Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 118 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRN TH OANH

QUảN Lý NHà NƯớC
TRONG LĩNH VựC ứNG DụNG NĂNG LƯợNG NGUYÊN Tử
ở VIệT NAM HIệN NAY

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2019


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

TRN TH OANH

QUảN Lý NHà NƯớC
TRONG LĩNH VựC ứNG DụNG NĂNG LƯợNG NGUYÊN Tử
ở VIệT NAM HIệN NAY
Chuyờn ngnh: Lut Hin phỏp v Lut Hnh chớnh
Mó s: 8380101.02

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: GS.TS PHM HNG THI

H NI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã
thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Thị Oanh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
GS.TS Phạm Hồng Thái, người hướng dẫn khoa học giúp tôi thực hiện luận
văn này. Sự hướng dẫn, góp ý tận tình của thầy đã giúp tôi định hướng, quyết
tâm và hoàn thành bản luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo lớp Cao học
Luật Hiến pháp và Luật Hành chính khóa 23 đã giúp tôi lĩnh hội những kiến
thức cơ bản về lĩnh vực quan trọng này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Luật, Phòng Đào tạo và
Bộ môn Luật Hiến pháp-Luật Hành chính đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt
thời gian khóa học và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các bạn đồng môn và các đồng nghiệp tại Cục Năng lượng
nguyên tử, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Vụ Pháp chế thuộc Bộ Khoa học
và Công nghệ và các Bộ, ngành có liên quan đã trao đổi thảo luận và cung cấp

những thông tin tư liệu hữu ích liên quan đến đề tài luận văn.
Cuối cùng, xin đặc biệt cảm ơn gia đình và những người bạn đã ủng hộ,
động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2019
Tác giả

Trần Thị Oanh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC TRONG LĨNH VỰC ỨNG DỤNG NĂNG LƢỢNG
NGUYÊN TỬ..................................................................................... 7
1.1.

Khái niệm về năng lƣợng nguyên tử và ứng dụng năng lƣợng
nguyên tử............................................................................................ 7

1.2.

Khái niệm, đặc điểm, nội dung của quản lý nhà nƣớc trong

lĩnh vực ứng dụng năng lƣợng nguyên tử ....................................... 9

1.2.1.

Khái niệm về quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng
lượng nguyên tử .................................................................................. 9

1.2.2.

Đặc điểm quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng
nguyên tử ........................................................................................... 13

1.2.3.

Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng
nguyên tử ........................................................................................... 16

1.3.

Quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực ứng dụng năng lƣợng
nguyên tử ở một số quốc gia và những giá trị tham khảo cho
Việt Nam........................................................................................... 21

1.3.1.

Indonesia ........................................................................................... 21

1.3.2.

Hàn Quốc........................................................................................... 24


1.3.3.

Nhật Bản............................................................................................ 28

Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 34


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH
VỰC ỨNG DỤNG NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ..................... 35
2.1.

Khái quát tình hình ứng dụng năng lƣợng nguyên tử ở
Việt Nam .......................................................................................... 35

2.1.1.

Lĩnh vực y tế ..................................................................................... 35

2.1.2.

Lĩnh vực nông nghiệp ....................................................................... 39

2.1.3.

Lĩnh vực công nghiệp và các ngành kinh tế kỹ thuật khác ............... 42

2.1.4.

Lĩnh vực khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ

môi trường ......................................................................................... 47

2.1.5.

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ................................................ 49

2.2.

Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực
ứng dụng năng lƣợng nguyên tử ở Việt Nam ............................... 50

2.2.1.

Giai đoạn trước khi có Luật Năng lượng nguyên tử ......................... 51

2.2.2.

Giai đoạn từ khi có Luật Năng lượng nguyên tử cho đến nay .......... 54

2.3.

Thực tiễn quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực ứng dụng năng
lƣợng nguyên tử............................................................................... 57

2.3.1.

Về việc ban hành chính sách, pháp luật trong lĩnh vực ứng dụng
năng lượng nguyên tử........................................................................ 57

2.3.2.


Về bộ máy, đội ngũ nhân lực ............................................................ 60

2.3.3.

Về việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng
dụng năng lượng nguyên tử .............................................................. 65

2.3.4.

Thực trạng về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh
vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ................................................ 70

2.4.

Nhận xét và đánh giá về công tác quản lý nhà nƣớc trong
lĩnh vực ứng dụng năng lƣợng nguyên tử ..................................... 75

Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 78
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
TRONG LĨNH VỰC ỨNG DỤNG NĂNG LƢỢNG NGUYÊN
TỬ Ở VIỆT NAM............................................................................ 79


3.1.

Các giải pháp chung ........................................................................ 79

3.1.1.


Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực
ứng dụng năng lượng nguyên tử ....................................................... 79

3.1.2.

Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý trong lĩnh vực ứng dụng
năng lượng nguyên tử........................................................................ 81

3.1.3.

Đẩy mạnh các hoạt động khác của cơ quan quản lý trong lĩnh
vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ................................................ 83

3.2.

Các giải pháp cụ thể ........................................................................ 84

3.2.1.

Đề xuất, xây dựng các cơ chế chính sách để khuyến khích, thúc
đẩy phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ ....................... 84

3.2.2.

Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý trong lĩnh vực ứng dụng năng
lượng nguyên tử từ Trung ương đến địa phương để có thể đủ vị
thế và vai trò thực hiện chức năng quản lý nhà nước ....................... 92

3.2.3.


Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà
nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ...................... 94

3.2.4.

Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật........................................................... 97

3.2.5.

Triển khai thực hiện thông tin, tuyên truyền về phát triển ứng
dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế-xã hội ............ 98

3.2.6.

Tăng cường công tác hợp tác đa phương, song phương, hoàn
thiện các chính sách hợp tác quốc tế về năng lượng nguyên tử........ 99

3.2.7.

Tăng cường năng lực, hiệu lực quản lý khoa học và công nghệ
hạt nhân, quản lý thông tin năng lượng nguyên tử ......................... 100

Kết luận Chƣơng 3 ...................................................................................... 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AEC

ATBXHN
BAPETEN
BATAN
BX&ĐVPX
Chương trình
KC.05/11-15
DCPX
ĐHN
HTQT
IAEA
KAERI
KH&CN
KINAC
KINS
MEST
METI
MEXT
MOST
NCS
NDT
NEA
NLNT
NRB
NSC
NSSC
PET
R&D
SPECT
Tracer


Nguyên nghĩa
Ủy ban Năng lượng nguyên tử
An toàn bức xạ hạt nhân
Cơ quan kiểm soát Năng lượng hạt nhân
Cơ quan Năng lượng nguyên tử Indonesia
Bức xạ và đồng vị phóng xạ
Chương trình “Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công
nghệ năng lượng”
Dược chất phóng xạ
Điện hạt nhân
Hợp tác quốc tế
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế
International Atomic Energy Agency
Viện Nghiên cứu Năng lượng nguyên tử Hàn Quốc
Khoa học và Công nghệ
Viện Kiểm soát và Không phổ biến hạt nhân Hàn Quốc
(Korea Institute of Nuclear Nonproliferation and Control)
Viện An toàn hạt nhân Hàn quốc (Korea Institute of Nuclear Safety)
Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (Ministry
of Education, Science and Technology)
Bộ Kinh tế, Ngoại thương và Công nghiệp
Bộ Văn hóa, Giáo dục, Thể thao, Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ
Hệ điều khiển hạt nhân (Nuclear control systems)
Kiểm tra không phá hủy
(Non-Destructive Testing)
Cơ quan Năng lượng hạt nhân
(Nuclear Energy Agency)
Năng lượng nguyên tử
Cục Pháp quy hạt nhân (Nuclear Regulatory Bureau)

Ủy ban An toàn hạt nhân (Nuclear Safety Committee)
Ủy ban An toàn và An ninh hạt nhân (Nuclear Safety and
Security Commission)
Máy chụp cắt lớp bằng bức xạ positron (Positrron Emision
Tomography)
Nghiên cứu và triển khai
Máy xạ hình (Single Photon Emission Computed Tomography)
Kỹ thuật đánh dấu


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Kinh phí nghiên cứu phân bổ theo các năm từ 2010 - 2013

43

Bảng 2.2

Công suất của các cơ sở chiếu xạ

45


Bảng 2.3

Thống kê nhân lực năng lượng nguyên tử ở các Bộ, ngành

64


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý năng lượng nguyên
tử ở Indonesia

22

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý năng lượng nguyên
tử ở Hàn Quốc

24

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý năng lượng nguyên
tử ở Nhật Bản


29

Phân bố nhân lực làm việc trong lĩnh vực năng
lượng nguyên tử ở các Bộ, ngành và theo thâm
niên công tác

63

Hệ thống quản lý nhà nước về phát triển, ứng dụng
năng lượng nguyên tử ở Việt Nam

69

Mối quan hệ tổng thể giữa SAT và quá trình cấp
phép hành nghề

96

Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 2.1

Hình 2.2
Hình 3.1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở nhiều quốc gia, năng lượng nguyên tử (NLNT) có đóng góp quan
trọng cho phát triển kinh tế - xã hội trên cả hai lĩnh vực ứng dụng phi năng

lượng (ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ) và năng lượng (điện hạt nhân),
quy mô đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội có xu hướng tăng theo trình
độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Cụ thể như ở Hoa Kỳ, đóng góp
của ứng dụng NLNT vào giá trị kinh tế xã hội đạt mức 2

GDP, đạt giá trị

158 t USD vào năm 1997, trong đó đóng góp của các ứng dụng phi năng
lượng chiếm 75

và điện hạt nhân chiếm 25 .

Ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam đã có lịch sử vài thập k
và ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực kinh tế -xã hội khác nhau như
công nghiệp, nông nghiệp, y tế, tài nguyên và môi trường... góp phần vào sự
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đất
nước và chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng NLNT phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Chính phủ đã sớm
quan tâm, chỉ đạo lĩnh vực này.
Ngày 03/01/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành Quyết định số
01/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lược Ứng dụng năng lượng
nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020” với mục tiêu “từng bước xây
dựng và phát triển ngành công nghiệp, công nghệ hạt nhân có đóng góp hiệu
quả trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực khoa học
và công nghệ của đất nước”.
Để cụ thể hóa các nhiệm vụ của Chiến lược, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng NLNT vì mục đích hòa

1



bình đến năm 2020 (Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 24/06/2010) trong đó
đã giao các Bộ liên quan, trong thẩm quyền quản lý nhà nước của mình, xây
dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Quy hoạch chi tiết phát triển
ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực y tế, công nghiệp, nông
nghiệp, tài nguyên và môi trường đến năm 2020 đẩy mạnh phát triển ứng
dụng NLNT phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Như vậy, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng NLNT ở
Việt Nam đã được quan tâm, chú trọng từ rất sớm bằng nhiều chính sách, văn
bản pháp luật và hành động cụ thể. Luật Năng lượng nguyên tử đã được Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 03/6/2008, có
hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009. Luật quy định về các hoạt động trong lĩnh
vực năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động
đó. Luật Năng lượng nguyên tử ra đời đã kịp thời thiết lập cơ sở pháp luật cơ
bản trong lĩnh vực NLNT, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý an toàn, an ninh
các ứng dụng NLNT ở Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, Luật Năng
lượng nguyên tử cũng góp phần thúc đẩy phát triển ứng dụng NLNT nói
chung và phát triển điện hạt nhân vì mục đích hòa bình nói riêng ở Việt Nam.
Hệ thống tổ chức và quản lý nhà nước đã được hình thành, bước đầu
được quan tâm tăng cường năng lực và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, trong
thực tiễn cơ quan quản lý phát triển, ứng dụng NLNT chưa được quy định cụ
thể trong Luật; đối với quy hoạch phát triển, ứng dụng NLNT chưa quy định
cụ thể cơ quan đầu mối, có vai trò trong việc xây dựng và tổ chức, hướng dẫn,
theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết
phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử đã được phê duyệt; chưa quy định
rõ cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành trong công tác quản lý nhà nước nhằm
thúc đẩy phát triển, ứng dụng NLNT trong các ngành kinh tế-xã hội. Do vậy,
công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng NLNT chưa thực sự phát


2


huy được hiệu quả so với nhu cầu thực tiễn và đòi hỏi của xã hội trong giai
đoạn hiện nay.
Tháng 10 năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị
sơ kết 10 năm thực hiện Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục
đích hoà bình đến năm 2020. Mục tiêu của Hội nghị này nhằm đánh giá kết
quả 10 năm thực hiện Chiến lược và đưa ra các giải pháp để đảm bảo thực
hiện được mục tiêu đề ra trong Chiến lược đến năm 2020. Theo đó, một trong
những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong
lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử, trong đó tập trung đến giải pháp
hoàn thiện các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật và kiện toàn
quản lý nhà nước nhằm khắc phục những bất cập nêu trên, tăng cường công
tác quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đó chính là lý do để học viên lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước
trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam hiện nay” làm
đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong lĩnh
vực ứng dụng NLNT, đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực đó, nhằm đẩy mạnh ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình
phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
a) Làm rõ cơ sở lý luận của quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng
dụng NLNT;
b) Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và pháp luật trong lĩnh vực
ứng dụng NLNT ở Việt Nam;


3


c) Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong
lĩnh vực ứng dụng NLNT ở Việt Nam và phù hợp với Luật Quy hoạch ban
hành năm 2017.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận quản lý nhà nước
trong lĩnh vực ứng dụng NLNT tại Việt Nam hiện nay; Đánh giá được thực
trạng và những đòi hỏi của thực tiễn quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng
dụng NLNT ở Việt Nam hiện nay một cách khách quan và khoa học; Những
giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận, pháp luật, thực tiễn quản
lý nhà nước, các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng
dụng NLNT tại Việt Nam hiện nay.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng NLNT tại Việt Nam hiện
nay là vấn đề lớn, phức tạp, trong khuôn khổ luận văn, học viên chỉ tập trung
nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận, pháp luật, thực tiễn quản lý nhà
nước với nội dung hoạt động chấp hành và điều hành dưới góc độ luật học.
Về thời gian, chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật, thực tiễn từ năm 2006
đến nay.
5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng NLNT ở Việt Nam là một
trong những nội dung còn khá mới mẻ và đặc thù. Hiện nay, ở nước ta chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về vấn đề này,
trong thời gian qua chỉ có một số đề tài nghiên cứu ở cấp Bộ như:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ về “Nghiên cứu xây dựng quy
trình quản lý chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về an toàn hạt nhân của

Cục An toàn bức xạ và hạt nhân” do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ

4


Khoa học và Công nghệ thực hiện năm 2011, đề tài nghiên cứu để xây dựng
quy trình quản lý hoạt động quản lý nhà nước về an toàn hạt nhân cho Cục An
toàn bức xạ hạt nhân.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Xây dựng và hoàn thiện hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn
bức xạ và an toàn hạt nhân” do Vụ Pháp chế, Bộ Khoa học và Công nghệ thực
hiện năm 2009, đề tài nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất, xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Năng lượng nguyên tử,
đặc biệt là các Thông tư quy định bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Nghiên cứu xây dựng khung
chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực
năng lượng nguyên tử trong giai đoạn 2016-2020” do Cục Năng lượng
nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện năm 2015-2016. Đề tài
nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất khung chương trình nghiên
cứu KH&CN trong lĩnh vực NLNT trong giai đoạn 2016-2020.
- Đề án “Phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong công
nghiệp đến năm 2020” và “Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ
trong khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường đến
năm 2020” do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện năm 2011-2015 và Bộ Tài
nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện năm 2010-2015. Các đề án trên đã
đưa ra kết quả nghiên cứu về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ đạt được
trong lĩnh vực công nghiệp, tài nguyên và môi trường nhưng nội dung và đối
tượng nghiên cứu có sự dàn trải, thiếu tập trung, thiếu quy hoạch định hướng,
trùng lặp, chưa thực sự bám sát yêu cầu giải quyết các nhiệm vụ về phát triển
kinh tế - xã hội từ thực tiễn, định hướng nghiên cứu chưa thống nhất, đồng bộ,

gây khó khăn trong công tác quản lý.

5


Các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu ở khía
cạnh chuyên môn, quản lý về an toàn bức xạ và hạt nhân, về khung chương
trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực NLNT, chưa
có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề mà luận văn giải quyết.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp quyền,
các quan điểm về xây dựng và thực thi pháp luật, về đường lối đổi mới và
chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước được thể hiện
trong các văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam và các văn bản pháp luật
của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng thời để thực hiện các vấn đề thuộc nội dung luận văn, tác giả sử
dụng các phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,
đối chiếu; phương pháp thống kê; phương pháp tổng hợp và các phương pháp
khác, kết hợp lý luận và thực tiễn để giải quyết các vấn đề đặt ra.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ
viết tắt, bảng biểu, nội dung Luận văn được kết cấu gồm ba chương sau đây:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực
ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng
lượng nguyên tử ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng
dụng năng lượng nguyên tử Việt Nam.


6


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG
LĨNH VỰC ỨNG DỤNG NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ
1.1. Khái niệm về năng lƣợng nguyên tử và ứng dụng năng lƣợng
nguyên tử
“Năng lượng nguyên tử” là một khái niệm hết sức cơ bản và quan trọng
trong bản luận văn này, có thống nhất cách hiểu về khái niệm này thì mới
thống nhất được các giải pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng
lượng nguyên tử.
Hiện nay, trên thế giới song hành tồn tại hai khái niệm: “năng lượng
nguyên tử” và “năng lượng hạt nhân”.
Ngay từ khi mới bắt đầu của ngành, một số nhà khoa học đã dùng khái
niệm “năng lượng nguyên tử” để nói về năng lượng tỏa ra từ quá trình biến
đổi hạt nhân, nên đến nay khái niệm “năng lượng nguyên tử” vẫn tồn tại, do
tính lịch sử và thậm chí khái niệm này còn được dùng phổ biến. Về bản chất,
năng lượng tỏa ra từ quá trình biến đổi hạt nhân phải được hiểu là “năng
lượng hạt nhân”. Vì vậy dù gọi là “năng lượng nguyên tử” hay gọi là “năng
lượng hạt nhân” thì vẫn phải hiểu đó là năng lượng tỏa ra từ quá trình biến đổi
hạt nhân. Ví dụ: Luật Năng lượng nguyên tử Hàn Quốc thì sử dụng thuật ngữ
“năng lượng hạt nhân”, còn Luật về lò phản ứng và vật liệu hạt nhân của Nhật
Bản, đây là một đạo luật cơ bản nhất trong hệ thống pháp lý hạt nhân của
Nhật Bản, thì sử dụng thuật ngữ “Năng lượng nguyên tử”, mặc dù hai khái
niệm này đều được hiểu một cách đồng nhất đó là năng lượng tỏa ra từ quá
trình biến đổi hạt nhân.
Theo Luật Năng lượng nguyên tử được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 3 tháng 6 năm 2008 thì thuật ngữ “Năng
lượng nguyên tử” được hiểu là: “Năng lượng được giải phóng trong quá trình


7


biến đổi hạt nhân bao gồm năng lượng phân hạch, năng lượng nhiệt hạch,
năng lượng do phân rã chất phóng xạ; là năng lượng sóng điện từ có khả năng
ion hoá vật chất và năng lượng các hạt được gia tốc” [19, tr.8]. Đây là khái
niệm đầy đủ, chính xác và mang tính khoa học, đã được các nhà khoa học
thống nhất sử dụng tại Việt Nam.
Cũng theo Luật Năng lượng nguyên tử hoạt động trong lĩnh vực năng
lượng nguyên tử được hiểu như sau:
Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là hoạt động nhằm ứng
dụng năng lượng nguyên tử phục vụ đời sống kinh tế, xã hội của con người.
Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bao gồm nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; xây dựng,
vận hành, bảo dưỡng, khai thác, quản lý và tháo dỡ cơ sở hạt nhân, cơ sở bức
xạ; thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng phóng xạ; sản xuất, lưu giữ,
sử dụng, vận chuyển, chuyển giao, xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ,
thiết bị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân
và thiết bị hạt nhân; xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ và các dịch vụ hỗ trợ
ứng dụng năng lượng nguyên tử [19, tr.8].
Như vậy, hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là hoạt động
nghiên cứu, phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển
kinh tế, xã hội.
Ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam bao gồm hoạt động ứng
dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ và nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân.
Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ đã phát triển rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau. Trong lĩnh vực công nghiệp, bức xạ
và đồng vị phóng xạ được áp dụng trong điều khiển tự động quá trình sản xuất
tại các nhà máy xi măng, nhà máy thép, nhà máy giấy, nhà máy bia…; kiểm

tra không phá hu tại các nhà máy đóng tàu, các công trình xây dựng; thăm

8


dò khai thác dầu khí, khoáng sản và chiếu xạ công nghiệp đã góp phần nâng
cao chất lượng, năng suất, hiệu quả kinh tế.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, bức xạ và đồng vị phóng xạ đã được
nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả để tạo giống cây trồng, sản xuất các chế
phẩm kích thích tăng trưởng và bảo vệ thực vật, sản xuất phân vi sinh, phân
bón, quản lý đất, nước và nghiên cứu bệnh học gia súc. Một số giống cây
trồng có giá trị kinh tế cao đã được tạo ra do đột biến gien khi sử dụng bức xạ
từ nguồn phóng xạ và máy gia tốc, đặc biệt là đã tạo ra các giống lúa năng
suất, chất lượng cao, thích ứng với các môi trường sinh thái khác nhau.
Trong lĩnh vực y tế, ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ (X-quang, xạ
trị, y học hạt nhân) được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị bệnh, góp
phần tích cực trong việc chăm lo sức khoẻ cộng đồng. Đây là một trong những
kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay được áp dụng để chẩn đoán, điều trị bệnh nan y
như ung thư, tim mạch mà các kỹ thuật khác không thể thay thế được.
Về nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân: Ở Việt Nam hiện nay, nguồn
điện năng chính là thu điện, nhiệt điện than và nhiệt điện khí. Năng lượng mới
và tái tạo như năng lượng gió, mặt trời, thu triều, địa nhiệt do giá thành sản
xuất điện cao, tính phân tán và không ổn định, chỉ có thể tạo ra những nguồn
năng lượng nhỏ, chưa thể chiếm t trọng đáng kể trong cân bằng năng lượng.
Các nguồn tài nguyên năng lượng của nước ta đa dạng nhưng không phải dồi
dào. Do đó việc khai thác và sử dụng có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên
năng lượng, gìn giữ cho các thể hệ mai sau sử dụng là một trong những phương
hướng quan trọng của chính sách năng lượng quốc gia trong thời gian tới.
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của quản lý nhà nƣớc trong lĩnh
vực ứng dụng năng lƣợng nguyên tử

1.2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng
lượng nguyên tử
Kể từ khi con người có nhu cầu lao động và sinh hoạt theo nhóm
9


nhằm thực hiện những mục tiêu mà con người không thể đạt được với tư
cách là cá nhân, riêng lẻ, thì quản lý đã là một yếu tố cần thiết để đảm bảo
phối hợp với những nỗ lực cá nhân. Ngày nay quản lý hiện diện trong tất cả
các lĩnh vực hoạt động và hơn thế nữa là nhân tố cần thiết tất yếu để duy trì
sự tồn tại và phát triển của các loại hình tổ chức của con người với mọi quy
mô và phạm vi khác nhau.
Trên thực tế có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải thích về khái
niệm, về bản chất, về lý luận và về các kỹ thuật làm cơ sở cho sự thực hành
quản lý: theo Học thuyết quản lý theo khoa học (Frederisk Winslow Talor,
1856-1915), quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và
sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ
nhất; Thuyết Quản lý hành chính (Henry Fayol, 1841-1925), quản lý hành
chính là sự dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp với kiểm
tra; Thuyết quản lý tổ chức (Chester Irwing Barnard, 1886-1961), quản lý bao
giờ cũng là việc quản lý một hệ thống tổ chức nhất định, nó có tính hệ thống
và mục đích của nó là làm tăng sức mạnh hệ thống của một tổ chức.
Cách quan niệm phổ biến trong hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý
thì quản lý được hiểu theo cả hai nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước được thực hiện bởi tất cả các cơ
quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, công dân nếu được
Nhà nước ủy quyền, giao quyền thực hiện chức năng Nhà nước. Quản lý nhà
nước ở đây không phải là quản lý các tổ chức chính trị gọi là Nhà nước, mà là
sự quản lý mang tính chất nhà nước do Nhà nước thực hiện thông qua bộ máy
nhà nước, trên cơ sở quyền lực Nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ và

chức năng của Nhà nước. Quản lý nhà nước là tổng thể các hoạt động của các
cơ quan, cán bộ Nhà nước có thẩm quyền tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước đối với quá trình xã hội và hành vi

10


hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ và trật tự
pháp luật nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành
của Nhà nước hay còn được gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước
hay hoạt động chấp hành, điều hành. Theo nghĩa này, hoạt động quản lý nhà
nước chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước,
đứng đầu là Chính phủ. Mặt chấp hành của hoạt động quản lý thể hiện ở việc
chấp hành thực tế các văn bản của các cơ quan quyền lực nhà nước. Mặt điều
hành của hoạt động quản lý nhà nước thể hiện ở việc là chỉ đạo trực tiếp hoạt
động của đối tượng bị quản lý. Trong hoạt động điều hành, cơ quan quản lý có
thể áp dụng các hình thức tổ chức - xã hội trực tiếp và những hình thức mang
tính chất pháp lý khác, song đặc trưng của hoạt động điều hành là ban hành văn
bản dưới luật mang tính chất pháp lý - quyền lực. Hoạt động điều hành được
đảm bảo bằng khả năng áp dụng cưỡng chế, trong đó chủ yếu là ban hành các
văn bản cụ thể cá biệt. Trên thực tế, hoạt động chấp hành đồng thời cũng bao
hàm cả sự điều hành, bởi trong đa số các trường hợp, thiếu hoạt động điều hành
thì không thể có hoạt động chấp hành một cách nghiêm túc được.
Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính tổ chức điều hành và điều
chỉnh hay nói cách khác nó chính là việc xây dựng và điều chỉnh các mối
quan hệ giữa con người với con người nhằm thực hiện những mục đích nhất
định, đồng thời, nó cũng là hoạt động điều chỉnh, điều hành các quan hệ xã
hội. Theo đặc trưng này, quản lý nhà nước không đơn giản là sự “cai trị”,

kiểm soát, mà nó là một quá trình tổ chức điều hành và điều chỉnh các quá
trình xã hội.
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà
nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do các

11


cơ quan trong bộ máy Nhà nước mà chủ yếu là các cơ quan trong hệ thống
hành pháp thực hiện để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự
pháp luật, nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Quản lý nhà nước được bảo đảm về phương diện tổ chức bộ máy, trước
hết là bộ máy các cơ quan hành chính. Đặc điểm này thể hiện tiềm năng to lớn
của quản lý nhà nước, song cũng làm phát sinh những ảnh hưởng tiêu cực do
bộ máy quá cồng kềnh, sự phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn không
rõ, dễ nảy sinh mâu thuẫn, chồng chéo làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao, tính
mệnh lệnh đơn phương. Trong quản lý, khách thể quản lý phải phục tùng chủ
thể quản lý một cách nghiêm minh. Nếu làm trái, phải bị truy cứu trách nhiệm
và bị xử lý theo pháp luật.
Quản lý nhà nước theo mục tiêu, chiến lược, chương trình và kế hoạch
đã định. Đặc trưng này đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải có chương
trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Có chỉ tiêu định hướng chủ
yếu, biện pháp cân đối để thực hiện các chỉ tiêu ấy nhằm hoàn thành có hiệu
quả các chương trình, mục tiêu chiến lược của Nhà nước.
Quản lý nhà nước, cũng như các hoạt động nhà nước khác, trong bất kỳ
nhà nước nào cũng mang tính chính trị rõ rệt. Trước hết, bởi vì Nhà nước là tổ
chức chính trị, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và ý chí đó được thấm
nhuần trong cuộc sống. Mọi hoạt động của Nhà nước, trong đó có quản lý nhà

nước, là những kênh thực hiện quyền lực Nhà nước- quyền lực nhân dân. Mặt
khác, quản lý nhà nước ở Việt Nam thể hiện ở tính thống nhất và sự phân công
các nhiệm vụ lãnh đạo về mặt chính trị, kinh tế và tư tưởng ở những mức độ
khác nhau tùy theo tình hình từng giai đoạn cụ thể, nhưng khi giải quyết những
vấn đề đều phải luôn tính đến việc phục vụ cho mục tiêu chính trị đề ra.

12


Như vậy, từ sự phân tích trên quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành
và điều hành của các cơ quan Nhà nước được tiến hành trên cơ sở và để thi
hành luật nhằm thực hiện trong cuộc sống hàng ngày các chức năng của Nhà
nước trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội [14, tr.407- 415].
Hiện nay, trong khoa học pháp lý về cơ bản quản lý nhà nước được
hiểu và vận dụng theo nghĩa hẹp. Đó cũng là cách tiếp cận để xem xét khái
niệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng NLNT.
Từ những phân tích trên, có thể đi tới khái niệm sau: “Quản lý nhà
nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử là hoạt động chấp hành
và điều hành của các cơ quan Nhà nước được tiến hành trên cơ sở và để thi
hành luật, các văn bản dưới luật về quản lý, sử dụng năng lượng nguyên tử vì
mục đích hòa bình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đối với các hoạt động
ứng dụng năng lượng nguyên tử theo đúng quy định của pháp luật”.
1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng
lượng nguyên tử
1.2.2.1. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên
tử là quản lý nhà nước đối với một lĩnh vực công nghệ cao, có tính rủi ro và
nhạy cảm [22, tr.13].
Một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước là quản lý công việc
của đất nước thông qua một nền hành chính công. Nhà nước thực hiện những
chức năng cơ bản như việc giữ gìn hoà bình, đảm bảo hạ tầng cơ sở pháp luật,

các lợi ích công như quyền sở hữu, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ môi trường,
phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, kiểm soát các đại dịch bệnh truyền nhiễm,
bảo hiểm xã hội, xoá đói giảm nghèo, phân phối lại phúc lợi xã hội. Nhà nước
là người bảo vệ quyền lợi cộng đồng dân tộc trong bối cảnh cạnh tranh toàn
cầu, hội nhập kinh tế quốc tế.
Cũng như mọi lĩnh vực khác trong xã hội, bất kể tính chất phức tạp đến

13


đâu, nếu có quan hệ đến lợi ích quốc gia, Nhà nước đều chủ trương quản lý ở
những mức độ khác nhau. Bên cạnh những lĩnh vực như kinh tế, an ninh,
quốc phòng, tài nguyên, môi trường lĩnh vực ứng dụng NLNT ngày nay đã trở
thành nhân tố góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức
khoẻ con người, đáp ứng nhu cầu điện năng và góp phần đảm bảo bảo an ninh
năng lượng và dự trữ nguồn tài nguyên của đất nước. Đồng thời góp phần
nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, tiềm lực công nghiệp quốc gia
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; gìn giữ, bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững.
Năng lượng nguyên tử, đặc biệt là điện hạt nhân không chỉ là một lĩnh
vực công nghệ cao, mang lại hiệu quả rất to lớn mà nó còn có tính rủi ro cao,
nếu không tuân thủ các quy tắc an toàn. Năng lượng nguyên tử cũng là lĩnh
vực đặc biệt nhạy cảm đối với tình hình chính trị quốc tế. Năng lượng
nguyên tử có thể gây ra những mối nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ con
người và môi trường. Các mối nguy hiểm và rủi ro bức xạ có nhiều nét đặc
thù riêng. Chúng có thể gây ra các hiệu ứng sinh học bức xạ tất nhiên (các
tổn thương phóng xạ, các bệnh phóng xạ chắc chắn xảy ra và có thể dẫn đến
tử vong cho các đối tượng bị chiếu bởi bức xạ vượt quá một giới hạn xác
định) và hiệu ứng ngẫu nhiên (các bệnh có khả năng xảy ra sau một thời gian
dài sau khi bị chiếu xạ, ví dụ khả năng bị bệnh ung thư của các đối tượng bị

chiếu xạ hoặc ảnh hưởng di truyền đến thế hệ con cháu của họ). Điều đặc
biệt quan trọng là không có một ngưỡng liều mà dưới đó không xảy ra các
hiệu ứng sinh học bức xạ và xác suất để mắc bệnh ung thư hay các ảnh
hưởng di truyền cho thế hệ con cháu của người bị chiếu xạ tăng theo giá trị
liều nhận phải. Chính điều này làm cho vấn đề đảm bảo an toàn bức xạ trở
nên phức tạp hơn so với các loại hình an toàn khác và nó đòi hỏi sự quan
tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp, các ngành khác nhau. Mặc dù ứng dụng

14


bức xạ và đồng vị phóng xạ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của
đời sống kinh tế - xã hội, đem lại những lợi ích không thể phủ nhận song bên
cạnh đó ứng dụng năng lượng bức xạ cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ có thể gây
nguy hiểm đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, gây thiệt hại
về kinh tế và tạo ảnh hưởng xấu về tâm lý xã hội nếu việc ứng dụng năng
lượng bức xạ không được quản lý chặt chẽ thì hậu quả do năng lượng bức xạ
gây ra sẽ phải mất một thời gian dài mà không dễ gì khắc phục được. Nhiều
sự cố, tai nạn bức xạ xảy ra gần đây trên thế giới có thể xảy ra bất kỳ lúc nào
nếu công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này bị gián đoạn, bị lơi lỏng.
Chúng có thể gây tổn thất đến tính mạng, sức khoẻ con người, gây thiệt hại
kinh tế và có ảnh hưởng lớn đến môi trường dù chỉ là những nguồn phóng xạ
có hoạt độ không lớn, cỡ vài chục curi (Ci).
1.2.2.2. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên
tử đòi hỏi những nguyên tắc riêng và đặc thù
Năng lượng nguyên tử là một lĩnh vực rất đặc thù, có tính rủi ro rất lớn
so với các lĩnh vực khác trong đời sống. Vì vậy, việc quản lý các hoạt động
trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử đòi hỏi tuân thủ những nguyên
tắc riêng. Đó là:
- Hoạt động ứng dụng NLNT phải vì mục đích hoà bình và phục vụ

phát triển kinh tế - xã hội. Việc ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ cần đẩy
mạnh, mở rộng và nâng cao hiệu quả ứng dụng năng lượng bức xạ phục vụ sự
nghiệp CNH - HĐH. Đây là lĩnh vực có phạm vi ứng dụng rất rộng và có ảnh
hưởng lớn đến việc phát triển KH&CN cũng như kinh tế - xã hội. Do đó cần
phải thúc đẩy công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trên
cơ sở huy động mọi nguồn lực của xã hội.
- Hoạt động ứng dụng NLNT phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho con
người và môi trường và trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ

15


×