa phương (20 tỷ đồng) nhưng với Đình Lập đó là một sự cố gắng to
lớn. Ghi nhận kết quả này, năm 2014, nhân dân và cán bộ huyện đã vinh dự được Bộ
Giao thông Vận tải tặng Cờ thi đua vì có thành tích xuất sắc trong công tác làm đường
giao thông nông thôn.
Tuy vậy, hạ tầng giao thông trên địa bàn hiện vẫn còn rất khó khăn: Tuyến ĐT 246
mới cứng hóa được 24km/37,5km; tổng chiều dài các tuyến đường huyện lên đến
137,2km nhưng mới cứng hóa được 16,4km; các tuyến đường xã dài 214,5km mới cứng
hóa 15,92km đạt 7,4%... và còn 200km đường lâm sinh là nền đất. Để cứng hóa các
tuyến đường, đảm bảo theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhu cầu vốn đầu tư
rất lớn nên rất cần sự quan tâm hỗ trợ từ ngân sách và từ doanh nghiệp. Trước mắt,
huyện cần được ưu tiên hỗ trợ đầu tư ngân sách theo diện 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo
cao (Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ). Bên cạnh
đó là sự quan tâm đẩu tư cải tạo nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 31 trên địa bàn huyện
Đình Lập 61km (từ Hữu Sản tỉnh Bắc Giang đến cửa khẩu phụ Bản Chắt) hiện đang bị
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381
16


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

đình hoãn theo Nghị quyết 11/NQ-CP, đồng thời quan tâm đẩy nhanh tiến độ các dự án
đường liên xã, nhất là Dự án đường tránh ngập vào trung tâm các xã nghèo miền núi
30A: Đồng Thắng, Cường Lợi, Lâm Ca;… Ngoài ra là việc ưu tiên vốn đầu tư cơ sở
vật chất các trường học, giao thông trên địa bàn…

Đình Lập có diện tích tự nhiên lớn nhất so với các huyện trong tỉnh (118.956,5ha),
có quỹ đất rừng lớn (43.348ha, độ che phủ 56%). Trên địa bàn đã hình thành các vùng
sản xuất lâm nghiệp lớn như: Thông (các xã Bắc Xa, Kiên Mộc, Bính Xá, Đình Lập),
keo (Châu Sơn, Bắc Lãng, Cường Lợi, Đồng Thắng, Lâm Ca),… đem lại nguồn thu và
giá trị kinh tế lớn. Vùng chè có diện tích 530ha (sản lượng 2.000 tấn/năm), các vùng
dược liệu; chăn nuôi gia súc, gia cầm,... Hiện nay, huyện đang tập trung thâm canh, tăng
vụ; tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đẩy mạnh thực hiện chương
trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Đình Lập cũng quan tâm thu hút đầu tư, tạo mọi điều kiện thúc đẩy phát triển
thương mại, dịch vụ nhằm phát huy lợi thế kinh tế biên mậu và cửa khẩu phụ Bản Chắt,
đặc biệt là khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các loại hình dịch vụ như: vận
tải, mua sắm hàng hoá, bến bãi và bốc xếp hàng hoá, ngân hàng, tín dụng, bưu chính
viễn thông,… nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động. Huyện còn ưu tiên thu hút
các nhà đầu tư có năng lực vào lĩnh vực chế biến nông - lâm sản, trồng rừng, chăn nuôi,
sản xuất vật liệu xây dựng.
Năm 2017, huyện đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh
tế nông, lâm nghiệp, trong đó đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa, trên cơ sở thế mạnh sản phẩm nông nghiệp của địa phương;
đồng thời, nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất trong nông nghiệp nhằm đem lại giá
trị kinh tế cao. Giá trị sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,53%;
ngành công nghiệp - xây dựng tăng gần 18,73%; thương mại - dịch vụ tăng 79%. Công
tác xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả tích cực, kết quả thực hiện các chỉ tiêu đến
năm 2017 bình quân đạt 10,9 tiêu chí/xã, tăng bình quân 3,5 tiêu chí so với năm 2015.
Cơ sở hạ tầng được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư, nhất là các lĩnh vực điện, đường,
trường, trạm với tổng nguồn vốn huy động trong 2 năm đạt 274 tỷ đồng.
Bước sang năm 2018, nền kinh tế của huyện Đình Lập vẫn gặp phải nhiều yếu tố
bất lợi tác động đến tình hình sản xuất. Công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện
đã bám sát các nghị quyết, chương trình công tác của UBND tỉnh, nghị quyết của Huyện
ủy, HĐND huyện và chương trình công tác năm 2018 của UBND huyện. Các cơ quan
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381


17


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

ban ngành, UBND các xã, thị trấn chủ động triển khai các giải pháp chỉ đạo, điều hành
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chỉ đạo tập trung triển khai sản xuất vụ
Xuân 2017 đảm bảo khung thời vụ; chủ động phòng chống hạn, phòng chống cháy
rừng... Nhờ đó tình hình kinh tế của huyện 3 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả
khả quan. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 4.300 triệu đồng, tương đương
32,49% dự toán, bằng 102, 87% so với cùng kỳ.
II. Quy mô đầu tư của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường
Chè đã trở thành đồ uống được nhiều người sử dụng nhất trên toàn cầu. Số liệu đưa
ra tại Diễn đàn Chè thế giới năm 2018 cho thấy trong tổng số 1,6 triệu lít đồ uống không
cồn sử dụng trên toàn cầu thì chè chiếm 266 tỷ lít. Tính trung bình trên toàn cầu, mức
tiêu thụ chè là 35,1 lít/người, cao hơn so với đồ uống có gas (30,6 lít) và cà phê (21,1
lít).
Thị trường chè vốn đã lớn nhưng vẫn không ngừng tăng đều đặn, chủ yếu bởi
Trung Quốc, nơi chiếm gần 40% tổng tiêu thụ chè toàn cầu và đang sử dụng lượng chè
xanh cao nhất trong lịch sử. Trong khi đó, nhu cầu ở những thị trường khác cũng không
ngừng tăng lên, trong đó có Ấn Độ, dư sức bù lại cho mức tăng trưởng yếu ở Châu Âu
(nơi doanh số bán chè giảm sút bởi sự cạnh tranh từ nước đóng chai). Nhìn chung, thị
trường Châu Âu phần lớn đã bão hòa, tiêu thụ bình quân đầu người giảm trong một thập
kỷ qua; hiện tiêu thụ chè đang suy giảm tại hầu hết các nước nhập khẩu truyền thống ở
Châu Âu, ngoại trừ Đức.
Năm 2018, giá chè thế giới diễn biến thất thường ở các nước sản xuất và xuất khẩu
chủ chốt. Nếu so giá trung bình của năm 2018 so với trung bình năm 2017, giá chè thế
giới năm vừa qua tại các thị trường nhìn chung vững đến giảm.

Tại Ấn Độ, giá chè giảm trong 6 tháng đầu năm 2018, từ mức 97,15 rupee tháng
1/2018 xuống 77,82 rupee vào tháng 6/2018 (thấp nhất trong năm 2018). Tuy nhiên, giá
đã đảo chiều tăng từ tháng 7/2018. Bước vào đầu năm 2019, giá chè ở mức trung bình
100 rupee/kg, cao hơn 28 rupee so với cùng kỳ năm trước (gần 40%), và cũng là mức
cao nhất kể từ 21/4/2017. Nguyên nhân bởi nhu cầu tăng trong khi sản lượng trì trệ.
Ngoài ra, đồng rupee mạnh lên so với USD và chi phí sản xuất tăng cũng đẩy giá chè
tăng lên.
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

18


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

Khác với thị trường Ấn Độ, giá chè Bangladesh tăng ngay đầu năm 2018, từ mức
238,25 taka/kg lên 280 taka/kg vào tháng 8/2018 và duy trì ở mức cao cho đến cuối
năm.
Tại Sri Lanka, giá chè trung bình giảm trong năm 2018 từ mức cao kỷ lục của năm
trước do đồng rupee Sri Lanka giảm mạnh so với USD, nhất là trong 4 tháng cuối năm.
Trung bình trong năm 2018, giá chè Sri Lanka ở mức 581,91 rupee/kg, giảm 36,23 rupee
so với 618,14 rupee của năm 2017 (khi giá cao kỷ lục lịch sử). Nếu tính theo USD, giá
chè trung bình năm 2018 là 3,59 USD/kg, giảm 52 US cent so với 4,11 USD trung bình
của năm 2017.
Giá chè Kenya liên tiếp giảm trong năm 2018 và kéo dài tới đầu năm 2019. Cuối
năm 2018, giá xuống mức thấp nhất kể từ 2014, là 219 shilling/kg, so với mức 278
shilling một năm trước đó, nguyên nhân bởi nguồn cung tăng mạnh.
Tại Việt Nam, trong năm 2018, giá chè cành chất lượng cao tại Thái Nguyên ở
mức 195.000 đồng/kg, chè xanh búp khô tại Thái Nguyên 105.000 đồng/kg, chè búp
tươi loại 1 (nguyên liệu chè) tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) 9.000 đồng/kg, chè búp tươi loại
làm nguyên liệu sản xuất chè đen ở Bảo Lộc 6.000 đồng/kg.

Giá chè cành chất lượng cao nhích nhẹ trong tháng 2/2018 khi nhu cầu tăng trong
dịp Tết cổ truyền, lên 200.000 đồng/kg. Các loại chè khác giữ ổn định. Kể từ đó, giá
chè ổn định cho tới cuối năm, trong bối cảnh thời tiết diễn biến thuận lợi nên cây chè
phát triển tốt.

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

19


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

Sản lượng chè đen toàn cầu tăng 3,14% trong năm 2018 so với năm 2017, chủ yếu
do sản lượng của Kenya tăng mạnh. Cụ thể, sản lượng chè đen thế giới trong năm vừa
qua đạt 2.102,79 triệu kg, so với 2.038,78 triệu kg năm 2017.
Tại Ấn Độ, nước sản xuất chè đen lớn nhất thế giới, sản lượng năm 2018 giảm
0,8% so với năm trước đó, chỉ đạt 1.311,63 triệu kg, khiến cho xuất khẩu của nước sản
xuất chè đen lớn thứ 2 thế giới này cũng giảm 1,1%. Xuất khẩu loại orthodox bị chậm
chủ yếu do sự sụt giảm xuất khẩu sang Iran bởi lệnh cấm vận của Mỹ đối với nước này
khiến cho việc thanh toán tiền giữa 2 bên trở nên khó khăn. Tại thị trường Mỹ, chè Ấn
Độ đang mất dần thị phần do những quy định khắt khe hơn về dư lượng thuốc trừ sâu.
Trong 10 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu chè Ấn Độ sang Mỹ giảm 33% xuống 7,84
triệu kg (so với cùng kỳ năm trước).
Sản lượng chè Kenya trong 9 tháng đầu năm 2018 giảm 4% xuống mức thấp nhất
kể từ 2001 do thời tiết bất lợi, hạn hán diễn ra ở nhiều nơi. Ủy ban Chè nước này ước
tính sản lượng cả năm 2018 giảm khoảng 14% so với năm trước. Năm 2017, sản lượng
chè nước này cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hạn hán, lũ lụt, người trồng chè ít
đầu tư chăm sóc cho cây, và Chính phủ cấm sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng chè, cũng
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381


20


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

như nguồn nhân lực lao động trong ngành bị hạn chế. Sản lượng chè Kenya năm 2018
ước đạt 480 – 490 triệu kg, so với 430 triệu kg năm trước đó, nhờ thời tiết thuận lợi.
Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, sản lượng chè búp năm 2018 đạt 987,3
nghìn tấn, tăng 1,6% so với năm 2017. Về xuất khẩu, theo số liệu của Tổng cục Hải
quan, năm 2018 cả nước xuất khẩu 127.338 tấn chè, thu về 217,83 triệu USD, giảm
8,9% về lượng và giảm 4,4% về kim ngạch so với năm 2017. Giá chè xuất khẩu bình
quân trong năm 2018 đạt 1.710,7 USD/tấn, tăng 4,9% so với năm 2017.
Pakistan tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhiều chè Việt Nam nhất trong năm qua,
với 38.213 tấn, tương đương 81,63 triệu USD, chiếm 30% trong tổng khối lượng chè
xuất khẩu của Việt Nam và chiếm 37,5% trong tổng kim ngạch, tăng 19,4% về lượng
và tăng 18,8% về kim ngạch so với năm 2017. Giá chè xuất khẩu sang Pakistan giảm
nhẹ 0,5%, đạt 2.136,3 USD/tấn.
Đài Loan là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ chè của Việt Nam chiếm gần 14,6% trong
tổng khối lượng và chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch, đạt 18.573 tấn, tương đương
28,75 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 5,4% về kim ngạch; giá xuất khẩu sang thị
trường này sụt giảm 0,6%, chỉ đạt 1.548 USD/tấn.
Xuất khẩu sang thị trường Nga – thị trường lớn thứ 3 sụt giảm mạnh 20% về lượng
và giảm 114,6% về kim ngạch, đạt 13.897 tấn, tương đương trên 21,21 triệu USD, chiếm
10,9% trong tổng khối lượng và chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch. Giá xuất khẩu tăng
6,7%, đạt 1.526,2 USD/tấn. Riêng chè xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lại tăng
giá rất mạnh so với năm 2017, tăng 47,3%, đạt trung bình 1.943,3 USD/tấn, vì vậy lượng
chè xuất khẩu tuy giảm 8,8%, đạt 10.121 tấn nhưng kim ngạch lại tăng 34,2%, đạt 19,67
triệu USD.
Các thị trường nổi bật về mức tăng mạnh kim ngạch trong năm 2018 gồm có Đức
tăng 39%, đạt 1,96 triệu USD; Philippines tăng 24%, đạt 1,6 triệu USD, Saudi Arabia

tăng 33,1%, đạt 5,72 triệu USD; Pakistan tăng 18,8%, đạt 81,63 triệu USD. Các thị
trường sụt giảm mạnh về kim ngạch gồm có: Ấn Độ giảm 56,6%, đạt 0,91 triệu USD;
U.A.E giảm 59,1%, đạt 4,21 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 48%, đạt 0,78 triệu USD.
Dự báo, sản lượng ở cả Kenya và Trung Quốc đều hồi phục mạnh trong năm 2018
sau khi bị sụt giảm trong năm 2017. Do đó sản lượng toàn cầu niên vụ 2018/19 ước tính
tăng nhẹ, khoảng 4,5%, nhưng sẽ chỉ tăng 2,8% trong năm 2019/20 (thấp hơn mức tăng
trung bình 4,5% giai đoạn 2006-2016), theo nhận định của EIU. Trong khi đó, có một
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

21


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

số yếu tố có thể sẽ cản trở sản lượng tăng trong khoảng thời gian dự báo, đó là lạm phát
khiến lợi nhuận từ trồng chè giảm so với thập kỷ trước, trong khi chi phí đầu vào tăng
có thể khiến đầu tư giảm đi.
Các nước sản xuất chè ngày càng quy định chặt chẽ hơn về việc sử dụng hóa chất
sẽ khiến sản lượng chè thế giới khó tăng mạnh, chẳng hạn như ở Sri Lanka. Ngoài ra,
năng suất thấp do nhiều diện tích chè già cỗi cũng cản trở việc tăng sản lượng, như ở
Ấn Độ.
Về nhu cầu, triển vọng nhu cầu tiêu thụ chè tại các nước sản xuất ngày càng tăng.
Do đó, mặc dù sản lượng của nhiều nước cũng tăng, song lượng dư thừa dành cho xuất
khẩu không có sự đột biến, thậm chí ở một số nơi sụt giảm. Trung Quốc và Ấn Độ là
hai thị trường điển hình có mức tiêu thụ tăng nhanh, có thể khiến cầu vượt cung ngày
càng xa, dẫn tới giá trên thị trường nội địa tăng. Tại Mỹ cũng tương tự, phân khúc thị
trường trà đá ngày càng phát triển, là một trong những lý do khiến cho xuất khẩu chè
của Sri Lanka sang Mỹ năm 2018 tăng khá.
Về thị hiếu, những năm qua thị trường chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về thói
quen thưởng trà của người tiêu dùng. Trước đây người tiêu dùng thích uống trà truyền

thống trong bữa sáng, là chè đen hoặc trà xanh ướp hương. Tuy nhiên hiện nay có 2
phân khúc đang phát triển rất mạnh, đó là trà thảo mộc và trà chế biến thủ công (theo
cách truyền thống, từ bàn tay của những nghệ nhân). Sở dĩ trà thảo mộc lên ngôi là bởi
đó được đánh giá là đồ uống có lợi ch sức khỏe, với những tác dụng như giảm stress,
chống viêm, thải độc, tốt cho tiêu hóa….
Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo trong trung hạn, tiêu thụ và
sản xuất chè thế giới sẽ chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi nhu cầu tăng mạnh ở Ấn Độ và
Trung Quốc. Cụ thể, tiêu thụ và sản xuất chè toàn cầu sẽ tăng trong thập kỷ tới, do thu
nhập của người tiêu dùng tăng và nỗ lực đa dạng hóa các loại đồ uống.
Sản lượng chè đen toàn cầu dự báo sẽ tăng 2,2% mỗi năm trong thập kỷ tới, đạt
4,4 triệu tấn vào năm 2027, phản ánh sản lượng tăng nhiều ở Trung Quốc, Kenya và Sri
Lanka – trong đó sản lượng chè đen của Trung Quốc sẽ tăng lên bằng của Kenya – nước
xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới. Sản lượng chè xanh toàn cầu dự báo sẽ còn tăng
nhanh hơn, khoảng 7,5% mỗi năm, đạt 3,6 triệu tấn vào 2027, chủ yếu bởi Trung Quốc,
nơi sản xuất chè xanh sẽ tăng gấp đôi, từ 1,5 triệu tấn/năm giai đoạn 2015- 2017 lên 3,3
triệu tấn năm 2027.
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

22


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

FAO cũng cảnh báo rằng sản lượng chè sẽ rất nhạy cảm với những điều kiện sinh
trưởng. Do không dễ thích nghi với mọi môi trường nên chè chỉ được sản xuất ở một số
quốc gia, trong khi nhiều nước dự báo sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí
hậu. Những sự thay đổi về nhiệt độ, mưa, lũ lụt, hạn hán… đều ảnh hưởng tới sản lượng,
chất lượng và giá chè.
Về nhu cầu chè trong thập kỷ tới, FAO dự báo sẽ có những "khách hàng mới" cho
đồ uống chè. Người tiêu dùng trẻ tuổi ở thành thị tại những nước sản xuất chè lớn như

Trung Quốc hay Ấn Độ đang đóng góp vào phân khúc tăng trưởng nhu cầu mạnh nhất,
đó là trà sữa. Những người thuộc tầng lớp trung lưu cũng đang hứng thú với những thực
phẩm "thời trang" phù hợp với lối sống của họ. Họ thường xuyên tới các quán trà hơn
để thưởng thức các loại đồ uống từ trà. Và mọi lứa tuổi sẽ ngày càng chuộng các loại
đồ uống tốt cho sức khỏe, mà nguyên liệu có thành phần là trà. Tuy nhiên, các nước
phương Tây nói chung dự báo sẽ có mức tăng trưởng nhu cầu chè thấp, ví dụ tại Anh
nhu cầu sẽ giảm, kể cả trà đen (vì sự cạnh tranh của các thức uống khác, trong đó có cà
phê).

II.2. Quy mô đầu tư của dự án
STT

A
1
2
3
4
5
6
B
1
2

Nội dung
Xây dựng
Vùng chè nguyên liệu
Vùng trồng chè
Nhà ăn công nhân
Nhà ở công nhân
Kho vật tư

Sân đường nội bộ
Hệ thống tưới
Khu nhà xưởng
Xưởng tiếp nhận chè
Nhà xưởng

Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

Số lượng

1
1
1
1
1
1
1

ĐVT

m2
m2
m2
m2
m2
HT
m2
m2
m2


Diện tích
113.000
110.000
103.650
150
100
100
6.000
1.500
500
800
23


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

3
4
5
6

Kho thành phẩm
Hệ thống điện + điều hòa
Hệ thống cấp nước sạch
Hệ thống nước thải

1
1
1


m2
HT
HT
HT

200

III. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.
III.1. Địa điểm xây dựng.
Khu vực xây dựng dự án tại:
- Khu II thị trấn nông trường Thái Bình
- Thôn Khe cháy xã Thái Bình huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn.
III.2. Hình thức đầu tư.
Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới.
IV. Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án.
IV.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.
TT
A
1
2
3
4
5
B
1
2
3

Nội dung
Vùng chè nguyên liệu

Vùng trồng chè
Nhà ăn công nhân
Nhà ở công nhân
Kho vật tư
Sân đường nội bộ
Khu nhà xưởng
Xưởng tiếp nhận chè
Nhà xưởng
Kho thành phẩm
Tổng cộng

Đơn vị
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

Diện tích

Tỷ lệ (%)

103.650
150
100
100

6.000

92,96
0,13
0,09
0,09
5,38

500
800
200
111.500

0,45
0,72
0,18
100

IV.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.
Các vật tư đầu vào như: nguyên vật liệu và xây dựng đều có bán tại địa phương và
trong nước nên nguyên vật liệu các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện dự
án là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.
Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381
24


Dự án Trồng chè và chế biến chè công nghệ olong

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động của dự án sau này, dự kiến sử
dụng nguồn lao động trong nước. Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án


Đơn vị tư vấn: www.lapduandautu.vn PICC 0903034381

25


×